Tải bản đầy đủ (.doc) (137 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 137 trang )

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Toán kinh tế - trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, đặc biệt là PGS.TS. Ngô Văn Thứ đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tôi hoàn thành luận văn. Tôi cũng xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến Ba Mẹ, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành
nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thỵ Hà Vân


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chưa
công bố tại bất cứ nơi nào. Mọi số liệu sử dụng trong luận văn là những thông tin
xác thực.
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày 10 tháng 08 năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thỵ Hà Vân


MỤC LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BHYT
CSSK
CSYT


DVYT
KCB
PKTN
TYT
TYTX
TW
VHLSS
WHO

Chữ viết đầy đủ
Tên tiếng Anh
Bảo hiểm y tế
Health insurance
Chăm sóc sức khỏe
Cơ sở y tế
Dịch vụ y tế
Khám chữa bệnh
Phòng khám tư nhân
Trạm y tế
Trạm y tế xã
Trung ương
Khảo sát mức sống hộ gia đình Vietnam Household Living
Việt Nam
Tổ chức y tế thế giới

Standard Survey
World Health Organization


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH

BẢNG
Bảng 1.1:

Bảng 1.2:
Bảng 2.1:
Bảng 2.2:
Bảng 2.3:
Bảng 2.4:
Bảng 2.5:
Bảng 2.6:
Bảng 2.7:
Bảng 2.8:
Bảng 2.9:
Bảng 2.10:
Bảng 2.11:
Bảng 2.12:
Bảng 2.13:
Bảng 2.14:

Mức chi cho y tế từ tiền túi của hộ gia đình trung bình/hộ/tháng (theo
giá hiện hành và giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2002 – 2010...Error:
Reference source not found
Cơ cấu các thành phần trong CSYT loại 5. Error: Reference source not
found
Thực trạng sử dụng DVYT của cá thể theo khu vực cư trú..........Error:
Reference source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo khu vực cư trú..........Error: Reference
source not found
Số lần KCB ngoại trú của cá thể theo khu vực cư trú..Error: Reference
source not found

Khả năng chi trả tiền khám chữa bệnh theo khu vực cư trú..........Error:
Reference source not found
Thực trạng sử dụng DVYT của cá thể theo nhóm tuổi Error: Reference
source not found
Thực trạng sử dụng DVYT của cá thể theo giới tính và giáo dụcError:
Reference source not found
Thực trạng sử dụng DVYT của cá thể theo việc làm...Error: Reference
source not found
Thực trạng sử dụng DVYT của cá thể theo loại hình kinh tế......Error:
Reference source not found
Thực trạng sử dụng DVYT của cá thể theo dân tộc....Error: Reference
source not found
Thực trạng sử dụng DVYT của cá thể theo vùng địa lý cư trú....Error:
Reference source not found
Thực trạng sử dụng DVYT của cá thể theo sở hữu BHYT.......Error:
Reference source not found
Thực trạng lựa chọn loại CSYT của cá thể theo giáo dục.............Error:
Reference source not found
Thực trạng lựa chọn loại CSYT của cá thể theo hình thức công chức
..............................................................Error: Reference source not found
Thực trạng lựa chọn loại CSYT của cá thể theo dân tộc...............Error:


Bảng 2.15:
Bảng 2.16:
Bảng 2.17:
Bảng 2.18:
Bảng 2.19:
Bảng 2.20:
Bảng 2.21:

Bảng 2.22:
Bảng 2.23:
Bảng 2.24:
Bảng 2.25:
Bảng 2.26:
Bảng 2.27:
Bảng 2.28:
Bảng 2.29:
Bảng 2.30:
Bảng 2.31:

Reference source not found
Thực trạng lựa chọn loại CSYT của cá thể theo vùng địa lý cư trú
...........................................................Error: Reference source not found
Số lần KCB ngoại trú của cá thể theo nhóm tuổi.........Error: Reference
source not found
Số lần KCB ngoại trú của cá thể theo dân tộc. .Error: Reference source
not found
Số lần KCB ngoại trú của cá thể theo tình trạng sở hữu BHYT...Error:
Reference source not found
Khả năng chi trả tiền KCB theo tình trạng việc làm....Error: Reference
source not found
Khả năng chi trả tiền KCB theo loại hình kinh tế........Error: Reference
source not found
Tình trạng sử dụng DVYT của cá thể theo hôn nhân. .Error: Reference
source not found
Tình trạng sử dụng DVYT của cá thể theo tổng số người trong hộ
...........................................................Error: Reference source not found
Tình trạng sử dụng DVYT của cá thể theo số trẻ em dưới 6 tuổi. Error:
Reference source not found

Tình trạng sử dụng DVYT của cá thể theo xã nghèo 135.............Error:
Reference source not found
Tình trạng sử dụng DVYT của cá thể theo chỉ tiêu xã có bệnh viện
...........................................................Error: Reference source not found
Tình trạng sử dụng DVYT của cá thể theo thu nhập bình quân hộ
...........................................................Error: Reference source not found
Tình trạng sử dụng DVYT của cá thể theo tình trạng nghèo của hộ
...........................................................Error: Reference source not found
Tình trạng sử dụng DVYT của cá thể theo thời gian đến bệnh viện
...........................................................Error: Reference source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo nhóm tuổi.....Error: Reference source
not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo giới tính..Error: Reference source not
found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo hôn nhânError: Reference source not
found


Bảng 2.32:
Bảng 2.33:
Bảng 2.34:
Bảng 2.35:
Bảng 2.36:
Bảng 2.37:
Bảng 2.38:
Bảng 2.39:
Bảng 2.40:
Bảng 2.41:
Bảng 2.42:
Bảng 3.1:

Bảng 3.2:
Bảng 3.3:
Bảng 3.4:
Bảng 3.5:
Bảng 3.6:
Bảng 3.7:

Loại CSYT cá thể lựa chọn theo tình trạng việc làm...Error: Reference
source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo sở hữu BHYT..........Error: Reference
source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo thu nhập bình quân hộ...............Error:
Reference source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo tình trạng nghèo của hộ.............Error:
Reference source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo xã nghèo 135 Error: Reference source
not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo số lần KCB ngoại trú................Error:
Reference source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo chi phí KCB ngoai trú trung bình
...........................................................Error: Reference source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo số lần KCB nội trú...Error: Reference
source not found
Loại CSYT cá thể lựa chọn theo chi phí KCB nội trú trung bình.Error:
Reference source not found
Chi phí KCB ngoại trú trung bình theo lựa chọn loại CSYT........Error:
Reference source not found
Chi phí KCB nội trú trung bình theo lựa chọn loại CSYT............Error:
Reference source not found
Bảng biến độc lập dùng cho mô hình hồi quy multi logit.............Error:

