Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Đánh giá hệ thống chính sách thúc đẩy tái chế chất thải rắn phục vụ mục tiêu phát triển bền vững tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (451.21 KB, 15 trang )

Đánh giá hệ thống chính sách thúc đẩy tái chế chất thải rắn phục vụ mục tiêu phát
triển bền vững tại Việt Nam
ThS. Nguyễn Thị Diễm Hằng, Viện nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội.
TS. Hoàng Văn Thắng, Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường.
Tóm tắt
Bài báo phân tích vai trò, thực trạng hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển tái chế chất thải
rắn (CTR) phục vụ mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, hệ thống chính sách hỗ trợ tái chế CTR về cơ bản đã được xây dựng, bao gồm: chính sách
phân loại CTR tạo nguồn nguyên liệu đầu vào, chính sách hỗ trợ sản xuất (ưu đãi mặt bằng, hộ
trợ vay vốn, giảm thuế…), chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (trợ giá và khuyến khích tiêu dùng
sản phẩm tái chế). Tuy nhiên, hệ thống chính sách này vẫn còn những bất cập, chưa thúc đẩy tái
chế CTR phục vụ mục tiêu PTBV, đó là: sự thiếu khả thi của một số chính sách (đặc biệt là chính
sách mang tính định hướng, xây dựng chỉ tiêu tái chế CTR); thiếu một số chính sách quan trọng
hỗ trợ toàn diện cho các khâu tổ chức sản xuất của hoạt động tái chế (bao gồm chính sách tạo
nguyên liệu, chính sách kiểm soát chất lượng sản xuất và sản phẩm, chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản
phẩm); hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm thực hiện chính sách khung được xây dựng
chưa đầy đủ, chưa kịp thời (đặc biệt là các hướng dẫn của Bộ, ngành, hoạt động triển khai của
các địa phương) và chưa có những chính sách riêng cho các loại nguyên liệu tái chế đặc thù (như
chính sách tái chế chất thải hữu cơ).
Từ khoá: chính sách, tái chế, chất thải rắn, phát triển bền vững.

1. Giới thiệu.
Theo tổng hợp của Chương trình môi trường Liên hợp quốc UNEP (2010), sau việc giảm
thiểu chất thải, tái chế là một hoạt động tạo ra các lợi ích về khí hậu cao nhất trong các hình thức
xử lý chất thải, góp phần chống biến đổi khí hậu [1]. Báo cáo của UNEP cho biết, chính việc sử
dụng các vật liệu tái chế đã làm giảm năng lượng phải sử dụng so với nguyên liệu nguyên chất.
Việc tái chế nhựa thay thế nhựa nguyên sinh tạo ra lợi ích khí hậu lớn hơn (tiết kiệm được 700 1.500 kg CO2/1 tấn chất thải nhựa); việc sản xuất từ nguyên liệu nhôm tái chế giảm 10-20 lần
năng lượng so với nhôm nguyên chất…[1]. Tại Mỹ, năm 2006 hoạt động tái chế đã dẫn đến việc
tránh sử dụng khoảng 183 triệu tấn CO2 [2]. Tại Hàn Quốc, bằng cách tái chế thay vì chôn lấp
hoặc đốt, lượng khí thải CO2 đã giảm hàng năm trung bình khoảng 412.000 tấn và khoảng 23.532
tấn khí thải khí nhà kính (CO2) từ bãi rác nhựa hoặc đốt đã bị ngăn cản [5]. Thực tế tại nhiều


quốc gia như Mỹ, Nhật, khối các nước Châu Âu, Đài Loan, Hàn Quốc… đã chứng minh rằng
việc phát triển ngành công nghiệp tái chế, với lợi ích tiết kiệm tài nguyên, đồng thời giảm thiểu
tối đa diện tích đất sử dụng chôn lấp, là một giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện mục tiêu phát
1


triển bền vững của mỗi quốc gia với điều kiện các hoạt động tái chế này phải có công nghệ không
gây ô nhiễm môi trường, sản phẩm tái chế phải đạt chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của người
tiêu dùng. Mục đích ban đầu khi hình thành công nghiệp tái chế là lợi ích tiêu kinh tế đã dần
được thay thế bằng việc phát triển công nghiệp tái chế nhằm mục đích hàng đầu là bảo vệ môi
trường, đồng thời đạt được lợi ích kinh tế và các lợi ích về xã hội trong tạo việc làm, gia tăng thu
nhập.
Để đạt được mục đích phát triển tái chế phục vụ mục tiêu PTBV, tất cả các quốc gia đều
phải có sự can thiệp của Nhà nước, điều chỉnh sự phát triển của ngành công nghiệp này theo mục
tiêu đặt ra, tránh sự chi phối theo quy luật thị trường (lợi nhuận đặt lên hàng đầu). Các chính sách
này đảm bảo tạo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định (quy định về phân loại CTR, luật thu hồi bao
bì, sản phẩm đã qua sử dụng của Nhật, Mỹ..), hỗ trợ nhà sản xuất tái chế (chính sách vay vốn ưu
đãi của Hàn Quốc, Nhật Bản đối với hoạt động tái chế), tiêu thụ sản phẩm (các chính sách quy
định bắt buộc chính phủ phải sử dụng sản phẩm tái chế của Mỹ, Hàn Quốc…) [2,3,5].
Tại Việt Nam, các chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động tái chế đã được quan tâm xây
dựng từ lâu, đặc biệt gia tăng trong khoảng 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, khối lượng CTR được
tái chế tại các đô thị của Việt Nam mới chỉ chiếm từ 8-12% tổng lượng CTR thu gom được [18],
chủ yếu là hoạt động tái chế quy mô hộ thủ công tại các làng nghề mà tiêu biểu là làng nghề
Minh Khai (Hải Dương), Phong Khê (Bắc Ninh) với quy trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Liệu nguyên nhân có phải do hệ thống chính sách chưa hiệu quả? Để làm sáng tỏ
vấn đề này, trong bài báo các tác giả tập trung phân tích hệ thống chính sách, chỉ rõ những nội
dung đã đạt được và những vấn đề còn bất cập, chưa thực sự là động lực thúc đẩy phát triển hoạt
động tái chế phục vụ mục tiêu PTBV của Việt Nam trong những năm qua.
2. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu: các chính sách liên quan đến tái chế chất thải rắn của Việt Nam: việc

