Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

sự phát triển hành vi con người và tác động của môi trường xã hội đến hành vi con người giai đoạn tuổi già

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ MỘI TRƯỜNG XÃ HỘI
ĐỀ TÀI:
SỰ PHÁT TRIỂN HÀNH VI CON NGƯỜI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA MÔI
TRƯỜNG XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI CON NGƯỜI GIAI ĐOẠN TUỔI GIÀ

Giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Phạm Văn Tư
Nhóm trình bày

: TÊ TÊ

Thành viên nhóm

:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Tạ Thị Mai Hương
Nguyễn Mai Ngọc
Vũ Thị Liễu
Đỗ Thị Huê


Vũ Nữ Linh Chi
Trần Thị Hằng
Đỗ Thị Thu Hằng
Nguyễn Thu Hương
Nguyễn Thị Thúy Nga

Hà Nội, tháng 9 năm 2013
I. LÝ DO NGHIÊN CỨU
Con người là một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất không thể tách rời về cơ thể và
tâm thần. Người cao tuổi liên quan đến quá trình lão hóa – quá trình tạo nên sự già nua,
theo quy luật tâm – sinh học về sự phát sinh, diễn biến của đời người. Tuổi già thường


kèm theo những biểu hiện giảm khả năng chống chọi với stress, mất dần cân bằng nội
môi, tăng nguy cơ mắc các bệnh tật. Một số nghiên cứu cho rằng yếu tố di truyền và môi
trường là nhân tố quyết định đến quá trình lão hóa của con người và môi trường là tác
nhân chính tác động đến hành vi của con người.
Ở giai đoạn tuổi già được coi là giai đoạn “chín muồi” của nhân cách, phần lớn
người cao tuổi, bậc ông bà đều coi trọng vấn đề đạo đức và muốn làm tấm gương cho con
cháu học tập. Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng, vẫn còn tồn tại một góc khuất trong
lứa tuổi này về các vấn đề xã hội, biểu hiện cụ thể đó là các hành vi bất thường và hành vi
lệch chuẩn ít nhiều đều gây ra những hệ quả không tốt với xã hội, gióng lên hồi chuông
báo động về vấn đề đạo đức con người, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến môi trường
sống của người già.
Vậy, như thế nào là hành vi bất thường và hành vi lệch chuẩn của người già? Và
nguyên nhân của các hành vi ấy là do hệ quả của quá trình lão hóa ở người già hay bất kì
một nguyên nhân nào khác từ môi trường sống đem lại? Các tác nhân từ môi trường sống
( gia đình, nhóm, trường học, hệ thống vĩ mô) hay sự thay đổi về mặt sinh lý, đâu là tác
nhân chính tác động tới hành vi của người già dẫn tới các hành vi bất thường và hành vi
lệch chuẩn ở người cao tuổi? Các vấn đề rất đáng quan tâm trên chính là lý do thôi thúc

nhóm Tê Tê có bài thảo luận về vấn đề: “ Sự phát triển của hành vi con người và tác động
của môi trường xã hội đến hành vi con người giai đoạn tuổi già”
II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
• Xác định được biểu hiện hành vi bất thường và biểu hiện hành vi lệch chuẩn ở
người già
• Phân tích tác động của môi trường xã hội tới sự phát triển hành vi ở người già,
cụ thể là các khía cạnh: cá nhân, nhóm, trường học, hệ thống vĩ mô
III. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
• Tập bài giảng: “Hành vi con người và môi trường xã hội – dành cho học viên
ngành Công tác xã hội" – Tiến sĩ Phạm Văn Tư
• Đề tài: “ Xây dựng mô hình trung tâm tư vấn miễn phí cho người cao tuổi” – cô
Lê Thị Hồng Cúc ( khoa Công tác xã hội – trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn)

IV ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: Người cao tuổi
Phương pháp nghiên cứu:


-

Phân tích tài liệu
Điều tra thực tế
Liệt kê

V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. CÁC KHÁI NIỆM CẦN BIẾT
1.1. NGƯỜI GIÀ.
Người cao tuổi hay người cao niên (người già) là những người lớn tuổi, thưởng có

độ tuổi khoảng từ 60 trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PLUBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: "người cao tuổi có công sinh thành, nuôi
dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội”
1.2. HÀNH VI BẤT THƯỜNG VÀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN.
Theo Tập bài giảng “ Hành vi con người và môi trường xã hội – (dành cho học
viên ngành Công tác xã hội)” của Tiến sĩ Phạm Văn Tư:
1.2.1. Hành vi: Là một thuật ngữ khái quát nhằm chỉ những hoạt động, hành động,
phản ứng, phản hồi, những di chuyển, tiến trình có thể đo lường được của bất kì một cá
thể đơn lẻ nào
1.2.2.Hành vi bất thường
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách cư xử biểu
hiện ra bên ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể, nhất định”. Như vậy, hành
vi được hiểu như là một một yếu tố mang tính xã hội và được hình thành trong quá trình
hoạt động sống và giao tiếp xã hội. Mọi ứng xử của con người đều có những nguyên tắc
nhất định, đối với mỗi các nhân trong từng thời điểm, từng hoàn cảnh, cần có những hành
vi ứng xử phù hợp. Không thể có cách ứng xử chung cho tất cả mọi người, tùy thuộc từng
hoàn cảnh, tâm trạng, mục đích sẽ có những hành vi, cách ứng xử khác nhau.
Quan điểm hành vi: Quan điểm y tế và quan điểm phân tâm học thể hiện một tiếp cận
chung đối với rối loạn hành vi, cả hai đều xem hành vi bất thường như triệu chứng của
một số vấn đề. Các nhà lý thuyết hành vi có thể giải thích tại sao con người hành xử một
cách bất thường hay bình thường. Cả hai hành vi bất thường và bình thường đều được cho
là phản ứng trước một kích thích. Những phản ứng đó đã được tích lũy thông qua kinh
nghiệm trong quá khứ và hiện tại, được điều khiển bởi các kích thích của môi trường.
• Quan điểm nhận thức: Quan điểm này cho rằng nhận thức (suy nghĩ và niềm tin của con
người) là tâm điểm của hành vi bất thường.





