SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ CÔNG THỨC GIÚP
HỌC SINH XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO TỬ TẠO THÀNH
TRONG GIẢM PHÂN"
I-ĐẶT VẤN ĐỀ
1-Thực trạng của vấn đề
Giảm phân là một khâu quan trọng trong quá trình sinh sản và di truyền ở các
loài sinh vật sinh sản hữu tính. Khi xác định được số loại giao tử có khả năng
tạo thành trong giảm phân, sẽ giúp ta xác định số loại tổ hợp giao tử, số loại kiểu
gen tạo thành trong quá trình thụ tinh, từ đó xác định được số loại kiểu hình ở
đời sau. Việc xác định được số loại giao tử, số loại tổ hợp giao tử, số loại kiểu
gen, số loại kiểu hình và các tỉ lệ liên quan có ý nghĩa quan trọng trong việc
nghiên cứu các qui luật di truyền, dự đoán tỉ lệ phân li ở các thế hệ trong trồng
trọt, chăn nuôi.
Mặt khác, các dạng bài tập xác định được số loại giao tử, số loại tổ hợp giao tử,
số loại kiểu gen, số loại kiểu hình và các tỉ lệ liên quan thường xuyên xuất hiện
với tần suất khá cao trong các đề thi đại học, cao đẳng, tốt nghiệp THPT và
các đề thi học sinh giỏi từ trước đến nay. Do đó nếu học sinh không được
trang bị kĩ về các kiến thức và kĩ năng cần thiết thì sẽ gặp khó khăn khi giải
quyết các bài tập dạng này.
Như vậy rõ ràng việc giúp học sinh xác định được số loại giao tử trong giảm
phân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng.
Tuy nhiên trong chương trình sinh học phổ thông ( chuẩn và nâng cao), vấn đề
xác định được số loại giao tử trong giảm phân được trình bày rất đại khái; còn
trong các tài liệu tham khảo, vấn đề này hoặc không được đề cập, hoặc có đề
cập ở một số tài liệu nhưng còn ít và không hệ thống, hoặc thậm chí có tài liệu
trình bày 1 số công thức chưa chuẩn, chưa chính xác.
Do đó trong quá trình giảng dạy ở trường THPT và bồi dưỡng học sinh giỏi cấp
tỉnh, bồi dưỡng đội dự tuyển thi quốc gia và luyện thi đại học, tôi nhận thấy học
sinh thường không giải quyết được các dạng bài tập này.
Trước thực trạng đó, tôi nghĩ rằng cần thiết phải có giải pháp mới giúp các em
học sinh hiểu sâu hơn về giảm phân và có thêm công cụ (là những công thức
mới) để giải quyết tốt hơn các vấn đề lý luận và thực tiễn trên đây.
Chính vì vậy, tôi quyết định thực hiện đề tài “Thiết kế và sử dụng một số công
thức giúp học sinh xác định số loại giao tử tạo thành trong giảm phân”
2-Ý nghĩa và tác dụng của giải pháp mới
Giải pháp mới của tôi có những ý nghĩa và tác dụng sau đây:
2.1-Giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất các diễn biến trong giảm phân.
2.2-Cung cấp cho học sinh hệ thống các công thức (một số công thức cũ và một
số công thức mới do tôi xây dựng) và cách áp dụng để giải quyết nhanh, chính
xác nhiều bài tập liên quan trong các đề thi đại học, cao đẳng, tốt nghiệp THPT
và các đề thi học sinh giỏi.
2.3-Từ đó tạo thêm hứng thú và niềm tin ở học sinh khi học tập bộ môn sinh
học. 2.4-Đề tài hoàn thành có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giáo
viên
và học sinh các trường THCS, THPT và kể cả THPT chuyên.
3-Phạm vi nghiên cứu của đề tài
*Xây dựng một số công thức giúp học sinh xác định số loại giao tử tạo
thành trong những trường hợp giảm phân bình thường không xảy ra đột biến sau
đây sau:
+Số loại giao tử tạo thành từ 1 tế bào sinh dục chín :
- Ở giới đực
- Ở giới cái
+Số loại giao tử tạo thành từ một số tế bào sinh dục chín (m tế bào):
- Ở giới đực
- Ở giới cái
+Số loại giao tử tạo thành từ rất nhiều tế bào sinh dục chín (1cá thể, 1 loài)
- Ở giới đực
- Ở giới cái
*Ở mỗi trường hợp xem xét đến các khả năng sau:
• Khi không có trao đổi chéo.
• Khi có 1 trao đổi chéo đơn ở 1 cặp NST cụ thể.
• Khi có 1 trao đổi chéo đơn ở 1 cặp NST bất kì.
