Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Đa dạng sinh học và tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.21 KB, 14 trang )

ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM
Hoàng Văn Thắng và Hà Thị Thu Huế
Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội

Tóm tắt

Việt Nam là một nước giàu có về đa dạng sinh học, bao gồm 28 khu vực di sản thế giới về
tự nhiên và văn hóa, 128 khu bảo tồn trên cạn, 15 khu bảo tồn biển, 5 khu Ramsar và 8 khu
bảo tồn sinh quyển. Đa dạng sinh học – được coi như là “vốn tự nhiên” – đóng vai trò rất
quan trọng trong phát triển kinh tế và cuộc sống của con người trên khắp thế giới. Với
khoảng 25 triệu người Việt Nam sống tại các vùng nông thôn hay ở các vùng sâu vùng xa,
20% thu nhập của họ là từ các tài nguyên thiên nhiên. Một trong những nội dung của tăng
trưởng xanh là bảo tồn và sử dụng khôn khéo tài nguyên thiên nhiên. Báo cáo này trình
bày về đa dạng sinh học và tầm quan trọng của các hệ sinh thái, các loài, hệ gen và dịch
vụ của chúng trong tăng trưởng kinh tế xanh tại Việt Nam, cũng như việc sử dụng khôn
khéo đa dạng sinh học như là vốn tự nhiên cho đầu tư và sáng kiến của tăng trưởng kinh tế
và cơ hội của chúng.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đã phải đối mặt với các cuộc khủng hoảng kinh
tế, xã hội xảy ra liên tiếp. Tình trạng này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi mà tài nguyên thiên
nhiên nói chung, đa dạng sinh học (ĐDSH) nói riêng ngày càng bị suy thoái và cạn kiệt, biến đổi
khí hậu (BĐKH) ngày càng diễn biến phức tạp, dân số thế giới ngày càng tăng cao, kéo theo các
nhu cầu về tài nguyên nước, nơi sinh sống, năng lượng, lương thực... cũng tăng lên một cách
nhanh chóng. Bên cạnh đó, việc phát triển kinh tế chưa chú ý một cách thỏa đáng đến môi
trường, tài nguyên thiên nhiên – vốn tự nhiên – đang là những thách thức lớn đối với nhiều quốc
gia. Tăng trưởng xanh đã được nhiều quốc gia xác định là trọng tâm và xây dựng thành chính
sách phát triển nhằm đạt được sự phát triển bền vững, trong đó phải kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc,
Đức, Anh, Pháp, Hà Lan... Tăng trưởng xanh đã tạo đà cho bước nhảy vọt trong phát triển kinh
tế của nhiều nước phát triển mà không cần “phát triển nâu” (ô nhiễm trước, xử lý sau).
Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng


trưởng sạch, vì nó giảm thiểu ô nhiễm và tác động môi trường, là sự tăng trưởng có sức chống
chịu (OECD, 2011). Tài nguyên thiên nhiên nói chung, ĐDSH nói riêng được coi như là “vốn tự
nhiên” rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xanh hay tăng trưởng xanh.
Việt Nam là một trong những nước có tính ĐDSH cao trên thế giới. Đa dạng sinh học, cùng với
các dịch vụ của chúng, có một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở
Việt Nam. Trên 20% dân số của Việt Nam sống ở vùng sâu, vùng xa, nơi có tính ĐDSH cao, có
đời sống phụ thuộc rất nhiều vào khai thác và sử dụng tài nguyên sinh học (Bộ TN&MT, 2011).
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình, nhân loại đã
khai thác một cách kiệt quệ và sử dụng không hiệu quả ĐDSH và các dịch vụ mà ĐDSH cung
cấp. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn và sử dụng một cách

14


khôn khéo, ĐDSH của Việt Nam vẫn ngày càng bị suy thoái, các dịch vụ mà ĐDSH mang lại
cho cộng đồng và nền kinh tế ngày càng bị xuống cấp, nhiều nơi, nhiều chỗ khó có khả năng
phục hồi và tiếp tục cung cấp các dịch vụ sinh thái thiết yếu cho xã hội, cũng như cho chính bản
thân hệ sinh thái (HST) và môi trường.
Trong bối cảnh đó, song song với các chính sách và giải pháp về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa
dạng sinh học và định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình Nghị sự 21 năm
2004), Chính phủ đã ban hành Chiến lược quốc gia của Việt Nam về Tăng trưởng xanh thời kỳ
2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 (năm 2012) tại Quyết định số 1393 của Thủ tướng Chính
phủ, với 3 mục tiêu là: (i) Khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế, tiến tới xóa bỏ những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên
thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường; (ii) Ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại, nhằm sử
dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả
với BĐKH; và (iii) Nâng cao đời sống nhân dân thông qua việc tạo thêm việc làm từ các ngành
công nghiệp xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc xây dựng lối sống thân thiện
với môi trường.
Bài viết này nhằm nhìn nhận một cách tổng quan về ĐDSH, vai trò mà các dịch vụ ĐDSH mang

lại cho nền kinh tế xanh của Việt Nam và làm thế nào để sử dụng một cách khôn khéo dạng tài
nguyên thiên nhiên này như là động lực “tự nhiên”, nhằm thúc đẩy đầu tư, đổi mới phát triển
kinh tế-xã hội, cũng như tận dụng các cơ hội để phát triển.
2. ĐA DẠNG SINH HỌC – SỰ THỊNH VƯỢNG CỦA CON NGƯỜI

2.1. Đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học là sự phong phú của mọi cơ thể sống có từ tất cả các nguồn trong các hệ sinh thái
trên cạn, ở biển và các hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng tạo nên; đa
dạng sinh học bao gồm sự đa dạng trong loài (đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng gen), giữa
các loài (đa dạng loài) và các hệ sinh thái (đa dạng hệ sinh thái) (CBD, 1992; Quốc hội, 2008).
2.2. Các giá trị của đa dạng sinh học

