Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

An toàn trong vận hành bảo dưỡng thiết bị điện hạ áp sử dụng trong bưu chính viễn thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.89 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
VIỆN ĐIỆN TỬ- VIỄN THÔNG
*****

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

An toàn bức xạ và an toàn điện trong y tế
Đề Tài:
An toàn trong vận hành bảo dưỡng thiết bị điện hạ áp
sử dụng trong Bưu Chính Viễn Thông
Giảng viên hướng dẫn:
Sinh viên thực hiện:
MSSV:
Lớp:

Th.s Phạm Mạnh Hùng
Lê Văn Hiệp
20111587
ĐTTT8-K56


Hà Nội, 12/2015

MỤC LỤC


LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta đã biết, điện năng rất có ích cho cuộc sống, nhờ có điện mà cuộc sống của
chúng ta trở nên văn minh, hiện đại. Ngày nay, điện năng đã trở thành một phần thiết yếu
của cuộc sống hằng ngày. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về mối nguy hại mà điện
năng có thể đem đến cho con người chúng ta. Khi sử dụng và sửa chữa điện cần phải tuân


theo các nguyên tắc an toàn điện để tránh xảy ra tai nạn điện. Chúng ta luôn nhớ rằng “tai
nạn do điện xảy ra rất nhanh và vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây hỏa hoạn, làm bị
thương hoặc chết người”. Đặc biệt trong công các cấp phát và sửa chữa điện của các công
ty, xí nghiệp điện, mối nguy hại do điện gây ra càng lớn và nguy hiểm vì nó không chỉ
gây nguy hiểm cho một cá nhân mà thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến cả một vùng dân
cư…Việc nâng cao nhận thức của mọi người về mối nguy hiểm mà điện có thể gây ra đối
với con người chúng ta là rất cần thiết. Qua bài viết này, hi vọng sẽ góp một phần nào đó
vào việc nâng cao được nhận thức của nhiều người về mối nguy hại mà điện có thể gây
ra. Để từ đó, chúng ta sẽ không phải gánh chịu nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.


NỘI DUNG

Chương 1: Những khái niệm, thuật ngữ cơ bản
1. An toàn điện là hệ thống các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa các
yếu tố nguy hiểm về điện trong lao động, sản xuất đối với người lao động.
2. Công việc làm cắt điện toàn bộ là công việc tiến hành mà ở đó tất cả các nguồn dẫn
điện đến đều được cắt điện.
3. Công việc làm cắt điện một phần là công việc tiến hành mà ở đó chỉ có một phần
mang điện được cắt điện. Những phần mang điện còn lại phải thực hiện các biện pháp
ngăn cách không cho người làm việc chạm phải.
4. Công việc làm không cắt điện là công việc làm trực tiếp trên những phần mang điện
nhưng phải giữ khoảng cách an toàn nhằm ngăn ngừa tiếp xúc đồng thời với bộ phận có
điện thế khác với điện thế làm việc.
5. Dây nối đất là dây dẫn để nối các bộ phận cần bảo vệ với điện cực nối đất.
6. Điện áp an toàn là điện áp nhỏ không gây nên những tác động nguy hiểm hoặc có hại
đối với con người (không vượt quá 36 V đối với dòng xoay chiều và 48V đối với dòng
một chiều).
7. Nối đất (hay tiếp đất) là nối một điểm của mạch điện hoặc vỏ của thiết bị điện với
trang bị nối đất.

8. Nơi nguy hiểm về điện là nơi có một trong các yếu tố sau:
a) Độ ẩm tương đối trong không khí vượt quá 75% trong thời gian dài hoặc có bụi dẫn
điện (bụi bám vào dây dẫn, lọt vào trong thiết bị điện).
b) Nền nhà dẫn điện (nền nhà bằng kim loại, đất, bê tông cốt thép...).
c) Nhiệt độ cao (có nhiệt độ vượt quá 35oC trong thời gian dài hơn 24 giờ).
d) Những nơi người có thể tiếp xúc đồng thời một bên là các kết cấu kim loại của nhà
xưởng, các thiết bị máy móc đã nối đất và một bên vỏ kim loại.


