Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

TRANG PHỤC BIỂU DIỄN CỦA NỮ CA SỸ TRẺ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 38 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA



NGUYỄN THỊ THU

TRANG PHỤC BIỂU DIỄN
CỦA NỮ CA SỸ TRẺ VIỆT NAM
ĐẦU THẾ KỶ XXI
BÀI TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HỌC
Mã số: 60. 31. 70

TP HỒ CHÍ MINH - 2012


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

MỤC LỤC
NGUYỄN THỊ THU....................................................................................................... 1
TRANG PHỤC BIỂU DIỄN CỦA NỮ CA SỸ TRẺ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI..........1
MỤC LỤC..................................................................................................................... 2
PHẦN DẪN NHẬP........................................................................................................ 4
1.Lý do chọn đề tài....................................................................................................4
2.Mục đích nghiên cứu đề tài....................................................................................4
3.Lịch sử vấn đề........................................................................................................4


4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................5
5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn................................................................................5
6.Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu............................................................6
6.1.Phương pháp nghiên cứu................................................................................6
6.2.Nguồn tư liêêu...................................................................................................6
7.Bố cục đề tài.......................................................................................................... 7
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.......................................................8
1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN.........................................................................................8
1.1.1.Trang phục.............................................................................................8
1.1.2.Thời trang..............................................................................................9
1.1.3.Nhâên diêên văn hóa trên bình diêên văn hóa và phi văn hóa căn cứ vào
tính giá trị............................................................................................................ 10
1.2.CƠ SỞ THỰC TIỄN...................................................................................11
Chương 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC VỀ TRANG PHỤC CỦA CA SỸ TRẺ..........12
2.1.TRANG PHỤC BIỂU DIỄN PHẢI CÓ TÍNH KHÁC BIỆT............................12
2.2.TRANG PHỤC PHẢI HỢP THỜI TRANG..................................................13
2.3.TRANG PHỤC TẠO RA VÀ CỦNG CỐ DANH TIẾNG...............................14

2


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Tiểu kết............................................................................................................ 15
Chương 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI TRANG PHỤC CỦA CA SỸ TRẺ...............17
3.1. TẬN DỤNG TRANG PHỤC.......................................................................17

3.1.1.Tăng hiệu quả cho phần trình diễn......................................................17
3.1.2.Khoe vẻ đẹp cơ thể..............................................................................17
3.1.3.Khẳng định đẳng cấp...........................................................................19
3.2.ĐỐI PHÓ VỚI TRANG PHỤC....................................................................20
3.2.1.Cách tân trang phục truyền thống........................................................20
3.2.2.Kết hợp với phong cách trang phục của lứa tuổi khác.........................21
3.2.3.Tạo điểm nhấn cho trang phục............................................................22
3.2.4.Thay trang phục trên sân khấu............................................................24
3.2.5.Tham khảo phong cách thời trang bên ngoài.......................................24
Tiểu kết............................................................................................................ 26
Chương 4: NHỮNG HỆ QUẢ VÀ HƯỚNG GIẢI PHÁP.......................................30
4.1.NHỮNG HỆ QUẢ TỪ VIỆC ĂN MẶC CỦA CÁC NỮ CA SĨ TRẺ...............30
Nguyễn Văn Huyên. Lối sống người Việt Nam dưới tác động của toàn cầu hóa.
/>4.2.HƯỚNG GIẢI PHÁP..................................................................................30
4.2.1.Hướng giải pháp dành cho ca sĩ..........................................................30
4.2.2.Hướng giải pháp dành cho các cơ quan chức năng............................32
4.2.3.Trách nhiêêm của truyền thông và khán giả..........................................33
Tiểu kết............................................................................................................ 33
KẾT LUẬN.................................................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................35
PHỤ LỤC.................................................................................................................... 38

3


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu


/>PHẦN DẪN NHẬP

1. Lý do chọn đề tài
Từ lâu, trang phục trở thành là nhu cầu vật chất không thể thiếu nhằm bảo vệ
cơ thể con người trước môi trường tự nhiên. Ở khía cạnh thẩm mỹ, trang phục thể
hiện văn hóa của cá nhân đó và rộng hơn, khi trang phục được chấp nhận và phổ
biến trên phạm vi cộng đồng, nó biểu hiện của văn hóa cộng đồng đó. Chính vì thế,
trang phục là một trong những yếu tố tạo nên văn hóa của chủ thể.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa,
cũng là giai đoạn xuất hiện nhiều biến động mạnh mẽ đã ảnh hưởng không nhỏ đến
thị hiếu và quan niệm trong cách ăn mặc của người Việt nói chung và ca sỹ trẻ ở
Việt Nam nói riêng. Từ đây, có nhiều hiện tượng vô văn hóa, thiếu văn hóa, phản
văn hóa trong cách ăn mặc của ca sỹ trẻ nổi lên ngày một nhiều khiến cho giới
truyền thông, dư luận phải liên tục lên tiếng và ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận
giới trẻ hiện nay. Chính vì thế, việc nghiên cứu trang phục của giới ca sỹ trẻ trở
thành vấn đề cấp thiết trong việc lưu giữ và phát triển văn hóa dân tộc.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Việc tìm hiểu trang phục biểu diễn dưới góc nhìn văn hóa của ca sỹ trẻ sẽ
giúp lý giải những hiện tượng bề nổi trong các xu hướng ăn mặc cũng như bề sâu
trong nhận thức của họ. Đó sẽ là cơ sở để đề ra những giải pháp hiệu quả trong công
tác định hướng nhận thức về trang phục biểu diễn cho lớp ca sỹ trẻ nhằm tránh việc
các giá trị nghệ thuật bị bóp méo và biến chất bởi những trang phục không phù hợp.
3. Lịch sử vấn đề
Trang phục Việt nói chung là lĩnh vực đã được một số học giả quan tâm
nhưng mới chỉ dừng lại ở mức độ đề cập lẻ tẻ trong các bài báo, bài nghiên cứu,
4


