Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi
trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho các
doanh nghiệp sản xuất bia của Tổng công ty cổ
phần bia rượu và nước giải khát Sài Gòn
(Sabeco)
Lê Thị Hồng Thắm
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Luận văn ThS Chuyên ngành: Môi trường trong phát triển bền vững
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Hồng Thái
Năm bảo vệ: 2012
Abstract: Trình bày về xây dựng hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT)
của các doanh nghiệp sản xuất Bia thuộc SABECO. Phân tích thực trạng
quản lý môi trường của các doanh nghiệp sản xuất Bia thuộc SABECO.
Nghiên cứu, đề xuất HTQLMT của các doanh nghiệp sản xuất Bia thuộc
SABECO và quy trình triển khai xây dựng, áp dụng HTQLMT làm cơ sở
và tài liệu tham khảo giúp các doanh nghiệp chủ động tiếp cận, có thể độc
lập triển khai xây dựng, áp dụng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu
chuẩn ISO 14001, sẽ giảm được đáng kể chi phí cho quá trình xây dựng, áp
dụng.
Keywords: Quản lý môi trường; Doanh Nghiệp; Sản xuất bia; Ô nhiễm
môi trường; Bảo vệ môi trường
Content
1. Đặt vấn đề
Nền kinh tế đất nước có nhiều biến chuyển khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO). Hội đồng quản trị Tổng công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát
Sài Gòn đã ban hành “Tuyên bố Tầm nhìn, Sứ mạng, An toàn Vệ sinh Thực phẩm và Bảo
vệ Môi trường, các giá trị cốt lõi và những nguyên tắc cơ bản” để làm tôn chỉ hoạt động,
định hướng chiến lược
Đề tài “Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho
các doanh nghiệp sản xuất Bia thuộc Tổng công ty cổ phần Bia rượu và nước giải khát
Sài Gòn (Sabeco)” được xây dựng trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cần thiết nói trên, hỗ trợ,
định hướng một cách có hiệu quả cho Công ty cổ phần bia rượu và nước giải khát Sài
Gòn xây dựng và áp dụng thành công hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO
14001.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng thể
Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 cho các doanh nghiệp sản
xuất bia của Sabeco.
Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng quản lý môi trường của các doanh nghiệp sản xuất Bia thuộc SABECO vàyêu cầu về xây dựng HTQLMT ISO 14001
- Xây dựng và đề xuất HTQLMT của các doanh nghiệp sản xuất Bia thuộc SABECO.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hệ thống quản lý môi trường các doanh nghiệp sản xuất bia của Tổng công ty bia rượu và
nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp vào việc hoàn thiện cơ sở lý luận cho quá trình
xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn ISO 14001.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Đề xuất hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 đối với doanh nghiệp
sản xuất bia của Sabeco.
5. Kết cấu của luận văn.
Luận văn được trình bày gồm có phần mở đầu, 3 chương chính, kết luận và kiến nghị.
Nội dung của 3 chương chính như sau:
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu:
Chương 2: Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Chƣơng 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (International organization for standardization– ISO)
được thành lập từ năm 1973 tại Gioneve Thụy Sĩ. Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 do tổ chức
này ban hành. cung cấp một công cụ quản lý cho các tổ chức muốn kiểm soát lĩnh vực
môi trường cũng như những tác động đến môi trường của mình. Trong đó, hệ thống quản
lý môi trường ISO 14001 đóng vai trò trung tâm và những tiêu chuẩn khác hỗ trợ, hướng
dẫn cho việc áp dụng Hệ thống quản lý môi trường.
1.1.2. Tiêu chuẩn ISO 14001
ISO 14001 được ban hành lần đầu tiên vào năm 1996, sau đó được sửa đổi, bổ sung và
ban hành lần thứ 2 vào năm 2004, lần thứ 3 vào năm 2009 chỉ bổ sung phụ lục. Tại Việt
Nam Tiêu chuẩn ISO 14001 đã được ban hành phiên bản mới TCVN ISO 14001:2010.
Tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra những yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường trong sản
xuất và cung cấp dịch vụ và đặc biệt chú trọng đến thực thi pháp luật về môi trường.
Tiêu chuẩn ISO được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận là Chu trình Deming (P:
Plan, D: Do, C: Checking, A: Action)
Cấu trúc của tiêu chuẩn gồm có 4 điều khoản (còn được hiểu là 4 yêu cầu) chung đối với
một HTQLMT mà không chỉ ra cách thức, biện pháp cụ thể để xây dựng nên tiêu chuẩn
vừa có tính áp dụng một cách linh động, mọi loại hình tổ chức, doanh nghiệp có thể cùng
áp dụng tiêu chuẩn này. Tuy nhiên, cũng vì tính linh hoạt và đồng nhất mà việc áp dụng
tiêu chuẩn đối với các tổ chức gặp nhiều khó khăn, đặc biệt đối với những đơn vị thiếu
nguồn lực, cán bộ về môi trường.