• Khi ở k cặp NST cụ thể , mỗi cặp có 1 trao đổi chéo đơn.
• Khi ở k cặp NST bất kì, mỗi cặp có 1 trao đổi chéo đơn.
• Khi có 1 trao đổi chéo kép ở 1 cặp NST cụ thể.
• Khi có 1 trao đổi chéo kép ở 1 cặp NST bất kì.
• Khi ở k cặp NST cụ thể , mỗi cặp có 1 trao đổi chéo kép.
• Khi ở k cặp NST bất kì, mỗi cặp có 1 trao đổi chéo kép.
*Đề tài không đề cập đến các trường hợp có đột biến trong giảm phân.
II-
PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1- Cơ sở lý luận và thực tiễn
2-Các biện pháp tiến hành, thời gian tạo ra giải pháp
1.1-Cơ sở lý luận:
+Các nhân tố môi trường trong và ngoài thường xuyên tác động lên cơ thể sinh
vật, trong đó có tác động đến quá trình giảm phân tạo giao tử.
+Dưới tác động của các nhân tố đó, có thể có những diễn biến khác nhau xảy ra
trong giảm phân, làm cho số loại giao tử có khả năng tạo ra trở thành biến số,
tùy thuộc vào những diễn biến cụ thể trong quá trình tiếp hợp và trao đổi chéo
giữa các cromatit trong cặp NST kép tương đồng ở mỗi loài.
+Số loại giao tử tạo thành liên quan trực tiếp đến số loại hợp tử tạo ra trong quá
trình thụ tinh, nên ảnh hưởng đến tỷ lệ phân ly kiểu gen, kiểu hình ở các thế hệ
sau.
+Việc xây dựng các công thức để xác định số loại giao tử tạo thành trong đề tài
dựa trên những cơ sở sinh học chủ yếu sau đây:
-Từ 1 TBSD sinh tinh
Giảm phân
hướng).
-Trong giảm phân, sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các cromatit trong cặp NST
kép tương đồng có thể xảy ra những trường hợp sau:
a-Khi không có trao đổi chéo
Khi có 1 trao đổi chéo đơn ở 1 cặp NST cụ thể. c-Khi có 1 trao đổi chéo
đơn ở 1 cặp NST bất kì.
b-
d-Khi ở k cặp NST cụ thể , mỗi cặp có 1 trao đổi chéo đơn. e-Khi ở k cặp NST
bất kì, mỗi cặp có 1 trao đổi chéo đơn. g-Khi có 1 trao đổi chéo kép ở 1 cặp NST
cụ thể.
h-Khi có 1 trao đổi chéo kép ở 1 cặp NST bất kì.
i- Khi ở k cặp NST cụ thể , mỗi cặp có 1 trao đổi chéo kép. k-Khi ở k cặp NST bất
kì, mỗi cặp có 1 trao đổi chéo kép.
1.2-Cơ sở thực tiễn:
Thực tế hiện nay:
+Học sinh lớp 12 ở các trường THPT thường chỉ xác định được số loại giao tử
tạo thành trong các trường hợp: a,b. Đa số không xác định được các trường
hợp : c,d,e,g,h,I,k.
+Các em học sinh giỏi cấp trường dự thi học sinh giỏi cấp tỉnh chỉ xác định
được số loại giao tử tạo thành trong các trường hợp: a,b,d,g. Đa số không xác
định được các trường hợp : c,e,h,I,k.
+Học sinh giỏi cấp tỉnh dự thi cấp Quốc gia thường chỉ xác định được số loại
giao tử tạo thành trong các trường hợp: a,b,d,g,i. Đa số không xác định được
các trường hợp : c,e,h,k.
Do đó việc xây dựng công thức và hướng dẫn học sinh cách xác định số loại
giao tử trong những trường hợp khác nhau đã thật sự trở nên cần thiết hơn bao
giờ hết.
2.1- Các biện pháp tiến hành
2.1.1-Biện pháp xây dựng công thức:
+Qua giảng dạy học sinh giỏi, học sinh ôn thi đại học và các đối tượng học
sinh khác trong nhiều năm , tôi đã phát hiện những khó khăn của học sinh trong
việc xác định số loại giao tử trong nhiều trường hợp.
+Trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu các tài liệu tham khảo, tôi nhận thấy các
công thức xác định số loại giao tử trong những tài liệu này còn thiếu hoặc có
công thức chưa chính xác.
+Từ đó tôi thấy cần thiết phải sử dụng các kiến thức sinh học kết hợp với kiến
thức toán học để xây dựng các công thức mới và chỉnh sửa một số công thức
chưa chuẩn trong các tài liệu mà tôi đã xem qua.
