Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Lập kế hoạch giảng dạy truyện “tấm Cám” (SGK NV 10)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.54 KB, 42 trang )

Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
------

1


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

MỤC LỤC
Lời giới thiệu.................................................................................................2
Nội dung chính..............................................................................................3

BÀI LUẬN

VĂN HỌC DÂN GIAN
I.
II.

Mục tiêu cần đạt.............................................................................3
Vấn đề văn bản...............................................................................3

Đề tài: Lập kế hoạch giảng dạy truyện “Tấm Cám”(SGKNV10)

GVHD: Thầy Nguyễn Hữu Nghĩa
SVTH:

III.


IV.
V.

Lê Thị Ly Khơ

K40.601.054

So sánh 3 dị bản trong nước.....................................................5
Thị ngoài.......................................................12
Hồng Hạnh
K40.601.035
Một số dị bảnCao
nước
Nguyên nhânNguyễn
dị bản................................................................14
Thị Thúy Ngọc
K40.601.092
Vận dụng lý thuyết thể loại..........................................................15
Cao Thị Huyền Trang
K38.601.151
1. Hệ đề tài..................................................................................16
2. Kết cấu và cốt
truyện..............................................................17
Nguyễn
Ngọc Quyên
K39.601.098
3. Nhân vật..................................................................................19
Phạm
Thu Thảo
4. Xung đột được

giảiThị
quyết
nhờ các lực K39.601.111
lượng siêu nhiên........20
5. Tiểu kết và đề
xuất phương
dạy...........................21
Nguyễn
Thị Như pháp
Huỳnhgiảngk39.601.044
“Tấm Cám” gắn với đặc trưng thể loại
Trần văn
Thị Mỹ
Linh
K39.601.065
Vận dụng kiến thức
hóa........................................................23
Nghệ thuật....................................................................................34
Lê Thị Kim Liên
K39.601.055
1.
2.
3.

2


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

Tổng kết.......................................................................................................39

Thư mục tham khảo.....................................................................................40

3


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

LỜI GIỚI THIỆU
Môn Ngữ văn là môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy các
môn văn hóa phổ thông. Trong môn Ngữ văn, một bộ phận Văn học rất quan trọng
được đưa vào đầu chương trình mỗi cấp học, đó chính là Văn học dân gian. Học sinh
tìm hiểu văn học dân gian không chỉ khám phá được cái hay, cái đẹp của sáng tác nghệ
thuật ngôn từ, mà còn thu thập được vốn hiểu biết về văn hóa xã hội, phong tục tập
quán, nếp sinh hoạt dân gian của dân tộc. Tuy nhiên, với đặc thù riêng của bộ phận văn
học dân gian – những sáng tác có khoảng cách xa so với thực tại, chứa đựng những tư
duy, những quan niệm thẩm mỹ của người xưa,… là những khó khăn lớn đối với người
học nội dung văn học này. Từ thực tế này đòi hỏi giáo viên Ngữ văn cần lựa chọn
phương pháp - phương tiện.., những sáng tạo mới phù hợp với nội dung văn học dân
gian, nhằm tổ chức, định hướng cho học sinh thu thập thông tin, chinh phục kho tàng
tri thức một cách hiệu quả, nắm bắt được những giá trị tinh thần quý giá nhất trong đời
sống tinh thần của con người.
Điều quan trọng hơn cả là trong quá trình giảng dạy, ngoài những kiến thức về
nội dung, nghệ thuật của tác phẩm, người giáo viên cần phải truyền đạt được cho học
sinh những kiến thức cơ bản nhất về Văn học dân gian. Dưới đây là tiểu luận của nhóm
về lập đồ án phương pháp giảng dạy một tác phẩm Văn học dân gian tiêu biểu – Tác
phẩm “Tấm Cám”.

4



Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

NỘI DUNG CHÍNH
I.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:
 Về kiến thức: Tìm hiểu truyện cổ tích thần kì Tấm Cám để nắm được :
• Kiến thức về thể loại truyện cổ tích
• Nội dung của truyện “Tấm Cám”
• Biện pháp nghệ thuật chính của truyện
 Về kĩ năng:
• Nhận diện tác phẩm văn học dân gian (cổ tích)
• Rèn kĩ năng đọc, kể phân tích nhân vật qua mâu thuẫn, xung đột trong

Truyện cổ tích thần kì
• Hiểu một truyện cổ tích thần kì qua đặc trưng thể loại
 Về thái độ:
• Có được lòng cảm thương đối với người lao động nghèo khổ, những thân


phận bất hạnh
Củng cố niềm tin vào sự chiến thắng của cái thiện, củ chính nghĩa trong
cuộc sống

II.

VẤN ĐỀ VĂN BẢN (dị bản)
Văn học dân gian là sáng tác tập thể, nhân dân cùng tham gia vào công việc


sáng tạo, biểu diễn, thưởng thức nên khi chưa có chữ viết các tác phẩm sáng tác và lưu
truyền bằng miệng. Việc truyền miệng nhau như thế, lâu ngày tác phẩm văn học dân
gian có phần biến đổi về hình thức, kết cấu ngôn từ… cho phù hợp với từng vùng miền
địa phương, song về nội dung không thay đổi.
Dị bản là đặc điểm của văn học dân gian do: Tính tập thể và tính truyền miệng
quy định nên có tính dị bản tất yếu.

5


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

Là một thể loại truyền miệng, truyện cổ tích thường có nhiều dị bản. Sự dị bản
hóa tác phẩm có thể được nhìn nhận do các dân tộc trên thế giới có những điểm chung
nhất về văn hóa, lịch sử, sinh hoạt, lối sống; đồng thời cũng có những đặc điểm riêng
trong nếp sống, đặc điểm lao động, sinh hoạt, điều kiện tự nhiên tùy từng dân tộc.
Thêm vào đó những người kể truyện cổ tích thường mang vào các truyện họ kể những
nét cá tính riêng, sự thêm thắt nội dung theo những ý đồ nhất định.Tấm Cám không
những là một trong những truyện cổ tích được lưu truyền rộng rãi nhất ở Việt Nam mà
còn là truyện có tính chất quốc tế. Trên thế giới, kiểu truyện Tấm Cám rất phổ biến.
Tấm Cám là tên gọi của người Kinh (Việt Nam), còn ở dân tộc khác, ở nước khác thì
gọi bằng tên khác như Cô Bé Lọ Lem (Đức,Pháp); Cô Tro Bếp (Hi Lạp, Đức, Serbie,
Pháp), Nêang Cantóc và Nêang Song Angcát (Campuchia), Nàng Tạu Khăm (Lào),…
Tên gọi khác nhau nhưng chúng đều có những motif cơ bản giống nhau nên chúng
được xếp vào cùng một kiểu truyện và nhóm trình bày xin tạm gọi theo tên gọi của
người Kinh (Việt Nam) cho tiện trình bày.
Cổ tích Tấm Cám trong dân gian lưu truyền rất nhiều dị bản. Chủ yếu ở phần
kết truyện. Mỗi dị bản một cách kết thúc khác nhau, đều có cái hay, cái riêng của nó.
Kết thúc truyện, cái chết của mẹ con Cám được kể lại bằng nhiều cách khác nhau.