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI


Nguyễn Thị

Thu

chưa có sự hệ thống. Hai cuốn sách nghiên cứu quy mô nhất về trang phục Việt là
Tìm hiểu trang phục Việt Nam (Dân tộc Việt) Trang phục Việt Nam qua các thời
đại (2006) của Đoàn Thị Tình và Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam
(1994) của Ngô Đức Thịnh, nhưng thiên về khảo tả trang phục từ góc nhìn thời
gian (theo lịch sử dân tộc). Công trình nghiên cứu Văn hóa trang phục từ truyền
thống đến hiện đại (1998) của Nguyễn Thị Đức có cái nhìn toàn diện và hệ thống
hơn về trang phục theo cả cách nhìn lịch đại, vừa đặt trang phục trong đời sống văn
hóa dân tộc ở cả phương diện vật chất và tinh thần để xem xét.
Tuy nhiên, trang phục biểu diễn của nghệ sĩ nói chung và ca sĩ nói riêng lại
chưa được đầu tư nghiên cứu mà chỉ đề cập rải rác ở những bài báo, một tiểu mục
trong những nghiên cứu về văn hóa nghệ thuật. Tuy nhiên, trong thập kỷ đầu của
thế kỷ XXI, trang phục biểu diễn của ca sỹ trẻ trở thành vấn đề mang tính thời sự thì
từ các học giả nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật cho đến các phương tiện truyền
thông, dư luận từng đề cập đến rất nhiều với những quan điểm trái chiều. Các bàn
luận, đánh giá này cũng mới chỉ là những ý kiến cá nhân trên báo đài chứ chưa có
công trình nghiên cứu chuyên sâu và nhìn hiện tượng này từ góc độ văn hóa.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về chủ thể: là trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ (giới hạn khoảng ở độ
tuổi từ 16 tuổi đến 30 tuổi).
Về thời gian: từ đầu thế kỷ XXI (đặc biệt là từ năm 2004 trở đi) đến nay
(năm 2012) – là giai đoạn mà cách ăn mặc của giới ca sỹ trẻ ngày càng nhiều các
kênh truyền thông cũng như dư luận liên tục đánh giá với những ý kiến trái chiều.
Về không gian: Các chương trình, sự kiện có sự góp mặt biểu diễn âm nhạc
của ca sỹ trẻ Việt trên các tỉnh, thành phố ở Việt Nam.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


5


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Ý nghĩa khoa học: như đã nói, do chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm hiểu
vấn đề này với tư cách một công trình khoa học nên hy vọng, đề tài sẽ đặt cơ sở đầu
tiên để nghiên cứu trang phục biểu diễn của ca sĩ trẻ một cách hệ thống, đồng thời
nhìn nhận nó theo quan điểm văn hóa học (trong đó có áp dụng những vấn đề về lý
luận và các lý thuyết về văn hóa học) để tìm hiểu bản chất từ khía cạnh văn hóa của
vấn đề. Đây sẽ là nền tảng cho những nghiên cứu có nội dung gần với đề tài.
Ý nghĩa thực tiễn: tìm hiểu bản chất và đặc điểm trang phục biểu diễn của ca
sĩ trẻ đáp ứng tính thời sự của vấn đề này hiện nay. Đó là cơ sở để Nhà nước và các
cơ quan chức năng có những biện pháp hiệu quả trong định hướng thị hiếu thẩm mỹ
cho ca sĩ, nghệ sĩ nói chung và giới trẻ hiện nay. Có vậy mới hạn chế tình trạng ca sĩ
ăn mặc phản cảm, gây mất mĩ quan sân khấu ca nhạc và làm méo mó giá trị nghệ
thuật bởi những trang phục kệch cỡm, đi ngược lại thuần phong mĩ tục dân tộc.
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
6.1.

Phương pháp nghiên cứu

Trong phạm vi đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp loại hình: áp dụng trong việc nhận diện các đặc trưng từ các dữ
kiện đã tìm được, phân loại chúng nhằm tìm ra các nhóm loại hình trang phục của

ca sĩ trẻ hiện nay.
Phương pháp so sánh văn hóa: nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt
trong nhận thức cũng như ứng xử với trang phục của lớp ca sĩ trẻ giai đoạn trước và
sau thế kỷ XXI để tìm ra xu hướng phát triển của trang phục.
Phương pháp liên ngành: đề tài có sử dụng một số thuật ngữ và kiến thức
thuộc về thời trang để nhận biết nguồn gốc, đặc điểm và xu hướng phát triển của
một số phong cách thời trang được ca sĩ trẻ áp dụng.
6.2.

Nguồn tư liệu

Nguồn tư liệu chúng tôi tham khảo trong nghiên cứu đề tài bao gồm:
6


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

-

Sách nghiên cứu về văn hóa, về trang phục của người Việt.

-

Nguồn tư liệu trên Internet: bao gồm những bài viết phỏng vấn các

học giả cùng các bài báo điện tử trong lĩnh vực giải trí, ca nhạc có nội dung đề cập

đến trang phục của các ca sĩ trẻ.
7. Bố cục đề tài
Đề tài được phân ra làm bốn chương:
-

Chương 1: nêu ra các cơ sở lý luận và thực tiễn làm nền tảng cho

những nhận định, đánh giá và triển khai những vấn đề nghiên cứu ở những chương
sau bao gồm: các định nghĩa về trang phụ và thời trang cùng lý luận về nhận diện
văn hóa căn cứ vào tính giá trị.
-

Chương 2 và chương 3: là hai chương tiếp cận trang phục biểu diễn

của ca sĩ trẻ giai đoạn đầu thế kỷ XXI theo cấu trúc: Văn hóa nhận thức, văn hóa tận
dụng và văn hóa đối phó (loại cấu trúc xét theo cách ứng xử với đối tượng) của
Trần Ngọc Thêm. Trong đó, chúng tôi nhập hai thành tố là tận dụng và đối phó vào
một chương, lấy tên là văn hóa ứng xử. Từ hướng tiếp cận đó nhằm nhận diện
những vấn đề trong cách ăn mặc, lựa chọn trang phục của ca sĩ trẻ.
-

Chương 4: đưa ra những hệ quả từ vấn đề và một số hướng giải quyết

vấn đề này.