Quan điểm nhân văn: Tính bất thường tập trung vào những gì chỉ có ở con người, được

định hướng vào những gì chỉ có ở con người và xã hội hay nói cách khác là tập trung vào
mối quan hệ của con người với xã hội.
1.2.3..Hành vi lệch chuẩn.
- Hành vi hợp chuẩn: Hành vi hợp chuẩn là hành vi khi xem xét dưới góc độ thống
kê là phần lớn những hành vi của cá nhân được lặp đi lặp lại nhiều lần trong cộng đồng
giống nhau ở một tình huống cụ thể. Những hành vi đó được coi là chuẩn mực khi nó phù
hợp với quy ước do cộng đồng quy định. Loại chuẩn mực này được đưa ra trên cơ sở yêu
cầu chung của cộng đồng, các cá nhân trong cộng đồng phải tuân theo.
- Hành vi lệch chuẩn: Những cá nhân trong cộng đồng có hành vi khác với các
khuôn mẫu và chuẩn mực đó thì được coi là hành vi lệch chuẩn.

Chuẩn mực hành vi của mỗi cá nhân khi hành động đều xác định mục đích hành động tuy
nhiên có những rối loạn hành vi đặc trưng như là hành vi chống đối xã hội được lặp lại
nhiều lần và kéo dài. Những hành vi như vậy trong trạng thái cực độ sẽ đưa người thực
hiện hành vi tới chỗ vi phạm các quy tắc xã hội, chủ yếu là trong ứng xử và rối nhiễu
nhân cách. Các hành vi lệch chuẩn thường xuất hiện trong môi trường tâm lý xã hội, gia
đình bất lợi bao gồm những mối quan hệ gia đình không hòa hợp hoặc thất bại trong học
tập, công việc, tình yêu, cuộc sống....
• Hành vi lệch chuẩn có hai mức độ: Thấp và cao.


+ Sự sai lệch chuẩn hành vi ở mức độ thấp chỉ xảy ra ở một số hành vi nhất
định.Cá nhân có thể có những hành vi không bình thường nhưng không gây tác hại hoặc
ảnh hưởng đến các hoạt động và đời sống của cộng đồng, gia đình, xã hội.
+ Sự sai lệch chuẩn hành vi ở mức độ cao có các biểu hiện thường là những hành
vi sai lệch và gây ảnh hưởng đến cuộc sống của chính bản thân người thực và cộng đồng,
xã hội. Nhiều khi đây được coi là những hành vi bệnh lý.


Các loại hành vi lệch chuẩn: ăn cứ vào mức độ nhận thức và khả năng chấp nhận chuẩn

mực xã hội, có thể chia hành vi lệch chuẩn thành hai loại:
+ Loại 1: Sai lệch chuẩn mực hành vi thụ động: Loại hành vi này là những hành vi
cá nhân sai lệch do nhận thức không đầy đủ hoặc nhận thức sai chuẩn mực xã hội, nhận
thức sai về các quan hệ trong môi trường sống
+ Loại 2: Sai lệch chuẩn mực hành vi chủ động: Đây là loại hành vi cố ý làm sai
khác so với chuẩn mực.


1.3. MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
Môi trường xã hội là đối tượng hoạt động mà con người cần giao tiếp tích cực với
nó để tồn tại và phát triền
Môi trường xã hội được xét trên ba cấp độ: Gia đình – Nhà trường và xã hội.
Cá nhân có mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và môi trường xã hội. Con người
tiếp nhận các thông tin từ môi trường (đầu vào), con người sẽ xử lý các thông tin đó qua
quá trình hoạt động nhận thức và sẽ bộc lộ hành vi của bản thân (đầu ra) dưới nhiều hình
thức khác nhau, có thể là hành vi tiêu cực, có những con người có khả năng tác động đến
cả một hệ thống lớn của xã hội.
1.4. QUAN HỆ GIỮA MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI VÀ HÀNH VI CON NGƯỜI
Mối quan hệ giữa môi trường xã hội và hành vi con người là mối quan hệ biện
chứng, tác động qua lại với nhau, bổ sung cho nhau. Mối quan hệ biện chứng như sau:
Môi trường xã hội đóng vai trò quan trọng trong sự định hình và phát triển hành vi
con người. Vì chính sống trong môi trường xã hội, mỗi cá nhân bằng hoạt động và giao
lưu tiếp thu nền văn hóa xã hội để định hình và phát triển hành vi xã hội. Nếu con người
sin r mà không được sống trong môi trường xã hội thì con người sẽ không thể hoàn thiện
hành vi xã hội.
Qua hoạt động giao lưu trong các nhóm xã hội, con người không chỉ trao đổi thông
tin, thong báo và hoạt động cùng nhau mà còn có sự giao lưu nhân cách, các cá nhan chịu
ảnh hưởng tác động lẫn nhau, nhận thức lẫn nhau đồng thời nhận thức chính bản thân
mình, tự đối chiếu so sánh mình vơi người khác, với chuẩn mực xã hội để từ đó điều
chỉnh và hoàn thiện hành vi của mình.

Các yếu tố môi trường xã hội tác động đến hành vi con người bằng hai con đường:
Con đường tự phát: ảnh hưởng một cách tự nhiên của môi trường xã hội đối với hành vi
con người bao gồm những tác động tích cực và tiêu cự tới hành vi con người: “ở bầu thì
tròn ở ống thì dài”, “gần mực thì đen gần đèn thì sáng”.
• Con đường tự giác: tác động có tổ chức, có chủ đích của môi trường xã hội đến hành vi
con người, đảm bảo cho môi trường xã hội ảnh hưởng có định hướng, đầy đủ và tốt nhất
tới việc định hình và phát triển hành vi cá nhân.