Những năm 50, ở nước ta trong giới nguyên cứu xảy ra xu hướng “chỉnh lí lại”một số
truyện dân gian.Truyện Tấm Cám cũng đã được biên soạn lại.
Để giúp học sinh có thể chủ động hiểu rõ hơn về tác phẩm cũng như đặc trưng
của văn học dân gian, giáo viên có thể giao một số công việc cho học sinh của mình
như: yêu cầu tham gia đóng vai, sân khấu hóa tiết học, hay cho các em tham gia tìm
các dị bản của tác phẩm…Ở đây người giáo viên có thể giới thiệu cho các em ba dị
bản quan trọng nhất. Đồng thời có thể chia nhóm để các em có thể thảo luận và nêu
lên suy nghĩ của mình về các dị bản. Và đặc biệt là cái kết ở cuối truyện, giáo viên có
thể giới thiệu các cách kết thúc khác nhau của truyện, cho các em nêu lên nhận xét của
mình và chọn cái kết có ý nghĩa là lương thiện nhất.
6


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

 Từ đó giáo viên có thể làm rõ cho học sinh vấn đề về sự xuất hiện của các dị bản là

một đặc trưng của văn họ dân gian, nó không ảnh hưởng đến ý nghĩa của tác phẩm
mà chỉ thể hiện và nhấn mạnh thêm thái độ, tư tưởng cũng như mong ước của nhân
dân về cái thiện và cái ác.
Chẳng hạn: SO SÁNH DIỄN BIẾN TRUYỆN TRÊN BA DỊ BẢN THUỘC KIỂU
TRUYỆN TẤM CÁM Ở VIỆT NAM:
 Điểm nổi bật và xuyên suốt trong diễn biến kiểu truyện Tấm Cám cho dù ở dị

bản nào cũng đều là các lần biến hóa, hóa thân, để mở ra con đường, lối thoát,
đưa nhân vật đến một hướng tồn tại mới, dần dần dẫn đến đích viên mãn.
 Ở đây chúng ta cùng nghiên cứu sự khác nhau cơ bản trên 3 dị bản chính của
kiểu truyện Tấm Cám Việt Nam: Bản 1 do A.Landes sưu tầm, có sự hoán đổi
tên gọi khác với thông thường, Tấm là nhân vật phản diện, còn Cám là nhân vật
bị áp bức. Bản 2 là bản kể thông thường chúng ta biết đến trong chương trình

SGK của Vũ Ngọc Phan kể. Còn bản 3 là Truyện Kajong và Halek của người
Chăm cũng do A.Landes sưu tầm được.
1.

So sánh 3 dị bản trong nước
a. Những biến hóa khởi đầu:
Bản 1 của người Kinh mà A.Landes sưu tầm được vào cuối thế kỷ XIX kể: “Tấm

(tức là cô gái hại người) lừa Cám cha bị ốm, mẹ ghẻ lót bánh tráng dưới chỗ cha nằm
giả đau xương, và bảo Cám leo hái cau tươi, Tấm ở dưới chặt gốc. Cám ngã xuống
chết. “Cám hóa thành con chim hoành hoạch… Hoàng tử bảo hoành hoạch: “Nếu ta là
chồng mi, hãy bay đậu vào ống tay áo của ta, còn nếu ta không phải là chồng mi, hãy
ra khỏi tay áo của ta”. Con hoành hoạch bay vào ống tay áo hoàng tử, chàng bắt giữ lại
để nuôi”. (Theo bài nghiên cứu motif "Cái duy nhất”- GS Nguyễn Tấn Đắc - ĐH Khoa
học Xã hội và Nhân văn TPHCM”được lấy tư liệu từ Histoire de con Tấm et de con
Cám (Kinh), A.Landes sưu tầm, công bố, 1886).
7


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

Bản 2 do Vũ Ngọc Phan kể: “Nhân ngày giỗ bố, Tấm xin phép vua về thăm
nhà… Mụ dì ghẻ bảo Tấm: “Con trèo lên cây cau, xé lấy một buồng để cúng bố”. Tấm
vâng lời, trèo lên cây thì mụ dì ghẻ ở dưới chặt gốc cau. Thấy cây rung chuyển, Tấm
hỏi mụ trả lời: “Dì đuổi kiến cho con đấy mà!”. Cây cau gãy, Tấm ngã lộn xuống ao
chết… Hồn Tấm nhập vào con chim vàng anh bay thẳng vào cung vua. Vua đi đâu
chim cũng bay theo. Vua tưởng nhớ Tấm, bảo chim vàng anh rằng: “Vàng ảnh vàng
anh, có phải vợ anh chui vào tay áo!”. Vua vừa nói dứt lời, chim vàng anh chui lọt vào
tay áo vua”.
Bản 3 của người Chăm cũng do A.Landes sưu tầm kể: Mụ dì ghẻ lừa xin Kajong

trở về, đối xử tàn tệ, rồi lừa bảo cô hái dừa, ở dưới chặt gốc, nó “nhảy xuống một cái
hồ nước bên cạnh rồi biến thành một con rùa vàng sống ở đấy”. Bà mẹ ghẻ bịa đặt:
“Kajong đã trốn đi đâu mất, nay con đưa đứa con gái ruột đến để hầu Bệ hạ”… Họ bắt
được một con rùa vàng. Nhà vua ôm rùa vào lòng và mang về cung. Ông không muốn
đi săn nữa. Nhà vua thả rùa vào một bồn nước để nuôi.”.
Nhìn chung, ở cả ba dị bản trên đều có sự thống nhất về motif cấu thành: đánh
lừa – hãm hại – biến hóa – thử nghiệm, đều dựa vào một lí do bịa đặt dẫn nhân vật
vào vòng hãm hại, sau đó nhân vật biến hóa thành một sinh thể khác, và nhà vua thử
nghiệm để chứng tỏ xem đó có phải là người cần tìm hay không. Thực chất, diễn biến
mở đầu này đóng vai trò mở đầu, là điểm tựa cho toàn bộ câu chuyện, góp phần mở ra
các diễn biến khác, kết nối với các kiểu motif khác. Ngoài ra, ở bản 1 và 2, tác giả dân
gian đi theo motif người chết biến hóa thành chim, còn ở bản 3 thì nhân vật biến hóa
thành rùa vàng.. Sở dĩ có sự sai khác này giữa các dị bản do ảnh hưởng của nhiều yếu
tố: thời gian, lưu truyền, bản sắc văn hóa, quan niệm riêng của các dân tộc anh em.
b. Những biến hóa trung gian:

Sau lần biến hóa đầu tiên và trước khi Tấm được tái sinh trở lại làm người,
Tấm đã biến hóa qua nhiều kiếp trung gian:
8


