Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Phân tích những yếu tố tác động đến hành vi con người trong độ tuổi vị thành niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.22 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀNH VI CON NGƯỜI
TRONG ĐỘ TUỔI
VỊ THÀNH NIÊN


Các thành viên:









Nguyễn Thanh Hùng
Đào Thùy Dương
Thiều Ngọc Anh
Phạm Hoài Anh
Trần Thu Hằng
Nguyễn Huyền Chi
Phạm Thị Thu Hương
Phan Hà Ngọc Anh

MỤC LỤC:
• Khái niệm Tuổi vị thành niên
• Khái niệm Hành vi lệch chuẩn và hành vi bất thường
• Những hành vi lệch chuẩn và hành vi bất thường trong


tuổi vị thành niên
Phân tích những yếu tố tác động đến hành vi con người
trong độ tuổi vị thành niên
• Cá nhân
• Gia đình
• Nhà trường
• Nhóm bạn
• Hệ thống vĩ mô
• Hệ thống trung mô
• Hệ thống vi mô


TUỔI VỊ THÀNH NIÊN
Vị thành niên là một khái niệm chưa được thống nhất. Theo Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) lứa tuổi 10 - 19 tuổi là độ tuổi vị thành niên. Thanh niên trẻ là lứa
tuổi 19 - 24 tuổi. Chương trình Sức khỏe sinh sản/Sức khỏe tình dục vị thành
niên-thanh niên của khối Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ Dân số Liên Hiệp
Quốc (UNFPA) lấy độ tuổi 15 - 24 tuổi.
Ở Việt Nam vị thành niên là lứa tuổi từ 10 đến 19 tuổi. Thanh niên là từ 19 - 24
tuổi. Trẻ em được luật pháp bảo vệ chăm sóc giáo dục là dưới 16 tuổi. Về mặt
luật pháp vị thành niên là dưới 18 tuổi.
Hội KHHGĐVN xác định vị thành niên - thanh niên là 10 - 24 tuổi.

Vị thành niên:10 - 19 tuổi, chia làm 2 giai đoạn:
o
giai đoạn đầu từ 10 - 14 tuổi
o
giai đoạn sau từ 15 - 19 tuổi

Thanh niên:19 - 24 tuổi


Thanh thiếu niên:10 - 24 tuổi
Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình trưởng thành và phát triển của
trẻ, với nhiều những “biến cố” đặc biệt và được đặc trưng bởi những dấu
hiệu của tuổi dậy thì ở cả trẻ nam và trẻ nữ.
Vị thành niên đã có một vị trí xã hội mới, nó không hoàn toàn là trẻ con
nhưng cũng chưa phải là người lớn. Trẻ cảm thấy mình “người lớn” một
cách có căn cứ do nhận thức được những chuyển biến trong sự phát triển thể
chất và trong sự phát dục của mình. Và mặt khác, chính người lớn cũng
không hoàn toàn coi trẻ như trẻ con trước đây: cho trẻ tham gia các công
việc của gia đình nhiều hơn, có trẻ còn tham gia lao động góp phần giải
quyết vấn đề kinh tế trong gia đình, nhiều người lớn nhìn nhận và tự trẻ cũng
nhận thấy mình có trình độ học vấn cao hơn bố mẹ... Do đó, trẻ có nguyện
vọng mong muốn được làm người lớn và được đối xử như người lớn.
Hoạt động chủ đạo của trẻ là hoạt động học tập, vì thế nhận thức và trí tuệ
của trẻ được phát triển và dần hoàn thiện trong quá trình học tập.
“Cái tôi” ở trẻ dần hình thành và phát triển mạnh. Sự tự đánh giá, tự nhận
thức ngày càng phát triển cao hơn, trẻ nhận thức về mình một cách tỉ mỉ và


nghiêm khắc. Điều này khiến cho hành động của trẻ chủ yếu đi theo 2 xu
hướng: một là, nhận nhiệm vụ khó khăn và cố gắng hoàn thành nó; hai là, so
sánh ngầm mình với những người xung quanh. Do vậy mà lòng tự trọng của
trẻ cũng phát triển theo hai hướng: đánh giá mình không thấp hơn người
khác (đánh giá tích cực) hoặc không hài lòng, xem thường mình (đánh giá
tiêu cực). Nhưng nhìn chung, trẻ chưa đạt được tính tự trọng cao do hạn chế
về độ tuổi.
Trong giai đoạn này, trẻ có nhu cầu giao tiếp cao với gia đình, bạn bè... Các
quan hệ giao tiếp của trẻ được mở rộng, vượt ra ngoài phạm vi gia đình, bạn
bè cùng lớp, những người thân, hàng xóm...

Trẻ bắt đầu bộc lộ rõ những tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng
những người dũng cảm, coi trọng những giá trị đạo đức, mong muốn làm
được điều gì đó mang lại lợi ích cho nhiều người... Những tình cảm cao đẹp
khác về trí tuệ, thẩm mỹ cũng được hình thành một cách sâu sắc.
Ở trẻ cũng bắt đầu xuất hiện những tình cảm mới lạ với bạn khác giới được
gọi là các rung cảm đầu đời. Song không phải ở trẻ nào cũng có những tình
cảm này.
Trong các quan hệ, đặc biệt là những quan hệ với người lớn, nếu như người
lớn vẫn coi vị thành niên như đứa trẻ thì trẻ sẽ chuyển mối quan hệ đó sang
quan hệ đối lập dưới dạng chống đối, bướng bỉnh, thậm chí là xung đột. Trẻ
thường có tâm lý “phóng đại” các năng lực mình, đánh giá chúng cao hơn
hiện thực, tỏ ra ngang bướng, “bất cần” trong những công việc hàng ngày
cũng như những trải nghiệm thất bại mà trẻ gặp phải. Nhiều nhà tâm lý đã
dùng thuật ngữ “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, “tuổi không thể giáo
dục”... để gọi độ tuổi này.

HÀNH VI BẤT THƯỜNG VÀ LỆCH CHUẨN


Hành vi lệch chuẩn là một hiện tượng xã hội xảy ra trong nhiều
lĩnh vực đời sống. Đó là những hành vi của con người so với








những chuẩn mực xã hội thông thường và không được xã hội

chấp nhận
Hành vi lệch chuẩn có thể dễ dàng nhận thấy xung quanh ta hàng
ngày như các tệ nạn xã hội, các hành vi vi phạm đạo đức, vi phạm
thuần phong mỹ tục…
Nếu các hành vi này xâm phạm đến quyền lợi và lợi ích hợp pháp
của người khác thì nó được điều chỉnh và trừng phạt bởi luật
pháp, còn khi hành vi này chỉ không phù hợp với mong đợi của
cộng đồng, xã hội thì nó sẽ bị lên án.
Hành vi bất thường không bị đạo đức xã hội hay luật pháp quy
định.

HÀNH VI BẤT THƯỜNG VÀ LỆCH CHUẨN
Ở TUỔI VỊ THÀNH NIÊN









Quay cóp trong thi cử
Có thái độ vô lễ, thiếu tôn trọng với thầy cô giáo
Đánh bạn, đánh thầy cô
Vứt rác bừa bãi
Hút thuốc lá, uống bia rượu, sử dụng các chất gây nghiện
Nói dối cha mẹ, trốn học
Tham gia giao thông không đội mũ bảo hiểm, lạng lách đánh võng,
kẹp 3,4 người

Tham gia vào các tệ nạn xã hội: cướp giật, đua xe, nghiện ma túy,...




