Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm ngăn chặn bạo lực học đường trong trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (204.24 KB, 26 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
" KINH NGHIỆM NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG"


PHẦN I: Lý lịch.
- Họ và tên tác giả: Nguyễn Văn Luân
- Chức vụ: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hiệu trưởng
- Đơn vị công tác: Trường THPT Lê Quý Đôn
- Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:
KINH NGHIỆM NGĂN CHẶN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
PHẦN II: Nội dung Sáng kiến Kinh nghiệm
A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong nhiều năm gần đây, bạo lực học đường đã trở thành vấn đề xã hội bức xúc của
nhiều nước trên thế giới. Nghiêm trọng là các vụ bạo lực học đường có sử dụng vũ khí.
Bạo lực học đường không phải là hiện tượng mới, nhưng hiện nay ngày càng bộc lộ tính
nguy hiểm và nghiêm trọng. Ở Việt Nam, bạo lực học đường trở thành mối lo của phụ
huynh học sinh, của ngành giáo dục - đào tạo và toàn xã hội. Bạo lực học đường không
chỉ diễn ra ở thành thị, mà còn diễn ra ở nông thôn và kể cả vùng sâu, vùng xa. Nó không
chỉ có nam sinh tham gia, mà còn có cả nữ sinh tham gia. Bạo lực học đường không chi
gây ra những tác động xấu đến mối quan hệ giữa trò với trò, thầy, cô giáo với trò, mà còn
gây hại trực tiếp đến sức khoẻ, tính mạng, tinh thần, thái độ học tập của học sinh, sự
giảng dạy của thầy, cô giáo và các hoạt động giáo dục của nhà trường. Bạo lực học
đường hầu như đã xảy ra ở các cấp học, bậc học, nhưng nhiều nhất ở cấp THCS và
THPT. Là một cán bộ quản lý tại một trường THPT ngoài công lập, tôi nêu ra một vài
kinh nghiệm trong công tác quản lý, chỉ đạo, giáo dục học sinh để ngăn chặn, không để
bạo lực học đường xảy ra tại đơn vị tôi hiện nay.
B. NỘI DUNG:
1. Lý do chọn đề tài:
Thời gian gần đây chúng ta đã nghe và đọc rất nhiều đến cụm từ “Bạo lực học đường”;


sách báo đã dành rất nhiều trang để nói về điều này. “Bạo lực học đường”: đó là những
hành vi xâm phạm có chủ ý, có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong
phạm vi nhà trường. Nếu nhìn từ góc độ lấy học sinh làm trung tâm, thì bạo lực học
đường là sự xâm hại của học sinh đối với học sinh, sự xâm hại của học sinh đối với người
bên ngoài nhà trường và ngược lại, là sự xâm hại của giáo viên đối với học sinh và ngược
lại… Bạo lực ấy xâm phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự của người bị hại, hoặc xâm phạm
đến tính mạng và nhân phẩm của người bị hại. Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi
nhà trường mà nhiều khi xảy ra bên ngoài nhà trường. Ở đây tôi chọn đề tài Kinh


nghiệm ngăn chặn bạo lực học đường của học sinh trường trung học phổ thông Lê Quý
Đôn, nhằm giải quyết và ngăn chặn tình trạng bạo lực trong nhà trường mà tôi quản lý
nói riêng và góp tiếng nói trong việc ngăn chặn bạo lực học đường trong các nhà trường
nói chung.
2. Mục tiêu của đề tài:
Đứng trước những bức xúc của xã hội về bạo lực học đường ngày càng diễn ra
phức tạp và nguy hiểm. Nếu chúng ta không có biện pháp ngăn chặn thì các mâu thuẫn sẽ
đẩy đến chỗ gay gắt hơn. Ở đây tôi đưa ra một vài biện pháp để giải quyết và ngăn chặn
những mâu thuẫn tiềm ẩn trong các em học sinh nhằm xử lý, hòa giải những mâu thuẫn
đó một cách triệt để. Với những cách làm này, sẽ ngăn chặn, răn đe các em còn lại và
đồng thời xóa hết những mâu thuẫn mà các em đó gây ra, nhằm Ngăn chặn bạo lực học
đường
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài:
- Đề tài tập trung nghiên cứu để giải quyết những mâu thuẫn của học sinh Trường
trung học phổ thông Lê Quý Đôn, huyện Ân Thi, nhằm ngăn chặn hành vi bạo lực trong
nhà trường.
- Đối tượng nghiên cứu là học sinh ở bậc trung học phổ thông.
4. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài:
- Khái niệm về bạo lực học đường : Theo Từ điển Tiếng Việt, bạo lực là dùng
sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp. Vậy bạo lực học đường là gì? Trong nhiều bài viết của

các tác giả về bạo lực học đường đăng trên các báo, và tạp chí gần đây, khi bàn về khái
niệm bạo lực học đường đều đề cập đến có các yếu tố như xâm hại, người gây hại, người
bị hại, môi trường học đường, môi trường giáo dục, …là các yếu tố quan trọng hình thành
khái niệm. Một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu bạo lực học đường là những hành vi
xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản tinh thần, uy tín, danh dự của người bị hại trong
môi trường học đường. Có 3 mức độ tiếp cận khái niệm bạo lực học đường, bao gồm:
+ Theo nghĩa hẹp: là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh trong cùng
một trường diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà trường.
+ Theo nghĩa rộng: là những hành vi xâm hại giữa học sinh với học sinh hoặc giữa
học sinh với giáo viên, hoặc giữa giáo viên với giáo viên diễn ra bên trong hay bên ngoài
khuôn viên nhà trường.
+ Theo nghĩa lấy học sinh làm trung tâm: là những hành vi xâm hại mà chủ thể gây
ra là học sinh, người bị hại là bất kỳ ai diễn ra bên trong hay bên ngoài khuôn viên nhà


trường. Đây là cách tiếp cận được nhiều người quan tâm vì ý nghĩa lý luận và thực tiễn
của nó trong công tác giáo dục.
Mỗi cách tiếp cận sẽ có cách nhận diện và đưa ra các nguyên nhân, giải pháp ngăn
ngừa tương đối khác nhau về bạo lực học đường. Các cách tiếp cận như trên cũng giúp
chúng ta phân biệt đâu là bạo lực học đường, đâu không phải là bạo lực học đường . Cần
phân biệt bạo lực học đường với bạo lực xã hội, đạo đức xã hội.
- Nhận diện bạo lực học đường: Bạo lực học đường cũng là hành vi lệch chuẩn
nhưng thiên về sử dụng bạo lực.
+ Phân loại hành vi bạo lực học đường:
Hành vi bạo lực học đường thụ động là hành vi sai lệch do nhận thức sai hoặc
nhận thức không đầy đủ, chuẩn mực (nội quy, quy tắc). đây là hành vi không đáng ngại.
Hành vi bạo lực học đường chủ động là hành vi mà cá nhân biết rõ chuẩn mực
nhưng vẫn cố ý làm sai, đây là hành vi đáng ngại, nguy hiểm.
+ Nhận diện hành vi bạo lực học đường:
Hành vi bạo lực học đường sử dụng cơ bắp hoặc hung khí ở các mức độ khác

nhau là hành vi đánh đập, hành hung để cưỡng bức, trấn lột người bị hại. làm tổn thương
tinh thần, sức khoẻ, tính mạng người bị hại.
Hành vi đe doạ, khủng bố là hành vi nhằm gây bất an cho người bị hại; nói xấu, sỉ
nhục, bêu rếu làm mất uy tín, mất danh dự người bị hại.
Các hành vi trên có thể do người gây hại thực hiện, hoặc tổ chức thành băng
nhóm để thực hiện.
- Dấu hiệu bạo lực học đường:
Bạo lực học đường thường trải qua 3 giai đoạn là trước, trong và sau hành vi bạo
lực, đều để lại dấu vết hoặc dấu hiệu báo trước bằng các biểu hiện, chứng cứ nhận biết
được gồm:
+ Dấu hiệu tiền bạo lực gồm có dấu hiệu xa và cận bạo lực: Dấu hiệu xa như học
sinh học kém, lêu lổng, chán học, bất cần đời. Dấu hiệu gần (cận bạo lực) như gây gổ,
hăm doạ, kết băng nhóm, mang theo hung khí trong người.
+ Dấu hiệu thực hiện hành vi bạo lực là các dấu vết bạo lực để lại sau hành vi bạo
lực nói lên mức độ độc ác, nương tay hay chỉ là dằn mặt, cảnh cáo người bị xâm hại.
Ngoài ra các dấu hiệu còn cho biết kẻ gây hại là nhẫn tâm, vô tình hay cố ý với người bị
hại.