7


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI


Nguyễn Thị

Thu

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1.1. Trang phục
Các định nghĩa về trang phục hiện nay:
-

Trang phục hay y phục là những đồ để mặc như quần, áo, váy... để đội như

mũ, nón, khăn... và để đi như giầy, dép, ủng... Ngoài ra, trang phục còn có thể thêm
thắt lưng, găng tay, đồ trang sức... Chức năng có bản nhất của trang phục là bảo vệ
thân thể. Tiếp đó, trang phục cũng có chức năm thẩm mỹ, làm đẹp cho con người.
Vì những khác biệt văn hóa, trang phục của từng quốc gia, địa phương có
những điểm khác nhau. Lý do xuất phát từ những khác biệt về lịch sử, trình độ văn
minh, kinh tế, địa lí, khí hậu, tín ngưỡng, phong tục, tập quán... Trang phục cũng là
thứ



thể

giúp


nhận

biết

đẳng

cấp,

giai

cấp

của

người

mặc

( />-

Trang phục: 1. Quần áo mặc ngoài, nói chung; 2. Ăn mặc theo lối riêng trong

một ngành, một nghề nào đó [Nguyễn Kim Thản 2006: 1207].
-

Trang phục: 1. Quần áo; 2. Cách ăn mặc; 3. Ăn mặc theo lối riêng của một

ngành, một nghề [Nguyễn Như Ý (cb) 1999: 1683].
-


Trang phục: các loại đồ mặc, đồ đội, đồ đi, ngoài ra còn bao hàm các thứ

thành phần phụ, các đồ trang sức. Chức năng chủ yếu của trang phục là nhằm bảo
vệ thân thể con người, làm đẹp con người. Trang phục của từng dân tộc, từng quốc
gia, từng địa phương… hình thành và phát triển có những mặt khác nhau, xuất phát
từ sự khác nhau về địa lý, đặc điểm lịch sử, trình độ văn minh, kinh tế, địa lý, tín
ngưỡng, phong tục, tập quán… [Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn từ điển Bách
khoa Việt Nam 2005: 523].

8


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

-

Phục sức (hay trang phục): là những vật dụng con người mang vào cơ thể,

trước hết để đối phó với khí hậu thời tiết, nhằm bảo vệ sức khỏe, nhưng đồng thời,
nó còn đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ, là phương cách giao tiếp xã hội, giao tiếp với
thần linh và thể hiện dưới dạng tập quán của mỗi dân tộc, nên trở thành biểu trưng
văn hóa của từng cộng đồng người [Huỳnh Công Bá 2008: 356].
Các định nghĩa trên có những ưu điểm riêng nhưng đều chưa khái quát được
tất cả các đặc tính của thời trang. Có thể kết hợp ưu điểm này và bổ sung để cho ra
định nghĩa như sau: Trang phục là cách ăn mặc bên ngoài bao gồm tất cả những
phục sức mà để khoác, đeo, đội, đi... lên cơ thể mình với nhiều mục đích: bảo vệ cơ

thể, làm đẹp, giao tiếp, dấu hiệu nhận biết… Tuy nhiên, trong phạm vi đề tài, chúng
tôi xin được tập trung đến quần áo và các phụ kiện nhiều hơn.
1.1.2. Thời trang
-

Thời trang là cách ăn mặc được ưa chuộng, phổ biến trong từng thời kỳ

[Nguyễn Như Ý (cb) 1999: 1592].
-

Thời trang là cách ăn mặc, trang điểm phổ biến trong xã hội tại một thời

điểm nào đó [Nguyễn Kim Thản 2006: 1133].
-

Thời trang là một khái niệm áp dụng cho một người thường mặc những bộ

trang phục thịnh hành ở một thời điểm nào đó, nhưng khái niệm này lại thường là
chỉ tới một sự biểu hiện cá nhân thông qua trang phục. Những từ như "hợp thời
trang" hay "không hợp thời trang" là từ dùng để diễn tả một ai đó hợp hay không
hợp với trào lưu biểu hiện thịnh hành” ( />%9Di_tran).
-

Thời trang là một thuật ngữ chung cho một phong cách hoặc thực tế phổ

biến, đặc biệt là trong quần áo, giày dép, hay các phụ kiện. Thời trang chỉ bất cứ
điều gì là xu hướng hiện tại trong thị hiếu và cách ăn mặc của một người
( - Nguyễn Thị Thu dịch).

9



Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Sau khi phân tích, phân loại và điều chỉnh, bổ sung, chúng tôi xin được đưa
ra định nghĩa về thời trang như sau: Thời trang là phong cách trang phục thể hiện
cho cá tính của một chủ thể hay một tập thể (hoặc tổ chức), được ưa chuộng phổ
biến trong một thời gian và không gian nhất định.
1.1.3. Nhận diện văn hóa trên bình diện văn hóa và phi văn hóa căn cứ
vào tính giá trị
Để làm rõ tính giá trị trong trang phục biểu diễn của ca sĩ, chúng tôi dựa vào
tiền đề lý luận về nhận diện văn hóa và phi văn hóa của Trần Ngọc Thêm trong “Ly
luận văn hóa học” (tập bài giảng)1. Từ đó, có thể đánh giá trang phục hay cách ăn
mặc của các ca sĩ trẻ từ góc nhìn văn hóa học thông qua việc nhận diện tính văn hóa
hay phi văn hóa cũng như các mức độ phi văn hóa. Theo đó:
Muốn xác định giá trị của sự vật, hiện tượng thì phải xem xét nó trong hệ tọa
độ K – C – T (không gian – thời gian – chủ thể) cụ thể, trong mối tương quan giữa
mức độ “giá trị” và “phi giá trị” mà nó có.
Như vậy, phi văn hóa: là một hiện tượng nếu trong hệ tọa độ của nền văn hóa
đang xét nó thiếu tính giá trị.
Phi văn hóa bao gồm ba loại hiện tượng:
-

Phản văn hóa: là hiện tượng phi văn hóa do chủ thể hành xử không

theo chuẩn mực chung ( = hệ giá trị phổ biến) của một nền văn hóa nhất định một

cách hữu thức, tức cố tình từ chối văn hóa hiện hành nhằm xây dựng văn hóa khác.
-

Vô văn hóa: là hiện tượng phi văn hóa do chủ thể hành xử không tuân

theo chuẩn mực chung của một nền văn hóa nhất định một cách vô thức.
-

Thiếu văn hóa: là hiện tượng phi văn hóa do chủ thể hành xử một

cách thiếu bản lĩnh trong một nền văn hóa.

1

Trần Ngọc Thêm 2007: Ly luận văn hóa học (tập bài giảng) – tr.24-26

10


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

1.2.