Nói tục chửi bậy

PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN HÀNH VI CON NGƯỜI TRONG ĐỘ TUỔI
VỊ THÀNH NIÊN
1. Cá nhân:
Đi kèm với những thay đổi về thể chất của trẻ vị thành niên (VTN) là sự
thay đổi về tâm lý, xã hội cũng như sự phát triển nhân cách.
• Trẻ vị thành niên luôn luôn tìm hiểu và đánh giá các sự kiện, tình
huống theo quan điểm của riêng mình, trẻ có khả năng trừu tượng,
một hình thức tư duy mà trước đây chưa có.
• Trẻ VTN nỗ lực đi tìm kiếm sự độc lập, tách khỏi sự kiểm soát của
bố mẹ và các áp lực gia đình. Trẻ luôn muốn khẳng định mình là








một cá thể độc lập, tự mình điều khiển mình chứ không phải ai
khác.
Với những biến đổi sinh học, nhận thức đã tạo nên sự mất cân
bằng tạm thời về tâm lý, trong giai đoạn này trẻ có những thay đổi

thường xuyên về tâm lý, tình cảm.
Trẻ VTN hình thành ý thức về tính đồng nhất của mình: Tôi là ai?
Mình có thể làm gì? Ở đâu thì thích hợp trong quan hệ với người
khác? Trẻ cố gắng tách rời cha mẹ, người lớn về mặt tâm lý để
khẳng định bản thân, vươn tới tự lập, muốn hành động như người
lớn, và thích nhóm bạn
Ở trẻ vị thành niên nhân cách định hình nhưng chưa ổn định, trí tuệ
phát triển tối đa, nhưng cảm xúc thì dao động, dễ bị tổn thương.
Tâm trạng trẻ thường xuyên căng thẳng dễ xúc động, hoang mang,
lo sợ, dễ trầm cảm. Hành động bốc đồng, dao động, lúc hăng hái
lúc thì chán nản, xa lánh, dễ tập nhiễm các hành vi tiêu cực

2. Gia đình
Bất cứ ai cũng được sinh ra và lớn lên trong một gia đình. Gia đình bao gồm
những người sống chung dưới một mái nhà, ăn chung một bếp, có lợi ích kinh tế
chung và có trách nhiệm với nhau trong cuộc sống. Gia đình vừa là nơi đáp ứng
nhu cầu riêng tư vừa thực hiện chức năng phát triển nòi giống và là trường học
đầu tiên hình thành, phát triển nhân cách con người. Tuy vậy, quá trình trưởng
thành và hình thành nhân cách của mỗi người là khác nhau, ngay cả với anh em
trong một nhà.
Giáo dục và nuôi dưỡng là hai yếu tố then chốt quyết định tạo nên tài năng và
tính cách của mỗi con người. Sự nuôi dạy con trẻ sát nhất là gia đình, tiếp đến là
xóm giềng và xã hội. Nhân cách con người bắt đầu hình thành từ lúc còn nằm
trong bụng mẹ cho đến khi trưởng thành vẫn chưa dừng lại. Lứa tuổi ấu thơ là


giai đoạn quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách của trẻ. Nhân cách
mặc dù chưa được thể hiện rõ ràng nhưng thông qua hành vi bắt trước hành
động của người lớn trẻ em bắt đầu thâu nhận tất cả các tương tác nhân – sinh –
quan để hình thành nhân cách của mình.

Trong mỗi gia đình vai trò của bố mẹ có vị trí quan trọng. Theo truyền thống
Việt Nam, đàn ông thường là chủ của gia đình. Người cha là trụ cột, là biểu hiện
của nhân cách văn hóa cao đẹp nhất để con cái học tập và noi theo Còn người
mẹ là chỗ dựa, là hạt nhân tâm lý chủ đạo, nguồn lửa sưởi ấm yêu thương trong
gia đình, nguồn tình cảm vô tận cho các con. Cho nên gia đình là cái nôi văn
hóa đầu tiên hình thành nhân cách cho trẻ em.
Trẻ được sinh ra từ lòng mẹ, được nuôi dưỡng từ dòng sữa mẹ, được nghe lời ru
ấm áp của mẹ để đi vào giấc ngủ. Mẹ là người đầu tiên trẻ được tiếp xúc khi cất
tiếng khóc chào đời, là người dạy trẻ từ lời ăn tiếng nói, hướng dẫn trẻ những
bước đi đầu tiên. Bên cạnh quan hệ cha mẹ - con cái còn có quan hệ vợ chồng.
Đây là quan hệ cơ bản, đan xen giữa khía cạnh tự nhiên – sinh học, kinh tế và
tâm lý đạo đức. Văn hóa trong gia đình nói chung, quan hệ vợ chồng nói riêng
đều có sự ảng hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách của các
thành viên trong gia đình. Bầu không khí tâm lý – đạo đức của gia đình tác động
trực tiếp đến nếp nghĩ, lối sống của trẻ. Mọi xung khắc của các cá nhân trong
gia đình, nhất là giữa bố và mẹ, đều ảnh hưởng đến con cái. Trong nếp nghĩ của
trẻ nhỏ luôn lưu giữ hình dáng, lời ăn tiếng nói của cha mẹ.

Trong gia đình, ngoài các mối qua hệ nói trên còn có mối quan hệ giữa ông bà
và các cháu, anh chị và các em. Mối quan hệ này càng bền chặt thì càng làm
phong phú thêm đời sống tinh thần của các cá nhân trong gia đình. Các bậc lớn
tuổi phải làm gương, tự điều chỉnh hành vi của mình thì mới đáp ứng được vấn
đề đạo đức, văn hóa và các mối quan hệ đặt ra trong phạm vi gia đình. Người
xưa nói “rau nào sâu đó”, lối sống của cha mẹ và những người trong gia đình
ảnh hưởng rất lớn đến trẻ em.
Trở thành một người có nhân cách tốt khi trưởng thành hoàn toàn không dễ.
Không thể chủ quan khi cho rằng “cha mẹ sinh con trời sinh tính” mà câu nói “ở
bầu thì tròn, ở ống thì dài” rất đúng đối với trẻ. Giáo dục con cái không thể chỉ
bằng lời nói mà phải bằng những công việc cụ thể, mọi hành vi, thái độ, lối sống
của người lớn có có tác động trực tiếp tới việc hình thành, phát triển nhân cách

của trẻ. Trẻ em sẽ không tôn trọng người lớn nếu nó như chúng thấy cha mẹ
mình thể hiện sự thiếu tôn trọng lẫn nhau.
Khi cha mẹ dạy con phải lễ phép với bố, mẹ nhưng chính họ lại không tôn trọng
cha, mẹ của mình (ông bà của trẻ) thì chắc chắn trẻ sẽ chẳng bao giờ lễ phép với
cha, mẹ và cả ông, bà. Những bậc cha mẹ luôn quan tâm đến con cái sẽ chú
trọng đến việc giáo dục hình thành nhân cách cho trẻ, dạy con không được nói


