Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP Chuyên ngành Xây dựng Công trình ngầm đô thị XÂY DỰNG TRỤ SỞ VĂN PHÒNG ỦY BAN DÂN TỘC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.1 MB, 40 trang )

TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Xây dựng Công trình ngầm đô thị

Tên công trình

: XÂY DỰNG TRỤ SỞ VĂN PHÒNG ỦY BAN DÂN TỘC

Đơn vị thực tập

: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SỐ 18.5

Địa chỉ công trình : SỐ 349, ĐỘI CẤN - BA ĐÌNH - HÀ NỘI
****    ****

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trường Huy
Sinh viên thực hiện

: Trần Văn Toàn

Lớp

: 11XN

Mã sinh viên

: 1151070048



SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 1


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập Tốt nghiệp là cơ hội tiếp cận, tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm đồng
thời để biết vận dụng, củng cố những kiến thức đã được học trong nhà trường vào
thực tế sản xuất. Trên hết là việc nâng cao trình độ chuyên môn nhằm phục vụ tốt
cho việc làm Đồ án tốt nghiệp sắp tới của sinh viên và làm quen với tác phong làm
việc của một người cán bộ kĩ thuật. Được sự giới thiệu và giúp đỡ của các thầy giáo
trong Khoa xây dựng - Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, em được nhận về Đơn
vị: Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 18.5 và trực tiếp đến thực tập tại Công
trình: Xây dựng Trụ sở văn phòng Ủy ban dân tộc _ Số 349, Đội Cấn - Ba Đình Hà Nội.
Qua bốn tuần thực tập tại công trình, với sự nỗ lực, cố gắng tìm hiểu của bản
thân cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của các thầy trong khoa và đội ngũ cán bộ
kỹ thuật của công ty em đã học hỏi, củng cố, bổ sung thêm được nhiều kiến thức
quan trọng trong 5 năm học vừa qua, đồng thời cho em nhiều kinh nghiệm quý giá,
là hành trang để trở thành một người cán bộ kĩ thuật sau khi ra trường .
Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy TS.Nguyễn Trường Huy và thầy
ThS.Nguyễn Văn Viên đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua, em
cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban giám đốc, Ban chỉ huy, và các anh kỹ sư, cán bộ kĩ
thuật của công ty đã tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp
này .

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn.!
Hà Nội, Ngày 20 Tháng 12 Năm 2015
Sinh viên thực hiện

Trần Văn Toàn

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 2


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây dựng số 18.5
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.................................................................................................................................. ......
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Hà Nội, Ngày Tháng 12 Năm 2015
Xác nhận của Đơn vị thực tập

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 3


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
TS.Nguyễn Trường Huy
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.................................................................................................................................. ......
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Hà Nội, Ngày Tháng 12 Năm 2015
Xác nhận của Giáo viên HD

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 4


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
ThS.Nguyễn Văn Viên
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.................................................................................................................................. ......
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.............................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................

.........................................................................................................................................
.........................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Hà Nội, Ngày Tháng 12 Năm 2015
Xác nhận của Giáo viên HD

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 5


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

A. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP
*Mục đích thực tập:
Sau khi học hết các môn học trong chương trình đào tạo kĩ sư xây dựng, sinh viên cần
đi vào thực tế sản xuất của các đơn vị xây lắp, làm quen với các công trường xây dựng, từ
đó sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức về thực tế trong lĩnh vự xây dựng, những định
hướng của công việc; tạo điều kiện để sinh viên bước đầu làm quen với công tác của người
cán bộ kỹ thuật, cán bộ thiết kế; nắm được các yêu cầu thực tế, cụ thể của việc khảo sát, tính
toán, thiết kế kết cấu công trình, thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công, các công tác của
người cán bộ kỹ thuật và chỉ huy xây dựng tại công trường, ý thức tổ chức kỷ luật trong xây
dựng, các biện pháp an toàn lao động và tổ chức thi công trực tiếp.
Qua đó sinh viên sẽ có cơ hội vận dụng những kiến thức đã học kiểm nghiệm vào
thực tế, làm quen với công việc của người kĩ sư để khi sinh viên ra trường có thể bắt tay
ngay vào công việc thực tế, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội. Đồng thời
cũng là dịp để sinh viên thu thập tài liệu, bổ sung kiến thức để thực hiện đồ án tốt nghiệp tốt

hơn.
* Địa điểm thực tập:
Công trình : Xây dựng Trụ sở Văn phòng Ủy ban dân tộc
Địa chỉ
: Số 349, Đội Cấn - Ba Đình - Hà Nội
* Thời gian thực tập: Từ ngày 16/11/2015 đến ngày 26/12/2015.
* Nội dung thực tập:
1. Tập trung nghe phổ biến kế hoạch, nội dung, nhận quyết định thực tập và giáo viên
hướng dẫn.
2. Đến đơn vị thực tập cùng giáo viên hướng dẫn để nhận nhiệm vụ và tổ chức thực tập
tại công trình.
3. Học tập an toàn lao động.
4. Thực tập công tác thi công:
- Tìm hiểu các tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng cho các công tác thi công, nghiệm thu và
các phần mềm lập dự toán.
- Tìm hiểu các biện pháp thi công công trình.
- Tìm hiểu tính năng và vận dụng của các loại máy móc, thiết bị sử dụng trong thi công
công trình.
- Tìm hiểu về kỹ thuật thi công các công tác của phần ngầm, hạ tầng, phần thô, phần
hoàn thiện, các biện pháp và kỹ thuật lắp đặt thiết bị.
- Tìm hiểu công tác nghiệm thu các công việc xây dựng: Tiêu chuẩn nghiệm thu,
phương pháp nghiệm thu, đối tượng nghiệm thu, các loại biên bản nghiệm thu công việc
và nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng.
- Tìm hiểu các yêu cầu đối với công tác lưu trữ hồ sơ thiết kế, thi công, nghiệm thu...
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 6