+Tập hợp các công thức chính xác trong các tài liệu tham khảo, các công thức
đã được chỉnh sửa và bổ sung thêm các công thức mới, lập thành hệ thống các
công thức tính số loại giao tử.
2.1.2-Biện pháp triển khai việc sử dụng công thức:
+Cung cấp cho học sinh hệ thống các công thức đã được xây dựng.
+Hướng dẫn , giải thích cho học sinh hiểu các công thức và cách áp dụng
công thức.
+Cho các bài tập vận dụng.
+Cùng với các học sinh giỏi kiểm tra lại độ chuẩn của các công thức.
2.1.3-Biện pháp xác định tính hiệu quả của giải pháp:
+Thiết kế kiểm tra trước và sau khi áp dụng giải pháp cho cùng một đối tượng
học sinh ( cho một nhóm học sinh giỏi hoặc một lớp ôn thi đại học).
+ Thiết kế kiểm tra trước và sau khi áp dụng giải pháp đối với hai nhóm ngẫu
nhiên (Một nhóm đối chứng và một nhóm thực nghiệm)
2.2-Thời gian tạo ra giải pháp
+Từ năm học 2008-2009 đến năm học 2011-2012:
-Phát hiện những khó khăn của học sinh trong việc xác định số loại giao tử tạo
thành trong giảm phân.
-Nghiên cứu, rà soát nhiều tài liệu tham khảo để tập hợp các công thức giải
quyết vấn đề này.
-Chỉnh sửa các công thức chưa chuẩn và bổ sung các công thức mới.
-Hướng dẫn học sinh ở các lớp ôn thi đại, đội dự tuyển học sinh giỏi quốc gia
và học sinh ở trường THPT áp dụng các công thức này.
+Năm học 2012-2013:
-Tiếp tục thử nghiệm ở các đối tượng học sinh.
-Hoàn thành đề tài “Thiết kế và sử dụng một số công thức giúp học sinh xác
định số loại giao tử tạo thành trong giảm phân”.
Mặc dù bản thân đã rất cố gắng để hoàn thành đề tài này, song có thể vẫn còn
những thiếu sót nhất định trong quá trình thực hiện và trình bày đề tài, rất mong
quí
thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp xa gần chỉ bảo góp ý, tôi xin chân thành
cảm ơn.
B-NỘI DUNG
I-
MỤC TIÊU
1- Về kiến thức:
+Chỉnh sửa một số công thức chưa chuẩn, xây dựng một số công thức mới để
giúp học sinh xác định số loại giao tử tạo thành trong giảm phân một cách
nhanh chóng và chính xác.
+Sắp xếp các công thức sẵn có ( công thức cũ) và các công thức mới xây
dựng thành hệ thống các công thức xác định số loại giao tử tạo thành trong
nhiều trường hợp giảm phân khác nhau -> từ đó giúp học sinh có thêm công
cụ tin cậy để giải quyết các bài tập liên quan trong các đề thi tốt nghiệp, đề thi
học sinh giỏi và tuyển sinh đại học.
+Đề tài hoàn thành có thể được sử dụng như 1 tài liệu tham khảo cho giáo viên
và học sinh, nhất là đối với các em học sinh giỏi và học sinh ôn thi đại học.
2-Về kĩ năng:
+Rèn luyện cho học sinh kỹ năng vận dụng kiến thức sinh học và kiến thức
toán học để giải quyết các bài tập và các vấn đề thực tiễn liên quan.
+Giáo dục một số kĩ năng sống như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng giải quyết
vấn
đề…thông qua các hoạt hoạt động học tập (Thảo luận nhóm, độc lập nghiên
cứu…).
3-Về thái độ: Nhờ hệ thống công thức trong đề tài, học sinh giải quyết được nhiều
bài tập liên quan trong các đề thi và đề kiểm tra, vì vậy các em càng có thêm
niềm tin và hứng thú học tập bộ môn sinh học.
II-
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
1- Thuyết minh tính mới của giải pháp:
Tính mới của giải pháp thể hiện ở 2 mặt sau đây:
1.1- Thiết kế một số công thức giúp học sinh xác định số loại giao tử tạo
thành trong giảm phân
Trên cơ sở một số công thức sẵn có trong các tài liệu tham khảo của các tác giả
khác nhau, một số công thức đã được tôi chỉnh sửa để chuẩn hóa và các công
thức mới xây dựng, tôi đã thiết kế hệ thống các công thức xác định số loại giao
tử tối đa thể hiện trong bảng 1.