2.2.1. Duy trì sự sống trên Trái đất, ổn định khí hậu, giảm nhẹ thiên tai
Các HST là cơ sở sinh tồn của sự sống trên Trái đất, trong đó có loài người. Các HST đảm bảo
sự chu chuyển của các chu trình địa hóa: ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh như
cacbon, nitơ. Chúng duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất ở hầu khắp các vùng trên Trái đất,
làm giảm nhẹ sự ô nhiễm.
(a) Bảo vệ tài nguyên đất và nước:
Các quần xã sinh vật đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ rừng đầu nguồn, những HST
vùng đệm, để phòng chống lũ lụt và hạn hán cũng như việc duy trì chất lượng nước. Tán cây và
các lớp lá rụng dưới đất ngăn cản sức rơi của những giọt mưa, làm giảm tác động của mưa lên
đất; rễ cây và các vi sinh vật đất làm thông thoáng không khí trong đất và giảm bớt khả năng xảy
ra lũ lụt như khi có mưa lớn và chúng cũng làm cho dòng chảy chậm lại đến hàng ngày, hàng
tuần sau khi mưa.

15


Việc hủy hoại thảm thực vật do khai thác gỗ, khai hoang làm nông nghiệp và những hoạt động
khác của con người làm cho tốc độ xói mòn đất và thậm chí sạt lở đất tăng lên rất nhanh, làm

giảm giá trị sử dụng đất đối với con người. Đất bị suy thoái khiến thảm thực vật không thể phục
hồi được và rất có thể làm cho đất không thể dùng vào mục đích sản xuất nông nghiệp được nữa.
Thêm vào đó, tầng đất màu khi bị rửa trôi theo nước sẽ chảy tràn xuống HST thủy sinh, có thể
làm chết các động vật sống trong nước. Phù sa trôi vào sông, suối còn làm đục nước, thậm chí
gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Việc xói mòn
đất cũng gây bồi lấp các hồ chứa nước của các trạm thủy điện, làm suy giảm khả năng phát điện
hoặc làm cản trở các tàu bè đi lại trên các sông và các cảng. Những trận mưa lụt chưa từng thấy
ở khắp nơi trên toàn cầu trong thời gian gần đây, mà nguyên nhân chủ yếu là do phá rừng, khai
thác quá mức trên các khu vực rừng đầu nguồn, đã buộc chính phủ các nước phải ra sắc lệnh hạn
chế khai thác gỗ hoặc đóng cửa rừng, nhiều nơi phải phát động phong trào trồng cây gây rừng.
Giá trị phòng chống lũ lụt của những vùng đầm lầy nói riêng và các vùng đất ngập nước nói
chung là hết sức quan trọng.
(b) Điều hòa khí hậu:
Quần xã thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa khí hậu địa phương, khí hậu vùng
và ngay cả khí hậu toàn cầu. Trong khuôn khổ địa phương, cây cối cung cấp bóng mát và khuếch
tán hơi nước, làm giảm nhiệt độ không khí khi thời tiết nóng nực. Cây cối trong vườn, trong
công viên còn có tác dụng chắn gió và hạn chế sự mất nhiệt từ các tòa nhà lớn trong điều kiện
khí hậu lạnh giá.
(c) Phân hủy các chất thải:
Các quần xã sinh vật có khả năng phân hủy các chất ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu và các
chất thải sinh hoạt khác đang ngày càng tăng do các hoạt động của con người (Odum, 1993,
trong Trương Quang Học và Hoàng Văn Thắng, 2012). Các loài nấm và vi khuẩn đóng vai trò
đặc biệt quan trọng trong những quá trình phân hủy này. Khi những HST như vậy bị tổn thương
hay bị suy thoái, cần phải thay thế bằng một hệ thống nhân tạo để kiểm soát ô nhiễm với giá tiền
đắt gấp nhiều lần với chức năng tương tự.
(d) Khả năng sản xuất của hệ sinh thái:
Khả năng quang hợp của các loài thực vật và các loài tảo lam làm cho năng lượng Mặt trời được
cố định lại trong những tế bào sống. Năng lượng được tích lũy trong thực vật được con người thu
lượm để sử dụng một cách trực tiếp như khi họ thu lượm củi hoặc cắt cỏ làm thức ăn cho gia súc,
hay hái lượm các loài rau, thực phẩm trong thiên nhiên. Những vật liệu có nguồn gốc thực vật

cũng là điểm khởi đầu của các chuỗi thức ăn. Việc hủy hoại thảm thực vật trên một khu vực mà
nguyên nhân là do chăn thả động vật nuôi, do khai thác gỗ một cách quá mức hoặc do nạn cháy
rừng xảy ra thường xuyên đã hủy hoại khả năng tận dụng năng lượng Mặt trời để sản xuất của
các HST, do vật sẽ dẫn đến việc mất những sản phẩm do thực vật sản sinh nên các quần thể động
vật sống trong vùng (kể cả con người) đều phải gánh chịu hậu quả (Odum, 1993, trong Trương
Quang Học và Hoàng Văn Thắng, 2012). Tương tự như vậy, ở các khu vực cửa sông, dải ven
biển, là nơi thực vật và tảo thường phát triển rất mạnh. Những thực vật và tảo là mắt xích đầu
tiên của hàng loạt các chuỗi thức ăn tạo thành các hải sản như trai, sò, tôm, cua... Sự đánh bắt
quá mức dẫn đến việc hủy hoại các vùng cửa sông và vùng duyên hải, làm cho Hoa Kỳ mất đi