+ Dấu hiệu hậu bạo lực: Chủ yếu là hành vi, thái độ của kẻ gây hại sau sau khi bị
xử lý , đó là thái độ đối với hậu quả xảy ra như ăn năn, hối hận hay hả hê, thoả mãn của
người gây hại.
Đối với công tác giáo dục cần xem các dấu hiệu trong một vụ bạo lực học đường,
nhưng các dấu hiệu tiền bạo lực là vấn đề có ý nghĩa nhất vì nó là chỉ báo để nhà trường
tiến hành định hướng cách giải quyết thoả đáng, can thiệp, ngăn chặn bạo lực học đường
xảy ra hiệu quả, kịp thời.Dấu hiệu sau bạo lực cũng cần được xem xét để giáo dục, cảm
hoá người gây hại, ngăn chặn hành vi tiếp diễn. Các em chịu ảnh hưởng rất nhiều những
thông tin bạo lực từ bên ngoài như phim ảnh, internet, game,… dần dần nhiễm các tư
tưởng bạo lực, thích thể hiện, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Do đó, có những lý do:
- Vì sao chúng ta phải quan tâm giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi:

Trong tập thể nhà trường luôn tồn tại những học sinh dễ giáo dục và những học
sinh khó giáo dục, hay có những hành vi không mong đợi. Những học sinh khó giáo dục
là những em thường có những thái độ, hành vi không phù hợp với giá trị, nội quy, truyền
thống của tập thể, không thực hiện tròn bổn phận và trách nhiệm của người học sinh,
hoặc thiếu văn hóa, thiếu đạo đức trong quan hệ ứng xử với mọi người mặc dù đã được
nhà trường, gia đình quan tâm chỉ dẫn, giáo dục… Nếu hành vi không mong đợi của các
em lặp lại thường xuyên và trở thành hệ thống thì trong thực tiễn nhà trường hiện nay
được gọi là học sinh cá biệt. Những học sinh này được giáo viên coi là khó dạy, thậm chí
hư hỏng.
- Trách nhiệm của giáo dục nói chung và giáo viên nói riêng, về lý thuyết, không
được để còn những học sinh có hành vi chưa phù hợp với giá trị, chuẩn mực xã hội và
những qui định chung của nhà trường, lớp học, cộng đồng. Bởi giáo dục có sứ mạng là
hình thành và phát triển nhân cách vừa có cá tính (mang bản sắc riêng của mình) nhưng
phải biết sống hài hòa với các giá trị chung của loài người, dân tộc và cộng đồng để có
cuộc sống hạnh phúc. Nếu trong lớp tồn tại những học sinh cá biệt, luôn có những hành
vi tiêu cực, không phù hợp thì sẽ ảnh hưởng đến tập thể, những thành viên khác. Trong
thực tế nhiều giáo viên chủ nhiệm cảm thấy rất bị áp lực, có khi bất lực khi trong lớp có
những học sinh được gọi là cá biệt. Bởi vì giáo viên chủ nhiệm không chỉ gặp khó khăn
trong ứng phó với chính học sinh đó, mà đôi khi còn gây ảnh hưởng đến học sinh khác,
đến tập thể lớp. Biểu hiện phổ biến của học sinh được coi là cá biệt có thể như sau:
+ Có những thay đổi khác lạ trong thái độ, cách cư xử: trở nên lãnh đạm, không
chan hòa, không muốn hòa đồng, cáu kỉnh, xúc phạm người khác, thậm chí gây gổ dẫn
đến đánh nhau.


+ Không quan tâm, hứng thú với trường học và việc học, học sa sút, thậm chí là bỏ
học.
+ Thiếu tự tin vào bản thân. Không tin cậy người khác.
+ Thường xuyên vi phạm nội qui của lớp, trường.
+ Cố thu hút sự chú ý của người khác bằng những hành vi như phá phách, vô lễ,

ăn cắp, nói dối…
+ Hay đánh đập bạn, hay ồn trong giờ học, bỏ học trốn học để đi chơi.
+ Thậm chí có những em rơi vào con đường nghiện ngập ma túy và các tệ nạn xã
hội khác…
Tóm lại học sinh cá biệt là những học sinh có sự bất thường về tính cách, không có
động cơ học tập, tâm lý không ổn định.
Trong số những học sinh được coi là cá biệt, đôi khi có những em có tiềm năng về
cá tính, do giáo viên không hiểu được, không có cách tiếp cận và tác động phù hợp hoặc
không được sự giúp đỡ kịp thời, đúng cách… mà dẫn đến sự biểu hiện những hành vi
không phù hợp của học sinh. Vì vậy, đối với học sinh cá biệt, giáo viên chủ nhiệm thực
sự cần là kỹ sư tâm hồn, có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và
ngoài nhà trường, mà trước hết là với tập thể lớp giúp những em này điều chỉnh, thay đổi
niềm tin, thái độ, hành vi của mình để các em có tương lai tốt đẹp hơn.
- Tìm hiểu các căn nguyên của hành vi không mong đợi:
Để hiểu được nội dung và biện pháp giáo dục học sinh cá biệt cần tìm hiểu nguyên
nhân của hiện tượng này.
+. Nguyên nhân do yếu tố sinh học:
Một số em sinh ra đã có vấn đề, bản thân tính hay gây gổ, hung hăng… do tình
trạng cha mẹ yếu về thể chất, tinh thần, học sinh kém dinh dưỡng…
+ Nguyên nhân do yếu tố tâm lý – xã hội:
Các chuyên gia tâm lí và những người nghiên cứu về hành vi của học sinh ở trường
học kết luận rằng những vấn đề thái độ và cách cư xử bất thường của các em phần lớn bắt
nguồn từ những vấn đề thực tế mà các em phải đối mặt trong cuộc sống. Đó là những vấn
đề có liên quan đến môi trường, hoàn cảnh sống của các em. Có thể các em gặp các vấn
đề trong gia đình, hoặc trong quan hệ với bạn bè, thầy cô, hoặc những trở ngại khác…
nên luôn gây khó chịu trong các mối quan hệ khiến mọi người không bằng lòng. Do đó
mọi người lại đối xử khắt khe, không thông cảm. Chính sự khắt khe, thiếu quan tâm, bỏ
mặc, không lắng nghe, thiếu thông cảm và tha thứ của mọi người lại càng làm cho các em



thấy cô đơn, dẫn đến sa sút trong học tập, buông thả trong lối sống. Trong số những học
sinh có những hành vi không mong đợi , thậm chí trở thành học sinh cá biệt. Có cả những
học sinh tiềm năng nhưng vì nguyên nhân nào đó cảm thấy chán nản về năng lực của
mình, mất dần hứng thú, động cơ học tập, hoạt động. Học sinh đó tin rằng mình không
thể “khá” lên được, đánh giá thấp về bản thân mình, không vượt qua được khó khăn, dễ
bỏ giữa chừng, kém tự tin. Các nhà nghiên cứu về giáo dục đó kết luận rằng “tất cả
những học sinh “hư” hay có hành vi không phù hợp đều là những học sinh chán nản”.
Khi chán nản, học sinh không còn hứng thú hoạt động và động cơ hoạt động nữa. Chán
nản là nguyên nhân của hầu hết những thất bại học đường, đặc biệt với những học sinh
mới lớn. Một số em cho rằng mình không đáp ứng được mong mỏi của thầy cô, cha mẹ.
Cảm giác, tâm trạng chán nản của học sinh nảy sinh còn do những nhu cầu cơ bản như:
an toàn, yêu thương, tôn trọng… không được đáp ứng, hoặc gặp những vấn đề trong tình
cảm, học sinh sẽ buồn rầu, có cảm xúc
tiêu cực, cảm thấy bất hạnh, có thể không kiềm chế được bản thân.
- Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh:
Cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Có rất nhiều lí do được
đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho
cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu
nhiên. Cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học
sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả.
Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh thường tồn tại dưới các dạng sau:
+ Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của
học sinh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ,
thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, học sinh thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều
hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ học sinh nào. Nếu không
thu hút được sự chú ý thông qua việc được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm
lành mạnh thì học sinh sẽ làm bằng cách tiêu cực khác.
+. Thể hiện quyền lực: Học sinh liên tục cố gắng khám phá xem mình “mạnh” đến
mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” có thể để ra oai với bạn
bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh… “Mình chỉ cảm thấy quan trọng