phân tích các chính sách sẽ tập trung vào nội dung chính sách liên quan đến hoạt động tái chế
CTR (phân tích thể thức văn bản và các nội dung khác sẽ không thực hiện trong nghiên cứu này)
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp khảo cứu tài liệu: Nghiên cứu các tài liệu về phát triển công nghiệp tái chế
CTR, kinh nghiệm các nước trên thế giới trong hoạch định chính sách nhằm phát triển ngành
công nghiệp tái chế CTR;
+ Phương pháp điều tra, khảo sát: Khảo sát, phỏng vấn trực tiếp một số cơ sở tái chế trên
địa bàn Thành phố Hà Nội: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, Công ty cổ phẩn
môi trường Thăng Long, Công ty TNHH Thủy lực máy, làng nghề Triều Khúc (H. Thanh Trì),
HTX môi trường Thành Công, làng nghề Trung Văn (Q. Nam Từ Liêm) và Quỹ Môi trường Hà
Nội nhằm đánh giá thực trạng triển khai chính sách của nhà nước vào thực tiễn. Công tác khảo
sát được tiến hành từ năm 2011- 2014;

2


+ Phương pháp phân tích, so sánh: phân tích nội dung chính sách, so sánh các chính sách
trong các thời kỳ để đánh giá sự thay đổi của chính sách, tính khả thi của các chính sách.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Các nội dung chính sách cần thiết đối với hoạt động tái chế phục vụ PTBV
Ngành công nghiệp tái chế CTR có những đặc điểm nổi bật, cần có sự can thiệp của chính
sách trong phát triển. Cụ thể như sau:
+ Là ngành công nghiệp không những có đóng góp trong tăng trưởng kinh tế, giải quyết
một số vấn đề xã hội, mà còn mang ý nghĩa trong việc tham gia giải quyết các vấn đề môi trường
đối với chất thải rắn, là một giải pháp nhằm đạt được mục tiêu một xã hội phát triển bền vững.
Như vậy, việc phát triển ngành công nghiệp tái chế CTR có thể coi như một giải pháp bảo vệ môi
trường và cần được sự quan tâm khuyến khích phát triển từ phía Nhà nước, chứ không chỉ đơn
thuần để thị trường quyết định theo quy luật của thị trường (yếu tố lợi nhuận được đặt lên hàng
đầu).
+ Là ngành công nghiệp mà nguyên liệu đầu vào phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động quản

lý, xử lý chất thải rắn của mỗi quốc gia. Để tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, một trong
những yếu tố quan trọng nguyên liệu đầu vào đã được phân loại, làm sạch để tránh lẫn tạp chất.
Tuy nhiên, trên thực tế nếu không vì mục tiêu kinh tế, người xả thải sẽ không tự phân loại CTR.
Vì vậy, nhiều quốc gia trên thế giới đã chú trọng xây dựng hệ thống chính sách nhằm thúc đẩy
hoạt động phân loại CTR tại nguồn [2,3]
+ Đa số lĩnh vực sản xuất trong công nghiệp tái chế mang lại lợi nhuận cao do giá thành
đầu vào rẻ hơn so với nguyên liệu mới. Tuy nhiên, một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp này
không mang lại lợi nhuận cao (thậm chí không có lợi nhuận), nhưng lại mang ý nghĩa rất lớn
trong việc giảm tải chất thải, bảo vệ môi trường như hoạt động sản xuất phân hữu cơ từ CTR...
Ngoài ra, kinh nghiệm thế giới cho thấy, để có một ngành công nghiệp tái chế thân thiện với môi
trường, không gây ô nhiễm môi trường, đòi hỏi công nghệ sản xuất phải hiện đại, với chi phí đầu
tư không nhỏ. Nếu không có sự hỗ trợ của nhà nước, sẽ rất khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư
vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, để đảm bảo chất lượng cho các sản phẩm tái chế, cần có những
công cụ chính sách kiểm soát các sản phẩm tái chế để đảm bảo các sản phẩm này có chất lượng
tốt [4] .
+ Kinh nghiệm thế giới cho thấy, nhiều sản phẩm của ngành công nghiệp tái chế, chất
lượng và hình thức có thể không so sánh được với sản phẩm cùng loại nhưng sản xuất từ nguyên
liệu mới; hoặc nhà sản xuất gặp khó khăn khi tìm kiếm thị trường của các sản phẩm tái chế. Vì
vậy việc hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm cũng là một hoạt động được các quốc gia quan tâm. Nhiều
chính sách hỗ trợ như: quy định khối nhà nước cần ưu tiên sử dụng các loại sản phẩm tái chế, gắn
logo xác định các sản phẩm từ tái chế và tuyên truyền, vận động người tiêu dùng ưu tiên sử
dụng... đã được các quốc gia như các nước EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan sử dụng [1, 2, 3, 4, 6] .