Bảng 1 thể hiện rõ một số điểm mới sau đây:
1.1.1-Là bảng hệ thống các công thức đầy đủ nhất và chuẩn nhất so với tất cả các tài liệu
tham khảo khác mà tôi từng biết. Bảng đề cập đến 9 tình huống có thể xảy ra trong giảm
phân (đánh số từ 1->9):
1-Khi không có trao đổi chéo
2-Khi có 1 trao đổi chéo đơn ở 1 cặp NST cụ thể.
Bảng 1-BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO TỬ TẠO
THÀNH
Xét 1 cá thể (1Xét 1 số tế bào (m tế bào, m>o)
quần thể)
Các ký hiệu: + n : Bộ nhiễm sắc thể đơn bội của loài
Xét 1 tế bào
+ m : Số tế bào sinh dục chín tham gia giảm phân
+x : Số cặp NST có trao đổi chéo
+Công thức tô màu xanh: Không mới
Mới
+Công thức tô màu đỏ:
a-♂ (Loại b-♀
c-♂
(Loại
tinhd-♀(loại trứng) g-♂
trùng)
(Loại
tinhtrùng (loại
trứng)
tinh
1-Không xảy ra) n
n
n
n
2
2
2
2m
(2m≤2 )
m
(m≤2 )
trao đổi chéo
2-Có 1 trao đổi n+1
n+1
n+1
n+1 4
2
2
4m
(4m≤2
) m
(m≤2
)
chéo đơn tại 1
cặp NST cụ thể
3-Có trao đổi n+x
n+x
n+x
n+x 4
2
2
4m
(4m≤2
) m
(m≤2
)
chéo đơn tại x
cặp NST cụ thể
4-Có 1 trao đổi
n+1
4m
m
(m≤
4
C1 .2
C1
.
chéo đơn tại 1
n+1
n+1
n+1
n.2
)
n.2
cặp NST bất kỳ n
n+1
n+1
5-Có trao đổi
n+x 2
x
4
(4m≤n.2
) n.2x
Cx .2
Cx
.4m (4m≤ C
.m
m≤ C
.
chéo đơn tại x
n+x
n+x
n+x
cặp NST bất kỳn
2
2
)
2
)
h-♀
(loại
trứng)
1
1
1
1
1
6-Có 1 trao đổi n+2
2
chéo kép tại 1
cặp NST cụ thể
7-Có trao đổi n+2x
2
chéo kép tại x
cặp NST cụ thể
8-Có 1 trao đổi
n+2
C1 .2
chéo kép tại 1
cặp NST bất kỳ n
n+2
2
n+2x
2
C1
n+2
2
n+2
4m
(4m≤ 2
4m
(4m≤
n+2 4
) m
(m≤ 2
)
n+2
n+2
2m
(m>2
) 4
(m≤
n+2x
n+2x
2
)
n+2x2
) n+2x
2
2
4m
(4m≤
n+2 4
.
m
(m≤ n.2
)
n+2
n+2
n.2
)
n.2
n+2
n.2
1
1
1
9-Có trao đổi
Cx
chéo kép tại x
n+2x
cặp NST bất kỳ2
.Cx
.4m (4m≤
n+2x
n+2x
2
2
)
C
x
.m (m≤
n+2x
2
)
C
x
.
4
1
3-Khi có 1 trao đổi chéo đơn ở 1 cặp NST bất kì.
4-Khi ở k cặp NST cụ thể , mỗi cặp có 1 trao đổi chéo đơn. 5-Khi ở k cặp NST bất kì, mỗi cặp có
1 trao đổi chéo đơn. 6-Khi có 1 trao đổi chéo kép ở 1 cặp NST cụ thể.
7-Khi có 1 trao đổi chéo kép ở 1 cặp NST bất kì.
8-Khi ở k cặp NST cụ thể , mỗi cặp có 1 trao đổi chéo kép. 9-Khi ở k cặp NST bất kì, mỗi cặp có
1 trao đổi chéo kép.
Mỗi tình huống xem xét đến 6 trường hợp (ký hiệu: a,b,c,d,g,h)
+Số loại giao tử tạo thành từ rất nhiều tế bào sinh dục chín(1cá thể, 1 loài) a- Ở giới đực
b- Ở giới cái
+Số loại giao tử tạo thành từ 1số tế bào sinh dục chín (m tế bào): c- Ở giới đực: Xét 2 trường
hợp tùy theo giá trị của m
d- Ở giới cái : Xét 2 trường hợp tùy theo giá trị của m
+Số loại giao tử tạo thành từ 1 tế bào sinh dục chín : g- Ở giới đực
h- Ở giới cái
Như vậy bảng 1 đề cập đến 9 x 8 = 72 khả năng có thể xảy ra. Mỗi khả năng
được ký hiệu bởi sự giao nhau giữa ô hàng ngang và cột dọc.
n+1
Ví dụ: khả năng 4d1( m (m≤ n.2
) để chỉ có 1 trao đổi chéo đơn tại 1 cặp NST bất kỳ của
n+1
m tế bào sinh trứng với điều kiện 0
.=>Nếu so với các khả năng được xem xét ở các tài liệu khác thì số khả năng
được đề cập trong giải pháp của tôi lớn hơn nhiều.