2 HÀNH VI BẤT THƯỜNG VÀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN Ở TUỔI GIÀ.
2.1 HÀNH VI BẤT THƯỜNG.


Hành vi bất thường là hành vi không giống với cuộc sống bình thường, nó trở nên
khác lạ với mọi người. Có những hành vi tốt, cũng có những hành vi xấu, bất bình thường
báo hiệu một chuyện vui, chuyện buồn hay một căn bệnh,… nào đó. Hành vi bất thường
có thể xảy đến với trẻ em, người trung tuổi và người già. Với trẻ em và người trung tuổi
chủ yếu các hành vi bất thường xảy ra là do họ đang ở giai đoạn hình thành tâm lý và phát
triển, đang bị chi phối nhiều bởi những tác động bên ngoài. Ở người già thì lại khác,
những hành vi bất thường của họ chủ yếu là vì tuổi tác lớn nên bị ảnh hưởng tới tâm lý,
cảm xúc và hành động của họ.
Cần hiểu thế nào là hành vi bất thường ở người già? Đầu tiên là các stress của
việc tái thích nghi với hoàn cảnh sống mới, khi phải chuyển từ giai đoạn làm việc tích cực
đến giai đoạn nghỉ hưu. Những người cao tuổi sau khi về hưu trải qua một loạt các biến
đổi tâm lý quan trọng do nếp sinh hoạt thay đổi, các mối quan hệ xã hội bị hạn chế. Một
số người trong số đó khó thích nghi được với giai đoạn khó khăn này nên mắc “hội chứng
về hưu” với tâm trạng buồn chán, mặc cảm, thiếu tự tin, dễ cáu gắt, nổi giận.
Các rối loạn lo âu , cơn hoảng loạn và các ám ảnh sợ gây tác động xấu đến cuộc
sống rất lớn ở 10 % người lớn tuổi. Lo lâu làm tăng các triệu chứng bệnh lý thực thể và
việc điều trị cần kết hợp với điều trị trầm cảm cũng như với bệnh lý cơ thể kèm theo.

Stress, lo âu trầm cảm và một số thể loại ám ảnh ngày nay hầu như không thể tránh được.
Tuy nhiên, chúng ta có thể giảm bớt hậu quả xấu kéo dài nếu đi khám chuyên khoa sớm,
đừng bao giờ tự dùng thuốc và lạm dụng thuốc chuyên khoa tâm thần vì đặc tính tương
tác phức tạp của chúng. Không chỉ những hiểu hiện về tâm lý thông thường xuất hiện ở
người già mà ở người lớn tuổi họ còn có thể mắc một số căn bệnh phổ biến sau:


Bệnh sa sút tâm thần: Năm 2012, Hội Alzheimer Quốc tế đánh giá có tới 4,7 % người trên
60 tuổi bị bệnh Alzheimer (chỉ chiếm khoảng 50% các trường hợp sa sút tâm thần), tương
đương 35,6 triệu người chung sống với bệnh Alzheimer và sẽ tăng gấp 2 lần mỗi 20 năm.
Khoảng 60 – 80 % trường hợp sa sút tâm thần do thoái hóa thần kinh não bộ như bệnh
Alzheimer, các bệnh thoái hóa thần kinh khác cũng là nguyên nhân sa sút tâm thần như
bệnh Parkinson, bệnh Huntington. Một số bệnh gây tổn hại não bộ như đột quỵ do nguyên
nhân mạch máu, bệnh xơ vữa mạch máu như tăng huyết áp, tăng cholesterol, … Ngoài ra
còn có các bệnh lý khác như chấn thương sọ não, u não, xơ cứng rải rác lan tỏa, sử dụng
ma túy… cũng có thể dẫn tới sa sút tâm thần. Chi phí chăm sóc điều trị bệnh Alzheimer
so với thu nhập quốc dân tính theo đầu người thay đổi từ 0,24 % ở nước nghèo và 1,24 %
ở nước giàu. Hiện nay chưa có phương pháp trị liệu khỏi bệnh Alzheimer đồng thời với
quan niệm và hiểu biết về căn bệnh này là rào cản phát hiện chẩn đoán sớm.




Bệnh trầm cảm: Triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi có phần khác với trầm cảm ở
người ít tuổi, đó là nhiều biểu hiện thực thể hơn, đặc biệt triệu chứng đau, do đó tỷ lệ
bệnh lý đồng thời cao hơn và tạo ra thách thức chẩn đoán cho bác sĩ chuyên khoa. Biểu
hiện giảm quan tâm hứng thú thường được bỏ qua vì quan niệm “bình thường” ở người
lớn tuổi, nhất là đối với người Việt Nam chúng ta.. Trầm cảm khiến cho sức khỏe và
hành vi người già có nhiều biểu hiện bất thường:
Về tinh thần:

Bệnh trầm cảm ở người cao tuổi thường có những biểu hiện và triệu chứng về tinh
thần như:
+ Chán nản và mất niềm tin kéo dài.
+ Dễ giận dữ, cảm thấy bản thân sống không có ý nghĩa.
+ Suy giảm trí nhớ, xuất hiện ảo giác.
+ Không quan tâm tới các hoạt động mà trước đây vẫn hứng thú
+ Lo âu, bồn chồn đứng ngồi không yên.
+ Cảm xúc lo âu, kể lễ, than vãn, lên cơ hoảng sợ.
+ Hãy có những suy nghĩ bi quan, không muốn sống.
+ Suy giảm trí nhớ, hay nghĩ đến chuyện không vui trong quá khứ và hiện tại.
Về thể chất
+ Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ hoặc có thể thức trắng đêm.
+ Táo bón kéo dài.
+ Đau lưng, đau ngực, nhức đầu nhưng uống thuốc không khỏi.
+ Rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon, ăn uống thất thường.
+ Hoạt động chậm chạp, nhanh mệt.
+ Không quan tâm đến ăn mặc, vệ sinh cá nhân.
+ Tăng giảm trọng lượng cơ thể thất thường.



Các bệnh tâm thần khác, từ rối loạn khi sắc lưỡng cực đến các xung động ám ảnh, nghiện
ma túy hay các bệnh ít gặp như tâm thần phân liệt vẫn có thể xảy ra ở người lớn tuổi. Các
bệnh loạn thần cũng thường gặp và là nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng ảo giác, niềm


tin bất thường và suy giảm khả năng tư duy. Tỷ lệ các rối loạn trên có thể lên tới 5 %
người lớn tuổi trong cộng đồng và cao hơn nhiều ở các nhà dưỡng lão.
Sáng 14-5- 2015, tổ công tác của Đội CSGT số 5, Phòng CSGT đường bộ-đường
sắt CATP Hà Nội làm nhiệm vụ tuần tra kiểm soát trên tuyến đường dẫn cầu Vĩnh Tuy

(thuộc địa bàn quận Long Biên) đã nhận được tin báo của nhân dân phản ánh: Có một cụ
già đi bộ ở giữa cầu, có biểu hiện tâm lý không bình thường.
Tiếp nhận thông tin, tổ công tác đã nhanh chóng có mặt tại cầu Vĩnh Tuy. Lúc
này, trên cầu có một cụ ông khoảng chừng 80 tuổi đang đi lang thang, bất định, có biểu
hiện tâm lý không ổn định. Lưu lượng phương tiện tham gia giao thông trên cầu lúc này
rất đông, với tốc độc cao, tiền ẩn nguy cơ lớn xảy ra TNGT.

