Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (263.22 KB, 18 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

TRẦN HUY TẠO

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------

TRẦN HUY TẠO

GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC
TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XHCN
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60220301
Người hướng dẫn khoa học:


PGS. TS. Ngô Đình Xây

Hà Nội – 2015


LờI CảM ƠN
Luận văn hoàn thành là kết quả của ba năm nghiên cứu và học tập tại
Khoa Triết học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Trong quá
trình hoàn thiện luận văn, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy
cô giáo, các anh chị khóa trước và các bạn trong lớp. Vì vậy, tôi xin chân
thành cảm ơn các thầy cô giáo của Khoa Triết học cùng toàn thể các học viên
trong tập thể lớp Cao học Triết K20. Đặc biệt, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc
đên PGS. TS. Ngô Đình Xây – người định hướng khoa học, hướng dẫn tận
tình, luôn động viên, giúp đỡ hết mực, đã giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy cô để luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội ngày 27 tháng 5 năm 2015

Trần Huy Tạo


MỤC LỤC
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 6
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............. Error! Bookmark not defined.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu . Error! Bookmark not defined.

6. Những đóng góp mới của luận văn ............. Error! Bookmark not defined.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn... Error! Bookmark not defined.
8. Kết cấu của luận văn ................................... Error! Bookmark not defined.
B. NỘI DUNG .................................................... Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA, BẢN SẮC VĂN
HÓA VÀ KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ............... Error! Bookmark not defined.
1.1. Văn hóa và bản sắc văn hóa ..................... Error! Bookmark not defined.
1.1.1. Khái niệm văn hóa .......................... Error! Bookmark not defined.
1.1.2. Khái niệm bản sắc văn hóa ............. Error! Bookmark not defined.
1.1.3. Biểu hiện của bản sắc văn hóa Việt Nam và việc giữ gìn phát huy nó
................................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt NamError! Bookmark
not defined.
1.2.1. Quan niệm về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam ........................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.3. Tác động của kinh tế thị trường tới vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc.............................................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 .............................................. Error! Bookmark not defined.


Chƣơng 2: HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT HUY BẢN SẮC
VĂN HÓA VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG
ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAMError!

Bookmark

not


defined.
2.1. Hiện trạng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộcError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Kết quả của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Hạn chế của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về việc giữ gìn, phát huy bản sắc
văn hóa Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ......................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3. Vấn đề đặt ra trong giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóaError! Bookmark not
defined.
2.3.1. Xu hướng xem nhẹ bản sắc văn hóa dân tộc . Error! Bookmark not
defined.
2.3.2. Xu hướng tiếp thu thiếu chọn lọc các nền văn hóa khác nhau trên thế giới
................................................................... Error! Bookmark not defined.
2.3.3. Xu hướng phục cổ........................... Error! Bookmark not defined.
2.4. Một số giải pháp để giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong điều
kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt NamError!

Bookmark

not defined.
2.4.1. Giải pháp chung .............................. Error! Bookmark not defined.


2.4.2. Giải pháp cụ thể .............................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 .............................................. Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN ........................................................ Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 11


A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trên cơ sở nhận thức sâu sắc giá trị của văn hóa trong quá trình phát triển,
Đảng ta xác định tiến hành đồng bộ và gắn kết chặt chẽ ba lĩnh vực: Phát triển kinh
tế là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt cùng
với việc xây dựng văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội nhằm tạo nên sự phát
triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Theo đó, nội dung xây dựng văn
hóa được xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc” và là một định hướng quan trọng để đất nước phát triển bền vững. Tuy nhiên,
trong quá trình tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế cũng như quá trình xây
dựng nền văn hóa mới dường như chúng ta vẫn còn quá đề cao vai trò của kinh tế
và chưa thấy được sự tác động to lớn của văn hóa đối với kinh tế. Chúng ta đã quá
ưu tiên cho phát triển kinh tế mà chưa nhận thức rõ được sự tác động trở lại của
văn hóa đối với kinh tế và quả thật trong quá trình phát triển vừa qua bên cạnh
những mặt đạt được về tốc độ tăng trưởng kinh tế chúng ta đang phải đối mặt với
những tác động tiêu cực về các vấn đề xã hội trong đó có vấn đề văn hóa. Đặc biệt,
trong nền kinh tế thị trường, một mặt văn hóa dựa vào chuẩn mực của nó là chân,
thiện, mỹ (cái đúng, cái tốt, cái đẹp) để hướng dẫn và thúc đẩy người lao động
không ngừng phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao tay nghề, sản xuất
hàng hóa với số lượng ngày càng nhiều với chất lượng ngày càng cao, đáp ứng nhu
cầu không ngừng tăng lên của xã hội; mặt khác, văn hóa sử dụng sức mạnh của các
giá trị truyền thống, của đạo lý, dân tộc để hạn chế xu hướng sùng bái hàng hóa,
sùng bái tiền tệ, nghĩa là hạn chế xu hướng tiêu cực của hàng hóa và đồng tiền
“xuất hiện với tính cách là lực lượng có khả năng xuyên tạc bản chất con người,
cũng như những mối liên hệ khác”. Hạn chế những tiêu cực này chỉ có thể là văn
hóa và chủ yếu bằng văn hóa.