Chương 2: Biện pháp an toàn trong vận hành,
sửa chữa điện
2.1. Chế độ trực nhật
1. Tuỳ theo loại và độ phức tạp của thiết bị điện, việc vận hành sửa chữa theo chế độ trực
nhật, trực ban có thể do một hoặc nhiều người thực hiện đúng với trình độ và yêu cầu an toàn
của công việc, do cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất quyết định.
2. Khi có nhiều người làm việc, nhất thiết phải có một người có đủ năng lực được phân công
chịu trách nhiệm chính và điều hành công việc để đảm bảo an toàn.
3. Việc giao công việc trực nhật cho một người và chỉ định người chịu trách nhiệm chính
khi có nhiều người cùng làm việc do cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất làm.
4. Không được phép trực nhật hay công tác ở các thiết bị điện suốt hai ca liền.
Nếu vì yêu cầu của sản xuất, giám đốc có quyền cho công nhân trực nhật, công tác hai ca
liền, nhưng phải có biện pháp an toàn và nghỉ ngơi thích hợp.
5. Lịch trực nhật vận hành phải được cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất duyệt và chỉ có
người duyệt mới có quyền thay đổi lịch trực nhật.
6. Ở các thiết bị điện, khi nào có lệnh của cán bộ trực tiếp chỉ đạo sản xuất kèm theo các
biện pháp an toàn cần thiết thì mới được phép trực nhật công tác một mình hoặc mới được
làm việc một mình mà theo quy định phải có hai người trở lên.
7. Tổ trưởng hoặc công nhân trực nhật trong suốt thời gian trực nhật phải chịu trách
nhiệm vận hành khai thác các thiết bị đúng quy định, bảo đảm chế độ làm việc an toàn và
chất lượng, đúng với trình tự thao tác theo yêu cầu của nội dung công việc và sự chỉ đạo

của cán bộ phụ trách trực tiếp.
Tuyệt đối cấm người trực nhật rời vị trí công tác của mình.
8. Khi xẩy ra sự cố, người trực nhật phải báo cáo ngay cho cán bộ phụ trách trực tiếp.


Trường hợp bị hỏng hóc, mất liên lạc, cháy nổ, xảy ra tai nạn, người trực nhật phải áp
dụng mọi biện pháp triệt để nhất để cắt điện ở bộ phận hoặc thiết bị có sự cố, hạn chế hậu
quả và xử lý theo các biện pháp trong phương án xử lý sự cố đã đề ra, báo cáo ngay cho
cán bộ chỉ đạo sản xuất cấp trên.
9. Người trực nhật phải tuyệt đối chấp hành tất cả các mệnh lệnh sản xuất và các chỉ dẫn của
người trực nhật cấp trên trực tiếp hay của cán bộ chỉ đạo sản xuất.
10. Người trực nhật có trách nhiệm ghi đúng, đầy đủ và kịp thời các điểm được quy định
trong sổ vận hành hoặc nhật ký công tác.

2.2. Chế độ giao nhận ca
1. Không bàn giao ca trong lúc đang xử lý sự cố, khi thiết bị đang hỏng, nếu không có
lệnh của giám đốc hay cán bộ chỉ đạo sản xuất.
2. Trình tự giao ca và nhận ca cần phải được quy định tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng
đơn vị, nhưng phải phải tuân theo các điểm cơ bản sau đây:
- Người trực nhật khi bắt đầu nhận ca phải nhận từ người trực nhật ca trước và khi
trực xong, phải giao ca cho người ca sau đúng theo lịch trực nhật.
- Người giao ca nhất thiết phải thông báo cho người nhận ca biết về tình trạng và
chế độ làm việc của thiết bị, những sự thay đổi nếu có, tình hình các thiết bị đang sửa
chữa, sự điều động công nhân trong ca.
- Người nhận ca nhất thiết phải nắm được tất cả những điều ghi trong sổ vận hành
mà ca trước đã ghi, kiểm tra và nhận các dụng cụ vật liệu, trang bị phòng hộ, chìa khoá,
sổ sách. Trong trường hợp phát hiện thấy các thiếu sót hoặc nguy hiểm phải báo cáo cho
người trực nhật cấp trên biết, trước khi nhận ca.
- Việc nhận và giao ca phải theo đúng những điều ghi trong sổ vận hành hoặc sổ
nhật ký công tác, đồng thời cả người giao và người nhận ca ký vào sổ đó.

3. Trong trường hợp đặc biệt, chỉ cho phép người trực nhật rời khỏi nơi làm việc khi nào
có người khác thay thế theo lệnh của cán bộ chỉ đạo sản xuất.


2.3. Chế độ cắt điện (toàn bộ hoặc một phần) để sửa chữa
1. Khi làm việc ở các khu vực có điện, có cắt điện toàn bộ hay cắt điện một phần, cần
phải thực hiện lần lượt các biện pháp sau đây:
- Khi cắt điện phải có các biện pháp loại trừ đóng nhầm điện hoặc điện tự động đóng
lại.
- Đặt rào ngăn cách, treo biển báo.
- Kiểm tra không có điện trên các phần của đường dây và thiết bị điện sắp sửa làm
việc.
- Tiếp đất tạm thời cho phần của đường dây, thiết bị điện sắp làm việc sau khi kiểm tra
không có điện và treo biển báo: ''Làm việc tại đây''.
Các biện pháp trên do người giao việc hoặc người nhận việc thực hiện.
2. Tại chỗ làm việc, phải tách các phần dẫn điện sẽ phải làm việc ở đó. Đồng thời, phải
cắt điện các phần mang điện ở gần mà trong khi làm việc có thể va, chạm vào.
3. Việc cắt điện phải bảo đảm sao cho các bộ phận của thiết bị điện sẽ làm việc trên đó
tách rời hoàn toàn ra khỏi các phần đang mang điện.
4. Sau khi cắt điện phải:
- Trông thấy mạch điện đã được tách ra rõ ràng (đối với cầu dao, cầu chì hoặc mối
nối).
- Nối ngắn mạch các pha điện đã được cắt (đối với các khí cụ đóng cắt điện loại
kín).
- Cắt tất cả các máy biến áp: biến áp nguồn, biến áp đo lường và các biến áp khác có
liên quan đến bộ phận cần sửa chữa (Để đề phòng điện áp ngược).

