Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài 35: Hormone thực vật - NC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.71 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 05/01/09
Tuần: 21 Tiết: 39
Bài 35: HORMONE THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
a. Cơ bản
- Nêu được hormone thực vật là các chất điều hòa các hoạt động sinh trưởng.
- Phân biệt hai nhóm hormone thực vật (Phitohormone)
+ Chất kích thích sinh trưởng (KTST).
+ Chất kìm hãm sinh trưởng (KHST).
b. Trọng tâm
- Auxin và cytokinin: vai trò của từng loại hormone.
- Phân biệt tác dụng chủ yếu và ứng dụng của từng loại.
2. Kỹ năng
Nắm được các ứng dụng trong nông nghiệp của các phitohormone và vai trò của
con người trong việc ứng dụng này.
3. Thái độ
- Sử dụng thuốc hợp lý đối với cây trồng.
- Các chất điều hòa sinh trưởng nhân tạo do không bị enzim phân giải sẽ tích tụ
nhiều trong nông sản, đất, nước, không khí, gây độc hại cho nông sản và ảnh hưởng đến
sức khỏe của con người.
II. Chuẩn bị dạy và học
1. Giáo viên
- Hình ảnh để giới thiệu tác dụng của từng phitohormone.
- Tranh vẽ hình 35.1, 35.2 – SGK .
- Phiếu học tập.
2. Học sinh
- Xem trước bài mới và tìm hiểu về các hormone thực vật có ảnh hưởng như thế nào
đến sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.
- Phiếu học tập của nhóm để thảo luận.
III. Tiến trình tổ chức dạy và học


1. Ổn định tổ chức lớp
2. Kiểm tra bài cũ
- Sinh trưởng, phát triển là gì? Giữa sinh trưởng và phát triển có mối liên quan như
thế nào?
- Cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm có điểm gì khác nhau?
- Làm thế nào để phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
3. Hoạt động dạy và học
a. Mở bài
Trong cơ thể thực vật, có một lượng nhỏ chất hữu cơ điều hòa sự sinh trưởng làm
cân đối các bộ phận của cây: đó chính là chất điều hòa sinh trưởng.
b. Bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội Dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm
hormone thực vật.
GV: Hormone thực vật là gì?
HS: Dựa vào SGK để trả lời :
Phitohormone là các chất hữu cơ có
trong cây với hàm lượng rất nhỏ, được
vận chuyển trong cây để điều tiết và
đảm bảo sự hài hòa của các hoạt động
sinh trưởng.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm
chất điều hòa sinh trưởng → phát vấn:
Dựa vào thông tin SGK, phân biệt có
mấy nhóm phitohormone, tác dụng
chủ yếu từng nhóm.
HS: Trao đổi và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn
chỉnh, trên cơ sở đó diễn giảng sơ về
tác dụng của các nhóm chất này để gợi

mở cho HS trước khi bước vào tìm
hiểu cụ thể đặc điểm, vài trò của từng
loại hormone.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về các
hormone kích thích và ức chế sinh
trưởng ở thực vật.
GV: Dùng hình 35.1; 35.2 SGK để
giới thiệu tác dụng của từng
phitohormone. Giáo viên yêu cầu HS
đọc thông tin SGK và nêu rõ vai trò
của: Auxin, Giberelin, Cytokinin (phát
phiếu học tập).
HS: Thảo luận nhóm, ghi nhận kết
quả.
GV: Quan sát các nhóm thảo luận và
yêu cầu 2 nhóm cử đại diện lên trình
bày kết quả.
HS: Đại diện nhóm lên trình bày kết
quả, các nhóm khác nhận xét và bổ
sung cho hoàn chỉnh.
GV: Nhận xét, đánh giá kết quả thảo
luận và bổ sung cho hoàn chỉnh nội
dung kiến thức cần ghi nhớ.
GV: Trong sản xuất nông nghiệp, để
giúp lúa giống nảy mầm đạt tỉ lệ cao,
người nông dân dùng chất nào để kích
thích sự nảy mầm của hạt giống được
nhanh hơn ?
HS: Dùng các dạng của hormone
I. Khái niệm

1. Định nghĩa
Phitohormone là các chất hữu cơ có trong
cây với hàm lượng rất nhỏ, được vận
chuyển trong cây để điều tiết và đảm bảo
sự hài hòa của các hoạt động sinh trưởng.
2. Đặc điểm
Phitohormone có hai nhóm:
- Nhóm kích thích sinh trưởng:
+ Auxin, Giberelin có tác dụng đến sự kéo,
dài lớn lên của tế bào.
+ Cytokinin: Có vai trò trong việc phân
chia tế bào.
- Nhóm các chất kìm hãm sinh trưởng:
+ Axit abxixic: Có tác dụng trong rụng lá.
+ Etylen: Có tác dụng trong sự chín của
quả.
+ Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt
cỏ.
II. Hormone kích thích sinh trưởng
1. Auxin
- Đặc điểm: Auxin a, auxin b, heteroauxin
- Tác dụng sinh lý: giúp rễ mọc nhanh (50
– 100ppm ngâm cách chiết 24 giờ), tạo quả
không hạt (cam, dưa hấu, nho,…), ức chế
sự rụng (hoa, quả, lá).
- Auxin có ở mô phân sinh chồi, lá mầm và
rễ.
2. Giberelin
- Đặc điểm: Axit Giberelic (GA)
- Tác động sinh lí: thân cao, dài, quả không