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

Bản 1 kể: “Một hôm hoàng tử đi vắng, Tấm (tức nhân vật ác theo 1 bản sưu tầm
của A.Landes) giết chim nấu ăn. Khi hoàng tử trở về hỏi chim đâu, Tấm đáp: Tôi có
mang, thèm thịt chim đã nấu ăn rồi. Hoàng tử hỏi: “Cô ăn thịt chim, vậy lông của nó
vất ở đâu?” Tấm bảo vất ở đằng sau hàng rào. Hoàng tử đến đấy thì thấy mọc lên một
búp măng tươi rói khỏe mạnh.Một hôm nhân lúc hoàng tử đi săn, Tấm cắt búp măng
nấu ăn. Bẹ măng nó vất đi đã mọc thành cây thị; trổ ra một quả ngon lành, Tấm muốn
ăn mà không làm sao hái được”. (theo bài nghiên cứu của GS. Nguyễn Tấn Đắc lấy từ

tài liệu của A.Landes sưu tầm)
Bản 2 kể: “Vua rất yêu chim, cho chim ở lồng son, đi đâu cũng xách đi theo.
Thấy thế, con Cám càng thêm ghét chim, Cám bóp chết chim rồi chôn… Chẳng bao
lâu, ở chỗ chôn chim mọc lên một cây xoan đào, vua liền mắc võng vào cây nằm nghỉ.
Nhân một ngày gió bão, vua lại đi xa vắng, con Cám chặt cây đi, rồi lấy gỗ xoan đào
đóng khung cửi. Trong khi con Cám ngồi dệt vải, con ác bằng gỗ trên khung cửi kêu:
“Cót ca, cót két, lấy tranh chồng chị, chị khoét mắt ra!”Nghe con ác kêu, con Cám sởn
cả tóc gáy, vội ném thoi đi không dám dệt nữa. Con Cám đốt khung cửi, rồi đem tro đổ
tận bên đường, thật xa cung vua. Ở đống tro, chẳng bao lâu mọc lên một cây thị lớnâ.
Cây thị ra nhiều hoa nhưng chỉ đậu một quả thật to…”.
Bản 3 kể: “Một hôm ông đi dạo chơi, Halek bắt rùa vàng nấu ăn. Nó vất mai rùa
ra sau nhà, ở đó mọc lên một búp măng… Một hôm nhà vua đi dạo vắng, Halek cắt
búp măng về nấu ăn. Nhà vua hỏi Halek thì nó nói dối là có mang thèm măng nên đã
cắt nấu ăn rồi. Nhưng bẹ măng đã biến thành chim bêk bay đến đậu trước cung vua
than thở. Nhà vua nghe chim bêk kêu than thảm thiết, bèn có lời nguyện: “Nếu chim
quả thật là Kajong thì hãy bay đậu vào tay áo của ta”. Chim bêk liền bay đậu vào tay
áo nhà vua. Vài ngày sau nhà vua ra đi dạo chơi, Halek ở nhà bắt chim nấu ăn.Nó vất
lông chim ra đường bên ngoài cung vua, ở đó mọc lên một cây thị”.
Ở phần trung gian này, số lần biến hóa và kiểu biến hóa giữa các bản có phần khác
nhau khá rõ rệt. Ở bản 1, bao gồm 2 biến hóa: chim bị giết vứt lông đi, từ chỗ ấy mọc
9


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

lên búp măng, măng bị cắt rồi mọc lên cây thị. Ở bản 2, bao gồm 3 lượt biến hóa, giết
thịt chim, từ chỗ xương mọc cây xoan đào, chặt cây xoan đào làm khung cửi, đem đốt
khung cửi rải tro mọc lên cây thị. Ở bản 3, bao gồm 3 lượt biến hóa, từ con rùa vàng
hóa thành búp măng, búp măng hóa thành con chim Bêk, rồi chim Bêk biến thành cây
thị.


Như vậy, thông qua sự liệt kê trên, ta có thể thấy, ngoài sự khác nhau về số lượng
và nội dung tình tiết biến hóa, thì mọi sự biến hóa trung gian, đều có đích đến là cây
thị, cho dù có biến hòa 2 hay 3 lần, thì linh hồn Tấm cũng sẽ kết thúc bước trung gian
trước khi được tái sinh trở về kiếp người ở cây thị. Điều này càng một lần nữa làm nổi
bật motif cái duy nhất (cây thị) ở kiểu truyện Tấm Cám. Mặc dù ở các dị bản, chi tiết
của “đoạn kết biến hóa”này cũng có nhiều sự khác nhau, nhưng nhìn chung vẫn thống
nhất việc nhân vật bị hãm hại trở lại hình người là từ cây thị, quy trình biến hóa này
cũng có nhiều điểm độc đáo và khác biệt hơn so với những lần biến hóa trước, nó
được xem là “cú hích”của truyện. Vì vậy, nó được đặt trong những điều kiện cụ thể
hơn những lần biến hóa trước, từ tính chất của motif, điều kiện cấm đoán, người gửi
gắm vật hóa thân đến sự biến hóa tái sinh.
c. Biến hóa sau cùng:

Bản 1 kể: “Bẹ măng nó vất đi đã mọc thành cây thị trổ ra một quả ngon lành,
Tấm muốn ăn mà không sao hái được. Có một bà lão ăn xin thường hay ngồi dưới gốc
cây thị: nhìn thấy quả thị ngon lành, bà cầu: “Trái thị, rớt bị bà già”. Trái thị rơi vào bị
bà lão, bà mang về cất trong hũ gạo.Thừa lúc bà lão đi xin ăn, Cám (tức là Tấm trong
bản sau này) từ trong trái thị chui ra, nấu cơm quét nhà”.
 Tính chất của motif cái duy nhất: “trổ ra một quả ngon lành”.

10


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

 Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: “Tấm muốn ăn mà không sao hái

được”
 Người được chọn gửi gắm: “bà lão ăn xin.. cầu: “Trái thị rớt bị bà già”. Trái thị

rơi vào bị bà lão”.
 Sự biến hóa tái sinh: “Thừa lúc bà lão đi ăn xin, Cám từ trong trái thị chui ra,

nấu cơm quét nhà. Bà lão ngạc nhiên trước sự kỳ lạ này, rình bắt được cô ta”.
 Đây đúng là sự biến hóa kỳ lạ, vì Tấm không xuất hiện ngay, mà vẫn trốn
tránh.Khi bà cụ đi vắng, cô mới ra nấu cơm quét nhà.Bà lão phải rình mới bắt được.Sự
biến hóa cuối cùng này là cả một quá trình. Có thể chú ý ở đây người được chọn lựa để
“trái thị”rơi vào bị là một bà lão ăn xin.
Bản 2 kể: “Cây thị ra nhiều hoa, nhưng chỉ đậu một quả thật to ở một cành cao
vút. Gần đó, có một bà cụ bán hàng nước nhà nghèo… Một hôm, thấy quả thị đã chín
vàng, bà đứng dưới gốc cây nói lầm rầm: “Thị ơi, thị hỡi! Thị rụng bị bà, thị thơm bà
ngửi, chứ bà không ăn”.
Bà cụ nói dứt lời thì quả thị rụng ngay vào giữa bị. Ngày nào đi chợ, bà cũng
dặn thị: “Thị ở coi nhà, để bà đi chợ, mua quà thị ăn”. Bà cụ vừa đi khỏi nhà, thì một
cô gái bé tí từ trong quả thị chui ra và chỉ phút chốc cô bé trở thành cô Tấm xinh đẹp.
Tấm quét dọn nhà cửa sạch sẽ, làm cơm canh để phần bà cụ.Một hôm, bà giả vờ đi
chợ, rồi rón rén trở về nấp ở cửa ngoài.Tấm lại ở trong quả thị chui ra như mọi lần.
Nhìn thấy một người con gái xinh đẹp lại hay làm như thế, bà cụ vui sướng quá, chạy
ngay vào ôm chầm lấy Tấm và xé tan vỏ thị đi. Từ đó, Tấm ở với bà lão bán hàng, hai
người thương yêu nhau như hai mẹ con”.
Bản kể này cũng có những yếu tố cơ bản như bản kể 1:
 Tính chất của motif cái duy nhất: “Cây thị ra nhiều hoa nhưng chỉ đậu một quả

thật to”.
 Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: “Ở một cành cao vút”.
 Người được chọn gửi gắm: “Một bà cụ bán hàng nước nhà nghèo…”.