dối người lớn, phải thật thà và biết nhìn nhận khuyết điểm, biết cám ơn khi
được cho quà. Nhưng cũng có nhiều gia đình thiếu quan tâm đến việc giáo dục
con cái, người lớn đối xử với nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động thiếu văn
hóa…, những hành động xấu đó đã phản chiếu vào tâm hồn non nớt của trẻ em,
làm cho các em trở lên cộc cằn, thô lỗ. Môi trường gia đình có vai trò quyết
định đến sự phát triển của trẻ em. Những mâu thuẫn, lục đục trong gia đình hay
gia đình tan vỡ đã đẩy nhiều trẻ em rơi vào tình trạng hụt hẫng về mọi phương
diện, nhiều em không đủ ý chí để vượt qua khó khăn này đã rơi vào những bệnh
như trầm cảm, rối loạn tâm lý hoặc bỏ nhà đi lang thang, phạm tội.
Yếu tố gia đình chịu trách nhiệm đối với quá trình xã hội hóa ban đầu của cá
nhân, ảnh hưởng đến việc hình thành phẩm chất, nhân cách gốc của trẻ. Nếu
ngay từ đầu các phẩm chất đó bị sai lệch, trẻ sẽ dễ sinh hư. Ông bà ta xưa cho
rằng muốn con cái trở thành thương nhân thì nên ở gần chợ, muốn con hay chữ
thì ở gần trường học, nếu gần trộm, gần cướp thì sớm hay muộn cũng trở thành
cướp. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”, câu tục ngữ mang tính giáo dục đến
nay vẫn còn nguyên giá trị. Sống trong các gia đình có bố mẹ hoặc người lớn
khác có hành vi thiếu văn hóa, đạo đức thậm chí có cả những hành vi phạm tội,
như bố mẹ bất hòa hay đánh chửi nhau, nghiện rượu, nghiện ma túy, trộm cắp,
tham ô…thì những gương xấu này làm cho trẻ em dần dần coi thường pháp luật,
nhiễm các thói hư tật xấu và dễ bị lôi kéo rồi dần dần vi phạm pháp luật. Chỉ có
những trẻ có ý chí kiên cường, có lòng tự trọng cao, sớm đánh giá được đúng
sai mới tránh được những ảnh hưởng xấu đó. Cũng có nhiều trường hợp bố mẹ

là người tốt, có đủ kiến thức nhưng không chú ý đúng mức đến việc giáo dục
con cái hoặc không có điều kiện gần gũi trẻ, có người ỷ lại cho nhà trường, một
số mải làm ăn, kiếm sống hoặc phải đi công tác trong thời gian dài;
Có gia đình bố mẹ ly hôn, có con ngoài giá thú, một trong hai người chết…dẫn
đến việc con cái bị bỏ rơi, thiếu sự dạy dỗ và tình thương của cha mẹ, không
được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo trẻ sẽ có tâm lý lệch lạc, tự do ngang bướng,
bất cần. Chúng dễ dàng phạm tội khi bị rủ rê, lôi kéo… Có những gia đình bố
mẹ thiếu hiểu biết hoặc không kiềm chế được nên đã coi việc đánh đập hoặc
dùng nhục hình với trẻ như là quyền của họ. Khi trẻ có lỗi, cha mẹ đã buồn bực,
lo lắng và trút đòn roi lên đầu con cái.
Nhiều đứa trẻ bị bạo hành đã nghĩ gia đình không còn yêu thương, che chắn và
bảo vệ mình nữa. Chính cách xử sự này của bố mẹ đã khiến trẻ bị khủng hoảng
về tâm lý, tự ti, khó hòa nhập, trẻ trở lên hung hãn, lì lợm, xa lánh mọi người và
căm ghét gia đình. Trong hoàn cảnh đó trẻ dễ bị kẻ xấu lôi kéo, lợi dụng, khống
chế thực hiện những hành vi trái pháp luật. Con hư còn bởi cách dạy. Sự quá
nuông chiều, thỏa mãn mọi nhu cầu của con cái, thói quen đòi gì được nấy.
Bên cạnh sự nuông chiều, cha mẹ bao bọc mọi việc khiến trẻ hình thành tính ỷ
lại, dực dẫm, sống ích kỷ, lười nhác, không ý thức về trách nhiệm, quen được
phục vụ, hưởng thụ. Đến một lúc nào đó, khi gia đình không thỏa mãn được
hoặc không có điều kiện phục vụ thì con cái trở nên bất mãn, thậm chí thù ghét


bố mẹ, chúng thường bỏ nhà đi bụi, tụ tập với bạn bè hư. Nhiều trẻ trộm cắp tài
sản của chính bố mẹ mình hoặc của người khác để thỏa mãn những nhu cầu
không chính đáng như đua đòi ăn diện, đánh bạc, hút chích…
Ngày nay, với những biến đổi của nền kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường văn
hóa gia đình đang có biểu hiện xuống cấp vì những tác động xấu của đời sống
xã hội. Với ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đã
kích thích nhu cầu ham muốn vật chất, ít chú trọng đời sống tình cảm tinh thần,
tình trạng xung đột gia đình dẫn đến đổ vỡ và ly hôn ngày càng gia tăng, làm

cho gia đình không được bền vững. Do đó chúng ta cần đặc biệt chú trọng giải
quyết vấn đề gốc rễ là giáo dục con trẻ trong gia đình.
Giáo dục gia đình có tác động hình thành nhân cách cho trẻ. Đó là kinh nghiệm
sống của cha mẹ truyền dạy cho con cháu qua hành vi ứng xử trong gia đình.
“Dạy con từ thuở còn thơ”, các bậc cha mẹ cần thường xuyên giáo dục con trẻ
thái độ, cử chỉ, ăn nói lễ phép, tôn kính người trên, tôn sư trọng đạo, nhường
nhịn lẫn nhau để khi trưởng thành con cái biết ơn sinh thành, nuôi dưỡng, chăm
sóc ông bà, cha mẹ.
Cha mẹ cũng cần uốn nắn, phê phán, ngăn chặn thái độ, cử chỉ bất nhã, bất hiếu
của con cái. Kết hợp giữa giáo dục truyền thống và hiện đại, phát huy mặt tích
cực của Nho giáo, Đạo giáo trong quan hệ lễ nghĩa tương kính. Mặt khác, dần
dần xây dựng nếp sống khoa học trong gia đình: rèn cho con nền nếp học tập và
đức tính tốt, như tự suy nghĩ, tìm tòi, sinh hoạt đúng giờ, gọn gàng ngăn nắp.
Cha mẹ cũng cần giáo dục các nội dung văn hóa khác cho trẻ, như văn hóa lao
động, văn hóa sinh hoạt, văn hóa tiêu dùng, văn hóa giao tiếp…Tập luyện cho
con ý thức, thói quen lao động chân tay hàng ngày để nâng cao sức khỏe, loại
trừ thói xấu lười nhác, ỷ lại, dựa dẫm, cẩu thả…qua đó giúp con mình hình
thành nhân cách, sớm ý thức được mình vì mọi người và mọi người vì mình
trong gia đình. Cần có kế hoạch, thời gian dành cho vui chơi, học tập của con
phù hợp với sinh hoạt của gia đình.
Về văn hóa tiêu dùng, về tiền bạc và những tiện nghi sinh hoạt khác, cha mẹ cần
giáo dục con ý thức tiết kiệm và quý trọng đồng tiền làm ra từ lao động chân
chính. Các thói xấu như ham tiền, kiếm tìền bằng mọi giá, đua đòi, ăn chơi cần
được sớm ngăn chặn, vì điều này dễ dẫn các em vào con đường hư hỏng. Giáo
dục cho con ý thức, nếp nghĩ, cử chỉ lời nói lễ phép, khiêm tốn, trang phục,
trang sức hợp gia cảnh từng nhà và truyền thống đạo đức của dân tộc, đó là văn
hóa giao tiếp.
Gia đình có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi
con người. Nếu nhân cách của con người bao gồm hai mặt đức và tài, thì gia
đình là nơi nuôi dưỡng đạo đức và gieo mầm tài năng. Các bậc cha mẹ cần nhận

thức đúng trách nhiệm của mình để giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng gia
đình văn hóa: no ấm, bình đăng, tiến bộ và hạnh phúc.