16


trên 200 triệu USD mỗi năm, trong đó chủ yếu là mất đi các loài cá thương mại và mất đi những
khu vui chơi, giải trí cùng các dịch vụ đánh bắt cá thể thao. Dù cho các HST đã bị hủy hoại hoặc
suy thoái này đều có thể phục hồi, nhưng phải trả với cái giá rất đắt và thường là không thể phục
hồi đầy đủ được các chức năng sinh thái như đã có, còn tính ĐDSH thì không bao giờ có thể
khôi phục được.
Những giá trị kinh tế gián tiếp của ĐDSH như các quá trình xảy ra trong môi trường và các chức
năng của HST là những lợi ích không đo đếm được và nhiều khi là vô giá. Do những lợi ích này
không phải là hàng hóa hay là dịch vụ, nên thường không được tính đến trong quá trình tính toán
giá trị GDP của quốc gia. Tuy vậy, chúng đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì các sản
phẩm tự nhiên mà nền kinh tế các nước không bị phụ thuộc.
Đa dạng sinh học trực tiếp phục vụ đời sống của con người, góp phần xóa đói, giảm nghèo…
Đây là các giá trị kinh tế trực tiếp được con người trực tiếp thu lượm và sử dụng. Những giá trị
này thường được tính toán thông qua việc điều tra, khảo sát những hoạt động của một số nhóm
người đại diện tại các điểm khai thác và đối chiếu so sánh với những số liệu được thống kê về
xuất nhập khẩu. Những giá trị trực tiếp có thể được tiếp tục chia thành giá trị sử dụng cho tiêu
thụ, đối với những sản phẩm hàng hóa được sử dụng ở địa phương và giá trị sử dụng cho sản
xuất, cho các sản phẩm bán ra thị trường.


2.2.2. Giá trị sử dụng cho tiêu thụ
Giá trị sử dụng cho tiêu thụ được đánh giá bao gồm các sản phẩm tiêu dùng cho cuộc sống hàng
ngày, như củi đốt và những loại sản phẩm khác, cho các mục tiêu sử dụng như tiêu dùng cho gia
đình và không xuất hiện ở thị trường trong nước và quốc tế. Những người dân sống gần những
nguồn tài nguyên thiên nhiên thường có xu hướng khai thác sử dụng chúng phục vụ cho nhu cầu
cuộc sống hàng ngày của họ. Nếu người dân không có điều kiện để khai thác nguồn tài nguyên
thiên nhiên này bởi nhiều nguyên nhân như do môi trường bị xuống cấp, do nguồn tài nguyên bị
khai thác quá mức hoặc do sự quản lý nghiêm ngặt của các khu bảo tồn các nguồn tài nguyên
nhiên nhiên, chất lượng cuộc sống của họ bị xuống cấp, đến mức họ không thể sống được và
buộc phải di chuyển đến nơi khác để khai thác.
Các nguồn tài nguyên ĐDSH có thể được sử dụng trong rất nhiều mặt của cuộc sống, như củi
đun, rau cỏ, hoa quả, thịt cá, dược phẩm, nguyên vật liệu... 80% dân số thế giới vẫn dựa vào
những dược phẩm truyền thống lấy từ các loài động thực vật để sử dụng cho sơ cứu ban đầu khi
họ bị nhiễm bệnh.
Hiện nay, đã có 119 chất hóa học tinh chế từ 90 loài thực vật có mạch bậc cao được sử dụng
trong dược học hiện đại trên toàn thế giới và ngày càng phát hiện thêm nhiều cây con có khả
năng cứu loài người khỏi các bệnh tật hiểm nghèo. Nền y học dân tộc dựa chính vào việc sử
dụng các cây cỏ, là cơ sở của việc bảo vệ sức khỏe ban đầu cho 80% dân các nước đang phát
triển. Mặc dù cây cỏ hoang dã đã được sử dụng rộng rãi trong việc chữa bệnh trên khắp thế giới,
nhưng mới chỉ có 2% của 270.000 loài thực vật có mạch bậc cao được nghiên cứu một cách đầy
đủ, trong đó có nhiều loài có triển vọng. Ước tính việc buôn bán các loại thuốc có nguồn gốc từ
cây cỏ thiên nhiên và từ vi sinh vật trên toàn thế giới thu lợi khoảng 40 tỷ USD/năm.

17


Một trong những nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống là nguồn prôtêin, có thể lấy
được thông qua việc săn bắt các loài động vật... Trên toàn thế giới, 100 triệu tấn cá, chủ yếu là
các loài hoang dã bị đánh bắt mỗi năm. Phần lớn số cá này được sử dụng ngay tại địa phương.

Mặc dù hầu hết các thức ăn của con người được các nguồn từ động vật nuôi, thực vật và cá đáp
ứng, tuy nhiên, các loài động thực vật hoang dã cũng là nguồn dinh dưỡng quan trọng của con
người. 80% nguồn prôtêin trong thức ăn hàng ngày của những người dân bản địa và những người
mới đến định cư ở vùng trung tâm Huallaga tại Pêru có nguồn gốc từ các loài động vật hoang dã.
Ở phía Bắc của Alaska năm 1974, chỉ riêng những người dân Anaktuvuk Pass tiêu thụ trung bình
755 kg thịt từ các loài động vật hoang dã, chiếm khoảng 88% nhu cầu dinh dưỡng trong bữa ăn
của họ. Ở Nicaragoa, động vật hoang dã cung cấp tới 98% lượng thịt và cá tiêu thụ của người
Miskito Indians. Ước tính tổng lượng thịt khoảng 18.000 tấn đã được sử dụng khi nghiên cứu về
hoạt động săn bắn và tiêu thụ thịt động vật tại Sarawak. Thậm chí cả ở các nước công nghiệp hóa
như Hoa Kỳ, môn thể thao săn bắn các loài động vật móng guốc cỡ lớn ước tính mang lại khoảng
150.000 tấn thịt mỗi năm. Rất nhiều các loài động vật hoang dã được sử dụng làm thức ăn, cung
cấp rất nhiều các dưỡng chất cần thiết như prôtêin, chất béo và dầu. Nguồn prôtêin động vật dồi
dào nhất là từ các động vật cỡ trung bình cho đến cỡ lớn. Những người đi săn cũng thường săn
bắn các loài thú hơn là chim và bò sát.
Điều rất phổ biến ở các nước đang phát triển là cuộc sống bị phụ thuộc nhiều vào nguồn tài
nguyên. Ngay cả ở một số vùng ở Bắc Mỹ, hàng trăm nghìn người cũng có cuộc sống hoàn toàn
phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên như củi để đun nấu, sưởi ấm hay thịt cho bữa ăn
hàng ngày.
Một trong những giá trị của ĐDSH được thể hiện rõ ràng là đa dạng di truyền trong nông nghiệp
thông qua cung cấp nguồn gen để nâng cao chất lượng vật nuôi cây trồng. Năng suất đạt được
trong lĩnh vực nông nghiệp phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật (các hợp chất hóa học và máy móc) và
yếu tố di truyền. Thành tựu lai tạo các giống cây nông nghiệp đạt được theo một số yếu tố sau:

2.2.3. Nâng cao chất lượng cây trồng (khả năng chống chịu, chịu hạn...)
Sức chống chịu đối với sâu bệnh:
+ Chống chịu đối với sự thay đổi kỹ thuật trồng trọt (ví dụ như phản ứng đối với thuốc trừ sâu).
+ Các loại gen có năng suất cao hơn (ví dụ, kích thước của hạt thóc lớn hơn…).
+ Các đặc tính về chất lượng (ví dụ như, sự thay đổi về lượng prôtêin hay dầu).
Một số lượng lớn các công trình nghiên cứu đã được thực hiện để ước tính giá trị của các thành
tựu về di truyền đối với mùa màng. Các loài cây con mà chúng ta đang nuôi trồng luôn cần được

bổ sung những tính trạng di truyền mới lấy từ các cây, con hoang dã, là những bà con gần gũi
sống trong thiên nhiên, bằng cách lai giống. Trong điều kiện thiên nhiên, các loài hoang dã đã
tiếp tục được biến hóa, thay đổi để thích nghi với những điều kiện sống mới như thay đổi khí hậu
và có khả năng chống chịu với những loại bệnh mới. Các loài đó là nguồn cung cấp các gen mới
để cải tạo các cây, con nuôi trồng của chúng ta. Tiềm năng của ĐDSH được đánh giá một cách
rõ ràng qua ví dụ sau: Vào năm 1970, một sinh viên người Mêhicô khám phá được một giống
ngô hoang dã ở miền Trung Jalisco, có tên khoa học là Zea diplopirennis. Giống ngô mới này
kháng được nhiều bệnh của ngô và là giống ngô duy nhất trong số các loại ngô được trồng có

18


khả năng sinh trưởng lâu năm. Gen của giống ngô này được ghép vào giống ngô thuần chủng, có
khả năng tăng sản lượng ngô trồng trên thế giới đạt giá trị hàng tỷ USD. Loài ngô này đã được
phát hiện kịp thời trước khi bị phá đi làm nương rẫy trong khi chỉ còn sót lại khoảng 10 ha.
Chúng ta có thể thấy rất nhiều ví dụ cho thấy rằng, đã và sẽ có các loài sinh vật bị mất đi trước
lúc chúng ta biết được giá trị của chúng.

2.2.4. Phục vụ đời sống tinh thần, nghệ thuật, thẩm mỹ và văn hóa
(a) Khía cạnh văn hóa:
Thế giới tự nhiên có ảnh hưởng đến triết học, ngôn ngữ, nghệ thuật, tôn giáo và rất nhiều các
khía cạnh khác của xã hội của các cộng đồng. Trong nền văn hóa châu Phi, các loài động vật
hoang dã được coi là biểu tượng trong tín ngưỡng, thần thoại, các tác phẩm hội họa và điêu khắc.
Sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các nguồn tài nguyên hoang dã đã tạo nên mối quan hệ gần gũi
giữa các yếu tố sinh thái chi phối các loài động thực vật hoang dã và các tổ chức xã hội trong
một số bộ tộc người. Ví dụ, sự thay đổi theo mùa của các kỹ thuật săn bắn (vào mùa mưa hoạt
động săn bắn mang tính cá nhân, còn vào mùa khô xu hướng săn bắn là dùng các lưới bắt và đi
thành từng nhóm đông người) của bộ tộc người Babinga ở nước Cộng hòa Trung Phi tác động
đến các địa điểm cắm trại, thành phần của các nhóm người và quan hệ xã hội. Trong rất nhiều
nền văn minh, giá trị xã hội của người đàn ông được thể hiện thông qua lòng dũng cảm của anh

ta trong hoạt động săn bắn.
(b) Giải trí, du lịch và thẩm mỹ:
Rất nhiều loài động vật hoang dã được thuần dưỡng với mục đích bầu bạn với con người, như sử
dụng làm vật nuôi, do nhu cầu giải trí, của cá nhân hay cho cộng đồng như việc trưng bày trong
các vườn thú. Tại Nam Mỹ, khảo sát tại 4 làng Kayapo đã cho kết quả là có ít nhất 31 loài động
vật hoang dã được thuần dưỡng thành các loài động vật nuôi, trong đó có 4 loài rùa, 16 loài vẹt
và vẹt đuôi dài, một loài thằn lằn và một loài nhện (Redford và Robinson, 1991, trong Trương
Quang Học và Hoàng Văn Thắng, 2012). Nuôi dưỡng thú vật đã trở thành thói quen rất phổ biến
của con người. Do vậy, hoạt động thương mại xuất khẩu các loài động vật hoang dã làm thú nuôi
từ các nước nhiệt đới đến các nước phát triển rất phát đạt và thu được nguồn lợi lớn. Ví dụ,
doanh thu chỉ của việc buôn bán vẹt, bao gồm cả các loài hoang dã và các loài đánh bắt được ước
tính khoảng 300 triệu USD mỗi năm (Hemley, 1988, trong Trương Quang Học và Hoàng Văn
Thắng, 2012). Tổng giá trị của việc xuất khẩu vẹt ở các nước Trung và Nam Mỹ từ năm 1982
đến 1986 ước tính khoảng 1,6 tỷ USD. Vẹt là loài động vật có giá trị hơn các loài chim nhỏ khác,
mặc dù chúng chỉ được buôn bán với số lượng rất nhỏ, nhưng chúng lại đóng góp phần lợi nhuận
rất lớn trong hoạt động buôn bán này.
Rất nhiều thú vui của con người được tạo nên thông qua các loài động vật hoang dã, như tổ chức
các cuộc tham quan, dã ngoại để quan sát đời sống hàng ngày của chúng, xem TV và các cuốn
băng về động vật hoang dã hay chỉ đơn giản là biết rằng, chúng vẫn đang tiếp tục tồn tại. Hình
thức sử dụng không tiêu thụ này rất khó để xem xét, đánh giá, nhưng đây có thể là giá trị kinh tế
lớn nhất mà các loài động vật hoang dã đem lại. Một trong những cách dễ dàng hơn nhằm đánh
giá giá trị của hoạt động này là định lượng số tiền mà các khách du lịch sẵn sàng chi trả cho hoạt
động vui chơi giải trí của họ với các loài động vật hoang dã. Người ta ước tính rằng, các khách
du lịch trả 200 USD/người cho một giờ chiêm ngưỡng loài Gorilla gorilla beringei ở Ruanđa.