Reference source not found
Bảng kết quả hồi quy multi logit năm 2010.....Error: Reference source
not found
Bảng kết quả hồi quy multi logit năm 2012.....Error: Reference source
not found
Tác động cận biên của các biến định lượng tới xác suất các dấu hiệu
của biến phụ thuộc (1)......................Error: Reference source not found
Tác động cận biên của các biến định lượng tới xác suất các dấu hiệu
của biến phụ thuộc (2)......................Error: Reference source not found
Tác động cận biên của các biến định lượng tới xác suất các dấu hiệu
của biến phụ thuộc (3)......................Error: Reference source not found
Tác động cận biên của các biến định lượng tới xác suất các dấu hiệu


của biến phụ thuộc (4)......................Error: Reference source not found

BIỂU
HÌNH
Hình 2.1 :

Tổ chức mạng lưới khám chữa bệnh theo khu vực......Error: Reference
source not found


i

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Y tế là một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng giúp trực tiếp đảm bảo sức khỏe
nhân dân và gián tiếp nâng cao chất lượng nguồn lao động của cả nước. Việt Nam
từ sau khi đổi mới, với sự phát triển không ngừng của hệ thống y tế, mạng lưới y tế

cơ sở ngày càng được mở rộng, đa dạng hóa các hình thức dịch vụ và đa dạng hóa
đến các thành phần tham gia. Điều này làm cho khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
(DVYT) của người dân ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân
khác nhau mà khả năng tiếp cận DVYT của người dân khu vực nông thôn luôn kém
hơn so với người dân sống ở thành thị. Thứ nhất, các bệnh viện tuyến trung ương
(TW), tuyến tỉnh có đầy đủ các trang thiết bị y tế hiện đại lớn hầu hết tập trung ở
các thành phố lớn, đông dân cư, trong khi đó tuyến xã, tuyến huyện, ở vùng nghèo,
vùng sâu, vùng xa hầu như chỉ có trạm y tế xã (TYTX), bệnh viện đa khoa huyện,
trang thiết bị y tế còn thiếu nhiều và lạc hậu, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch
vụ khám chữa bệnh (KCB) của người dân, người dân nông thôn muốn KCB chất
lượng hơn phải đi xa lên các tuyến trên. Thứ hai, chi phí y tế tăng cao đã khiến cho
nhiều hộ gia đình Việt Nam rơi vào nghèo đói. Những đối tượng thu nhập thấp và
bấp bênh như người dân nông thôn là đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề. Việc các hộ
dân bị mức chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa gây khó khăn cho chi trả y tế trong
tương lai, làm hạn chế khả năng tiếp tục tiếp cận DVYT của họ.
Chi phí phụ gia tăng nhanh chóng, tạo nên gánh nặng tài chính đối với
người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, khiến họ rơi càng sâu vào
tình trạng bần cùng, nghèo đói, dễ dịch bệnh. Cùng với gánh nặng chi phí khám
chữa bệnh, những khó khăn về địa lý, văn hóa, đặc điểm cá nhân, kinh tế - xã hội
đã làm giảm nhiều khả năng tiếp cận DVYT của người dân nông thôn so với cư
dân thành thị.
Vì lý do này, tác giả đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Đánh giá ảnh hưởng của
các nhân tố đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn Việt Nam”
nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, sử dụng và lựa
chọn DVYT của người dân nông thôn. Từ đó đề xuất một số giải pháp giúp tăng
cường khả năng tiếp cận DVYT cho người dân khu vực nông thôn Việt Nam.


ii


Mục tiêu nghiên cứu trung tâm của luận văn là xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến việc sử dụng và lựa chọn DVYT ở khu vực nông thôn Việt Nam. Sử
dụng các thống kê mô tả phù hợp để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến việc
người dân có sử dụng DVYT hay không và mô hình multi logit ước lượng xác suất
lựa chọn các loại cơ sở y tế (CSYT) của người dân nông thôn Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn là kết hợp giữa nghiên cứu
định tính và định lượng nhằm đo lường khả năng tiếp cận, lựa chọn loại CSYT.
Nghiên cứu xem việc lựa chọn loại CSYT là nhân tố phụ thuộc vào nhiều chỉ tiêu
khác. Sử dụng các phân tích, thống kê, kiểm định, hồi quy, so sánh để ước lượng
ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa chọn loại CSYT.
Nội dung chính của luận văn được chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về dịch vụ y tế và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
Chương 2: Thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận, lựa
chọn dịch vụ y tế ở nông thôn Việt Nam
Chương 3: Ước lượng thực nghiệm ảnh hưởng của các nhân tố đến việc lựa
chọn loại cơ sở y tế ở nông thôn Việt Nam
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ VÀ KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ
Trong chương 1, tác giả đã trình bày một số các khái niệm cần sử dụng cho
luận văn như khái niệm DVYT, khái niệm tiếp cận DVYT, đặc điểm và phân loại
của DVYT, sự cần thiết của DVYT đối với cộng đồng. Tác giả cũng tiến hành tổng
quan các nghiên cứu trong nước, ngoài nước có liên quan đến việc tiếp cận/sử dụng
DVYT, đồng thời đưa ra một số chỉ tiêu có thể ảnh hưởng đến việc tiếp cận/sử dụng
DVYT ở nông thôn Việt Nam. Các chỉ tiêu này được đưa ra dựa trên các nghiên
cứu trước và nghiên cứu riêng của tác giả về nông thôn Việt Nam. Chương 1 cũng
tiến hành giới thiệu mô hình multi logit và ứng dụng của nó trong phân tích khả
năng lựa chọn các loại CSYT. Nghiên cứu chia các loại CSYT có thể được người
dân lựa chọn đi KCB khi có nhu cầu ra làm 5 nhóm.
CSYT loại 1: TYTX/phường
CSYT loại 2: Bệnh viện huyện/quận