CSGT đưa ông Khiên về trụ sở CAP để chăm sóc, đồng thời xác minh tìm địa chỉ gia đình
Tổ công tác đã tiếp cận, mời ông cụ lên xe ô tô về trụ sở CAP Long Biên. Tại đây,
qua thăm hỏi, ông cụ nói tên là Hoàng Văn Khiên (SN 1937), trú tại phường Vĩnh Hưng,
quận Hoàng Mai, Hà Nội nhưng không nhớ địa chỉ cụ thể.
Tổ công tác đã liên lạc với CAP Vĩnh Hưng thì được biết ông Khiên có cư trú tại
địa bàn, tại số 18, ngõ 200 phường Vĩnh Hưng, Hoàng Mai, Hà Nội. Tổ công tác đã báo
cáo Ban chỉ huy đội CSGT số 5 và đưa ông Khiên về tận nhà.
2.2. Hành vi lệch chuẩn


Trong một gia đình nề nếp, ông bà là tấm gương cho cháu noi theo. Ông bà có thể
giữ vai trò quan trọng trong việc định hướng tương lai của cháu mình thông qua quan sát
và giao tiếp của cháu đối với ông bà. Trong trường hợp những người làm cha làm mẹ
không muốn hoặc không có khả năng chăm lo đầy đủ cho con cái thì ông bà thường là
người đảm nhận trách nhiệm này. Tất nhiên cũng có các ngoại lệ, tuy nhiên trong văn hóa
truyền thống thì ông bà thường có vai trò rõ ràng và trực tiếp trong hoạt động chăm sóc và
nuôi nấng trẻ em.
 Chính vì vai trò quan trọng của người cao tuổi trong việc giáo dục con cháu nên người

cao tuổi cần là tấm gương sáng về đạo đức và hành vi cho con cháu noi theo. Tuy nhiên,
không hẳn người nào cũng làm được như vậy. Vẫn còn xuất hiện các “bậc cao niên” có
hành vi lệch chuẩn bị xã hội lên án, là tấm gương xấu cho thế hệ sau. Hành vi lệch chuẩn
sẽ xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào nếu không được rèn luyện nhân cách, phẩm chất, giáo dục

phù hợp thì đều có thể mắc phải. Người già cũng không phải ngoại lệ.
Hành vi lệch chuẩn có hai mức độ: Thấp và cao.


Sự sai lệch chuẩn hành vi ở mức độ thấp chỉ xảy ra ở một số hành vi nhất định. Cá nhân
có thể có những hành vi không bình thường nhưng không gây tác hại hoặc ảnh hưởng lớn
đến hoạt động và đời sống của cộng đồng, gia đình và xã hội.
Mới đây, hoa hậu quý bà U67 Cung Tuyết Hoa xuất hiện trong sự kiện mới với
trang phục nữ sinh cùng gương mặt biến dạng phù nề. Ở tuổi 67, không thể tin Cung
Tuyết Hoa vẫn ăn mặc lố lăng và phản cảm đến vậy.


Không biết có phải cụ là fan của Nicki Minaj?
• Sự sai lệch chuẩn hành vi ở mức độ cao: có những biểu hiện là hành vi sai lệch gây ảnh
hưởng đến cuộc sống của chính bản thân người thực hiện hành vi, của gia đình, cộng
đồng và xã hội. Nhiều khi đây được coi là hành vi bệnh lý.
Theo báo điện tử VNEXPRESS số ra ngày 5/2/2013:
Ngày 5/12, ông Lê Hồng Linh (Trưởng Công an xã Hoằng Phong, huyện Hoằng
Hóa, Thanh Hóa) cho biết vừa chuyển toàn bộ hồ sơ vụ việc đến công an huyện để xác
minh nghi án hiếp dâm trẻ em.
Gia đình tố cáo bé Mai từng bị ông bác họ nhiều lần giở trò đồi bại. Mẹ của bé Mai
cho biết khoảng 2 tháng nay thấy con gái 13 tuổi có biểu hiện không bình thường: tắc
kinh nguyệt, ăn ít, sút cân trầm trọng. Chị gặng hỏi, Mai kể thường xuyên bị người họ
hàng là ông lão 64 tuổi ép làm "chuyện người lớn”.
Tin trên Dân Trí:
Công an tỉnh Gia Lai vừa ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Vũ
Văn Vui (SN 1946, trú thôn Kênh Siêu, Chư Pơng, Chư Sê, Gia Lai) và Nguyễn Văn
Thảo (sinh năm 1959) để điều tra hành vi “hiếp dâm trẻ em”.



Nạn nhân là bé T.H (SN 2003, trú cùng thôn Kênh Siêu). Gia đình cháu T.H. có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, bố cháu bé bỏ đi theo người phụ nữ khác từ lâu, mẹ ốm đau
liên tục, anh trai lớn bị tật nguyền.