11



Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

 Sự biến hóa tái sinh: “Trong trái thị cô Tấm chui ra”
 Đây cũng là cả một quá trình trốn tránh rồi bà cụ rình bắt được.

Bản 3 kể: “Cây thị chỉ trổ ra một trái, đến khi chín mùi thơm phưng phức. Một
bà lão người Việt bán bánh ratjam đi qua trước cây thị. Trái thị chín tỏa mùi thơm. Bà
lão người Việt ngước nhìn thấy trái thị đã chín. Bà khấn: “Cầu sao ta có trái thị để ăn!
Trái thị đẹp làm sao!”.Thế là trái thị từ trên cây rơi xuống.Bà lão nhặt lấy bỏ vào rỗ
mang về nhà cất trong hũ gạo. Kajong từ trong trái thị chui ra và làm phép hiện ra nào
cơm, nào nước chè, nào trầu cau, nào bánh trái, xong rồi lại chui vào trong quả thị…
Một hôm bà lão rình xem thì thấy cô gái. Bà lão chạy đến nắm lấy tay cô gái. Kajong
cười… Bà lão hỏi: “Con ở đâu đến mà mang cơm mang bánh cho lão?”. Kajong đáp:
“Con ở trong trái thị bà đã nhặt và cất trong hũ gạo”. Bà lão bước vào trong đến xem
trái thị thì chỉ còn cái vỏ không.Bà biết là Kajong có phép thiêng và ở trong trái thị
hiện ra”.
Bản này cũng giống hai bản kể trước, tuy có phần nhấn mạnh hơn.
 Tính chất của motif cái duy nhất: “Cây thị chỉ trổ ra một trái”.
 Điều kiện cấm đoán của motif cái duy nhất: “Đến khi chín mùi thơm phưng

phức. Ai đi ngang qua cũng ngước mắt nhìn nhưng không trông thấy trái thị
đâu cả”.
 Người được chọn gửi gắm: “Một bà lão người Việt bán bánh ratjam”. Cũng
là một bà lão bán bánh nghèo, nhưng là bà lão người Việt, không phải bà lão
người Chăm.
 Sự biến hóa tái sinh: “Trái thị biến hóa thành Kajong”.
Đến đây, qua sự biến hóa này, bà lão biết là “Kajong có phép thiêng”.Sự tái
sinh kỳ lạ của Kajong đã biến cô thành một “bán thần”.Theo bản kể này, Kajong
không phải tự “nấu cơm quét nhà”như bản 1, cũng không phải tự “quét dọn nhà cửa
sạch sẽ, làm cơm canh để phần bà cụ”như bản 2, mà làm phép hiện ra nào cơm, nào


12


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

nước chè, nào trầu cau, nào bánh trái đủ loại”.Kajong đã làm phép hiện ra tất cả.Cô
không còn là người như cũ nữa, mà đã biến thành bán thần.
d. Kết luận

Tóm lại, ở 3 dị bản trên của truyện Tấm Cám người Việt, các bản kể tuy có sự
khác nhau về chi tiết, nhưng nhìn chung vẫn theo một trình tự gắn kết các motif tương
đương nhau theo một quy trình nhất định. Nhân vật Tấm – cô gái hiền lành, bất hạnh
sau bao lần chết đi sống lại vì đủ chiêu trò gian manh, ác độc của mẹ con mụ dì ghẻ,
với bản lĩnh chiến đấu đến cùng và khát khao được tự do hạnh phúc, cuối cùng cũng đã
được hưởng ấm no, hạnh phúc cả đời. Việc cô Tấm trải qua nhiều biến hóa và kết thúc
truyện có hậu như vậy đã tạo nên sự thống nhất và tương đồng giữa các dị bản phía
trên ở phần cốt lõi của câu chuyện, đồng thời tạo thêm màu sắc mới cho các bản kể có
màu sắc sinh động, hấp dẫn riêng.
Như vậy, ở truyện Tấm Cám ta có thể bắt gặp rất nhiều dị bản khác nhau,
của nhiều nhà sưu tầm khác nhau, nhưng về cơ bản thì nội dung tác phẩm hoàn
toàn tương tự nhau.Văn bản trong Sách giáo khoa Ngữ văn 10 lấy bản kể của
Nguyễn Đổng Chi có chi tiết khác so với văn bản trong sgk 10 nâng cao bản kể của
Chu Xuân Diên.Điều này có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn về tính dị bản của văn
học dân gian. Tuy nhiên, ở đây quan trọng là sự khác nhau về những chi tiết đó vẫn
không làm thay đổi chủ đề của cốt truyện: Cái ác phải bị trừng trị đến cùng, và cái
thiện bao giờ cũng chiến thắng.
Vì sao lại nói như vậy?
 Trong truyện vổ tích, nhân vật người mồ côi bao giờ cũng lẻ loi, tủi cực, bị ức


hiếp, thua thiệt trong gia đình cũng như ngoài xa hội, và họ là người mang đạo
đức, lí tưởng, ước mơ của nhân dân, và Tấm là nhân vật như thế. Truyện đặt
nhân vật trong quan hệ với mẹ con mụ dì ghẻ, mà phản ánh những xung độ

13


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

trong gia đình và xã hội. Hai tuyến nhân vật được xây dựng song song như một
sự so sánh, đối chiếu. Gắn với đức lam là lòng ngay thẳng, gắn với thói lười
biếng là sự giả dối, lừa gạt. Hai tuyến nhân vật, hai loại người, hai tầng lớp xã
hội.
 Ở đoạn kết của tác phẩm, môtip cái ác bị trừng phạt, bao giờ cũng đi đôi với cái

thiện bao giờ cũng được ban thưởng là một đặc điểm của cốt truyện.Xuyên suốt
tác phẩm là số phận và quá trình vùng lên, sức sống mãnh liệt của cô Tấm,
không một lực lượng thù địch nào có thể tiêu diệt được. Cũng như nhiều truyện
cổ tích khác, Tấm có được lực lượng phù trợ(bụt) , vì các chiến thắng trong cổ
tích là chiến thắng của niềm mơ ước, hy vọng của nhân dân, chứ không phải
trong cuộc đời thực, nên luôn luôn xuất hiện sự giúp đỡ của các lực lượng siêu
nhiên.
 Sau mỗi quá trình biến hóa, sau sự hy sinh để có được hạnh phúc trọn vẹn, Tấm

được sống lại và càng trở nên xinh đẹp hơn.
 Tấm trở lại bên nhà vua và sống cuộc sống hạnh phúc, ấm no.
 Bên cạnh viêc trừng phạt của Tấm dành cho mụ dì ghè và Cám. Ở mỗi dị bản sẽ
có những cách trừng phạt khác nhau, nhưng trọng tâm vẫn hướng tới cuộc đời
của những số phận bất hạnh cùng quá trình vươn lên giành lại hạnh phúc của họ.
 Ở đây, cái mà câu truyện muốn gửi gắm là ý nghĩa giữa cái thiện và cái ác. Cái

ác phải bị trừng trị đến cùng và cái thiện bao giờ cũng chiến thắng.Tấm ở đây vùng
lên trước là vì sự sống của chính bản thân mình, vì hạnh phúc của bản thân mình,
nhưng qua đó là thể hiện nguyện vọng, tư tưởng tình cảm của dân ta, Người tố sẽ
luôn luôn được phù trợ và đáng được hưởng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những
con người gian ham, ác độc sẽ luôn gặp báo ứng.
2.