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI

Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

 B. NỘI DUNG BÁO CÁO
I. GIỚI THIỆU VỀ DỰ ÁN
1. Tên công trình:
Xây dựng Trụ sở Văn phòng Ủy ban dân tộc
2. Chủ đầu tư:
Ban quản lý các dự án Đầu tư xây dựng của Ủy ban dân tộc
3. Đơn vị Tư vấn Giám sát:
Văn phòng Tư vấn và Chuyển giao Công nghệ xây dựng
- Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
4. Đơn vị Tư vấn Quản lý dự án:
Công ty cổ phần Tư vấn Quản lý xây dựng và Đầu tư phát triển Hà Nội
5. Đơn vị Tư vấn Thiết kế phần Kiến trúc:
Công ty TNHH Nhà nước MTV Khảo sát và xây dựng
6. Đơn vị Tư vấn Thiết kế phần Kết cấu:
Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế xây dựng Gia Hưng
7. Đơn vị Thi công hạng mục Phần ngầm (Từ cốt ±0,00 trở xuống):
Công ty Cổ phần Đầu tư và xây lắp Thành An 386
8. Đơn vị Thi công hạng mục Phần thân (Từ cốt ±0,00 trở lên):
Liên danh Công ty CP Tập đoàn ĐTXD phát triển Đông Đô - BQP
Công ty CP Đầu tư và xây dựng số 18.5
9. Nguồn vốn:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản Ngân sách nhà nước
10. Hình thức Quản lý dự án:
Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
II. ĐẶC ĐIỂM VỀ KIẾN TRÚC
1. Quy mô:

Công trình có quy mô 21 tầng, với mục đích sử dụng làm nhà làm việc cho cán bộ của
ủy ban dân tộc.
2. Diện tích:
- Diện tích khu đất nghiên cứu : 2.000 m2
- Diện tích đất xây dựng : 1.042,3 m2
- Tổng diện tích sàn : 17.577,4 m2
- Mật độ xây dựng : 52,1%
- Số tầng cao : 21 tầng nổi + 03 tầng hầm
- Chiều cao công trình : 84,5 m
- Thời hạn hoàn thành : 24 tháng ( kể cả ngày lễ, thứ 7 và chủ nhật )
3. Giới thiệu công năng :
- Tổ chức 03 tầng hầm để xe diện tích khoảng 4.974,6 m2

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 7


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

- Tầng 01 có diện tích khoảng 1.042,3 m2 dành làm sảnh tiếp đón, phòng văn thư quản
lý tòa nhà và bố trí giao thông ở các tầng trên và phòng kỹ thuật điện.
- Tầng 02 có diện tích khoảng 939,6 m2 bố trí khu vực trưng bày sản phẩm văn hóa các
dân tộc Việt Nam, phòng làm việc và khu vệ sinh nam nữ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của
toàn bộ nhân viên trong tầng.
- Tầng 03 có diện tích 1042,3 m2 bố trí tại phòng hội trường và 02 khu vệ sinh nam nữ
- Tầng 04 có diện tích 686,9 m2 bố trí hội trường và 02 khu vệ sinh nam nữ.

- Tầng 05 có diện tích 1042,3 m2 bố trí phòng phó chủ nhiệm và các phòng làm việc
và hai khu vệ sinh nam nữ đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của toàn bộ nhân viên trong từng
tầng. Riêng phòng làm việc của lãnh đạo ủy ban bố trí khu vệ sinh khép kín.
- Từ tầng 6 đến tầng 20 mỗi tầng có diễn tích 801,5 m2 bố trí phòng làm việc các lãnh
đạo ủy ban, các vụ, các đơn vị trong ủy ban, mỗi tầng bố trí 02 phòng vệ sinh nam nữ
đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của toàn bộ nhân viên từng tầng. Riêng phòng làm việc của
lãnh đạo ủy ban bố trí khu vệ sinh khép kín.
- Tầng 21 có diện tích 801,5 m2 bố trí phòng làm việc, khu bếp ăn và căn tin phục vụ
trực tiếp cho cán bộ công nhân viên.
- Tầng tum có diện tích 263,1 m2 bố trí buồng kỹ thuật thang máy và thang thoát hiểm
cho phép đi lên được tầng này để có thể thoát người ra sân thượng khi có sự cố. Bể chứa
nước sinh hoạt cho toàn nhà được đặt ở phía trên tầng tum.
4. Phần thân :
Kết cấu phần thân, xây thô, hoàn thiện, cửa – vách kính, điện trong nhà, cấp thoát
nước, chống sét, hệ thống mạng, lắp đặt điều hòa không khí, hệ thống báo cháy, hệ thống
đèn exit, trạm biến áp.
5. Thiết bị :
Thang máy, máy phát điện dự phòng 800 KVA , máy lau kính bảo dưỡng ngoài nhà,
Trạm biến áp, phòng cháy chữa cháy, chống sét, điện nhẹ, điều hòa, cấp thoát nước.
III. ĐẶC ĐIỂM VỀ HỆ THỐNG KẾT CẤU
1. Phần ngầm:
- Công trình sử dụng móng cọc khoan nhồi, bao gồm 79 cọc, đường kính 1200mm,
chiều dài trung bình là 28m, 2 cọc nén tĩnh dài 39m với sức chịu tải 750T. Bê tông cọc
Mác 300 (B22,5).
- Đài móng đơn cao 2,5m ; đài thang máy cao 3,5m đặt sâu kết hợp hệ giằng móng
(60×120)cm; bê tông đài, giằng Mác 400 (B30).
- Hệ thống Tường vây dày 800mm, chiều dài tường là 24m. Bê tông Tường Mác 350
(B25).
2. Phần thân
- Công trình sử dụng hệ khung, sàn sườn bê tông cốt thép toàn khối được thiết kế chịu

tải trọng động đất.

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 8


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

- Hệ cột không thay đổi tiết diện suốt chiều cao công trình, tiết diện cột (80×120)cm,
(120×120)cm, (40×80)cm. Bê tông cột Mác 400 (B30).
- Vách, lõi thang máy dày 300mm kết hợp 200mm. Bê tông Vách Mác 400 (B30).
- Hệ dầm chủ yếu sử dụng dầm bẹt với các tiết diện điển hình như (120×600)cm,
(100×60)cm, (80×60)cm... Hệ dầm biên tiết diện (40×90)cm, (50×90)cm... Bê tông Dầm
Mác 350 (B25).
- Sàn điển hình dày 150mm, Sàn tầng hầm dày 250mm, kết hợp sàn dày 300 tại tầng
trệt. Bê tông Sàn Mác 350 (B25).
IV. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN NGẦM
1. Biện pháp thi công Cọc khoan nhồi
1.1. Vật liệu
a) Bê tông:
- Bê tông cho cọc là bê tông thương phẩm do nhà máy cung cấp đến tận chân công
trình. Nhà thầu lập kế hoạch tiêu thụ bê tông cọc tổng thể, tiến độ chung, tiến độ chi tiết
trên công trường, kế hoạch cấp bê tông từng ngày. Các kế hoạch, tiến độ này được gửi
trước cho bên A, các bên liên quan, treo tại văn phòng chỉ huy công trường để theo dõi.
Riêng các kế hoạch ngày phải báo trước 01 ngày cho các bên để chủ động trong thi công.
- Trước khi thi công phải trình cấp phối cho tư vấn. Bê tông được dùng là bê tông Mác