Ví dụ:
+Trong tài liệu “ Ứng dụng xác suất và thống kê trong giảng dạy phần di truyền học
sinh học 12” của Hoàng Trọng Phán, có đề cập đến vấn đề này nhưng chưa nhiều (đề cập 10
khả năng).
+Trong các tài liệu của các tác giả khác, vấn đề này đề cập còn ít hơn Hoàng Trọng Phán.
Vì lẽ đó tôi xin mạn phép dựa vào tài liệu “ Ứng dụng xác suất và thống kê trong giảng
dạy phần di truyền học sinh học 12” của Hoàng Trọng Phán để đối chiếu, so sánh với giải
pháp của tôi.
1.1.2-Trong bảng 1, có một số công thức đã được chỉnh sửa so với các tài liệu khác (có lẽ do
lỗi in ấn mà một số công thức và điều kiện đưa ra trong các tài liệu
này có chỗ chưa chính xác) và nhiều công thức mới được xây dựng. Điều này
thể hiện rõ ở các bảng 2, bảng 3 và bảng 4.
Cần nhớ rằng:
+Bảng 1-BẢNG TỔNG HỢP CÁC CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO
TỬ TẠO THÀNH
+Bảng 2-NHỮNG CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO TỬ ĐÃ ĐƯỢC
CHỈNH SỬA VÀ MỚI XÂY DỰNG (XÉT MỘT CÁ THỂ HAY MỘT LOÀI
SINH VẬT)
+Bảng 3-NHỮNG CÔNG THỨC XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO TỬ ĐÃ ĐƯỢC
CHỈNH SỬA VÀ MỚI XÂY DỰNG (XÉT MỘT SỐ TẾ BÀO HỮU HẠN)
+Bảng 4-NHỮNG CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH SỐ LOẠI GIAO TỬ ĐÃ ĐƯỢC
CHỈNH SỬA VÀ MỚI XÂY DỰNG (XÉT MỘT TẾ BÀO)
Như vậy các bảng 2, 3, và 4 đều dựa trên cơ sở bảng 1, nhưng đã được làm rõ
hơn ở các điểm sau:
+Chỉ rõ tính mới trong mỗi trường hợp so với giải pháp cũ.
+Có ví dụ minh họa cho mỗi trường hợp (các ví dụ này cũng không trùng lặp
so với bất kỳ tài liệu nào mà tôi từng biết).
+Có phần chứng minh các công thức mới xây dựng để khẳng định tính đúng
đắn của mỗi công thức mới.
1.2- Hướng dẫn học sinh sử dụng một số công thức để xác định số loại giao
tử tạo thành trong giảm phân.
Thực hiện theo các bước:
1.2.1-Ra bài tập với các yêu cầu xác định số loại giao tử tạo thành với các khả
năng khác nhau xảy ra trong giảm phân -> Phát hiện những vấn đề học sinh
chưa hiểu rõ và chưa làm được.
=>Ví dụ 1: Một sinh vật có bộ nhiễm sắc thể (NST) lưỡng bội 2n=12, giảm
phân bình thường. Có thể có tất cả bao nhiêu loại giao tử được hình thành trong
các trường hợp giảm phân sau đây:
a-Có một trao đổi chéo đơn ở cặp NST số III?
b-
Có một trao đổi chéo đơn chỉ ở một cặp NST bất kỳ?
c-Ở ba cặp NST khác nhau mỗi cặp có 1 trao đổi chéo đơn? d- Có một trao đổi
chéo kép ở cặp NST số I?
e- Có một trao đổi chéo kép ở một cặp NST?
=>Ví dụ 2: Các nghiên cứu di truyền ở bắp (ngô) cho thấy có 10 nhóm liên kết
gen. Hãy cho biết số loại kiểu gen của hạt phấn được tạo ra nhiều nhất là bao
nhiêu trong các trường hợp giảm phân bình thường không xảy ra đột biến sau
đây:
a-Không có hiện tượng trao đổi đoạn giữa các NST trong giảm phân của 5 tế
bào sinh hạt phấn?
Có một trao đổi chéo đơn ở cặp NST số IV trong giảm phân của 511 tế
bào sinh hạt phấn?
b-
c-Có một trao đổi chéo đơn ở một cặp NST bất kỳ trong giảm phân của những tế
bào sinh hạt phấn của một cây bắp?