2.4. Chế độ làm việc không cắt điện
Khi làm việc với các thiết bị điện nhỏ hơn 500 V, vì điều kiện nào đó mà không thể cắt
điện được thì cho phép làm việc có điện áp. Người làm việc trên thiết bị mang điện phải



được huấn luyện và sát hạch đạt yêu cầu về phương pháp làm việc trên thiết bị mang điện.
Khi làm việc phải có 2 người, người chỉ huy trực tiếp phải có trình độ chuyên môn và kỹ
năng làm việc an toàn cao hơn. Người thực hiện phải áp dụng các biện pháp an toàn sau
đây:
1) Đi ủng hoặc giầy có đế cách điện hoặc đứng trên tấm vật liệu cách điện;
2) Sử dụng các dụng cụ có tay cầm cách điện hoặc mang găng tay cách điện;
3) Dùng các tấm vật liệu cách điện để ngăn cách các bộ phận có điện ở xung quanh

đề phòng khi vô ý có thể chạm phải;
4) Mặc áo bảo hộ dài tay, cài khuy cổ áo cẩn thận.

Làm việc không cắt điện ở những nơi có yếu tố nguy hiểm về điện, nhất thiết phải áp
dụng các biện pháp an toàn bổ sung, người cấp phiếu công tác hoặc người ra lệnh chịu
trách nhiệm quy định cụ thể.

2.5. Treo biển báo và đặt rào ngăn cách chỗ làm việc
1. Sau khi đã cắt điện, trên chỗ điều khiển của các khí cụ đóng cắt điện phải treo biển báo
''Cấm đóng điện, có người làm việc''.
Biển báo phải làm bằng vật liệu cách điện.
2. Sau khi làm xong công việc, chỉ người treo biển hoặc người được uỷ quyền mới được
phép cất biển báo đã treo.
3. Khi làm việc trên các bộ phận đã cắt điện ở gần các bộ phận đang mang điện và dễ va
chạm vào thì phải đặt rào ngăn cách tạm thời các bộ phận đó.
4. Tuỳ theo điện thế, rào ngăn cách tạm thời có thể là tấm liền, tấm có lỗ, bằng gỗ, nhựa hay
bằng các vật liệu cách điện khác và phải được cố định chắc chắn.
Trên rào ngăn cách tạm thời, phải treo biển báo: "Có điện nguy hiểm chết người!".
5. Trong lúc đặt rào ngăn cách tạm thời, phải cẩn thận không để bị điện giật.
Phải bảo đảm sao cho việc đặt rào ngăn cách tạm thời không cản trở công nhân thoát ra

trong trường hợp nguy hiểm.


6. Cấm người không có trách nhiệm tháo, dỡ, cất hoặc chuyển dịch các biển báo hay rào
ngăn cách tạm thời.

2.6. Kiểm tra có điện hay không và thực hiện nối đất hoặc ngắn mạch
1. Sau khi đã treo biển báo, người nhận việc (tổ trưởng, nhóm trưởng hay công nhân được
giao trách nhiệm) phải kiểm tra có điện hay không để tiến hành các công việc trên các bộ
phận của thiết bị.
Việc kiểm tra được thực hiện bằng vôn kế cầm tay hoặc dụng cụ chỉ thị điện thế. Dụng cụ
chỉ thị điện thế phải sử dụng đúng điện áp tối đa cho phép.
2. Trước khi kiểm tra điện thế, phải kiểm tra chất lượng của các dụng cụ chỉ thị điện thế để
chắc chắn rằng: chúng có độ chính xác và làm việc tin cậy được.
3. Không được căn cứ vào tình trạng và số liệu của: các đèn báo hiệu, các vôn kế chỉ thị
mà kết luận rằng trên thiết bị không có điện thế.
4. Trước khi làm việc, phải nối đất hoặc ngắn mạch các bộ phận dẫn điện đã được cắt
điện.
Việc nối đất có thể thực hiện bằng nối dây nối đất vào hệ thống nối đất cố định hoặc nối
đất di động.
5. Tiết diện của dây dẫn nối đất tuỳ thuộc vào từng loại thiết bị, nhưng tối thiểu không
được dưới 25 mm2.
Mối nối của các dây dẫn nối đất hay của dây ngắt mạch phải được hàn hoặc bắt bulông
chắc chắn, cấm không được nối bằng cách vặn xoắn.