Đối tượng Nguyễn Văn Thảo và Nguyễn Văn Vui tại cơ quan điều tra

Hai bị cáo tại tòa
Chiều ngày 29/5/2015, Tòa án nhân dân huyện Tam Nông mở phiên tòa xét xử sơ
thẩm vụ án môi giới mại dâm và mua dâm người chưa thành niên đối với 2 bị cáo: Hồ Thị
Phương (SN 1965) và Trần Thanh Lâm (SN 1939), cùng ngụ ấp Long Phú A, xã Phú
Thành A, huyện Tam Nông.
Theo cáo trạng, do mối quan hệ quen biết nên Lâm nhờ Phương tìm người để quan
hệ tình dục sẽ cho tiền uống cà phê. Sau đó, Phương gặp H.T.C. (SN 8/10/1999, môi giới
bán dâm với giá 1,5 triệu đồng/lượt). C. đồng ý, Phương gọi điện thoại cho Lâm đã tìm
được người và hẹn gặp tại nhà trọ Thành Thái (thuộc ấp 1, xã Phú Ninh, huyện Tam
Nông) vào ngày 6/10/2013.
Theo báo điện tử VNEXPRESS số ra 21/9/2014:


Ông Robert Knowles chắc chắn là tên tội phạm bị bắt nhiều nhất tại nước Anh sau
khi bị bắt khi đang thực hiện vụ ăn cắp thứ 341.
Robert Knowles, có tuổi đời là 67 tuổi nhưng đã có 50 năm tuổi nghề… phạm tội.
Ông đã lập kỷ lục 188 lần phải ra tòa.Lần đầu tiên ông cụ Knowles phạm tội là năm ông
13 tuổi. Kể từ năm 1959 đến nay, ông phải ra hầu tòa ít nhất một lần mỗi năm.

Thủ phạm giết chồng tại cơ quan điều tra.
Ngày 25/4/2015, Công an huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cho biết, đã khởi tố vụ
án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Lù Già Dúng (SN 1942) để điều tra, làm rõ về hành vi
giết người.
Trước đó, vào khoảng 20h ngày 20/4, Lù Già Dúng (trú tại thôn Pố Hà 2, xã Trung

Thịnh, huyện Xín Mần) cùng chồng là Lù Lao Dúng (SN 1944) ăn cơm tại nhà con trai là
Lù Sao Chỉ. Trong bữa cơm, do có hơi men trong người nên hai vợ chồng xảy ra mâu
thuẫn, cãi vã. Sau một hồi to tiếng, ông Dúng cầm con dao quắm gõ lên đầu vợ. Thấy vậy,
Lù Già Dúng nghĩ chồng định giết mình nên dùng hết sức cướp lại con dao và chém liên
tiếp vào người chồng.


Khoảng 20h ngày 7/2/2015, người dân xóm Cả được phen giật mình hoảng hốt bởi
tiếng kêu cứu thất thanh phát ra từ phía nhà bà Nguyễn Thị Nụ (72 tuổi, ngụ xóm Cả, xã
Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội). Qua khe cửa, mọi người nhìn thấy lửa bao trùm thân thể
ông Tuất. Khi những người hàng xóm phá được cửa xông vào, nạn nhân đang nằm gục
dưới nền nhà, mặt mũi méo mó, biến dạng, quần áo bị cháy đen.
Trong lúc công an đang tiếp tục điều tra sự việc, sáng ngày 23/2, nhân lúc các con
đi chăm cha ở bệnh viện, bà Nụ treo cổ tự vẫn.
Trong mắt mọi người, bà Nụ là người khó tính, độc đoán, có lối sống kì dị, khó
hiểu. Người thân nghi ngờ bà Nụ mắc chứng bệnh hoang tưởng, đã đưa đi chữa trị nhưng
tình hình không có chuyển biến
3. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI ĐẾN HÀNH VI
CON NGƯỜI.
3.1 CÁ NHÂN
Tuổi già là giai đoạn cuối cùng của cuộc đời con người. Thanh niên thì cho rằng:
Người già được nghỉ hưu thì ở nhà bế cháu, xem Ti vi, thụ hưởng phúc lành mới chính là
cuộc sống an nhàn cuối đời. Thực tế lại không phải như vậy khi người ta già đồng thời
với việc xuất hiện sự nặng nề của cơ thể, tinh thần, tâm lý cũng sẽ già nua, sa sút theo.
Những thay đổi trong sinh lý và tâm lý tuổi già có thể ảnh hưởng xấu tới hành vi của lứa
tuổi này, đó có thể là hành vi bất thường hay hành vi lệch chuẩn tùy theo mức độ nặng
nhẹ khác nhau.
* Những thay đổi sinh lý tuổi già
- Ở người già hiện tượng lão hoá xuất hiện. Cụ thể:
+ Cường độ trao đổi chất giảm. Hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, hệ tiêu hoá, hệ bài tiết,...

đều giảm sút và trì trệ.
+ Độ nhạy cảm của các cơ quan cảm giác kém (mắt mờ, tai nghễnh ngãng...), khả
năng chống đỡ các tác nhân ngoại cảnh kém. Bệnh tật phát sinh.
+ Ở lứa tuổi này có nhiều bệnh tật khác nhau. Ngày nay y học nghiên cứu thấy một
số bệnh điển hình của tuổi già như bệnh huyết áp cao, tai biến mạch máu não, đau đầu,
giảm thị lực, loãng xương,... và một số bệnh liên quan đến hệ thần kinh như Parkinson,
Alzheimer.


Tuy nhiên, con người có thể hạn chế và giảm thiểu bệnh phổ biến của người già
bằng nhiều cách khác nhau để mang lại niềm vui sống, hạnh phúc cho những năm tháng
tồn tại của con người.
* Những thay đổi tâm lý tuổi già
Đời sống trí tuệ
- Ở người già tính ham hiểu biết vẫn còn, thể hiện họ hứng thú theo dõi thời sự,
khoa học kỹ thuật, ... Tuy nhiên về mặt trí nhớ, tư duy có sự thay đổi rõ rệt.
+ Trí nhớ: Trí nhớ ngắn hạn giảm sút, trí nhớ dài hạn vẫn ở mức độ cao. Do vậy
người già hay quên. Quên ngay điều vừa thấy, nhưng những kỷ niệm cũ có thể nhớ rất rõ, do
vậy họ sống nặng về nội tâm, sống trong quá khứ.
+ Về tư duy: Hoạt động tư duy để ra quyết định chậm, nhưng do có nhiều kinh
nghiệm, sự trải nghiệm nên quyết định của họ chín chắn. Mặc dù sự từng trải đó khiến họ
khó chấp nhận cái mới, khó thay đổi ý kiến do tư duy bảo thủ kém linh hoạt.
Đời sống tình cảm
- Phản ứng xúc cảm nhạy bén, vui buồn dễ dàng chuyển hoá cho nhau.
- Có sự rộng lượng, khoan dung lớn.
- Sự xao xuyến, lo âu là tâm trạng thường xuyên của người già. ý thức được cuộc
đời đã xế chiều nên không thể tránh khỏi một số trăn trở.
- Sợ đau ốm, tinh thần giảm sút.
- Sợ không người chăm sóc, không đủ kiên nhẫn chịu đựng nỗi đau
- Sợ báo hại con cái, làm khổ những người xung quanh