19 


Những du khách này đã đóng góp gần 1 triệu USD/năm do doanh thu trực tiếp của vườn thú. Tại
Kênya, người ta ước tính rằng voi châu Phi đóng góp khoảng 25 triệu USD/năm cho nền công

nghiệp du lịch. Thưởng ngoạn các loài động vật và các sinh cảnh hoang dã là một trong những
lĩnh vực được phát triển và mở rộng nhanh nhất trong ngành công nghiệp du lịch.
Du lịch sinh thái chỉ là một phần trong ngành công nghiệp du lịch. Một định nghĩa chính xác về
du lịch sinh thái rất khó nắm bắt, một phần do bản chất phức tạp của hoạt động, là tổng hợp của
sự di chuyển, nơi ăn ở, các hoạt động hỗ trợ và cơ sở hạ tầng.
Ngành du lịch có tầm quan trọng đối với cộng đồng địa phương, đặc biệt là ở các nước đang phát
triển, nơi phổ biến đối với hoạt động du lịch sinh thái. Lindberg năm 1991 đã tính toán rằng,
ngành du lịch của Kênia có doanh thu là 400 triệu USD, là khoản thu lớn nhất trong hoạt động
trao đổi ngoại thương (World Conservation Monitoring Center, 1992).
2.3. Đa dạng sinh học và sự thịnh vượng
Đa dạng sinh học được coi là nguồn tài nguyên quý, là nguồn lợi có thể khai thác sử dụng đảm
bảo cho cuộc sống thịnh vượng và phát triển bền vững của quốc gia và các cộng đồng bản địa
trên mọi miền. Tuy nhiên, sự đóng góp của ĐDSH vào sự thịnh vượng và phát triển bền vững
phụ thuộc trước hết vào mức độ hiểu biết và các giá trị có thể khai thác trong từng cấp độ của
ĐDSH (Bảng 2.1), theo đó ở cấp bậc ĐDSH càng cao (cấp độ đa dạng hệ sinh thái) thì giá trị
ĐDSH càng lớn và có khả năng điều chỉnh để duy trì sự phát triển bền vững của một xã hội thịnh
vượng càng cao.
Bảng 2.1. Giá trị của đa dạng sinh học tùy thuộc vào cấp độ của sự đa dạng sinh học
Cấp độ ĐDSH

Giá trị ĐDSH (các lợi ích mà con người nhận được)

Đa dạng di truyền (đa dạng
trong phạm vi quần thể loài)

Æ

Các sản phẩm của từng loài với chất lượng và sản lượng
khác nhau (một phần của dịch vụ cung cấp)


Đa dạng loài

Æ

Các sản phẩm đa dạng của nhiều loài khác nhau với chất
lượng và sản lượng khác nhau (phần lớn của dịch vụ cung
cấp, chủ yếu là lương thực, gỗ, củi, dược liệu…)

Đa dạng hệ sinh thái

Æ

Các dịch vụ hệ sinh thái (cung cấp, điều tiết, văn hóa và
hỗ trợ). Toàn bộ cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của loài
người

Sự thịnh vượng lại được tạo thành từ các thành tố cơ sở, gộp trong 5 nhóm:
+ An ninh (an toàn cá nhân, đảm bảo tiếp cận tài nguyên, an toàn trước các thảm họa);
+ Các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống tốt (một cuộc sống no đủ, lương thực đầy đủ dưỡng chất,
nơi ở, sự tiếp cận các lợi ích);
+ Y tế (sức khỏe, cảm giác thoải mái, tiếp cận không khí trong lành và nước sạch);
+ Quan hệ cộng đồng tốt (gắn kết xã hội, sự tôn trọng lẫn nhau, khả năng giúp đỡ lẫn nhau);
+ Quyền tự do lựa chọn và hành động (cơ hội có thể đạt được cái mà mỗi cá nhân mong muốn
làm và sự thăng tiến).

20


Liên hệ giữa ĐDSH thể hiện cụ thể qua các dịch vụ HST và sự thịnh vượng nói chung cũng như
giữa các thành tố của hai lĩnh vực này thể hiện trên sơ đồ (Hình 2.1) cho thấy rất rõ vai trò của

HST và các dịch vụ HST trong việc kiến tạo nên các điều kiện cho sự thịnh vượng của cộng
đồng. Các cấp bậc thấp hơn của ĐDSH (đa dạng trong loài và đa dạng loài) chỉ có vai trò quan
trọng trong các dịch vụ cung cấp.
DỊCH VỤ HỆ SINH THÁI

CÁC THÀNH TỐ CỦA SỰ THỊNH VƯỢNG
AN NINH
• Sợi
• An toàn cá nhân
• Đảm bảo tiếp cận tài
nguyên
• An toàn trước các thảm
họa

DỊCH VỤ CUNG CẤP
Vật chất do HST tạo ra
hoặc cung cấp

CÁC DICH
VỤ HỖ TRỢ
Các dịch vụ
cần thiết để
sinh ra các
dịch vụ hệ
sinh thái khác
• Hình thành
đất
• Chu trình
dinh
dưỡng

• Các sản
phẩm sơ
cấp

• Lương thực, thực
phẩm
• Gỗ, củi
• Sợi
• Nước sạch
• Các hoạt chất thiên
nhiên
• Tài nguyên di truyền

NHU CẦU THIẾT YẾU CHO
CUỘC SỐNG TỐT
• Sống no đủ
• Lương thực đủ dưỡng chất
• Nơi ở
• Tiếp cận các lợi ích