Một số dị bản nước ngoài
Có thể giới thiệu cho các em học sinh một số dị bản nước ngoài để các em có thể

hiểu rõ hơn về dị bản

14


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

 Châu Á có:
-

Truyện Nàng Nêang Can Tóc và Nêang Song Ang-Cát (Campuchia):
Một người đàn ông góa vợ có một người con gái lớn tên là Nêang Can Tóc.

Chán cảnh gà trống nuôi con và công việc nhà bề bộn, ông lấy một người đàn bá góa
làng bên, bà dẫn thêm đứa con riêng là Nêang Song Ang-Cat. Bà mẹ kế và đứa con gái
hành hạ, bắt nàng Nêang Can Tóc làm việc. Mẹ kế cho 2 đứa đi bắt cá: Song Ang cát
chỉ bắt được một con cá quả bằng ngón tay nhưng bằng mẹo xách hộ giùm chị, cô ta
tráo lấy giỏ cá đầy của Can Tóc. Sau này Nêang Can Tóc làm hoàng hậu và trở về
thăm nhà, bị chính ba mẹ mình hãm hại dội nước sôi chết, Song Ang-Cát nhân cơ hội
liền lấy quần áo của Can Tóc mặc vào rồi vào cung giả làm hoàng hậu. Song Ang Tóc

chết biến thành cây chuối (bị chặt) lẩn trốn vào cây tre xanh tốt sau bao cố gắng và đấu
tranh đã trở về với người chồng thân thương của mình. Cuối cùng thì nàng cũng sống
hạnh phúc, mẹ con mẹ kế bị trừng phạt.

- Truyện của Lào:
Ngày xưa ở một làng nọ có người phú ông vì bị phù thủy gian tà dụ dỗ nên cưới
bà về làm vợ, sống chung với vợ cả. Hai bà vợ đều có thai và đẻ ra hai cô con gái là
Chăntha – con vợ cả, và Chănthi - con mụ phù thủy. Mụ phù thủy lừa bà vợ cả để
chôm hết giỏ cá, vừa được chồng thưởng chiếc nhẫn vàng gắn ngọc bích, vừa hãm hại
bà vợ cả bị chồng đánh rơi xuống hồ sâu đến chết. Mẹ chết Chăntha phải sống trong sự
hành hạ tàn nhẫn của mẹ con Chănthi. Nàng làm việc hơn kẻ hầu người hạ trong nhà,
nhem nhuốc sống bất hạnh và trớ trêu khi phải tự tay bỏ Rùa vàng (hóa thân của mẹ
Chăn tha) vào chảo nước sôi để nấu cho mẹ kế ăn.
Nhờ ơn mẹ nhiều lần hóa thân che chở bảo bọc, Chăntha may mắn được theo vua về
làm hoàng hậu. Mẹ con mụ dì ghẻ ức lắm, bèn bày kế lừa Chăntha về nhà, lột hết quần
áo trang sức ném nàng vào chảo nước sôi rồi đánh tráo đưa Chănthi vào cung giả làm
hoàng hậu. Kết thúc truyện Chăn tha trở thành hoàng hậu, còn Chăn thi bị chém đầu,
15


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

băm ra từng miếng cho vào hũ mắm và sai người đưa biếu bà mẹ, bà ăn chính con gái
của mình và cũng bị chết xuống địa ngục.
 Phương Tây có: Truyện Cô tro bếp - Đức

Cốt truyện tương tự Cô Lọ Lem, bà vợ kế là lãnh chúa, có hai cô con gái, thường cay
nghiệt và tìm mọi thủ đoạn để hành hạ con riêng của chồng là cô tro bếp. Nhưng với
tấm lòng hiền lành nhân hậu, lương thiện và siêng năng cuối cùng cô cũng được
hưởng một cuộc sống sung sướng và hạnh phúc.

=> Những chuyện tương tự Tấm Cám ở Phương Tây, thường kể về cô gái mồ côi bất
hạnh, chăm chỉ học hành, được vào hoàng cung, lấy hoàng tử và kết thúc ở đó. Các
truyện cổ tích cùng kiểu với Tấm Cám ở Châu Âu, thường kết thúc khi cô gái mồ côi,
bất hạnh, trải qua bao khó khăn, cực khổ đã lấy được hoàng tử và có cuộc sống hạnh
phúc.

3.

Nguyên nhân dị bản:
Các kết thúc đều có cái điểm chung là: cả hai mẹ con Cám đều phải chết. Và

điểm khác nhau ở đây là một cái thì chết do sự trả thù của người bị hại quá nhiều
lần (Tấm), cái chết do tự mình hại mình, còn một cái là chết vì Trời đánh do làm quá
nhiều việc ác nên bị trừng phạt. Tuỳ theo quan niệm của mõi người mà tạo nên sự dị
bản, có người cho rằng ta làm việc gì thì ông trời cũng biết nên khi làm ác thì sẽ bị trời
phạt.Còn có người nói đó là một cách trả thù xứng đáng của người bị hại vì kẻ xấu đã
nhiều lần âm mưu để vùi dập sự sống của một con người.
Chính vì tính truyền miệng của văn học dân gian nên mỗi tác phẩm dân gian đều
có nhiều dị bản khác nhau.Truyện cổ tích Tấm Cám là một minh chứng chân thực nhất
cho điều đó.Cùng là một câu chuyện song lại có nhiều cách kết thúc khác nhau, mỗi
cách kết thúc đều có cái hay, cái đặc biệt riêng của nó. Song xét về thế giới tâm lí của

16


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

con người, ta đều có thể cảm nhận được cách kết thúc nào là hợp lí nhất. Tuy nhiên
điều cảm nhận ấy vẫn là đánh giá chủ quan của từng người đọc.
Truyện Tấm Cám được gọi là kiểu truyện về người mồ côi. Nó hướng mục đích

vào việc trình bày xung đột giữa dì ghẻ và con chồng. Đằng sau xung đột gia đình đó là
cái xung đột xã hội giữa cái thiện và cái ác. Qua cái cách giải quyết xung đột, truyện
thể hiện ước mơ của nhân dân về một sự đổi đời và về công lí xã hội: người lao động
có phẩm chất, tài năng, dù phải trải qua nhiều gian khổ nhưng cuối cùng sẽ nhận được
hạnh phúc và bảo vệ được hạnh phúc chân chính của mình, những kẻ gian tham, độc ác
sẽ bị trừng phạt thích đáng.
Tóm lại:
Dị bản là đặc điểm vốn có, tự nhiên của văn học dân gian Việt Nam. Với
phương thức truyền miệng, quá trình lưu truyền luôn được biến đổi tùy theo khả năng,
trình độ, nhận thức, thẩm mỹ của từng vùng miền, từng tộc người, từng thời đại. Dị bản
là một quá trình tự nhiên vì nó tự lưu truyền mà không hề phụ thuộc vào những khuôn
mẫu hay bản ghi xác định nào cả.