Cho đến nay, vấn đề mối quan hệ giữa văn hóa với sự phát triển đất nước
không phải một đề tài đã cũ. Bởi vì, với mỗi một vấn đề, tùy thuộc vào từng thời
điểm khác nhau, ở các lĩnh vực khác nhau chúng ta phải có cách tiếp cận và đánh
giá cụ thể. Thực tế chứng minh rằng vấn đề này đang được tiếp tục nghiên cứu một
cách sâu sắc, song hiện nay chưa có nhiều công trình nghiên cứu một cách toàn
diện và có hệ thống từ góc nhìn của triết học văn hóa và giá trị học. Chính vì vậy,
chúng tôi quyết định chọn vấn đề “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện
nay” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ Triết học của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu
Thực tế cho thấy, những biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế sẽ có tác động to
lớn đến đời sống tinh thần của con người. Vì vậy, vấn đề giữ gìn và phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc được đặt ra bức thiết trong quá trình phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Đối với Việt Nam, vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đã
được chú ý từ lâu. Song cũng như nhiều quốc gia khác, chỉ từ cuối những những
năm 80 của thế kỷ XX trở lại đây thì vấn đề giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc được chú ý quan tâm hơn cả về số lượng và chất lượng. Nghiên cứu về vấn
đề này, trước hết phải kể đến một số công trình cơ bản sau:
- “Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc kết hợp tinh hoa của
văn hóa nhân loại”, Phạm Minh Hạc, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội, 1996. Tác
phẩm khái quát căn bản về văn hóa và phát triển, khẳng định vai trò của văn hóa.
- “Vấn đề văn hóa và phát triển” của GS.VS Hoàng Trinh, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 1996 đã đề cập đến vai trò của văn hóa với phát triển và đối với


quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tác giả còn nhấn mạnh yếu tố
truyền thống trong sự phát triển, trong quá trình hiện đại hóa.

- “Tìm hiểu giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của nhóm tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn – Phạm Văn Đức – Hồ Sỹ
Quý (đồng chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Các tác giả đã nêu
bật các giá trị truyền thống và tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đến các giá trị truyền thống ở nước ta hiện nay.
- “Kỷ yếu hội thảo khoa học “Giá trị truyền thống trước những thách thức
của toàn cầu hoá” được tổ chức tại Hà Nội vào tháng 5/2001. Các bài tham luận
đều tập trung làm rõ thực chất của toàn cầu hoá và những thách thức cũng như cơ
hội của toàn cầu hoá đối với việc giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống
của dân tộc Việt Nam đồng thời bước đầu đề xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn
và phát huy những giá trị truyền thống đó trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay.
- “Bước đầu tìm hiểu sự biến đổi giá trị truyền thống Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa”, Hoàng Thị Ngát, Khóa luận tốt nghiệp, năm 2006, Trường Đại
học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Khóa luận đề cập đến một số vấn đề lý
luận về giá trị truyền thống Việt Nam, về toàn cầu hóa. Bước đầu khảo sát sự biến
đổi một số giá trị truyền thống Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa. Sau cùng
là đưa ra những giải pháp về kinh tế - xã hội, giáo dục, pháp luật nhằm giữ gìn và
phát huy các giá trị truyền thống trong giai đoạn hiện nay.
- “Những cơ hội và thách thức đối với các giá trị truyền thống Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa”, Võ Hoàng Anh, Luận văn thạc sỹ triết học, năm
2007, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Luận văn khắc họa rõ
toàn cầu hóa và ảnh hưởng của nó đến các giá trị truyền thống, cũng như giá trị


truyền thống Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa với những nội dung khá đặc
sắc, sâu rộng, thiết thực.
- “Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống trong bối cảnh toàn cầu
hóa”, Mai Thị Qúy, Tạp chí triết học (số 6).
- “Vấn đề kế thừa và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống trong quá
trình chuyển sang nền kinh tế thị trường ở nước ta”, Nguyễn Văn Lý, năm 1999,

