Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức hồ chí minh vào môn giáo dục công dân lớp 10 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (220.38 KB, 30 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"MỘT SỐ KINH NGHIỆM TRONG VIỆC TÍCH HỢP TƯ
TƯỞNG, TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH VÀO MÔN
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG"


PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Hiện nay nước ta đang trong quá trình mở cửa, hội nhập với thế giới trên mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội. Một mặt đem lại thời cơ và điều kiện thuận lợi để phát triển
đất nước. Mặt khác, các thói hư tật xấu cũng lan truyền sâu, rộng và mạnh mẽ hơn ảnh
hưởng không nhỏ tới đời sống xã hội nước ta, đặc biệt là lứa tuổi thanh thiếu niên nói
chung và học sinh, sinh viên nói riêng như: vấn đề sử dụng ma túy và hiểm họa AIDS,
vấn đề quan hệ tình dục trước hơn nhân, vấn đề vi phạm an tồn giao thơng, vấn đề
bạo lực học đường, lối sống thực dụng lấy đồng tiền làm mục đích cuối cùng của cuộc
sống, lối sống hưởng thụ, tự do vô kỉ luật... đã và đang là mối quan tâm lo lắng của
mỗi người, mỗi nhà và toàn xã hội.
Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã và đang phát động phong trào: "Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một cách sâu, rộng trong toàn
Đảng và toàn dân trên phạm vi cả nước. Mục đích là: khơi dậy và phát huy các giá trị
truyền thống đạo đức tốt đẹp; đấu tranh khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống;
chặn đứng, đẩy lùi các tệ nạn xã hội... hình thành và phát triển các giá trị đạo đức của
Chủ nghĩa xã hội, xây dựng con người Việt Nam Xã hội chủ nghĩa có nhân cách tốt
đẹp, bản lĩnh chính trị vững vàng, có lối sống văn minh, xây dựng quan hệ xã hội lành
mạnh, tiến bộ.
Xuất phát từ tầm quan trọng này, từ năm học 2010-2011, Bộ Giáo dục và Đào tạo
bắt đầu triển khai thực hiện Chương trình tích hợp nội dung “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong các mơn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân,
Mĩ thuật, Âm nhạc và Hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Việc tích hợp này được


thực hiện theo chương trình của từng cấp học, bậc học và theo nội dung chương trình
của từng mơn, thơng qua các bài cụ thể, các chủ đề cụ thể, với từng nội dung tích hợp
cụ thể.
Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọng hồi bão
lớn của Bác Hồ, địi hỏi bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng nâng cao
năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn cải tiến phương pháp,
nghiệp vụ giảng dạy, đồng hành dạy Chữ với dạy Người.
Đối với chương trình Giáo dục công dân trong trường Trung học phổ thông, là
môn học nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với
lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ về các giá trị đạo
đức, pháp luật, lối sống; mặt khác, đây là mơn học giúp hình thành và phát triển ở các
em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, pháp luật, từ đó hình thành ở các
em ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung của xã hội.


Đặc biệt trong trương trình Giáo dục cơng dân lớp 10 đã đề cập tới hai vấn đề lớn:
"Công dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học" và "Công
dân với đạo đức". Với nội dung chương trình như vậy việc tích hợp: tư tưởng, đạo đức
Hồ Chí Minh vào mơn học là hết sức thuận lợi. Vấn đề đặt ra đối với giáo viên giảng
dạy môn Giáo dục công dân là làm thế nào để việc tích hợp đó đạt được hiệu quả như
mong muốn.
Xuất phát từ những lí do trên tơi chọn đề tài nghiên cứu: “Một số kinh nghiệm
trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào môn Giáo dục
công dân lớp 10 Trung học phổ thông”.
2. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết: Chủ Tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của giai cấp cơng
nhân và dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hóa thế giới, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế. Tư tưởng và đạo đức của Hồ Chí Minh là sự kết tinh
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tinh hoa văn hóa nhân loại. Điều quan
trọng là các thế hệ sau người phải biết học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí

Minh phù hợp với cơng việc, lứa tuổi của bản thân.
Đối với học sinh THPT nói chung, học sinh lớp 10 nói riêng là những chủ nhân
tương lai của đất nước. Do đó, việc tích hợp: Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh nhằm giúp học sinh có thêm hiểu biết về phẩm chất đạo đức của Bác từ đó hình
thành ở các em niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen vận dụng, phát huy các giá trị
đạo đức tốt đẹp của xã hội như: Sống có hồi bão, có lối sống trong sáng, văn minh,
quan hệ xã hội lành mạnh. Qua đó, giúp các em xác định rõ mục đích học tập và rèn
luyện của bản thân, đồng thời giúp các em có thêm nghị lực để thực hiện ước mơ, hoài
bão lập thân, lập nghiệp góp phần nhỏ bé của mình cho công cuộc Xây dựng và bảo vệ
tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Trong phạm vi của đề tài, người thực hiện muốn tìm hiểu thực trạng của việc tích
hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương trình Giáo dục công
dân lớp 10 Trung học phổ thông và đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp đạt
hiệu quả,chất lượng.
3. Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong chương
trình Giáo dục cơng dân lớp 10 Trung học phổ thông.
4. Phạm vi nghiên cứu
Học sinh lớp 10 trường Trung học phổ thơng Kim Động.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận


Đây là nhóm nghiên cứu nhằm thu thập những thơng tin liên quan thông qua việc
sưu tầm tài liệu, phân tích và tổng hợp các thơng tin.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Đây là phương pháp dựa vào các vấn đề của đời sống xã hội của học sinh, giáo
viên giao nhiệm vụ cho học sinh thu thập thông tin liên quan đến nội dung bài học.
5.3. Phương pháp trắc nghiệm
Phương pháp này giúp giáo viên nắm bắt những thông tin từ học sinh để phân

tích, tổng hợp theo mục đích nghiên cứu.
5.4. Phương pháp phỏng vấn
Giáo viên thu thập các ý kiến của học sinh thông qua các câu hỏi phỏng vấn.
5.5. Phương pháp thống kê phân loại
Đây là phương pháp nghiên cứu thu thập số liệu và thống kê phân tích để phân
loại đối tượng học sinh trước và sau khi áp dụng đề tài.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài góp phần vào việc đánh giá hiệu quả của một số phương pháp trong việc
tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo
dục cơng dân lớp 10 Trung học phổ thông.
Đề xuất một số kinh nghiệm trong việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung học phổ thông.
Đề tài có thể xem như một tư liệu tham khảo cho giáo viên trong việc tích hợp tư
tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương trình Giáo dục công
dân lớp 10 Trung học phổ thông.


PHẦN HAI: NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận
Dạy học là con đường cơ bản nhất giúp người học trong khoảng thời gian ngắn
nhất có thể chiếm lĩnh một khối lượng tri thức, kĩ năng có chất lượng và hiệu quả cao
nhất. Bởi lẽ dạy học là hoạt động được tiến hành một cách có tổ chức, có kế hoạch, có
nội dung và phương pháp sư phạm của người giáo viên phù hợp với đặc điểm tâm sinh
lí và đặc điểm nhận thức của người học. Nhờ vậy, học sinh tự giác, tích cực, chủ động
lĩnh hội tri thức dễ dàng, nhanh chóng. Chính hệ thống những tri thức và những kĩ
năng, kĩ xảo tương ứng được học sinh nắm vững trên cơ sở họ tiến hành hàng loạt
những thao tác trí tuệ, đặc biệt là thao tác tư duy độc lập, sáng tạo trong hoạt động
nhận thức đối với các tài liệu học tập.
Giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh phải phù hợp với đặc điểm tâm
sinh lí lứa tuổi HS, được triển khai theo hướng tích hợp vào các mơn học và các hoạt

động ngoại khố, phù hợp với đặc trưng của môn học, không làm thay đổi mục tiêu và
nội dung của môn học, bài học, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng, tránh gây nặng nề,
ngược lại góp phần vào việc tạo nên sự gắn bó nội dung học tập với thực tiễn cuộc
sống.
Do đó, tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung, chương
trình mơn học thực chất là việc lồng gép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
vào từng nội dung, từng bài học cụ thể trong chương trình sách giáo khoa. Nhằm giúp
người học vừa lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, vừa hình thành ở các
em kĩ năng vận dụng những kiến thức cơ bản đã học vào thực tiễn cuộc sống; đồng
thời, vừa thấy được những tư tưởng, phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh, từ đó giúp
học sinh có thêm niềm tin, ý thức, tình cảm và thói quen học tập và làm theo tấm
gương đạo đức của Bác.
Cụ thể là trong chương trình Giáo dục cơng dân lớp 10 Trung học phổ thơng, việc
tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào nội dung mơn học, chính là
việc lồng gép tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng bài
học cụ thể. Tuy nhiên, với đặc điểm chương trình Giáo dục công dân lớp 10 Trung hoc
phổ thông nặng về lí luận và mang tính trừu tượng hóa, khái qt hóa rất cao đặc biệt
là phần một: "Cơng dân với việc hình thành thế giới quan và phương pháp luận khoa
học". Do đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội
dung, từng bài là rất cần thiết và quan trọng. Việc tích hợp đó sẽ có tác dụng làm cho
nội dung bài học trở nên nhẹ nhàng, sinh động, bớt tính khơ khan, giúp học sinh tiếp
thu bài tốt hơn, hứng thú với bài học hơn. Vấn đề đặt ra cho mỗi giáo viên giảng dạy
Giáo dục công dân lớp 10 là phải tìm ra phương pháp tích hợp khoa học, hiệu quả
cho từng bài cụ thể.


Đối với mơn Giáo dục cơng dân giáo viên có thể tích hợp bằng nhiều phương
pháp khác nhau thơng qua hệ thống các phương pháp giảng dạy của môn học. Tuy
nhiên, việc lựa chọn phương pháp tích hợp phù hợp với nội dung từng bài và phù hợp
với chủ đề lồng ghép là rất quan trọng, nó quyết định hiệu quả của giờ dạy cũng như

của việc tích hợp.
2. Cơ sở thực tiễn
Trong nhà trường trung học phổ thông môn Giáo dục cơng dân có vai trị quan
trọng trong việc trang bị cho học sinh những kiến thức phổ thông, cơ bản phù hợp với
lứa tuổi học sinh về thế giới quan khoa học và nhân sinh quan tiến bộ, về các giá trị
đạo đức, pháp luật, lối sống...qua đó học sinh hình thành và phát triển nhân cách theo
hướng tích cực, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Tuy nhiên, trong thực tế môn Giáo dục
công dân trong nhà trường phổ thơng thường bị học sinh, thậm chí cả một số giáo viên
và cán bộ quản lí giáo dục coi đây là mơn học phụ do đó ít được quan tâm đầu tư như
những môn học khác, nhiều học sinh có tâm lí học để đủ điều kiện lên lớp do đó nhiều
em khơng có hứng thú với mơn học này. Mặt khác, một số giáo viên giảng dạy môn
học này chưa thực sự đầu tư đúng mức, ngại đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù
hợp với nội dung, yêu cầu của từng nội dung, từng bài học cụ thể, xem nhẹ việc tích
hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào bài dạy. Từ đó làm cho học sinh
khó hiểu bài và khơng gây được hướng thú cho học sinh trong quá trình học tập mơn
Giáo dục cơng dân.
Trong chương trình mơn giáo dục cơng dân lớp 10 trung học phổ thơng có một số
bài mang tính trựu tượng, khái quát rất cao, nặng về lí luận với mục đích là trang bị
cho học sinh cơ bản về triết học và đạo đức học... từ đó giúp học sinh có nhận thức
đúng đắn, khoa học để nhìn nhận, xem xét và đánh giá các vấn đề của thực tiễn cuộc
sống đang diễn ra xung quanh chúng ta.
Qua kinh nghiệm công tác của bản thân, tôi nhận thấy việc tích hợp tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung, chương trình giáo dục cơng dân lớp
10 nó có tác dụng rất lớn trong việc làm "mềm hóa" những kiến thức trừu tượng, khô
khan, làm cho nội dung bài học thêm phong phú, sinh động hơn, gây được sự hứng thú
với học sinh hơn. Qua đó, giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng hơn. Mặt
khác, giúp học sinh có thêm hiểu biết về tấm gương đạo đức của Hồ Chí minh từ đó
thơi thúc các em có những hành động tích cực trong việc làm theo tấm gương đạo đức
của Bác trong sinh hoạt và học tập hàng ngày của bản thân. Đồng thời nó cịn có tác
dụng thu hút, lôi cuốn học sinh, giúp các em thêm yêu thích mơn học, tích cực học tập

qua đó càng giúp học sinh có những nhìn nhận đúng đắn hơn về vai trị, trách nhiệm
của mình trong thời kỳ q độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.


3. Một số yêu cầu trong việc tích hợp Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh
Chúng ta đều biết chương trình Giáo dục cơng dân lớp 10 trung học phổ thông là
trang bị những kiến thức và kĩ năng cơ bản về thế giới quan khoa học và nhân sinh
quan tiến bộ, về các giá trị đạo đức và lối sống tiến bộ, văn minh. Từ đó, hình thành
và phát triển ở các em những tình cảm, niềm tin và thói quen đạo đức, giúp các em có
được ý thức tự giác thực hiện hành vi theo chuẩn mực chung của xã hội. Chính vì lí do
đó, việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào từng nội dung, từng
bài học với chủ đề cụ thể là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tích hợp vừa có những
thuận lợi và khó khăn nhất định:
+ Thuận lợi:
Trong chương trình có nhiều nội dung gần gũi với chủ đề tích hợp Tư tưởng, tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.
+ Khó khăn:
Trong chương trình Giáo dục cơng dân lớp 10 chủ yếu là kiến thức mang tính
trừu tượng hóa, khái qt hóa cao, địi hỏi giáo viên phải có sự hiểu biết sâu rộng về
nội dung của từng bài học cũng như nội dung của chủ đề cần tích hợp.
Trong một số bài chỉ có một phần hoặc một số nội dung nhỏ có thể tích hợp được
do đó địi hỏi giáo viên phải nghiên cứu kỹ bài học đồng thời phải có kiến thức sâu,
rộng về tư tưởng, tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh.
Qua q trình cơng tác tơi nhận thấy để tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh đạt hiệu quả, chất lượng chúng ta cần làm tốt những bước sau:
3.1. Xác định đúng mục tiêu của bài học, tiết học và mục tiêu tích hợp
Việc xác định mục tiêu bài học là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi giáo viên. Tuy
nhiên, trong bài dạy có nội dung tích hợp thì giáo viên cần phải hết sức chú ý đến việc
xác định mục tiêu tích hợp. Vì nếu xác định khơng đúng mục tiêu tích hợp sẽ dẫn đến

việc quá coi trọng việc tích hợp hoặc quá xem nhẹ việc tích hợp dẫn đến giáo viên sẽ
khơng xác định đúng nội dung của các bước tiếp theo. Dẫn đến khơng đạt được mục
đích cuối cùng của tiết học.
3.1.1. Xác định đúng mục tiêu bài học, tiết học
Việc xác định đúng mục tiêu của bài học, là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua
đó giúp giáo viên có những căn cứ, cơ sở để tiến hành các bước tiếp theo.
3.1.2. Xác định mục tiêu của vệc tích hợp
Như chúng ta đã biết đều biết mục tiêu của việc tích hợp tư tưởng, tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh vào trong nội dung bài học của chương trình Giáo dục công dân lớp


10 là nhằm giúp học sinh hiểu được tình yêu thương bao la của Hồ Chủ tịch đối với
con người và thiên nhiên. Qua đó, hình thành ở các em niềm tin và nghị lực để phấn
đấu học tập và rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
3.2. Xác định nội dung và lượng kiến thức cần tích hợp
Trên cơ sở mục tiêu và khối lượng kiến thức của bài học giáo viên sẽ có căn cứ để
xác định nội dung và lượng kiến thức tích hợp phù hợp với bài học một cách hợp lí,
khoa học, vừa đảm bảo được mục tiêu của bài học, vừa đảm bảo mục tiêu tích hợp.
Nếu giáo viên xác định nội dung kiên thức tích hợp khơng phù hợp với nội dung
của bài sẽ dẫn đến làm phá vỡ mục tiêu của bài học cũng như tính lơgic và tính hệ
thống kiến thức của bài học.
Nếu lượng kiến thức quá lớn sẽ quá sức tiếp thu của học sinh từ đó sẽ không đảm
bảo được thời lượng của bài học theo qui định và không đạt được mục tiêu của bài
học.
Nếu lượng kiến thức tích hợp q ít sẽ khơng thực hiện được mục tiêu tích hợp
=> Do đó, việc xác định nội dung và khối lượng kiến thức cần tích hợp giáo viên
phải căn cứ vào những nguyên tắc sau:
+ Nội dung tích hợp phải phù hợp với nội dung của bài học.
+ Nội dung tích hợp phải đảm bảo được tính logic và tính hệ thống của bài học.
+ Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo thời gian của bài học theo quy định.

+ Lượng kiến thức tích hợp phải đảm bảo vừa sức với học sinh. Muốn vậy, giáo
viên phải hiểu được mức độ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức của đối tượng học sinh trong
lớp, trong trường mình giảng dạy.
3.3. Xác định trọng tâm kiến thức của bài học và trọng tâm tích hợp
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp là rất quan
trọng, nó quyết định đến hiệu quả và chất lượng của giờ học, bài học. Nếu không xác
định hoặc xác định không đúng kiến thức trọng tâm của bài học và trọng tâm tích hợp
sẽ khơng thể phân chia thời gian hợp lí cho từng nội dung kiến thức từ đó sẽ khơng thể
làm nổi bật được yêu cầu của tiết bài học.
3.4. Giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà
Khi đã xác định được nội dung cần tích hợp, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho
học sinh chuẩn bị trước ở nhà. Mục đích là giúp học sinh chủ động, tích cực lĩnh hội
kiến thức. Muốn học sinh chuẩn bị bài có hiệu quả giáo viên cần phải:
+ Hướng dẫn học sinh sưu tập tài liệu và xử lí thơng tin. Đây là khâu rất quan
trọng, yêu cầu giáo viên phải đưa ra hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở để học sinh
sưu tầm đúng tài liệu và dễ dàng xử lí thơng tin.


+ Để kích thích học sinh tích cực, tự giác trong việc chuẩn bị bài ở nhà giáo viên
nên chấm điểm những em có sự chuẩn bị chu đáo.
3.5. Lựa chọn phương pháp và phương tiện tích hợp
3.5.1. Phương pháp tích hợp:
Có nhiều phương pháp dạy học tích hợp học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh trong môn Giáo dục công dân trung học phổ thông, từ các phương pháp
truyền thống như: Thuyết trình, đàm thoại, nêu gương… đến các phương pháp hiện đại
như: Thảo luận nhóm, Động não, Nghiên cứu trường hợp điển hình, Xử lí tình
huống… Các phương pháp này có thể được thực hiện qua các hình thức học tập theo
lớp, theo nhóm, cá nhân, có thể tổ chức học tập trong lớp hoặc tại các địa điểm tham
quan dã ngoại.
Các phương pháp dạy học Giáo dục công dân truyền thống và hiện đại đã được đề

cập tới trong nhiều tài liệu khác nhau, được giáo viên vận dụng thường xuyên trong
các bài giảng của mình.
Có thể nói việc lựa chọn phương pháp tích hợp là hết sức quan trọng, nó quyết
định đến sự thành cơng hay thất bại của nội dung tích hợp.
Việc lựa chọn phương pháp và kết hợp các phương pháp tích hợp cho từng nội
dung, phù hợp với từng bài học cần phải căn cứ vào các yếu tố sau:
+ Căn cứ vào nội dung của tiết học, bài học và nội dung tích hợp .
+ Căn cứ vào đối tượng học sinh.
+ Căn cứ vào điều kiện học tập của nơi giảng dạy.
Trong khuôn khổ của đề tài người viết chỉ đi sâu vào một số phương pháp, thường
được áp dụng trong dạy học tích tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong mơn
Giáo dục cơng dân lớp 10 Trung học phổ thông.
* Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật
về một người, một tập thể, một cơ quan, đơn vị, hoặc sử dụng một câu chuyện được
viết dựa theo những trường hợp gần gũi xảy ra trong thực tiễn cuộc sống.
- Mục tiêu của phương pháp:
Làm cho bài học trở nên gần gũi, sinh động, có sức lơi cuốn, thu hút được học
sinh tham gia nhờ đó giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức của bài hơn.
- Cách thực hiện:
+ Giáo viên yêu cầu học sinh đọc câu chuyện về trường hợp điển hình.
+ Giáo viên nêu câu hỏi thảo luận cho các nhóm.


+Các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả.
+ Giáo viên kết luận.
- Một số lưu ý:
Những trường hợp điển hình phải là những câu chuyện về người thật, việc thật
trong cuộc sống hoặc là những trường hợp gần gũi thường xuyên xảy ra cuộc sống.
Các trường hợp điển hình phải thể hiện tính da dạng của cuộc sống, tương đối

phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau.
Nội dung trường hợp điển hình phải phù hợp với chủ đề tích hợp và chủ đề bài
học Giáo dục cơng dân, phù hợp với trình độ và đặc điểm lứa tuổi học sinh.
Câu chuyện có độ dài vừa phải.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy tích hợp bài Tự hoàn thiện bản thân ở lớp 10, với chủ đề “Tấm gương
tự hoàn thiện bản thân của Bác Hồ”, GV có thể nêu trường hợp điển hình qua câu
chuyện về Bác Hồ học tiếng Anh :
“Qua tiếng Pháp, Bác học thêm tiếng Anh.
Tại sao Bác đi Anh ?Bác nói là để học tiếng Anh.
Bác sang Anh có nhiều mục đích, nhưng chắc chắn cũng là để học thêm một thứ
tiếng nước ngồi ở ngay trên đất nước nói thứ tiếng đó. Bác muốn học được nhanh
hơn, thuận lợi hơn nên sang Anh để có một mơi trường tiếng Anh tốt hơn là ở đất
Pháp. Tất nhiên, vẫn phải vừa làm vừa học. Ngày nay, đường phố Hây-ma-kít lớn
rộng giữa thủ đơ Ln Đơn cịn ghi dấu vết tiệm ăn khách sạn Các-lơ-tơn (Carlton
Hotel), nơi khoảng năm 1914 Bác đã làm phụ bếp ở đấy, Khách sạn lớn nhất nước
Anh hồi bấy giờ có ơng vua bếp nổi tiếng là ét-cốp-phi-e được huân chương vinh dự.
... Trước khi đến khách sạn này, Bác đã đi làm cơng việc đốt lị. "ở đây thật đáng
sợ" vì ln ln ở trong cảnh "tranh tối tranh sáng" vì "trong hầm hết sức nóng, ngồi
trời hết sức rét" . Khơng đủ quần áo nên Bác bị cảm, phải nghỉ việc luôn hai tuần. Khi
Bác trả tiền th phịng, tiền bơ, bánh mì và tiền "sáu bài học chữ Anh" rồi, trong túi
chỉ còn vẻn vẹn có sáu hào rưỡi! Bác đã phải "thắt lưng buộc bụng" để học tiếng Anh
trong một hồn cảnh khó khăn như thế đấy!
Thường ngày, Bác phải làm từ 8 giờ đến 12 giờ, chiều từ 5 giờ đến 10 giờ.
Phương tiện học là vài quyển sách và một cây bút chì. Sớm chiều, Bác đến ngồi ở
vườn hoa Hay-đơ, nơi có nhiều cây to, cột đèn cổ xưa để học. Vườn hoa Hay-đơ
(Hyde Park) là nơi mít tinh thị uy của nhân dân lao động ở Luân Đôn. Thật là một
cuộc "gặp gỡ" kì thú! Trước kia, Lê-nin và Cơ-rúp-skai-a cũng đã học tiếng Anh ở
vườn hoa này. Có lần, khi đến thăm một lớp học, Bác nói rằng học tiếng nước ngoài



phải kiên nhẫn, vượt khó, có lúc Bác phải ra vườn hoa Hay-đơ học vì "ở đấy lạnh
khơng buồn ngủ".
Quả là như vậy, một ngày làm đến 9, 10 tiếng vất vả, ăn mặc thiếu thốn, tiếng
Anh học đã khó lại thêm phương tiện, điều kiện chẳng có gì. Bác phải tự học, không
thầy, không bạn, không trường, không lớp. Do đó Bác phải tìm một chỗ học thuận lợi
hơn, giúp thêm cho nghị lực quyết tâm và điều kiện học của mình hơn. Đó là điều bình
thường thơi. Dĩ nhiên, "hàng tuần, vào ngày nghỉ" Bác vẫn đi học tiếng Anh với một
Giáo sư người ý.
ở Anh không lâu, thời gian học cũng ngắn, thế nhưng trình độ tiếng Anh của Bác
chẳng thua kém gì mấy so với tiếng Hán và tiếng Pháp là những thứ tiếng thành thạo
của Bác. Bác học tiếng Anh chủ yếu trong thời gian này. Trong tờ báo "Phong trào",
số tháng 10 năm 1969, Rơ-nê Đi-pét có viết rằng: trên đường đi tìm hiểu thế giới, ở
mỗi nơi tàu dừng lại. "Đối với anh Ba, đều là một trường đại học", ở đó anh đã trực
tiếp thu lượm được những hiểu biết về sự tàn bạo của bọn tư bản. Tuy vậy, Bác cảm
thấy cần phải mở rộng kiến thức của mình bằng sách vở.
ở Luân Đôn, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau để có tiền ăn học. Trong thời gian
chiến tranh, Bác đã để thì giờ để nghiên cứu lịch sử thế giới, học tiếng Anh và suy
nghĩ về tương lai của các dân tộc thuộc địa”.
Kết thúc câu chuyện giáo viên cho học sinh liên hệ để làm rõ Bác Hồ đã tự hoàn
thiện bản thân như thế nào?
+ Bác Hồ học tiếng Anh có phải là nhằm mục đích tự hồn thiện bản thân trong
cuộc sống hay khơng?
+ Bác đã kiên trì học tiếng Anh như thế nào ?
+ Qua câu chuyện trên mỗi chúng ta cần phải học tập ở Bác điều gì?
* Phương pháp động não:
Phương pháp động não thường được sử dụng trong dạy học tích hợp học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trước khi giới thiệu bài học mới, giới thiệu
một nội dung mới hoặc kết thúc một nội dung nào đấy.
- Mục tiêu của phương pháp:

Tạo cho học sinh tập trung suy nghĩ, từng bước rèn luyện khả năng tư duy độc
lập trong sự hướng dẫn của giáo viên, khi cần tìm hiều về một nội dung kiến thức.
Tạo cho học sinh làm quen với mơi trường học tập tích cực, không bị áp đặt các
luồng tư duy đồng thời phát huy khả năng làm việc sáng tạo.
- Cách thực hiện:
Giáo viên có thể tiến hành theo các bước sau:


Nêu câu hỏi hoặc vấn đề, trong đó có nhiều cách trả lời, cần được tìm hiểu trước
cả lớp hoặc trước nhóm.
Khích lệ học sinh phát biểu.
Liệt kê các ý kiến lên bảng hoặc giấy to.
Phân loại các ý kiến; làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ.
Tổng hợp ý kiến của học sinh và rút ra kết luận.
- Một số lưu ý:
Câu hỏi động não phải là câu hỏi tạo ra một số cách trả lời khác nhau.
Giáo viên hướng dẫn học sinh phát biểu ngắn gọn.
Không nên đánh giá, phê phán trong khi học sinh phát biểu.
- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài Công dân với cộng đồng ở lớp 10, giáo viên có thể sử dụng phương
pháp động não qua việc liên hệ về tấm gương nhân nghĩa của Bác Hồ.
Giáo viên cho học sinh đọc truyện: Bác Hồ tắm cho trẻ ở Việt Bắc :
“Hơn một năm xa Tổ quốc, trải qua ngót ba chục nhà tù của Tưởng Giới Thạch
gần khắp Quảng Tây, Bác Hồ trở về Pắc Bó cuối năm 1944.
Nhìn thấy việc giữ vệ sinh nước ăn và nơi ở chưa được dân ở đây chú ý, Bác bảo
chúng tôi cùng Bác bắt tay dọn dẹp. Một buổi sáng Bác bảo các cháu xếp hàng đi ra
phía khe nước.
Người tự tay cởi quần áo cho các cháu bé, lần lượt tắm rửa, kỳ cọ cho từng
cháu. Chúng vừa tắm, vừa đùa, bắn cả nước vào mặt Bác.
Trong số bọn trẻ được Bác tắm cho hơm đó có cháu Thân (con trai tơi) chốc đầu,

tóc dính bết. Tắm gội xong, Bác cịn làm thuốc dịt cho. Thuốc xót, thấy cháu kêu, Bác
Hồ dỗ dành ngọt ngào:
- Khơng sao, chỉ một lát là hết xót ngay thơi cháu ạ.
Rồi Bác nói với đám thanh niên chúng tơi đứng quanh đó:
- Các cơ, các chú, vợ chồng cịn trẻ phải giữ gìn quanh năm sạch sẽ cho con cái,
bệnh ghẻ lây nhanh lắm đấy, thật khổ cho cháu tôi.
Chúng tôi im lặng, cảm động. Trông thấy mấy cháu mặc quần áo bẩn và rách,
Bác không vui:
Các cháu này con cô chú nào đây. Lấy áo sạch thay cho trẻ, còn mang quần áo
bẩn đi giặt, chỗ nào rách thì khâu lại.
Bà cố tơi gần một trăm tuổi, nghe vậy xuýt xoa thán phục, nói:


- Ông già này là con người quý giá lắm đấy.
Rồi bà cố bảo bố tôi bưng một bát cháo có đánh trứng gà lại mời Bác Hồ. Bác tỏ
vẻ khơng bằng lịng:
- Các đồng chí làm cách mạng, tơi cũng làm cách mạng, tại sao tôi được ăn đặc
biệt hơn các đồng chí ?
Và Người đứng dậy bê bát cháo trứng gà mời cố tơi ăn và nói:
- Đây mới là người cần được đặc biệt bồi dưỡng. Bà đã sống gần trăm tuổi rồi,
khổ cực nhiều nhiều, cần ăn cho khoẻ để sống đến ngày đất nước độc lập, vui hưởng
thái bình.
Kết thúc câu truyện giáo viên tổ chức cho học sinh liên hệ về tấm gương của Bác
yêu thương, quan tâm đến con người :
1/ Lòng yêu thương con người của Bác được thể hiện như thế nào qua câu chuyện
trên?
2/ Những việc làm trong câu chuyện thể hiện đức tính gì của Bác?
Học sinh có thể trả lời về các biểu hiện khác nhau, mỗi em trả lời 1 hoặc 2 biểu
hiện. Giáo viên ghi tất cả các ý kiến lên bảng, trừ những ý kiến trùng lặp. Giáo viên
cũng có thể gợi ý để giúp các em suy nghĩ, nói đúng về một biểu hiện nào đó. Giáo

viên phân loại ý kiến, kết luận về các biểu hiện đúng. Cuối cùng, giáo viên khen ngợi
những ý kiến đúng, không chê bai những ý kiến chưa đúng mà cần động viên, khích lệ
để các em hăng hái tiếp tục tham gia vào các hoạt động tiếp theo.
* Phương pháp thảo luận nhóm
Phương pháp thảo luận nhóm có nhiều lợi thế sử dụng trong dạy học Giáo dục
cơng dân nói chung, trong dạy học tích hợp tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh nói
riêng, là phương pháp trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh học tập theo những
nhóm nhỏ nhằm giải quyết các vấn đề trong nội dung tích hợp; tạo điều kiện cho học
sinh được giao lưu, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau hợp tác để giải quyết những nhiệm vụ
chung của cả nhóm.
- Mục tiêu của phương pháp
Giúp học sinh có thể lĩnh hội được kiến thức nhanh hơn, chắc hơn.
Nhờ không khí thảo luận tập thể cởi mở nên cho học sinh sẽ mạnh dạn hơn.
Thông qua thảo luận tập thể, học sinh biết lắng nghe ý kiến của bạn, tạo cơ sở giúp cho
học sinh dễ hòa nhập vào tập thể nhóm, tạo cho các em niềm hứng thú trong học tập.
Thơng qua thảo luận nhóm, học sinh có điều kiện phát triển kĩ năng giao tiếp và
kĩ năng hợp tác.
- Cách thực hiện


Giáo viên nêu chủ đề thảo luận.
Chia nhóm, giao nhiệm vụ cho học sinh, quy định thời gian và phân cơng vị trí
của các nhóm.
Các nhóm thảo luận.
Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Các nhóm khác quan sát, lắng nghe và cho ý kiến.
Giáo viên tổng kết và nhận xét.
- Một số lưu ý:
Nhiệm vụ thảo luận của các nhóm có thể độc lập hoặc trùng nhau.
Cần quy định rõ thời gian thảo luận nhóm và thời gian trình bày kết quả thảo luận

của mỗi nhóm.
Trong khi các nhóm thảo luận, giáo viên cần đến từng nhóm để quan sát, lắng
nghe, gợi ý hoặc giúp đỡ khi cần thiết.
Ví dụ minh họa
Khi dạy bài 07: ''Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức''. Giáo
viên cho học sinh thảo luận theo nhóm câu hỏi sau:
+ Động lực nào thơi thúc Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước?
* Liên hệ và tự liên hệ thực tế
Liên hệ và tự liên hệ thực tế là phương pháp tích hợp tạo ra điều kiện để học sinh
hiểu được vì sao phải học nội dung này và cách vận dụng kiến thức bài học vào thực tế
cuộc sống.
- Mục tiêu:
Làm cho nội dung bào học gắn với thực tế đời sống xã hội, đáp ứng yêu cầu giáo
dục “học đi đôi với hành”.
Tạo điều kiện cho học sinh được bộc lộ thái độ, tình cảm, ý kiến và cách làm của
mình.
- Cách thực hiện:
Trong bài dạy có nội dung tích hợp ở mức độ liên hệ, giáo viên có thể yêu cầu học
sinh liên hệ về tấm gương kính già, yêu trẻ; tấm gương quý trọng thời gian, tấm gương
giữ chữ tín... của Bác Hồ.
Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự liên hệ với bản thân.


- Ví dụ minh họa:
Khi dạy bài 13 “Cơng dân với cộng đồng” ở lớp 10, giáo viên có thể yêu cầu học
sinh liên hệ về tấm lòng nhân nghĩa của Bác Hồ:
+ Bác yêu thương, quan tâm chăm sóc mọi người.
+ Bác vị tha, không cố chấp với người lầm lỗi khi biết hối cải.
* Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề
Đây là phương pháp giáo viên nêu ra một vấn đề hoặc tình huống có vấn đề để

học sinh suy nghĩ và từng bước giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Mục tiêu:
Làm cho học sinh tập trung, chú ý tìm hiểu nội dung bài học để giải quyết vấn đề.
Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong việc lĩnh hội tri thức.
- Cách thực hiện:
Giáo viên nêu vấn đề, vấn đề đó có thể yêu cầu học sinh giải quyết hoặc khơng
cần giải quyết.
- Ví dụ minh họa:
Ví dụ 1: Khi giảng dạy tiết 02 bài 07 giáo viên có thể liên hệ câu nói của Bác Hồ:
''Thực tiễn mà khơng có lí luận hướng dẫn là thực tiễn mù qng. Lí luận mà
khơng có liên hệ với thực tiễn là lí luận sng''.
Ví dụ 2: Khi giảng dạy bài 10: Quan niệm về đạo đức. Giáo viên có thể liên hệ
câu nói của Bác Hồ:
''Người có tài mà khơng có đức là người vơ dụng,
Người có đức mà khơng có tài thì làm việc gì cũng khó"
Sau đó giáo viên nêu vấn đề để học sinh giải quyết: Qua câu nói trên của Bác Hồ
em thấy đạo đức có vai trị quan trọng như thế nào đối với mỗi cá nhân?
3.5.2. Phương tiện thưc hiện
- Tùy theo điều kiện của từng trường, và trình độ cơng nghệ của bản thân, giáo
viên có thể kết hợp những phương tiện truyền thống và hiện đại như:
+ Giáo án, Sách giáo viên.
+ Tranh ảnh và các câu truyện có liên quan.
+ Giấy khổ lớn, bút dạ, phiếu học tập.
+ Máy chiếu, băng hình....


Chú ý: Việc lựa chọn phương tiện phải phù hợp với nội dung, mục tiêu và các
phương pháp giảng dạy đã lựa chọn cho tiết học, bài học..
3.6. Giáo án tham khảo
Trong khuôn khổ của đề tài tôi xin giới thiệu giáo án cụ thể của một tiết học tích

hợp nội dung tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
Tiết 13: Bài 7(tiết 02)
THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ
CỦA THỰC TIỄN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp học sinh nắm được:
1. Về kiến thức:
- Hiểu rõ thực tiễn có vai trị quyết định đối với nhận thức vì nó là cơ sở, là động
lực, là mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí.
- Hiểu được quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của thực tiễn với nhận thức.
2. Về kỹ năng:
- Nêu được ví dụ về vai trị của thực tiễn, giải thích được mọi sự hiểu biết của con
người đều bắt nguồn từ thực tiễn.
- Vận dụng được những kiến thức đã học vào đời sống xã hội phù hợp với khả
năng và lứa tuổi của bản thân.
3. Về thái độ:
- Ln coi trọng việc tìm hiểu cuộc sống, khắc phục tình trạng chỉ học lí thuyết
mà khơng gắn với thực hành. Có ý thức tham gia các hoạt động thực tiễn, luôn biết vận
dụng những điều đã học vào cuộc sống.
- Học tập tấm gương Hồ Chí Minh ở các phẩm chất:
+ Lòng yêu nước, trọn đời phấn đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người.
+ Tình u thương bao la của Bác thể hiện trong tư tưởng và mọi hành động.
II- KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CỦA TIẾT HỌC:
- Vai trị của thực tiễn đối với nhận thức.
- Tình yêu thương bao la của bác với con người.


III- PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC DẠY HỌC:
1. Phương pháp:

Kết hợp các phương pháp:
+ Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
+ Phương pháp nêu vấn đề, giải quyết tình huống.
+ Phương pháp thảo luận nhóm và liên hệ thực tế.
2. Hình thức tổ chức:
Học sinh học theo lớp kết hợp với làm việc theo nhóm và cá nhân.
IV- PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Giáo án, sách giáo khoa giáo dục cơng dân 10.
- Bản trình chiếu
- Hệ thống tài liệu tích hợp (các mẩu truyện kể về Bác Hồ).
- Phiếu học tập, giấy khổ lớn, bút dạ...
V- TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC TIẾT HỌC:
Bước 1: Ổn định tổ chức lớp (01 phút)
+ Kiểm tra sĩ số, vệ sinh.
Bước 2: Kiểm tra bài cũ (03 phút)
Giáo viên: Nêu câu hỏi.
Câu 1: Nhận thức là gì? Quá trình nhận thức của con người trải qua những giai
đoạn nào?
Câu 2: Thực tiễn là gì? Trong các hình thức hoạt động thực tiễn, hình thức nào là
quan trọng nhất? Tại sao?
Bước 3: Dạy bài mới:
Giáo viên vào bài: Bác Hồ của chúng ta đã từng nói: ''Thực tiễn khơng có lí luận
hướng dẫn là thực tiễn mù qng. Lí luận mà khơng có liên hệ với thực tiễn là lí
luận sng''. Để hiểu rõ lời dạy của Bác chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung tiếp
theo của bài 7: Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Giới thiệu bài mới.
- Giáo viên nhận xét qua kiểm tra bài cũ và dẫn dắt thiệu nội dung bài học, nêu
mục tiêu và yêu cầu cần tìm hiểu của giờ học.



Thời
gian

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung kiến thức Nội dung tích
cơ bản
hợp

Hoạt động 1: Giáo viên 3- Vai trị của thực
cho học sinh đọc tình tiễn đối với nhận
huống trong sách giáo khoa thức.
trang 40 và yêu cầu học trả
lời ý kiến cá nhân hai câu
hỏi trong sách giáo khoa:
1. Ý kiến của Clốt Béc-na
đúng hay sai?
2. Thực tiễn có những vai
trị gì đối với nhận thức?
- Học sinh trình bày ý kiến
cá nhân.
- Giáo viên nhận xét và dẫn
dắt học sinh vào bài.

a) Thực tiễn là cơ
sở của nhận thức:

Hoạt động 2: Thảo luận
lớp tìm hiểu vai trị của - Mọi nhận thức của
thực tiễn là cơ sở của nhận con người đều bắt

nguồn từ thực tiễn.
thức:
- Giáo viên yêu cầu học
sinh nhắc khái niệm nhận
thức trong tiết 01 của bài:
- Học sinh nhắc lại khái
niệm.
- Giáo viên yêu cầu học
sinh trả lời câu hỏi


Nguồn gốc của nhận thức
là từ đâu? Lấy ví dụ?
- Học sinh suy nghĩ và trình
bày ý kiến cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, giảng
giải và kết luận.
Mỗi người, mỗi thế hệ
khơng chỉ có nhận thức qua
thực tiễn và kinh nghiệm
đem lại mà còn tiếp thu
những tri thức của các thế
hệ trước, của người khác.
Tuy nhiên, mọi tri thức,
mọi hiểu biết của con người
xét đến cùng đều bắt nguồn
từ thực tiễn.
Ví dụ:
- Từ thực tiễn đo đạc ruộng
đất con người có tri thức

tốn học.
- Từ quan sát thời tiết con
người có tri thức về thiên
văn.
- Từ việc bơn ba tìm đường
cứu nước Bác Hồ nhận thấy
dù ở đâu người lao động
cũng bị bọn Thực dân áp
bức, bóc lột.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Trong quá trình nhận thức,
bằng cách nào con người
nắm bắt được bản chất của
sự vật, hiện tượng?
- Học sinh trình bày ý kiến
cá nhân.
- Nhờ có sự tiếp
- Giáo viên nhận xét, giảng xúc, tác động vào sự


giải và kết luận.

vật, hiện tượng mà
con người phát hiện
ra các thuộc tính,
hiểu được bản chất,
quy luật của các sự
vật, hiện tượng.

- Giáo viên nêu câu hỏi

chuyển ý:
Thực tiễn có vận động, và
biến đổi khơng? lấy ví dụ?
- Học sinh trình bày ý kiến
cá nhân.
- Giáo viên nhận xét, giảng
giải và kết luận chuyển ý:
Thực tiễn luôn luôn vận
động và biến đổi đặt ra yêu
cầu nhận thức của con
người cũng phải luôn vận
động cho phù hợp với thực
tiễn, các tri thức của con b) Thực tiễn là
người về sự vật hiện tượng động lực của nhận
cũng phải luôn luôn được thức.
sửa chữa, bổ sung.

Hoạt động 3: Sử dụng
phương pháp thảo luận
nhóm, kết hợp với hình ảnh
và truyện kể về Bác Hồ để
minh họa.
- Giáo viên chia lớp thành 4
nhóm và thảo luận câu hỏi
trên phiếu học tập số 01.
Thời gian thảo luận là 03
phút.
Câu hỏi: Tại sao nói thực



tiễn là động lực của nhận
thức? Thực tiễn cuộc sống
hiện nay đang đặt ra những
yêu cầu gì thúc đẩy em học
tập tốt hơn?

- Thực tiễn luôn vận
động, luôn đặt ra
những yêu cầu,
nhiệm vụ cho nhận
thức phát triển.

- Hoc sinh làm việc theo
nhóm dưới sự hướng dẫn
của giáo viên sau đó cử đại
diện trình bày kết quả thảo
luận.

- Thực tiễn cũng tạo
ra các tiền đề vật
chất cần thiết cho
nhận thức.

- Giáo viên nhận xét, giảng
giải, lấy ví dụ phân tích và
két luận.
- Giáo viên cho học sinh
đọc câu truyện kể về Bác
Hồ: ''Đường Bác Hồ đi
cứu nước''. Đồng thời giáo

viên cho học sinh theo dõi
các hình ảnh đi tìm đường
cứu nước của Bác.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
Động lực nào đã thơi thúc
Bác Hồ ra đi Tìm đường
cứu nước?
- Học sinh suy nghĩ và phát
biểu ý kiến cá nhân.
- Giáo viên nhận xét giảng
giải và rút ra kết luận tích
hợp.

- Giáo viên đặt câu hỏi
chuyển ý: Con người nhận
thức về các sự vật hiện
tượng nhằm để làm gì? Lấy

- Tình yêu tổ
quốc thiết tha
và tình u
thương nhân
dân lao động
của Bác Hồ
khơng
chỉ
được thể hiện
trong

tưởng,

ước
mơ mà còn
thể hiện qua
những
việc
làm cụ thể để
biến ước mơ
đó thành hiện
thực.


ví dụ?
- Học sinh trả lời ý kiên cá
nhân.
- Giáo viên nhận xét và kết
luận chuyển ý.
Hoạt động 4:
Thảo luận lớp, phân tích ví
dụ để làm rõ mục đích của c) Thực tiễn là mục
đích của nhận
nhận thức.
thức.
- Giáo viên nêu câu hỏi
thảo luận:
Vì sao nói thực tiễn là mục
đích của nhận thức? Cho ví
dụ?
- Học sinh cả lớp thảo luận
sau đó trình bày ý kiến cá
nhân.

- Giáo viên nhận xét, lấy ví - Mục đích cuối
dụ phân tích, giảng giải và cùng của nhận thức
là để vận dụng các
kết luận.
tri thức khoa học
vào thực tiễn nhằm
cải tạo hiện thực
khách quan, đáp
ứng nhu cầu vật
- Giáo viên cho học sinh chất, tinh thần của
xem một số hình ảnh về kết con người.
quả cụ thể của con đường
cứu nước của Bác Hồ đã
được vận dụng thành công
vào thực tiễn xã hội Việt
Nam và một số thành quả
của công cuộc đổi mới đất
nước.


- Giáo viên nêu câu hỏi
chuyển ý: Làm thế nào để
kiểm tra được tính đúng
đắn hay sai lầm của nhận
thức?
- Học sinh trả lời ý kiên cá
nhân.
- Giáo viên nhận xét và kết
luận chuyển ý.
Hoạt động 5:

Giáo viên sử dụng phương
pháp nêu và giải quyết vấn
đề để làm rõ nội dung kiến
thức:
- Giáo viên cho học sinh
đọc khái niệm chân lí trong
sách giáo khoa trang 44.
- Giáo viên giảng giải cho
học sinh hiểu rõ hơn về d) Thực tiễn là tiêu
chân lí.
chuẩn của chân lý.
- Giáo viên yêu cầu học
sinh đọc câu truyện về nhà
bác học Ga-li-lê rất coi
trọng thí nghiệm.
- Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Nhà bác học Ga-li-lê làm
thí nghiệm về hai hịn đá
nhằm mục đích gì? Kết quả
thí nghiệm như thế nào?
+ Qua bài học đó em rút ra
bài học gì cho bản thân về
vai trị của thực tiễn đối với
nhận thức?
- Học sinh trả lời các câu

- Bác Hồ đã


hỏi dưới sự hướng dẫn, gợi

ý của giáo viên.
- Giáo viên giải thích thêm
và kết luận.

- Giáo viên yêu cầu học
sinh tóm tắt các vai trị của
thực tiễn đối với nhận thức
nhận thức.

- Chỉ có đem những
tri thức thu nhận
được kiểm nghiệm
qua thực tiễn mới
- Giáo viên liên hệ với q khẳng định được
trình đi tìm đường cứu tính đúng đắn hay
nước của Bác Hồ luôn gắn sai lầm của nó.
liền và thống nhất với quan
điểm của chủ nghĩa MácLênin về vai trị của thực
tiễn với nhận thức.

vận
dụng
thành
cơng
chủ
nghĩa
Mác-Lênin
vào thực tiễn
cách
mạng

Việt Nam.
- Cả cuộc đời
Bác đã hi sinh
cho độc lập
của dân tộc,
cho sự tự do
và cuộc sống
hạnh phúc của
mỗi
người
dân.

- Giáo viên rút ra kết luận
tích hợp.

Bước 4: Củng cố và luyện tập:
- Giáo viên cho học sinh khái quát lại nội dung toàn bài, khắc sâu kiến thức trọng
tâm và yêu cầu học sinh rút ra bài học cho bản thân.
- Giáo viên trình chiếu một số hình ảnh về Bác Hồ và yêu cầu học sinh phát biểu
cảm nhận của mình về tình yêu thương bao la của bác với đất nước với nhân dân, qua
đó rút ra bài học gì cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác.
- Giáo viên nhận xét và kết luận: Với Bác Hồ ước mơ giải phóng dân tộc ln gắn
liền với ước mơ giải phóng con người. Tình yêu nước thiết tha đã hàm chứa tình yêu


thương con người, rộng hơn là tình yêu thương nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột,
bất cơng.
- Giáo viên nhấn mạnh: Mỗi chúng ta là thế hệ đi sau cần phải cố gắng phấn
đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức theo tấm gương của Bác Hồ về tình yêu
quê hương, đất nước và tình yêu thương con người nhằm đóng góp sức lực nhỏ bé

của mình cho việc biến ước mơ của Bác thành hiện thực.
Giáo viên phát phiếu học tập số 02 và hướng dẫn học sinh làm bài tập:
Bằng các kiến thức đã học, em hãy cho biết: Dựa vào cơ sở nào mà cha ông ta đúc
rút được kinh nghiệm thành câu tục ngữ:
a. Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.
b. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
c. Chớp đơng nhay nháy, gà gáy thì mưa.
Học sinh cả lớp làm bài tập theo hướng dẫn của giáo viên.
Bước 5: Nhận xét tiết học và dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học và yêu cầu học sinh về nhà học bài, làm bài tập
1,3,4,5 trong sách giáo khoa trang 44, hoàn thiện bài tập trong phần luyện tập vào vở.
Dặn dò học sinh chuẩn bị trước bài mới: Bài 9: Con người là chủ thể của lịch sử,
là mục tiêu phát triển của xã hội.
Tài liệu sử dụng trong bài dạy:
Đường Bác Hồ đi cứu nước :
“Bác học tại trường được ba tháng - Ba tháng, ngót một trăm ngày đó Bác đã
dành nhiều thì giờ để quan sát Sài Gịn. Cái gì đối với Bác cũng mới lạ, từ nhà cửa
đến đèn điện, máy nước, xe cộ, chiếu bóng . . . nhưng điều lạ hơn cả là trong bối cảnh
như vậy sao dân mình vẫn khổ sở và bị khinh rẻ. Phải làm gì để cứu dân, cứu nước ?
Trong một lần đến thăm cha, cụ Phó bảng nói với Bác : “ Tìm thăm cha là tốt, nhưng
cái cần hơn vẫn là tìm đường cứu dân tộc”... Suy nghĩ đúc kết những bước đi của các
vị tiền bối, Bác khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hồng Hoa Thám, Phan Chu
Trinh, Phan Bội Châu, Trần Quý Cáp và các cụ khác. Các cụ đã giúp thêm cho Bác
quyết tâm, ý chí và nghị lực. Nhưng Bác “khơng hồn tồn tán thành cách làm của
một người nào”. Bác phân tích :
“Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, Bác nhận
thấy điều đó là sai lầm, chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương.



×