3


Như vậy, theo nhóm tác giả, cần có những chính sách thúc đẩy công nghiệp tái chế CTR
theo từng công đoạn như sau:
- Thúc đẩy phân loại CTR tại nguồn
- Thu hồi vỏ bao bì, các sản phẩm

đã qua sử dụng

- Chính sách ưu đãi: mặt bằng sản
xuất, thuế, hạ tầng cơ sở, vay vốn,
công nghệ…
- Chính sách kiểm soát công nghệ
sản xuất, chất lượng sản phẩm

- Chính sách ưu đãi đối với nhà sản
xuất: trợ giá, hỗ trợ bán hàng…
- Chính sách khuyến khích/bắt buộc
người tiêu dùng sử dụng sản phẩm
tái chế

Tạo nguồn nguyên liệu

Hoạt động tái chế

Tiêu th s n ph m

Hình 1. Hệ thống chính sách cần thiết để thúc đẩy phát triển tái chế phục vụ mục tiêu PTBV
3.2. Đánh giá hệ thống chính sách thúc đẩy tái chế phục vụ mục tiêu PTBV
a. Khái quát hệ thống các chính sách liên quan đến phát triển công nghiệp tái chế:
Các chính sách thúc đẩy tái chế được thể hiện khá cụ thể tại các chính sách liên quan đến
quản lý CTR của Việt Nam. Có thể phân làm 2 loại như dưới đây:
1) Các chính sách mang tính định hướng, giải pháp phát triển: Hệ thống các văn bản thể
hiện chủ trương, định hướng và các giải pháp của Nhà nước đối với thúc đẩy phát triển tái chế
CTR đã khá đầy đủ. Đáng chú ý là quy hoạch xây dựng khu xử lý chất thải rắn 3 vùng kinh tế
trọng điểm Bắc bộ, miền Trung và phía Nam đến năm 2020 (2008), Đề án phát triển ngành công
nghiệp môi trường Việt Nam đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025 (2009), Đề án “Cơ chế

chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường” (2009), đặc biệt
là “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050”
(12/2009) và “Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”
(2012). Trong những văn bản này, quan điểm xử lý CTR chủ yếu theo hình thức giảm thiểu, tái
sử dụng, tái chế với những chỉ tiêu, giải pháp rất cụ thể đã được đề cập. Có thể nhận thấy tất cả
những giải pháp làm tiền đề cho sự phát triển ngành công nghiệp tái chế CTR đều đã được thể
hiện trong các văn bản này.
2) Các chính sách được ban hành dưới dạng công cụ điều hành: Hệ thống này bao gồm
các Luật, nghị định, quyết định, thông tư... được ban hành để chỉ đạo, điều hành các hoạt động
liên quan đến thúc đẩy tái chế CTR. Có rất nhiều các văn bản đã được ban hành phục vụ nội dung
4


này. Các hình vẽ dưới đây đề cập đến những văn bản quan trọng nhất, liên quan mật thiết đến
việc thúc đẩy tái chế CTR được ban hành theo sự thay đổi của Luật bảo vệ môi trường (2005 và
2014).

Hình 2. Các văn bản chủ yếu thúc đẩy tái chế CTR (ban hành theo Luật BVMT 2005)

Hình 3. Các văn bản chủ yếu thúc đẩy tái chế CTR (ban hành theo Luật BVMT 2014)

Bảng dưới đây khái quát những nội dung liên quan đến thúc đẩy hoạt động tái chế CTR
được thể hiện trong các văn bản điều hành của nhà nước:
5


Bảng 1. Hệ thống các chính sách thúc đẩy tái chế tại Việt Nam
Nội dung cần xây
dựng chính sách


Chính sách tiêu biểu

Thực trạng thực hiện chính
sách

1

Xây dựng các chỉ “Chiến lược quốc gia về quản lý Chưa thực hiện được các chỉ tiêu
tiêu của hoạt động tổng hợp chất thải rắn đến năm theo lộ trình đã xác định trong
tái chế
2025, tầm nhìn 2050” (2009)
chiến lược

2

Tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp tái chế CTR

a

Quy định phân loại - Luật Bảo vệ môi trường 2005,
CTR tại nguồn
2014;
- Các nghị định qua các thời kỳ
(NĐ 59/2007/NĐ-CP; NĐ
38/2015/NĐ-CP..)

b

Quy định về việc thu Chưa có quy định rõ ràng
hồi bao bì sản phẩm

(làm từ bìa, thuỷ
tinh, kim loại...)

c

Quy định thu hồi, xử Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg
lý sản phẩm thải bỏ
và Quyết định số 16/2015/QĐTTg (Quy định về thu hồi, xử lý
sản phẩm thải bỏ).

3

Hỗ trợ hoạt động tái chế

a

Các chính sách ưu
đãi: mặt bằng sản
xuất, thuế, hạ tầng
cơ sở, vay vốn, công
nghệ.

b

Các chính sách kiểm Chưa có chính sách cụ thể, riêng
soát chất lượng của cho hoạt động này. Đặc biệt là
hoạt động tái chế
việc quy định chất lượng của các
sản phẩm tái chế


4

Hỗ trợ sản phẩm từ Nghị định số: 04/2009/NĐ-CP và
hoạt động tái chế
NĐ số 19/2015/NĐ-CP

- Chiến lược quốc gia về quản lý
tổng hợp chất thải rắn đến năm
2025, tầm nhìn 2050
- Các Nghị định số: 04/2009/NĐCP; 19/2015/NĐ-CP.
- Thông tư số 121/TT-BTC
Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ
trợ tài chính đối với hoạt động
đầu tư cho quản lý CTR

Chỉ có hoạt động phân loại CTR y
tế và 1 phần CTR công nghiệp;
chưa triển khai chính thức phân
loại CTR sinh hoạt, mới chỉ dừng
lại ở việc thí điểm tại một số
phường, xã của Tỉnh, Thành phố
như Hà Nội, Hồ Chí Minh..
Chưa triển khai

Theo QĐ 50/2013/QĐ-TTg, 1 số
sản phẩm quy định bắt đầu thu hồi
từ 1/2015, nhưng hiện nay đã lùi
lại sớm nhất là tháng 7/2016 theo
QĐ 16/2015/QĐ-TTg


Hiện nay đã có các nhà máy sản
xuất phân hữu cơ tại nhiều tỉnh,
thành phố được ưu đãi, hỗ trợ về
đất sạch, vốn, công nghệ. Các nhà
máy này đều thuộc cơ quan quản
lý nhà nước.
Đã có một số doanh nghiệp được
vay vốn ưu đãi từ Quỹ môi trường
địa phương.
Chưa thực hiện