Trong quá trình giảm phân của 1023 tế bào sinh hạt phấn, ở 2 cặp NST
số I và số II , mỗi cặp có 1 trao đổi chéo đơn?
d-
e-Trong quá trình giảm phân của 1025 tế bào sinh hạt phấn , có một trao đổi
chéo kép ở cặp NST số I?
Biết rằng không xảy ra đột biến .
1.2.2-Cung cấp cho học sinh các công thức ở bảng 1.
1.2.3-Chỉ rõ con đường thiết lập các công thức đó và chứng minh tính đúng đắn
của từng công thức ( thể hiện ở bảng 2 và bảng 3).
1.2.4-Hướng dẫn học sinh sử dụng các công thức để giải quyết bài tập trên và
ra thêm một số bài tập vận dụng để giúp các em sử dụng thành thạo các công
thức.
( thể hiện ở bảng 2 và bảng 3).
=>Ở Ví dụ 1: Hướng dẫn học sinh giải như sau:
Vì 2n=12 => n = 6
a- Số loại giao tử được hình thành trong trường hợp có một trao đổi chéo đơn ở
n+1
cặp NST số III : 2
6+1
=2
= 128
b- Số loại giao tử được hình thành trong trường hợp có một trao đổi chéo đơn chỉ
ở một cặp NST bất kỳ :
1
. 2
n1 n!
1! n
1 !
C 6.2
n1 6
61
2
. 768
c- Số loại giao tử được hình thành trong trường hợp ở ba cặp NST khác nhau
mỗi cặp có 1 trao đổi chéo đơn :
3
C .2 n =
+2
3
n! 6 . n = 6! . 6 = 20 . 512 = 10240
+2
+
3
3
3!(n-3)!
3!(6-3)!
d- Số loại giao tử được hình thành trong trường hợp có một trao đổi chéo kép ở
n+2
6+2
cặp NST số I : 2
=2
= 256
e- Số loại giao tử được hình thành trong trường hợp có một trao đổi chéo kép ở
1 cặp NST bất kỳ :
1
C .2
6 = 6! 6 . 6 =
= 1536
+ 2
+
8
6.2
2 1!(6-1)!
2
=>Ở Ví dụ2: Hướng dẫn học sinh giải như sau:
Vì số nhóm gen liên kết =10 => n = 10
a- Số loại kiểu gen của hạt phấn được hình thành trong trường hợp không có hiện
tượng trao đổi đoạn giữa các NST trong giảm phân của 5 tế bào sinh hạt phấn:
1TB sinh hạt phấn
Giảm phân tạo 2 loại Hạt phấn
5TB sinh hạt phấn Giảm phân
tạo 5x2=10 loại Hạt phấn
b- Số loại kiểu gen của hạt phấn được hình thành trong trường hợp có một trao
đổi chéo đơn ở cặp NST số IV trong giảm phân của 511 tế bào sinh hạt phấn: Số
loại hạt phấn tối đa của loài trong trường hợp này là:
n+1
2
10+1
=2
= 2048
Vì 511<512=2048/4, nên khi có 1 trao đổi chéo đơn ta có: 1TB sinh hạt phấn
Giảm phân tạo 4 loại Hạt phấn
511TB sinh hạt phấn Giảm phân
tạo 511x4=2044 loại Hạt phấn
2-Khả năng áp dụng
Khả năng áp dụng của giải pháp thể hiện ở 3 mặt cơ bản:
2.1-Dễ sử dụng-dễ áp dụng:
+Sau khi nghiên cứu giải pháp của tôi, các giáo viên có thể hiểu được con
đường thành lập và cách thức áp dụng các công thức để giúp học sinh xác định
được số loại giao tử có thể tạo thành trong giảm phân.
+Sau khi được hướng dẫn, giải thích các em học sinh có thể áp dụng các công
thức này để dễ dàng xác định số loại giao tử tạo thành trong mỗi trường hợp.
2.2-Có khả năng thay thế các giải pháp hiện có:
Thật vậy, như đã trình bày ở phần trên, giải pháp của tôi đã trình bày hệ thống
các công thức xác định số loại giao tử đầy đủ nhất và chuẩn nhất so với tất cả
các tài liệu tham khảo khác mà tôi từng biết. Do đó rất có giá trị tham khảo và
sử dụng đối với giáo viên và học sinh khi muốn tìm hiểu, nghiên cứu về vấn
đề này. Chính vì thế, giải pháp của tôi hoàn toàn có thể thay thế các giải pháp
hiện có.
2.3-Phạm vi áp dụng không hạn chế:
+Có thể áp dụng trong 1 nhóm nhỏ học sinh (Ví dụ: Dạy học sinh giỏi dự thi các
cấp).