2.7. Chế độ cho phép làm việc
1. Sau khi chuẩn bị xong chỗ làm việc, người nhận việc phải cùng với người giao việc
kiểm tra xem các biện pháp kỹ thuật an toàn đã được thực hiện đầy đủ, sau đó mới cho
công nhân vào làm việc.



2. Người cho phép vào làm việc có thể là người giao việc hoặc là người nhận việc tuỳ
theo điều kiện cụ thể, mức độ an toàn của công việc.
Người cho phép vào làm việc phải thực hiện các công việc sau:
- Kiểm tra xem những công nhân vào làm việc có đúng như trong sổ công tác không.
- Chỉ rõ chỗ công nhân làm việc chứng minh rằng không có điện trong các phần mang
điện đã cắt, đầu tiên bằng dụng cụ, sau đó bằng tay sờ trực tiếp vào.
- Chỉ dẫn thêm cho công nhân những phần còn mang điện của thiết bị.
- Giao chỗ làm việc cho công nhân nhóm trưởng, tổ trưởng phụ trách. Khi cần thiiết,
ghi vào sổ công tác hay sổ nhận công tác, sau đó mới bắt đầu cho làm việc.
3. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng công việc ở từng đơn vị, giám đốc có thể quy định
thể thức cho phép vào làm việc cho phù hợp và thuận tiện, nhưng phải bảo đảm an toàn và
không trái với các quy định trên.

2.8. Chế độ giám sát, tạm ngừng và kết thúc công việc
1. Trong khi làm việc, tuỳ theo mức độ nguy hiểm nhiều hay ít mà phải có người giám sát
riêng hay người phụ trách công việc trực tiếp làm công việc giám sát.
2. Nếu vì mức độ nguy hiểm của công việc mà phải cử người giám sát riêng, người giám
sát không làm bất cứ công việc gì ngoài nhiệm vụ giám sát.
Người giám sát phải luôn luôn có mặt tại chỗ làm việc.
3. Nếu tổ trưởng hoặc công nhân làm nhiệm vụ giám sát, có thể tham gia trực tiếp làm
một số công việc khi điện đã được cắt toàn bộ. Còn khi điện được cắt một phần thì chỉ
được tham gia làm việc khi cấp trên trực tiếp cho phép.
4. Nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát.
- Theo dõi, hướng dẫn công nhân làm việc đúng theo quy trình kỹ thuật an toàn điện.
- Bổ khuyết cho công nhân về an toàn và cho công nhân ngừng việc khi vi phạm các
quy định về an toàn hoặc khi thấy nguy hiểm cho công nhân.


- Kịp thời xử lý khi xẩy ra sự cố.

5. Trước khi bắt đầu làm việc hay làm tiếp công việc của ngày hôm trước, người nhận
việc phải xem xét lại chỗ làm việc, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp an toàn và làm
lại các thể thức cho phép vào làm việc.
6. Khi tạm thời ngừng làm việc trong ngày (ăn trưa, giải lao, chuyển nơi làm việc đến chỗ
khác...) đối với công việc có cắt điện một phần hay không cắt điện, cấm tháo dây nối đất,
cất các biển báo, rào ngăn cách tạm thời tại chỗ làm việc.
7. Sau khi làm xong toàn bộ công việc, người nhận việc phải thu dọn, xem xét lại chỗ vừa
làm việc và có nhận xét về phần an toàn lao động.
Tuỳ theo nội dung công việc mà cần hoặc không cần đến sự có mặt của người giao việc.
8. Trước khi đóng điện cho thiết bị phải:
- Tháo hết dây nối đất tạm thời, dây nối ngắn mạch không được để sót.
- Cất biển báo, rào ngăn cách tạm thời đã treo và đặt trước khi làm việc.
Hai công việc nói trên, phải do chính người đã nối đất tạm thời, đặt rào ngăn cách tạm
thời, treo biển báo trước đây tiến hành.
- Đặt rào ngăn cách thường xuyên, biển báo thường xuyên vào vị trí cũ như trước khi
công tác.
9. Người giao việc, cán bộ chỉ đạo sản xuất phải tự mình đi kiểm tra tình trạng toàn bộ
thiết bị đã đảm bảo an toàn rồi mới cho phép đóng điện vào thiết bị.