1.1.3. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001
Hệ thống quản lý môi trường là một phần của hệ thống quản lý chung. HTQLMT là một
tập hợp gồm có chính sách, mục tiêu, kế hoạch, các chuẩn mực để thực hiện, con người,
cơ sở vật chất để tạo ra sản phẩm và đạt được các chính sách, mục tiêu và chuẩn mực đó.
Con người là nhân tố quyết định sự thành công trong việc xây dựng và áp dụng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
1.1.4. Lợi ích của tiêu chuẩn ISO 14001
Hiện các tổ chức, doanh nghiệp trong nước chưa thật sự quan tâm bởi để áp dụng thành
công tiêu chuẩn này các doanh nghiệp cần phải đầu tư cả về tiền bạc lẫn thời gian. Tuy
nhiên trong quá trình hội nhập tiêu chuẩn ISO 14000 là cần thiết. Nó sẽ như tấm thông
hành xanh vào thị trường thế giới. Tiêu chuẩn mang lại các lợi ích:
Về thị trường: Nâng cao uy tín và hình ảnh của Doanh nghiệp với khách hàng, nâng cao
năng lực cạnh tranh trên thị trường.
Về kinh tế: Giảm thiểu mức sử dụng tài nguyên và nguyên liệu đầu vào, năng lượng,
giảm thiểu lượng rác thải tạo ra và chi phí xử lý, tránh các khoản tiền phạt về vi phạm
yêu cầu pháp luật về môi trường...
Về quản lý rủi ro: đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.
Chứng nhận đạt tiêu chuẩn quốc tế là cơ hội để , vượt qua rào cản kỹ thuật trong thương
mại, và cơ hội cho quảng cáo, quảng bá.
1.2. Hiện trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001
1.2.1. Trên thế giới:
Theo số liệu khảo sát đến cuối tháng 12 năm 2006, có ít nhất 129 199 chứng chỉ ISO
14001 được cấp ở 140 nước và nền kinh tế. Những nước có số chứng chỉ ISO 14001 cao
nhất tính đến tháng 12 năm 2006 đó là: Nhật Bản: 22 593, Trung Quốc: 18 842, Tây Ban
Nha: 11 125, ...
1.2.2. Tại Việt Nam
Chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp lần đầu tiên vào năm 1998, đến đầu năm 2007, số
chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp cho các doanh nghiệp Việt Nam là 230 chứng chỉ. Tuy
nhiên các doanh nghiệp vẫn còn thờ ơ, chưa quan tâm đến.
1.2.3. Tại công ty Sabeco
Tổng công ty cổ phần bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (SABECO), tập đoàn hàng đầu
trong ngành hàng bia Việt Nam với các thương hiệu nổi tiếng 333, Saigon Special,
Saigon Export, Saigon Lager. Hiện nay Sabeco có 28 thành viên bao gồm có Văn phòng
tổng công ty, 8 nhà máy với dây chuyền sản xuất hiện đại của nước ngoài và các nhà máy
liên doanh tại địa phương. Thị trường quốc tế với trên 15 quốc gia. 100% đơn vị áp dụng
Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001, 50% đơn vị áp dụng Hệ thống
quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 và 7 đơn vị đã và đang triển khai áp dụng tiêu
chuẩn ISO 14000 là Công ty Bia Sài gòn Miền Tây (Nhà máy Bia Sóc Trăng và Nhà máy
bia Sài Gòn Cần Thơ), công ty bia Sài Gòn Miền Trung (gồm nhà máy bia Sài Gòn
Đăklăk, Phú Yên và Quy Nhơn), Công ty Bia Sài Gòn Bình Tây (gồm Nhà máy Bia Sài
Gòn Bình Dương và nhà máy Bia Sài Gòn – Hoàng Quỳnh).
1.3. Quy trình công nghệ sản xuất bia và các khía cạnh môi trường
1.3.1. Nguyên liệu sản xuất bia:
Bia được sản xuất từ các nguyên liệu chính là malt đại mạch, nước, hublon và nấm men.