+Có thể áp dụng trong 1 lớp học (lớp học bình thường, lớp ôn thi đại học…)
+Có thể áp dụng đại trà cho nhiều lớp học, ở nhiều trường khác nhau trong
phạm vi cả tỉnh hoặc toàn quốc.
(Lưu ý: Tùy năng lực học sinh, giáo viên nên sử dụng loại công thức nào cho
phù hợp)
3-Hiệu quả giáo dục- kinh tế- xã hội
Việc áp dụng giải pháp của tôi đã mang lại những hiệu quả giáo dục và lợi ích
kinh tế- xã hội nhất định như sau:
3.1- Hiệu quả giáo dục
*Giải pháp của tôi đã được nghiên cứu và áp dụng từ trước đó, nhưng việc chứng
minh tính hiệu quả được thực hiện từ năm học 2010-2011 đến nay, trên các
đối tượng:
+Học sinh đang học lớp 12 tại trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm.
+Học sinh khá , giỏi ở các trường THPT Trần Quang Diệu và THPT Hoài Ân
trong các lớp ôn thi đại học-cao đẳng
+Đội tuyển học sinh giỏi tham dự các kỳ thi học sinh giỏi cấp Quốc gia ( thi các
môn văn hóa và Giải toán trên máy tính cầm tay).
*Để chứng minh tính hiệu quả của giải pháp, tôi đã tiến hành:
+Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy nhất.
+Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm ngẫu nhiên.
Cụ thể như sau:
3.1.1-Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với nhóm duy
nhất.
3.1.1.1-Năm học 2010-2011, trong chương trình bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi
tham dự kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia, tôi đã áp dụng
giải pháp này và đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho đội dự tuyển môn sinh
học của tỉnh Bình Định (gồm 5 học sinh). Cụ thể là:
a-Bắt đầu đợt bồi dưỡng, tôi tiến hành khảo sát trước và sau khi áp dụng giải
pháp trên cùng 1 nhóm đối tượng gồm 5 học sinh của đội tuyển. Kết quả thể hiện
ở bảng 5.
tt
Họ và tên học sinh Học sinh trường
Kết quả
Ghi chú
Trước giảiSau giải
pháp
pháp
Chuyên Lê Quí Đôn 8 điểm
10 điểm Tăng
2
điểm
1
Nguyễn Hồng Tú
2
3
4
5
Đinh Thị Phương Chuyên Lê Quí Đôn 7 điểm
Linh
Đoàn
Trần Thị Chuyên Lê Quí Đôn 6 điểm
Hường
Nguyễn Đình Tuấn Chuyên Lê Quí Đôn 5 điểm
9 điểm
Tăng
8 điểm
Nguyễn
Cường
9 điểm
Tăng
điểm
Tăng
điểm
Tăng
điểm
Ngọc THPT
An Nhơn I 7 điểm
8 điểm
Bảng 5: Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng giải pháp (2010-2011)
2
3
2
Bảng 5 cho thấy tất cả học sinh đều có điểm kiểm tra tiến bộ hơn hẳn từ 2 -> 3
điểm so với trước khi áp dụng giải pháp.
b-Giải pháp của tôi đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho đội dự tuyển môn
sinh học của tỉnh Bình Định trong năm học 2010-2011 . Kết quả là:
+ Nguyễn Hồng Tú: Đạt giải Đặc biệt
+ Đinh Thị Phương Linh: Đạt giải Ba
+ Nguyễn Ngọc Cường : Đạt giải Ba
+ Nguyễn Đình Tuấn: Đạt giải khuyến khích
3.1.1.2-Năm học 2011-2012, tôi đã áp dụng giải pháp này trong chương trình bồi
dưỡng đội tuyển học sinh giỏi tham dự kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay
cấp Quốc gia, và cũng đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho đội dự tuyển môn
sinh học của tỉnh Bình Định (gồm 5 học sinh). Cụ thể là:
a- Khảo sát trước và sau khi áp dụng giải pháp ở đội tuyển học sinh giỏi tham dự kỳ
thi Giải toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia. Kết quả thể hiện ở bảng 6.
tt
Họ và tên học sinh Học sinh trường
1
Hoàng Thái Bảo
2
Phùng Thị Khánh Ly Chuyên Lê Quí Đôn 6 điểm
8 điểm
Tăng 2 điểm
3
Đỗ Thị Thanh Tâm Chuyên Lê Quí Đôn 8 điểm
9 điểm
Tăng 1 điểm
4
Nguyễn Hồng TúChuyên Lê Quí Đôn 9 điểm
Lớp 12C
Đào Duy Phương
THPT An Nhơn II 7 điểm
10 điểm Tăng 1 điểm
5
Kết quả
Ghi chú
Trước giảiSau giải
pháp
pháp
Chuyên Lê Quí Đôn 6 điểm
8 điểm Tăng 2 điểm
9 điểm
Tăng 2 điểm
Bảng 6: Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng giải pháp (2011-2012)
Bảng 6 cho thấy tất cả học sinh đều có điểm kiểm tra tiến bộ hơn hẳn từ 1-> 2
điểm so với trước khi áp dụng giải pháp.