Chưa thực hiện

Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ hệ thống chính sách hiện hành của Việt Nam

6


b/. Phân tích nội dung chính sách và hiệu quả thực hiện.
- Việc xây dựng các chỉ tiêu, nội dung của hoạt động tái chế: được thể hiện tiêu biểu nhất
trong “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050”
(2009). Các chỉ tiêu về tái chế được xây dựng rất cụ thể đối với từng loại CTR, ví dụ như khối
lượng CTR sinh hoạt được tái chế, tái sử dụng, thu hồi năng lượng hoặc sản xuất phân hữu cơ từ
chiếm 60% năm 2015, 85% năm 2020 và 90% năm 2025 khối lượng CTR thu gom được. Có thể
thấy đây là những chỉ tiêu rất cao, thể hiện sự mong muốn của nhà quản lý đối với công tác tái
chế CTR. Tuy nhiên thực tế cho thấy các chi tiêu này không khả thi. Theo báo cáo hiện trạng môi
trường Việt Nam (2011), tại các đô thị1, tỷ lệ tái chế chỉ đạt ở mức 8-12% khối lượng CTR thu
gom được và chủ yếu là các hoạt động tái chế tự phát, vì mục tiêu kinh tế của một bộ phận dân cư
tập trung chủ yếu tại các làng nghề. Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhiều tỉnh đã đầu tư xây
dựng các nhà máy sản xuất phân hữu cơ từ CTR như Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hà Tĩnh,

Hồ Chí Minh… nhưng đến nay hiệu quả hoạt động của một số nhà máy này chưa cao, vẫn duy trì
hoạt động cầm chừng như nhà máy chế biến phân hữu cơ Cầu Diễn, Hà Nội [18].
- Về tạo nguồn nguyên liệu đầu vào cho hoạt động tái chế: được thể hiện ở 2 nội dung:
+ Quy định phân loại CTR tại nguồn: Phân loại CTR là một hoạt động quan trọng nhằm tạo
nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp tái chế CTR. Việt Nam đã sớm ban hành chính sách
quy định thực hiện nhiệm vụ này, thể hiện ngay tại Luật Bảo vệ môi trường 2005 và 2014. Quy
định phân loại đối với từng loại CTR cụ thể, trách nhiệm của đối tượng xả thải, cơ quan quản lý
nhà nước về hoạt động phân loại CTR tại nguồn đều được hướng dẫn rất cụ thể tại Nghị định
59/2007/NĐ-CP ban hành năm 2007 và Nghị định số 38/2015/NĐ-CP. Tuy nhiên, theo báo cáo
hiện trạng môi trường Việt Nam (2011), trên thực tế hoạt động phân loại chỉ được thực hiện
tương đối tốt đối với chất thải y tế (đặc biệt tại các bệnh viện lớn), chất thải từ các hoạt động
công nghiệp (tại các khu công nghiệp). Riêng CTR sinh hoạt, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
khối lượng CTR, vẫn chưa có địa phương nào triển khai chính thức hoạt động này2[18].
Bên cạnh đó, các chế tài nhằm hạn chế việc không phân loại CTR tại nguồn chưa được ban
hành, đây là giải pháp quan trọng để hoạt động này thành công và đã được nhiều nước trên thế
giới thực hiện3.
+ Quy định thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ: Năm 2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg quy định về việc thu hồi, xử lý một số sản phẩm thải bỏ, trong
đó việc thu hồi sẽ được thực hiện từ tháng 1/2015. Quyết định đã nêu rõ được tên sản phẩm cần
thu hồi, nhưng một số vấn đề còn chưa rõ ràng như: quy định về thời hạn sử dụng của sản phẩm;
1

Theo báo cáo hiện trạng môi trường Việt Nam – Chất thải rắn (2011), tỷ lệ phát sinh CTR tại các đô
thị chiếm 46% tổng lượng CTR toàn quốc.
2
Thành phố Hà Nội là 1 trong những địa phương đầu tiên triển khai thí điểm phân loại CTR sinh hoạt
từ năm 2007 tại 4 phường nội thành. Nhưng đến nay hoạt động vẫn chưa được nhân rộng.
3
Có thể với hình thức phạt nếu không phân loại CTR được áp dụng ở Nhật, 1 số nước Châu Âu, hoặc
tính phí thu gom rác dựa trên khối lượng rác thải ra tại Hàn Quốc (không tính phí với rác có thể tái chế).