nếu là người điều khiển và có những gì mình muốn” là suy nghĩ sai lệch của học sinh.
Hoặc là một số học sinh chỉ cảm thấy quan trọng khi chúng thách thức quyền lực của
người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo lời cha mẹ, thầy cô.
+ Trả đũa: Học sinh cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và không được yêu
quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt, mình phải đáp trả”. Học sinh


làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước
đó học sinh cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không công bằng. Do đó để tránh học sinh
có thái độ và hành vi với mục đích là trả đũa nhà trường, cha mẹ …Cần rất thận trọng
trong ứng xử với các em, sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này.
+ Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là
hành vi rút lui, né tránh thất bại của học sinh vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong
mỏi của thầy cô. Trong trường hợp này, học sinh sẽ thiếu tự giác, không muốn thực hiện
các nhiệm vụ, bổn phận của người học sinh, có thể có biểu hiện của sự tự ti trước những
yêu cầu chung của lớp.
- Những dạng suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến học sinh có hành vi không
mong đợi trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc, hiện tượng hay
những việc cần làm. Suy nghĩ trắng – đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối
hoặc trắng hoặc đen. Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật hiện tượng như một khuôn mẫu
luôn như vậy.
- Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực.
- Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đó đạt được là không đáng kể.
- Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mình một cách
tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng.
- Phóng đại hoặc đánh giá thấp: Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấp
tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng.
- Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc.
- Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: phê phán bản thân hay người khác, cho
rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thế kia.

- Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân. Đáng lẽ nghĩ
“mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”.
- Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì mà bản
thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.
- Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi:
Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi: Các bước xử lý,
ngăn chặn hành vi bạo lực học đường


Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để cho các em
có thể tự thấy cần phải thay đổi… cho phép Tôi đề xuất nội dung cốt lõi cần giáo dục các
em bao gồm:
* Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân:
Để học sinh có những ứng xử phù hợp trong mối quan hệ, trong các tình huống,
trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xác định được đúng
mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì. Đây vừa là một kĩ năng sống quan trọng
của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với những người hay có những thái độ,
hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó chịu, phản cảm cho mọi người.
* Nhận thức được những giá trị đối với bản thân:
Việc nhận thức được điều gì có nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều
đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rất quan trọng nữa
là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì học sinh
mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân.
* Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những
hành vi và ứng xử một cách tích cực: Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những
điểm mạnh, giá trị của bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và
giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tin vào cái phi giá trị
hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh và
tích cực lên.
* Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi

thói quen hành vi cũ: Giáo viên phối hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức
được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn
thương, cản trở sự phát triển chung… thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà
nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm như vậy. Nếu không
thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành công và
chất lượng cuộc sống của bản thân. Thay đổi hay là chấp nhận mọi sự rủi ro, thất bại?
Sau khi nhận thức được điều này và học sinh có nhu cầu thay đổi hành vi, thói quen tiêu
cực thì giáo viên cần giúp các em xây dựng kế hoạch thay đổi hành vi, thói quen cũ. Thay
đổi thói quen, hành vi tiêu cực không phải là chuyện dễ, không chỉ cần có kế hoạch thực
hiện mà còn phải có ý chí, quyết tâm, kiên định thực hiện kế hoạch để biến kế hoạch
thành hiện thực, do đó giáo viên và tập thể lớp cần luôn theo dõi sự tiến bộ để khích lệ và
phòng ngừa hoặc hỗ trợ, giúp đỡ khi có dấu hiệu lập lại thói quen cũ.
* Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động:


Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực của
học sinh, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động
để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quả đáng tiếc khác.
* Giáo dục kỉ luật tích cực:
Thông thường đối với những học sinh có hành vi không mong đợi, giáo viên
thường khó kiểm soát cảm xúc nên rất dễ có những lời nói hoặc hành vi gây tổn thương
cho học sinh về tinh thần hoặc thể chất. Cách ứng xử này đang bị ngành giáo dục nghiêm
khắc xử lý. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như giáo viên sử dụng hình thức
trừng phạt đối với học sinh có hành vi tiêu cực, một mặt giáo viên cần học cách kiểm soát
cảm xúc, mặt khác cần giáo dục kỉ luật tích cực cho các em. Giáo dục kỉ luật tích cực
thay thế cho trừng phạt là giải pháp không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu
quả giáo dục cao. Triết lý của giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên sự điều chỉnh bên trong
hơn là kiểm soát bên ngoài. Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì
lợi ích tốt nhất của học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không làm tổn thương
đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa thuận của giáo viên và học sinh và phù

hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh.
- Cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ, hành vi tiêu cực của học sinh:
+ Cần phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh.
Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của
học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các em tránh được
những hành vi không mong đợi.
+ Cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để có cách ứng xử
phù hợp. Nhiều người cho rằng học sinh hư vì bản thân học sinh có tính hay gây gổ hoặc
được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình quá nghèo hoặc
quá giàu… có rất nhiều lý do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích
hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và lí do,
nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học
sinh cũng vậy. Giáo viên cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để
hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Điều
đáng lưu ý là nhiều khi học sinh không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của
mình. Nếu sau này giáo viên có hỏi học sinh tại sao lại cư xử như vậy, các em thường trả
lời là “không biết” hoặc đưa ra một vài lí do, nguyên cớ để bao biện. Nguyên tắc chủ yếu
là trong các tình huống đó, giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học
sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực.


- Các bước xử lý, ngăn chặn hành vi bạo lực học đường
Tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết.
Cách ứng xử đối với những hành vi không mong đợi của học sinh
* Với loại hành vi nhằm thu hút sự chú ý giáo viên nên:
Giảm thiểu hoặc không để ý đến hành vi của học sinh khi có thể, chủ động
chú ý học sinh vào lúc khác.
Nhìn nghiêm nghị nhưng không nói gì. Hướng học sinh vào hành vi có ích hơn.
Nhắc nhở cụ thể (tên, công việc phải làm), cho học sinh lựa chọn có giới hạn.
Dùng hệ quả lôgic.

Lập nội quy hay lịch trình mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian cho học
sinh.
* Với hành vi nhằm thể hiện quyền lực, giáo viên nên:
Bình tĩnh, rút khỏi cuộc đôi co, xung đột, không “tham chiến” để học sinh nguôi
dần.
Sử dụng các bước khuyến khích học sinh hợp tác (hiểu cảm xúc của học sinh, thể
hiện mình hiểu cảm xúc đó, chia sẻ cảm xúc của mình về tình huống đó, cùng nhau trao
đổi để phòng tránh vấn đề tương tự trong tương lai).
Giúp học sinh thấy có thể sức mạnh, quyền lực theo cách thức tích cực. Giáo viên
cần biết rằng tham gia đôi co quyền lực hoặc nhượng bộ chỉ làm học sinh mong muốn có
“quyền lực” hơn.
Quyết định xem mình sẽ làm gì, chứ không phải sẽ bắt học sinh làm gì.
Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên sẽ thường xuyên dành thời gian cho học
sinh.
* Với hành vi nhằm trả đũa thì giáo viên nên:
Kiên nhẫn, rút khỏi vòng luẩn quẩn “trả miếng” lẫn nhau. Tránh những hình
thức trừng phạt học sinh.
Duy trì tâm lý bình thường trong khi đợi học sinh nguôi dần.
Khích lệ sự hợp tác, xây dựng lòng tin từ học sinh.
Tâm sự riêng với học sinh để giải quyết khó khăn.


Sử dụng kỹ năng khích lệ, cho học sinh thấy học sinh được thương yêu tôn
trọng.
Lập nội quy hay kế hoạch mà giáo viên thường xuyên dành thời gian cho học
sinh.
* Với loại hành vi thể hiện sự không thích hợp giáo viên nên:
Không phê phán, chê bai học sinh.
Dành thời gian rèn luyện, phụ đạo cho học sinh, đặc biệt về học tập.
Chia nhỏ nhiệm vụ, bắt đầu từ việc dễ để học sinh có thể đạt thành công ban đầu.