- Sợ chuỗi ngày còn lại cô đơn, vô dụng,...
- Thậm chí các khủng hoảng tâm lý xuất hiện:


Tâm lý cô đơn: Trong lúc con cái, hàng xóm láng giềng vẫn luôn đi sớm về muộn còn
người già, sau khi rời khỏi nơi công tác, một mình ở trong cái “tổ” trống rỗng sẽ sinh ra
tâm lý cô đơn, trống trải, thậm chí cảm thấy lạnh lẽo, bị bỏ rơi. Người già ở một mình
không con cái hay không ở chung với con cái, hoặc mất vợ (chồng) dễ sinh ra tâm lý cô
đơn hơn so với những người khác sống cùng con cái, còn bạn đời hoặc những người khác
ở chung. Nếu con cái không hiếu thuận thì dù có ở cùng con cái, các cụ vẫn cảm thấy cô
đơn. Trái lại một số cụ già tuy ở một mình nhưng tính tình vẫn vui vẻ, khoáng đạt, đời














sống phong phú, hoà thuận cùng xóm làng lại thích giúp đỡ mọi người và tâm lý cô đơn
của họ sẽ không rõ rệt.
Tâm lý hoài cổ: Người già hay lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lại những chuyện
đã qua. Và vì người già rất hay quên những gì mình vừa nói nên hay nói đi nói lại, làm
cho người khác có ấn tượng “Cây già lắm rễ; người già lắm lời”.

Tâm lý bận tâm: Người già luôn canh cánh bên lòng về con cái, dẫu đã trưởng thành, làm
bố, làm mẹ rồi. Người già vẫn cứ lo lắng mọi việc như khi chúng còn nhỏ, thậm chí
phỏng đoán chủ quan bắt con cái làm theo ý mình.
Tâm lý lo lắng bi quan: Người già cho rằng mình đã đến lúc như “ngọn đèn trước
gió”,”gần đất xa trời” rồi nên sinh ra tâm lý bi quan, lo buồn. Người mới về hưu thì tâm lý
này còn chưa lộ rõ, nhưng thời gian nghỉ hưu càng lâu, tâm lí này càng lộ rõ ra; đặc biệt
với những người lắm bệnh nhiều tật thì tâm lý bi quan buồn chán thể hiện khá rõ ràng.
Tâm lý nóng nảy: Do vị trí trong xã hội thay đổi, sự gia tăng tâm lý cô đơn và tự ti nên
người già nhận thấy địa vị xã hội của mình càng ngày càng kém, không được coi trọng
như trước khi nghỉ hưu, tinh thần sẽ dễ sinh ra dao động và khả năng tự kiềm chế của
mình kém, gặp việc là nôn nóng sinh ra cáu gắt, nổi trận lôi đình ngay với cả những việc
nhỏ nhặt. Rất có thể đó là biểu hiện của bệnh xơ cứng động mạch não ở giai đoạn đầu.
Tâm lý phiền muộn: cảm giác hẫng hụt sau khi nghỉ hưu, địa vị xã hội thay đổi, thu nhập
kinh tế giảm sút đều là nguyên nhân gây ra tâm lý phiền muộn, thương cảm, lo âu, mất
ngủ.
Tâm lý đa nghi: Thính lực người già giảm, dễ nghe sai, hiểu sai ý người khác lại hay thích
suy đoán động cơ, mục đích của người khác. Vì thế khó sống cùng với mọi người. Tính
đa nghi của người già sẽ tăng lên và trầm trọng hơn cùng tuổi tác. Quá coi trọng đến tình
trạng sức khỏe, quá mẫn cảm với cảm giác của cơ thể là nguồn gốc sinh ra bệnh đa nghi ở
người già.
=> Các vấn đề về tâm lý và sức khoẻ của người già chính là nguyên nhân gây nên
các hành vi bất thường của người già. Nếu vấn đề đó nghiêm trọng thì dễ khiến cho đối
tượng thực hiện các hành vi gây ảnh hưởng xấu tới xã hội.
3.2 GIA ĐÌNH
Ở tuổi xế chiều, người già có những biến đổi về sinh lý và tâm lý, sức khoẻ suy
giảm và xuất hiện các cảm xúc tiêu cực. Đây là tác nhân gây ra hành vi bất thường và
hành vi lệch chuẩn. Gia đình chính là môi trường xã hội đặc biệt quan trọng tác động tới
sự phát triển hành vi của cá nhân vì gia đình chính là môi trường gần gũi nhất với mọi lứa
tuổi, đặc biệt với người già, khi hoạt động xã hội và tiếp xúc với bên ngoài ít đi, bản thân
cảm thấy cô đơn, lạc lõng.



Nếu được sống trong gia đình hạnh phúc, con cháu yêu thương, kính trọng và quan tâm
đến ông bà thì người già sẽ bớt đi sự biểu hiện tâm lý các cảm xúc tiêu cực, đồng thời có
đời sống tinh thần ổn định, sống vui khoẻ và là tấm gương cho con cháu học tập.
• Ngược lại, nếu người già sống trong gia đình không hạnh phúc, con cháu không hoà
thuận, không kính trọng, quan tâm, thậm chí ngược đãi ông bà, cha mẹ thì người già sẽ
gặp phải các vấn đề về chăm sóc sức khoẻ, kinh tế,tâm lý…Đó có thể là một trong các
nguyên nhân gây nên tâm lý lệch lạc và tình trạng sức khoẻ không ổn định dẫn tới các
hành vi bất thường và hành vi lệch chuẩn ở người già.