CÁC DỊCH VỤ
ĐIỀU TIẾT
Các lợi ích thu được từ
việc điều tiết các quá trình
của HST
• Điều tiết khí hậu
• Điều tiết dịch bệnh
• Điều tiết lũ lụt
• Phân hủy các độc tố


Y TẾ
• Sức khỏe tốt
• Cảm giác thoải mái
• Tiếp cận không khí trong
lành
• Nước sạch

TỰ DO
LỰA
CHỌN VÀ
HOẠT
ĐỘNG
Cơ hội có
thể đạt
được cái
mà mỗi cá
nhân
mong
muốn và
sự thăng
tiến

VĂN HÓA
Các lợi ích phi vật thể
nhận được từ HST









Tinh thần
Giải trí
Thẩm mỹ
Cảm hứng
Giáo dục
Công cộng
Tượng trưng (biểu
tượng)

QUAN HỆ XÃ HỘI TỐT
• Gắn kết xã hội
• Sự tôn trọng lẫn nhau
• Khả năng giúp đỡ lẫn nhau

Nguồn: MEA, 2005.
Hình 2.1. Quan hệ giữa đa dạng sinh học và sự thịnh vượng

21 


3. ĐA DẠNG SINH HỌC – NGUỒN VỐN TỰ NHIÊN CHO TĂNG TRƯỞNG XANH Ở VIỆT NAM

3.1. Đa dạng sinh học của Việt Nam
Nằm ở rìa phía Đông bán đảo Ðông Dương, trong vùng nhiệt đới Bắc Bán cầu, Việt Nam có
tổng diện tích tự nhiên trên đất liền là 329.241 km2, trong đó 75% diện tích là đồi núi. Vùng biển
có bờ biển dài khoảng 3.260 km, với hàng nghìn đảo lớn nhỏ ven bờ, hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa và vùng đặc quyền kinh tế khoảng 1 triệu km2.

Việt Nam là một trong những nước có tính ĐDSH cao. Theo báo cáo quốc gia về đa dạng sinh
học (Bộ TN&MT, 2011), cho đến nay, Việt Nam đã thống kê được 16.428 loài thực vật, trong đó
có 11.373 loài thực vật bậc cao có mạch; 10.300 loài động vật trên cạn, trong đó có 7.700 loài
côn trùng, 317 loài bò sát, 167 loài ếch nhái, 840 loài chim và 312 loài và phân loài thú.
Về vi sinh vật: đã thống kê và xác định được 7.500 loài, trong đó có 700 loài vi sinh vật có lợi.
Ở các thủy vực nước ngọt: đã thống kê và xác định được 1.438 loài vi tảo, trên 800 loài động vật
không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt, trong đó có 40 loài và phân loài mới cho khoa học;
52 loài tôm, cua; 50 loài trai, ốc...
Về sinh vật biển: đã phát hiện được 11.000 loài, trong đó có 6.300 loài động vật đáy; khoảng
2.500 loài cá với trên 100 loài cá kinh tế; 653 loài rong biển; 657 loài động vật nổi; 537 loài thực
vật nổi; 94 loài thực vật ngập mặn; 225 loài tôm biển; 14 loài cỏ biển; 15 loài rắn biển; 25 loài
thú biển và 5 loài rùa biển.
Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn trong đời sống của tự nhiên và con người, các
HST với những nơi cư trú là môi trường sống của nhiều loài sinh vật hoang dã. Ngoài ra, các
HST còn có các chức năng dịch vụ. Có thể phân thành bốn loại dịch vụ của HST như sau:
Dịch vụ cung cấp: Hệ sinh thái mang đến những lợi ích trực tiếp cho con người, thường có giá
trị kinh tế rõ ràng, đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc gia, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất
nông lâm nghiệp và thủy sản; là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực của đất nước; duy trì nguồn
gen tạo giống vật nuôi, cây trồng; cung cấp các vật liệu xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược
liệu; cung cấp lượng lớn thủy sản khai thác từ vùng biển ven bờ và đáp ứng lượng lớn prôtêin
cho người dân, trong đó, bao gồm các giá trị về thực phẩm, nguyên liệu thô và tài nguyên; các
dịch vụ sinh thái như điều hòa khí hậu, điều tiết các hiện tượng thời tiết cực đoan, xử lý chất thải,
lọc nước, kiểm soát sinh học; các dịch vụ văn hóa như vui chơi giải trí, du lịch; các giá trị về duy
trì tính ĐDSH của nguồn gen.
Dịch vụ văn hóa: Hệ sinh thái không chỉ cung cấp những lợi ích vật chất trực tiếp, mà còn đóng
góp vào những nhu cầu lớn hơn của xã hội. Những nhu cầu này khiến con người tự nguyện chi
trả cho hoạt động bảo tồn ĐDSH. Các HST có tính ĐDSH cao cung cấp giá trị vô cùng to lớn
cho các ngành giải trí ở Việt Nam với các loại hình du lịch sinh thái đang dần dần phát triển, hứa
hẹn đem lại nhiều giá trị kinh tế và góp phần quan trọng vào việc nâng cao nhận thức của người
dân về tầm quan trọng của ĐDSH và công tác bảo tồn thiên nhiên.

Khoảng 70% sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch là dựa vào các vùng ven bờ biển, nơi
có rất nhiều các HST tự nhiên với tính ĐDSH cao.