Sử dụng kỹ năng khích lệ, tập trung vào điểm mạnh, vốn quý của học sinh.
Không thể hiện thương hại, không đầu hàng.
Dành thời gian thường xuyên cho học sinh, giúp học sinh.
- Tiếp cận cá nhân đối với những học sinh có hành vi không mong đợi theo quan
điểm tích cực:
Một mặt cần phát huy tối đa được những điểm mạnh, phát triển tiềm năng, mặt
khác phải hạn chế, phòng ngừa những hành vi không mong đợi của từng học sinh. Muốn
đạt được điều đó, giáo viên cần quán triệt cách tiếp cận cá nhân.
Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi, giáo viên cần
đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ
những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn đề các em đang phải đương
đầu. Tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em. Giáo viên chỉ giữ
vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện những suy nghĩ, thái độ
có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó,
giáo viên cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương
pháp kỷ luật tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Giáo viên cần kiềm chế,
không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh. Nếu giáo viên
không kiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức giận hơn, làm học
sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường. Đồng thời cũng cần tránh hồ đồ và
quan liêu đưa ra những lời chỉ trích chưa tìm hiểu nguyên nhân, mục tiêu của hành vi
không mong đợi.
Muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, cần có sự hợp tác của học
sinh, được học sinh tin cậy. Do đó, giáo viên cần chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm
bắt về điều kiện, hoàn cảnh, tâm sự, sức khỏe… của học sinh. Học sinh cần được giáo
viên hiểu những khó khăn, nhu cầu tình cảm của mình. Do đó giáo viên cần quan sát và


tìm ra nguyên nhân không được đáp ứng những nhu cầu tình cảm của các em và phải
quan tâm đến những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập
và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh sẽ giúp giáo viên không phải dùng biện

pháp xử phạt mà vẫn giáo dục học sinh có kết quả.
Sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực: Khi giáo viên giao cho các em
nhiệm vụ gì cần thức tỉnh lòng tự trọng, kết hợp với tin tưởng và tôn trọng học sinh, kể cả
trong quá trình các em thực hiện bằng những câu hỏi mang tính khích lệ như: “thầy/cô tin
tưởng ở em đấy; thầy/cô nghĩ em có thể làm được hơn thế.”
Phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic: Mục đích chủ yếu của
việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic dạy cho học sinh có ý thức trách nhiệm về
các hành vi của chính mình, khích lệ học sinh đưa ra những quyết định có trách nhiệm,
do đó cách làm này có thể thay thế cho trừng phạt: học sinh vẫn học được cách ứng xử tốt
giúp cho mối quan hệ ấm áp hơn, ít xung đột hơn.
Những hình thức xử phạt phù hợp nhất quán: Khi những yêu cầu, mong đợi đó
được đặt ra rõ ràng thì cũng cần có những biện pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với
những hành vi vi phạm và các biện pháp phải được áp dụng một cách nhất quán. Giáo
viên cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng các biện pháp xử phạt: Các biện pháp xử
phạt phải nhằm mục đích dạy học sinh biết rằng thái độ, hành vi của các em như vậy là
sai. Không bao giờ sử dụng những hình phạt khiến học sinh cảm thấy mình là đồ bỏ đi,
vô dụng. Tuyệt đối không sử dụng hình thức phạt mang tính bạo lực. Sử dụng những hình
phạt bạo lực không những không có tác dụng đối với học sinh mà chỉ thể hiện sự bất lực
và còn vi phạm những điều giáo viên không được làm và vi phạm pháp luật. Các hình
thức phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm. Những hình phạt nên mang tính tích cực để
thông qua những hình phạt học sinh có thể học thêm được một kỹ năng nào đó.
Biện pháp xử phạt có thể vận dụng là:
Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi.
Tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân với mục đích để giúp
học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng để kiềm chế bản thân và tạo điều kiện cho
học sinh bình tĩnh trở lại.
Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để học sinh nhận biết được những
lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh. Lưu ý: không nên phạt
học sinh bằng cách giao thêm bài tập, hoặc nhiệm vụ lao động cho học sinh sẽ khiến cho
các em nghĩ rằng học tập hay lao động là sự trừng phạt.



Phát huy tối đa vai trò của tập thể thân thiện, các mối quan hệ gắn bó, chia sẻ,
thiện chí, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động đa dạng của lớp để các em
được trải nghiệm những cảm xúc tích cực.
Giáo viên cần phải nói chuyện với cha mẹ các em về vấn đề của các em để cùng
phối hợp hỗ trợ. Trong những trường hợp đó, tình yêu thương, sự động viên của cha mẹ,
thầy cô sẽ có sức thuyết phục giúp các em phát triển những suy nghĩ tích cực khắc phục
được những tâm trạng căng thẳng.
Những điều cần tránh trong giáo dục học sinh có hành vi không mong đợi, học
sinh cá biệt:
Không dùng các biện pháp trừng phạt thể chất hoặc tinh thần đối với học sinh.
Nếu giáo viên trừng phạt học sinh thì không những không mang lại hiệu quả mà còn gây
hại cho học sinh, làm học sinh lo âu và hạn chế kết quả học tập và phát triển của bản
thân. Nếu dùng các hình phạt mang tính xúc phạm sẽ đẩy học sinh đi xa hơn, làm cho học
sinh muốn chống đối hơn là hợp tác. Nếu học sinh có thay đổi thì có thể vì ép buộc nhiều
hơn là muốn hay tự nguyện thay đổi.
Đánh giá học sinh thiếu khách quan, thiếu thận trọng. Trong trường hợp bị đánh
giá không đúng, học sinh sẽ quyết định không đáp lại các mong mỏi, các yêu cầu do
người lớn đặt ra cho học sinh nữa. Học sinh mất dần hứng thú và cố gắng. Hầu hết người
lớn thường nhìn nhận học sinh đang có vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi một cách tiêu cực
hơn thực tế (“bôi đen”). Khi đó, các em có thể biểu hiện sự chán nản, cảm thấy giận dữ,
bất lực, có khi trầm cảm. Học sinh cảm thấy chán đến trường, dần dần học sinh sợ đi học
và không cố gắng nữa. Học sinh mất dần động cơ hoạt động. Khi các hành vi của người
lớn ở nhà và ở trường tạo cho học sinh cảm xúc bất lực, đau đớn, sợ hãi, ngượng ngùng
và bất an thì học sinh khó phát triển bình thường, khỏe mạnh. Giáo viên cũng cảm thấy
căng thẳng và bất lực khi có những học sinh hư, gây rối trong lớp.
Tập thể lớp không nên có thái độ thiếu thiện chí đối với bạn. Nếu một học sinh
cảm thấy bất lực và gặp thêm những thất bại, học sinh sẽ càng cảm thấy không có hy
vọng. Nếu bị bạn học trêu chọc thêm, học sinh càng cảm thấy chán nản hơn. Nếu giáo

viên trừng phạt, đánh giá không đúng, bạn bè thiếu thiện chí sẽ làm động cơ của các em
học sinh giảm dần, học sinh càng ngày càng ít cố gắng, chán nản, bất lực và buồn bả,
thậm chí bị tổn thương. Càng ít cố gắng học sinh lại càng dễ thất bại. Trong trường hợp
này, vòng xoắn trôn ốc sẽ tiến triển theo chiều đi xuống. Điều đó tạo ra sự củng cố tiêu
cực. Những tiêu cực sau đây khiến cho một vòng xoắn tiêu cực ở học sinh tiếp tục đi
xuống:


+ Môi trường sống trong gia đình tiêu cực.
+ Bị coi thường, chê trách, sỉ nhục, la mắng, đánh phạt.
+ Khi cần không được ai giúp đỡ.
+ Những lời nhận xét không hay của bạn bè.
+ Bị bạn bè gán tội hay tẩy chay.
Thực trạng vấn đề: bây giờ chúng ta dễ dàng bắt gặp một bộ phận học sinh bậc
phổ thông có tính tình hung hăng, ngang ngược; các em sẵn sàng đánh các bạn trong
trường dù có khi vì một lý do rất đơn giản. Một học sinh dù học giỏi đến đâu mà thiếu
đạo đức cũng trở thành người vô dụng. Tệ hại hơn có tài mà không có đức thì các em có
thể dùng trí tuệ của mình làm hại người khác với mức độ nguy hiểm hơn một người ít
học. Để chú tâm vào việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trong nhà trường không chỉ là
những khẩu hiệu suông mà cần có biện pháp cụ thể và cần làm lâu dài. Trong những năm
gần đây vì áp lực chất lượng bộ môn đó đè nặng lên giáo viên; nên giáo viên bộ môn chỉ
tập trung sâu vào chuyên môn. Vì vậy việc dạy đạo đức cho học sinh không được thường
xuyên, chỉ khi nào phát hiện học sinh vi phạm thì mới nhắc nhở nên dần dần các học sinh
cá biệt đó lôi kéo theo các em khác trong lớp gây mất trật tự trong giờ học cũng như gây
mâu thuẫn đánh nhau. Như vậy, để giáo dục đạo đức cho học sinh và góp phần nâng cao
chất lượng giáo dục thì cần giải quyết phần gốc của vấn đề chứ không phải là phần ngọn.
Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đến nay đó và đang tiếp
tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự hướng đến giáo dục một nhân
cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy nhiên, để tới đích, vẫn có không ít khó
khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn xã hội vẫn tiếp tục xâm

nhập vào trường học, trong đó, đáng báo động là tình trạng bạo lực học đường có chiều
hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học. Nhận thức từ điều này, chúng ta cần phải
tìm ra các giải pháp phối kết hợp “Ngăn chặn và phòng chống bạo lực học đường”. Trong
quá trình thực hiện nhiệm vụ công tác đảm bảo an ninh trật tự tại trường Trung học phổ
thông Lê Quý đôn, tôi có những thuận lợi, khó khăn sau:
Thuận lợi:
Các thầy, cô giáo trong trường đều rất tốt, có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên
định, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, mọi qui định của địa phương và thực hiện đúng Quy chế chuyên môn đề ra; luôn
thể hiện sự đoàn kết, nhiệt tình và tính tiên phong gương mẫu trong công việc nhà trường
và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.


Có Quyết định 1118/QĐ, ngày 2 tháng 12 năm 1987 của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
về việc quy định về quyền hạn, nhiệm vụ khen thưởng và kỷ luật học sinh các trường phổ
thông; có luật Giáo dục 2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi cho
việc ngăn chặn hành vi bạo lực học đường.
Có Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT-BCA ngày 20/11/2009 của Liên
Bộ Giáo dục & Đào tạo và Bộ Công an về Hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo
đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và có Quy
chế phối hợp của Sở Giáo dục - Đào tạo và Công an tỉnh về thực hiện công tác bảo đảm
an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh.
Có văn bản ký kết Quy chế phối hợp giữa công an Thị trấn Ân Thi, huyện Ân Thi
với Ban giám hiệu trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, về việc bảo đảm an ninh
trật trự trong và ngoài trường học.
Được sự chỉ đạo và lãnh đạo đoàn kết thống nhất của Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu
nhà trường, các tổ chức Đoàn thể như Đoàn thanh niên, Công đoàn, các giáo viên chủ
nhiệm,…
Có sự phối hợp chặt chẽ giữa Ban Giám hiệu với Đoàn thanh niên trong trường;
giữa Đoàn thanh niên với giáo viên chủ nhiệm trong việc giáo dục hoàn thiện nhân cách

cho học sinh.
Trong năm học đoàn viên thanh niên học sinh trong toàn trường luôn nỗ lực học
tập, có chí hướng vươn lên để lập thân, lập nghiệp, nhạy bén tiếp cận với cái mới, tiếp thu
tốt những thành tựu khoa học công nghệ. Đa số các em có nhận thức tốt, chấp hành tuyệt
đối mọi quy định của nhà trường, tham gia tốt các phong trào hành động cách mạng của
tuổi trẻ do Đoàn tổ chức, cũng như các phong trào trong nhà trường và địa phương phát
động tổ chức.
Khó khăn:
Tuy nhiên vẫn còn một số ít đoàn viên thanh niên, học sinh còn hạn chế trong
nhận thức, có lối sống thực dụng, thờ ơ với những vấn đề chính trị, xã hội, chỉ biết sống
hưởng thụ nên đôi khi vi phạm pháp luật, vi phạm nội qui nhà trường.
Nhiều học sinh rất hiếu động, đây cũng là nhược điểm lớn của các em khi thực
hiện. Vì nếu có một mâu thuẫn nhỏ các em cũng có thể dẫn đến các hành vi bạo lực học
đường. Các hành vi bạo lực học đường diễn ra rất phức tạp, nó diễn ra ở mọi lúc mọi nơi;
nếu chưa được xử lý kịp thời.


Các hành vi bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là giữa các thành viên trong
lớp chủ nhiệm, giữa lớp này với lớp kia trong trường, mà còn diễn ra phức tạp hơn khi có
sự tham gia của các thanh niên ngoài trường học và cả thân nhân của học sinh với nhau…
Phần lớn giáo viên chủ nhiệm còn trẻ chưa có kinh nghiệm xử lí triệt để khi có
các hành vi bạo lực học đường diễn ra, giáo viên chỉ xử lí qua loa cho các em viết tự
kiểm là xong; nên đôi khi các vấn đề càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Mặt khác giáo viên
chủ nhiệm còn dành nhiều thời gian cho chuyên môn nên thời gian dành cho công tác rèn
luyện đạo đức, kỹ năng sống cho các em còn hạn chế…
- Một trong những cơ sở lý luận không thể không nói tới là sự quan tâm của Bác
Hồ đối với thế hệ trẻ: Sinh thời Bác Hồ luôn quan tâm và dành nhiều tình cảm thương
yêu sâu sắc đối với thế hệ trẻ. Trong “Thư gửi các bạn thanh niên” ngày 12/8/1947, Bác
viết: “… Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên.
Thanh niên muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh

thần và lực lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó. Trong “Di chúc”,
Bác cũng dành những lời lẽ tâm huyết nói về thanh niên: “Đoàn viên và thanh niên ta nói
chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ.
Đảng cần phải chăm lo giáo dục đào tạo cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những
người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ
cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết”. Bác xem đạo đức là yếu
tố quan trọng hình thành nhân cách con người. Đối với học sinh thì việc giáo dục đạo đức
lại là việc cần quan tâm trước tiên, như ông bà ta thường nói “dạy con từ thuở còn thơ”.
Ý thức được tầm quan trọng trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, từ năm học 20092010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra chủ đề là “Học làm người trước khi học lấy
chữ”. Chủ đề này được sự đồng tình của nhiều người, bởi những năm gần đây hạnh kiểm
của một số em học sinh có chiều hướng giảm sút gây nỗi lo âu cho xã hội cũng như
những người công tác trong ngành giáo dục. Trong những năm gần đây vấn đề bạo lực
học đường đang được dư luận rất quan tâm và được coi là một hiện tượng xã hội đã đến
mức nguy hiểm và nghiêm trọng. Có rất nhiều cuộc hội thảo về chuyên đề phòng chống
bạo lực trong nhà trường để đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết hiện tượng bạo lực
trong học sinh. Có ý kiến cho rằng “Một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn tới hiện
tượng trên đó chính là tình trạng nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người làm giảm hiệu quả
của việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, chưa quan tâm đầy đủ và huy động các
nguồn lực cần thiết cho công tác giáo dục đạo đức học sinh”. Việc giáo dục đạo đức,
nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh là việc làm thường xuyên và cần phải thực hiện
bằng nhiều kênh khác nhau. Tuy nhiên, trong nhà trường vấn đề tu dưỡng đạo đức cho
học sinh là trách nhiệm của các thầy cô giáo, không thể phủ nhận vai trò của tổ chức