Chương 3: An toàn đối với các thiết bị điện hạ áp
3.1. An toàn đối với thiết bị phân phối điện và điều khiển
1. Tất cả các thiết bị phân phối điện và điều khiển bao gồm các tủ phân phối điện, bảng
điều khiển, các khí cụ điện... đều phải có các thông số định mức thoả mãn các chế độ làm
việc đúng tải định mức, quá tải cũng như khi ngắn mạch hay quá áp.
2. Tất cả các phần kim loại của thiết bị phân phối, bảng điện, tủ điện cần phải được sơn
chống rỉ.
3. Các thanh cái của thiết bị phân phối điện phải sơn màu như sau:
Pha A - màu vàng.
Pha B - màu xanh lá cây.

Pha C - màu đỏ.
4. Tại các phòng đặt thiết bị phân phối và điều khiển, phải được chiếu sáng, thông gió đầy
đủ theo tiêu chuẩn. Phải có đèn chiếu sáng sự cố mất điện.
5. Các thiết bị phân phối điện phải bảo đảm an toàn khi vận hành, không đánh lửa tạo hồ
quang điện gây nguy hiểm cho công nhân, làm cháy các vật xung quanh, gây chập mạch các
pha hay chập mạch với đất.
6. Các cầu dao điện phải lắp đặt sao cho không thể tự đóng mạch dưới tác dụng của trọng
lượng cán điều khiển. Nguồn điện cấp đến bao giờ cũng phải lắp vào phía trên cầu dao
còn dây chảy phải nằm ở phía dưới cầu dao.
Cấm dùng cầu dao không có bộ phận bao che.
7. Ổ cắm điện và phích lấy điện phải thoả mãn các yêu cầu sau:
-

Đồng bộ với nhau về điện thế và công suất.

-

Đồng bộ với nhau về số cực (hoặc số pha).

Phải lắp cầu chì bảo vệ trước ổ cắm phù hợp vói tải cắm vào ổ.


Cần ghi rõ mức điện áp sử dụng bên cạnh (hoặc trên) các ổ cắm điện.

3.2. An toàn đối với các thiết bị điện chiếu sáng
1. Tại các đường dây phân nhánh của mạng điện chiếu sáng vào các dãy nhà, tầng nhà,
khu nhà, phải có cầu dao phân đoạn hay cầu chì ngắt điện.
2. Mỗi đèn chiếu sáng phải có đui đèn, cầu chì, công tắc mắc vào dây pha của mạng điện.
3. Chiếu sáng tạm thời tại các vị trí ẩm ướt và/hoặc nguy hiểm phải quy định mức điện áp
tối đa là 12 V hoặc phải có biện pháp chống nổ.

Đèn chiếu sáng tạm thời phải có bảo vệ trên bóng. Bóng đèn bị cháy hoặc vỡ phải được
thay ngay lập tức. Không được tháo bóng vỡ khi chưa ngắt mạch điện
4. Ở những nơi ít nguy hiểm về điện, cho phép dùng điện áp 220 V cho các đèn chiếu
sáng lắp cố định.
5. Ở những nơi nhiều nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm về điện khi lắp thấp dưới 2,5 m so
với nền nhà, phải có biện pháp bảo vệ để người không thể chạm vào đèn hoặc dùng đèn
với nguồn điện áp an toàn.
6. Điện áp cung cấp cho các loại đèn lắp đặt cố định là:
-

Ở những nơi ít nguy hiểm về điện: đến 220 V.

-

Ở những nơi nhiều nguy hiểm về điện và đặc biệt nguy hiểm về điện: 36 V

7. Đèn chiếu sáng sự cố phải được cấp bằng nguồn điện độc lập.
8. Không được dùng điện áp trên 36 V cho các đèn di động, đèn chiếu sáng trên các máy
công cụ.
Đèn chiếu sáng di động yêu cầu điện thế dưới 36 V phải dùng máy biến thế có các cuộn
dây thứ cấp và sơ cấp riêng biệt, vỏ kim loại của máy biến thế phải nối đất.
Cấm dùng biến áp tự ngẫu để cung cấp điện hạ thế cho các đèn di động.
9. Khi nối các đèn chiếu sáng di động cầm tay với điện thế 12 V hay 36 V và nối các máy
biến thế hạ thế di động vào mạng 110 V hay 220 V phải dùng dây mềm có vỏ bọc cách
điện. Dây dẫn từ ổ cắm điện đến biến thế không được dài quá 3 m.


10. Cấm thay bóng đèn không đúng với công suất của thiết bị chiếu sáng.
Trong mọi trường hợp phải dùng dây chảy đúng với tiêu chuẩn về cường độ dòng điện.
Cần dự trữ một số bóng đèn, dây chảy các cỡ để dùng cho việc thay thế, nhất là các trạm

biến thế, buồng ắc quy, tổ máy phát điện, nơi để xăng dầu hoá chất dễ cháy.
11. Cần phải làm vệ sinh, lau sạch bụi cho đèn hoặc chụp đèn tuỳ theo mức độ bụi ở khu
vực sử dụng.
-

Ở nơi nhiều bụi: 1 tuần 1 lần.