7


cách thức thu hồi và chế tài để thực hiện... Với những khó khăn trên, đến đầu năm 2015 hoạt
động thu hồi sản phẩm chưa được triển khai và tiến trình này đã được lùi lại đến tháng 7/2016
theo Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg. Theo Quyết định này, phương thức thu hồi sản phẩm đã
được quy định rõ hơn, linh hoạt hơn với sự tham gia của cả nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ
thu hồi, người sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, một vấn đề quan trọng là các chính sách tài chính để
thực hiện hoạt động này như: chế tài đối với nhà sản xuất, ưu đãi tài chính đối với người sử
dụng... lại chưa được đề cập đến. Kinh nghiệm thế giới cho thấy, cần thiết xây dựng những chính
sách này thì kế hoạch thu hồi sản phẩm qua sử dụng mới có tính khả thi4[2,3,5].
- Về hỗ trợ hoạt động tái chế: các chính sách hỗ trợ hoạt động tái chế bao gồm: chính
sách đất đai, chính sách thuế, vay vốn...được quy định khá cụ thể trong Chiến lược quốc gia về
quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050; Các Nghị định số: 04/2009/NĐ-CP;
17/2015/NĐ-CP và cụ thể hóa trong thông tư số 121/TT-BTC Hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ
tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý CTR.
Điều đáng quan tâm ở đây là, hoạt động tái chế không được quan tâm khuyến khích nhiều
như các hoạt động xử lý chất thải – bao gồm: đốt (không thu hồi năng lượng) và chôn lấp. Những
khác biệt này thể hiện trong việc giải phóng mặt bằng và bồi thường5, huy động vốn đầu tư6 và
trên thực tế tại các địa phương như Hà Nội hoạt động chôn lấp CTR đang được chi trả hoàn toàn
bằng ngân sách nhà nước, còn hoạt động tái chế không được hưởng ưu đãi này (trừ hoạt động sản
xuất phân hữu cơ từ CTR) [15, 16, 17]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy ngay cả những hỗ trợ cho sản
xuất phân hữu cơ từ CTR cũng chưa đảm bảo thu đủ bù chi cộng lãi suất hợp lý. Trong giai đoạn
trước tháng 01/2015, mặc dù cùng thuộc Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội, nhưng
hoạt động chôn lấp tại bãi rác Nam Sơn, Sóc Sơn được nhà nước chi trả toàn bộ theo khối lượng
CTR đưa đến xử lý tại bãi rác này, còn hoạt động sản xuất phân hữu cơ tại nhà máy Cầu Diễn lại
không được hỗ trợ như vậy [15,16]. Khi trả lời phỏng vấn của nhóm nghiên cứu, Lãnh đạo công
ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội cho biết vì không được trợ giá hợp lý nên nhà máy đã

4


Nhiều nước trên thế giới như các nước thành viên EU, Hàn Quốc, Đài Loan, Mỹ, Nhật… đã áp dụng
nhiều chính sách, trong đó phổ biến là cơ chế đặt cọc-hoàn trả đối với nhà sản xuất để bắt buộc nhà sản xuất
phải thu hồi sản phẩm. Các doanh nghiệp tiếp tục áp dụng cơ chế này với người sử dụng hoặc áp dụng cơ chế
thưởng tiền đối với người sử dụng.
5
Theo NĐ 19/2015/NĐ_CP: Đối với hoạt động xử lý chất thải: được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất
theo quy định của pháp luật về đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư và được Nhà
nước hỗ trợ tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đối với hoạt động tái chế: được hưởng ưu đãi về tiền thuê
đất theo quy định của pháp luật đất đai như các đối tượng thuộc lĩnh vực ưu đãi đầu tư.
6

Theo NĐ 19/2015/NĐ_CP: việc huy động từ Quỹ BVMT Đối với hoạt động xử lý chất thải thì chủ đầu tư
dự án nếu áp dụng công nghệ xử lý có tỷ lệ chất thải phải chôn lấp sau xử lý dưới 30% trên tổng lượng chất thải rắn
thu gom thì được vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ
quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 80% tổng mức đầu tư xây dựng
công trình; được ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn; đối với hoạt động tái chế: Chủ đầu tư dự án được
vay vốn với lãi suất ưu đãi tối đa không quá 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư của Nhà nước do cơ quan có thẩm
quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây dựng công trình; được
ưu tiên hỗ trợ sau đầu tư hoặc bảo lãnh vay vốn.

8


gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, sản phẩm chất lượng chưa tốt, giá thành cao không cạnh tranh
được với các loại phân bón khác trên thị trường.
Một số doanh nghiệp tái chế trên toàn quốc đã tận dụng được các ưu đãi như: vay vốn với
lãi suất thấp từ Quỹ môi trường, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, được cung cấp mặt bằng để
phát triển, đặc biệt là các doanh nghiệp tại các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh
Bình Dương, Đồng Nai... Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn vay, chính sách ưu đãi của đại bộ

phận doanh nghiệp vẫn còn khó khăn bởi một số nguyên nhân như việc vay vốn đòi hỏi tài sản
thế chấp trong khi doanh nghiệp khó khăn về tài sản (đặc biệt là các hộ sản xuất và doanh nghiệp
nhỏ tại làng nghề), số tiền được vay quá nhỏ so với nhu cầu đầu tư rất lớn của công nghệ tái chế
thân thiện môi trường (nguồn vốn từ các Quỹ môi trường luôn thiếu do các địa phương chưa ưu
tiên cho BVMT), thiếu quỹ đất sạch (nhiều doanh nghiệp không có khả năng tự giải phóng mặt
bằng)...
- Về hỗ trợ sản phẩm tái chế: Trợ giá và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tái chế là 2 nội dung
được đề cập đến từ rất sớm trong Nghị định 04/2009/NĐ-CP và tiếp tục được nhắc đến trong
Nghị định 19/2015/NĐ-CP.
+ Về trợ giá: nếu Nghị định số 04/2009/NĐ-CP quy định sản phẩm tái chế được Nhà
nước hỗ trợ về giá theo nguyên tắc bảo đảm thu đủ bù chi cộng lãi suất hợp lý thì nghị định
19/2015/NĐ-CP lại quy định chặt hơn, nếu sản phẩm đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm, dịch vụ
công ích thì được trợ giá theo quy định của pháp luật về sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ
công ích. Với quy định mới, số lượng sản phẩm tái chế được hỗ trợ sẽ giảm đi so với trước.
+ Về hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm: theo nghị định 04/2009/NĐ-CP, Nhà nước khuyến khích
cơ quan nhà nước sử dụng sản phẩm nếu đạt tiêu chuẩn và thuộc diện mua sắm của cơ quan nhà
nước. Sự “khuyến khích” này không bắt buộc nên khó khả thi nếu các cơ quan Nhà nước không thực
sự quan tâm đến thúc đẩy hoạt động bảo vệ môi trường. Nội dung này đã được đề cập rõ hơn trong Nghị
định 19/2015/NĐ-CP. Theo Nghị định này,. người đứng đầu cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà
nước có trách nhiệm ưu tiên mua sắm công sản phẩm từ hoạt động tái chế khi mua sắm loại sản
phẩm đó và tổ chức, cá nhân ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường theo
hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Mặt khác, mặc dù trong Nghị định cũng nêu rõ việc giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ
Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn cụ thể về điều kiện trợ giá, mức trợ giá và thời gian trợ giá
đối với sản phẩm từ hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có sản phẩm tái chế. Nhưng cho đến
hết năm 2014 vẫn chưa có các hướng dẫn của các Bộ ngành và chính sách này chưa được triển
khai trên thực tế. Và trên thực tế hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chưa phát huy hiệu quả.
Kết quả phỏng vấn của nhóm tác giả đối với một số đối tượng về đánh giá chính sách thúc
đẩy tái chế CTR trong bảng sau nhằm minh hoạ thêm những nhận định về hiệu quả của chính
sách hiện nay