CƠ SỞ THỰC TIỄN

Trang phục cũng như các giá trị văn hóa khác, nó không nhất thành bất biến

mà biến đổi không ngừng. Sự biến đổi đó chịu sự chi phối bởi những thay đổi trong
đời sống văn hóa xã hội. Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, các xu hướng thời
trang mới nhất trên thế giới có điều kiện lan rộng và thâm nhập sâu trên phạm vi
toàn cầu. Đó là điều kiện để công nghiệp thời trang và trang phục truyền thống của
nước ngày một phát triển và tăng giá trị thẩm mĩ. Tuy nhiên, trào lưu chạy theo mốt
cũng mang trong nó những nguy cơ về lối sống không lành mạnh, quay lưng với giá
trị truyền thống dân tộc.

11


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Chương 2: VĂN HÓA NHẬN THỨC VỀ TRANG PHỤC
CỦA CA SỸ TRẺ
Bảng 1: Đặc điểm tâm lý của giới trẻ
Yếu tố

Giới trẻ

Tính cách

Sôi nổi, tò mò, táo bạo, nhiệt huyết.

Sở thích
Thế giới quan,

lý tưởng

Những cái mới lạ, độc đáo, sôi động,
rực rỡ.
Đang hình thành, không ổn định.

Định hướng giá trị

Thiên về vật chất, hình thức bên ngoài

Ứng xử với bản
thân

Theo hướng khẳng định cái tôi cá
nhân.

Ứng xử với văn hóa
truyền thống

Dễ phủ định các giá trị truyền thống,
thường có xu thế hướng ngoại

Những đặc điểm trên cùng với bối cảnh xã hội trong xu thế toàn cầu hóa sẽ
là những yếu tố góp phần hình thành nên đặc điểm nhận thức của các nữ ca sĩ trẻ
giai đoạn đầu thế kỷ XXI.
2.1.

TRANG PHỤC BIỂU DIỄN PHẢI CÓ TÍNH KHÁC BIỆT

Nghệ sĩ là những người có thị hiếu thẩm mỹ đặc biệt. Ở đây, trang phục đóng

vai trò như công cụ góp phần tạo nên hiệu ứng nhất định trong chuyển tải nội dung
của tiết mục ca nhạc.Ngoài ra, xây dựng phong cách riêng cho mình luôn là nhu cầu
luôn được chú trọng. Ngoài tài năng chuyên môn, người ca sĩ còn có thể tạo dấu ấn
riêng cho mình bằng chính trang phục biểu diễn.
Trước thế kỷ XXI, quan niệm giá trị trọng tính nghệ thuật và chuyên môn
hơn là vấn đề hình thức. Hơn nữa, điều kiện vật chất và xã hội cũng chưa tác động

12


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

mạnh mẽ đến ý thức sáng tạo trang phục khác biệt cho phần biểu diễn mà tập trung
thể hiện cái mới nhiều hơn. Trong thời đại mới, đặc biệt là giai đoạn đầu thế kỷ
XXI với mong muốn chuyển tải thông điệp đến công chúng một cách nhanh chóng,
gọn nhẹ nhưng phải đầy đủ khiến các ca sĩ trẻ hướng đến cái khác biệt. Cái mới đã
bao hàm trong nó yếu tố khác biệt. Tuy nhiên cái khác chưa hẳn đã phải là cái mới
bởi cái khác có thể được tạo ra với những cái đã cũ được đặt trong môi trường mới.
Thực tế lại cho thấy, họ phấn đấu để khác đến cùng nhưng lại thành quá
giống nhau từ ý tưởng, ý niệm tới hình thức. Hiện nay, thế lưỡng nan của mọi nghệ
sĩ trẻ khắp nơi nằm ở chỗ: tư tưởng, thị hiếu toàn cầu là bất khả và không cần thiết,
thậm chí nguy hại nhưng nếu không có tính toàn cầu đó thì không thể thành một cá
nhân đặc sắc – khác lạ trong tình trạng toàn cầu hoá – hậu hiện đại 2.
Thay vì tìm sự khác biệt vị nghệ thuật để tìm kiếm sự tương đồng nhằm hòa
nhập với tập thể chung thì họ dị biệt hóa bản thân để tách mình ra khỏi tập thể để
trở nên nổi bật, khác người một cách thiếu ý thức khiến không ít sản phẩm âm nhạc

chưa thống nhất về hình thức và nội dung.

2.2.

TRANG PHỤC PHẢI HỢP THỜI TRANG

Bước vào thế kỉ XXI, thời trang trở thành nhu cầu, đòi hỏi tất yếu thường
xuyên, đặc biệt là với những người hoạt động trong lĩnh vực ca nhạc. Các trào lưu
thời trang trên thế giới liên tục được cập nhật và phổ biến nhanh chóng. Các ca sĩ
trẻ lại là lứa tuổi thích cái mới, hợp mốt, có độ nhạy về thời trang khá cao.
Hoạt động văn hóa nghệ thuật hiện đã được xã hội hóa và mang những vấn
đề mang tính kinh tế. Các sản phẩm văn hóa được sản xuất ra phải có sự kết nối với
2

Nghệ sĩ trẻ và nghệ thuật đương đại: Mới – khác – đẹp? –

/>%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-d%C6%B0%C6%A1ng-d%E1%BA%A1i-m%E1%BB%9Bi%E2%80%93-khac-%E2%80%93-d%E1%BA%B9p/

13


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

người tiêu dùng, mối liên hệ giữa nghệ sĩ và công chúng mang tính trực tiếp hơn.
Quan niệm và thị hiếu thẩm mỹ của công chúng dần trở thành định hướng cho quá
trình sáng tạo văn hóa. Ca sĩ biểu diễn không còn đề cao mục đích đáp ứng thị hiếu

thời trang của số đông người xem mà là của từng nhóm (cụ thể là giới trẻ). Kết quả
cuộc điều tra tháng 6–2003 của Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa & Văn học cho
thấy, các thể loại nhạc phổ thông, đơn giản, sôi động, mang tính đại chúng được
giới trẻ yêu thích nhiều hơn, đồng nghĩa với trang phục biểu diễn của ca sĩ cũng cần
mang những yếu tố trẻ trung, hiện đại, không đòi hỏi nhiều chất nghệ thuật.
2.3.