Khi không được đáp ứng về những nhu cầu được yêu thương, quan tâm, kính trọng
trên thì họ sẽ rất dễ sinh ra buồn chán, trống trải, thiếu tập trung, dễ cáu gắt, dễ nổi giận,
làm mọi cách để con cháu quan tâm.... Như trường hợp của cụ Thông (năm nay 78 tuổi) ở
Tây Hồ, Hà Nội là một ví dụ điển hình. Các con và các cháu cụ Thông đều giàu có nhưng
đi cùng với đó là những ngày vắng mặt triền miên vì phải đi công tác.Mang tiếng ở cùng
con cái nhưng cụ buồn thối ruột, ngày ngày làm bạn với cái đài radio và chiếc tivi trong
phòng bởi chân cụ yếu, không ra ngoài được. Có những thời điểm con cái thay nhau đi
công tác, rảnh lúc nào chạy qua vội vã thăm bố trong chốc lát rồi lại cuống quýt chạy
đi.Nhiều lần lặp lại như thế, cụ Thông cảm giác mình như người thừa và cụ tức giận nghĩ
ra đủ trò để các con các cháu không thể “quên” mình một cách dễ dàng như vậy.Thế là,
cụ "ra chiêu" bỏ bữa không ăn uống, cứ nằm bệt một chỗ rên ư ử, con cháu hỏi gì cụ cũng
không buồn nói khiến cả nhà nháo nhác. Thấy đám con cháu ùn ùn kéo về, cụ hả dạ lắm.
Và cụ lại tiếp tục “diễn” sao cho tình trạng nặng nề thêm.Đến khi gia đình có ý đưa cụ đi
viện thì cụ nhất định không đi, mời bác sỹ về nhà cụ cũng không đồng ý. Cả nhà ngơ ngác
không hiểu lý do vì sao, hỏi han thì cụ nhất quyết không "tiết lộ".


Một số người lại cảm thấy không được tôn trọng như trước nên thiếu tự tin và nghi

ngờ mọi thứ xung quanh. Cá biệt có trường hợp có người sa sút rõ rệt mà phát sinh bệnh
tật, những hành vi lệch chuẩn, sai lầm nghiêm trọng... Như trường hợp ngày 17/9/2015,
ông Lê Văn Thà (91 tuổi) được người thân dìu đến TAND thành phố Cần Thơ. Ông là bị
cáo trong vụ án Giết người mà bị hại là vợ ông, bà Lan (84 tuổi). Do mâu thuẫn về vấn đề
đất đai mà ông Thà đã lấy lọ thuốc trừ sâu rót vào bình trà mà bà B. đã pha sẵn để uống
mỗi sáng. Từ nhà ông L.V.T trở về, bà B. rót ly trà nóng đưa lên miệng uống nhưng phát
hiện mùi hôi nồng nặc nên cầm bình trà đi trình báo công an.
3.3. NHÓM.
Nhóm là một tập hợp các cá nhân có những kỹ năng bổ sung cho nhau và cùng
cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm
tương tác với nhau và với trưởng nhóm để đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong
nhóm phụ thuộc vào thông tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.( Bách khoa tri
thức.vn)
Nhóm là một môi trường quan trọng tác động tới sự phát triển hành vi của người
già, đóng vai trò là nhân tố gây ảnh hưởng tích cực đến tâm lý họ, vì đa số người cao tuổi
khi về hưu thường có tâm lý cô đơn, lạc lõng với xung quanh vì tiếp xúc với xã hội giảm
đi, sống trong gia đìnhvới các thế hệ trẻ hơn nên con cháu không thể hiểu hết tâm lý cha
mẹ, ông bà. Chính vì vậy, người già cần phải tham gia vào các nhóm, cụ thể là các tổ
chức xã hội để làm cho cuộc sống vui vẻ hơn, giảm đi tâm trạng lo lắng, cô đơn, giảm
việc thể hiện cảm xúc trầm cảm…


Có rất nhiều nhóm xã hội phù hợp với hoạt động của người già: hội đồng hương,
hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, hội làm vườn, câu lạc bộ thơ, câu lạc bộ thể dục
thể thao,…hay nhóm người cao tuổi tập dưỡng sinh buổi sáng, tập văn nghệ buổi tối,…
Người về hưu vẫn cần tiếp tục làm việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khoẻ và hoàn cảnh
gia đình, sau khi nghỉ hưu vẫn nên tham gia vào công việc tập thể để hoà nhập và giảm đi
tâm lý tiêu cực ở tuổi già.
Một bộ phận người cao tuổi (thường ở nông thôn, miền núi, các vùng khó khăn ),
khi về già sức khoẻ thể chất và tinh thần suy giảm, tuy nhiên vẫn phải lao động vất vả,

nặng nhọc vật lộn với cuộc sống mưu sinh, dể dẫn tới tâm trạng căng thẳng, ức chế, dễ
cáu giận. Mặt khác do điều kiện thời gian và kinh tế khó khăn nên người già không có
điều kiện sinh hoạt nhóm, dẫn tới mối liên hệ với cộng đồng suy giảm, gia tăng trầm cảm,
giảm ý thức trách nhiệm với tập thể cũng như các hiểu biết xã hội, từ đó dễ thực hiện các
hành vi bất thường, hành vi lệch chuẩn hơn.


3.4. TRƯỜNG HỌC
Nhiều người cho rằng ở độ tuổi này người già không hoạt động và tham gia trong
môi trường trường học tập thể như những độ tuổi khác.Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn có
những môi trường tập thể giành cho người già như hội người cao tuổi,hội dưỡng sinh,
trung tâm dưỡng lão..., cung cấp cho người già các kiến thức sống vui sống khoẻ để sống
có ích và trở thành tấm gương cho con cháu học tập.

Tham gia các “trường học” cho người cao tuổi sẽ giúp cho người già thoả mãn nhu
cầu học hỏi không bị mai một theo tuổi tác và là nhu cầu cần thiết từ thời trẻ, giảm đi tâm
lý về hưu, từ đó sẽ làm giảm tâm trạng buồn chán, cô đơn, cảm thấy vai trò quan trọng
của mình với xã hội, có thêm nhiều hiểu biết với xã hội, thậm chí tiếp tục học tập, nghiên
cứu, lao động không ngừng nghỉ góp phần phát triển đất nước, làm giàu cho tri thức nhân loại.
Khi không được tham gia vào các “trường học” đặc biệt trên, người già đứng trước
nguy cơ trầm cảm và sống trong các cảm xúc cáu gắt, lo lắng, mơ hồ, da nghi do thiếu
tiếp xúc với tập thể, đặc biệt thiếu các hiểu biết cần thiết cho người già, chẳng hạn như
các kiến thức về sức khoẻ thể chất, cách phòng tránh bệnh của người cao tuổi, các vấn đề


tâm lý, cách nuôi dưỡng đời sống tâm hồn…Từ đó người già có ít kỹ năng bảo vệ sức
khoẻ, dễ cáu giậnvà tăng khả năng thực hiện các hành vi bất thường, hành vi lệch chuẩn.