III.

VẬN DỤNG LÝ THUYẾT THỂ LOẠI
Văn học dân gian tồn tại dưới dạng các tác phẩm thuộc những thể loại nhất

định. Mỗi thể loại có đặc trưng riêng, góp phần làm phong phú tổng thể nền văn học
dân gian. Truyện cổ tích cũng vậy, cũng có những đặc trưng và chức năng nhất
định, phân biệt với các thể loại khác. Tấm Cám thuộc kiểu truyện cổ tích thần kì.
Khi xây dựng kế hoạch giảng dạy tác phẩm này, cần lưu ý các đặc trưng sau:

17


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

1. Hệ đề tài
Truyện cổ tích có 4 hệ đề tài chính:






Lao động- chinh phục thiên nhiên
Tình yêu-hôn nhân-gia đình
Đấu tranh giai cấp
Tôn giáo
Trong truyện cổ tích, những vấn đề xã hội thường chiếm ưu thế. Xét kĩ ta thấy,

đại đa số truyện cổ tích đã hình thành trên cơ sở những vấn đề xã hôi, trước hết là
những mâu thuẫn giai cấp. Những mâu thuẫn này được biểu hiện muôn hình vạn trạng.
Mâu thuẫn giai cấp biểu hiện trong quan hệ của nhà nước phong kiến với nhân dân.
Như truyện: Chàng Lía, Người họ Liêu và Diêm Vương, Quận He…
Mâu thuẫn giai cấp được biểu hiện trong quan hệ của địa chủ hoặc phú thương
với nhân dân. Như truyện: Cây tre trăm đốt, Cán cân thủy ngân, Bà chủ và người đi
cày…; Mâu thuẫn trong quan hệ thân tộc gia đình. Như truyện Giết chó khuyên chồng,
Vợ cả vợ Lẽ, Tấm Cám..Tấm Cám là truyện tiêu biểu cho thể loại cổ tích thần kì,
truyện phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái
ác, cùng ước mơ cái thiện chiến thắng cái ác của nhân dân.
Để có được hạnh phúc nhân vật truyện cổ tích nhiều khi phải đấu tranh với thiên
nhiên.Nhưng chủ yếu chú trọng đấu tranh với thế lực đen tối trong xã hội phong kiến.
Như trong truyện: cây tre trăm đốt, sự tích con khỉ, Tấm Cám. Trong Tấm Cám, cô
Tấm bị vùi dập bao nhiêu lần, mỗi lần bị đánh ngã thì mỗi lần lại vùng lên để sau cùng
thắng lợi và hưởng hạnh phúc.Trong cõi sinh cũng như cõi tử,Tấm đều không chịu đầu
hàng. Tấm chết đi bao nhiêu lần nhưng không bao giờ quên trở về nguyển rủa, ám ảnh
Cám.
Nói chung, trong truyện Tấm Cám, chủ đề có ý nghĩa đấu tranh xã hội là chủ đề
“dì ghẻ con chồng ". Đinh Gia Khánh trong bài “Về truyện Tấm Cám “trích trong cuốn


18


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

“Văn học dân gian những công trình nghiên cứu” của Bùi Mạnh Nhị chủ biên có viết :
“Chủ đề dì ghẻ con chồng là một trong những chủ đề có ý nghĩa đấu tranh xã hội gay
gắt. Khi công xã thị tộc tan rã thì cùng với sự xuất hiện giai cấp trong xã hội loài người
là sự xuất hiện những gia đình nhỏ.. Gia đình có tính chất phụ quyền, với chế độ tư hữu
là tế bào của xã hội phong kiến, với sự phân biệt giàu nghèo, sang hèn, với việc người
bóc lột người. Người bóc lột người không những chỉ là hiện thực chủ yếu của xã hội
phong kiến mà còn là một trong những hiện thực của gia đình phong kiến…”
Tình yêu trong truyện Tấm Cám dường như được bắt đầu từ đôi giày kì lạ. Đôi
giày là cái mối của hôn nhân, là cái duyên của đôi lứa. Nhờ có đôi giày ấy mà Tấm
được gặp gỡ và kết duyên với vua để bước vào cuộc sống hạnh phúc. Hôn nhân của
Tấm và đức vua tưởng chừng sẽ hạnh phúc dài lâu thì Tấm bị mẹ con Cám hại chết.
Hạnh phúc không dừng lại ở đây mà Tấm quyết tâm đấu tranh để giành lại hạnh phúc
cho mình. Tấm hóa thân thành vàng anh, thành cây xoan… để được gần gũi với đức
vua. Qua đây ta cũng thấy được khao khát tình yêu, khao khát cuộc sống hôn nhân
hạnh phúc bên cạnh nhà vua. Cuộc đấu tranh để giành giữ hạnh phúc của Tấm cũng
được thể hiện lúc Tấm ở cùng với mẹ con Cám. Lúc đầu chỉ là những giọt nước mắt tủi
cực, thương thân. Đây chỉ là hình thức phản khàng yếu ớt và thụ đông nhưng cũng
phần nào thể hiện được ý thức của Tấm về nỗi khổ và thân phận của mình.
Phật giáo chính là thiên hướng tôn giáo trong Tấm Cám, được thể hiện ở những
lần hóa thân của Tấm. Những lần hóa thân này cũng như những lần hóa thân, chuyển
kiếp trong Phật giáo. Những quan niệm ở hiền gặp lành hay người tốt ắt sẽ được hạnh
phúc gắn liền với những quan niệm nhà Phật.

2. Kết cấu và cốt truyện


19


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

Về kết cấu:“Có lẽ trong lịch sử sáng tác nghệ thuật của loài người, khó có thể
gặp loại tác phẩm nào có kết cấu trong sáng, giản dị, dễ nhớ, dễ thuộc, tình tiết phong
phú nhưng cách sắp xếp lại có nề nếp, tuân theo một trật tự nghiêm nhặt như cổ tích
thần kì.”(Trích Văn học dân gian những công trình nghiên cứu- Nhà xuất bản giáo
dục- Bùi Mạnh Nhị chủ biên)
Truyện cổ tích Tấm Cám với kết cấu quen thuộc: Các sự vật được liên chuỗi
theo thời gian tuyến tính. Tấm từ nhỏ mồ côi mẹ, sống trong cảnh dì ghẻ con chồng,
chịu tủi nhục, nhiều lần gặp nạn, trải qua biết bao lần hoá thân, cuối cùng được trở lại
làm người và sống hạnh phúc. Kết cấu truyện mang dấu ấn hồn Việt rất rõ ràng, nó
đảm bảo tính triết lí dân gian mang màu sắc Á Đông. Sự luân hồi qua nhiều kiếp được
biểu hiện mạnh mẽ thể hiện sức sống mãnh liệt cũng như khát vọng ước mơ của dân
tộc- không một lực lượng thù địch nào tiêu diệt được. Nhân vật Tấm chết đi sống lại,
hoá thân qua bao tai kiếp: con chim vàng anh biết nghe tiếng người, cây xoan đào và
chiếc khung cửi biết nói..Ở chi tiết biến hoá cuối cùng: Tấm ẩn mình trong quả thị và
từ quả thị bước ra, trở lại làm người. Đây là chi tiết phổ biến trong truyện cổ tích thần
kì Việt Nam, mang tính thẩm mĩ cao. Khi giảng dạy phần này, giáo viên có thể kể ra
các trường hợp tương tự như truyện “Sọ Dừa “(Sọ Dừa có hình dáng như cục thịt, biết
lăn tròn, trong phút chốc biến thành chàng trai khôi ngô tuấn tú ); các truyện “Lấy vợ
cóc; Người lấy ếch “(cô gái xinh đẹp từ trong bộ da cóc, da ếch bước ra ); truyện “Tú
Uyên- Giáng Kiều (người đẹp từ trong tranh bước ra ),..Qua đó, giáo viên chỉ ra nét
tương đồng của các nhân vật trên. Hoặc có thể cho học sinh thảo luận nhóm trình bày
suy nghĩ của nhóm qua chi tiết: Tấm bước ra từ quả thị trở lại làm người, và chi tiết từ
các truyện giáo viên cung cấp. Sau đó giáo viên tổng kết lại các chi tiết ấy thể hiện
quan niệm dân gian về một nội dung tốt đẹp ẩn tang sau một hình thức bình thường,