3. Nhà trường
Sau tổ ấm gia đình thì nhà trường là “gia đình” thứ hai của đa số người
chưa thành niên có điều kiện sống bình thường. Sau cha mẹ, thầy cô và
bạn học là người ảnh hưởng mạnh đến quá trình hình thành tính cách
của người chưa thành niên. Môi trường nhà trường cũng là nơi người
chưa thành niên trải nghiệm nhận thức và thái độ giao tiếp với cộng
đồng. Nhà trường là nơi đầu tiên người chưa thành niên được tự do
vượt ra sự che chở và điều khiển của cha mẹ, họ phải học cách tự đưa
ra quyết định, suy nghĩ cho bản thân và có trách nhiệm về các hành
động của mình. Đây cũng là giai đoạn, mà theo nghiên cứu tâm lý là
“đầy rẫy những mơ hồ, hụt hẫng và mâu thuẫn” và, khi vượt qua được
các rối loạn này, người chưa thành niên mới có khả năng trưởng thành,
độc lập, có khả năng cho/nhận và liên kết với người khác.
Có thể nói, trong mối quan hệ với gia đình và nhà trường, nhân cách và
hành vi xử sự của người chưa thành niên như một sợi dây đàn hồi (dễ
thay đổi), được căng ra giữa hai đầu gia đình và trường học. Nếu sự
quản lý ở hai đầu vừa phải, đúng đắn, tính cách và hành vi xử sự của
người chưa thành niên được phát triển ổn định bình thường như mong


muốn. Nếu hai đầu quản lý căng mạnh theo chiều ngược nhau thì kết
quả tất yếu là sợi dây nhân cách sẽ dễ “đứt”. Đã có không ít trường
hợp, do gia đình người chưa thành niên đã đặt ra những “chỉ tiêu” phấn
đấu quá cao so với năng lực của người chưa thành niên và nhà trường
cũng đề ra chỉ tiêu học tập quá nhiều đối với các em nên nhiều em đã
phát sinh xung đột từ tình trạng stress; trước tiên có thể là vấn đề thể

chất như ăn, ngủ, rối loạn vận động và tiếp đến là các vấn đề hành vi
như không vâng lời, trốn nhà, trốn học, nghiện hút, trộm cắp, mua bán
ma túy để nuôi nghiện... Còn nếu cả hai “đầu quản lý” của gia đình và
nhà trường cùng buông lỏng, gia đình phó mặc cho nhà trường, nhà
trường cho rằng giáo dục các em là trách nhiệm của gia đình, nhà
trường chỉ truyền đạt kiến thức cho các em là đủ… thì hậu quả cũng rất
rõ ràng. Người chưa thành niên thiếu hẳn sự quan tâm định hướng cần
thiết, và dễ lạc đường.Các em dễ rơi vào trầm cảm, bỏ học, dễ giao du
với những “bạn đường phố” và theo họ để phạm pháp. Một số em tính
cách thay đổi, hay cáu gắt bất ngờ, tìm cớ gây sự, ẩu đả với bạn học
giỏi trội trong lớp, hoặctrở thành học sinh “cá biệt”, cố tình ngang
bướng trong giờ học và chấp nhận bị kỷ luật.. Người chưa thành niên ở
vào tình trạng này thường sa vào con đường bỏ học, lêu lổng, kết bạn
bè quậy phá, gây rối trật tự công cộng; nghiêm trọng hơn là tham gia
băng nhóm hoạt động trộm, cướp, làm bảo kê kiểu xã hội “đen”…
Hiện nay, công nghệ thông tin phát triển mạnh, công nghiệp giải trí điện
tử ra đời cung cấp các sản phẩm băng, đĩa games điện tử, games oline,
sách, tranh ảnh điện tử… với các nội dung vô cùng phong phú và phức
tạp. Trong đó, nhiều sản phẩm cónội dung tập trung vào hai khuynh
hướng: bạo lực và tính dục. Trong khi đó, tuổi chưa thành niên là giai
đoạn phát triển chủ yếu là tiếp thu và tiếp thu không giới hạn. Các dòng
sản phẩm văn hóa tốt, xấu trộn lẫn từ bên ngoài nhập vào “như mưa lũ”;
với cơ chế kiểm soát còn nhiều bất cập, chưa kịp sàng lọc và người
chưa thành niên chưa được trang bị cơ chế “tự vệ” nên đương nhiên,
người chưa thành niên sẽ phải hấp thu một cách tự nhiên,dù ít hay
nhiều, dù tự giác hay không tự giác các khuynh hướng thẩm mỹ tiêu cực
đó. Một phản ứng tâm lý theo quy luật ở tuổi trẻ là hễ say mê kiểu cách
gì thì bắt chước theo kiểu cách đó. Vì thế, khá phổ biến tình trạng học
sinh nam/nữ sử dụng hung khí, bạo lực để giải quyết mâu thuẫn với
nhau, hoặc sa vào quan hệ tình cảm yêu đương rất sớm, từ độ tuổi 14

đến 15 (trước đây hầu như không xảy ra) và xuất hiện sự ganh ghét,
ghen tuông, dẫn đến nhiều vụ việc nữ sinh đánh đập lẫn nhau, nữ sinh
bị đánh “hội đồng”, bị xé quần áo và bị quay video clip tung lên Internet,
nhằm bêu giếu, công kích, dẫn đến nhiều hậu quả khó lường… Những
hiện tượngnày thường được xã hội và giới truyền thông gọi là “tình
trạng bạo lực học đường”.


Tình hình này càng thể hiện rõ hơn tầm quan trọng của mối liên hệ
thường xuyên giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý, giáo dục
và hình thành nhân cách, hướng dẫn cách xử sự phù hợp cho các
em.Mối liên hệ thường xuyên giữa gia đình và nhà trường là mối liên hệ
rất biện chứng, cái này là nguyên nhân/kết quả của cái kia và ngược lại;
đồng thời gia đình và nhà trường còn có mối quan hệ biện chứng và
chịu ảnh hưởng tương tác từ những yếu tố của môi trường xã hội trong
việc hình thành thái độ và hành vi cư xử của người chưa thành niên.
Từ phía nhà trường. Hiện nay hầu hết các trường học đều tổ chức cho
học sinh tham gia ký cam kết không vi phạm pháp luật, nhưng thực tế
đây cũng chỉ có tính hình thức. Trong khi đó, các chương trình giáo dục
pháp luật lại chưa được chú trọng, chưa có nhiều giải pháp quản lý,
giáo dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Thông thường, khi phát
hiện học sinh vi phạm kỷ luật thì hình thức xử lý là đuổi học, mà hình
thức này khi áp dụng lại vô tình tạo ra khoảng trống thiếu vắng sự quản
lý, giáo dục nên dễ đưa học sinh vào con đường vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà
trường thiếu chặt chẽ nên nhiều học sinh tự ý bỏ học đi lang thang hoặc
tìm niềm vui qua các trò chơi điện tử, phim ảnh bạo lực, khiêu dâm mà
Nhà trường và Gia đình không hay biết. Đây là điều kiện để các đối
tượng xấu ngoài xã hội lợi dụng để lôi kéo các em vào con đường vi
phạm pháp luật.