CSYT loại 3: Bệnh viện tư nhân


iii

CSYT loại 4: Phòng khám tư nhân
CSYT loại 5: CSYT khác (gồm :Y tế thôn bản,ấp; Phòng khám đa khoa khu
vực; Bệnh viện tỉnh/Thành phố; Bệnh viện TW; Bệnh viện Nhà nước khác; Bệnh
viện khác; Lang y; Dịch vụ y tế cá thể; CSYT khác).
Mô hình multi logit giúp giải quyết bài toán: nếu một người đã tiếp cận được
DVYT thì họ tiếp cận được loại CSYT nào trong số các loại CSYT hiện nay của hệ
thống y tế Việt Nam.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHẢ NĂNG TIẾP CẬN, LỰA CHỌN DỊCH VỤ Y TẾ Ở
NÔNG THÔN VIỆT NAM
Trong Chương 2, tác giả tiến hành thiết lập một cơ sở dữ liệu phù hợp cho
nghiên cứu.Quy trình xử lý dữ liệu được thực hiện để thu được tệp số liệu gốc dùng
cho nghiên cứu. Tệp này được hình thành bằng cách lọc các thông tin cần thiết
trong dữ liệu VHLSS và thủ tục ghép tệp trên SPSS. Tác giả cũng tiến hành khái
quát hệ thống y tế và thực trạng việc tiếp cận DVYT tại Việt Nam thông qua một
số tiêu chí như hệ thống chính sách ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVYT, mạng
lưới khám chữa bệnh (KCB) tình hình cung ứng và sử dụng DVYT, tình hình sử
dụng BHYT, tình hình tiếp cận thuốc. Thực trạng tiếp cận DVYT ở nông thôn Việt
Nam được mô tả thông qua số liệu VHLSS 2010 và VHLSS 2012 được thể hiện
qua nhiều đặc trưng. Tác giả đã dựa trên cơ sở dữ liệu, lựa chọn phân tích thực
trạng tiếp cận DVYT ở nông thôn Việt Nam qua 4 tiêu chí như sau: (1) Đối tượng
có sử dụng DVYT hay không? (2) Loại CSYT được đối tượng lựa chọn khi KCB;
(3) Số lần đối tượng KCB ngoại trú; (4) Đối tượng có đủ tiền để chi trả hay không?
Mỗi một tiêu chí lựa chọn ở trên được thống kê mô tả theo một số chỉ tiêu để nhìn
thấy được thực trạng tiếp cận DVYT ở nông thôn Việt Nam. Việc đánh giá một số

nhân tố có ảnh hưởng tình trạng sử dụng DVYT và việc lựa chọn loại CSYT để
KCB của người dân nông thôn Việt Nam được thực hiện bằng các thống kê mô tả,
kiểm định Khi bình phương và phân tích phương sai ANOVA.

CHƯƠNG 3: ƯỚC LƯỢNG THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA
CÁC NHÂN TỐ ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN LOẠI CƠ SỞ Y TẾ


iv

Ở NÔNG THÔN VIỆT NAM
Nhờ các mô hình kinh tế lượng đã biết, trong chương 3, tác giả tiến hành xây
dựng mô hình multi logit và xác lập hệ thống biến độc lập tương ứng để lượng hóa
ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng lựa chọn các loại CSYT khi đi KCB của
người dân nông thôn Việt Nam. Từ đó có những khuyến nghị về sự thay đổi phù
hợp nhằm mong muốn nâng cao khả năng tiếp cận y tế cơ sở của họ. Có 15 biến số
được đưa vào mô hình, gồm có: Tuổi, Giới tính, Dân tộc, Bằng cấp giáo dục phổ
thông cao nhất, Có việc làm, Có BHYT, Thu nhập bình quân hộ, Nghèo 2010
(2012), Xã 135, 8 vùng địa lý, Số lần KCB ngoại trú, Số lần KCB nội trú, Chi phí
KCB ngoại trú trung bình, Hôn nhân và Chi phí KCB nội trú trung bình.
Kết quả hồi quy cho thấy có 11 biến có tác động đồng thời đến việc lựa chọn
loại CSYT để KCB của người dân nông thôn trong hai năm 2010 và 2012 gồm có:
Tuổi, Giới tính, Dân tộc, Có BHYT, Thu nhập bình quân hộ, Nghèo 2010 (2012), 8
vùng địa lý, Số lần KCB ngoại trú, Số lần KCB nội trú, Chi phí KCB ngoại trú
trung bình, Bằng cấp giáo dục phổ thông cao nhất.
Kết quả phân tích các nhân tố có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận DVYT:
thông qua thống kê mô tả, có 15 nhân tố là có ảnh hưởng đến việc người dân có sử
dụng DVYT hay không, gồm:Nhóm tuổi, Giới tính, Dân tộc, Có BHYT, Thu nhập,
Loại hình kinh tế, Xã nghèo 135, 8 vùng địa lý, Bằng cấp giáo dục phổ thông cao
nhất, Hôn nhân, Hộ nghèo, Thời gian đến bệnh viện, Xã có bệnh viện, Số trẻ em

dưới 6 tuổi trong hộ, Tổng số người trong hộ.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Tác giả đã rút ra kết luận từ phân tích nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp
cận DVYT của người dân nông thôn Việt Nam gồm có: (i)Giới nữ có tỷ lệ tiếp cận
DVYT là cao hơn so với giới nam. (ii)Những người là dân tộc Kinh – Hoa có tỷ lệ
sử dụng DVYT cao hơn nhiều so với người dân tộc khác. (iii)Những người sinh
sống tại khu vực miền núi phía Bắc (Đông Bắc và Tây Bắc) có tỷ lệ sử dụng DVYT
thấp nhất cả nước. (iv) Những người có BHYT có tỷ lệ sử dụng DVYT cao hơn rất
nhiều so với những người không có BHYT. (v)Những người thuộc hộ nghèo hoặc


v

thuộc xã nghèo 135 có tỷ lệ KCB thấp hơn hẳn so với những đối tượng không thuộc
hộ nghèo/xã nghèo. (vi) Những hộ càng đông người, khả năng tiếp cận DVYT của
mỗi người trong hộ càng giảm đi. (vii) Thời gian bỏ ra để đi đến CSYT càng lớn, tỷ
lệ người dân đi KCB càng thấp.
Một số kết luận tác giả rút ra từ kết quả mô hình multi logit gồm: (i)Một đặc
điểm chung nhận thấy ở tất cả các nhóm được lấy ra phân tích là khi chi phí KCB
ngoại trú trung bình tăng lên, người dân nông thôn Việt Nam có xu hướng giảm
KCB tại TYTX/phường; giảm KCB tại bệnh viện tư nhân và tăng KCB tại PKTN.
(ii) Nghiên cứu tập hợp các quan sát điển hình chỉ ra những người không có BHYT
có xác suất KCB tại TYTX/phường thấp nhất trong mẫu và có xác suất KCB tại
PKTN cao nhất trong mẫu. Điều này chứng tỏ việc không có BHYT là nguyên nhân
quan trọng khiến người dân nông thôn tăng KCB tại CSYT tư nhân, mặc dù chi phí
KCB tại PKTN cao hơn TYTX/phường đáng kể. (iii) Tuổi cá thể có tác động không
thống nhất lên các nhóm 5% xác suất nghiên cứu khác nhau nhưng về cơ bản, khi
tuổi tăng lên, người dân nông thôn có xu hướng lựa chọn nhiều hơn các CSYT Nhà
nước (TYTX/phường; bệnh viện huyện/quận) để KCB và giảm bớt việc sử dụng
DVYT tại CSYT tư nhân.