thậm chí thô kệch.
 Nhìn chung kết cấu truyện Tấm Cám được xây dựng theo trình tự nhân quả (hay
trình tự thời gian) các sự việc liên tiếp xuất hiện theo trình tự bước sau.
20


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

Về cốt truyện: “Cốt truyện của cổ tích thần kì thường có ba phần: phần đầu,
phần diễn biến và các tình tiết, sự việc theo trình tự tăng tiến của của xung đột và phần
kết thúc. Đây là cái sườn cơ bản của phần lớn tác phẩm. Tuy nhiên, cũng cần thấy là
một số truyện, mà thường là những truyện rất có giá trị, cốt truyện phát triển có phần
phức tạp hơn. Ở những truyện này cốt truyện không dừng lại khi nhân vật giành được
phần thưởng lớn. Bởi vì, tuy giành được phần thưởng nhưng kẻ thù vẫn tồn tại, tiếp tục
các thủ đoạn tàn ác. Và nhân vật chính lại phải tiếp tục cuộc chiến đấu của mình cho
đến khi xoá sạch mầm mống của tội ác.”(Văn học dân gian những công trình nghiên
cứu- Bùi Mạnh Nhị chủ biên)
Truyện cổ tích Tấm Cám là đặc trưng của thể loại truyện cổ tích thần kì. Ở cốt
truyện ta cũng có thể thấy rõ, ở phần đầu nói về thời gian, không gian, nguồn gốc xuất
thân và cuộc đời đau khổ của nhân vật Tấm, đưa ra một bức tranh thiên nhiên về một
thế giới xa xưa, đưa người đọc đến với một không gian kì ảo. Phần tiếp theo là những
diễn biến, tình tiết xung đột giữa mẹ con Cám và Tấm, Tấm phải trải qua nhiều nạn
kiếp, nhiều lần hoá thân mới trở lại làm người. Tuy nhiên, dù đã làm hoàng hậu nhưng
thế lực thù địch vẫn tồn tại, mẹ con người dì ghẻ bắt đầu thực hiện những dã tâm tiếp
theo, Tấm lại trải qua những tai họa mới, vẫn phải tiếp tục chiến đấu chống lại các ác.
Và phần kết thúc Tấm thắng lợi và sống hạnh phúc bên nhà vua. Đây là một cốt truyện
đặc trưng của cổ tích thần kì được phát triển theo quy luật sáng tạo mới.

3. Nhân vật
Truyện cổ tích Tấm Cám thuộc kiểu nhân vật bất hạnh. Nhân vật trung tâm

(Tấm) là nhân vật mồ côi, con riêng (mẹ mất sớm, ít năm sau ba cũng mất). Tấm là
người lao động lương thiện chịu nhiều thiệt thòi (sống với dì ghẻ nhưng bị dì ghẻ đối
xử rất cay nghiệt. “Ngày qua ngày tấm phải làm lụng luôn canh, hết chăn trâu gánh

21


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

nước đến thái khoai, vớt bèo… đêm lại còn xay lúa giã gạo mà không hết việc”…). Cô
Tấm là một hình tượng tiêu biểu và tập trung của đứa trẻ mồ côi bị dì ghẻ áp bức, bách
hại. Tác giả dân gian đã miêu tả Tấm như một người con gái có bản chất ngây thơ, thật
thà.. Mỗi khi bị bóc lột hành hạ... Tấm chỉ biết khóc và phải nhờ đến sự giúp sức của
Bụt Tấm mới vượt qua được các nạn kiếp. Đến khi sự độc ác tàn bạo của mẹ con Cám
đã đến mức giết hại Tấm, thì tác giả dân gian đã để cho Tấm vùng lên.
Các nhân vật tuyến ác:
Cám là nhân vật có tính hay ghen ghét với chị. Cám rất lười biếng (được ăn
trắng mặt trơn, suốt ngày quanh quẩn trong nhà, không phải làm việc…)
Dì ghẻ thể hiện đúng bản chất “dì ghẻ con chồng”, bắt Tấm làm đủ thứ, độc ác
hơn là bà năm lần bảy lượt giết Tấm.
 Tấm đã chết đi sống lại rất nhiều lần cuối cùng cũng trở về làm người, bước lên đỉnh

cao của hạnh phúc. Đó là hành trình quen thuộc trong truyện cổ tích thần kì. Hành trình
của Tấm vừa phản ánh hiện thực vừa thể hiện ước mơ của nhân dân lao động.

4.

Xung đột được giải quyết nhờ các lực lượng siêu nhiên
Truyện cổ tích thần kì đã miêu tả những nhân vật bất hạnh, tuy sống trong cảnh


bị áp bức, chịu tủi nhục nhưng lại có phẩm chất đạo đức tốt đẹp, có tài năng. Theo
logic của truyện cổ tích thần kì, những con người như vậy phải được sống hạnh phúc.
Nên khi miêu tả những nỗi đau khổ, những nạn kiếp mà họ gặp phải, tác giả dân gian
luôn dẫn họ đến một kết cục tốt đẹp qua việc nhờ sự giúp đỡ của các yếu tố thần kì.
Trong truyện "Tấm Cám', chúng ta không chỉ rung động với cốt truyện, tình tiết, nhân
vật mà tâm hồn trở nên sảng khoái khi chúng ta bắt gặp Bụt người đại diện cho thế giới
siêu nhiên, xuất hiện, phù trợ cô Tấm hiền lành. Cứ như vậy, mỗi lần gặp khó khăn, lập
tức Tấm được thần linh cứu giúp. Họ xuất hiện không phải ngẫu nhiên, tình cờ. Họ đến