TRANG PHỤC TẠO RA VÀ CỦNG CỐ DANH TIẾNG

Quá trình phát triển xã hội đang hình thành một xu hướng lệch khiến khu
vực hạ tầng tri thức hàn lâm bị bỏ ngỏ, mặt bằng văn hoá thấp, tôn vinh cuộc sống
vật chất, tính giải trí nhiều hơn khiến số đông nghệ sĩ trẻ tự điều chỉnh theo hướng
văn hoá ngoại lai, chú trọng hình thức nhiều hơn. Tầm nhìn của họ chỉ dừng lại ở
những mục đích trước mắt là được chú ý chứ chưa nghĩ đến những mục tiêu lâu dài.
“Không ít người còn trang điểm, ăn mặc gây những ngộ nhận về giới tính,
coi đó như sự làm mới, gây cảm giác lạ trong người xem mà đa số là các bạn trẻ,
chưa có bản lĩnh vững vàng. Thói chạy theo hình thức trong làng nhạc trẻ còn thể
hiện: nhiều người mẫu đến với ca nhạc với hy vọng nổi tiếng không phải bằng
chính giọng, khả năng thanh nhạc mà bằng ưu thế về hình thể, sắc vóc” [Đỗ Nam
Liên 2005: 108]. Không đủ tài năng để gây ấn tượng cho khán giả và chứng tỏ độ
nóng của mình, không ít ca sĩ hiện nay quan niệm: càng xuất hiện nhiều trên báo thì
hình ảnh bản thân càng được quảng bá hiệu quả bằng những scandal trang phục.
Theo nhà phê bình mỹ thuật Phan Cẩm Thượng: “Nghệ thuật và nghệ sĩ trẻ
từ năm 2000 đến nay có một sự thay đổi lớn so với những nghệ sĩ thế hệ 1990… Họ
không biết hay không quan tâm đến chiến tranh như các thế hệ trước, không quá
quan tâm đến văn hoá truyền thống và tính dân tộc trong nghệ thuật, muốn
nhanh chóng xác lập vị thế cá nhân, dù có phải gây sốc. Họ chú ý đến nghệ thuật

14



Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

đương đại thế giới, bày tỏ những khát vọng cá nhân, trong đó phơi bày đời sống
tình dục được coi như là một thủ pháp và nội dung tác phẩm, và quan tâm đến vai
trò của nghệ sĩ thế giới, hơn là giới hạn trong một cộng đồng dân tộc… nổi lên là
ý thức cá nhân rất nhợt nhạt”3 (chúng tôi nhấn mạnh – Nguyễn Thị Thu).
Nếu trước đây, các nghệ sĩ bắt buộc phải có sự đầu tư nghiêm túc về nội lực
(khả năng thanh nhạc, kỹ năng trình diễn, nhiệt huyết…) thì hiện nay, các ca sĩ trẻ
có xu hướng nổi danh dù là danh tiếng hay tai tiếng. Tầm nhìn của họ chỉ dừng lại ở
những mục đích nhất thời là được chú ý, lợi nhuận trước mắt chứ chưa nghĩ đến
những mục tiêu lâu dài. “Trong xu thế hòa nhập, có nơi, có lúc, có người, nghệ
thuật biểu diễn không được trau dồi mà chỉ được sử dụng… Nghệ thuật lẫn con
người nằm ở bình diện công cụ thuần túy.” [Thanh Lê 1999: 59].
Một trong số các nguyên nhân của nhận thức này là do sự phát triển chưa
đồng bộ giữa lối sống và mức sống. “Những ức chế, bị kiềm chế nặng nề các nhu
cầu vật chất trong một thời gian dài do chiến tranh, do quan niệm và cơ chế thời
tập trung quan lieu, bao cấp được tháo gỡ trong thời kỳ kinh tế thị trường, con
người không biết tự điều chỉnh đã lao sang cực mới: tìm mọi cách thỏa mãn những
nhu cầu vật chất nhiều năm bị kìm hãm.… trong trạng thái cực đoan đó, nhu cầu
tinh thần bị coi thường, bị hạ thấp, bị lấn lướt” [Đinh Xuân Dũng 2001: 80].
Tiểu kết
Có nhiều thay đổi về nhận thức của ca sĩ trẻ trong giai đoạn hiện nay so với
giai đoạn trước thế kỷ XXI. Ảnh hưởng văn hóa ngoại lai khiến họ có cái nhìn
thoáng và thoải mái hơn trong cách ăn mặc, nhưng kèm theo đó là xu hướng trọng
hình thức bên ngoài, tác động vào nhu cầu nhìn của khán giả hơn là nhu cầu nghe.


3

Nghệ



trẻ



nghệ

thuật

đương

đại:

Mới



khác



đẹp?

/>%E1%BB%87-thu%E1%BA%ADt-d%C6%B0%C6%A1ng-d%E1%BA%A1i-m%E1%BB%9Bi%E2%80%93-khac-%E2%80%93-d%E1%BA%B9p/


15

-


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Bảng 2: So sánh đặc điểm nhận thức về trang phục biểu diễn của ca sĩ trước
và sau thế kỷ XXI
Giai đoạn

Trước thế kỷ XXI

Đặc điểm
Chức năng phục vụ
Vai
Giống

trò của
trang

Tận
dụng
trang
phục


Đối với tiết mục

Tăng hiệu quả chung cho tiết mục

biểu diễn

Đối với tiết mục
diễn

Thể hiện phong cách riêng
Để bổ trợ cho hiệu quả truyền Để bù đắp khiếm khuyết
đạt nội dung nghệ thuật

Đối với bản thân Thể hiện nhân cách nghệ sĩ
Đối với sự nghiệp

nay

Nhu cầu nghe và nhìn của công chúng

Đối với bản thân

phục

Từ thế kỷ XXI đến

Thể hiện trình độ thẩm mĩ

cho năng lực chuyên môn.

Thể hiện cái tôi cá nhân
Đánh bóng tên tuổi

Thị hiếu thẩm mỹ cá nhân và Thị hiếu thẩm mỹ cộng
Khác

Yếu tố chi phối

công chúng (chủ yếu là giới đồng và giá trị truyền
trẻ)

thống dân tộc

Yếu tố cần thiết

Yếu tố mới

Yếu tố khác

Chức năng phục vụ

Nghệ thuật

Giải trí

Hướng tác động đến khán giả
Xu hướng

Nhu cầu nghe nhiều hơn
Hướng nội


16

Nhu cầu nhìn nhiều hơn
Hướng ngoại


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Chương 3: VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI TRANG PHỤC CỦA CA SỸ TRẺ

3.1.