Đoàn thanh niên trong việc hình thành nhân cách của học sinh. Với thực trạng bạo lực
trong học đường hiện nay, nhà trường cần phải làm gì để ngăn chặn và giúp học sinh phát
triển nhân cách trở thành những con người lao động sáng tạo, làm chủ bản thân, làm chủ
đất nước, có đức có tài.
Thời gian gần đây, thực trạng hiện tượng bạo lực học đường trở thành vấn đề nóng
của xã hội. Tuy nhiên, đánh giá nó và tìm cách giải quyết triệt để là một việc làm không

dễ.
Theo TS Nguyễn Tùng Tâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội, cần phải nhìn
vấn đề bạo lực học đường một cách thận trọng và khách quan. Bên cạnh đó để làm triệt
để thì Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phải không né tránh, quyết tâm giải quyết.
Việc học sinh đánh nhau không phải thời nay mới có mà thời nào cũng có. Không
phải xảy ra ở riêng nước ta mà ở nước nào cũng xảy ra. Ở Anh, đã có cả Hiệp hội chống
bắt nạt trong trường học.Châu Âu có cả “Hiến chương Châu Âu vì trường học dân chủ,
không có bạo lực “.
Ở đây có vấn đề tâm lý lứa tuổi của tuổi mới lớn và đang lớn, tính cách đang dần
hoàn thiện. Nhiều suy nghĩ, hành vi chưa chín chắn, ổn định. Do đó chỉ cần bạn “nhìn
đểu” là có bao nhiêu chuyện xảy ra. Nếu hành vi ứng xử với nhau chỉ là những chuyện lặt
vặt, có thể cho qua, coi đó là chuyện nhỏ, nhưng mọi hành vi của học sinh trong nhà
trường vừa qua lại không dừng lại để cho đó là “chuyện nhỏ”
Qua nhiều clíp học sinh đánh nhau gần đây cho thấy, những mâu thuẫn dù là nhỏ
hay lớn đều được đẩy lên cao trào, đó là những cuộc “bạo lực”. Nhiều người khi xem
xong những clíp đều ở trạng thái “Sốc”, bởi lẽ không thể tin được học sinh thời nay lại
manh động đến thế. Tuy nhiên, có một điều dễ nhận thấy, khi các hành vi bạo lực học
đường được các phương tiện truyền thông đưa tin dồn dập, vô tình đã là hình thức tiếp
tay để bạo lực học đường lan toả rộng hơn. Sở dĩ nói vậy là do hiện nay đa số các cuộc
mổ xẻ đều đổ trách nhiệm lên phía nhà trường chứ chưa có sự lên án gay gắt đối với
những học sinh gây ra bạo lực học đường hoặc đưa ra những cách giải quyết hay của mỗi
nơi xảy ra sự việc. Điều này được thể hiện ở chỗ, nếu như trước kia hình ảnh học sinh
đánh nhau được ghi lại bằng sự thiếu hiểu biết thì giờ đây nó đã có chủ định. Hình ảnh
chất lượng hơn, có sự sắp xếp “phân vai” để cho clíp “độc” hơn. Hiện nay, trong khi tìm
nguyên nhân để giải quyết triệt để, chúng ta lại chỉ đưa ra những thiếu sót của nhà trường,
của gia đình, của xã hội, nhưng lại quên mất đối tượng của giáo dục là những học sinh
gây nên bạo lực học đường. Ngoài việc nghĩ cách giáo dục đến nơi, đến chốn thì những
học sinh này cần phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình, nhưng chúng ta đã quá coi
nhẹ việc này. Một hiện tượng ở một trường THPT của Hà Nội học sinh tụ tập bạn bè đi



hành hung gây thương tích cho người khác, chỉ gửi về trường, về nhà để giáo dục thì
chưa đủ mạnh để buộc học sinh này phải tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Không
thể để cha mẹ, thầy cô chịu thay cho em. Chính vì thế, những học sinh ở tuổi vị thành
niên vi phạm pháp luật , tuy chưa thể bắt ra toà, nhưng luật pháp phải có hình thức giam
giữ có thời hạn để giáo dục hoặc phạt cải tạo, lao động công ích, …
TS Nguyễn Tùng Tâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội nhấn mạnh: “Chúng
ta không từ chối kiên trì giáo dục học sinh, nhưng trước khi để nhà trường làm chức năng
giáo dục, có lẽ học sinh cần được xã hội, pháp luật bắt chúng phải chịu trách nhiệm cá
nhân đã, chắc khi đó các hình thức giáo dục của nhà trường mới có tác dụng”.
Nếu chúng ta vào mạng intenet hoăc tìm hiểu thông tin trên các phương tiện thông
tin đại chúng thì sẽ thấy hiện tượng bạo lực học đường có rất nhiều chỉ riêng báo Dân trí,
đã liên tục cập nhật hiện tượng này, chỉ trong tháng 3 năm 2010 đã có tới 5 vụ. Cụ thể
như: Ngày 03/3, diễn ra vụ Tường Vi đánh Nguyễn Quỳnh Anh, cùng học lớp 10 A13,
trường THPT Trần Nhân Tông, Hà Nội. Ngày 13/3, trong giờ giải lao học sinh Uông Gia
San mâu thuấn với Lê Viết Lợi học sinh lớp 8A3, Trường THCS Nguyễn Văn Linh (gia
Lai) đã lôi kéo 2 bạn đánh Lê Viết lợi.
5. Nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường:
Qua nhiều năm làm công tác quản lý, đảm bảo an ninh trật tự trong nhà trường,
tôi nhận thấy nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực học đường là từ nhiều phía có những
mâu thuẫn ở địa phương, những mâu thuẫn do cá tính hay cách ăn nói của các em, do
quan hệ nam, nữ,… Nhưng nguyên nhân chủ yếu của những hành vi bạo lực học đường
là do lứa tuổi học sinh phổ thông dễ bốc đồng và khó tự chủ, thường bị tưởng chừng như
rất đơn giản vẫn có thể dẫn đến bạo lực học đường, như bị bạn nói xấu, tẩy chay, bị bạn
ức hiếp, bị bạn phụ tình…Phần lớn, học sinh tham gia vào các vụ bạo lực học đường là
con em những gia đình có nhiều khó khăn, bất hạnh (lam lũ, đói nghèo, ly hôn, rượu chè,
cờ bạc, hung bạo…) thiếu sự quan tâm đến con em hoặc giáo dục không đúng cách. Gần
đây chúng ta thấy được hành vi sử dụng bạo lực của các em không chỉ giới hạn trong
trường học, các địa điểm được chọn để thực hiện hành vi bạo lực là bất cứ nơi nào, từ
trong lớp học, sân trường, nhà vệ sinh trường học mà có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi và có

thể nói rằng, dấu hiệu này báo động cho toàn thể xã hội một nguy cơ lớn hơn đang dần
hình thành trong giới trẻ ngày nay đó là sự coi thường trật tự kỷ cương của xã hội, các em
không biết “sợ” là gì. Mức độ bạo lực từ những hành động ban đầu như chửi mắng, tát
tai, dần dần tiến đến túm tóc, đạp, đá vào người nạn nhân một cách ngẫu nhiên, rồi cấp độ
tàn bạo nâng cao hơn nữa khi nhằm vào những chỗ dễ tổn thương trên người nạn nhân
(mặt, bụng, vùng bụng dưới ...) để hành hung. Như vậy có thể thấy cấp độ có sự thay đổi,
từ việc sử dụng bạo lực để giải tỏa bức xúc cá nhân, chuyển dần lên đến hành vi làm nhục


người khác và chưa biết chừng sẽ có lúc dẫn đến án mạng. Bạo lực học đường còn do
nhiều nguyên nhân khác nữa như;
Theo TS. Nguyễn Thị Bích Hồng, Phó trưởng Khoa Tâm lý Trường ĐH Sư phạm
TPHCM: “Điểm xuất phát của tình trạng bạo lực học đường ngày càng lan tràn như hiện
nay là sự cô đơn bế tắc của trẻ. Cha mẹ chạy theo kinh tế, thầy cô chạy theo giờ hành
chính, người lớn thiếu lòng yêu trẻ khiến các em không gần gũi, chia sẻ”. PGS.TS Trần
Tuấn Lộ, Trưởng khoa Tâm lý ĐH Văn Hiến, khẳng định: “Cùng với sự phát triển của
kinh tế và xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của những trò chơi chém giết
trong game, đồng thời cũng bị "nhiễm khuẩn” từ chính những cảnh bạo hành trong gia
đình và ngoài xã hội. Chính người lớn đó gúp phần không nhỏ làm tăng thêm tính hung
hãn, côn đồ ở trẻ”. Nhiều ý kiến khác cho rằng giáo dục trong nhà trường hiện thiên
về dạy chữ hơn dạy làm người. Một số giáo viên vẫn chưa gương mẫu, có những
hành vi xúc phạm, xâm hại học sinh. Hiện tượng đối xử không công bằng làm các
em bức xúc rồi trở nên quậy phá như một cách lấy lại cân bằng. Về phía gia đình,
nhiều bậc cha mẹ có tư tưởng khoán trắng việc giáo dục con cái cho nhà trường.
Chính sự thiếu chăm sóc về mặt tình cảm của cha mẹ khiến trẻ có hành vi bạo lực
để được cha mẹ quan tâm. TS. Đinh Phương Duy, Phó Hiệu trưởng trường Cán Bộ
thành phố, chỉ ra rằng: “Các giá trị xã hội đang thay đổi. Thế hệ trẻ chưa được giáo
dục một cách bài bản đồng bộ nên một bộ phận không nhỏ bị khủng hoảng, tiếp thu
những giá trị ảo không đúng với chuẩn mực của xã hội”.
Biết vận dụng được những thuận lợi và khắc phục những khó khăn, nắm được