22


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

đúng lúc và đứng hẳn về phía người hiền lành, những người bất hạnh. Làm sao đọc
Tấm Cám mà quên được những hoá thân của nàng Tấm xinh đẹp nhưng cứ mãi bị cuộc
đời với những thế lực đen tối hãm hại? Hoá thân của Tấm để giành giật hạnh phúc bị
chiếm đoạt, từ quả thị đến chim vàng anh, khung cửi và cuối cùng đạt được ý nguyện,
hoá thành hoàng hậu, đầy những yếu tố siêu nhiên. Thế giới ấy ngự trị giữa đời sông
thực của cô Tấm, hỗ trợ cả tinh thần lẫn vật chất để Tấm vượt qua bất hạnh.
Yếu tố thần tiên, biến hoá, siêu nhiên ngoài mối quan hệ qua lại, đôi khi những
yếu tố này trong một vài truyện thường đóng vai trò quyết định, chi phối cốt truyện,
nhân vật. Lực lượng này đứng về phía số đông quần chúng nghèo khổ, bất hạnh, nói
lên tiếng nói đồng tình, bênh vực chở che. Với sức mạnh có sẵn, họ thường mở ra
những bước ngoặt, mang lại hạnh phúc, ánh sáng, cả sự đổi đời. Hình ảnh Bụt ẩn hiện
mỗi lần Tấm gặp cảnh bất hạnh, những vị thần có quyền năng siêu việt cung cấp sức
mạnh, sự biến hoá tất cả tạo nên một thế giới thần kì, tồn tại song song với cuộc đời
trần tục để mở ra một vùng đất riêng của cổ tích.
Có thể nói rằng những yếu tố thần kì đó chính là sự cụ thể hoá ước mơ, khao
khát của nhân dân, đồng thời cũng là lòng nhân đạo mênh mông, trong sáng của họ. Họ

mơ ước rằng những người hiền lành tốt bụng, nhân vật đại diện cho người lương thiện
cần được giúp đỡ để những người đó được hạnh phúc. Chính mơ ước thể hiện lòng
nhân đạo của nhân dân khiến cho thế giới truyện cổ tích thần kì, như sách giáo khoa
nhận xét, là thế giới xen lẫn qua lại, quan hệ của những yếu tố siêu nhiên với cuộc đời,
con người thực. Nhờ thế, khi bước chân vào thế giới này, chúng ta thường bị chinh
phục, hấp dẫn. Sự hấp dẫn, kích thích trí tưởng tượng trước hết do chính những yếu tố
trên quyết định.

5.

Tiểu kết và đề xuất phương pháp giảng dạy Tấm Cám gắn với đặc
trưng thể loại
23


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

Tấm Cám thuộc kiểu truyện cổ tích thần kì, đây là một kiểu truyện phổ biến
trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới.
Về mặt thể loại, cốt truyện ở Tấm Cám gồm các sự kiện về hai chặng đời của
nhân vật Tấm. Chặng đời sống với hai mẹ con Cám với những đày ải, áp bức, nhưng
nhờ Bụt giúp đỡ nên đã vượt qua nhiều nạn kiếp và trở thành hoàng hậu. Và chặng đời
sau khi chết với những đấu tranh quyết liệt để dành lại hạnh phúc.
Câu chuyện được kể bằng lời lẽ giản dị, ngắn gọn: “Tấm và Cám là hai chị em
cùng cha khác mẹ. Mẹ Tấm chết từ hồi Tấm mới biết đi…”Lối kể ấy cùng với những
yếu tố kì ảo đã tạo nên giá trị nghệt thuật đặc sắc của tác phẩm.
Qua các kiến thức về đặc trưng thể loại truyện cổ tích, để dạy học truyện Tấm
Cám đạt hiệu quả, trước hết giáo viên cần nắm vững những đặc trưng về thể loại để
giúp các em tiếp cận tác phẩm một cách hiệu quả. Nhóm xin đưa ra một vài hoạt động
khi giảng dạy tác phẩm Tấm Cám ở nhà trường phổ thông:

 Hoạt động đọc- diễn xướng: Giáo viên có thể phân chia lớp thi nhau kể lại

truyện Tấm Cám để bước đầu học sinh có thể nhận biết được nét đẹp, cái hay
trong lời kể, nhận biết biết được các tuyến nhân vật thiện, ác. Kích thích trí
tưởng tượng cũng như cảm xúc của các em trước thân phận và cuộc đời bất
hạnh của Tấm. Sau đó giáo viên sẽ giảng giải về tính phổ biến của kiểu truyện
Tấm Cám của Việt Nam cũng như trên Thế giới. Vì đây là một truyện cổ tích

rất gần gũi, quen thuộc với học sinh nên việc diễn xướng sẽ thuận lợi, sinh
động và hấp dẫn hơn.


Hoạt động thảo luận, làm việc nhóm: Giáo viên có thể đưa ra các vấn đề xoay
quanh mâu thuẫn giữa Tấm và mẹ con Cám để học sinh thảo luận và trình bày.

24


Lập kế hoách giảng dạy truyện “Tấm Cám”

IV.

VẬN DỤNG KIẾN THỨC VĂN HÓA
Truyện cổ tích dân gian do quần chúng nhân dân sáng tác nhằm phản ánh những

sự kiện, sự việc xảy ra trong cuộc sống hằng ngày, trong cộng đồng xã hội. Đồng thời,
truyện cổ tích dân gian cũng phản ánh, gửi gắm, bộc lộ những ước mơ, nguyện vọng
của người xưa về một xã hội tốt đẹp, một cuộc sống ấm no, hạnh phúc…Xét về góc độ
văn hóa, truyện cổ tích dân gian mang dấu tích văn hóa của một thời đã qua và dấu tích
ấy được ẩn giấu đằng sau những chi tiết, cốt truyện, những sự kiện xảy ra trong quá

trình diễn biến câu chuyện. Trong kho tàng truyện cổ dân gian Việt Nam, có rất nhiều
“mảnh vỡ của dấu tích văn hóa”còn lưu lại đến ngày nay. Nó liên quan đến tín ngưỡng,
phong tục, tập quán sinh hoạt của cộng đồng người Việt thời xa xưa mà ngày nay chỉ
còn trong tâm thức. Một trong những truyện cổ tích tiêu biểu ấy là truyện “Tấm
Cám”mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu, nhận định ở các góc độ về khát vọng hạnh phúc,
công bằng của người lao động ngày xưa.
Nội dung câu chuyện Tấm Cám phản ánh quan niệm của người xưa “Ở hiền gặp
lành”và “Ác giả ác báo”. Trong ca dao, người bình dân xưa nhắc nhở:
“Ngày xưa quả báo thì chầy
Ngày nay quả báo thấy ngay nhãn tiền”
Câu chuyện “Tấm Cám”còn mang mang ý nghĩa giáo dục con người: sống phải
làm điều thiện, điều lành, chớ làm điều ác nhân thất đức.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng: do ảnh hưởng của giáo lý nhà Phật nên truyện
“Tấm Cám”đã đưa ra chứng minh các kiếp luân hồi của con người và răn dạy chúng
sinh “làm lành lánh dữ”… Các dấu tích tín ngưỡng, văn hóa đã được lý giải ở nhiều
góc độ khác nhau.
Các nhân vật trong truyện “Tấm Cám”khá phong phú: những con người lao
động, có cả vua, có cả con chim vàng anh, quả thị vàng, khung cửi, bà già, có không
gian lễ hội, không gian cung điện và không gian ruộng đồng, làng quê…Về thời gian
thì có thời gian tuyến tính, thời gian khép kín (luân hồi)… Các lớp câu chuyện xen kẽ
25


×