TẬN DỤNG TRANG PHỤC
3.1.1. Tăng hiệu quả cho phần trình diễn

Trang phục biểu diễn của các ca sĩ thường được thiết kế theo nội dung bài
hát, phong cách dòng nhạc và cả nội dung của chương trình cũng như đối tượng
khán giả. Như đã nói, trang phục giúp việc chuyển tải nội dung cũng như tính nghệ
thuật của phần trình diễn được nâng cao.
Tuy nhiên, sự không phù hợp về mặt hình thức và nội dung không những
không mang lại hiệu quả mong muốn mà còn gây phản tác dụng. Nhiều trang phục
biểu diễn không phù hợp với ca khúc tạo cho người xem cảm giác người ca sĩ như
người mẫu tạo dáng trên sàn diễn thời trang. Và chính bộ trang phục đó cũng khiến
họ phân tâm trong phần biểu diễn của mình. Sự lạm dụng thái quá trong lựa chọn và
thiết kế trang phục biểu diễn đôi khi khiến khán giả sự bực bội.

3.1.2. Khoe vẻ đẹp cơ thể
Trang phục của người Việt đặc điểm trang phục truyền thống có tính mở và
thoáng [Trần Ngọc Thêm 1999: 203]. Ảnh hưởng của Nho giáo sau này cùng tính
âm của văn hóa Việt khiến sự tế nhị kín đáo trở thành giá trị chính thức trong văn
hóa truyền thống của dân tộc 4. Bên cạnh đó, giá trị về cái đẹp trong văn hóa Việt
Nam là hướng sự hướng hòa Thiên – Địa – Nhân. “Tuy khuôn mẫu và mô típ cái
đẹp Á Đông thiên về trạng thái tĩnh, “lặn vào trong” mà thiếu tính năng động, tính
phô diễn, nhất là sự phô diễn thân thể. Nó thiên vào cái đẹp tập thể mà thiếu cái
đẹp cá nhân, cá tính” [Nguyễn Thanh Tuấn 2008: 347-348].

4

Gs.Ts

Trần

Ngọc

Thêm:

Nude

chỉ

đẹp

khi

đúng


lúc,

đúng

chỗ

/>
17

-


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Văn hóa ngoại lai hiện đại với đặc điểm là tính chất phản kháng, tính trữ tình
và khát vọng thể hiện cá nhân khiến các nữ ca sĩ trẻ hiện nay có quan điểm thoáng
và mạnh bạo hơn. Họ ý thức rõ hơn, tự tin hơn trong việc khoe vẻ đẹp hình thể thay
vì dè dặt như trước. Phong cách gợi cảm (sexy) trở thành xu hướng thời trang được
nhiều các nữ ca sĩ trẻ ưa chuộng. Nó không chỉ xuất phát từ nhu cầu của bản thân ca
sĩ mà còn do đòi hỏi từ xu hướng của thời đại, của giới nghệ sĩ thế giới.

Hình 1: Trang phục jumpsuit tôn vóc

Hình 2: Trang phục quá hở và bó

dáng với thiết kế phần tay lạ

(Nguồn: />name=News&op=viewst&sid=38372)

(Nguồn: />php?name=News&op=viewst&sid=29290)

Trang phục biểu diễn thường được thiết kế theo những cách sau: thứ nhất, sử
dụng chất liệu trang phục mỏng (vải mỏng, ren, lưới…). Thứ hai, dáng trang phục
bó sát cơ thể (các dòng trang phục nổi bật: Bodysuit, jumpsuit, trang phục chiến

18


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

binh) . Thứ ba, kiểu trang phục để lộ những bộ phận trên cơ thể theo các hướng: từ
dưới ngắn lên( quần chẽn, váy ngắn – mini dress, váy xẻ - cut out dress), từ trên trễ
xuống (váy quây, váy và áo cổ trễ, xẻ ngực…).
Tuy vậy, phong cách thời trang này được ví như con dao hai lưỡi. Văn hoá
truyền thống vẫn chi phối khá mạnh mẽ đến quan niệm thẩm mỹ khiến sự vượt quá
giới hạn, sẽ khiến hình ảnh chủ thể trang phục đó dễ trở nên phản cảm.
Khi văn hóa phương Tây thâm nhập vào, do “không có cái nhìn tỉnh táo của
ly trí, sự chế ngự về tinh thần, không có sự can thiệp mạnh mẽ về dư luận xã hội,
nên hình thái khoe, lộ hàng ngày càng trở nên rất buông tuồng và tung tóe” 5.
Nhiều ca sĩ trẻ còn nhầm lẫn khái niệm gợi cảm tạo nên trào lưu “khoe
hàng”. Không ít trường hợp sử dụng trang phục gợi cảm ở những không gian hay
thời gian như thời tiết lạnh, chương trình từ thiện, tri ân…Gợi cảm phải có sự hài
hòa giữa hình thức và nội dung bên trong.

Giá trị truyền thống dân tộc của dân tộc là sự “kín đáo, nghiêm trang mà nhã
nhặn, tinh tế trong cách phục sức. Thẩm mỹ truyền thống không chấp nhận một
cách phục sức hở hang, lộ liễu, khêu gợi, tất cả nét quyến rũ, gợi cảm của trang
phục là ở cách xử ly những đường nét mềm mại và sự hài hòa trong tổng thể trang
phục” [Nguyễn Thị Đức 1999: 153].
3.1.3. Khẳng định đẳng cấp
Các trang phục thiết kế được thiết kế bởi những hãng thời trang nổi tiếng
trên thế giới (hàng hiệu) tuy ít cầu kỳ, kiểu cách nhưng đường nét rất tinh tế, thanh
lịch, sang trọng và tôn vẻ đẹp cơ thế của cho chủ thể khi sử dụng. Đây là nhu cầu
chung của nhiều đối tượng không chỉ để thỏa mãn thị hiếu thẩm mỹ của bản thân
mà còn nhằm nâng tầm giá trị thẩm mỹ của mình trong mắt người khác.
5

Dẫn theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái - Vòng 1 hớ hênh, vòng 3 lộ liễu -

/>_thoi_trang_102009_0085.html

19


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Tuy nhiên, đồ hiệu phần lớn có nguồn gốc từ phương Tây và thiết kế theo
đặc điểm nhân chủng của người phương Tây. Tư duy duy vật chất khiến giới ca sĩ
trẻ Việt hiện nổi lên hiện tượng sính đồ hiệu, sử dụng đồ hiệu một cách thiếu chọn
lọc hoặc chạy theo xu hướng chung mà không chú ý đến sự phù hợp với bản thân

(vóc dáng, màu da, khuôn mặt…). Họ cho rằng, mặc đồ hàng hiệu mới là sành điệu
và đẳng cấp, nhiều khi cũng không quan tâm xem nó có hợp với bản thân hay
không. Cộng thêm sự kết hợp một cách vô tội vạ các hàng hiệu khiến họ trở nên
kệch cỡm và quê mùa, lộ sự thiếu hiểu biết về thứ mình đang sử dụng 6.
3.2.