9


Bảng 2. Kết quả phỏng vấn một số đối tượng tại Hà Nội về chính sách thúc đẩy tái chế
TT

Đối tượng phỏng vấn

1

Công ty TNHH MTV
Môi trường đô thị Hà Nội
(282 Kim Mã, Ba Đình
Hà Nội)

2

Công ty cổ phần môi
trường Thăng Long (48
Bích Câu, Quốc Tử
Giám, Ba Đình, Hà Nội)

3

Công ty TNHH Thuỷ
Lực Máy (187 La Thành,
Đống Đa, Hà Nội)

4


HTX Môi trường Thành
Công (Nhân Chính,
Thanh Xuân, Hà Nội)

Thời gian
phỏng vẩn

Ngành
nghề

Ý kiến về chính sách

tháng
Xử lý - Các chính sách chung khá đủ, đặc biệt
9/2011,
CTR
là Nghị định 04/NĐ-CP. Nhưng hướng
tháng
dẫn thực hiện không có nên DN không
4/2013 và
thực hiện được.
tháng
- Chính sách trợ giá chủ yếu tập trung
5/2014
cho chôn lấp, tái chế chưa được các địa
phương quan tâm như chôn lấp (nhà
máy sản xuất phân compost tại Cầu
Diễn chưa được trợ giá như hoạt động
chôn lấp tại Nam Sơn)

- Chưa có chính sách quyết liệt trong
phân loại CTR tại nguồn và các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm.
Tháng
Xử lý - Doanh nghiệp khó tiếp cận vay vốn ưu
9/2011
CTR
đãi từ ngân hàng do thủ tục rườm rà,
không có hướng dẫn cụ thể. Doanh
nghiệp không đủ tài sản thế chấp nhưng
chưa có chính sách bảo lãnh tín dụng.
- Nguồn vốn từ Quỹ môi trường quá ít
so với nhu cầu của hoạt động tái chế.
- Chưa có chính sách đối với công nghệ
tái chế, chưa có công nghệ mẫu, chưa có
khung giá đối với từng công nghệ tái
chế. Chưa ban hành đơn giá đối với các
sản phẩm tái chế.
- Thiếu các thông tư hướng dẫn cụ thể
đối với Nghị định 04/NĐ-CP
Tháng
Sản
- Các chính sách đã có tương đối đầy
11/2012
xuất
đủ, nhưng việc thực hiện chưa mềm
dây
dẻo.
chuyền - Chưa có chính sách thúc đẩy tiêu thu

xử lý sản phẩm tái chế
và tái - Chưa có chính sách hỗ trợ trong cung
chế
cấp quỹ đất sạch (không cần giải phóng
CTR
mặt bằng). Doanh nghiệp đủ năng lực
để thực hiện việc này.
Tháng
Xử lý - Các dự án xử lý CTR nói chung và tái
8/2013
CTR
chế CTR chưa được ưu tiên, chưa có
chính sách cụ thể hướng dẫn cho doanh
nghiệp.
- Việc tiếp cận vay vốn rất khó khăn.
Lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư lớn, trong
khi các ngân hàng, quỹ đòi có tài sản thế
10


5

Một số hộ sản xuất nhựa
làng nghề Triều Khúc
(Thanh Trì) và dây thừng
làng nghề Trung Văn
(Nam Từ Liêm)

Tháng
Tái chế

11/2011
nhựa
và tháng
6/2013

Quỹ Bảo vệ môi trường Tháng
Hà Nội, Sở Tài nguyên 10/2012
và Môi trường Hà Nội

Cho
vay, hỗ
trợ tài
chính
với các
dự án
BVMT

chấp nên khó thực hiện.
- Chưa biết rõ các chính sách hỗ trợ hoạt
động tái chế.
- Muốn vay vốn để xử lý môi trường,
đổi mới công nghệ tái chế nhưng không
có tài sản thế chấp có giá trị lớn thì
không được vay từ Quỹ môi trường và
ngân hàng.
- Quy trình, thủ tục để cho vay vốn đối
với hoạt động tái chế rất phức tạp, do
nhiều đơn vị liên quan.
- Người vay vốn vẫn cần có tài sản thể
chấp, chưa có đối tượng đứng ra bảo

lãnh.
- Nguồn vốn của Quỹ không nhiều,
chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người vay