Từ phía xã hội. Do những tác động của mặt trái nền kinh tế thị trường
cùng với những thiếu sót trong việc quản lý văn hóa - xã hội của các cơ
quan nhà nước, các tổ chức xã hội, vì vậy chúng ta chưa đánh giá hết
tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm và tội phạm
trong giới trẻ, người chưa thành niên để đề ra những chủ trương, biện
pháp phòng ngừa ngăn chặn và đấu tranh phù hợp. Hệ thống pháp luật
về trẻ em và người chưa thành niên thiếu đồng bộ, việc thi hành chưa
nghiêm, chưa có tác dụng dăn đe, ngăn ngừa. Sự phối hợp hoạt động
của các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu chặt chẽ, các ngành, các
cấp chính quyền chưa coi trọng đúng mức và chưa thực hiện hết trách
nhiệm của mình trong công tác phòng, chống vi phạm pháp luật của
người chưa thành niên, coi đó là trách nhiệm chủ yếu của gia đình và
nhà trường. Vai trò của các đoàn thể xã hội, đặc biệt là Đoàn Thanh
niên trong công tác giáo dục và phòng ngừa vi phạm pháp luật của giới
trẻ, người chưa thành niên còn mờ nhạt. Thông thường những người vi
phạm pháp luật thuộc đối tượng ở tổ chức nào thì ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn giao cho tổ chức đó giáo dục, giúp đỡ và bảo vệ quyền
lợi của họ, nhưng thực tế thì rất ít giới trẻ vi phạm pháp luật được giao
cho Đoàn Thanh niên quản lý, giáo dục, nếu có thì cũng chưa được các
cơ sở đoàn quan tâm đúng mức. Sự mờ nhạt của nhiều tổ chức đoàn
cùng với việc thiếu quan tâm của gia đình dẫn đến nhiều thanh niên sau
khi trở về từ trường giáo dưỡng lại tiếp tục đi vào con đường tái phạm.


4. Nhóm bạn




Đối với phần lớn trẻ vị thành niên, bạn bè cùng lứa trở nên có ảnh

hưởng rất lớn. Ảnh hưởng đến mức nào là do trẻ vị thành niên thừa
nhận mình giống cha mẹ hay giống bạn bè nhiều hơn. Sự đồng nhất
hóa với bạn bè cùng nhóm được thể hiện thông qua cách ăn mặc,
nói năng, cử chỉ, diện mạo và cách ứng xử. Trẻ ngày càng ít có mặt
ở nhà và ngày càng dành nhiều thời giờ hơn cho bạn bè.
“Nhóm bạn” thường là bạn học, vì nhà trường là nơi diễn ra những
tác động xã hội qua lại nhiều nhất đối với trẻ vị thành niên, và “nhóm
bạn” này có thể gồm các thành viên cùng giới hay hỗn hợp giới. Bên
trong “nhóm bạn” là một “bè lũ”, tức là một nhóm nhỏ gồm các bạn
thân. Bên trong “bè lũ” là mối quan hệ giữa những người “bạn thân
nhất”.

Nhờ có tất cả các mối quan hệ có tính xã hội này, trẻ vị thành niên
thu nhận được những hiểu biết về bản thân và người khác. “Nhóm bạn”
mang lại cho trẻ một tính đồng nhất nhóm, tạo ra các cơ hội để tự khẳng
định, tạo ra môi trường khán thính giả và một nguồn hỗ trợ thiết yếu
trong nỗ lực đóng các vai trò mới mẻ. Trong “nhóm bạn”, trẻ được hiểu


và được chấp nhận vì lý do những người đó cũng giống trẻ mà không
giống cha mẹ hay những người lớn khác. Mối quan hệ bạn bè là một
yếu tố quan trọng cho sự phát triển ý thức về tính đồng nhất. Trong một
quan hệ bạn bè, có khả năng phóng chiếu bản thân vào vô số các vai
trò và có các thử nghiệm đủ loại khả năng trong sự an toàn và thoải mái.
Thường thì một quan hệ như vậy là điềm báo trước các quan hệ vĩnh
cữu hơn, cần cho sự phát triển một ý thức về sự riêng tư. Các em nam
thì được vài bạn thân giúp trong việc giải quyết mâu thuẫn và tính hung
hãn ( thể hiện mình ); còn các em nữ thì được bạn thân của mình làm
dịu những cảm xúc và xử lý các mối quan hệ với người khác. Hẹn hò
sớm, có thể khiến tình bạn cùng giới kém sâu sắc và do vậy ảnh hưởng

đến sự phát triển của ý thức về tính đồng nhất.




Sự thật là trước tuổi vị thành niên, các em nam và các em nữ
thường rất không ưa nhau và cố tránh bất cứ điều gì phải cùng làm
với người khác giới. Nhưng đến tuổi dậy thì là bắt đầu xuất hiện
chuyện “để ý vụng trộm”, liếc nhìn chớp nhoáng nếu người kia không
để ý, và... trêu chọc, chòng ghẹo. Sau đó là các hoạt động nhóm,
hẹn hò nhóm, hẹn hò hai người và hẹn hò từng cặp nam-nữ. Hẹn hò
vào lúc này là một quan hệ xã hội hơn là một chuyện ve vãn, tỏ tình.
Nó kích thích sự phát triển ý thức về tính đồng nhất của tuổi vị thành
niên. Trẻ có thể có được kinh nghiệm đáng kể với người khác giới,
trước khi lựa chọn một người bạn đời. Sẽ thật sự nguy hiểm nếu có
các quan hệ tình dục trước khi có đủ ý thức về sự riêng tư, điều này
có thể khiến trẻ thoái lui trong tâm trạng lo hãi và tội lỗi.
Khi bước vào tuổi VTN, thì việc tiếp xúc với những đứa trẻ cùng
trang lứa khác ngày càng trở nên quan trọng. Những nhóm bạn cùng
tuổi với trẻ VTN thường chấp nhận một cơ cấu tổ chức cao. Cơ cấu
của các nhóm bạn thường phát triển qua 5 giai đoạn:

- Giai đoạn đầu: con trai và con gái vẫn còn phân biệt với nhau,
chúng thành lập những nhóm nhỏ gồm các thành viên cùng phái. Những
nhòm này gồm các thành viên có cùng sở thích và gắn bó tình cảm thân
thiết với nhau.
- Giai đoạn thứ hai: các nhóm con trai và con gái bắt đầu tiếp xúc với
nhau như thành viên của một nhóm.
- Giai đoạn thứ ba: chúng bắt đầu hẹn hò, đây là nguyên nhân mà
các nhóm con trai và con gái kết hợp với nhau. ác nhóm gồm các thành

viên cùng giới ở giai đoạn này vẫn duy trì được bản sắc của mình.
- Giai đoạn thứ tư: các nhóm nam nữ nhập vào với nhau để tạo
thành nhóm lớn rồi sau đó tan rã.


- Giai đoạn cuối cùng: các nhóm lớn đó tan rã và tái xuất hiện các
nhóm nhỏ gồm cả nam và nữ, các cặp này kết hợp với nhau không bền
chặt.