Một số khuyến nghị: Từ những kết luận ở trên, tác giả đề xuất một số khuyến
nghị, gồm có hai nhóm khuyến nghị chính là: (i) Giải pháp tăng cường khả năng
tiếp cận DVYT của người dân khu vực nông thôn Việt Nam và (ii) Giải pháp tăng
cường tiếp cận y tế cơ sở cho người dân khu vực nông thôn Việt Nam
Tuy có nhiều cố gắng nhưng luận văn không tránh khỏi các hạn chế, điển hình
như nghiên cứu chưa mô hình hóa các nhân tố ảnh hưởng đến khả tiếp cận DVYT
của người dân nông thôn Việt Nam hoặc trong mô hình multi logit, nghiên cứu chỉ
tập trung phân tích xác suất lựa chọn TYTX/phường; bệnh viện huyện/quận; bệnh
viện tư nhân và PKTN. Do tính chất phức tạp trong cơ cấu của CSYT loại 5, tác giả
chưa phân tích kết quả liên quan đến dấu hiệu 5 và 6 của biến phụ thuộc trong bài
viết này. Mặc dù vậy, đây cũng là một định hướng nghiên cứu sau này cho tác giả và
bạn đọc gần xa quan tâm.

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài


vi

Sau gần 30 năm thực hiện chính sách đổi mới, cùng với sự phát triển của đất
nước, công tác chăm sóc sức khỏe (CSSK) người dân nói riêng và hoạt động của
ngành y tế Việt Nam nói chung đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Xét về các
chỉ số đầu ra CSSK, hệ thống y tế Việt Nam hoạt động khá hiệu quả. Nếu so sánh
mức chi y tế bình quân đầu người của Việt Nam (khoảng 95 USD/người, năm 2011)
với các chỉ số kết quả về sức khỏe thì hiệu suất của hệ thống y tế Việt Nam nói
chung tương đối khả quan so với nhiều quốc gia trên thế giới [4],[26],[28]. Tuy vẫn
còn nhiều hạn chế nhưng nhìn chung mạng lưới y tế Việt Nam từ Trung ương (TW)
đến địa phương đã được mở rộng, đa dạng hóa tới các thành phần tham gia. Trình
độ chuyên môn của cán bộ y tế đã được nâng lên, đáp ứng ngày càng tốt hơn công
tác CSSK của người dân.

Hoạt động y tế cũng đóng góp một phần đáng kể vào sự tăng trưởng của nền
kinh tế, tạo động lực để nâng cấp trang thiết bị và đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở
từ TW đến địa phương, đặc biệt là đối với các vùng, miền xa xôi của đất nước.
Với mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng đến nhiều nơi, khả năng tiếp cận dịch
vụ y tế (DVYT) của người dân phần nào đã được cải thiện. Theo kết quả Tổng điều
tra 2012 cho thấy: tính đến 01/7/2012 cả nước có 1065 bệnh viện, 1081 trung tâm y
tế, 998 phòng khám đa khoa, 11121 trạm y tế cấp xã/phường và 20961 cơ sở khám,
chữa bệnh thuộc mọi thành phần kinh tế: Nhà nước, ngoài Nhà nước và đầu tư trực
tiếp nước ngoài. Năm 2012 so với năm 2007, số bệnh viện tăng 36%, trạm y tế cấp
xã phường tăng 24,5%, số cơ sở cá thể thực hiện dịch vụ khám, chữa bệnh tăng
20% [26].
Tuy vậy, sự phân bố số lượng bệnh viện là không đồng đều do sự khác biệt về
địa lý và qui mô dân số, chủ yếu bệnh viện tập trung ở các thành phố lớn, đông dân
cư. Thí dụ cả nước có 112 bệnh viện tuyến TW và bộ/ngành, chiếm hơn 10% số
bệnh viện của cả nước, thì trong đó gần ½ số bệnh viện này đã đóng tại Hà Nội; chỉ
hơn ½ số còn lại là rải rác ở 63 các tỉnh thành khác [26].
Thực tế hiện nay các bệnh viện tuyến TW, tuyến tỉnh có đầy đủ các trang thiết
bị y tế hiện đại, ngược lại tuyến xã, tuyến huyện, ở vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa
hầu như chỉ có Trạm y tế xã (TYTX), bệnh viện huyện, trang thiết bị y tế còn thiếu
nhiều và lạc hậu, cũ, làm ảnh hưởng đến sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh (KCB)
của người dân, người dân nông thôn muốn KCB chất lượng hơn phải đi xa lên các


vii

tuyến trên. Thậm chí khi đã có TYTX, việc người dân vùng sâu, vùng xa di chuyển
đến được nơi đây để KCB cũng còn gặp nhiều khó khăn.
Việc các cơ sở y tế (CSYT) áp dụng công nghệ mới để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao và đa dạng trong chăm sóc sức khoẻ đã làm chi phí KCB đã liên tục tăng.
Chi phí KCB không ngừng gia tăng: Số liệu của bảo hiểm xã hội cho thấy sự gia

tăng liên tục qua các năm về mức bình quân chi phí KCB bảo hiểm y tế (BHYT) đối
với cả ngoại trú và nội trú. Tỷ lệ gia tăng bình quân chi phí KCB BHYT giai đoạn
2006–2011 là 19,4% đối với KCB ngoại trú và 13,3% đối với KCB nội trú. Tỷ lệ
gia tăng chi phí BHYT thanh toán dịch vụ kỹ thuật cao chi phí lớn của năm 2011 so
với năm 2010 là 75%, năm 2012 so với năm 2011 khoảng 40%. Các dịch vụ kỹ
thuật cao chủ yếu được cung cấp bởi các bệnh viện tuyến TW và tuyến tỉnh (95%)
[4]. Việt Nam được Ngân hàng Thế giới đánh giá là nước có tỷ lệ chi tiêu y tế hộ
gia đình rất cao, chi phí y tế bằng tiền túi của phần lớn các hộ gia đình đều vượt quá
tỷ lệ hợp lý so với thu nhập của họ. Theo Tổ chức y tế thế giới (viết tắt WHO), chi
phí từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế (OOP = Out of pocket health payments) là
các khoản mà hộ gia đình phải chi trả trực tiếp cho việc sử dụng DVYT của các
thành viên. Chi phí từ tiền túi thường bao gồm phí, lệ phí KCB, tiền mua thuốc, vật
tư y tế và tiền trả cho các dịch vụ bệnh viện… Chi phí từ tiền túi cho y tế không bao
gồm các khoản chi đã được BHYT thanh toán và thường không tính chi cho đi lại
và ăn uống đặc biệt [4]. WHO cũng định nghĩa khi chi phí từ tiền túi của hộ gia
đình bằng hoặc lớn hơn 40% khả năng chi trả của hộ gia đình (là phần thu nhập còn
lại của hộ gia đình sau khi đã chi cho lương thực thực phẩm) thì đó là chi phí y tế
thảm họa. Ở Việt Nam, chi phí từ tiền túi của hộ gia đình chiếm khoảng 92,7% chi
tư cho y tế, và trên 50% tổng chi của toàn xã hội cho y tế [4]. Tỷ lệ và số lượng
các hộ gia đình tại Việt Nam phải chịu chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa do chi
phí y tế qua các năm 2002–2010 là tương đối cao. Tỷ lệ hộ gia đình phải chịu
mức chi phí y tế thảm họa vào năm 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010 lần lượt là
4,7%, 5,7%, 5,1%, 5,5% và 3,9%. Xét về số tuyệt đối, số hộ gia đình phải chịu
mức chi phí y tế thảm họa vào năm 2002, 2004, 2006, 2008 và 2010 lần lượt là
811 499 hộ, 1 055 910 hộ, 1 096 177 hộ, 1 151 500 hộ và 862 661 hộ. Tỷ lệ và
số lượng các hộ gia đình bị nghèo hóa do chi phí y tế qua các năm là 3,4% hay
590 446 hộ vào năm 2002, 4,1% hay 769 505 hộ vào năm 2004, 3,1% hay 667


