Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VIỆT TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA QUA NGÔN NGỮ CHAT CỦA GIỚI TRẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.64 KB, 12 trang )

TIỂU LUẬN MÔN TOÀN CẦU HÓA VĂN HÓA
Giảng viên: TS Nguyễn Văn Hiệu
Học viên: Nguyễn Thị Thu

Đề tài: BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VIỆT TRONG BỐI CẢNH
TOÀN CẦU HÓA QUA NGÔN NGỮ CHAT CỦA GIỚI TRẺ
Ngôn ngữ là một trong những bộ phận cấu thành nên văn hóa một dân tộc. Nó
là phương tiện giao tiếp và truyền tải thông tin giữa các cá nhân trong cộng đồng vì
thế mà phản ánh xác thực và khá toàn vẹn lối tư duy cũng như đời sống và văn hóa
của dân tộc đó. Với chức năng phản ánh xã hội, ngôn ngữ cũng tuần theo quy luật
chung: luôn vận động và biến đổi chứ không bất biến. Xã hội thay đổi ắt ngôn ngữ
cũng thay đổi theo, đến lượt mình, ngôn ngữ cũng có những tác động ngược trở lại
cuộc sống.
Toàn cầu hóa tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc về trên quy mô khắp thế
giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Giai đoạn đầu thế kỷ XXI, cùng với sự
thay đổi xã hội là sự bùng của Internet, ngôn ngữ chat (hay ngôn ngữ @) bắt đầu hình
thành. Ban đầu, đây chỉ là ngôn ngữ của những người tán gẫu với nhau trực tuyến trên
mạng. Dần dần nó trở nên phong phú hơn và được sử dụng rộng rãi trong giới trẻ những người thường xuyên tiếp xúc với công nghệ thông tin, đặc biệt là lứa tuổi teen.
Sự phát triển nhanh của ngôn ngữ chat hiện thu hút sự quan tâm của toàn xã hội, từ
giới nghiên cứu, quản lý cho đến người dân với không nhiều ý kiến trái chiều nhau.
Ngôn ngữ chat của giới trẻ phản ánh sự biến đổi của bối cảnh hình thành nên
nó với những hàng loạt biến đổi trong xã hội Việt Nam do ảnh hưởng của quá trình
toàn cầu hóa. Bối cảnh đó là:
Thứ nhất, sự giao lưu hội nhập giữa các vùng, miền trong nước cũng như
các quốc gia trên thế giới dẫn đến:
 Sự chêm pha phương ngữ
Nếu trước đây, một trong những rào cản văn hóa vùng miền quan trọng nhất là
ngôn ngữ, việc chuẩn hóa ngôn ngữ lấy tiếng thủ đô làm chuẩn thì hiện nay, rào cản
1



này đang được gỡ bỏ khá nhanh nhờ sự phát triển của truyền thông. Đặc biệt, các đài
truyền hình miền Nam đã vươn ảnh hưởng ra toàn quốc, đưa cách phát âm, cách dùng
từ của địa phương mình phổ biến khắp cả nước, hòa nhập vào ngôn ngữ chung của
dân tộc. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hoá tạo nên các luồng di dân trong nước
cũng tạo nên sự tiếp xúc mạnh mẽ giữa các tiếng Việt phương ngữ.
Ngoài ra, sự phát triển kinh tế xã hội có phần chênh lệch giữa các vùng miền
tạo nên sự phân bố lại vị thế và chức năng giữa các phương ngữ. Trong văn viết chat
trên mạng, có thể bắt gặp nhiều phương ngữ của cả ba miền, trong đó, sự thâm nhập
theo chiều từ Nam ra Bắc mạnh hơn hướng ngược lại. Các từ biến dạng mô phỏng
cách phát âm của người ở nông thôn hoặc ở các vùng, miền quê khác nhau hàm chứa
những sắc thái khác nhau: miền Nam (yêu thành iu, không thành hông) thể hiện điệu
bộ dễ thương, hóm hỉnh; cách nói ngọng, lẫn lộn l và n của một số vùng miền Bắc
(nồng nàn thành lồng làn, như thế nào thành dư lào…) hay biến thể từ cách phiên âm
từ giọng của người “nhà quê” (em thành iem, vần ó" thành óa, vần ôi thành oai..)… lại
được dùng để trêu chọc nhau, gây cười, chế giễu, mang sắc thái thiếu tích cực.
 Xuất hiện hiện tượng song ngữ.
Song ngữ (bilinguisme) hoặc tiếp xúc ngôn ngữ (contact des langues) nói
chung, là hiện tượng có 2 hay nhiều hơn 2 ngôn ngữ được sử dụng trong xã hội…
Tam ngữ, tứ ngữ… là hiện tượng đa ngữ (multilinguisme) cũng được dùng chung
thuật ngữ là là song ngữ. Đây là hiện tượng xã hội, hình thành trong điều kiện giao lưu
giữa các vùng gần gũi nhau về mặt địa lý, trong điều kiện chính trị ngoại xâm hoặc sự
ảnh hưởng bởi sức mạnh từ quốc gia dân tộc của ngôn ngữ đó. Đây cũng là hiện tượng
tâm lý. Trong xã hội song ngữ, có thể tồn tại trạng thái song ngữ bất bình đẳng
(diglossie) hay trạng thái song ngữ ưu thế (bilinguisme dominant), ngôn ngữ nào có
cương vị xã hội hơn sẽ được ưu tiên sử dụng hơn. Bên cạnh đó còn có trạng thái song
ngữ cân bằng (bilinguisme équilibré) tức là có trên hai ngôn ngữ được sử dụng, nhưng
không ngôn ngữ nào chiếm ưu thế hơn trong xã hội 1.
Trong lịch sử ngôn ngữ Việt Nam đã từng tồn tại cả hiện tượng song ngữ (tiếng
Việt – Hán, sau đó là tam ngữ: Việt – Hán – Pháp) lẫn trạng thái song ngữ bất bình
1