3.5.VĨ MÔ.



Hệ thống nhà nước:

Những năm qua, đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước ta đã có những
chính sách ưu đãi đối với những người cao tuổi, đem lại nhiều kết quả thiết thực, góp
phần giúp người cao tuổi có cuộc sống ổn định, sống vui sống khỏe như:





Chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi
Giảm giá vé, giá dịch vụ khi người cao tuổi sử dụng một số dịch vụ
Tổ chức mừng thọ cho người cao tuổi
Thành lập các trung tâm bảo trợ xã hội, viện dưỡng lão cho người già neo đơn, không nơi
nương tựa

Hệ thống Văn hóa – xã hội:
Với đặc điểm tâm lý hoài cổ, hồi tưởng, người già sẽ khó thích nghi với các thay
đổi của môi trường Văn hóa – xã hội, từ đó sẽ làm gia tăng các cảm giác cô đơn, lạc lõng,
cô độc. Vì vậy, cần mở rộng các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe, tâm lý cho người già như:

Khuyến khích người cao tuổi tích cực tham gia các hoạt động, văn nghệ, thể thao để họ
vui vẻ, yêu cuộc sống hơn
• Chú trọng tới các yếu tố tác động tích cực đến hành vi của người già như nhóm, trường
học, tổ chức và hoạt động có hiệu quả các câu lạc bộ sinh hoạt vui khỏe cho người già,
các chương trình thực tế cung cấp tri thức về sức khỏe và ứng xử cho người cao tuổi…

Hệ thống chính trị:

Phát huy truyền thống “Kính lão trọng thọ”, cần phải xác định việc chăm sóc và
phát huy vai trò người cao tuổi là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Bảo đảm các chủ
trương của Đảng, chế độ chính sách đãi ngộ của Nhà nước đối với người cao tuổi được
triển khai đầy đủ, kịp thời, và hiệu quả. Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền phổ biến
pháp luật về người cao tuổi để mọi người hiểu rõ tầm quan trọng công tác chăm sóc, phát
huy vai trò người cao tuổi. Từng bước đầu tư, xây dựng, cải tạo các cơ sở y tế, văn hóa,
thể thao, du lịch, xây dựng các trung tâm dưỡng lão… trên từng địa bàn để đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe cho người
cao tuổi. Phát huy vai trò của Hội Người cao tuổi các cấp trong tham mưu, phối hợp với
các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chăm
sóc, phụng dưỡng phát huy vai trò người cao tuổi” và phong trào thi đua “Tuổi cao gương
sáng”; nhằm động viên, khuyến khích người cao tuổi đóng góp trí tuệ, kinh nghiệm của
mình vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


 Hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật nước ta dã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến đối tượng người
cao tuổi khi ban hành các luật, chính sách khẳng định quyền lợi, trách nhiệm của người


cao tuổi, từ đó đâ đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của người cao
tuổi, điển hình như:
• Căn cứ hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi,
bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10; Quốc hội ban hành Luật người
cao tuổi số 39/2009/QH12
• Nghị định số 06/2011/NĐ – CP Quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của luật
người cao tuổi
Công tác tuyên truyền pháp luật cho người cao tuổi cũng được triển khai có kế
hoạch, giúp cho người cao tuổi hiểu rõ hơn về pháp luật để không có hành vi phạm pháp,

sống theo pháp luật, là tấm gương cho con cháu.

Hội nghị tuyên truyền chính sách pháp luật người cao tuổi tại xã Hải Long
VI. KẾT LUẬN


Người cao tuổi – giai đoạn cuối cùng của cuộc đời con người là giai đoạn rất nhạy
cảm trong sức khỏe lẫn tâm lý. Chỉ một sự thay đổi nhỏ đã có thể khiến người già xuất
hiện các vấn đề cả về thể chất và tinh thần khiến cho tâm lý không ổn định, dễ dẫn tới các
hành vi bất thường thậm chí là các hành vi lệch chuẩn gây hệ quả không tốt cho chính bản
thân người già và cho xã hội. Vai trò của môi trường xã hội là rất quan trọng để góp phần
điều chỉnh hành vi con người. Ngoài yếu tố cá nhân, các yếu tố khác như gia đình, nhóm,
trường học,hệ thống nhà nước, pháp luật , hệ thống văn hóa – xã hội, hệ thống chính trị
…tác động tới sự phát triển hành vi người già một cách trực tiếp. Chính vì vậy, để người
già có cuộc sống vui, khỏe , có ích trong những năm tháng cuối đời, cần dành cho họ sự
quan tâm, yêu thương và kính trọng từ gia đình, tạo điều kiện cho người già tham gia các
nhóm xã hội, khuyến khích họ không ngừng tìm hiểu kiến thức về đời sống, pháp luật,
nhà nước, văn hoá – xã hội...Sự tác động tích cực từ môi trường xã hội ấy sẽ khiến cho tỉ
lệ người già có các hành vi bất thường và hành vi lệch chuẩn giảm đi rõ rệt, ông bà sẽ là
tấm gương đạo đức tốt cho con cháu noi theo.

ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI TRÁCH NHIỆM THÀNH VIÊN NHÓM TÊ TÊ


STT

HỌ TÊN

XẾP LOẠI


1

Tạ Thị Mai Hương

A

2

Nguyễn Thị Mai Ngọc

A

3

Đỗ Thị Thu Hằng

A

4

Vũ Thị Liễu

A

5

Vũ Nữ Linh Chi

A


6

Trần Thị Hằng

A

7

Nguyễn Thu Hương

B

8

Nguyễn Thị Thúy Nga

A

9

Đỗ Thị Huê

A



×