5. Hệ thống vĩ mô
PHÁP LUẬT:
Trong hệ thống pháp luật của đất nước Việt Nam đã có những luật dành riêng
cho trẻ vị thành niên.
Xử lý vi phạm hành chính
Theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính thì tùy theo tính chất,
mức độ vi phạm mà người chưa thành niên vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi
phạm hành chính hoặc bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác.
Thứ nhất, việc xử phạt vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên được
quy định tại Điều 6 và Điều 7 của Pháp lệnh. Theo đó, người chưa thành niên
từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính
do cố ý và hình thức phạt áp dụng đối với các em chỉ là cảnh cáo, dù đó là bất
cứ loại hành vi vi phạm hành chính nào. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây
ra và hình thức phạt áp dụng đối với họ là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tuy nhiên,
mức tiền phạt đối với người chưa thành niên ở độ tuổi này không được quá một
phần hai mức tiền phạt đối với người đã thành niên. Trong trường hợp họ không


có tiền nộp phạt thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp thay. Ngoài ra, người
chưa thành niên vi phạm hành chính gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy

định của pháp luật.
Theo quy định tại các điều 54, 55 và 56 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành
chính thì việc xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo một trong hai
loại thủ tục xử phạt là thủ tục xử phạt đơn giản (tức là phạt tại chỗ mà không
cần lập biên bản) và thủ tục xử phạt có lập biên bản (tức là trước tiên phải lập
biên bản về vi phạm hành chính, sau đó người có thẩm quyền xử phạt ra quyết
định xử phạt). Thủ tục xử phạt đơn giản được áp dụng trong trường hợp xử phạt
cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng còn thủ tục xử phạt
có lập biên bản được áp dụng trong trường hợp phạt tiền trên 100.000 đồng.
Ngoài ra, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính còn quy định về việc chuyển hồ
sơ vụ vi phạm để xử lý bằng biện pháp khác, theo đó, khi xem xét vụ vi phạm
để quyết định xử phạt hành chính, nếu xét thấy hành vi vi phạm có dấu hiệu tội
phạm, thì người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành
tố tụng hình sự có thẩm quyền; nếu đã ra quyết định xử phạt, nhưng sau đó phát
hiện hành vi vi phạm có dấu hiệu tội phạm mà chưa hết thời hiệu truy cứu trách
nhiệm hình sự thì người đã ra quyết định xử phạt hành chính phải huỷ quyết
định đó và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có
thẩm quyền. Nghiêm cấm việc giữ lại các vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để
xử phạt hành chính (Điều 62).
Trong trường hợp vụ án hình sự bị đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án mà
hành vi phạm pháp có dấu hiệu vi phạm hành chính, thì cơ quan tiến hành tố
tụng hình sự phải chuyển quyết định đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án kèm
theo hồ sơ vụ vi phạm và đề nghị xử phạt hành chính đến người có thẩm quyền
xử phạt vi phạm hành chính (Điều 63).
Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác đối với người chưa
thành niên cũng được Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính quy định rõ. Có ba
trong số bốn biện pháp xử lý hành chính khác được áp dụng đối với người chưa
thành niên vi phạm. Đó là: biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào
trường giáo dưỡng và đưa vào cơ sở chữa bệnh
Theo quy định tại Điều 23 của Pháp lệnh thì Chủ tịch UBND xã, phường, thị

trấn quyết định áp dụng biện pháp Giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với
người chưa thành niên vi phạm để giáo dục, quản lý các em tại nơi cư trú trong
một thời gian từ 3 đến 6 tháng đối với 3 trường hợp sau: (1) Người từ đủ 12 tuổi
đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội phạm nghiêm trọng
do cố ý quy định tại Bộ luật Hình sự; (2) Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhiều lần
có hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ, đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng và
(3) là người bán dâm có tính chất thường xuyên từ đủ 14 tuổi trở lên có nơi cư
trú nhất định.
Theo quy định tại Điều 24 của Pháp lệnh thì Chủ tịch UBND huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh quyết định áp dụng biện pháp Đưa vào trường giáo
dưỡng với thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm đối với người chưa thành niên vi phạm


để các em học văn hoá, giáo dục hướng nghiệp, học nghề, lao động, sinh hoạt
dưới sự quản lý, giáo dục của trường.
Biện pháp xử lý hành chính Đưa vào trường giáo dưỡng được áp dụng đối với
người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự;
người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện hành vi có dấu hiệu của một tội
phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng quy định tại Bộ luật Hình sự
mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa
bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định; người từ đủ 14
tuổi đến dưới 18 tuổi nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp vặt, lừa đảo nhỏ,
đánh bạc nhỏ, gây rối trật tự công cộng mà trước đó đã bị áp dụng biện pháp
giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng
không có nơi cư trú nhất định.
Điều 26 Pháp lệnh XLVPHC quy định Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định áp
dụng biện pháp xử lý hành chính Đưa vào cơ sở chữa bệnh với thời hạn từ 3
tháng đến 18 tháng đối với người từ đủ 16 tuổi trở lên bán dâm có tính chất
thường xuyên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc

chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định để các em
lao động, học văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở chữa
bệnh.
Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nêu trên được quy định tại
Chương VII về Thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác (Mục 1,
Mục 2 và Mục 4), tại các điều từ Điều 70 đến Điều 83 và các điều từ Điều 93
đến Điều 101 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính
Trước hết, việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Chủ tịch
UBND cấp xã tự quyết định hoặc quyết định theo đề nghị của Trưởng Công an
cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã hoặc đại diện cơ quan, tổ
chức, đơn vị dân cư ở cơ sở hoặc dựa trên cơ sở hồ sơ, biên bản về hành vi vi
phạm pháp luật của đối tượng do cơ quan Công an cấp huyện, cấp tỉnh cung
cấp.
Trước khi quyết định việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Chủ tịch UBND cấp
xã tổ chức cuộc họp gồm Trưởng Công an cấp xã, đại diện Ban Tư pháp, Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội cùng cấp có liên quan, đại diện dân cư
ở cơ sở, gia đình của người được đề nghị giáo dục để xem xét việc áp dụng biện
pháp này. Sau cuộc họp này, Chủ tịch UBND cấp xã xem xét, quyết định việc
giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên và giao các em
cho gia đình, nhà trường, đoàn thanh niên, cơ quan, tổ chức thích hợp ở cơ sở
quản lý, giáo dục.
Xử lý hình sự:
Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (các Điều 34, 35, 68 - 75) thì
người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi phạm tội sẽ bị xử
lý về hình sự và bị áp dụng hình phạt hoặc các biện pháp tư pháp mang tính
giáo dục, phòng ngừa. Cụ thể:


1. Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về
mọi tội phạm; người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải

chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng (tức tội phạm có mức
cao nhất của khung hình phạt do luật định là từ trên 7 năm đến 15 năm tù) do cố
ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng (tức tội phạm có mức cao nhất của khung
hình phạt do luật định là trên 15 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình).
2. Không áp dụng hình phạt tù chung thân và tử hình đối với người chưa thành
niên phạm tội. Nếu trong khung hình phạt được áp dụng có quy định hình phạt
tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt tù có thời hạn cao nhất được áp
dụng là không quá 18 năm (đối với người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi trở lên
khi phạm tội) hoặc 12 năm (đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 16 tuổi khi phạm tội).
3. Mức phạt tù có thời hạn áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội
cũng nhẹ hơn so với người đã thành niên. Cụ thể là mức phạt tù có thời hạn cao
nhất được áp dụng là không quá 3/4 (đối với người chưa thành niên từ đủ 16
tuổi trở lên khi phạm tội) hoặc 1/2 (đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi khi phạm tội) mức phạt tù mà điều luật quy định.
4. Thời hạn cải tạo không giam giữ đối với người chưa thành niên phạm tội
không quá một phần hai thời hạn mà điều luật quy định và người chưa thành
niên bị phạt cải tạo không giam giữ không bị khấu trừ thu nhập.
5. Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tội ở độ
tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi. Phạt tiền là hình phạt chính chỉ áp dụng đối với
người chưa thành niên phạm tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, nếu các em có
thu nhập hoặc có tài sản riêng. Mức phạt tiền không quá một phần hai mức tiền
phạt mà điều luật quy định.
6. Không áp dụng các hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm
tội.
7. Khi thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành
niên phạm tội, Tòa án có thể áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính
chất giáo dục, phòng ngừa sau: giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đưa vào
trường giáo dưỡng.
NHÀ NƯỚC:

Nhà nước quy định pháp luật. Pháp luật đề ra luật và nhà nước thực hiện pháp
luật.
Tuy nhiên nhà nước chưa thực hiện tốt việc áp dụng luật vào đời sống. Nhà
nước cũng chưa phổ biến luật rộng rãi cho những người tuổi vị thành niên nên
tuổi vị thành niên vẫn chưa ý thức được hành động của mình. Cần phải phổ biến
rộng rãi những luật của trẻ vị thành niên ở trường cấp 2 và cấp 3 và có những
biện pháp răn đe để các em ý thức được việc làm của mình.


Nhà nước vẫn còn lỏng lẻo và lương thiện đối với những trẻ vị thành niên phạm
tội nghiêm trọng. Như vụ án Lê Văn Luyện: Luyện phạm tội giết 4 người trong
1 gia đình nhưng vì chưa đủ 18 tuổi nên Luyện chỉ bị đi tù 18 năm.

Hệ thống văn hóa –xã hội
Sở dĩ tuổi vị thành niên là độ tuổi trẻ bước vào tuổi dậy thì,mọi mặt về sinh lí
đều thay đổi.Có thể nói xét về mặt tâm-sinh lí trong ngưỡng độ tuổi này vô cùng
nhạy cảm ,phải nói đây là giai đoạn thích nghi khó khăn nhất của trẻ-xuất hiện
rỗ rệt nhiều sự thay đổi nhất từ khi trẻ sinh ra cho đến thờ điểm hiện tại.Vì vậy
chúng luôn chịu sự chi phối của cảm xúc cá nhân ,bởi những tác nhân bên
ngoài .Thể hiện cụ thể nhất ở chính hành vi của chúng.
Trong đó sự phát triển của văn hóa –xã hội ảnh hưởng không nhỏ tới hành vi
của độ tuổi này
Đất nước đang trên đà phát triển theo hướng công nghiệp hóa –hiện đại hóa
,đồng nghĩa với việc xã hội ngày một văn minh và hội nhập hơn ,tạo ra nhiều
giá trị tích cực về mọi mặt ,tuy nhiên cũng có không ít khó khăn gặp phải đối
với đối tượng vị thành niên đang nói đến ở đây.
Tiếp đó là các yếu tố truyền thống . Như văn hóa vùng miền ,từ khi sinh ra trẻ
đã được tiếp xúc với nền văn hóa có sẵn , hành vi của trẻ có xu thế thiên về
những thứ khuôn mẫu mà chúng được chứng kiến trước đó.
Ví dụ : tục chọi trâu –là tục diễn ra hàng năm ,nó là một cái lễ hội .Ai cũng có

thể nhận ra đây là hành vi bạo lực ,cần phải phê phán .Nhưng đối với trẻ ở vùng
quê nay chúng đã quen với công việc như thế ,ít nhiều cũng hình thành cho
trong tiềm thức của trẻ hình ảnh vùng vẫy ,đấm đá ,bạo lực .
Đối với các phương tiện truyền thông giúp cập nhật thông tin hàng ngày khiến
con người hội nhập ,hiểu biế hơn .Tuy nhiên nó gặp phải không ít bất cập gây
nguy hại tới nhận thức non nớt của trẻ.ngày nay bật internet lên chúng ta dễ
dàng tìm kiếm được hàng loạt các trò chơi game chém giết không phù hợp với
lứa tuổi vị thành niên,những hình ảnh các cô gái mặc áo hở ngực ,quần ngắn
cũn cỡn ở trong các trò chơi ấy ,…..nó ảnh hưởng không nhỏ tới tiềm thức của
trẻ dẫn đến hành vi thiếu lệch chuẩn.Ví dụ như trường hợp cháu chặt đầu ông
tưởng đầu ông mọc lại như trong game,tạo ra ảo giác khiến trẻ rơi vào trạng thái
nửa tỉnh nửa mê vô cùng nguy hiểm.Các em hàu như đều không đươc phổ cập
những vấn đề lứa tuổi của mình Dần dần các em sẽ không ý thức được hành vi
của mình ,không biết mình nên làm gì và không nên làm gì .Đây cũng chính là
một vấn nạn hiện nay cần lên án sâu sắc và có những phương hướng triệt để
định hướng cho các em phòng tránh .

Hệ thống chính trị


Trên thực tế rất nhiều tội phạm trong tuổi vị thành niên đứng trước vành móng
ngựa bị bắt với một tội danh nhất định ,bản thân các em còn không hiểu vì sao
mình lại bị bắt ,mình làm gì để đến mức đi tù ,như thế là sai hay đúng .Có thể
thấy việc trang bị kiến thức cho trẻ vị thành niên là chưa có ,dù có cũng còn sơ
saì và thiếu tính quy hoạch
Bên cạnh các điều luật về quyền lợi cũng như là hình phạt đối với trẻ vị thành
niên ,các ban nghành đoàn thể nên đẩy mạnh công tác tuyên truyền ,mở các lớp
tập huấn giúp trẻ trong ngưỡng độ tuổi này nhận thức rõ ràng bổn phận trách
nhiệm của mỗi cá nhân ,điều chỉnh hành vi sao cho phù hợp với lứa tuổi,cống
hiến cho đất nước ,xã hội phát triển giẩm bớt những gánh nặng về tệ nạn ,những

hành vi sai lệch.
Gia đình kết hợp cùng nhà trường quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ từ nhữn việc
nhở nhất ,thường xuyên tổ chức các hoạt động mang đính cộng đông phát huy
được khả năng cá nhân .
Mở các lớp học kĩ năng sống,lớp pháp luật đối tuổi cụ thể