ĐỐI PHÓ VỚI TRANG PHỤC
3.2.1. Cách tân trang phục truyền thống

Kết hợp về không gian (Đông – Tây) và thời gian (xưa – nay) không chỉ
mang đến sự hiện đại, cá tính cho người mặc mà còn góp phần gìn giữ giá trị thuần
phong mỹ tục dân tộc. Nhà thiết kế phải có nhận thức đúng đắn bản chất giá trị của
trang phục dân tộc để điều tiết, phân phối tốt hai yếu tố: truyền thống và hiện đại.
Đồ truyền thống cách tân được thiết kế với nhiều xu hướng: cộc tay, khoét nách,
cổ áo, tay bồng, mạnh dạn hơn về độ hở. Chất liệu vải cũng phong phú hơn (ren,
sheer, lụa) giúp người mặc vừa khoe được vẻ gợi cảm, vừa trở nên dịu dàng và nữ
tính lại thuận tiện khi trình diễn. Sự kết hợp với các thể loại quần tây, quần sooc,
quần jean … đang được xem là trào lưu khá được ưa chuộng. Nhiều ca sĩ chiếm
được thiện cảm của nhiều khán giả Việt – những người yêu vẻ đẹp thuần khiết, dịu
dàng của phụ nữ Việt truyền thống bằng những bộ trang phục cách tân này.
Do quen thuộc với trang phục hiện đại, sự thiếu tinh tế, thiếu bản lĩnh cùng
với ham muốn nổi tiếng bằng việc tạo nên phong cách độc, nhiều ca sĩ vô tình làm
méo mó giá trị của trang phục truyền thống. Áo dài, áp bà ba kết hợp tràn lan với
các thể loại quần như jean, sooc ngắn... với phụ kiện rối mắt, màu sắc trang phục
lòe loẹt, chất liệu mỏng, khoét, xẻ quá lố và đặc biệt là trong những điệu nhảy mạnh
6

Nghệ sỹ ăn mặc phản cảm phải dừng biểu diễn - />
20



Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

mẽ. Nó tạo sự đối lập giữa chất liệu mềm (của áo) với tính thô cứng (của vải jean);
giữa sự kín đáo vốn có của áo, của trang phục với độ hở của quần hay từ những chỗ
khoét, xẻ; giữa sự đơn giản của kiểu dáng với sự cầu kỳ, sặc sỡ của màu sắc hay
phụ kiện; giữa sự mềm mại, nữ tính, trang nhã với sự mạnh bạo, nóng bỏng…

Hình 4: Kết hợp thiếu phù hợp giữa áo

Hình 3: Áo dài cách điệu với cổ

dài với vũ đạo

thuyền và vải ren
(Nguồn: />
(Nguồn: />
/24/6_9_1322134648_12_111124falace22.j

61642833/top-10-nu-hoang-diem-dua-cua-

pg)

showbiz-viet-p2.chn)

3.2.2. Kết hợp với phong cách trang phục của lứa tuổi khác

Trang phục có thể giấu tuổi người mặc. Những trang phục với kiểu cách và màu
sắc bắt mắt, thích hợp với những tiết mục biểu diễn cho trẻ em hoặc tuổi teen.
Ngược lại, những kiểu trang phục dành cho quý bà giúp ca sĩ xây dựng hình ảnh
người phụ nữ đằm thắm, gợi cảm, sắc sảo. Tùy mục đích, các ca sĩ linh hoạt kết hợp
những kiểu cách của những lứa tuổi lớn hơn hoặc nhỏ hơn để tăng hiệu quả truyền
đạt của tiết mục và giúp ca sĩ tạo nên một hình ảnh lạ trong mắt công chúng: trẻ
trung, đáng yêu hoặc mặn mà, chững chạc hơn so với những hình ảnh vốn có.

21


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Hình 6: Màu sắc, kiểu dáng của váy và

Hình 5: Áo ren ngang vai kết hợp với váy

mái tóc làm ca sĩ già đi vài tuổi.

ngắn tạo sự quyến rũ lại vừa trẻ trung
(Nguồn: />
(Nguồn: />
2/xi-tai-cua-angela-phuong-trinh-goi-cam-hay-

khi-Angela-Phuong-Trinh-Van-Mai-Huong-


phan-cam.chn)

Bao-Tran-mac-lon-vay-cua-ba-ngoai-matuong-giat-vay-tu-em-gai/q_d/39953/)

Tuy vậy, người ca sĩ vẫn phải dựa vào đặc điểm tính cách, dáng vóc, nét mặt
của bản thân cũng như từng hoàn cảnh cụ thể để có sự cân nhắc hợp lý trong việc
vay mượn một phần hay toàn bộ phong cách trang phục của lứa tuổi khác. Mọi sự
thái quá đều có thể khiến ca sĩ trở nên kệch cỡm vì trang phục quá trẻ con hoặc quá
già dặn, cứng nhắc vì trang phục quá đứng tuổi so với tuổi thật của mình.
3.2.3. Tạo điểm nhấn cho trang phục
Điểm nhấn là yếu tố quan trọng quyết định vẻ đẹp của trang phục và gu thẩm
mỹ của người mặc cao hay thấp. Nó có thể nằm ở màu sắc, chất liệu vải, phụ kiện
kết hợp hoặc ngay ở kiểu dáng.