viii


863 hộ vào năm 2006, 3,5% hay 742 587 hộ vào năm 2008, và 2,5% hay 563 785
hộ vào năm 2010 [4]. Việc các hộ dân bị mức chi phí y tế thảm họa và nghèo hóa
gây khó khăn cho chi trả y tế trong tương lai, làm hạn chế khả năng tiếp tục tiếp cận
DVYT của họ.
Chi phí phụ gia tăng nhanh chóng, tạo nên gánh nặng tài chính đối với người
dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn, khiến họ rơi càng sâu vào tình trạng
bần cùng, nghèo đói, dễ dịch bệnh.
Cùng với gánh nặng chi phí KCB, những khó khăn về địa lý, văn hóa, đặc
điểm cá nhân cũng như đặc điểm kinh tế - xã hội đã làm giảm nhiều khả năng tiếp
cận DVYT của người dân nông thôn so với cư dân thành thị.
Vì những lý do trên, tác giả đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích ảnh
hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận dịch vụ y tế ở khu vực nông thôn
Việt Nam”. Trên cơ sở phân tích số liệu Điều tra mức sống dân cư năm 2010 và
năm 2012, tác giả mong muốn chỉ ra những rào cản chủ yếu ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận và lựa chọn DVYT của người dân khu vực nông thôn. Từ đó đề xuất
những giải pháp phù hợp để tăng hiệu quả tiếp cận DVYT cho người dân nông thôn
Việt Nam.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến khả
năng tiếp cận và lựa chọn DVYT ở khu vực nông thôn Việt Nam. Sử dụng mô hình
multi logit ước lượng khả năng lựa chọn các loại CSYT của người dân nông thôn
Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
- Làm rõ một cách có hệ thống các nội dung liên quan đến DVYT.
- Mô tả hệ thống y tế Việt Nam và thực trạng tiếp cận DVYT trong những năm
gần đây.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và lựa chọn DVYT
nói chung trong các nghiên cứu trước. Từ đó nghiên cứu, phát hiện các nhân tố ảnh
hưởng đến khả năng tiếp cận và lựa chọn DVYT ở khu vực nông thôn Việt Nam.

- Thực nghiệm mô hình multi logit: Phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các
nhân tố đến khả năng lựa chọn các loại CSYT ở khu vực nông thôn Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp phù hợp để tăng khả năng tiếp cận DVYT nói chung


ix

và tăng tiếp cận y tế cơ sở cho người dân khu vực nông thôn Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: tình trạng tiếp cận DVYT và lựa chọn loại CSYT của
các đối tượng ở khu vực nông thôn Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu: các đối tượng ở khu vực nông thôn Việt Nam được điều
tra trong VHLSS 2010 và VHLSS 2012.
Phương pháp tiếp cận: Kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng.
Cơ sở lí thuyết sử dụng cho nghiên cứu:
- Một số nghiên cứu trong và ngoài nước về tiếp cận DVYT.
- Lý thuyết về mô hình multi logit, phương pháp phân tích ảnh hưởng của các
nhân tố, các kiểm định thống kê.
- Nghiên cứu tiến hành phân tích theo khung sau đây:
Các
Cácvấn
vấnđềđềliên
liênquan
quan
dịch
dịchvụvụy ytếtế

Các
Thựctrạng

trạngtiếp
tiếpcận
cậny ytếtế
Cácnhân
nhântốtốảnh
ảnhhưởng
hưởng Thực
đến
ViệtNam
Namnhững
nhữngnăm
năm
đếnkhả
khảnăng
năngtiếp
tiếpcận
cận ở ởViệt
gần
đây
dịch
vụ
y
tế
theo
các
gần đây
dịch vụ y tế theo các
nghiên
nghiêncứu
cứutrước.

trước.

Phát
Pháthiện
hiệncác
cácnhân
nhântốtốảnh
ảnhhưởng
hưởng
đến
đếnkhả
khảnăng
năngtiếp
tiếpcận
cậnvàvàlựa
lựachọn
chọn
dịch
vụ
y
tế

nông
thôn
Việt
Nam
dịch vụ y tế ở nông thôn Việt Nam

Xây
Xâydựng

dựngmô
môhình
hìnhmulti
multilogit
logitđánh
đánh
giá
giáảnh
ảnhhưởng
hưởngcủa
củacác
cácnhân
nhântốtốđến
đến
việc
việclựa
lựachọn
chọndịch
dịchvụvụy ytếtếở ởnông
nông
thôn
thônViệt
ViệtNam.
Nam.

Kết
Kếtluận
luậnvàvàkiến
kiếnnghị
nghịmột

mộtsốsốgiải
giải
pháp
phápphù
phùhợp.
hợp.