-

Ở nơi ít bụi: 1 tháng 1 lần.

-

Ngoài trời: 1 năm 1 lần.

12. Khi lắp bóng đèn, lau đèn hay thay dây chì, sửa chữa dây điện đèn, phải cắt điện bằng
công tắc, cầu chì hay cầu dao.
Có thể thực hiện những công việc này không cần phải cắt điện với điều kiện phải thực
hiện các đầy đủ các biện pháp an toàn.

3.3. An toàn đối với đường dây, cáp điện
1. Đường dây hạ áp phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Khoảng cách của đường dây dẫn điện trên không ở chỗ võng xuống thấp nhất so với
mặt đất:
 Nơi có đông người qua lại không nhỏ hơn 6 m đối với dây trần và 5 m đối với
dây bọc.
 Nơi ít người qua lại không nhỏ hơn 5 m đối với dây trần và 4,5 m đối với dây
bọc.
 Chỗ nhánh rẽ đi vào các đài, trạm nhà xưởng không được nhỏ hơn đối 4,0m
với dây trần và 3,5 m đối với dây bọc.

- Đi qua cây xanh, khoảng cách từ dây dưới cùng đến cây không nhỏ hơn 1,0 m đối
với dây trần và 0,5 m đối với dây bọc. Khoảng cách ngang từ dây gần nhất đến cây không
nhỏ hơn 1,0 m đối với dây trần và 0,3 m đối với dây bọc.


- Khoảng cách ngang từ dây dẫn điện gần nhất đến cửa sổ, ban công của các nhà
không được nhỏ hơn 1,5 m đối với dây trần và 1,0 m đối với dây bọc.
- Cấm kéo đường dây trần dẫn điện trên không ở trên mái nhà. Khi cần thiết phải bảo
đảm khoảng cách giữa đường dây với mái nhà không nhỏ hơn 2,5 m.
- Đường dây điện khi vượt qua hồ ao phải cách mặt nước 2,5 m khi mực nước cao
nhất.
- Đường dây điện trần khi chạy song song với đường ô tô trong xí nghiệp phải có
khoảng cách từ chân cột đến mép đường không được nhỏ hơn 1,5 m.
- Khi nối dây dẫn đường trục chính phải dùng khoá nối riêng hoặc hàn nối. Đối với
các nhánh rẽ, cho phép xoắn để nối nhưng phải bảo đảm có độ bền an toàn.
- Khi hàn dây dẫn 1 sợi, cấm hàn tiếp giáp, chỗ nối phải có độ bền cơ học không dưới
90% độ bền giới hạn của dây dẫn. Không được phép nối dây dẫn ở trong khoảng cột giao
chéo với các công trình khác.
- Đường dây dẫn điện trong nhà sản xuất nơi đặt các thiết bị BCVT, thiết bị chiếu
sáng phải dùng dây có bọc cách điện. Cho phép dùng dây trần, thanh dẫn trong trường
hợp đặc biệt do yêu cầu sản xuất.
- Nếu dùng dây không có bọc cách điện thì phải thỏa mãn các điều kiện :
 Dây trần phải cách vật dễ cháy ít nhất là 1 m.
 Khoảng cách từ dây trần đến bất cứ điểm nào của thiết bị trong khu vực đó
không được nhỏ hơn 3 m.
 Nếu ở lối đi lại thì phải có rào ngăn. Nếu rào ngăn bằng kim loại thì phải được
nối đất bảo vệ với điện trở không được lớn hơn 10 Ω.
- Chỉ tiêu kỹ thuật của đường dây dẫn điện trên không, điện thế đến 1000 V phải tuân
thủ TCVN 5064:1994 “Dây trần dùng cho đường dây tải điện trên không” và TCVN
5844:1994 “Cáp điện lực điện áp đến 35kV. Yêu cầu kỹ thuật chung”

- Khi kiểm tra đường dây trên không, phải chú ý:
 Dây có bị đứt hay bị cháy không? Độ võng của dây có lớn quá không?


 Sứ có bị lỏng, nứt không?
 Cột có bị nghiêng ngả, không vững chắc không? Chân cột có chắc chắn không?
 Dọc theo tuyến đường dây có sạch sẽ không? Cành cây có thể rơi vào đường
dây không? Phía dưới đường dây có công trình, vật thể gì trái với quy định
không?
- Khi dây bị đứt, phải thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn người đến gần dây dẫn
đó.
Cấm đến gần dây dẫn bị đứt: đối với dây dẫn điện áp dưới 1000 V, phải đứng xa 5m,
khi trời mưa, nếu trên mặt đất có độ ẩm cao hay có đọng nước, cần phải đứng xa hơn.
2. Hệ thống cáp dẫn điện trong trạm phát điện, trạm biến thế phải đảm bảo các quy định
về an toàn sau đây:
-

Cáp đặt trực tiếp dưới đất, trong rãnh cáp, hầm cáp phải là loại cáp có vỏ bọc cách
điện và vỏ kim loại, có lớp bảo vệ bằng gai tẩm nhựa hoặc bằng cao su cách điện.