thực tại và nguyên nhân chủ yếu gây ra hành vi bạo lực học đường; trong thời gian qua
bản thân tôi đã áp dụng các bước để giải quyết những hành vi bạo lực học đường tại
trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn như sau:
6. Các biện pháp đã tiến hành để ngăn chặn bạo lực học đường.
Ở đầu năm học các em mới vào trường có nhiều cảnh vật mới, con người mới,
bạn bè mới nên em nào cũng muốn thể hiện mình. Ở đây chúng tôi không đổ lỗi cho cấp
trung học cơ sở vì quản lý cấp học nào cũng như nhau mà đây tôi chỉ nói đến việc quản lí
lỏng lẻo của gia đình vì không ít phụ huynh học sinh đó cho rằng con mình đã đủ lớn nên
ít quan tâm đến con mình chơi với ai? và ba tháng chuyển cấp học các em làm gì? đây là
một thời điểm rất nhạy cảm, thanh niên bên ngoài trường học rất dễ lôi kéo các em, mượn
cớ bênh vực để đánh các bạn trong trường lấy uy. Nắm được điều này nên đầu năm học
thông qua giáo viên chủ nhiệm mỗi lớp chọn hai em cờ đỏ để theo dõi việc thực hiện nội
qui của học sinh và chọn một em cán sự lớp làm công tác theo dõi an ninh trật tự của lớp
trong và ngoài trường học. Nếu có mâu thuẫn hoặc đe dọa đón đường đánh nhau là lên
báo cho giáo viên chủ nhiệm hoặc các đồng chí trong Ban thường vụ Đoàn trường, tổ


quản sinh để kịp thời giải quyết. Đây là một biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nhất vì nó
đã ngăn chặn được trước khi có hành vi bạo lực diễn ra. Có những mâu thuẫn được phát
hiện trước khi đánh nhau và cũng có những vụ việc đã đánh nhau rồi. Ở đây không phải
là việc đánh nhau chưa mà việc giải quyết như thế nào để các em không còn tái phạm
nữa. Với chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản tri, Hiệu trưởng nhà trường, chịu trách nhiệm
mọi công việc của nhà trường, nhiều năm liền đã cho tôi những kinh nghiệm và việc làm
để ngăn chặn bạo lực học đường trong nhà trường mà tôi quản lý đã có hiệu quả thông
qua những biện pháp sau:
- Xây dựng nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh trong năm học như giáo dục
thực hiện pháp luật, trách nhiệm công dân của học sinh, thực hiện nội quy nhà trường,
thực hiện nếp sống văn minh, tổ chức cho học sinh học tập quy chế đánh giá xếp loại 2
mặt giáo dục đối với học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các quy định học sinh không
được làm (Quy định trong điều lệ trường PT).

- Rà soát các em học sinh ở diện cá biệt như vô kỷ luật , thường xuyên bỏ giờ, bỏ
buổi, lười học, vô lễ với thầy, cô, có những biểu hiện hay tổ chức đánh nhau. Nhà
trường cần phải nắm được danh sách các học sinh cá biệt có nguy cơ gây bạo lực để
thường xuyên chia sẻ, giáo dục các em. Gia đình cần làm bản cam kết giáo dục
nghiêm chỉnh con em mình tại nhà. Nhà trường giao cho các thầy, cô có tinh thần trách
nhiệm , có kinh nghiệm, tâm huyết với học sinh, để giúp đỡ các em trong tu dưỡng và
học tập, giao cho tập thể lớp, chi đoàn lớp thường xuyên giúp đỡ các em trong học tập ,
hỗ trợ vật chất nếu các em có khó khăn về kinh tế. Những học sinh trong diện này đều
được nhà trường và giáo viên chủ nhiệm thường xuyên thông báo về gia đình để kết hợp
quản lý và giáo dục các em. đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh có kế hoạch giúp đỡ
các em để phấn đấu trở thành đoàn viên.
- Hàng ngày nhà trường bố trí tổ quản sinh, Công an thị trấn (có hợp đồng với nhà
trường) để giữ gìn an ninh trong trường, ngăn chặn kịp thời học sinh mang hung khí tới
trường để tổ chức đánh nhau, hoặc thanh niên bên ngoài đón đánh học sinh. Các thầy, cô
chủ nhiệm phát hiện kịp thời, giải quyết kịp thời các mâu thuẫn của học sinh trong lớp.
- Kết hợp với các cơ quan chức năng trong huyện, tổ chức cho học sinh toàn trường
học tập Luật an toàn giao thông đường bộ, phòng chống các tệ nạn xã hội, …Phối hợp
với Công an huyện, Công an thị trấn, chính quyền địa phương để ngăn chặn và xử lý triệt
để những vụ việc đã xảy ra. Xử lý nghiêm minh những học sinh vi phạm để làm gương
cho những học sinh khác


- Mở hội nghị chuyên đề để hội thảo về công tác ngăn chặn bao lực học đường,
tuyên truyền, khen thưởng kịp thời các đơn vị tập thể, các cá nhân có thành tích trong
công tác này.
Khi có hành vi bạo lực học đường xảy ra, nhà trường tổ chức giải quyết theo các
bước sau:
+ Bước thứ nhất: Khi phát hiện hoặc có nguồn tin từ các em báo lên thì phải xác
minh và mời tất cả các em có liên quan lên để điều tra làm rõ nguyên nhân vì đây là một
bước ngoặc khá quan trọng, muốn được như thế thì người phụ trách phải tách riêng từng

em một cho các em viết tường trình. Trong quá trình viết đó ta phải xâu chuỗi lại sự việc,
nếu phát hiện có sự dối trá, bao che thì chúng ta sẽ làm việc với từng em một để cho các
em tường trình lại cho đúng, vì khi viết tường trình em nào cũng muốn khai những cái sai
của đối phương, nói cái đúng của mình và bao che cái sai của mình đã gây ra. Từ đó nắm
được mấu chốt quan trọng để các em khai đúng có được điểm chung thống nhất giữa các
em (nếu các em khai không đúng thì phải cho các em viết lại đến khi nào đúng mới thôi).
+ Bước thứ hai: Sau khi đã có được điểm chung tiếp tục mời các em liên quan
trực tiếp để phân tích cho các em tìm ra cái sai, cái đúng, cái lợi, cái hại trong việc làm
của các em. Sau đó cho các em nhận xét rút kinh nghiệm và ký cam kết bảo lãnh cho
nhau từ đó về sau.
+ Bước thứ ba: Chúng tôi sẽ gọi các em lại để các em tường trình lại vụ việc để kể
từng giai đoạn, diễn biến, nguyên nhân của sự mâu thuẫn. Trong lúc này có thể sẽ xuất
hiện nhiều tình tiết mới, chúng ta phải tôn trọng các em, không nên thiên vị hay đàn áp
các em vì rất dễ dẫn đến xung đột thậm chí đánh nhau trong lúc ta đang xử lí đối với
những em có cá tính mạnh, bất đồng… Tường trình song các em đó thống nhất tình tiết
của sự mâu thuẫn, chúng ta cho từng em một nhận xét về hành vi và khuyết điểm của
mình trước các bạn. Việc làm này nhằm để từng em một thấy được cái sai của mình, cái
đúng của bạn để rút kinh nghiệm. Sau khi từng em một nhận xét xong chúng ta chốt lại
cái sai, cái đúng của các em như thế nào, mức độ nào, tự nhận hình thức kỷ luật nào. Sau
đó cho các em ký cam kết bảo lãnh cho nhau và bắt tay giải hòa. Để tránh trường hợp ra
khỏi trường các em lại bị bạn bè của mình tấn công đối phương, chúng tôi cho các em về
một lượt để khi có trường hợp đó các em can ngăn và báo nhà trường đã giải quyết rồi.
+ Bước thứ tư: Sau khi bắt tay giải hòa xong, tôi yêu cầu viết một bản tự kiểm
điểm gửi giáo viên chủ nhiệm (Nếu giáo viên chủ nhiệm không có mặt tại trường) và
thông qua giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh học sinh của các em lên cùng một ngày để
hòa giải trước bước một. Khi mời phụ huynh học sinh lên chúng ta phải là trung gian hòa
giải, vì nếu phụ huynh mà không biết nhau thì có thể rất dễ thông cảm. Còn những mâu