300, thời gian từ lúc trộn tới lúc đổ không được vượt quá 2 giờ.
+ Bê tông phải có độ dính kết và linh động cao để khi đổ bằng ống đổ sẽ cho sản phẩm
bê tông cọc tốt.
+ Độ sụt của bê tông với cọc khoan nhồi theo thường lệ là: 19±1 ( cm )
+ Tỷ lệ xi măng dùng cho một khối bê tông theo cấp phối đã trình.
+ Tỷ lệ nước- xi măng không vượt quá 0,6
+ Phụ gia dùng cho bê tông phải được bên tư vấn chấp nhận.
+ Cốt liệu dùng cho bê tông phải theo tiêu chuẩn TCVN 1772
+ Mẫu bê tông phải được đúc và thử theo tiêu chuẩn TCVN 4453
- Nhà thầu dự kiến làm hợp đồng cung cấp bê tông thương phẩm để phục vụ cho thi
công cọc khoan nhồi và tường barrette được liên tục, không bị ảnh hưởng xấu trong bất
kỳ tình huống nào. Các nhà máy cung cấp bê tông có đủ khả năng về vật tư, vốn, xe vận
chuyển chuyên dùng, bơm bê tông … đã có uy tín trên thị trường.
- Các xe chuyên dụng vận chuyển bê tông đến theo sự điều hành của chỉ huy trưởng
công trường và cán bộ ca trực. Bê tông được tính toán và kiểm tra chặt chẽ, báo cáo trước
3h cho trạm trộn và được chỉ đạo bằng máy điện thoại di động, đảm bảo cho thời gian các
xe ra vào được liên tục.
b) Thép:
- Thép dùng cho cọc tuân thủ theo chỉ dẫn thiết kế, phù hợp với TCXD của nhà nước
Việt Nam.

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 9


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị


- Thép dùng cho cọc là thép nhà máy khi đưa về công trường phải có chứng chỉ chất
lượng và phải được sự đồng ý của chủ đầu tư cũng như TVGS.
- Thép dùng cho cọc phải phù hợp theo thiết kế và TCVN 1651. Nếu thay đổi chủng
loại thép phải quy đổi tương đương đúng quy phạm và được các bên chấp thuận, xác
nhận vào hồ sơ pháp lí.
- Mối nối lồng thép phải theo yêu cầu thiết kế hoặc theo TCXD 206 - 1998.
- Thép được vận chuyển tới công trường bằng phương tiện vận chuyển chuyên dụng,
có đủ hồ sơ pháp lý và chấp hành đầy đủ thủ tục lấy mẫu kiểm tra.
- Thép ở công trường được bảo quản cẩn thận, che chắn, kê đệm tránh các ảnh hưởng
xấu tác động từ bên ngoài.
- Tất cả các vật liệu phải có hồ sơ kỹ thuật của nhà máy, chứng chỉ thí nghiệm của đơn
vị có tư cách pháp nhân.
c) Dung dịch khoan Bentonite:
- Bentonite sẽ được dùng là dùng cho tường barrette của Petrolimex dùng cho tường
barrette cọc khoan nhồi, tỷ lệ pha trộn đối với điều kiện đất thông thường là từ 20-50 kg
bentonite khô cho một khối dung dịch. Tỷ lệ này thay đổi tuỳ theo địa chất và dung dịch
sẽ được thêm sôda và phụ gia CMC sao cho các thông số của dung dịch phải đạt như sau:
+ Tỷ trọng: 1,02 - 1,15 g/cm3
+ Độ nhớt: 30 - 60 giây
+ Hàm lượng cát : 6%
+ Độ PH: 7-12
- Trên công trường, bentonite được trộn bằng máy trộn có vận tốc cao và dung dịch
bentonite được chứa trong các thùng chứa. Dung dịch bentonite thu hồi để dùng lại sẽ
được làm sạch bằng máy lọc cát. Trong quá trình thi công khoan cọc dung dịch bentonite
sẽ được kiểm tra thường xuyên.
- Bentonite đưa vào sử dụng phải có chứng chỉ chất lượng (tên nhà sản xuất, đặc tính
kỹ thuật và các chỉ tiêu khác đảm bảo TCXD 197 -1998).
- Nói chung thiết bị thử nghiệm được sử dụng sẽ theo các chỉ tiêu của các tiêu chuẩn
dầu khí Hoa Kỳ (APIRP 13B)

- Trong phòng thí nghiệm tại công trường phải có các thiết bị bao gồm:
+ 1 côn thử độ nhớt
+ Giấy đo độ pH
+ 1 cân đo bùn
+ 1 bộ sàng cát
- Dung dịch mới trộn xong sẽ được đo tỷ trọng bằng cân, đo độ nhớt bằng côn thử độ
nhớt.
+ Đo tỷ trọng sẽ cho ta biết nồng độ của dung dịch.
+ Độ pH sẽ được điều chỉnh trong khi thi công bằng cách thêm các chất phụ gia.

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 10


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

Hình ảnh: Thí nghiệm kiểm tra chất lượng dung dịch Bentonite
1.2. Quy trình công nghệ thi công cọc khoan nhồi
a) Định vị tim cọc:
- Vị trí tim cọc phải được xác định đúng theo bản vẽ thiết kế.
- Để xác định tim cọc sẽ dùng một máy toàn đạc hoặc giao hội của hai máy kính vĩ để
xác định vị trí tim cọc.
- Trước khi khoan, mỗi tim cọc sẽ được gửi vào các vị trí A, A1, B1 như trên hình vẽ
được đánh dấu bằng 4 cọc thép. Mục đích của việc dùng các điểm gửi này là để định vị
tim cọc khi hạ ống vách. Các điểm này phải được bảo vệ và duy trì đến khi hạ và kiểm
tra xong ống vách.

- Điểm đánh dấu có thể dùng để định vị khi hạ I thép cho phương án Top – Down.
- Sơ đồ định vị tim cọc:
tâm cọc

A

A1

1.5m
1.5 m
2m
B
2m
B1
b) Định vị máy khoan:
- Vị trí máy đứng thao tác đòi hỏi phải bằng phẳng, cần khoan phải vuông góc với mặt
đất và phải ổn định không biến dạng trong suốt quá tình đào đất mà trong nhiều trường

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 11


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

hợp khi gặp nền đất yếu phải lót các tấm thép 1.5m x 6m x 1.2mm. Các công việc này
được làm, gia cố nền cẩn thận và kiểm tra kỹ bằng máy trắc đạc.