-

Cáp điện phải được sắp xếp trật tự theo chủng loại, tính năng kỹ thuật, cấp điện áp
và được đặt trên giá đỡ trong hầm cáp hoặc rãnh cáp.

-

Cáp đi theo tường nhà, treo trên các cột hay các giá đỡ khác phải bảo đảm độ cách
điện quy định, không bị hở điện, chỗ nối cáp phải bọc cách điện tốt.


-

Cáp dẫn điện đi qua khu vực có ảnh hưởng của nhiệt độ cao phải được bảo vệ bằng
vật liệu cách nhiệt và đi trong ống bảo vệ.

-

Việc sử dụng cáp phải đúng theo dòng điện tải và mức sụt áp lớn nhất cho phép.

-

Khi trên các đường cáp bị nóng nhiều hơn bình thường, phải kiểm tra, tìm nguyên
nhân hay giảm bớt dòng tải của đường cáp.

-

Hầm cáp, gian đặt cáp phải có đèn chiếu sáng sự cố và phải đảm bảo tiêu chuẩn
phòng chống cháy nổ.

-

Hầm cáp, rãnh cáp phải có nắp đậy kín, thoát nước tốt, được bảo quản sạch sẽ, khô
ráo. Phải thường xuyên làm vệ sinh hầm rãnh cáp, không được để đọng nước ẩm
ướt, dầu, tạp vật tích tụ.


-

Vỏ kim loại bọc cáp phải được nối đất. Dây nối đất phải có đường kính lớn hơn 4
mm.


-

Chỉ được làm việc ở trên đường cáp khi cáp đã được cắt điện, nối đất vỏ cáp về
phía nguồn và đã phóng hết điện tích ở vỏ kim loại của cáp.

3.4. An toàn đối với máy phát điện
1. Mạng điện cung cấp phải đảm bảo đúng với sơ đồ đã quy định về chế độ trung tính, có
hay không có dây trung tính, trung tính cách ly với đất hay trung tính nối đất.
Nếu mạng điện không có dây trung tính, phải đảm bảo độ cách điện của vỏ bọc dây dẫn ít
nhất là 0,5 MΩ.
Nếu mạng điện có trung tính nối đất, phải đảm bảo điện trở tiếp đất không lớn hơn 4 Ω
Phải thường xuyên kiểm tra độ cách điện của vỏ bọc dây dẫn và điện trở tiếp đất của
trung tính một năm một lần vào mùa khô.
2. Đối với các máy phát điện di động hoặc đặt trên các xe thông tin có cọc tiếp đất, phải
đóng cọc xuống đất khi máy làm việc. Độ sâu của cọc đóng xuống đất phải theo đúng quy
định của thuyết minh sử dụng.
3. Phải luôn đảm bảo đầy đủ số lượng và độ chính xác của đồng hồ đo và các thiết bị bảo
vệ tổ máy phát điện của nơi chế tạo đã lắp.
Các đồng hồ đều phải ghi vạch đỏ chỉ giới hạn tối đa cho phép.
4. Cấm áp dụng các biện pháp để khống chế các rơle, các bộ phận tự động hạn chế phụ
tải, giới hạn vòng quay, hạn chế điện áp công suất...của tổ máy phát điện.
5. Việc thao tác trên các tủ phân phối, bảng điều khiển, các cầu dao phải theo đúng trình
tự đã được quy trình vận hành quy định.
6. Ở nơi có nhiều nguồn điện (điện lưới công nghiệp, điện của nhiều tổ máy phát điện độc
lập), phải có bảng chuyển đổi nguồn, bảo đảm chắc chắn không thể xảy ra sự cố khi
chuyển đổi nguồn điện, có ghi rõ tên nguồn điện và phụ tải được cung cấp.
7. Phải có các biện pháp cần thiết và nghiêm ngặt để không thể đóng điện nhầm hoặc



đóng cùng một lúc hai nguồn điện khác nhau lên mạng điện.
Việc hoà điện phải tiến hành theo những quy định riêng của đơn vị sử dụng tuỳ theo thiết
bị hoà điện và nguồn điện.
8. Mọi việc sửa chữa, điều chỉnh phải tiến hành khi hoàn toàn không có điện thế trên máy
phát điện. Khi cần phải điều chỉnh lúc tổ máy phát điện đang làm việc, phải có những quy
định riêng của đơn vị sử dụng tuỳ theo từng loại máy để bảo đảm an toàn.
9. Cấm sử dụng:
- Các dây cáp có vỏ bị nứt, bị gãy, bị xước, bị hở điện
- Các cầu dao không có bao che.
- Các dây chảy không đúng quy định.
10. Tại chỗ để máy phát điện phải có bình cứu hoả, có phương tiện cứu hoả và biển báo
cấm lửa.
Các máy phát điện di động đặt trên xe thông tin nhất thiết phải có bình cứu hoả được
kiểm tra định kỳ.
Cấm dùng nước để chữa cháy xăng hay điện.
11. Phòng đặt máy phát điện phải khô ráo, đủ ánh sáng, lối đi lại phải đủ để đi lại dễ dàng
không chạm vào các thiết bị, cửa phải mở ra ngoài, có đèn chiếu sáng sự cố khi mất điện,
không được để xăng dầu.