Nhiều loại nguyên liệu thay thế malt trong quá trình nấu là gạo, đường và các loại dẫn
xuất từ ngũ cốc; Các nguyên liệu phụ khác được sử dụng trong quá trình lọc và hoàn
thiện sản phẩm như bột trợ lọc, các chất ổn định. Nhiều loại hóa chất được sử dụng trong
quá trình sản xuất như các chất tẩy rửa, các loại dầu nhờn, chất bôi trơn,
1.3.2. Các công đoạn sản xuất chính
Nghiền nguyên Malt và gạo, Hồ hóa và đường hóa nguyên liệu sau khi xay nghiền được
chuyển tới thiết bị hồ hóa và đường hóa bằng cách điều chỉnh hỗn hợp ở các nhiệt độ
khác nhau. Hệ enzyme thích hợp chuyển hóa các chất dự trữ có trong nguyên liệu thành
dạng hòa tan trong dịch: các enzyme thủy phân tinh bột tạo thành đường, thủy phân các
chất protein thành axít amin và các chất hoà tan khác sau đó được đưa qua lọc hèm để
tách đường và các chất hoà tan khỏi bã bia. Dịch đường sau khi lọc được nấu với hoa
houblon và đun sôi trong 60-90 phút. Làm lạnh và bổ sung ôxy: Lên men, lọc bia và hoàn
thiện sản phẩm
1.5.6. Các khía cạnh môi trường trong công nghệ sản xuất bia
Sản xuất bia phát ra nhiều chất thải với khối lượng lớn. Chất thải rắn và nước thải đều có
hàm lượng chất hữu cơ cao do bã và bia vỡ. Nước thải có nhiều dòng khác nhau, vừa có
tính axit, vừa trung tính, vừa bazo. Khí thải từ dây chuyền sản xuất như CO2, NH3 và
khí thải lò hơi. Chất thải nguy hại như dầu từ đốt lò hơi; thùng đựng hóa chất được sử
dụng cho quá trình lên men hoặc vệ sinh chai; vỏ chai vỡ ..., các sự cố môi trường có thể
xảy ra và sử dụng tài nguyên. Tiêu tốn nhiều tài nguyên đặc biệt là malt đại mạch, ngũ
cốc và các nguyên liệu phụ và hóa chất chất tẩy rửa, các loại dầu nhờn, chất bôi trơn,...
Tiêu thụ nhiệt cho quá trình nấu và đường hóa, nấu hoa, tiêu thụ nước lớn, Điện tiêu thụ
cho nhà máy bia vận hành tốt trung bình 8-12 kWh/hl.
Chƣơng 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm nghiên cứu:
Tổng công ty cổ phần sản xuất bia rượu và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco)
2.2. Thời gian nghiên cứu: 6 tháng, từ tháng 6-12/2011
2.3. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp luận
Tiếp cận quá trình Mọi hoạt động, hay tập hợp các hoạt động sử dụng các nguồn lực để
biến đầu vào thành đầu ra có thể xem như một quá trình. Việc xác định và quản lý các
quá trình được triển khai trong tổ chức và quản lý sự tương tác giữa các quá trình đó
được gọi là “cách tiếp cận quá trình“.
Tiếp cận hệ thống: Là cách tiếp cận một cách tổng thể, đặt các quá trình trong hệ thống
có mối tương tác lẫn nhau để xem xét một cách đầy đủ và toàn diện các vấn đề của hệ
thống đó.
2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp phân tích tư liệu : Phương pháp này được sử dụng để hoàn thành phần
tổng quan về vấn đề nghiên cứu của đề tài.
b) Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát tổng thể toàn doanh nghiệp, đến từng khía
cạnh môi trường và ghi lại những ảnh hiện trường.
c) Phương pháp phỏng vấn: Đề tài có sử dụng phương pháp phỏng vấn tự do, phỏng vấn
trực tiếp cá nhân, phương pháp phỏng vấn bảng hỏi đối với cán bộ quản lý nhà máy Nội
dung phỏng vấn về các vấn đề môi trường, y tế, sức khỏe và PCCC.
d) Tham vấn chuyên gia: Tham vấn những người có kinh nghiệm trong việc xây dựng
HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001, đặc biệt là xây dựng cho các doanh nghiệp sản
xuất bia.
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường của các doanh nghiệp sản xuất bia của
Sabeco.