Như vậy có thể thấy, hệ thống chính sách thúc đẩy tái chế phục vụ mục tiêu phát triển bền
vững của Việt Nam đã được xây dựng và bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy
nhiên vẫn còn một số vấn đề bất cập, làm cho chính sách chưa trở thành động lực thúc đẩy sự
phát triển của ngành công nghiệp này. Những bất cập đó được khái quát lại như sau:
+ Tính khả thi của một số chính sách chưa cao:
Điều này thể hiện đặc biệt trong các chính sách mang tính định hướng, tiêu biểu là “Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050”. Việc xây dựng
chính sách với những mục tiêu rất cao, trong khi không tính đến khả năng thực hiện. Các chỉ tiêu
này chỉ thực hiện được khi Việt Nam đã có một hệ thống cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho hoạt động
tái chế như: công nghệ phân loại CTR tại nguồn, các nhà máy tái chế, hệ thống luật pháp chặt chẽ
phục vụ cho hoạt động tái chế... Bên cạnh đó, việc thiếu các chính sách về tài chính đi kèm cũng
làm cho tính khả thi của chính sách chưa cao (Đó là các chính sách thưởng, phạt trong phân loại
CTR, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm tái chế...)
+ Thiếu một số chính sách quan trọng hỗ trợ toàn diện cho các khâu tổ chức sản xuất của
hoạt động tái chế:
Một trong những chính sách quan trọng là chính sách kiểm soát chất lượng của hoạt động
tái chế, là một công cụ rất cần thiết để đảm bảo các hoạt động tái chế phục vụ mục tiêu phát triển
bền vững. Chính sách này đều được các nước phát triển quan tâm ban hành song song với những
chính sách khuyến khính hoạt động tái chế. Nhưng hiện nay ở Việt Nam các chính sách này chưa
được ban hành. Về nguyên tắc, việc kiểm soát các hoạt động tái chế vẫn áp dụng theo các công
nghệ thông thường nhưng trên thực tế hoạt động tái chế chưa được kiểm soát về chất lượng. Đây
chính là một trong những nguyên nhân của hiện tượng tái chế gây ô nhiễm môi trường nghiêm
trọng đang xảy ra trên thực tế.
11



Ngoài ra, các chính sách tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công nghiệp này, như
chính sách gắn trách nhiệm của nhà sản xuất như bắt buộc tỷ lệ tái chế đối với nhà sản xuất,
chính sách thu hồi bao bì sản phẩm... và chính sách khuyến khích người dân trong công tác tái
chế (phân loại CTR, trả lại sản phẩm qua sử dụng hoặc bao bì và tiêu thụ các sản phẩm tái chế...)
cũng chưa được xây dựng cụ thể.
+ Hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách khung chưa được xây dựng đầy đủ,
kịp thời:
Theo thông lệ chính sách của Việt Nam, một chính sách được quy định tại rất nhiều văn
bản quy phạm pháp luật. Các văn bản do Quốc hội, Chính phủ ban hành như Luật, Nghị định
thường chỉ mang tính khái quát, sau đó được các Bộ, ngành, địa phương cụ thể hoá bằng các
thông tư, thông tri... Nghiên cứu cho thấy, chính việc chậm trễ ban hành các văn bản hướng dẫn
của các Bộ, ngành, địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến việc triển khai các ưu đãi cho hoạt
động tái chế CTR rất hạn chế.
Lấy ví dụ về một chính sách rất quan trọng khi thi hành Luật BVMT 2005, có vai trò
khuyến khích thúc đẩy các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó có hoạt động tái chế chất thải
rắn, đó là Nghị định số: 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi
trường. Trong Nghị định này, các nội dung về ưu đãi, hỗ trợ về cơ sở hạ tầng và đất đai, vốn, thuế,
phí, trợ giá và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm được xác định khá rõ đối với từng đối tượng thực hiện các
hoạt động bảo vệ môi trường. Trong Nghị định, đa số các điều khoản đều được giao cho các Bộ
nghiên cứu, cụ thể hoá để các địa phương, nhà đầu tư căn cứ triển khai, đặc biệt là các chính sách
ưu đãi về vay vốn, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng7. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có hướng dẫn cụ thể nào về các nội dung này được ban hành. Hoặc hoạt động phân loại CTR tại
nguồn là một trong những chương trình thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR
đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó phân công cụ thể đến 2015 các Bộ (Xây dựng,
Công thương, Y tế, Tài chính), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải xây dựng các quy định,
hướng dẫn về phân loại chất thải rắn tại nguồn và nhân rộng mô hình phân loại chất thải rắn tại
nguồn, nhưng cho đến nay hoạt động này vẫn chưa được triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, hiện tượng văn bản hướng dẫn thực hiện ra đời rất chậm sau khi có các
chính sách khung xảy ra phổ biến. Có thể kể đến như Nghị định 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất
thải rắn ban hành ngày 09/4/2007, nhưng phải đến hơn một năm sau Thông tư 121/2008/TT-BTC

hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư cho quản lý chất thải rắn
7

Trích điều 12.4 NĐ 04/2009/NĐ-CP: Doanh nghiệp, hợp tác xã có các hoạt động, trong đó có hoạt
động tái chế, được hưởng chính sách ưu đãi về tín dụng đầu tư của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Quỹ Phát
triển khoa học và công nghệ Quốc gia, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và các quỹ khác theo quy định của
pháp luật để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh.
Điều 12.6. Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn việc cho
vay vốn và thực hiện hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư đối với các dự án vay vốn của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam.

12


mới ra đời theo chỉ đạo của Nghị định này; hoặc Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg về thu hồi, xử
lý sản phẩm thải bỏ (thực hiện Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường) đã ra đời sau Nghị định
này đến 7 năm.
+ Chưa có những chính sách riêng cho các loại nguyên liệu tái chế đặc thù: Nghiên cứu
cho thấy, hiện nay hệ thống chính sách đang có sự phân biệt giữa hoạt động tái chế và xử lý chất
thải (trong đó ưu tiên hỗ trợ xử lý chất thải hơn hoạt động tái chế). Đối với các hoạt động tái chế
của các chất thải là nhựa, giấy, kim loại... có cơ hội tạo một phần lợi nhuận thì chính sách này có
thể chấp nhận được. Tuy nhiên, với thực tế hoạt động sản xuất phân hữu cơ từ chất thải thực
phẩm, phụ phẩm nông nghiệp... tại Việt Nam chưa thể tạo lợi nhuận, không thể cạnh tranh về giá
bán với các loại phân bón khác, nếu không có những hình thức hỗ trợ đặc biệt (coi hoạt động này
như hoạt động xử lý CTR- hỗ trợ toàn bộ chi phí) thì sẽ khó có khả năng triển khai hoạt động này.
4. Kết luận
- Hệ thống chính sách có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp tái chế CTR
phục vụ mục tiêu PTBV. Để đảm bảo ngành công nghiệp tái chế đạt được mục tiêu giảm tiêu hao
tài nguyên, tiết kiệm diện tích đất, không gây ô nhiễm môi trường, cần có những chính sách toàn