b- Giải pháp của tôi cũng đã góp phần mang lại hiệu quả cao cho đội dự tuyển môn
sinh học của tỉnh Bình Định trong năm học 2011-2012. Kết quả là:
+ Nguyễn Hồng Tú
: Đạt giải Nhất
+ Đỗ Thị Thanh Tâm : Đạt giải Nhì
+ Đào Duy Phương
: Đạt giải Nhì
+ Phùng Thị Khánh Ly: Đạt giải khuyến khích
c- Tôi còn áp dụng giải pháp này ở các lớp ôn thi đại học và thu được hiệu quả rất
tích cực, nhiều học sinh tôi dạy thi đỗ đại học, trong đó có em Diệp Tuấn Dũng
thi đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh đạt 9,5 điểm môn sinh.
3.1.1.3-Năm học 2012-2013:
Tôi tiếp tục áp dụng giải pháp này trong chương trình giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh ở các đối tượng khác nhau, kết quả cụ thể như sau:
Khảo sát trước và sau khi áp dụng giải pháp ở đội tuyển học sinh giỏi
tham dự kỳ thi Giải toán trên máy tính cầm tay cấp Quốc gia. Kết quả thể hiện ở
bảng 7.
a-
tt
Họ và tên học sinh Học sinh trường
1
Hồ Thị Như Quỳnh THPT An Lương
Kết quả
Ghi chú
Trước Sau giải
giải
pháp
pháp
7 điểm 9 điểm Tăng 2 điểm
2
Võ Thị Thiên Trang THPT Quốc học
5 điểm 8 điểm Tăng 3 điểm
3
Lê Nhị Mỹ Hiến
THPT Lý Tự Trọng 6 điểm 8 điểm Tăng 2 điểm
4
Lê Văn Thân
THPT Phù Cát I
5
Trương Ngọc Chơi THPT
7điểm
9 điểm Tăng 2 điểm
Phù Mỹ II 6 điểm 7 điểm Tăng 1 điểm
Bảng 7: Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng giải pháp (2012-2013)
Bảng 7 cho thấy tất cả học sinh đều có điểm kiểm tra tiến bộ hơn hẳn từ 1-> 3
điểm so với trước khi áp dụng giải pháp.
Khảo sát trước và sau khi áp dụng giải pháp ở đội dự tuyển học sinh giỏi
Quốc Gia môn Sinh Học năm học 2012-2013. Kết quả thể hiện ở bảng 8.
b-
tt Họ và tên học sinh Học sinh trường
Kết quả
Ghi chú
Trước giảiSau
pháp
pháp
giải
1 Tạ Hồ Minh Đông Chuyên Lê Quý Đôn 7 điểm
9 điểm
Tăng 2 điểm
2 Đỗ Phúc Nguyên
Chuyên Lê Quý Đôn 6 điểm
8 điểm
Tăng 2 điểm
3 Võ Hoàng Thắng
Chuyên Lê Quý Đôn 6 điểm
8 điểm
Tăng 2 điểm
4 Đỗ T.Thanh Tâm
Chuyên Lê Quý Đôn 9điểm
10 điểm
Tăng 1 điểm
5 Đặng Thanh Toàn Chuyên Lê Quý Đôn 6 điểm
7 điểm
Tăng 1 điểm
6 Lê Thị Thu Thúy
7 điểm
Tăng 1 điểm
Chuyên Lê Quý Đôn 6 điểm
7 NguyễnT.XHương THPT Tuy Phước I
7điểm
8 điểm
Tăng 1 điểm
8 Lê Tấn Tới
6 điểm
8 điểm
Tăng 2 điểm
THPT Tăng Bạt Hổ
Bảng 8: Kết quả khảo sát trước và sau khi áp dụng giải pháp (2012-2013)
Bảng 8 cho thấy tất cả học sinh đều có điểm kiểm tra tiến bộ hơn hẳn từ 1-> 2
điểm so với trước khi áp dụng giải pháp.
3.1.2- Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các nhóm
ngẫu nhiên.
*Tôi tiến hành kiểm tra ở 2 nhóm ngẫu nhiên là 2 lớp ôn thi đại học mà tôi đang
dạy trong năm học 2012-2013: