Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

một số kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng cao hiệu quả của một tiết lý thuyết hình học lớp 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (135.45 KB, 10 trang )

SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 1-
Tên đề tài : “ Một số kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm nâng
cao hiệu quả của một tiết lý thuyết hình học lớp 8”.
PHẦN B- NỘI DUNG
Trong bản sáng kiến kinh nghiệm này gồm có:
1/ Đặt vấn đề.
2/ Những khó khăn.
3/ Những giải pháp khắc phục khó khăn.
4/ Kết quả đạt được.
5/ Kết luận.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ :
Xã hội càng phát triển thì người ta càng quan tâm và cũng đòi hỏi nhiều ở giáo
dục. Nghị quyết TW lần thứ VI về “tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo”.
Rõ ràng việc đi tìm những phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả đã trở thành
một trong những nhiệm vụ cấp bách của nhà trường nói chung, giáo viên toán nói
riêng.
Để phù hợp với yêu cầu trên ngoài thay đổi về SGK thì người giáo viên cũng
luôn điều chỉnh đổi mới và học hỏi kiến thức, phương pháp dạy học sao cho mỗi tiết
học để học sinh hiểu bài và vận dụng vào quá trình làm bài tập.
Thực tế qua quá trình giảng dạy của bản thân và dự các tiết dạy của đồng
nghiệp tôi vừa học hỏi vừa rút kinh nghiệm và đã có một số phương pháp dạy học
để đạt những yêu cầu trên.
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 2-
Từ đó dẫn đến tôi chọn đề tài là: “Một số kinh nghiệm trong giảng dạy nhằm
nâng cao hiệu quả của một tiết lý thuyết hình học lớp 8”.
II. NHỮNG KHÓ KHĂN :
Do môn toán là môn học công cụ, được sử dụng rộng rãi trong việc học tập các
môn học khác và trong đời sống. Học toán không phải chỉ để lĩnh hội một số tri
thức mà điều quan trọng hơn là phải biết vận dụng những tri thức đã học, rèn luyện
kỹ năng, kỹ xảo đặc biệt là những phương thức tư duy cần thiết. Nên đối tượng khó
hiểu, học sinh không dễ dàng nắm kiến thức sau khi học. Trong khi đó:


+ Đa số học sinh không chuẩn bị bài ở nhà.
+ Học sinh có thói quen học thuộc lòng các định nghĩa, định lý chưa phiên dịch
từ ngôn ngữ thông thường sang các ngôn ngữ có tính chất trực quan của toán học
như ngôn ngữ vẽ hình, ngôn ngữ kí hiệu.
+ Đặc biệt học sinh chưa có cách vận dụng một định lí đã học và một dạng bài
tập nào?
+ Ngoài ra học sinh chưa co ý thức tích cực trong thảo luận nhóm
III. NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN :
- Các tri thức, kĩ năng toán học được sắp xếp theo một hệ thống chặt chẽ về
mặt lôgic.Nếu học sinh mất kiến thức cơ bản ở lớp dưới thì rất khó hoặc thậm chí
khó tiếp thu bài mới. Vì vậy việc củng cố phải diễn ra thường xuyên trong quá trình
dạy học phải đảm bảo lấp kính các lỗ hỏng làm cho học sinh nắm vững từng móc
xích của hệ thống tri thức, kĩ năng móc xích này làm tiền đề cho móc xích kia. Do
vậy giáo viên cần có những biện pháp sau:
; ; ;
AB MN BC NP BC NP AB MN
BC NP BD NQ CD PQ CD PQ
= = = =
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 3-
- Phương pháp dạy định nghĩa, định lí phù hợp với từng đối tượng học sinh sao
cho hiểu, nhớ lâu và vận dụng đúng.
- Câu hỏi đặt ra phải gây hứng thú, đam mê học toán của học sinh.
- Phương pháp thảo luận nhóm phải đạt hiệu quả.
Ngoài ra giáo viên cần phải nắm được tâm lí của học sinh. Cụ thể từng biện pháp là:
1. Phương pháp dạy định lí:
Trong dạy học định lí ta cần giúp học sinh củng cố kiến thức bằng cách cho
học sinh tập luyện những hoạt động như:
- Nhận dạng và thể hiện định lí.
- Hoạt động ngôn ngữ.
- Khái quát hóa, đặc biệt hóa, hệ thống hóa định lí,…

+ Nhận dạng là xem xét một tình huống cho trước có ăn khớp với một định lí
nào đó hay không.Thể hiện là tạo ra một tình huống phù hợp với định lí cho trước.
Ví dụ: Cho hình vẽ bên, có AM // BN // CP //DQ. Với giả thuyết đó, ta có thể
suy ra những đẳng thức đúng nào trong các đẳng thức sau:


A M

B N

C P
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 4-
D Q
+ Hoạt động ngôn ngữ: Về mặt ngôn ngữ lôgic, cần chú trọng phân tích cấu
trúc lôgic củng như phân tích nội dung định lí nhằm phát triển năng lực diễn đạt độc
lập những ý nghĩ của mình.
Ví dụ: “Một đường thẳng a không nằm trên mặt phẳng ( P ) và song song với
đường thẳng b nằm trong mặt phẳng (P) thì đường thẳng a song song với mặt
phẳng (P)”, (hình học 8- tập II).
Học sinh có thể tập phát biểu theo những cách khác nhau:
Cách 1: Một đường thẳng song song với một mặt phẳng khi nó song song với
một đường thẳng nào đó trong mặt phẳng này.
Cách 2: Điều kiện đủ để một đường thẳng song song với một mặt phẳng là nó
song song với một đường thẳng naò đó trong mặt phẳng ấy.
Cách 3: Nếu trong một mặt phẳng nó chứa một đường thẳng song song với một
đường thẳng khác thì mặt phẳng này song song với đường thẳng ấy.
2. Nâng cao chất lượng các câu hỏi trong phương pháp vấn đáp như
thế nào?.
- Xét chất lượng câu hỏi về mặt yêu cầu năng lực nhận thức, người ta phân biệt
hai loại chính:

- Loại câu hỏi có yêu cầu thấp, đòi hỏi tái hiện các kiến thức sự kiện, nhớ lại
và trình bày một cách có chọn lọc, có hệ thống.
Ví dụ: Khi nào tam giác A’B’C’ đồng dạng với tam giác ABC.
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 5-
Hay từ định nghĩa tam giác đồng dạng ta có những điều gì.
- Loại câu hỏi có yêu cầu cao, đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích, tổng hợp, khái
quát hóa, vận dụng kiến thức.
Ví dụ: Theo định lí về hai tam giác đồng dạng để tam giác AMN đồng dạng với tam
giác ABC theo tỉ số k =
1
2
, ta xác định điểm M,N như thế nào?.
Dạy theo phương pháp tích cực thì giáo viên cần chú trọng tăng cường loại câu
hỏi thứ hai, song cũng không nên xem nhẹ loại câu hỏi thứ nhất.
Cần tránh khuynh hướng hình thức, đặt câu ở chổ dễ hỏi chứ không phải là
những chổ cần hỏi. Mỗi học sinh cần có một câu hỏi then chốt, nhằm vào những
mục đích nhận thức xác định, trên cơ sở đó khi lên lớp sẽ phát triển thêm những câu
hỏi phụ tùy theo diển biến của tiết học.
3. Cách dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ:
Lớp học được chia thành những nhóm từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu
của vấn đề học tập, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hoặc có chủ định, ổn định
trong cả tiết học hoặc thay đổi trong từng phần của tiết học, các nhóm được giao
cùng một nhiệm vụ khác nhau.
Nhóm bầu ra nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi
nhóm viên hoàn thành một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải
làm việc tích cực, không ỷ lại vào một vài người có hiểu biết và năng động hơn, các
thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiểu vấn đề trong không khí thi đua với
các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả chung của
cả nhóm. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 6-