22


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Khán giả hầu như đã quen mắt với những bộ cánh mớ ba mớ bảy, xúng xính,
cầu kỳ trên sân khấu. Về màu sắc, có thể kể đến sự bùng nổ của trào lưu color –
block với sức cuốn hút từ những gam màu chói lóa, tạo ấn tượng mạnh, lạ và khá
vui mắt. Bên cạnh đó là sự kết hợp phụ kiện như trang sức, thắt lưng, găng tay…
Những phụ kiện chỉ cần đơn giản, số lượng vừa phải thì đều có thể trở thành điểm
nhấn đắt giá với trang phục, và không thể thiếu với phong cách trang phục gợi cảm.


Hình 7: Phương Linh ngọt ngào trong bộ đầm

Hình 8: Trang phục quá nhiều điểm n
và lòe loẹt

màu xanh ngọc phối vải pha kim
(Nguồn: />
(Nguồn: />01110/original/images616983_6.jpg)

Xu thế này có vẻ trái ngược với nghệ thuật trang trí trang phục truyền thống
của người Việt – “không lộng lẫy, ồ ạt, chói chang mạnh mẽ… mà đằm thắm, ẩn
sâu vào trong cái tổng thể của trang phục, đó là sự hòa hợp trong các trang phục”
[Nguyễn Thị Đức 1999: 123]. Tuy vậy, phong cách phù hợp với văn hóa mặc truyền
thống. Thời trang tối giản cũng trở thành xu hướng được nhiều ca sĩ ưa chuộng.
Những thiết kế này khá nhẹ nhàng, thẳng toàn thân, thường là đơn sắc, lược giản tối

23


Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

đa về chi tiết, họa tiết, lồng thêm điểm nhấn gợi cảm và trẻ trung cùng phụ kiện,
trang sức để tăng sức lôi cuốn và mới mẻ cho các sản phẩm và vẫn giúp người mặc
khoe được vẻ đẹp cơ thể. Trước đây và hiện nay, nhiều ca sĩ từ những ca sĩ trong
nước đến các ca sĩ nước ngoài biểu diễn tại Việt Nam đã khá thành công trong việc
xây dựng phong cách, hình ảnh với lối ăn mặc khá giản dị nhưng không kém phần

tinh tế, trang trọng và gợi cảm 7.
Để tạo được điểm nhấn giá trị, người mặc phải có gu thẩm mỹ và cách phối
trang sức tinh tế. Nhiều ca sĩ chạy theo trào lưu, khai thác triệt để những kiểu dáng
cầu kỳ, lộng lẫy cùng màu sắc quá chói lóa khiến họ trở nên rườm rà, lại lòe loẹt,
rối mắt. Việc sử dụng quá nhiều dùng phụ kiện đắt tiền, quý hiếm cùng với tham
vọng khoe da thịt đem lại cảm giác rối mắt và tạp nham đối với khán giả.
3.2.4. Thay trang phục trên sân khấu
Ở hầu hết các nền văn hóa, việc thay trang phục (đặc biệt là với nữ giới và
trong nền văn hóa phương Đông), luôn được quan niệm là việc riêng tư, phải được
thực hiện trong không gian cá nhân, phòng the kín đáo. Thế nhưng, nhiều ca sĩ hiện
nay đưa luôn hành động này lên sân khấu trước hàng ngàn khán giả nhằm kích động
sự tò mò. Đây là một trong những hệ quả của tư duy sáng tạo, xem đó là một cách
làm mới hình ảnh, làm nóng sân khấu 8.
Hành động này bị dư luận đánh giá là rất mất mĩ quan và phản cảm, thể hiện
sự xúc phạm đến hoạt động nghệ thuật dù với bất kỳ mục đích gì. Bởi đó là việc
làm tế nhị có tính chất riêng tư trong khi sân khấu là không gian dành cho hoạt động
nghệ thuật, mang tính chất trang trọng.
3.2.5. Tham khảo phong cách thời trang bên ngoài
7

Khi ca sĩ phô diễn trang phục hơn giọng hát - />
trang-phuc-hon-giong-hat/10879467/107/
8

Nghệ sĩ ăn mặc phản cảm lên sân khấu: Phải có "thuốc đắng" mới "giã tật" -

/>
24



Trang phục biểu diễn của nữ ca sỹ trẻ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

Nguyễn Thị

Thu

Năm 2011 và 2012, ảnh hưởng của những ca sĩ quốc tế đặc biệt là phong
cách khác người của Lady Gaga hay Katy Perry… khiến tính “lạ hóa” trang phục
chuyển sang xu hướng phá cách mạnh bạo, gai góc hơn và có phần nghiêng về xu
hướng làm xấu đi. Những hình ảnh được nhiều ca sĩ theo đuổi gần đây là người
ngoài hành tinh, chiến binh hay vẻ tomboy với cách tạo hình thô cứng và lạ mắt.
Bên cạnh đó là kiểu trang phục, tóc tai, hình xăm mang tính phản kháng, lập dị 9.

Hình 9: Trang phục giống thiết kế nước ngoài
(Nguồn: />
Hình 10: Phong cách lập dị

(Nguồn: />an-mac-ki-di-tren-san-khau-viet-06706545.html)

php?name=News&op=viewst&sid=19511 )

Song hành với đó, làn sóng văn hóa Hàn Quốc (Hallluy) cũng có ảnh hưởng
không nhỏ, thậm chí áp đảo văn hóa Âu – Mĩ. Điều này là dễ hiểu bởi xét cho cùng,
văn hóa và thiết kế trang phục của Hàn Quốc gần gũi, phù hợp với văn hóa và đặc
điểm cơ thể người Việt hơn, lại trẻ trung, phù hợp với thị hiếu của giới trẻ. Các thiết
kế đã nhanh chóng đưa vào trang phục thời trang của giới thần tượng Hàn Quốc và
tạo được nhiều khán giả đón nhận với thái độ tích cực.
Tuy vậy, thời trang nhái, sao chép một cách thiếu hiểu biết đã và đang gần
như trở thành xu hướng, ngày một phổ biến và công khai hơn. Trang phục chỉ cần
9


Xu thế 2012: Khác biệt hay dị biệt - />
%C3%A1i-%C4%91%E1%BB%93-long/xu-th%E1%BA%BF-2012--kh%C3%A1c-bi%E1%BB
%87t-hay-d%E1%BB%8B-bi%E1%BB%87t.html

25


×