Tạp trí triết học (số 24).
- “Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong qúa trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Thái Nguyên hiện nay”, Lê Thị Kim Hưng, Luận văn thạc sỹ,
Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Luận văn khái quát một số
vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân
tộc. Trên sơ sở đó, luận văn tiếp tục trình bày thực trạng và một số kiến nghị giải
pháp về giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa ở Thái Nguyên hiện nay.
Các công trình nghiên cứu trên đều đã đi vào khai thác song chưa cụ thể và
hệ thống những đặc điểm chung về bản sắc văn hóa, về kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, về sự biến đổi cũng như những giải pháp nhất
định trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Kế thừa
những thành tựu nghiên cứu tích cực của những người đi trước kết hợp với những
tìm tòi, nghiên cứu của bản thân, trong luận văn này, tác giả cố gắng phân tích làm
rõ hơn sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong điều
kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
và nêu ra một số giải pháp giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong bối
cảnh toàn cầu hóa hiện nay.


3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận chung về văn hóa và bản sắc văn
hóa, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, luận văn làm
rõ sự cần thiết phải giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam trong điều kiện
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Từ đó, đề
xuất một số giải pháp nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Việt Nam.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Trình bày một số vấn đề lý luận về văn hóa, bản sắc văn hóa và những biểu

hiện của bản sắc văn hóa Việt Nam
- Trình bày một số vấn đề lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và những tác động của kinh tế thị trường tới việc giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc.
- Phân tích thực trạng việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong
điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay và
xác định một số vấn đề đặt ra trong quá trình này.
- Từ đó, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam hiện nay.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2002), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa – Thông
tin, Hà Nội.
2. Nguyễn Đức Bách, (2008), Vận dụng tư tưởng V.I.Lênin trong đổi mới kinh tế ở
Việt Nam, Tạp chí Tuyên giáo, số 4.
3. Vũ Đình Bách (2008), Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Vũ Đình Bách, Trần Minh Đạo (2006), Đặc trưng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
5. Hoàng Chí Bảo (2010), Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi mới và
hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Chí Bền (chủ biên) (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn
cầu hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Chu Văn Cấp (2001), Về mục tiêu và đặc trưng bản chất của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 5.
8. Nguyễn Đức Chiên (2005),“Phát triển bền vững – tiền đề lịch sử và nội
dung khái niệm”., Tạp chí con người, số 1, tr 32 – 36.
9. Nguyễn Trngj Chuẩn – Phạm văn Đức – Hồ Sỹ Quý (2001), Tìm hiểu giá trị

văn hóa truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


10.Nguyễn Văn Dân (2006), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật
12. Đảng cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
13.Đảng cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban chấp
hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
15. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 6, khóa X, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2014), Văn kiện Hội nghị lần thứ 9, khóa XI, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
19. Nguyễn Khoa Điềm (chủ biên) (2001), Xây dựng và phát triển văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


20. Phạm Duy Đức (2008) Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin về văn hóa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Phạm Duy Đức (2009), Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2011 –
2020: Những vấn đề phương pháp luận, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội.

22. Trần Hữu Dũng (2004), “Phát triển bền vững nhìn từ góc độ xã hội – văn
hóa”, Tạp chí Tia sánh, số 12, tr 4 -6.
23. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển văn hóa giữ gìn và phát huy bản sắc dân
tộc kết hợp tinh hoa văn hóa nhân loại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
24. Hoàng Thị Hạnh (2005), Góp phần tìm hiểu tư tưởng cơ bản của Đảng
cộng sản Việt Nam về vai trò của văn hóa trong phát triển xã hội, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25. Nguyễn Minh Hiển (2005), “Giáo dục trong đối thoại giữa các nền văn
hóa, văn minh vì hòa bình và phát triển bền vững”, Tạp chí Cộng sản số 7.
26. Trần Ngọc Hiên (2006), “Xây dựng môi trường văn hóa cho sự phát triển
bền vững của đất nước”, Tạp chí Cộng sản, số 11, tr. 32 – 36.
27. Phùng Ngọc Hòa (2006), “Tích cực bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát
triển bền vững”, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3, tr 48 -51.
28. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2006), Văn hóa mục tiêu và dộng lực của
sự phát triển xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