22


Dịch vụ điều tiết: Một loạt những chức năng thiết yếu của HST thường không được định giá
trong thị trường truyền thống. Các chức năng, dịch vụ này bao gồm: điều hòa khí hậu qua lưu trữ
cacbon và kiểm soát lượng mưa, lọc không khí và nước, phân hủy các chất thải trong môi
trường, giảm nhẹ những tác hại của thiên tai như lở đất hay bão biển.
Dịch vụ hỗ trợ: Tuy không làm lợi trực tiếp cho con người, nhưng là yếu tố thiết yếu trong các
chức năng của HST, do đó, gián tiếp ảnh hưởng đến tất cả các loại dịch vụ. Ví dụ như, sự hình
thành của đất hay quá trình sinh trưởng của thực vật. Các thống kê khoa học cho thấy, các dải
rừng ngập mặn ven biển Việt Nam góp phần giảm ít nhất 20-50% thiệt hại do bão, nước biển
dâng và sóng thần gây ra. Đặc biệt, hệ thống rừng ngập mặn trồng ven đê còn đóng vai trò là tấm
lá chắn xanh, giảm 20-70% năng lượng của sóng biển, đảm bảo an toàn cho các con đê biển,
giúp tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho việc duy tu, sửa chữa đê biển (Bộ TN&MT, 2011).
3.2. Vai trò của đa dạng sinh học trong tăng trưởng xanh ở Việt Nam
Tăng trưởng xanh là hướng tiếp cận mới của thế giới trong tăng trưởng kinh tế, không chỉ mang
lại lợi ích kinh tế, mà còn hướng tới phục hồi và bảo tồn HST tự nhiên, nuôi dưỡng cuộc sống
con người, giảm thiểu tác động của BĐKH. Tăng trưởng xanh làm cho các quá trình tăng trưởng
có hiệu quả về mặt tài nguyên, sạch hơn và chóng phục hồi hơn chứ không làm cho các quá trình
này chậm lại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc đầu tư vào môi trường để thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Bởi vậy, tăng trưởng xanh được đánh giá là con đường ngắn nhất hướng tới sự phát triển
kinh tế bền vững.
Ở Việt Nam, khoảng 25 triệu người sống trong hoặc gần rừng và khoảng 20% thu nhập của họ từ
lâm sản ngoài gỗ. Nghề thủy sản đem lại nguồn thu nhập chính cho khoảng 8 triệu người và một
phần thu nhập cho khoảng 12 triệu người. Trung bình mỗi hecta san hô cung cấp 130.000 USD
giá trị hàng hóa và dịch vụ, đôi khi có thể lên tới 1,2 triệu USD.
Nghiên cứu của (Nguyễn Thị Minh Huyền, 2010) đã ước tính, tổng giá trị kinh tế của HST rừng

ngập mặn Tiên Lãng, Hải Phòng khoảng 1,67 tỷ đồng/ha/năm, HST rạn san hô ở Cát Bà khoảng
11,42 tỷ đồng/ha/năm, HST rạn san hô ở Long Châu (huyện Cát Hải) khoảng 1,71 tỷ
đồng/ha/năm.
Hiện nay, tại một số địa phương đã biết tận dụng gián tiếp các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý
giá của mình để phát triển du lịch, đặc biệt du lịch sinh thái, khai thác bền vững các giá trị
ĐDSH để phát triển bền vững các hoạt động đem lại nguồn thu đáng kể để duy trì các hoạt động
và đóng góp đáng kể vào GDP của địa phương, cụ thể như số lượng khách du lịch đến tham quan
Vịnh Hạ Long tăng qua các năm (Bảng 3.1).
Doanh thu từ du lịch tại Vịnh Hạ Long tăng qua các năm, năm 2010, doanh thu là 2.883 tỷ, năm
2011, doanh thu 3.545 tỷ, năm 2012 doanh thu 4.347 tỷ, 10 tháng đầu năm 2013, doanh thu
4.200 tỷ đồng.
Tại Vườn Quốc gia Tam Đảo, từ năm 2010, cũng bắt đầu khai thác nguồn tài nguyên hiện có của
Vườn để phát triển hoạt động du lịch sinh thái, mặc dù hiệu quả chưa thực sự tương xứng với
nguồn tiềm năng ĐDSH của Vườn, nhưng ngày càng có nhiều người biết đến hoạt động du lịch
sinh thái và giáo dục môi trường của Vườn (Bảng 3.2).

23


Bảng 3.1. Thống kê lượt khách tham quan Vịnh Hạ Long từ 1996 đến 9/2013
Số lượt khách tham quan Vịnh Hạ Long

Năm

Người Việt Nam

Người nước ngoài

Cộng


1996

191.248

45.000

236.248

1997

122.294

94.014

216.308

1998

214.423

113.140

327.563

1999

464.768

129.327


594.095

2000

554.870

297.562

852.432

2001

457.514

536.676

994.190

2002

576.970

704.721

1.281.691

2003

611.728


695.192

1.306.920

2004

734.602

817.156

1.551.758

2005

608.775

809.361

1.418.136

2006

662.574

1.157.169

1.819.743

2007


764.521

1.023.808

1.788.329

2008

928.519

1.693.671

2.622.190

2009

1.381.104

1037.307

2.418.431

2010

1.436.393

1.356.215

2.792.608


2011

1.478.032

1.259.015

2.737.047

2012

1.074.737

1.493.467

2.568.204

Đến 9/2013

794.361

1.161.269

1.955.630

Nguồn: Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, 2013.
Bảng 3.2. Số lượng khách đến tham quan Vườn Quốc gia Tam Đảo từ 2010 đến tháng 9/2013
2010

2011


2012

Đến tháng 9/2013

Trong
nước

Quốc tế

Trong
nước

Quốc tế

Trong
nước

Quốc tế

Trong
nước

Quốc tế

350

100

320


80

200

50

80

20

Tổng
1.200

Nguồn: Vườn Quốc gia Tam Đảo, 2013.
Với một hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn khá phong phú, việc phát triển kinh tế bằng cách
tận dụng khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái một cách
bền vững đang ngày càng phát triển và có hiệu quả, điển hình như tại Cát Bà (Bảng 3.3), Cúc
Phương (Bảng 3.4).