4. Dữ liệu
Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp:


x

- Bộ số liệu Điều tra mức sống dân cư năm 2010 và năm 2012.
- Các bộ luật, điều luật, nghị định của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế ban hành
về chính sách Y tế.
- Các cuốn sách, giáo trình, tài liệu viết về y tế và chăm sóc y tế.
- Một số dữ liệu thu thập từ các Báo cáo chung tổng quan ngành Y tế năm
2012, 2013;
- Hệ thống chỉ tiêu y tế do Bộ Y tế biên soạn.
- Các dữ liệu từ Website Bộ Y tế, các Website Y tế và một số Website khác.
Phương pháp xử lý số liệu: sau khi thu thập dữ liệu thứ cấp, lựa chọn hệ thống
thông tin để phục vụ cho nghiên cứu, xây dựng các biến cần thiết cho nghiên cứu và
mô hình hóa chúng, ước lượng các mô hình, kiểm định và phân tích.
Công cụ: Xử lý số liệu chủ yếu trên phần mềm thống kê Eviews, SPSS và
STATA.
Phương pháp trình bày dữ liệu: Các kết quả ước lượng mô hình hồi quy, phân
tích tương quan, phân tích phương sai được trình bày dưới dạng các bảng để phân
tích ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận và lựa chọn DVYT ở khu vực

nông thôn Việt Nam.


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ Y TẾ VÀ KHẢ NĂNG
TIẾP CẬN DỊCH VỤ Y TẾ
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Khái niệm dịch vụ y tế
Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp
dịch vụ và khách hàng để đáp ứng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Một
dịch vụ chỉ tồn tại khi tạo ra niềm tin và uy tín đối với khách hàng. Dịch vụ ngày
càng phát triển và đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong mỗi quốc gia, người
ta gọi là nền kinh tế mềm.
Dịch vụ y tế là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung
cấp dịch vụ và khách hàng để đáp ứng nhu cầu về sức khỏe như: khám chữa bệnh,
phòng bệnh, giáo dục sức khỏe, tư vấn sức khỏe do các cơ sở y tế công cộng (trạm
xá các cơ quan, trạm y tế xã, trung tâm y tế huyện/quận, các cơ sở y tế tuyến tỉnh và
trung ương) và các cơ sở y tế tư nhân (phòng khám, bệnh viện tư, hiệu thuốc…)
cung cấp.
Các nhà phân tích kinh tế đã nói rằng trong thị trường y tế luôn tồn tại các
thất bại của thị trường sau:
- Thị trường y tế không phải thị trường tự do. Trong thị trường tự do, giá của
một mặt hàng được xác định dựa trên sự thỏa thuận tự nguyện giữa người mua và
người bán.
- DVYT là một ngành dịch vụ có điều kiện, tức là có sự hạn chế nhất định đối
với sự gia nhập thị trường của nhà cung ứng DVYT.
- Bất đối xứng thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ.
Trên thực tế, bệnh nhân hiểu biết rất ít về bệnh tật và các chỉ định điều trị, do vậy

hầu như người bệnh phải dựa vào các quyết định của thầy thuốc trong việc lựa chọn
các DVYT (cầu do cung quyết định).
- DVYT là các dịch vụ có đặc điểm hàng hóa công cộng và mang tính chất
ngoại lai. Đặc điểm này biểu hiện: lợi ích không chỉ giới hạn ở những người trả tiền
để hưởng DVYT mà kể cả những người không trả tiền. Ví dụ như ở các DVYT dự


2

phòng, giáo dục sức khỏe…
- Do tính chất đặc thù của DVYT và thị trường DVYT, Nhà nước đóng vai trò
rất quan trọng trong việc quản lý và cung ứng dịch vụ CSSK. Nhà nước cần giữ vai
trò cung ứng đối với các DVYT công cộng và dịch vụ dành cho các đối tượng cận
ưu tiên.
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của dịch vụ y tế
a. Phân loại
Phân loại theo đối tượng phục vụ
- DVYT công cộng là các dịch vụ mà lợi ích của các dịch vụ này không chỉ
giới hạn ở mức cung ứng trực tiếp (Dịch vụ KCB) cho người sử dụng mà còn cung
ứng gián tiếp cho cộng đồng như các dịch vụ phòng bệnh, giáo dục y tế.
- DVYT cho các đối tượng cần chăm sóc ưu tiên: được dành cho một số đối
tượng đặc biệt như người nghèo, bà mẹ - trẻ em, người có công với cách mạng,…
- DVYT cá nhân là các DVYT chỉ cung ứng trực tiếp cho người sử dụng.
Phân loại theo tiêu thức của tổ chức y tế thế giới (WHO)
- Các dịch vụ nha khoa và y tế: Các dịch vụ chủ yếu nhằm mục đích dự phòng,
chẩn đoán và chữa bệnh qua tham vấn với các bệnh nhân mà không có chăm sóc tại
bệnh viện.
- Các dịch vụ do hộ sinh, y tá, vật lí trị liệu và nhân viên kỹ thuật y tế cung
cấp: Các dịch vụ như giám sát trong thai kỳ, sinh con… chăm sóc (không nhập
viện), tư vấn và dự phòng cho bệnh nhân tại nhà.

- Các dịch vụ bệnh viện: Các dịch vụ được cung cấp theo chỉ dẫn của bác sỹ
chủ yếu đối với các bệnh nhân nội trú, nhằm mục đích chữa trị, phục hồi và/hoặc
duy trì tình trạng sức khỏe.
- Các DVYT con người khác: các dịch vụ ngoại trú, các DVYT kèm nơi ở
thay vì các dịch vụ bệnh viện
Phân loại theo danh mục kỹ thuật trong KCB
Danh mục kỹ thuật trong KCB là những DVYT mà các CSYT đăng ký với Nhà
nước được cung cấp tại đơn vị mình. Danh mục kỹ thuật trong KCB được sắp xếp theo
chuyên khoa, chuyên ngành như: Dịch vụ khoa ngoại, chấn thương, nội, sản, nhi,…
Theo tiêu thức này, DVYT bao gồm những hoạt động sau:
- Hoạt động y tế dự phòng (Bao gồm cả lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm).
- Hoạt động KCB, phục hồi chức năng.
- Hoạt động KCB bằng y học cổ truyền.