- Trong quá trình khoan phải thường xuyên kiểm tra cần khoan của máy. Cần khoan
phải vuông góc với mặt phẳng ngang của công trình.
c) Hạ ống vách:
- Ống vách được dùng để bảo vệ thành phía trên của hố khoan không bị sập lở.
- Ống vách dùng cho cọc khoan nhồi: có kích thước đường kính lớn hơn đường kính
theo lý thuyết của cọc là 10cm. Độ dày của ống vách ít nhất là 10mm.
- Để hạ ống vách cho cọc khoan nhồi, đầu tiên khoan lỗ đúng vị trí tim cọc với đường
kính lớn hơn đường kính lý thuyết của cọc ít nhất là 10 cm tới độ sâu tương đương chiều
dài của ống vách. Sau đó hạ ống vách và đầu trên của ống vách cao phải cao hơn mặt đất
ít nhất là 20 cm để tránh cho bùn đất chẩy vào hố trong quá trình thi công và dễ dàng cho
việc thi công đổ bê tông cọc, ống vách phải được định vị, chèn giữ rất ổn định tránh biến
dạng, dịch chuyển trong quá trình khoan đất, hạ lồng thép và đổ bêtông.
- Sau khi đổ bê tông cọc xong, ống vách sẽ được rút lên. Khi rút ống vách, vận tốc rút
phải từ từ để bê tông có đủ thời gian lấp đầy hết khoảng không phía sau ống vách mà
không bị trộn lẫn với bùn cát.
d) Khoan tạo lỗ cọc:
- Đối với cọc khoan nhồi: Nhà thầu sử dụng 2 máy khoan tạo lỗ chia thành 2 khu vực
thi công như trong bản vẽ thi công phần khoan cọc nhồi, loại máy khoan thuỷ lực của
Nhật Bản, có thể tự khoan và đổ bê tông tới độ sâu- 51m cùng tổ hợp các loại gầu đào
đường kính 800, 1000, 1200mm. Các máy móc của công ty có chất lượng cao và luôn
được bảo dưỡng và kiểm tra thường xuyên nhằm luôn luôn hoạt động tốt.
- Khi tiến hành khoan, máy khoan sẽ được định vị vào đúng vị trí và được kiểm tra
thăng bằng, cần khoan được kiểm tra độ thẳng đứng bằng máy kinh vĩ hoặc quả dọi. Việc
kiểm tra này sẽ được thực hiện trong suốt quá trình khoan. Trong quá trình khoan, việc
mô tả các lớp đất sẽ được ghi chép lại. Nếu thấy lớp đất cuối cùng mà mũi cọc cắm vào
khác với lớp đất được miêu tả trong tài liệu khảo sát địa chất thì chỉ huy công trình kịp
thời thông báo ngay cho đại diện bên chủ đầu tư, tư vấn giám sát và các bên liên quan
biết để quyết định chiều sâu thiết kế của cọc.
- Trong suốt quá trình khoan phải duy trì mức Bentonite hoặc Polymer ít nhất cao hơn
mực nước ngầm 1.5 m ngay cả trong quá trình đổ bê tông.

- Trong trường hợp đang khoan mực Bentonite hoặc Polymer giảm xuống đột ngột
phải báo cho giám sát và các bên liên quan biết để kịp thời xử lý.
- Trong quá trình thi công sẽ áp dụng các biện pháp thích hợp để dung dịch bentonite
không chảy tràn lan ra công trường, như thùng chứa, hố thu, bơm, ống dẫn kín Bentonite
hoặc Polymer thải đi không dùng lại sẽ được đưa ngay ra khỏi công trường tránh làm ảnh
hưởng tới môi trường.

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 12


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

e) Làm sạch đáy hố khoan:
- Việc làm sạch đáy hố khoan có thể gồm một hoặc cả hai giai đoạn:
• Làm sạch bằng gầu vét: Khi đã khoan tới độ sâu yêu cầu, sẽ chờ một khoảng
thời gian nhất định (ít nhất là một giờ hoặc theo tiêu chuẩn TCVN 197), để cho
tất cả các chất lắng động lắng hết. Sau đó dùng gầu vét chuyên dùng để làm
sạch hố khoan.
• Làm sạch bằng thổi khí (Chỉ áp dụng khi dùng dung dịch Bentonite neu dung
Polymer thi bỏ qua giai đoạn này): Sau khi làm sạch bằng gầu vét và hạ lồng
thép, nếu kiểm tra thấy độ sạch của đáy hố khoan đạt yêu cầu thì tiến hành làm
sạch giai đoạn hai.
- Để làm sạch giai đoạn hai nhà thầu hạ một ống thép có đường kính khoảng 92 mm
nối với máy lọc cát bằng ống dẫn bentonite. Bentonite bẩn sẽ được bơm trực tiếp từ đáy
hố khoan lên qua máy lọc cát và kiểm tra xử lý lại lượng bentonite còn sử dụng được để

cất chứa vào thùng song song với quá trình bơm vào hố khoan lượng bentonite thay thế
sạch. Quá trình này được thực hiện cho tới khi kiểm tra các thông số kỹ thuật đạt yêu cầu
quy định mới cho phép làm công tác khác.
f) Hạ lồng thép:
- Thép dùng cho cọc phải phù hợp theo thiết kế và TCVN 1651. Nếu thay đổi chủng
loại thép phải quy đổi tương đương đúng quy phạm và được các bên chấp thuận, xác
nhận vào hồ sơ pháp lí.
- Mối nối lồng thép phải theo yêu cầu thiết kế hoặc theo TCXD 206: 1998.
- Thép được vận chuyển tới công trường bằng phương tiện vận chuyển chuyên dụng,
có đủ hồ sơ pháp lý và chấp hành đầy đủ thủ tục lấy mẫu kiểm tra.
- Thép ở công trường được bảo quản cẩn thận, che chắn, kê đệm tránh các ảnh hưởng
xấu tác động từ bên ngoài.
- Tất cả các vật liệu phải có hồ sơ kỹ thuật của nhà máy, chứng chỉ thí nghiệm của đơn
vị có tư cách pháp nhân.
- Lồng thép được gia công theo đúng bản vẽ thiết kế. Các thanh thép chủ được nối với
móc treo bằng nối hàn. Các lồng thép được nối với nhau bằng mối nối buộc hoặc hàn tuỳ
theo thiết kế được duyệt và phải dựa theo tiêu chuẩn.
- Lồng thép được treo vào miệng ống vách bằng các thanh thép, các thanh này được
hàn vào ống vách để chống đẩy nổi lồng. Lồng thép được treo đầy đủ các con kê đảm bảo
lớp bê tông bảo vệ đạt đúng theo thiết kế.
- Khi hạ lồng thép phải chú ý cho lồng thép thẳng đứng tránh cắm vào thành làm sụt
lở, các lồng thép được nối với nhau phải đủ chắc tránh làm cho lồng bị tụt rơi.
- Ống siêu âm (nếu có) được liên kết vào cốt thép cọc và hạ đồng thời cùng quá trình
thi công, hạ lồng thép.
- Khi khoan xong phải chờ lắng ít nhất là một giờ nhằm giảm bớt thời gian thối rửa
sau này. Khi đã hạ lồng thép xong và việc thối rửa hố khoan nên duy trì tới sát thời gian
bắt đầu đổ bê tông cọc.
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 13



TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

Hình ảnh: Hạ lồng thép cọc khoan nhồi
- Trong quá trình hạ lồng thép bắt buộc phải có kỹ thuật giám sát trong suốt quá trình
hạ nhằm đảm bảo các mối nối giữa các lồng đạt yêu cầu và các mối nối ống siêu âm
tuyệt đối kín nước. Chiều dài mối nối giữa các lồng thép lấy theo TCVN 4453- 95. Các
thông số kiểm công tác cốt thép lấy theo TCXD 206: 1998. Hạ lồng thép không thực hiện
quá nhanh tránh việc lồng thép làm sạt lở thành hố khoan hoặc bị nghiêng.
g) Đổ bê tông:

Hình ảnh: Đổ bê tông cọc khoan nhồi
- Cho phương tiện vào vị trí, kiểm tra độ sụt và lấy mẫu.
- Chỉ dẫn phương tiện vào vị trí thi công và ổn định phương tiện.
- Thực hiện việc bơm vữa vào ống đổ.
- Điều chỉnh và khống chế việc nâng hạ ống đảm bảo ống dổ bê tông luôn ngập trong
vữa 1.5 – 2m.
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 14


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị


- Kiểm soát việc bơm, rót vữa bê tông đảm bảo vữa xuống đều, không bị tràn ra ngoài
- Các công việc trên phải được thực hiện đều đặn, liên tục, tránh các va chạm mạnh
dẫn đến việc sụt lở, sập vách trong quá trình đổ bê tông.
- Kết thúc việc đổ của 1 xe kịp thời kiểm tra sơ bộ khối bê tông đã dâng trong hố để
quyết định việc cắt chiều dài ống đổ.
h) Hạ cột chống tạm là thép I khi thi công cọc khoan nhồi:
- Đối với cọc nhồi mà cần phải đặt thép chống tạm để phục vụ cho thi công sau này thì
cần phải tính toán một cách cụ thể chi tiết kích thước, vị trí, chiều dài để đảm bảo điều
kiện ổn định và chịu lực.
- Việc hạ I chống là công việc đòi hỏi kỹ thuật cao để đàm bảo I có độ nghiêng nằm
trong giới hạn cho phép và có vị trí chính xác.
- Các cột chống tạm phải đặt thẳng bằng cần trục, đúng tim cọc để không ảnh hưởng
đến việc đặt cốt thép các cấu kiện và khả năng làm việc của nó. Cột thép được đặt vào
vữa bê tông từ từ để giảm sự lệch hướng.
- Quá trình hạ thép I diễn ra sau khi đổ ngay bê tông. Nhà thầu dùng cần cẩu để cẩu
thép I, hạ xuống từ từ để tránh sự phá vỡ liên kết của bê tông. Nhà thầu đã chế tạo các
gông thép để hạ thép I một cách chính xác.

Hình ảnh: Định vị khung dẫn hướng cho cột chống tạm
- Cao độ của casing được trắc đạc để khống chế chính xác cao độ đỉnh I.

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 15


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng


Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

Hình ảnh: Khống chế cao độ cột chống tạm
2. Biện pháp thi công Tường vây
2.1. Vật liệu
Về cơ bản là tương tự như cọc khoan nhồi
2.2. Quy trình công nghệ thi công tường vây
a) Thi công tường dẫn
- Xác định vị trí tường dẫn và tường chắn trên mặt bằng, định vị và dẫn ra ngoài trên
hệ thống cọc mốc.
- Đào rãnh hào sâu 1,2m; bề rộng đáy rãnh là 2,4m; bề rộng đỉnh rãnh là đảm bảo độ
dốc đào tự nhiên mà không cần chống giữ thành hố đào.
- Đổ bêtông lót dày 10cm.
- Ghép cốp pha và làm cốt thép.
- Đổ bê tông và hoàn thiện tường dẫn, đỉnh tường dẫn cao hơn mặt đất tự nhiên 10cm.
b) Thi công đào đất bằng máy đào gầu ngoạm
- Việc thực hiện đào tường chắn đất được thực hiện bởi gàu ngoạm hình chữ nhật treo
trên xe cẩu vận hành bằng thuỷ lực. Trong quá trình đào, dung dịch được giữ trong
khoảng không thấp hơn 0.4m từ đỉnh tường dẫn và cao hơn 1.5m trên mực nước ngầm.
Độ thẳng đứng của hố đào được giám sát trực quan thông qua những dây cáp của xe cẩu
trong lúc hạ gầu xuống trong rãnh đào.
- việc giám sát liên tục được thực hiện bằng thước đo. Bằng phương pháp này, sự lở
đất sẽ nhanh chóng được nhận biết. Thước đo này được chia tới đơn vị cm .
- Xe cẩu phải giữ khoảng cách tối thiểu từ 2m đến hố đào. Bất kỳ di chuyển nào của xe
cẩu sẽ được người giám sát để tuân thủ đòi hỏi này.
- Khi gặp chướng ngại vật, tùy thuộc vào bản chất và kích thước của chướng ngại vật,
một vài phương pháp được chọn để di dời chướng ngại vật:
+ Bằng cách đào nếu kích thước chướng ngại vật tương thích với kích thước gàu
ngoặm.
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN


Trang 16


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

+ Bằng cách sử dụng luân phiên gàu ngoặm và búa đục nặng
+ Bằng cách khoan để làm yếu chướng ngại vật trước khi dùng gàu ngoặm/búa đục.
c) Hạ bơm thổi rửa làm sạch đáy và cấp bentonite mới
- Khi đã đạt được độ sâu cần thiết, công tác đào kết thúc. Dung dịch bentonite lẫn đất
phải được rút khỏi hố đào, vì nếu còn sót lại sẽ có ảnh hưởng bất lợi đến việc đổ bêtông.
- Hố đào được làm sạch trước tiên bằng gàu vét. ống thổi bentonite gắn với ống đổ
bêtông sẽ được thả xuống đáy hố đào. Dung dịch lấy ra từ hố đào được đưa vào máy
sàng lọc cát qua bộ phận sàng rung và máy ly tâm. Các hạt bentonite nguyên chất do
kích thước hạt nhỏ sẽ không bị loại bỏ sau quá trình lọc. Quy trình này cứ tiếp tục cho
đến khi bentonite hút lên từ hố đào đáp ứng được các chỉ tiêu kỹ thuật.
- Trong quá trình tái chế bentonite, hố đào phải giữ cho luôn đầy bentonite với dung
dịch được tái chế nằm trên trong khi bentonite bẩn được hút ra từ dưới đáy. Nhân viên
Delta Co., Ltd. sẽ đo lường thường xuyên hàm lượng cát ở đáy hố đào để kiểm tra, giám
sát quá trình sàng lọc.
- Khi công việc này hoàn thành, có thể hạ các lồng thép xuống hố đào. Trong khi đổ
bêtông, bentonite được bơm ra từ đầu hố đào và tái chế qua sàng rung và thiết bị ly tâm.
d) Cừ thép chặn đầu panel giữ gioăng chống thấm và búa tách ván khuôn:
- Cừ thép chặn đầu tường của các tấm panel giúp tăng khả năng chống thấm của tương
và để gắn gioăng chặn nước.
- Búa tách ván khuôn dùng để cậy cừ thép trong trường hợp bị kẹt bê tông.
- Cừ thép à một tấm thép rộng bằng chiều dày tường có chiều sâu khoảng 12m trọng

lượng khoảng 3 tấn.
- Gioăng chặn nước sẽ được cài vào tấm cừ thép khi thi công tấm sơ cấp. Khi đào tấm
thứ cấp tấm cừ sẽ được nhấc ra bởi một dụng cụ là Búa tách ván khuôn có trọng lượng
khoảng 8 tấn nhằm tách bê tông ra khỏi tấm cừ thép, sau đó dùng cẩu nhấc cừ lên khỏi hố
đào.

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 17


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

Hình ảnh: Lắp đặt ván khuôn chặn và tháo dỡ khi đào Panel thứ cấp
e) Hạ lồng thép:
- Lồng thép được chế tạo trước tại công trường, khi việc tái chế bentonite hoặc
Polymer và việc lắp đặt ván khuôn chặn hoàn tất, lồng thép được hạ xuống rãnh đào bằng
cần cẩu bánh xích. Lồng thép được gắn các đệm bêtông (tạo bởi bê tông dày 60mm và
xấp xỉ 140mmx200mm bề mặt tiếp xúc với đất) để đảm bảo lớp bêtông bảo vệ theo thiết
kế được bảo đảm.
- Lồng thép được cấu tạo bởi những đoạn
lồng dài 11.7m (đối với tường barrette nhà
A) bằng cách nối buộc theo thiết kế trong
khi hạ xuống rãnh đào. Một khi mà tất cả
lồng thép đã được hạ xuống, chúng được
treo tại cao trình theo yêu cầu từ tường dẫn
bằng những thanh thép treo với chiều dài

tính toán cho việc đổ bêtông.
- Các hộp đặt cốt thép chờ sẵn được gắn
vào lồng thép và được định vị bằng thước
đo từ đỉnh của lồng thép tương ứng.
- Khi mà thước đo độ nghiêng được yêu
cầu đặt trong tường chắn, các ống thép sẽ
được hàn vào lồng thép.

f) Đổ bê tông:
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 18


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

- Bêtông được đổ vào rãnh đào qua ống tremie. Ống tremie có đường kính 270mm và
200m được tạo thành từ những đoạn 0.5m, 1.0m, 2.0m và 3.0m dài. Khi mực bêtông
trong rãnh đào dâng lên, ống tremie được nhấc lên theo theo trong khi vẫn luôn đảm bảo
tối thiểu 3m ngập trong bêtông để tránh lẫn lộn với bentonite hoặc Polymer.
- Dung dịch khoan trong quá trình đổ sẽ được thu hồi lại trạm và được sử lý lại cho đạt
các chỉ tiêu cơ bản như tỷ trọng, độ nhớt, hàm lượng cát.
- Trong khi đổ bêtông, nhật ký biểu
đồ thời gian phân phối, thể tích và cao
trình bêtông được ghi lại. Mẫu bêtông
lập phương được lấy để đánh giá cường
độ bêtông.

- Trước khi đổ bê tông tấm panel
liền kề với tấm đã đổ trước phải chú ý
rút tấm cốp pha bịt đầu.
- Tuỳ theo chiều dài của tấm panel
có thể đặt từ một cho tới 3 ống đổ, thứ
tự đổ phải đảm bảo làm sao cho Bê
tông dâng đều.

3. Biện pháp thi công Tầng hầm theo phương pháp Top-Down
3.1. Thi công đào đất
Việc đào đất tiến hành theo 4 giai đoạn:
* Giai đoạn 1:
- Đào đất đến độ sâu -3,850 m thực hiện chủ yếu bằng cơ giới và sửa lại bằng thủ
công. Đất được vận chuyển đổ đi bằng ôtô trọng tải lớn.
- Chiều sâu đào được quyết định bởi khả năng chịu lực của tường vây khi đào đất.
- Có hai phương án:
- Đào sâu đến mức tối đa có thể và lắp ván khuôn trên hệ khung chống cho sàn hầm
một.
- Đào đến đáy sàn hầm một và làm ván khuôn bằng vữa xi măng.
* Giai đoạn 2:
- Sau khi Bê tông sàn hầm một đạt 100% cường độ thì bắt đầu tiến hành đào hầm hai
từ những lỗ chờ thi công.
- Đào đất đến cao trình - 7.050 m đến đáy tầng hầm thứ 2 chủ yếu bằng cơ giới kết hợp
thủ công. Đất được đưa vào các thùng chứa thể tích từ 1,5 2 m3. Các thùng được cần
trục kato lên và các thùng lớn để ôtô trọng tải lớn trở vào ban đêm. Ngoài ra các thùng

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 19



TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

nhỏ 1,5 m3 được chở đi ban ngày bằng các xe Huyndai, Sangxing trọng tải từ 2 2,5 tấn
đi lại được trong thành phố.