29. Nguyễn Văn Huyên (2005), “Văn hóa mục tiêu và động lực của sự phát
triển xã hội”, Tạp chí Xã hội học, số 3, tr. 3 – 10.
30. Vũ Khiêu (1993), Phương phát luận về vai trò văn hóa trong phát triển,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
31. Lê Văn Khoa (2009), Môi trường và phát triển bền vững, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
32. Nguyễn Văn Lê (2006), Văn hóa đạo đức ở nước ta hiện nay: Vấn đề và
giải pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
33. V. Lê nin (1970), Bàn về cách mạng tư tưởng văn hóa, Nxb Tiến bộ,
Matxcova.
34. Dương Thị Liễu (2004), “Vai trò văn hóa trong phát triển kinh tế”, Tạp chí
triết học, số 6.
35. Đỗ Long, Trần Hiệp (1993), Tâm lý cộng đồng làng và di sản, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội
36. C. Mác – Ph Ănggghen (1980) Toàn tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
37. C. Mác – Ph Ănggghen (1993) Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
38. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Xxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


39. Trần Thị Minh (2012) Phát triển văn hóa với tư cách là nền tảng tinh thần
của xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, Luận án tiến sĩ triết học, Viện khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Phạm Xuân Nam (2008), Sự đa dạng văn hóa, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
41. Phan Ngọc (1999), Một cách tiếp cận văn hóa, Nxb Thanh niên, Hà Nội
42. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà
Nội.
43. Mai Hải Oanh (2011), Quan hệ giữa xây dựng văn hóa và phát triển kinh tế
ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
44. Nguyễn Duy Quý (1992), Xây dựng nền văn hóa mới hiện nay, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
45. Tô Huy Rứa (2006), “Phát huy vai trò động lực của văn hóa đối với phát
triển kinh tế xã hội”, Tạp chí Cộng sản, số 15.
46. Nguyễn Hữu Sở (2009), Phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam, Luận án
tiến sĩ kinh tế, Hà Nội.
47. Nguyễn Hồng Sơn, (1995), Quan hệ biện chứng văn hóa với phát triển xã
hội trong quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ
triết học, Viện khoa học xã hội.
48.Tạp chí người đưa tin của UNESSCO (11/1988)


49. Hồ Bá Thâm (2009), Sự phát triển văn hóa đồng bộ và tương xứng với phát

triển kinh tế tạo ra sự phát triển bền vững, Nxb Phương Đông, Hà Nội.
50. Hồ Bá Thâm (2012) Văn hóa với phát triển bền vững, Nxb Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội.
51. Hồ Bá Thâm (2012), Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
52. Trần Ngọc Thêm (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
53. Đào Đình Thưởng (2013), Vai trò của văn hóa dối với quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận án tiến sĩ triết học, Viện khoa học xã hội.
54. Phạm Ngọc Trung (chủ biên) (2012), Giáo trình lý luận văn hóa, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà nội.
55. Nguyễn Thanh Tuấn (2005), “Mối quan hệ văn hóa với chính trị, kinh tế:
Tư tưởng Hồ Chí Minh đến đổi mới hiện nay”, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 12,
tr 31 – 33.
56.Trần Nguyễn Tuyên (2004), Định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị
trường ở nước ta, Tạp chí Cộng sản, số 11
57. E.B. Tylor (2000), Văn hóa nguyên thủy, dẫn theo Tạp trí Văn học nghệ
thuật, Hà Nội.
58. Huỳnh Khải Vinh (2000), Phát triển văn hóa, phát triển con người, Nxb
Viện khoa học, Văn hóa thông tin, Hà Nội.


59. Trần Quốc Vượng (2002) Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn
học, Hà Nội.
60. Trần Quốc Vượng (2005), Môi trường, con người và văn hóa, Nxb Văn
hóa Thông tin, Hà Nội.
61. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1998), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
62.Ngô Đình Xây (2006), “Những thành tựu về xây dựng văn hóa”, Tạp chí
Cộng sản, Số 2.
63. Ngô Đình Xây (2013), “Để văn hóa thực sự là yếu tố nội sinh của sự phát

triển”, Tạp chí Tuyên giáo, Số 6.



×