(Tr.104, 105) Về vấn đề song ngữ - Hoàng Tuệ.
2


đẳng. Một thời gian dài, tiếng Việt luôn luôn ở cương vị xã hội thấp hơn hai ngôn ngữ
ngoại lai do sự quy định của chế độ học hành, thi cử mà sâu xa là sự áp đặt ngôn ngữ
ngoại lai từ thế lực xâm lược.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay không chỉ là song ngữ với hai hay ba
ngôn ngữ như trước đây. Yêu cầu hội nhập, hợp tác đa phương khiến gia tăng các sự
tiếp xúc giữa các quốc gia, dân tộc ở mọi lĩnh vực trong đó đặc biệt có sự tiếp xúc
giữa các nền văn hoá đã tác động mạnh mẽ đến tiếp xúc ngôn ngữ. Ngôn ngữ suy cho
cùng vẫn mang chức năng cơ bản là công cụ giao tiếp. Sự đa dạng của ngôn ngữ thể
hiện sự đa dạng về văn hóa nhưng đó cũng là rào cản, tạo nên sự bất đồng. Việc lựa
chọn một ngôn ngữ chung cho toàn thế giới chính để phá bỏ rào cản này mặt tích cực
của toàn cầu hóa. Nó còn giúp các ngôn ngữ trở nên phong phú hơn, cung cấp một số
mô hình phát ngôn chung đặc biệt là thông qua tiếng Anh.
Tuy nhiên, song ngữ bao hàm trong đó cả song văn hóa cho nên sự bất bình
đẳng trong ngôn ngữ thì cũng có song văn hóa bất bình đẳng, tạo nên lực ép có thể
làm thu hẹp ngôn ngữ của các quốc gia, dân tộc nhỏ hoặc chậm phát triển hơn. Tâm lý
coi trọng một ngoại ngữ nào đó hơn ngôn ngữ dân tộc khá phổ biến chứ không chỉ ở
Việt Nam. Trung bình cứ khoảng 2 tuần, thế giới lại bị mất đi một ngôn ngữ; chỉ riêng
ở Nga, từ sau khi Liên Xô sụp đổ đến nay đã có ít nhất 20 ngôn ngữ diệt vong 2. Tuy
nhiên, tiếng Anh hiện đang được sử dụng trên thế giới đang dùng hiện nay không còn
là tiếng Anh chính thống mà đã được quốc tế hóa và bản địa hóa.
Trong ngôn ngữ chat ở Việt Nam, ta bắt gặp sự chêm pha vào tiếng Anh, Pháp,
Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Tây Ban Nha… với mật độ khá cao. Ngôn ngữ
được lựa chọn hàng đầu chính là tiếng Anh, vì so với các ngôn ngữ khác tiếng Anh
được xem là thứ ngôn ngữ “hot” nhất đối với giới trẻ hiện nay 3. Tình trạng song ngữ
này phản ánh sự gia tăng về chiều kích văn hóa bên ngoài cũng như cường độ ảnh

hưởng của từng chiều kích đối với văn hóa Việt Nam.
2

/>
3

Ngôn ngữ "Chat" có trở thành ngôn ngữ chính thống của tiếng Việt? />3


Sự tồn tại song ngữ trong ngôn ngữ chat phản ánh mức độ và phạm vi giao lưu
của một nền văn hóa. Nếu trước đây, sự tồn tại bất bình đẳng ngôn ngữ là do sự áp đặt
văn hóa của quốc gia đi xâm lược nên trạng thái cân bằng ngôn ngữ được nhiều tầng
lớp người Việt trong xã hội đương thời chú trọng. Trong khi đó, trạng bất bình đẳng
ngôn ngữ hiện nay lại xuất phát từ yêu cầu của cuộc sống xuất phát từ xu thế chung,
khi tiếng Anh đóng vai trò là ngôn ngữ quốc tế , được dùng phổ biến trong các hoạt
động khoa học, kinh tế, ngoại giao… Sử dụng tiếng Anh tuy không còn mang tính áp
đặt nhưng lại trở thành phương tiện cần thiết trong cuộc sống và công việc, nghĩa là vì
nó không đơn thuần chỉ là ngôn ngữ hay văn hóa mà còn gắn với kinh tế. Với ưu thế
đó, tiếng Anh cũng như văn hóa phương Tây nghiễm nhiên được phổ biến và coi
trọng rất tự nhiên. Bởi thế mà người ta dễ có xu hướng sử dụng nó một cách vô thức
do thói quen, đồng thời cũng bị chi phối bởi xu hướng sử dụng tiếng Anh mới là thời
thượng, từ đó mà ít ý thức được trạng thái cân bằng ngôn ngữ của bản thân hơn trước
đây. Một biểu hiện của xu hướng này là chêm pha tiếng Anh tràn lan như hiện nay
khiến không ít phụ huynh lo lắng và các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra những lời
cảnh báo.
Có thể giải thích cho chuỗi hiện tượng này bằng quy luật: “Mọi hoạt động đều
làm phát sinh ra phản lực”. Toàn cầu hóa là xu hướng hòa nhập vào cái chung làm
phát sinh ra phản lực là sự thu hẹp hoặc triệt tiêu cái riêng (mà trước hết là văn hóa và
ngôn ngữ), đến đây lại phát sinh ra phản lực tiếp theo là nhu cầu bảo tồn. Đây là
nguồn gốc của trào lưu quan tâm đến việc bảo tồn văn hóa. Theo nguyên lý khí động

học thì phản lực không làm triệt tiêu động lực sinh ra nó mà chỉ giúp vũ trụ duy trì
trạng thái cân bằng 4.
Vì thế, nên có cái nhìn tích cực hơn. Ngôn ngữ là một lĩnh vực đặc biệt, nó
không chấp nhận quyền lực, mà chỉ tuân theo những quy luật văn hóa. Song ngữ tạo
sự cạnh tranh trong phát triển. Trong quá trình đó sẽ có sự chọn lọc. Cái gì phù hợp sẽ
được giữ lại và phân hóa, bổ sung cho ngôn ngữ dân tộc, cái gì không cần sẽ bị loại ra.
Ví dụ: Mail, web… được dịch là thư điện tử, mạng máy tính... quá dài hoặc không
4

Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa />4


chính xác nên được dùng phổ biến hơn từ dịch sang tiếng Việt. Nhưng computer,
mouse được thay thế bằng máy tính và con chuột 5.
Đồng thời, cần hướng đến trạng thái song ngữ cân bằng về tâm lý. Đây là trạng
thái hình thành ở những cá nhân có lòng quý trọng, yêu mến dân tộc mình và ngôn
ngữ dân tộc mình trong xã hội tồn tại song ngữ bất bình đẳng. Bên cạnh đó là yếu tố
trí tuệ có được qua tiếp xúc giữa ngôn ngữ dân tộc với ngôn ngữ khác. Nó là là những
tri thức ngôn ngữ giúp họ nhận ra sự khác nhau và giống nhau giữa các ngôn ngữ. Nó
cũng là đầu vào đầu vào trí tuệ (input cognitive) làm cơ sở cho đầu ra là hoạt động
ngôn ngữ. Khi đó, hoạt động ngôn ngữ sẽ có sự phối hợp giữa ngôn ngữ dân tộc với
ngoại ngữ, có thể gọi là trạng thái song ngữ phối hợp. Đối lập là trạng thái song ngữ
tự nhiên, thiếu cơ sở văn hóa, thiếu tri thức ngôn ngữ đầy đủ; trạng thái này hình
thành qua thói quen mà thôi, không qua học tập, nên dễ có tính chất kết hợp lẫn lộn,
pha tạp 6. Vì thế, để có được trạng thái cân bằng song ngữ cho lớp trẻ trong thời đại
mới, việc giáo dục cả tiếng Việt lẫn ngoại ngữ phải bài bản để họ vừa có tri thức và
thực tiễn tiếng Việt lẫn ngoại ngữ.
Thứ hai, hệ quả của sự giao lưu văn hóa: Ưu thế của xã hội công nghiệp hiện
đại dần lấn át xã hội nông nghiệp cổ truyền tạo nên hai sự thay đổi lớn như sau:
 Một là, sự thay đổi về lối sống: lối sống chậm sang nhanh.

Về mặt ngôn ngữ học, ngôn ngữ @ khá ngắn gọn. Đó là tập hợp những từ, ngữ
được viết tắt hoặc tốc ký bằng các ký tự và ký hiệu bao gồm hai loại: viết tắt tự tạo và
viết tắt theo quy luật chung7. Ví dụ: wá, wyển (quá, quyển); wên (quên); iu (yêu); lun
(luôn); bùn (buồn); bit k (biết không); bít rùi (biết rồi); mí (mấy); dc (được); ko, k
(không)… hay các ký hiệu đánh máy và sáng tạo từ biểu tượng emoticons trong
Yahoo chatroom, như: :( buồn; :(( khóc; :) cười; :))))) rất buồn cười; =.= mệt mỏi; >!<
cau có; :x yêu; :* hôn… Trong ngôn ngữ, đó chính là quy luật tiết kiệm 8.
5

Phát triển và giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa
/>6
Dẫn theo Hoàng Tuệ trong bài Về vấn đề song ngữ - Việt Nam – những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa
– Hà Nội (1993): Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - tr.105-106
7

Dẫn theo Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ chat và tin nhắn />8

Dẫn theo Mai Xuân Huy - “Giải mã” ngôn ngữ @ của tuổi teen />5


Ảnh chụp qua màn hình đoạn chat hội thoại của 2 bạn trẻ
Nguồn: />Xã hội cổ truyền của Việt Nam là xã hội nông nghiệp, trong không gian khép
kín của làng xã với nhịp sống chậm rãi, tĩnh tại, ổn định. rong quá trình hội nhập, yếu
tố của xã hội công nghiệp với nhịp sống nhanh, gấp gáp, ưu tiên sự gọn nhẹ là yếu tố
tạo nên quy luật tiết kiệm trong ngôn ngữ với mục đích giảm bớt số ký tự để truyền tải
nhiều nội dung hơn mà vẫn không ảnh hưởng đến sự tiếp nhận thông tin, trao đổi
được nhiều vấn đề và tận dụng tối đa thời gian.
 Hai là sự thay đổi về hệ giá trị:
• Từ đề cao người già hơn sang quan tâm giới trẻ hơn.
Trong xã hội cổ truyền Việt Nam, những người lớn tuổi, người già luôn được

coi trọng bởi vốn sống và kinh nghiệm của họ. Những sáng tạo, sản phẩm của họ
thường được xã hội công nhận và phổ biến rộng rãi. Chính vì thế, chủ thể tạo ra ngôn
ngữ @ - một ngôn ngữ riêng, có sức ảnh hưởng mạnh mẽ khiến toàn xã hội phải chú ý
lại là lớp trẻ cho thấy, sự độc tôn trong sáng tạo văn hóa đã không còn. Xã hội đang
hướng đến sự bình đẳng hơn trong việc tạo ra văn hóa, thậm chí còn có xu hướng chú
trọng lớp trẻ với khả năng sáng tạo hơn là người già và vốn kinh nghiệm của họ.
• Từ trọng sự ổn định, bảo thủ sang biến đổi, cởi mở.
Văn hóa nông nghiệp Việt Nam vốn ưa sự ổn định hơn sự biến đổi, có xu
hướng bảo thủ hơn là cởi mở. Nhưng khi bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, rất nhiều
6


yếu tố bị biến đổi, thậm chí bị thay thế hoàn toàn. Giới trẻ là lớp tuổi có cái nhìn
thoáng, hướng ngoại nhiều hơn, năng động, ưa sáng tạo, thích những sự mới lạ. Trong
điều kiện giao lưu hội nhập của đất nước, họ lại có điều kiện tiếp xúc thường xuyên
với nhiều luồng văn hóa ngoại lai thì những sản phẩm sáng tạo của họ trong đó có
ngôn ngữ chat chứa đựng nhiều sự mới lạ, độc đáo, thậm chí khác hoàn toàn với
những giá trị cũ là điều dễ hiểu. Đặc biệt, tốc độ phát triển của ngôn ngữ này rất
nhanh và có sự đổi mới liên tục. Có thể thấy điều đó ở một loạt các từ cũ mang nghĩa
mới: chuối (dở hơi); khoai (khó); phở (đẹp đẽ, ngon lành); vãi (kinh khủng); hack
(siêu); hic (buồn), haha (vui)…
Bên cạnh đó là sự xuất hiện của các thành ngữ hiện đại (tiêu biểu là cuốn “Sát
thủ đầu mưng mủ” phát hành tháng 10 – 2011). Thành ngữ mới luôn phải dựa vào
những khuôn có pháp – ngữ nghĩa của hệ thống thành ngữ có sẵn, phải cảm nhận được
quy luật tạo nghĩa của thành ngữ mới có thể biến đổi hoặc làm mới. Bên cạnh đó, việc
sử dụng thành ngữ đòi hỏi phải có một sự uyên bác, từng trải, lịch lãm. Hơn nữa, tiếng
Việt vốn sâu sắc, giản dị, giàu hình ảnh mà không hoa mĩ, ít lời mà nhiều ý. Vì thế,
chính sự vênh nhau giữa khả năng ngôn ngữ và kinh nghiệm sống là nguyên nhân
hình thành sự ghép vần dễ dãi và vô nghĩa như hiện nay. Tiếng Việt có vần điệu
nhưng chỉ vần điệu không tạo ra tiếng Việt. Bên trong vỏ bọc vần điệu là những trải

nghiệm, đúc kết.
Tuy nhiên, không thể nói tất cả những thành ngữ, tục ngữ trong ngôn ngữ chat
là xuyên tạc hoặc làm mất đi giá trị của truyền thống tục ngữ, thành ngữ Việt. Đặc
điểm cố hữu của tiếng Việt là khả năng hiệp vần từ xa xưa, dân gian đã sử dụng ngôn
ngữ có tính vần vè, thậm chí không có ý nghĩa rõ ràng nhưng hiệp vần ngộ nghĩnh và
mang tính chất tượng trưng tạo ra sự vui tai thích thú cho người nghe 9. Hoặc nó còn
thể hiện sự hài hước ngược, tức là cười giễu chính sự ngớ ngẩn nhảm nhí của thứ
ngôn ngữ đó: Ác như con tê giác, cướp trên giàn mướp …. Nó cũng phù hợp với lối
hài hước, ăn nói vần vè của người Việt.

Dẫn theo Phạm Xuân Nguyên />option=com_content&view=article&id=1694:ngon-ngu-gioi-tre-thoi-qua-tranh-cua-hoa-sy-thanhphong&catid=41:baochi-cat&Itemid=89
7
9