3.1.1. Hiện trạng hệ thống quản lý môi trường tại các doanh nghiệp chưa áp dụng tiêu
chuẩn ISO 14001
Qua kết quả khảo sát tại công ty Bia Sài Gòn – Hà Nội, Công ty Bia Sài Gòn – Bình
Dương và Công ty Bia Sài Gòn – Cần Thơ đang triển khai xây dựng HTQLMT theo tiêu
chuẩn ISO 14001 cho thấy các doanh nghiệp đều nhận thấy được giá trị và ý nghĩa mà
HTQLMT mang lại. Bên cạnh những lợi ích về bảo vệ môi trường, tuân thủ pháp luật về
bảo vệ môi trường doanh nghiệp cũng giảm thiểu được đáng kể chi phí sản xuất và nâng
cao hình ảnh của công ty trên thị trường. Tại thời điểm chưa áp dụng, các doanh nghiệp
cũng đã thực hiện một số yêu cầu của tiêu chuẩn như đặt ra và thực hiện các mục tiêu về
giảm sử dụng điện, nước và tận thu nguyên vật liệu. Tuy nhiên HTQLMT chưa được thiết
lập, chưa thực hiện đúng theo tiêu chuẩn ISO 14001.
3.1.2. Hiện trạng quản lý môi trường tại những doanh nghiệp đã được cấp chứng nhận
ISO 14001
Đối với các doanh nghiệp đã được chứng nhận ISO 14001 thì công tác quản lý môi
trường đã được triển khai thành hệ thống, phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001
như:
- Chỉ định 1 đại diện lãnh đạo HTQLMT và thành lập Ban ISO triển khai và theo dõi.
- Ban hành chính sách môi trường, hàng năm thiết lập mục tiêu môi trường, chỉ tiêu môi
trường
- Có hệ thống văn bản, biểu mẫu hỗ trợ cho việc kiểm soát tốt các các khía cạnh môi
trường, hồ sơ và tài liệu của HTQLMT được lưu trữ.
Nhìn chung, các doanh nghiệp đều tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường. Các số liệu về đo kiểm môi trường như các yếu tố vi khí hậu, môi trường lao
động, nước thải đều phù hợp với các tiêu chuẩn cho phép như QCVN 24:2008/BTNMT
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sản xuất, Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động
theo quyết định số 3733/2002/BYT và QCVN 26:2010/BTNM: Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về tiếng ồn.
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn
Thuận lợi : Các đơn vị đều có cơ sở vật chất phục vụ tốt cho công tác bảo vệ môi trường.
Nhân sự có nhận thức sâu sắc về trách nhiệm thực hiện Luật pháp về môi trường và có
trình độ.
Khó khăn: Các doanh nghiệp phân bố ở các tỉnh thành trong cả nước nên khó khăn trong
việc tiếp cận với các đơn vị tư vấn xây dựng HTQLMT. Quá trình xây dựng HTQLMT
cần phải có thời gian và nguồn nhân lực để thực hiện.
3.2. Triển khai xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
3.2.1. Các giai đoạn triển khai xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001
Giai đoạn 1: Phân tích tình hình và hoạch định HTQLMT, xác định, phổ biến mục tiêu và
lợi ích áp dụng ISO 14001, thành lập Ban ISO, chỉ định đại diện lãnh đạo HTQLMT, đào
tạo về tiêu chuẩn ISO 14001, Đánh giá môi trường sơ bộ
Giai đoạn 2: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường, thiết lập tài liệu của HTQLMT và
cung cấp nguồn lực cho việc thực hiện.
Giai đoạn 3: Kiểm tra hệ thống QLMT: xem xét sự phù hợp của HTQLMT đã được thiết
lập với tiêu chuẩn ISO 14001, hiệu quả và hiệu lực của việc áp dụng.
Giai đoạn 4: Cải tiến và Áp dụng Hệ thống quản lý môi trường. Trong giai đoạn này,
Doanh nghiệp có thể tự công bố phù hợp với tiêu chuẩn ISO 14001, hoặc mời đơn vị
chứng nhận để đánh giá và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn ISO 14001.
3.2.2. Yêu cầu về nguồn lực và sự tham gia
Xây dựng và vận hành HTQLMT đòi hỏi có sự đồng thuận từ Người lãnh đạo cao nhất
đến từng cán bộ, nhân viên trong nhà máy, cần phải đầu tư thời gian, nguồn lực, trí lực thì
HTQLMT mới thực sự phát huy có hiệu quả.
3.3. Đề xuất HTQLMT cho các doanh nghiệp sản xuất bia của Sabeco.
Qua nghiên cứu hiện trạng HTQLMT của các doanh nghiệp sản xuất bia của Sabeco và
các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001, HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 cho các
doanh nghiệp sản xuất bia được đề xuất như sau:
3.3.1. Phạm vi áp dụng
HTQLMT được áp dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh bia, áp dụng tại khu vực sản
xuất và văn phòng của doanh nghiệp.