hạt (cam, dưa hấu, nho,…), kích thích quá
trình nảy mầm của hạt.
- Có ở các cơ quan còn non với nồng độ
thích hợp.
3. Cytokinin
- Đặc điểm: Dẫn xuất adenine
- Tác dụng sinh lí: phân chia tế bào →
dùng trong nuôi cấy mô, tạo cơ quan sinh
dưỡng mới (rễ mới, cành mới,…) và ngăn
chặn sự hóa già (phân hủy protein, axit
nucleic, diệp lục).
Giberelin đó là axit giberelic.
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK→
nêu rõ vai trò của các chất kìm hãm
sinh trưởng → ứng dụng trong nông
nghiệp như thế nào?
GV: Cho HS thảo luận nhóm: đặc
điểm, tác dụng sinh lí của các hormone
ức chế sự sinh trưởng ở thực vật?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
GV: Nhận xét và bổ sung cho hoàn
chỉnh.
GV: Để cho chuối, xoài mau chín thì
người ta thường cho khí đá vào và ủ
khoảng 2 ngày là trái cây sẽ chín rất
nhanh và đều. Trong khí đá có chứa
chất gì?
HS: Khí đá thực chất là etylen, khi ủ
thì etylen sẽ tác động trực tiếp vào trái
cây → trái chín nhanh hơn.

GV: Tại sao các chất 2, 4 D; 2, 4, 5 T,
…ngày nay không còn được sử dụng
để diệt cỏ nữa?
HS: Vì đây là những hợp chất rất độc,
khi sử dụng diệt cỏ thì nồng độ độc
của nó sẽ tác động xấu đến môi trường
sống, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường và sinh vật.
GV: Sự cân bằng hormone thực vật
diễn ra như thế nào? Có tác dụng gì?
HS: Thảo luận và trả lời:
- Mọi hoạt động sinh trưởng và phát
triển đều được điều chỉnh bởi các tác
độngcủa enzim và phitohormone.
- Vì vậy ở cây luôn diễn ra sự cân
bằng giữa đồng hóa và dị hóa, giữa tác
động kích thích và kìm hãm.
GV: Khi dùng chất điều hòa sinh
trưởng cần chú ý vấn đề gì?
HS: Khi dùng chất điều hòa sinh
trưởng cần chú ý:
- Nồng đồ sử dụng tối thích.
- Thỏa mãn nhu cầu về nước, phân bón
và khí hậu.
- Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ
giữa các phitohormone.
- Trong nông nghiệp sử dụng chất điều
hòa sinh trưởng đã mang lại kết quả
III. Hormone ức chế sinh trưởng
1. Axit abxixic (AAB, C

14
H
19
O
4
)
- Đặc điểm: chất gây ngủ, cớ ở cơ quan
đang hóa già.
- Tác dụng sinh lí: Kìm hãm sự sinh trưởng
của cành, lóng, gây trạng thái ngủ của chồi,
hạt, làm khí khổng đóng.
2. Etylen (H
2
C=CH
2
)
- Đặc điểm: dạng khí, có ở quả chín.
- Tác dụng sinh lí: Làm quả chín nhanh (cà
chua, chuối,..), làm rụng lá, quả, làm chậm
sự sinh trưởng của các mầm mới.
3. Chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt
cỏ
- Chất làm chậm sinh trưởng: CCC, MH,
ATIB,…
+ Đặc điểm: Tổng hợp nhân tạo
+ Tác dụng sinh lí: Ức chế sinh trưởng→
ứng dụng: Làm cỏ ở công viên, sân đá
bóng mọc chậm.
- Chất diệt cỏ: 2, 4 D; 2, 4, 5 T,…
+ Đặc điểm: Tổng hợp nhân tạo.

+ Tác dụng sinh lí: Chỉ diệt cỏ, các cây
trồng không bị hại.
+ Ứng dụng: dùng chất diệt cỏ ở đồng
ruộng : lúa, ngô, đậu,…
IV. Sự cân bằng phitohormone
- Mọi hoạt động sinh trưởng và phát triển
đều được điều chỉnh bởi các tác độngcủa
enzim và phitohormone.
- Vì vậy ở cây luôn diễn ra sự cân bằng
giữa đồng hóa và dị hóa, giữa tác động
kích thích và kìm hãm.
V. Ứng dụng trong nông nghiệp
Khi dùng chất điều hòa sinh trưởng cần chú
ý:
- Nồng đồ sử dụng tối thích (vài ppm đến
vài chục, vài trăm ppm).
- Thỏa mãn nhu cầu về nước, phân bón và
khí hậu.
- Chú ý tính chất đối kháng, hỗ trợ giữa các
như thế nào? Ví dụ ở địa phương (câu
4/ SGK- T114).
HS: Dựa trên kiến thức đã học và thực
tế ở địa phương mà trả lời.
phitohormone. Đối với chất diệt cỏ cần chú
ý đến tính chọn lọc riêng biệt.
4. Củng cố
- Sử dụng phần đóng khung của bài và mục em có biết để củng cố.
- Phitohormone là chất điều hòa sinh trưởng thực vật, với liều lượng nhất định đã
kích thích hay kìm hãm quá trình sinh trưởng tạo sự hài hòa các hoạt động sống của
cây.

- Có hai nhóm: Chất kích thích và chất kìm hãm.
- Phạm vi sử dụng rộng rãi trong các loại cây trồng nên năng suất cao, hợp yêu cầu
mong muốn.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK ở cuối bài.
- Xem trước bài mới, tìm hiểu về quá trình phát triển ở thực vật có hoa diễn ra như
thế nào?
- Hoàn thành phiếu học tập.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×