3

- Hoạt động sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối thuốc.
b. Đặc điểm của dịch vụ y tế
- Tính chất vô hình của dịch vụ: Dịch vụ xuất hiện đa dạng nhưng không tồn
tại ở một mô hình cụ thể như đối với sản xuất hàng hóa.
- Tính chất đúng thời điểm và không thể dự trữ: việc KCB cho bệnh nhân chỉ
sử dụng được vào đúng thời điểm khám bệnh và không thể dự trữ.
- Phụ thuộc quá nhiều yếu tố như không gian, thời gian, trạng thái, tâm lý hoàn
cảnh của nhân viên y tế và bệnh nhân, chất lượng DVYT do đó mang tính chất
không đồng đều.
- Khó khăn trong việc tiêu chuẩn hóa dịch vụ do tính chất không thể dự trữ và
không đồng đều. Tuy nhiên vẫn xác định được một mức độ phục vụ nhất định nào đó.
- Dịch vụ không thể tồn tại độc lập mà gắn liền với người tạo ra dịch vụ.
- Sự ảnh hưởng mật thiết của người tiêu dùng tới sự tồn tại của dịch vụ. Điều

này xuất phát từ yêu cầu của người sử dụng dịch vụ, quá trình tạo ra dịch vụ cũng là
sự tiêu dùng dịch vụ đó.
Tuy nhiên DVYT có những đặc điểm riêng đó là:
- Khó khăn trong chi trả các chi phí y tế không lường trước được: mỗi cá nhân
đều có nguy cơ mắc bệnh và có nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở các mức độ khác
nhau. Do không dự đoán được bệnh và thời điểm mắc bệnh, bệnh nhân hay gặp khó
khăn trong chi trả chi phí y tế.
- Là loại hàng hóa mà người sử dụng thường không tự mình lựa chọn được mà
chủ yếu do bên cung ứng quyết định.
- Là loại hàng hóa gắn liền với sức khỏe, tính mạng con người nên khi bị ốm,
mặc dù không có tiền nhưng người ta vẫn phải mua.
- DVYT nhiều khi không bình đẳng trong mối quan hệ, đặc biệt trong tình
trạng cấp cứu. DVYT trong hoàn cảnh này được mua bằng mọi giá và không thể
chờ đợi.
- Bên cung cấp dịch vụ có thể là một tổ chức hay cũng có thể là một cá nhân,
với điều kiện được Nhà nước cấp phép hành nghề.
1.1.3. Vai trò và sự cần thiết của DVYT đối với cộng đồng
Sức khoẻ là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, Trong đời


4

sống, sức khỏe con người đóng một vai trò quan trọng, là cơ sở không thể thiếu để
góp phần tạo nên nền tảng hạnh phúc cho con người, sự phát triển của mỗi người,
mỗi gia đình và toàn xã hội. Theo đó, các quốc gia đều cho rằng sức khoẻ cộng
đồng là một trong những yếu tố hàng đầu phản ánh phản ánh trình độ phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước và phản ánh rõ về chất lượng đời sống của cư dân.
Ở mọi thời đại, con người luôn là nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc
gia. Con người là sự kết hợp giữa thể lực và trí tuệ. Trong đó thể lực là cơ sở, điều
kiện để phát huy trí tuệ. Thế nên việc chăm sóc thể lực cho con người là thật sự cần

thiết, luôn cần được quan tâm và đặt lên hàng đầu. Khi có sức khỏe, con người có thể
thực hiện những hoạt động cá nhân và hoạt động xã hội có hiệu quả. Đó chính là cơ
sở hàng đầu giúp cho mỗi người tự khẳng định mình trong xã hội. Vì vậy, họ có thể
đóng góp sức lực, trí tuệ của mình cho sự phát triển chung của đất nước.
Chỉ có y tế mới có thể đảm bảo được sức khỏe của con người, làm cho cuộc
sống trở nên an toàn và chất lượng. Trong thời chiến tranh, y tế là hết sức cần
thiết cho việc chăm sóc bệnh nhân, chăm sóc những chiến sĩ bị thương trên chiến
trường. Hiện nay, y tế không kém phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe
cho mọi người. Y tế giúp nâng cao sức khỏe và hiểu biết về sức khỏe của mỗi cá
nhân trong cộng đồng, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, góp phần cải thiện chất
lượng cuộc sống.
Một quốc gia muốn mạnh, có vị thế trên thương trường quốc tế thì quốc gia ấy
phải có nền kinh tế phát triển vượt bậc. Mà để cho sự phát triển ấy vươn đến tầm cao
thì không thể nào thiếu được nguồn nhân lực có chất lượng, với đầy đủ thể lực và trí
tuệ. Chính vì thế, y tế không những là vô cùng cần thiết trong đảm bảo sức khỏe cộng
đồng mà còn và giữ vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước.
1.1.4. Tiếp cận dịch vụ y tế
Tiếp cận DVYT là việc một người đạt được các mục tiêu y tế họ yêu cầu (ví
dụ sinh đẻ, khám bệnh, mua thuốc…) khi họ cần. [34]
Có nhiều mức độ tiếp cận DVYT
 Biết thông tin về DVYT: Người dân chỉ biết thông tin về các DVYT chứ
chưa trực tiếp sử dụng. Cụ thể như trường hợp được nghe về thông tin bà mẹ sinh
đẻ ở TYTX, nhưng bản thân sản phụ và các người thân trong gia đình vẫn lựa chọn


5

sinh tại nhà.
 Có sử dụng DVYT: Người dân đã đến được các CSYT để KCB, ví dụ như
đến được TYTX để tiêm phòng, khám thai, khám bệnh, đến lang y, bà đỡ…

 Có sử dụng DVYT chất lượng cao: Người dân không chỉ tiếp cận được các
cơ sở CSSK ban đầu như TYTX mà còn tiếp cận được các CSYT chất lượng cao
như bệnh viện TW, bệnh viện chuyên khoa.
 Nâng cao chất lượng hệ thống CSSK: Thông qua việc đào tạo, tu nghiệp,
nhiều người dân được đứng vào hàng ngũ y bác sỹ hay nhân viên kỹ thuật y tế, góp
phần nâng cao chất lượng của cả hệ thống CSSK.
1.2. Một số nghiên cứu trước đây về khả năng tiếp cận dịch vụ y tế
1.2.1. Một số nghiên cứu có đề cập đến tiếp cận dịch vụ y tế trong nước và
ngoài nước
a. Một số nghiên cứu trong nước
• Đặng Nguyên Anh và cộng sự - “Các yếu tố quyết định đến khả năng tiếp
cận Bảo hiểm y tế ở Việt Nam”
Mục tiêu: Xác định ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận BHYT ở
Việt Nam, từ đó đề xuất một số biện pháp giúp tăng khả năng tiếp cận BHYT cho
những nhóm dân cư có tỷ lệ tiếp cận thấp.
Phạm vi và nội dung: tác giả đã tìm hiểu khả năng sử dụng dịch vụ KCB và
tiếp cận BHYT của người dân trong xã hội, tập trung vào 3 nhóm dân cư cơ bản:
người nghèo ở nông thôn, lao động di cư từ nông thôn ra thành thị và cán bộ công
chức ở đô thị.
Phương pháp: phân tích định lượng, sử dụng bộ số liệu VHLSS 2002, số liệu
điều tra y tế quốc gia năm 2002 và số liệu điều tra di dân Việt Nam năm 2004.
Công cụ: tác giả đưa ra bảng hồi quy logit cho 3 nhóm đối tượng nghiên cứu
riêng, gồm các đặc trưng về khu vực, giới tính, tuổi, dân tộc, học vấn, tình trạng
hôn nhân, nghề nghiệp, quy mô hộ gia đình, chữa bệnh nội trú trong 12 tháng
qua… Mô hình logit có mục đích đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng
tiếp cận BHYT của các nhóm đối tượng nghiên cứu.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm thứ nhất: người nghèo ở nông
thôn có trình độ học vấn cao tham gia BHYT tích cực hơn so với những người
nghèo có học vấn thấp. Người nghèo dân tộc Kinh/Hoa tham gia BHYT nhiều hơn