3.3.2. Bộ tài liệu Hệ thống quản lý môi trường
Bảng 3.1: Bộ tài liệu Hệ thống quản lý môi trường
Điều khoản Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14001
Tên tài liệu
Sổ tay chất lượng
4.1
Yêu cầu chung
4.2
Chính sách môi trường
Chính sách chất lượng
4.3.1 Khía cạnh môi trường
Quy trình xác định các khía cạnh môi trường
4.3.2 Yêu cầu về pháp luật và yêu cầu khác
Quy trình cập nhật và đánh giá sự tuân
thủ
4.4.1 Nguồn lực, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn
4.4.2 Năng lực, đào tạo và nhận thức
4.4.3 Trao đổi thông tin
4.4.4 Tài liệu
Quy định chức năng nhiệm vụ
Quy trình đào tạo
Quy trình trao đổi thông tin
Quy trình kiểm soát tài liệu
4.4.5 Kiểm soát tài liệu
4.4.6 Kiểm soát quá trình Quy trình kiểm soát chất thải thông thường
Quy trình Quản lý chất thải nguy hại
4.4.7 Phòng ngừa và ứng phó tình trạng khẩn cấp
Quy trình ứng phó với tình trạng
khẩn cấp
4.5.1 Giám sát và đo lường
Quy trình giám sát chất lượng môi trường
4.5.2 Đánh giá sự tuân thủ
Quy trình cập nhật và đánh giá sự tuân thủ
4.5.3 Sự không phù hợp, hành động khắc phục và hành động phòng ngừa Quy
trình
khắc phục và phòng ngừa
4.5.4 Kiểm soát hồ sơ
Quy trình kiểm soát hồ sơ
4.5.5 Đánh giá nội bộ
Quy trình đánh giá nội bộ
4.6
Xem xét của lãnh đạo
Quy trình xem xét của lãnh đạo
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
1. Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 mang lại những lợi ích thiết
thực cho doanh nghiệp, giảm chi phí xử lý chất thải, giảm lãng phí nguồn nguyên liệu,
nhờ vậy chi phí sản xuất cũng được giảm đáng kể.
2. Các doanh nghiệp sản xuất bia thuộc Sabeco có nhu cầu và sẵn sàng nguồn lực để xây
dựng HTQLMT ISO 14001 theo chủ trương của Tổng công ty.
3.Các doanh nghiệp sản xuất bia thuộc Sabeco xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001 là cần thiết, phù hợp với xu hướng phát triển bền vững của toàn cầu.
4. Các doanh nghiệp có thuận lợi về nguồn lực và kinh nghiệm áp dụng các hệ thống
quản lý theo ISO 9001, 22000. Kết hợp với kết quả nghiên cứu của đề tài này, các doanh
nghiệp có thể chủ động xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001.
KIẾN NGHỊ
1. Đề tài đã nghiên cứu, đề xuất HTQLMT ISO 14001, khi các doanh nghiệp áp dụng,
cần phải cân nhắc đến việc tích hợp HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 với các hệ
thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001, 22000 doanh nghiệp đã được xây dựng, đảm bảo
sự đồng bộ và thống nhất.
2. HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 sau khi xây dựng cần phải được duy trì, cải tiến
thường xuyên để luôn luôn phù hợp với yêu cầu của tổ chức và các thay đổi liên quan đến
luật pháp và các yêu cầu.
3. Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài chưa đi sâu vào đánh giá chi phí – lợi ích
giữa chi phí xây dựng và lợi ích khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001.
Cần có những nghiên cứu sâu hơn để định lượng được chính xác các lợi ích, để doanh
nghiệp thấy được sự cần thiết xây dựng HTQLMT ISO 14001.
References
1. Biện Văn Tranh, 2008. Quan trắc môi trường không khí. Trường Cao đẳng Tài nguyên
và Môi trường Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Bình Tư Hạnh, (n.d). Sabeco – Tự hào thương hiệu của người Việt. Sabeco online,
online: Hợp phần sản xuất sạch
hơn trong Công nghiệp (CPI), thuộc chương trình Hợp tác Việt nam Đan mạch về Môi
trường (DCE), Bộ Công thương và Trung tâm Sản xuất sạch Việt nam, thuộc Viện Khoa
học và Công nghệ Môi trường, 2008. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn ngành sản
xuất bia. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội.
4. Lê Huy Bá (chủ biên), 2007. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Giáo dục,
TP Hồ Chí Minh.
5. Lê Huy Bá, 2008. Độc học môi trường cơ bản. NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
6. Lê Thạc Cán, 1994. Đánh giá tác động môi trường- Phương pháp luận và kinh nghiệm
thực tiễn. NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.
7. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, 2010. Tiêu chuẩn ISO 14001:2010 – Hệ
thống quản lý môi trường – các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng. Hà Nội
8 International organization for standardization, 2009, Environmental management The
ISO 1400 family of International Standards.