diện và kịp thời từ hoạt động tạo nguồn nguyên liệu, hỗ trợ sản xuất, kiểm soát chất lượng dây
chuyền công nghệ và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm.
- Tại Việt Nam, hệ thống chính sách hỗ trợ tái chế CTR chưa được xây dựng riêng mà
được kết hợp với các chính sách quản lý CTR. Các chính sách cần thiết phục vụ cho phát triển
công nghiệp tái chế CTR về cơ bản đã được xây dựng, bao gồm: chính sách phân loại CTR tạo
nguồn nguyên liệu đầu vào, chính sách hỗ trợ sản xuất (ưu đãi mặt bằng, hộ trợ vay vốn, giảm
thuế…), chính sách hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm (trợ giá và khuyến khích tiêu dùng sản phẩm tái chế)
đã được đề cập đến trong nhiều văn bản, nổi bật là Luật bảo vệ môi trường (2005 và 2014), Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn 2050; các Nghị định số:
59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn, 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi
trường; 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật BVMT năm 2014; 38/2015/NĐ-CP.
Một số chính sách đã được triển khai trên thực tế và bước đầu hỗ trợ được cho các doanh nghiệp
xây dựng cơ sở tái chế, đó là các chính sách ưu đãi về mặt bằng sản xuất, hỗ trợ vay vốn, giảm
thuế...
- Bên cạnh đó, một số vấn đề còn bất cập trong hệ thống chính sách, chưa thúc đẩy tái chế
CTR phục vụ mục tiêu PTBV là: sự thiếu tính khả thi của một số chính sách (đặc biệt là chính
sách mang tính định hướng, xây dựng chỉ tiêu tái chế CTR); Thiếu một số chính sách quan trọng
hỗ trợ toàn diện cho các khâu tổ chức sản xuất của hoạt động tái chế (bao gồm chính sách tạo
nguyên liệu, kiểm soát chất lượng sản xuất và sản phẩm, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm); Hệ thống văn
bản hướng dẫn cụ thể nhằm thực hiện chính sách khung được xây dựng chưa đầy đủ, chưa kịp
thời (đặc biệt là các hướng dẫn của Bộ, ngành, hoạt động triển khai của các địa phương) và chưa
13


có những chính sách riêng cho các loại nguyên liệu tái chế đặc thù (như chính sách tái chế chất
thải hữu cơ, tái chế phân bùn, chất thải từ xây dựng).

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. UNEP, 2010, Waste and Climate Change: Global Trends and Strategy Framework.
2. EPA, Wastes - Resource Conservation - Tools for Local Government Recycling Programs,

/>3. Ministry of Economy, Trade and Industry,
/>
Japan,

Recycling

Policy,

4. Paper recycling information sheet. www.wasteonline.org.uk
5. Ministry of Environment. (2009a) 3R Policies of Korea. Available from:
5&bbsCode=res_mat_policy
6. Kuo-Shuh Fan;Chun-Hsu, Lin;Tien-Chin, Chang, Management and Performance of Taiwan's
Waste Recycling Fund, Journal of the Air & Waste Management Association; May 2005; Vol. 55,
Issue 5, p574.
7. Quốc hội Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường 2005, 2014.
8. Thủ tướng Chính phủ, 2009, “Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025,
tầm nhìn 2050”, Quyết định số 2149/QĐ-TTg.
9. Chính phủ, 2007, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn

10. Chính phủ, 2015, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu.
11. Chính phủ, 2013, Quy đinh về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, Quyết định số 50/2013/QĐTTg
12. Chính phủ, 2015, Quy đinh về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, Quyết định số 16/2015/QĐTTg.
13. Chính phủ, 2009, Nghị đinh số 04/2009/NĐ-CP về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi
trường .
14. Chính phủ, 2014, Nghị định số 19/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Bảo vệ môi trường.
15. UBND Thành phố Hà Nội, 2009, Quyết định số 6750/QĐ-UBND về việc phê duyệt đơn giá
thanh toán cho các sản phẩm dịch vụ công ích đô thị năm 2009 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
16. UBND Thành phố Hà Nội, 2011, Quyết định số 5875/QĐ-UBND về việc phê duyệt đơn giá
thanh toán cho các sản phẩm dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012.

17. UBND Thành phố Hà Nội, 2015, Quyết định số 510/QĐ-UBND về việc phê duyệt đơn giá
thanh toán cho các sản phẩm dịch vụ công ích trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2015.
18. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2012, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2011 – Chất
thải rắn.

14


Analysis of system policies to promote recycling of solid waste for sustainable development
in Vietnam
Abstract
The article focuses on analyzing the role and the actual situation of development
assistance policy system on solid waste recycling supporting the goal of sustainable development
in Vietnam. The study result shows that, assistance policy system for solid waste recycling
basically has been built, including: the policy for solid waste classification creating input
materials, the policy for production support (land use incentive, loan assistance, tax reduction…),
the policy for product consumption assistance ( price support, encourage for products made by
recycled materials use). However, this policy system remains inadequate, not promoting solid
waste recycling supporting the goal of sustainable development, that are lack of feasibility of
some policies (especially orientation policy, building solid waste recycling target); lack of some
important policies of comprehensive support for organization of production stages of recycling
activities (including policy for creating materials, policy for quality control of product and
manufacturing, policy for product consumption support); specific guidelines system for
framework policy implementation has been built incompletely and untimely ( especially the
guidance of ministries, branches; local implementation activities) and lack of specific policies for
specific recycled materials (such as policy for organic waste recycling).
Keywords: policies, recycling, solid waste, sustainable development

15




×