24


Bảng 3.3. Biểu tổng hợp doanh thu từ du lịch Vườn Quốc gia Cát Bà
Đơn vị tính: đồng
STT

Năm

Thu phí


Tổng doanh thu

Tỷ trọng doanh thu từ du
lịch/tổng doanh thu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5) = (3)/(4)

1

2003

331.000.000

2.872.000.000

12

2

2004

409.125.000


3.040.125.000

13

3

2005

505.324.000

3.135.324.000

16

4

2006

605.247.000

4.051.647.000

15

5

2007

681.681.000


4.479.681.000

15

6

2008

622.600.000

5.376.300.000

12

7

2009

686.500.000

5.572.667.000

12

8

2010

847.500.000


6.249.985.000

14

9

2011

878.331.000

7.569.375.000

12

10

2012

1.335.588.000

9.657.343.000

14

11

2013

1.400.000.000


10.162.000.000

14

Nguồn: Vườn Quốc gia Cát Bà, 2013.
Bảng 3.4. Tổng hợp số lượng khách du lịch đến Vườn Quốc gia Cúc Phương
Năm

Khách nội địa
(lượt người)

Khách quốc tế
(lượt người)

1994

21.795

1.472

23.267

1995

20.971

1.885

22.856


1996

21.739

1.809

23.548

1997

32.418

1.768

34.186

1998

40.862

1.675

42.537

1999

37.395

1.850


39.245

2000

46.694

2.465

49.159

2001

56.534

3.316

59.850

2002

70.334

3.934

74.268

2003

55.002


4.227

59.229

2004

65.770

5.129

70.899

2005

57.466

5.792

63.258

25

Tổng cộng
(lượt người)


Năm

Khách nội địa

(lượt người)

Khách quốc tế
(lượt người)

Tổng cộng
(lượt người)

2006

69.763

6.976

76.739

2007

74.408

9.010

83.418

2008

71.224

10.538


81.762

2009

73.236

9.556

82.792

2010

72.772

10.828

83.600

2011

66.750

11.750

78.500

2012

64.293


11.425

75.718

Đến tháng 9/2013

55.050

8.650

63.700

Nguồn: Vườn Quốc gia Cúc Phương, 2013.
4. KẾT LUẬN

Tăng trưởng xanh là sự tăng trưởng hiệu quả trong sử dụng tài nguyên thiên nhiên, là sự tăng
trưởng sạch, vì nó giảm thiểu ô nhiễm và tác động môi trường, là sự tăng trưởng có sức chống
chịu. Tài nguyên thiên nhiên nói chung, đa dạng sinh học nói riêng được coi như là “vốn tự
nhiên” rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế xanh hay tăng trưởng xanh.
Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học cao trên thế giới. Đa dạng sinh học,
cùng với các dịch vụ của chúng, có một vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế,
xã hội ở Việt Nam. Trên 20% dân số của Việt Nam sống ở các vùng sâu, vùng xa, nơi có tính đa
dạng sinh học cao, có đời sống phụ thuộc rất nhiều vào khai thác và sử dụng tài nguyên sinh học.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của mình, nhân loại đã
khai thác một cách kiệt quệ và sử dụng không hiệu quả đa dạng sinh học và các dịch vụ mà đa
dạng sinh học cung cấp. Trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn
và sử dụng một cách khôn khéo, đa dạng sinh học của Việt Nam ngày càng bị suy thoái, các dịch
vụ mà đa dạng sinh học mang lại cho cộng đồng và nền kinh tế ngày càng bị xuống cấp, nhiều
nơi, nhiều chỗ khó có khả năng phục hồi và tiếp tục cung cấp các dịch vụ sinh thái thiết yếu cho
xã hội cũng như cho chính bản thân hệ sinh thái và môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Ban Quản lý Vịnh Hạ Long, 2013. Thống kê lượt khách tham quan Vịnh Hạ Long từ 1996
đến 9/2013. Tài liệu tổng hợp.

2.

Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT), 2011. Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học.

3.

CBD, 1992. Công ước Đa dạng sinh học.

4.

Nguyễn Thị Minh Huyền, 2010. Nghiên cứu áp dụng phương pháp lượng giá kinh tế tài
nguyên một số hệ sinh thái tiêu biểu ven biển Hải Phòng và đề xuất các giải pháp sử dụng

26


bền vững. Báo cáo tại Hội nghị do Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng tổ chức ngày
09/11/2010. Viện Tài nguyên và Môi trường Biển, Viện KH&CN Việt Nam, Hà Nội.
5.

Millennium Ecosystem Assessement (MEA), 2005. Ecosystems and Human Well-being.
MEA, Malaysia and United States.


6.

Quốc hội, 2008. Luật số 20/2008/QH12, ngày 13/11/2013 của Chủ tịch Quốc hội về Luật
Đa dạng sinh học.

7.

OECD, 2011. Towards Green Growth: A Summary for Policy Makers. May 2011. 28 p.

8.

Trương Quang Học và Hoàng Văn Thắng, 2012. Bảo tồn đa dạng sinh học. Bài giảng cho
Chương trình sau đại học “Môi trường và phát triển bền vững”. Trung tâm Nghiên cứu Tài
nguyên và Môi trường, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

9.

Vườn Quốc gia Cát Bà, 2013. Tổng hợp doanh thu từ thu phí du lịch. Tài liệu tổng hợp.

10. Vườn Quốc gia Cúc Phương, 2013. Tổng hợp khách du lịch đến Vườn Quốc gia. Tài liệu
tổng hợp.
11. Vườn Quốc gia Tam Đảo, 2013. Tổng hợp khách du lịch đến Vườn Quốc gia. Tài liệu tổng hợp.
12. World Conservation Monitoring Centre, 1992. Global Biodiversity: Status of the Earth’s
Living Resource. Chapman & Hall, London.

Abstract
BIODIVERSITY AND GREEN GROWTH IN VIET NAM
Hoang Van Thang and Ha Thi Thu Hue
Centre for Natural Resources and Environmental Studies, VNU


Viet Nam is a country rich in biodiversity, including 28 world heritage areas of nature and
culture, 128 protected areas on land and 15 marine protected areas, 5 Ramsar sites and 8
Biosphere nature reserves. Biodiversity which is considered as "natural capital" plays an
important role in economic development and the lives of people around the world. About
20% of the income of 25 million people living in Viet Nam’s rural areas or in the remote
areas comes from the natural resources. One of the components of green growth is the
conservation and wise use of natural resources. This paper provides some information
about biodiversity and the importance of ecosystems, species, gene pool and their services
in green economic growth in Viet Nam. The paper also spells out the importance of the
wise use of biodiversity, which is considered as natural capital for investment and
initiatives of economic growth and our opportunities.

27



×