Bên cạnh đó, về ngữ nghĩa, thành ngữ mang tính biểu trưng nên sẽ không bao
giờ có sự chính xác tương ứng 1/1 giữa hình thức biểu đạt và nội dung hàm ẩn. Do đó
mà nó thường tồn tại những biến dạng nhằm phục vụ giao tiếp. Về cấu trúc, thành
ngữ, tục ngữ có trọng tâm rơi nội dung thường rơi vào vế đầu, vế sau lượng thông tin
là zero. Sự dư thừa của vế sau này không phù hợp với xu hướng ưa thích ngắn gọn, đề
cao lượng thông tin. Hơn nữa, thành ngữ được sử dụng để bộc lộ một thái độ, một
cách đánh giá nên nó mang dấu ấn chủ quan, bắt nguồn từ những quan sát, cảm nhận
riêng của chủ thể sáng tạo, rộng hơn là sự ràng buộc của lịch sử, thời đại và thậm chí
là cả thời điểm thành ngữ ra đời. Do vậy, khi sự vật đề cập đến trong thành ngữ lẫn
tâm lý tiếp nhận thay đổi, tất nhiên sẽ có hệ quả là sự thay đổi trong nội dung và cấu
trúc thành ngữ. Nhiều loại thành ngữ không còn được dùng hoặc trở nên xa lạ, dị biệt
với nhận thức của con người hiện đại khi sự vật biểu trưng của nó gắn chặt với nền
văn minh nông nghiệp cổ xưa.
Hầu hết các thành ngữ trong ngôn ngữ chat thường có sự điều chỉnh dựa trên
một khuôn hình cú pháp – ngữ nghĩa có sẵn của thành ngữ gốc, sau đó đưa vào các sự

vật mới, gần gũi, chứa đựng lượng thông tin – ngữ nghĩa mới phù hợp với nhận thức
của người đương đại hơn, với đối tượng giao tiếp vào thời gian diễn ra giao tiếp ngôn
ngữ 10. Ða số thành ngữ hiện đại này cơ bản vẫn dựa trên cách chơi chữ về âm ("Ngất
trên cành quất"), về nghĩa ("Phi công trẻ lái máy bay bà già"), hay cả âm lẫn nghĩa
("Môi hở răng hô") 11.
Những yếu tố trên đây có thể được xem là những biệt ngữ, nó “cho thấy từng
chặng đường phát triển của giao lưu văn hóa,… vai trò của những tập thể rộng hẹp
trong khối cộng đồng qua các giai đoạn sinh hoạt xã hội, những biến động trong
phong tục, trong nếp sống và cách ứng xử” 12.

10

Dẫn theo Phạm Hồng Thủy trong bài “Hậu văn” của thành ngữ tiếng Việt - Việt Nam – những vấn
đề ngôn ngữ và văn hóa – Hà Nội (1993): Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - Tr.56
11

Ngôn ngữ “lệch” và khoảng cách thế hệ />Dẫn theo Vũ Ngọc Khánh trong bài Cứ liệu ngôn ngữ dân gian và sự phát triển văn hóa - Việt Nam
– những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa – Hà Nội (1993): Hội Ngôn ngữ học Việt Nam – Tr. 23
8
12


Đứng từ góc độ nào đó, có thể thấy xu hướng lên án, bài bác hoàn toàn ngôn
ngữ này là biểu hiện của sự ưa ổn định, thiên về bảo thủ khi đón nhận chấp nhận cái
mới trong văn hóa nông nghiệp Việt Nam.
• Từ trọng tập thể sang ý thức về quyền tự do cá nhân.
Xã hội càng văn minh thì quyền tự do cá nhân càng được tôn trọng. Thời đại
ngày nay, mỗi giới, cá nhân, và tầng lớp theo cách nào đó đều có xu hướng “phát
sóng ngang” 13, dẫn đến sự bất đồng ngôn ngữ ngay khi cùng nói tiếng Việt do không
bắt được sóng của nhau.

Ngôn ngữ chat dường như trở thành một biểu tượng của giới trẻ hiện nay. Với
sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ số và truyền thông, mức độ kết nối và cập nhật trong
xã hội được cải thiện vượt bậc, tạo điều kiện cho ngôn ngữ này lan truyền và phát
triển nhanh, mạnh. Sự gia tăng không ngừng về số lượng biến thể từ ngữ và ký hiệu
được sử dụng khiến ngôn ngữ chat hiện khác rất nhiều so với tiếng Việt truyền thống
nên chỉ những người thường xuyên tiếp xúc, sử dụng mới hiểu được nội dung được
truyền tải. Nhiều đánh giá cho rằng xu hướng sử dụng ngôn ngữ chat tràn lan như hiện
nay là do sự thiếu bản lĩnh văn hóa, coi đó là mốt, hợp thời, mới thể hiện được đẳng
cấp và lấy đó là một trong những tiêu chí đánh giá đối tượng giao tiếp. Điều đó mới
chỉ đúng ở một bộ phận giới trẻ - những người sử dụng loại ngôn ngữ này.
Trước đây, ý thức về khẳng định sự khác biệt của thế hệ trẻ thường chỉ dừng ở
việc lựa chọn dòng nhạc, cách ăn mặc… là những cái đã có sẵn hoặc do người lớn
trong gia đình, ngoài xã hội định hướng. Thế nhưng ngôn ngữ chat ra đời hội tụ những
đặc trưng của giới trẻ: sự mới lạ, thích đi ngược lại với cái có sẵn như việc cố tình viết
sai chính tả: một thành mụt, chết thành chít, lắm thành lém, luôn thành lun, c thành k,
b thành p… Hay sử dụng đại từ nhân xưng: Cụ (cho nam) và Mợ (cho nữ), xưng là
"Em" hay "Cháu", không theo tôn ti trật tự hay theo thứ bậc thông thường của người
Việt… Nó thể hiện sự hài hước, hóm hỉnh, ngộ nghĩnh, trẻ trung của giới trẻ.
Tất nhiên đặc điểm này của ngôn ngữ chat còn được quy định bởi môi trường
mà nó được hình thành với mối quan hệ giữa những người giao tiếp với nhau trong
13