thuẫn xuất phát từ gia đình của các em thì chúng tôi cố gắng là trung tâm hòa giải, làm

sao cho gia đình hòa thuận để cùng dạy dỗ các em, vì chuyện học của các em là quan
trọng, nếu gia đình không thông cảm thì mâu thuẫn không được giải quyết, các em
không thể an tâm học hành. Còn những mâu thuẫn không thể giải quyết thì chúng tôi phải
nhờ đến Công an thị trấn, Công an huyện vào cuộc, để cùng làm việc và giao cho địa
phương quản lí. Nói chung đây là một bước khá phức tạp. Nhưng nếu chúng ta làm được
thì rất dễ để hòa giải các mâu thuẫn vì mục đích của phụ huynh các em là cho các em đến
trường để học tập.
+ Bước thứ năm: Ra hội đồng kỷ luật sau khi nghe tường trình lại vụ việc song,
các thành viên còn lại tiếp tục phân tích cái đúng, cái sai của các em và hội đồng ra mức
kỷ luật đối với từng em một. Lưu ý: Tùy vào mức độ của các hành vi và sự thống nhất
của gia đình và sự thành khẩn nhận lỗi mà chúng ta đề nghị hay không đề nghị đưa ra hội
đồng kỷ luật và hình thức kỷ luật, Trong khi xử lý thì chúng ta phải đặt công tác giáo dục
và hoàn thiện nhân cách cho các em là chính, rèn luyện kỹ năng sống cho các em, hướng
các em đến chỗ phải biết kiềm chế bản thân và biết từ chối trước những lời nói khích
tướng của bạn bè…
7. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Với cách làm trên, sau một thời gian, chúng tôi đã nhận ra rằng nếu chúng ta
càng quan tâm đến các em và giải quyết triệt để các mâu thuẫn thì số học sinh vi phạm
nội qui giảm đi rất nhiều. hành vi bạo lực học đường mấy năm học gần đây không có
nữa. sự gắn bó giữa các em ngày càng mật thiết hơn, bạn bè thêm thương nhau hơn,
những vướng mắc mâu thuẫn của học sinh không còn nữa và thay vào đó là những tình
bạn, … Ngoài ra các em còn biết quan tâm đến mọi người, hăng hái tham gia làm từ
thiện, đóng góp xây dựng nhà trường, tỷ lệ học sinh được xếp loại hạnh kiểm khá, tốt
ngày một tăng, số học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình ít đi, không có học sinh bị
xếp loại hạnh kiểm yếu, kém. Trật tự an ninh trong trường được giữ vững, học sinh tới
trường được an toàn; nhà trường đã là địa chỉ tin cậy của nhân dân khi gửi con em tới
trường, cho nên công tác tuyển sinh hàng năm của trường đều đảm bảo đủ và vượt kế
hoạch sở Giáo dục - Đào tạo giao.



khảo sát kết quả
Tôi đã tiến hành khảo sát hiện tượng bạo lực học đường trong 5 năm học gần đây
tại Trường THPT Lê Quý Đôn mà tôi trực tiếp quản lý. Kết quả như sau:
STT Năm học

Tổng số Số
vụ Tỷ lệ %
học bao lực

Số HS Tỷ lệ % Ghi
cá biệt
chú

sinh
1

2008
2009

- 1521

5

0,32 %

7

0,46 %

2


2009
2010

- 1476

4

0,27 %

5

0, 33 %

3

2010
2011

- 1339

0

0

2

0,14 %

4


2011
2012

- 1066

0

0

0

0

5

2012
2013

- 934

0

0

0

0

8. Một số kiến nghị:

- Đối với Chính quyền địa phương, cơ quan Thông tin Truyền thông cần mạnh tay
với những tiệm Internet, nhất là những tiệm gần khu vực trường học.
- Cần ban hành chỉ thị nhằm huy động các lực lượng xã hội cùng quan tâm và
phối hợp với ngành GD-ĐT để bảo đảm an ninh trật tự trường học, ngăn chặn bạo lực
học đường.
- Các nhà trường nên thành lập đội chuyên trách ứng phó với bạo lực học đường.
bao gồm đại diện ban giám hiệu, giám thị, bảo vệ, chuyên viên tư vấn tâm lý học đường
(nếu có), giáo viên giàu kinh nghiệm, bí thư Đoàn trường. Không nên chờ có bạo lực diễn
ra mới thành lập mà tất cả nhà trường nên có. Đội ngũ này sẽ tiếp cận các em có nguy cơ
sử dụng bạo lực (học sinh chưa ngoan, thường gây gổ...), tìm hiểu nguyên nhân, tư vấn
hỗ trợ, nếu đội ngũ này chủ động tiếp cận học sinh, có thể giúp ích rất nhiều.
- Điều cuối cùng là nhà trường đừng quên phối hợp với phụ huynh trong việc giáo
dục học sinh. Nhà trường phải thông báo với phụ huynh về những dấu hiệu bất ổn về cảm


xúc lẫn hành vi có thể dẫn đến nguy cơ dùng bạo lực hoặc bị tấn công bằng bạo lực (bị
trả thù, bắt nạt) của học sinh để gia đình cùng hỗ trợ can thiệp.
C. KẾT LUẬN
Dư luận xã hội đã bất bình và lên án tình trạng bạo lực học đường xảy ra trong
những năm qua, nhưng hiện tượng này vẫn không giảm mà thậm chí còn gia tăng với
những hành vi và mức độ vi phạm đạo đức còn nghiêm trọng hơn. Đó không chỉ là những
biểu hiện lệch lạc trong hành vi, nhân cách đạo đức học sinh như thiếu lễ độ với thầy
giáo, cô giáo, với cha mẹ và những người lớn tuổi mà còn tụ tập, gây gổ đánh nhau, lười
học, không chịu tu dưỡng đạo đức, sống đua đòi, vi phạm nội quy nhà trường, vi phạm
pháp luật. Hành vi xấu này không chỉ biểu hiện ở học sinh nam, mà cả học sinh nữ cũng
có. Đáng ngại hơn, những hành vi biểu hiện đạo đức xuống cấp lại tăng theo lứa tuổi, cấp
học, ngành học. Hiện tượng này làm cho các nhà trường, các bậc phụ huynh và xã hội
không khỏi lo ngại. Đặc biệt là đối tượng học sinh của trường THPT ngoài công lập thì
càng lo ngại hơn vì đối tượng này không chỉ học lực yếu hơn học sinh THPT của các
trường công lập, mà đạo đức cũng có những vấn đề rất hạn chế. Đây cũng là một thực tế

và là một dấu hiệu dễ dẫn đến bạo lực học đường. Quản lý một trường THPT ngoài công
lập, tôi nhận thức rõ trách nhiệm của nhà trường trong việc ngăn chặn bạo lực học đường.
Tôi đã xem việc ngăn chặn bạo lực học đường là một trong những nhiệm vụ quan trọng
trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh nhà trường. Trong quá trình nghiên
cứu, tìm hiểu và áp dụng việc ngăn chặn bạo lực học đường tại trường, tôi xin trao đổi
kinh nghiệm ngăn chặn bạo lực học đường với các trường THPT ngoài công lập nói
riêng, các nhà trường nói chung. Mong được đóng góp ý kiến để công việc ngăn chặn nạn
bạo lực học đường có hiệu quả, góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua “Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”, đặc biệt là góp phần bảo vệ an toàn cho học
sinh, để học sinh yên tâm học tập, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần vào sự phát
triển của nhà trường.
Ân Thi, ngày 12 tháng 03 năm 2014
Tác giả

Nguyễn Văn Luân


×