Hình ảnh: Đào đất tầng hầm
* Giai đoạn 3:
- Sau khi Bê tông sàn hầm hai đạt 100% cường độ thì bắt đầu tiến hành đào hầm hai
từ những lỗ chờ thi công.
- Đào đất đến cao trình - 10.600 m đến đáy tầng hầm thứ 3 chủ yếu bằng cơ giới kết
hợp thủ công. Đất được đưa vào các thùng chứa thể tích từ 1,5 - 2 m3. Các thùng được
cần trục kato lên và các thùng lớn để ôtô trọng tải lớn trở vào ban đêm. Ngoài ra các
thùng nhỏ 1,5 m3 được chở đi ban ngày bằng các xe Huyndai, Sangxing trọng tải từ 2
2,5 tấn đi lại được trong thành phố.
* Giai đoạn 4:
- Đào đất đến cao trình - 10.600 m đến đáy đài chủ yếu bằng cơ giới kết hợp thủ công.
Đất được đưa vào các thùng chứa thể tích từ 1,5 2 m3. Các thùng được cần trục kato lên
và các thùng lớn để ôtô trọng tải lớn trở vào ban đêm. Ngoài ra các thùng nhỏ 1,5 m3
được chở đi ban ngày bằng các xe Huyndai, Sangxing trọng tải từ 2-2,5 tấn đi lại được
trong thành phố.
3.2. Thi công sàn tầng hầm một
- Trên mặt đất bằng này bắt đầu làm hệ thống ván khuôn bằng vữa xi măng hoặc dùng
ván khuôn.
- Chú ý đặt lỗ chờ cho công tác thi công đất hầm hai.
- Tách sắt chờ ra khỏi tường vây.
- Gia công đỉnh cột thép trong cột để đỡ sàn theo phương án Top – Down.

- Cắm sắt chờ cho cột và vách tường theo hai hướng trên và dưới (chú ý lỗ thoát khí
đổ Sika dãn nở cho cột).
- Chú ý kiểm tra kỹ định vị cột và vách.
- Làm sắt dầm sàn liên kết với sắt tương vây.
- Tiến hành đổ bê tông bằng Bơm (Hạn chế tối đa mạch dừng khi đổ Bê tông).
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 20


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

3.3. Thi công sàn tầng hầm hai
- Trên mặt đất bằng này bắt đầu làm hệ thống ván khuôn bằng vữa xi măng hoặc dùng
ván khuôn.
- Chú ý đặt lỗ chờ cho công tác thi công đất hầm ba.
- Tách sắt chờ ra khỏi tường vây.
- Gia công đỉnh cột thép trong cột để đỡ sàn theo phương án Top – Down.
- Cắm sắt chờ cho cột và vách tường theo hai hướng trên và dưới (chú ý lỗ thoát khí
đổ Sika dãn nở cho cột).
- Chú ý kiểm tra kỹ định vị cột và vách.
- Làm sắt dầm sàn liên kết với sắt tương vây.
- Tiến hành đổ bê tông bằng Bơm (Hạn chế tối đa mạch dừng khi đổ Bê tông).
- Đổ bê tông cột vách tầng hầm 2.
- Đổ bê tông dãn nở vào khe hở đầu cột.
3.4. Đào đất tầng hầm ba và thi công đài, sàn nền cốt -10.00m
Phá bê tông đầu cọc và tách sắt chờ từ tường vây

- Dùng 2 máy nén khí nhỏ với 8 đầu búa để phá đầu cọc.
- Dùng máy thuỷ bình đánh dấu lên các mặt cọc, cao trình cần phá bỏ nhằm đảm bảo
độ chính xác lên toàn bộ mặt bằng móng. Phần bê tông cọc được ngập vào bê tông dài 10
cm, cốt thép chờ của cọc đảm bảo 60 cm và được uốn xiên 600 ngàm vào đài móng.
- Việc tách sắt chờ ra khỏi tường vây được dùng bằng búa máy và đục tay.

* Đổ bê tông lót móng cho đài, sàn nền
- Tiến hành đổ bê tông lót ngay sau khi hố đào đủ độ sâu thiết kế và đã hoàn thiện để
tạo vệ sinh hố móng và mặt nền thật tốt
- Bê tông lót M100, dày 10 cm được trộn tại công trình.
- Tim cốt đài móng, sàn được xác định và đánh dấu xuống bề mặt của bê tông lót và
trên tường vây tạo điều kiện thuận lợi cho việc rải cốt thép đài, móng, sàn nền tiếp theo.
* Thi công bê tông đài và sàn nền
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 21


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

Công tác cốp pha:
- Dùng cốp pha thép hoặc nhựa FUVI để đảm bảo thi công đài và sàn nền toàn khối.
Có thể dùng nền đất làm cốt pha sau khi đẫ gia cố. Công tác xây đảm bảo đúng cốt, vị trí,
kích thước hình học, độ kín khít và thẳng.
Rải cốt thép:
- Toàn bộ công việc gia công cắt và uốn sắt sẽ được tiến hành tại tại công trường.
- Kiểm tra cao độ của lớp bê tông lót móng sau khi đổ, nếu đạt cho rải thép

- Tiến hành thi công từ thấp đến cao, từ dưới lên trên
- Sản xuất những miếng kê để
đảm bảo đúng chiều dày lớp bảo
vệ.
- Các công việc gia công và lắp
dựng cốt thép như bán kính uốn,
chiều dày đoạn nối cốt thép, độ
dài lớp bảo vệ .v.v... đều phải tuân
thủ theo các tiêu chuẩn Việt Nam,
bản vẽ thiết kế và chỉ dẫn quản lý
xây dựng.
- Đọc bản vẽ, kết hợp với kích
thước thực tế, gia công cắt thép
theo đúng thiết kế.

Đổ bê tông:
- Trước khi đổ bê tông phải vệ sinh công nghiệp, chuẩn bị dụng cụ và trang thiết bị đầy
đủ. Sau khi được kỹ sư, Ban quản lý nghiệm thu phần cốt thép, cốp pha, mới được tiến
hành công tác đổ bê tông. Trước khi đổ bê tông cần tiến hành lấy mẫu thử, đo độ sụt cùng
Tư vấn giám sát, mới được tiến hành đổ.
- Số lượng đầm phải đủ và ít nhất có 2 đầm dự phòng( trong đó ít nhất 1 cái phải là
đầm xăng).
- Có thể dùng bơm Bê tông hoặc đổ trực tiếp vào máng từ xe trộn tuỳ vị trí.
- Công tác đổ bê tông được thi công theo phương pháp cuốn chiếu từ xa về gần để
tránh sự dẫm đạp lên bêtông mới đổ và đảm bảo thi công liên tục
- Bêtông được nhà cung cấp đến tận nơi và bơm đổ bê tông cho sàn nền cùng đài
giằng.
3.5. Đổ bê tông cột và vách tầng hầm
- Cột và vách được buộc thép và đổ Bê tông như bình thường (Chú ý điểm dừng Bê
tông phải cách mặt Bê tông phía trên khoảng 10cm.