Lắng nghe ngôn ngữ “sành điệu” - />9


môi trường đó. Có những đối tượng đòi hỏi phải sử dụng ngôn ngữ chat đúng với
những chuẩn mực, yêu cầu của văn hoá – xã hội. Nhưng khi mục đích của chat chỉ
nhằm tán gẫu, giải trí, phần lớn những người chat dùng nickname (biệt danh) và lại
không biết nhau thì lại không cần có không gian văn hoá về tôn ti, thứ bậc tuổi tác, vị
trí xã hội, nhu cầu lịch sự, giữ thể diện… nên giao tiếp cũng suồng sã, tự nhiên, dễ bộc

lộ cá tính và con người thật hơn. Mặt trái của nó có thể dẫn đến sự xuất hiện thứ ngôn
ngữ vô văn hoá. Người chat nói xấu, thóa mạ, mắng chửi nhau, dùng từ tục tĩu, xưng
hô bừa bãi, tung tin thất thiệt… gây nên sắc thái bậy bạ cho ngôn ngữ chat 14. Đây
cũng là nguyên nhân khiến ngôn ngữ chat bị lên án nhiều trong thời gian qua.
Ở đây có thể thấy thêm một điều là gia đình cổ truyền với ảnh hưởng và vai trò
tuyệt đối của cha mẹ dần mất đi ưu thế. Không thể phủ nhận được một trong những
mục đích sử dụng ngôn ngữ chat của giới trẻ hiện nay là có ý định muốn thách đố phụ
huynh và có thể giữ bí mật thông tin được truyền tải. Những tiếng lóng (là hình thức
phương ngữ xã hội không chính thức của một loại ngôn ngữ, thường được dùng trong
giao tiếp hàng ngày bởi một nhóm người 15) hoặc ký hiệu riêng thường không thống
nhất giữa các nhóm chat nên chỉ những người trong nhóm mới hiểu được nhau. Mọi
quy định áp đặt khó khiến cho tất cả thành viên trong cộng đồng tuân thủ nghiêm
ngặt. Trong những bối cảnh giao tiếp nhất định, người ta có thể nói hoặc viết cho nhau
theo thói quen ngôn ngữ của mình. Người đối thoại phải tự điều chỉnh để dễ hiểu đúng
phát ngôn của người nói. Vì thế, người lớn cũng không nên can thiệp một cách thô
bạo vào đời sống cá nhân hay cấm đoán việc sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ bởi khi họ
sử dụng ngôn ngữ riêng để nói chuyện riêng với nhau chứ không phải nói với đại
chúng.
Những biến thể của ngôn ngữ chat nếu sử dụng lâu ngày thành thói quen có thể
dẫn đến biến dạng trong cách phát âm, ảnh hưởng đến văn phong không đọc và hiểu
được những đoạn văn tiếng Việt. Nghiêm trọng hơn, có thể hình thành tư duy ngôn
Nguyễn Đức Dân - Đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng Việt />14

15

Trịnh Hoài Thu – Giật mình với ngôn ngữ "chat" tiếng Việt trên Internet
/>10


ngữ nông cạn, tạo nên thói quen lười biếng thiếu kiên trì, nhẫn nại trong công việc,