3.5. An toàn đối với ắc quy
1. Để chiếu sáng các phòng để ắc quy, phải sử dụng các đèn phòng nổ. Tất cả các công
tắc, cầu chì, ổ cắm phải bố trí ngoài phòng để ắc quy. Nơi để ắc quy phải có biển báo
“Cấm lửa”. Đối với loại ắc quy được chế tạo theo công nghệ mới thì biên soạn qui trình
riêng theo qui định của nhà chế tạo.
2. Việc hàn trong buồng ắc quy phải tiến hành thật cẩn thận sau khi đã tiến hành các công
việc sau:
- Phóng hết điện của bình. Hai giờ trước khi hàn, phải tiến hành thông gió. Trong khi hàn


cũng phải liên tục thông gió.

- Chỗ hàn phải che chắn bằng các vật liệu không cháy
- Trước khi hàn, phải có người giám sát.
3. Khi làm việc với các bình ắc quy phải trang bị găng, ủng cách điện, tạp dề và kính.
4. Phải có không gian thích hợp xung quanh các tổ ắc quy nhằm đảm bảo an toàn trong
kiểm tra, bảo dưỡng, đo thử và thay thế.
5. Ắc quy phải đặt trong rào chắn bảo vệ hoặc được đặt tại vị trí chỉ người được phép mới
có thể đến gần. Rào chắn bảo vệ là phòng ắc quy; buồng điều khiển; hoặc lồng, tấm chắn
để bảo vệ thiết bị bên trong và giảm khả năng tiếp xúc với các phần mang điện.
6. Khu vực đặt ắc quy phải được thông gió. Hệ thống thông gió phải ngăn ngừa sự tích tụ
hyđrô dưới mức gây cháy nổ.
7. Các dụng cụ dùng để làm việc với ắc quy phải được bọc cách điện, không được phát ra
tia lửa điện.
8. Phải lưu ý một số điểm để đảm bảo an toàn sau đây:
-

Khi nối đất một cực của tổ ắc quy phải cẩn thận tránh điện áp nguy hiểm giữa cực
không được nối đất và đất;

-

Khi thao tác tránh làm ngắn mạch các điện cực hoặc cáp của ắc quy vì có thể tạo ra
hồ quang điện nguy hiểm, gây bỏng và sốc điện cho những người ở gần;

-

Phải hạn chế khí Hyđrô tạo ra trong khi nạp ắc quy để không gây ra cháy nổ và độc
hại;

-


Không được tiếp xúc trực tiếp với các cực hở của tổ ắc quy;

9. Bảo quản các dây nối của tổ ắc quy phải sạch sẽ và bắt chặt để ngăn chặn quá nhiệt do
điện trở tiếp xúc;
-

Không sửa chữa các mối nối ắc quy khi đang có dòng điện vì có thể tạo hồ quang
điện gây nguy hiểm cho con người;

-

Phải có biển báo nguy hiểm về điện và các nguy hiểm khác của tổ ắc quy.


KẾT LUẬN
Điện là nguồn năng lượng cơ bản trong các công xưởng , xí nghiệp từ nông thôn điến
thành thị. Nhìn chung, chúng ta đều thấy nguyên nhân gây ra các tai nạn điện chủ yếu là
do con người chúng ta tự gây ra. Vì vậy, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm, sự hiểu biết
của mọi người về điện năng là vô cùng quan trọng. Từ đó, chúng ta có thể hạn chế được
những vụ việc đáng tiếc xảy ra, giảm thiểu những cái chết thương tâm không đáng có.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần phải nhận thấy nhiều yếu kém trong công tác xây dựng
cơ sở hạ tầng cũng là một nguyên nhân dẫn đến những tai nạn này. Cần phải có sự đầu tư
thỏa đáng trong công tác bảo vệ an toàn, duy tu, bão dưỡng hợp lí, kịp thời sửa chữa
những sự cố rò rỉ,… nhằm góp phần xây dựng một xã hội an toàn, văn minh, tốt đẹp hơn.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Quy phạm an toàn điện trong Bưu Chính Viễn Thông (TCVN 2011)
An toàn điện – Nguyễn Xuân Phú ( NXB Khoa học & Kĩ thuật)





×