6. Hệ thống trung mô
Trước tiên là yếu tố gia đình,gia đình luôn có vai trò quan trọng trong sự hình
thành và phát triển nhân cách của con trẻ.Việc xây dựng gia đình no ấm, tiến
bộ,hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội ,là môi trường quan trọng
,trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách của trẻ đặc biệt là tuổi vị
thành niên,hướng trẻ xây dựng ,phát triển ,hoàn thiện nhân cách.Không những
thế gia đình còn giúp trẻ nhận thức được quyền lợi ,bổn phận và nghĩa vụ của
mình đối với gia đình và xã hôi. Gia đình như một chiếc “nôi”để trẻ có những
hành vi lệch chuẩn hay không lệch chuẩn .
Trẻ vị thành niên nếu được cha mẹ quan tâm ,chú ý ,giáo dục ,đồng thời cảm
thông lắng nghe những suy ngĩ của trẻ ,đứa trẻ sẽ có thiên hướng phát triển
tốt ,nhận thức tốt ,học hỏi từ hành động cử chỉ của gia đình .Ở những trẻ vị
thành niên vi phạm phát luật xuất hiện ở gia đình có hoàn cảnh nghèo thường có
những hành vi ăn cắp ,ăn trộm,cướp,…Gia đình khá giả ,giàu có bố mệ cung
cấp cho con đầy đủ vật chất nhưng không chăm lo ,để ý đên con cái ,con đòi gì
được nấy ,đáp ứng tất cả các yêu cầu khiến trẻ mắc phải những tệ nạn xã hội
(ma túy ,thuốc lắc ,đập đá,…)
Có thể nói ,không phải quyết định tất cả ,nhưng gia đình là yếu tố chủ yếu hình
thành ,quyết định hành vi của trẻ vị thành niên


Tiếp đó là yếu tố trường hoc,đến trường là nơi trẻ được trang bị kiến thức ,học
tập vui chơi .Người ta vẫn thường gọi tuổi vị thành niên là “cái tuổi dở dở ương
ương” cái tuổi muốn được khẳng định mình ,cái tuổi tập làm người lớn .Thầy cô

giáo là người theo sát các con khi ở trường .
Ví dụ:




Thầy cô là người tiếp xúc với trẻ hàng ngày ,thường xuyên quan sát trẻ
,sát sao với việc học tập của trẻ tạo cho chúng hứng thú khi đến trường ,
không nên đặt áp lực ,hướng chúng đến hành vi –chuẩn mực chắc chắn
chúng sẽ có hành vi tốt .
Nếu thầy cô áp đặt ,bó buộc cứng nhắc trẻ thường có các hành vi như nổi
khùng ,đối đáp lại ,hơn nữa sẽ làm trái lại lời giáo viên yêu cầu .

Song bạn bè cũng vậy,nó cũng là một trong những nhân tố tác động không nhỏ
tới hành vi của trẻ vị thành niên,mang lại cho trẻ tinh đồng nhất nhóm tạo cơ hội
để tự khẳng định tạo ra môi trường khán thính giả và một nguồn lực thiết yếu
trông nỗ lực đóng các vai trò mới mẻ.Trong môi trường bạn bè trẻ được hiểu và
được chấp nhận vì lí do những người đó cũng giống trẻ mà không giống cha mẹ
hay những người khác.Khi bước vào tuổi vị thành niên,thì việc tiếp xúc với
những đứa trẻ cùng trang lứa khác ngày càng trở nên quan trọng. Bạn bè ảnh
hưởng rất lớn và ảnh hưởng tới mức nào là do trẻthừa nhận,thông qua cách ăn
mặc nói năng ,cử chỉ,diện mạo và cách ứng xử .

7.Hệ thống vi mô
Bao gồm:
Hệ thống xã hội,như phần ở trên cũng đề cập khá cụ thể .Xã hội ngày càng phát triển thì
con người ngày càng tiếp cận với những cái mới .Tuổi vị thành niên cũng vậy ,chúng luôn
nhạy bén trông việc tiếp cận cái mới trong xã hội .Ở giai đoạn “ tập làm người lớn” này
chúng tò mò và muốn làm mọi thứ.
Vả lại trong xã hội không phải cái gì cũng tốt cái gì cũng có thể thử .trông độ tuổi này chúng

dễ du nhập ,gần như là không phân biệt được đâu là cái tốt và đâu là cái xấu ,có xu hướng
theo số đông .
Hệ thống sinh học ,bước vào ngưỡng tuổi dậy thì mọi mặt về sinh kí thay đổi ,trung bình con
gái là 11-14 tuổi ,con trai là 13-16 tuổi.Các cơ quan sinh dục bắt đầu pgats triển dẫn đến sự thức tỉnh
và ham muôn tính dục nhưng lại có dàng buoocjnghieem ngặt chi phối các ứng xử tính dục của tuổi
vị thành niên.trẻ vị thành niên lớn lên từng ngày ,cơ thể không chỉ lớn lên về chiều cao và cân
nặng ,mà còn cả về kích thước khác :đầu ,ngực ,mông ,tay ,chân.tất cả các bộ phận cơ thể lại không
lớn lên theo cùng một tốc độ nên chúng có cảm giác ngượng ngịu và có phần không cân đối .Tuổi vị
thành biên cần được nhà trường và gia đình cung cấp đầy đủ kiến thức để vượt qua được độ tuổi
này ,để không còn bỡ ngỡ , khi các câu hỏi của tuổi vị thành niên được đấp ứng chắc chắn sẽ có
những hướng đi đúng tạo cho trẻ sự phát triển tốt nhất .
Hệ thống tâm lí,trẻ vị thành niên bắt đầu quan tâm ,lo nghĩ về dáng vẻ của mình,và mất hàng giờ
đứng trước gương,tìm hiểu những thay đổi đang diễn ra xung quanh chúng .Tuổi vị thành niên được


dẫn dắt tới một tư duy mới mẻ ,lần đầu tiên trẻ có khả năng thực nghiệm tư duy trìu tượng hay tư
duy hình thức .Đó thực sự là đỉnh cao của những gì đã được xây dựng suốt thời kì trẻ em.
Trẻ vị thành niên thường có xu hướng đánh giá miinhf cao hơn với hiện thực ,chúng thích thổi phồng
những khả năng của bản thân,người ta thường nói một cách giàu hình ảnh là trẻ vị thành niên thích
tự xem mình là “cái rốn của vũ trụ”,là nhân vật có tầm quan trọng nhất ,ai cũng có hành động và suy
ngĩ như mình.Và chình những đánh giá mang tính chủ quan như vây khiến cho những quyết định
của trẻ ít dẫn đến thành công,những thất bại nho nhỏ ,những xích mích vụn vặt,cũng có thể khiến trẻ
dẫn đến hành vi nông nổi.
Đến tuổi vị thành niên trẻ có xu hương muốn tách ra .ít phụ thuộc vào cha mẹ,không thích đi cùng bố
mẹ đến nơi đông người,không thích bố mẹ đưa đi học hoặc tham gia vào nhuwngx việc cá nhân ,nói
cách khác là trẻ vị vị thành niên đang học cách tự lập.Ngoài ra trẻ vị thành niên cũng rất bướng
bỉnh ,thường xuyên tỏ ra bất đồng quan điểm với bố mẹ ,thích chứng tỏ cái tôi của minh ,lamftrais
với những gì bố mẹ thầy cô ngăn cấm .Đây là những biểu hiện tâm lí đáng quan tâm ,cần sự kiên
trì,mềm dẻo, linh hoạt uốn nắn để tránh chạm vào tự ái và tổn thương tinh thần của trẻ.
Sự trưởng thành về thể chất đánh dấu sự khác biệt giới tính rõ rang ở trẻ nam và trẻ nữ ở tuổi vị

thành niên,những thay đổi ấy rất dễ nhận thấy .Chính sự thay đổi tâm lí này là tiền đề dẫn đến sự
thay đổi về tâm lí,trẻ bắt đầu có nhận thức về giới tính,biết rung động ,xao xuyến trước bạn khác
giới mà mình có thiện cảm ,…



×