ảnh hưởng đến nhận thức, nhân cách sau này. Tuy vậy, cũng không thể phủ nhận, việc
tự học tập và sáng tạo ra một yếu tố văn hóa riêng của lớp tuổi, cụ thể là ngôn ngữ
chat đã tạo nên khoảng cách, vạch ra một đường biên giữa hai thế hệ trẻ và già. Điều
đó đã phần nào cho thấy ý thức về cái tôi cá nhân và nhu cầu khẳng định mình trước
người lớn, để người lớn phải tôn trọng. Sự sáng tạo, cái mới ra đời là dấu hiệu tốt cho
sự phát triển của tiếng Việt. Đây là việc đáng được khuyến khích và định hướng cho
sự sáng tạo đó chứ không phải bài bác, không chấp nhận nó như hiện nay.
Tóm lại, khi thời đại thay đổi với công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, sự
phát triển ngành nghề… thì cần đến những ngôn ngữ mới mang đặc trưng và phù hợp
với dòng chảy mới này. Mặt khác, bản thân ngôn ngữ lại có khả năng sản sinh, những
đơn vị ngôn ngữ cũ có thể được dùng để sáng tạo ra đơn vị mới, đôi khi giúp con
người chuyển tải các sắc thái ý nghĩa mới. Cho nên, ngôn ngữ chat mà giới trẻ đang sử
dụng hiện nay đáp ứng được yêu cầu của thời đại và hợp với quy luật phát triển của
ngôn ngữ 16, nó thể hiện sự chuyển biến của những thời kỳ khác nhau chứ không hẳn
là sự biến đổi ngôn ngữ tùy tiện như nhiều người đã đánh giá.
Vì vậy, cần chấp nhận sự tồn tại và nghiên cứu sự biến đổi của ngôn ngữ chat
như một thực tế văn hóa bởi điều này sẽ góp phần nhận diện và định hướng phát triển
văn hóa cho giới trẻ nói riêng và những người sử dụng ngôn ngữ chat nói chung ở
Việt Nam trong thời kỳ mới. Theo PGS -TS Phạm Văn Tình ngôn ngữ chat của giới
trẻ trong thời đại công nghệ thông tin có thể coi là sản phẩm của trí tuệ dân gian 17.
Một số nhà nghiên cứu đã nghĩ đến giải pháp “Đưa ngôn ngữ chat vào từ điển tiếng
Việt (như GS.TS ngôn ngữ học Nguyễn Đức Dân) bởi trên thế giới đã có không ít
những từ viết tắt, tiếng lóng trong thế giới online thâm nhập vào đời sống hàng ngày,
được nhiều người chấp nhận được dùng phổ biến trong các dịch vụ chat hay tin nhắn
đã chính thức có mặt trong Từ điển OED (Oxford English Dictionary). Theo đó, ngôn
ngữ chat phụ thuộc vào ba yếu tố chủ yếu: nhu cầu về tốc độ chat, quan hệ giữa những
người chat, mục đích và những nội dung đề cập 18.
16

Dẫn theo PGS. TS. Phạm Văn Tình trong tọa đàm “Ngôn ngữ giới trẻ thời @” (tháng 3 –2012)

/>17

Ngôn ngữ giới trẻ: Kẻ khen, người chê />18

Ngôn ngữ "Chat" có trở thành ngôn ngữ chính thống của tiếng Việt? />11


Ngôn ngữ chat mới chỉ ở giai đoạn sơ khai trong quá trình phát triển nên chắc
chắn sẽ có nhiều thiếu sót, quái đản, vô lý. Để được xã hội chấp nhận, nó cần phải trải
qua một quá trình thử nghiệm, điều chỉnh, chọn lọc, sáng tạo thêm để hoàn chỉnh dần.
Đó là quy luật chung của tất cả các loại ngôn ngữ trong lịch sử ngôn ngữ của loài
người. Vì thế, một mặt, không nên ủng hộ hoàn toàn vì nó sẽ đẩy nhanh tốc độ phát
triển ngôn ngữ này mà không có sự điều chỉnh kịp thời. Càng không nên bài bác, phủ
nhận vì đó là xu hướng tất yếu, không thể chống lại, thậm chí còn phản tác dụng. Bảo
tồn không có nghĩa là giữ nguyên hiện trạng, không cho nó phát triển. Cách hiểu này
không những không thúc đẩy ngôn ngữ phát triển mà đôi khi trở thành một thứ định
kiến, kìm hãm việc tiếp cận từ ngữ mới, những sáng tạo ngôn từ mới.

12



×