- Tiến hành làm ván khuôn vá khe hở của cột và dùng Sika dãn nở đổ vào đó.
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 22


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

Việc áp dụng phương pháp này hạn chế được phần lớn các ảnh hưởng tới môi trường
và công trình lân cận. Mặt khác giảm đi được khối lượng lớn hệ dàn giáo, ván khuôn cho
việc thi công sàn tầng hầm này. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư kỹ thuật
cao, sự tổ chức hợp lý, khoa học để tránh sự chồng chéo nhau.
- Ván khuôn sau khi đổ 24 h có thể
tháo ra để luân chuyển.
- Chú ý lớp bảo vệ của bê tông khi
ghép ván khuôn.

3.6. Thi công chèn vữa Sika dãn nở vào khe hở đầu cột
- Ván khuôn ghép phải đảm bảo kín khít vì đây là vật liệu có tính linh động rất cao có
khả năng tự san phảng (Có thể Dùng Sika dãn nở hoặc vật liệu tương tự).
- Chú ý khi đổ bê tông sàn đã đặt các lỗ thoát khí và lỗ thi công phục vụ cho công việc
đổ Bê tông dãn nở đầu cột.
- Cường độ tông tông dãn nở thường cao hơn bê tông thường khoảng 10 – 20 Mpa và
thời gian pháp triển đạt cường độ 100% là 7 – 10 ngày.
3.7. Thi công Dầm sàn lỗ mở
Các bước thi công giống như trình tự thi công sàn bình thường.
V. BIỆN PHÁP THI CÔNG PHẦN THÂN

Trình tự thi công hạng mục:
- Chuẩn bị mặt bằng
- Định vị công trình gồm: Giao nhận tim cốt, xây dựng mốc chuẩn.
- Thi công xây dựng kết cấu thân.
- Thi công xây thô.
- Hoàn thiện tòa nhà.
- Thi công lắp đặt cửa – vách kính
- Thi công lắp đặt điện trong nhà.
- Thi công lắp đặt hệ thống cấp thoát nước
- Lắp đặt chống sét.
- Thi công công tác PCCC
SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 23


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

- Thi công công tác hoàn thiện tòa nhà ( Trát , ốp lát, sơn, trần thạch cao….)
- Nghiệm thu, bàn giao công trình và bảo hành công trình.
1. Biện pháp thi công Cột và Vách
1.1. Công tác cốt thép:
- Cốt thép được gia công và tổ hợp tại xưởng trên công trình và lắp vào vị trí và hoàn
chỉnh bằng thủ công. Quá trình lắp dựng phải đảm bảo các yêu cầu về kích thước hình
học, cường độ và chiều dài neo nối thép đảm bảo các yêu cầu về cấu tạo mối nối trong hồ
sơ thiết kế.
- Cốt thép phải được đánh sạch rỉ và buộc các viên kê bằng bê tông để đảm bảo lớp bê

tông được bảo vệ, vệ sinh sạch phần bê tông chân cột-vách, các mối nối kỹ thuật, mạch
ngừng.
- Các bước lắp đặt được thực hiện: Lắp thép chịu lực trước, thép đai sau. Lắp 4 thanh
góc trước, các thanh giữa sau. Khi lắp 4 thanh góc đầu tiên phải có thanh gá tạm và
chống giữ khi lắp hoàn chỉnh thép đai, chỉ tháo thanh gá ra khi lắp ván khuôn.
- Sau khi lắp dựng xong cốt thép cột-vách Nhà thầu cho căn chỉnh lần cuối và tiến
hành nghiệm thu trước khi lắp dựng ván khuôn (cốt thép cột-vách chỉ được phép chờ
không quá 4 ngày trước khi đổ bê tông).
- Nhà thầu phải lưu ý đến công tác an toàn khi công nhân tiến hành lắp dựng cốt thép
cột-vách tại những nơi cheo leo nguy hiểm, việc sử dụng dây an toàn là bắt buộc tại
những vị trí đó.

Hình ảnh: Lắp dựng cốt thép Cột tại công trường

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 24


TRƯỜNG ĐH KIẾN TRÚC HÀ NỘI
Khoa: Xây Dựng

Bộ môn: Công trình ngầm đô thị

Hình ảnh: Lắp dựng cốt thép Vách tại công trường
1.2. Công tác cốp pha:
- Cốp pha sẽ sử dụng là loại cốp pha gỗ dán. Dùng dây tăng đơ và cây chống để điều
chỉnh về 4 phía. Riêng cột biên có 2 tăng đơ cứng (đẩy và kéo) và 4 tăng đơ mềm (kéo).
Các thanh chống xiên và các dây chằng cần phải đặt tại các vị trí cân nhau theo các phía:
Nếu cột vuông đặt ở 4 góc, nếu cột tròn đặt tại các vị trí hướng vào tâm cột.

- Ván khuôn được tổ hợp sẵn thành từng mảnh cột bằng các chốt chữ U. Sau đó ba
mảnh cột được ghép lại với nhau. Đưa tấm cốp pha cột vào sát kích cỡ và lắp các tấm liên
kết với nhau theo các loại tấm đã chọn phù hợp với kích thước cột.
- Tim cột theo 2 phương được xác định và dẫn về chân cột. Sau khi nghiệm thu xong
cốt thép cột người ta luồn hộp ba mặt vào cốt thép cột. Ghép nối mặt còn lại và lắp dựng
hệ thống gông chống phình cho bê tông sau khi nghiệm thu thép xong. Khoảng cách giữa
các gông được đặt đúng vào vị trí giáp nối giữa 2 lớp.
- Bề mặt cốp pha tiếp xúc với bê tông sẽ được quét đều hoặc lăn đều vật liệu chống
dính. Lưu ý tránh không để vật liệu chống dính rây vào cốt thép, nếu bị rây ra cốt thép
phải được làm sạch trước khi đổ bê tông.
- Dùng máy kinh vỹ để hiệu chỉnh độ nghiêng của cột bằng cách nhả hoặc kéo tăng đơ
hoặc nêm cây chống. Căn chỉnh xong ta phải cho xiết chặt lại các tăng đơ, vặn lại các ốc
gông và nêm chặt. Máy kinh vỹ sẽ được đặt tại vị trí để kiểm tra phương đứng của cột
trong suốt quá trình đổ bê tông cột.
- Chú ý để cửa đổ bê tông với chiều cao cần đổ 1,5m để đảm bảo bê tông không bị
phân tầng khi đổ.

SVTH: Trần Văn Toàn _ Lớp 11XN

Trang 25


×