một đại diện, hoặc có thể phân công mỗi nhóm viên trình bày một phần nếu nhiệm
vụ học tập là khá phức tạp.
Cấu tạo của một tiết học (hoặc một buổi làm việc) theo nhóm có thể như sau:
Trong chương III: Bài 4- Khái niệm hai tam giác đồng dạng.
Phần 1 (sgk-trang 69) được thảo luận như sau:
a.1 Làm việc chung cả lớp:
a.1.1 Xác định nhiệm vụ nhận thức: sẽ trả lời 2 câu hỏi:
1- Nhìn vào hình vẽ hãy viết các cặp góc bằng nhau.
2- Tính các số:
' ' ' '
' '
; ;
B C C A
A B
AB BC CA
, rồi so sánh các tỉ số đó.
a.1.2 Chia nhóm: chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 6 học sinh trong đó có
học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu, kém xen kẽ nhau.
a.1.3 Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm: Mỗi nhóm sẽ thảo luận, dùng bút
to, ghi lại các ý kiến trong nhóm lên tờ giấy lớn.
Giáo viên gợi ý thêm. Ví dụ, về nội dung 1: Nhìn vào hai hình xem các góc
nào kí hiệu giống nhau thì bằng nhau.
Về nội dung 2: Trên hình vẽ đã cho độ dài các cạnh như thế nào? Từ đó lập
tỉ số giữa các cạnh theo yêu cầu song phải rút gọn tỉ số giữa các cạnh rồi xem xét
kết quả của các tỉ số như thế nào? Để đưa ra kết luận để so sánh.
' ' ' '
' '
1
2
B C C A

A B
AB BC CA
= = =
b.2 Làm việc theo nhóm:
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 7-
- Phân công trong nhóm để thực hiện nhiệm vụ theo các gợi ý trên. Trao đổi để
hoàn chỉnh công việc.
- Thể hiện kết quả trên giấy lớn cử đại diện trình bày.
c.3 Thảo luạân, tổng kết.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp. Cử mỗi nhóm trình bày xong thì dừng
lại để các bạn trong lớp nêu câu hỏi.
- Học sinh thảo luận, giáo viên uốn nắn lúc cần bổ sung một tư liệu, số liệu đã
chuẩn bị để làm bài học thêm sâu sắc.
Cuối cùng giáo viên tổng kết về hai nội dung nêu ra trong bài, từ đó đi đến
định nghĩa của hai tam giác đồng dạng.
Tuy nhiên phương pháp này bị hạn chế bởi không gian chật hẹp của lớp học,
bởi thời gian hạn định của tiết học cho nên giáo viên phải biết tổ chức hợp lý và học
sinh đã khá quen thuộc với phương pháp này thì mới có kết quả.
Ở trường THCS mỗi tiết học chỉ nên từ 1 đến 3 hoạt động nhóm, mỗi hoạt
động khoảng 5 đến 10 phút. Cần nhớ rằng trong hoạt động của phương pháp này là
rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động.
Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức
hoạt động nhóm là dấu hiệu chủ yếu của đổi mới phương pháp dạy học, nghĩ rằng
càng cho học sinh hoạt động nhóm nhiều thì càng đổi mới phương pháp dạy học.
4/ Giáo viên cần thấy và hiểu được tâm lý của học sinh như:
- Giáo viên nên trao đổi để tìm hiểu về vấn đề học tập của từng học sinh với
giáo viên đã dạy qua năm trước đó, đồng thời đầu năm học nên kiểm tra chất lượng
để đánh giá từng học sinh chính xác hơn.
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 8-
Bên cạnh đó giáo viên cần hiểu được tâm lý của học sinh như:

- Học sinh khao khát tự nguyện thamgia trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ
sung các câu trả lời của bạn, thích được phát biểu ý kiến của mình về vấn đề nêu ra.
- Học sinh hay nêu thắc mắc, đòi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề giáo viên
trình bày chưa đủ rõ.
- Hay nhất là tổ chức những tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả
thiết, tranh luận những ý kiến trái ngược.
- Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của
học sinh. Một nội dung quá dể hoặc quá khó đều không gây được hứng thú. Cần
biết dẩn dắt để học sinh luôn luôn tìm thấy cái mới, có thể tự lực giành lấy kiến thức
mới, cảm thấy mình mỗi ngày một trưởng thành.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Tôi đã vận dụng phương pháp nêu trên trong một năm vừa qua có kết quả
như sau:
Qua kiểm tra khảo sát có 98% học sinh thích học, đam mê môn toán.
Kết quả khảo sát đầu năm học 2007-2008 ( lớp 8 ):
+ Giỏi : 3,2%.
+ Khá : 15%
+ Trung bình : 40%
+ Yếu : 26,8%.
+ Kém : 15%.
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  - 9-
Bằng việc áp dụng triệt để các biện pháp nêu trên tôi nhận thấy học sinh đả
có những chuyển biến khá tốt. những chuyển biến đó thể hiện tập trung qua kết quả
các bài kiểm tra 1 tiết ,so với kết quả khảo sát kết quả cuối năm học như sau:
+ Giỏi : 12,8%
+ Khá : 22,5%
+ Trung bình : 62%
+ Yếu : 2,7%.
V. KẾT LUẬN:
- Từ những vấn đề trên ta thấy giáo viên cần truyền đạt cho học sinh học xong

một định lý, phải biết được ứng dụng của định lý vào bài tập.
- Đồng thời phải nâng cao chất lượng các câu hỏi trong tiết học và đề kiểm tra,
giảm số câu hỏi, tái hiện sự kiện, tăng tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy tích cực sáng
tạo, chú trọng nhận xét sửa chữa các câu trả lời của học sinh.
- Trong hoạt động nhóm nên chia từ 4 đến 6 người. Hoạt động trong tập thể
nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động
xã hội. Hiệu quả học tập sẽ tăng lên, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay
cấn, lúc xuất hiện thực sự nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân đẻ hoàn thành công
việc. Trong hoạt động theo nhóm, tích cực năng lực của mỗi cá nhân được bộc lộ,
được uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tương trợ, ý thức
cộng đồng.
- Cần biết những kến thức và kỹ năng cần thiết đã có sẳn ở học sinh tới mức độ
nào. Điều này có thể hiện thực nhờ quá trình theo dõi từ trước hoặc bằng phương
pháp kiểm tra.
SAÙNG KIEÁN KINH NGHIEÄM  -
10-
- Bên cạnh đó phải đến những đặc điểm về tâm lý lứa tuổi khi áp dụng các
phương pháp dạy học mang tính tích cực.
- Học sinh phải nắm và thuộc lý thuyết theo 2 mặt là” nhớ ý nghĩa và nhớ máy
móc. Nếu chỉ nhớ máy móc thì kiến thức sẽ hình thành và khi đột nhiên quên di
toàn bộ hay một chi tiết kiến thức thì không có cách gì khôi phục lại được. Nhưng
nếu chỉ nhớ ý nghĩa thì kiến thức không thường trực trong óc, khi cần thiết lại phải
mất thời gian tái tạo lại nó dẫn đến vận dụng chậm, không thành.
Chương trình nhiên cứu đề tài trên, tôi đã trình bày và đưa ra một số phương
pháp về cách dạy tốt một tiết lý thuyết hình học lớp 8, sao cho đạt hiệu quả cao.
Tuy đã cố gắng nhiều cho đề tài, tôi nghĩ rằng không thể không còn những
thiếu sót.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, các bạn đồng
nghiệp, để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn

×