6

hẳn các dân tộc khác. Thu nhập tăng cũng gây ảnh hưởng tích cực đến tham gia
BHYT ở nhóm người nghèo. Nhóm thứ hai: lao động di cư từ nông thôn ra thành thị
có tỷ lệ tham gia BHYT thấp hơn hẳn so với hai nhóm đối tượng còn lại. Nguyên
nhân xuất phát từ nhiều yếu tố như chi phí quá cao, cảm thấy không cần thiết,
không có địa chỉ thường trú, không biết mua ở đâu… Khác với người nghèo ở nông
thôn và lao động di cư, ở nhóm thứ ba: cán bộ công chức ở đô thị có mức độ tham
gia BHYT không tăng theo thu nhập. Thay vào đó, xác suất tham gia BHYT gia
tăng theo số năm đi học.
Hạn chế: Nghiên cứu mắc phải nhược điểm các bảng kết quả hồi quy không do
nhóm tác giả tự nghiên cứu xây dựng mà lấy trực tiếp từ Điều tra y tế quốc gia năm
2002. Hệ thống biến độc lập trong mô hình chưa có cơ sở khoa học, chưa có sự tổng
hợp từ các nghiên cứu trước làm cho bài viết này chưa mang tính thuyết phục cao.
• Nguyễn Đình Dự và Phạm Trí Dũng - “Nghiên cứu thực trạng sử dụng
DVYT của người dân huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang năm 2007”
Mục tiêu: Nghiên cứu lượng hoá nhu cầu và khả năng tiếp cận dịch vụ KCB
đối với những người có mức thu nhập khác nhau ở huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang
nhằm bổ sung thông tin cho phân tích vĩ mô về chính sách đầu tư y tế và kế hoạch
xây dựng mạng lưới y tế cơ sở tại đây.
Phạm vi và nội dung: tác giả đã nghiên cứu số liệu thực tế tại địa bàn để chỉ ra
các yếu tố liên quan đến tiếp cận và sử dụng DVYT của người dân huyện Vị Xuyên,
tỉnh Hà Giang. Từ đó cung cấp thông tin cho nhà quản lý, lập kế hoạch, xây dựng
chính sách y tế phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.
Phương pháp: phân tích định lượng, mô tả cắt ngang có phân tích thông qua điều
tra 682 hộ gia đình, chia theo 4 mức thu nhập khác nhau (nghèo, trung bình, khá, giàu).
Công cụ: Thống kê mô tả dựa trên hệ thống dữ liệu sơ cấp thu thập được.
Kết quả: Kết quả nghiên cứu cho thấy, người dân các hộ gia đình khá và giàu
trong huyện đã được tiếp cận với thông tin giáo dục sức khỏe qua phương tiện

thông tin đại chúng: loa truyền thanh, báo đài, ti vi, cán bộ y tế. Các hộ gia đình
nghèo chưa có cơ hội tiếp cận thông tin về giáo dục sức khỏe. Nghiên cứu cũng chỉ
ra có sự khác biệt trong lựa chọn loại DVYT giữa các nhóm thu nhập: tỷ lệ người


7

dân KCB tại TYTX là 53,5%, bệnh viện huyện 23,2%, bệnh viện tỉnh 14,5%, không
chữa gì 2,8% và tự mua thuốc về chữa 0,8%. Người dân có mức thu nhập thấp đã
được tiếp cận và sử dụng DVYT, nhóm nghèo KCB ở TYT đạt tỷ lệ cao nhất
(85,1%) trong khi nhóm giàu sử dụng dịch vụ KCB ở đây ít nhất (32,7%). Người
nghèo ít có cơ hội tiếp cận DVYT có chất lượng cao: tỷ lệ tiếp cận bệnh viện
tỉnh/TW cao nhất ở nhóm giàu (22,4%) và thấp nhất ở nhóm nghèo (7,5%). Gánh
nặng chi phí cho việc chăm sóc sức khỏe thể hiện rõ rệt nhất ở nhóm nghèo, khi
nhóm này chi đến 66% thu nhập trung bình/người/năm để KCB.
Hạn chế: Nghiên cứu có ưu điểm thực hiện điều tra, phỏng vấn để thu được hệ
thống số liệu sơ cấp khá tin cậy. Tuy vậy, kết quả nghiên cứu mới chỉ ra có sự phụ
thuộc giữa khả năng tiếp cận và sử dụng DVYT với mức thu nhập; khả năng tiếp
cận và sử dụng DVYT của nhóm thu nhập thấp kém hơn so với nhóm giàu. Nhược
điểm lớn nhất của nghiên cứu này là chưa chỉ ra được nguyên nhân ngoài thu nhập
dẫn đến tình trạng mất công bằng trong tiếp cận và sử dụng DVYT của người dân
huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
• Trịnh Văn Mạnh - “Tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB của người dân tại
TYT thuộc địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương năm 2007”
Mục tiêu : Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận và sử dụng dịch
vụ KCB của người dân địa bàn nghiên cứu, giúp làm cơ sở cho hoạch định chính
sách y tế tại địa phương.
Phạm vi và nội dung: đánh giá thực trạng và một số yếu tố liên quan đến tiếp
cận và sử dụng dịch vụ KCB ở TYT của người dân huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương. Từ đó đề xuất khuyến nghị nhằm tăng cường, thu hút người dân sử dụng

dịch vụ KCB ở tuyến xã, giảm quá tải ở tuyến trên.
Phương pháp: mô tả cắt ngang có phân tích, kết hợp nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu tiến hành điều tra 294 hộ gia đình, phỏng vấn
sâu 20 chủ hộ và 30 cán bộ cung cấp DVYT.
Công cụ: Thống kê mô tả một số vấn đề liên quan đến tiếp cận DVYT khi ốm
đau như mô hình bệnh tật, tỷ lệ tiếp cận các CSYT, mối liên quan giữa sử dụng
DVYT khi ốm với có thẻ BHYT,… Một mô hình logit cũng được đưa ra nhằm mô
tả khả năng người bệnh đi KCB tại TYT hoặc không, mô hình gồm 17 biến độc lập:
tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tuổi của người ốm, giới tính của


×