Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

nội dung thơ văn nguyễn công trứ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.71 KB, 45 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN

 
VĂN HỌC VIỆT NAM
TỪ THẾ KỶ XVIII - NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX

TIỂU LUẬN

NỘI DUNG
THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ

TRÌNH BÀY:NHÓM 4

NĂM HỌC 2015 - 2016


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.................................................................4
1. VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN CÔNG TRỨ... 6
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ................................ 6
1.1.1 Cuộc đời...........................................................................................6
1.1.2 Sự nghiệp......................................................................................... 6
1.2 Thơ văn............................................................................................... 7

2. NỘI DUNG THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ.....9
2.1 Chí nam nhi........................................................................................ 9
2.1.1 Nguyên nhân hình thành chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ... 9
2.1.2 Chí nam nhi trong thơ văn Nguyễn Công Trứ.............................11
2.2 Tư tưởng vui nhàn, thưởng lạc ........................................................17
2.2.1 Tư tưởng vui nhàn, thưởng lạc trong văn học............................. 17


2.2.2 Tư tưởng vui nhàn, thưởng lạc trong thơ văn của Nguyễn Công
Trứ.............................................................................................................17
2.3 Tính chất hiện thực............................................................................26
2.4 Ngông.................................................................................................. 35
2.4.1 Đôi nét về chất ngông..................................................................... 35
2.4.2 Chất ngông trong thơ Nguyễn Công Trứ..................................... 35

3. VÀI NÉT VỀ NGHỆ THUẬT...................................43
4. KẾT LUẬN.................................................................44
2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong số rất nhiều những nhà thơ, nhà văn ra đời trong giai đoạn văn học
trung đại, tác giả Nguyễn Công Trứ để lại một dấu ấn khá đặc biệt. Không chỉ có
một phong cách sống đầy bản lĩnh, đầy cá tính mà ông còn đóng góp sức mình trên
nhiều lĩnh vực. Ông là một nhà thơ tài tử, một người phóng khoáng nhưng lại bị
“nhốt mình” trong tư tưởng Nho gia và cúi mình phục vụ triều đình phong kiến.
Đấy chính là sự mâu thuẫn trong tư tưởng và hành động của con người Nguyễn
Công Trứ, cho nên khi đọc thơ ông chúng ta luôn có cảm giác đầy mới lạ đan xen
nhau.
Văn học Việt Nam thời kì trung đại phát triển trong suốt 10 thế kỉ, chia làm
bốn giai đoạn chính. Mỗi giai đoạn có những thành công nhất định nhưng trong
bốn giai đoạn của văn học trung đại thì văn học giai đoạn thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX
phát triển rực rỡ và có nhiều thành tựu cả về chất lượng lẫn số lượng các tác phẩm,
tác giả. Văn học trong giai đoạn này đã đơm hoa kết trái với nhiều quả ngọt: nhiều
tác giả lớn xuất hiện, nhiều kiệt tác của dân tộc đã ra đời. Nguyễn Công Trứ là một
tác giả lớn và là một hồn thơ có nét độc đáo riêng trong sự phong phú, đặc sắc của
văn học Việt Nam giai đoạn thế kỉ XVIII – thế kỉ XIX.
Nhắc đến Nguyễn Công Trứ ta nhớ ngay đến một nhà thơ với hồn thơ

phóng khoáng, mạnh mẽ, đầy niềm kiêu hãnh. Thơ văn của ông còn lại không quá
nhiều, khoảng 150 bài, nhưng đều là những bài thơ có giá trị và đứng vững được
trước sự nghiệt ngã của thời gian. Ý kiến đánh giá về thơ văn ông có số lượng rất
lớn, nhiều hơn số lượng thơ của ông hàng trăm lần. Điều đó cho thấy thơ văn ông
có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với người đọc và có vị trí nhất định trong nền văn học
dân tộc. Có được vị trí đó là nhờ thơ văn ông đã mang đến cho thi đàn văn học
Việt Nam nhiều điều hoàn toàn mới mẻ, “Có Nguyễn Công Trứ, cây đàn văn học
Việt Nam có đủ dây vũ dây văn, mà ông chính là sợi dây vũ cường tráng luôn luôn
rung lên những âm sắc nam nhi, sảng khoái làm phong phú cung đàn văn chương
đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm). Giới nghiên cứu đã chú ý rất nhiều đến việc tìm
hiểu thơ văn ông ở nhiều góc độ, vận dụng nhiều lí thuyết, dựa trên những lập
trường, quan điểm khác nhau. Đó có thể ở lập trường đạo đức, chủ nghĩa duy vật
biện chứng, lập trường giai cấp,… Các nhà nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu nội
dung tư tưởng chính trong thơ văn Nguyễn Công Trứ, đặc biệt là về chí nam nhi, tư
tưởng hưởng lạc, tính chất hiện thực,… đồng thời tìm cách lí giải nhũng nội dung
này trong thơ ông.
3


Sau đây, ở bài tiểu luận này, nhóm chúng tôi đã tích góp những nội dung thơ
văn hữu ích và tiêu biểu để có thể có cái nhìn toàn diện và cụ thể hơn về thơ văn
Nguyễn Công Trứ cũng như có thể phục vụ học tập, giảng dạy sau này.

4


1 VÀI NÉT VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN CÔNG TRỨ
1.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Công Trứ
1.1.1 Cuộc đời
Nguyễn Công Trứ (1788-1858). Tên thật là Củng, tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai

Ông lấy biệt hiệu là Hy Văn, quê ở làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là người đã sống qua nhiều thời đại, cũng đã nhìn thấy nhiều biến thiên của
cuộc đời, có điều kiện góp phần với xã hội và va chạm nhiều trong cuộc sống.
Xuất thân trong một gia đình nho học, cha và ông ngoại điều có làm quan cho
triều đình nhà Lê cho nên ông chịu ảnh hưởng nhiều đến con người và chí hướng
của Nguyễn Công Trứ.
Ông có học được một ít chữ thánh hiền do cha dạy thêm phần nếp sống gia đình
và được dạy dỗ theo đạo lý Khổng Tử đã góp phần tạo nên quan niệm chí khí nam
nhi của Nguyễn Công Trứ sau này. Hơn nữa cuộc đời sống trong cảnh nghèo khó
cho nên ông có dịp nếm mùi thế thái nhân tình và được biểu lộ qua thơ văn của
ông.
Con đường làm quan của ông dưới triều Nguyễn có nhiều thăng trầm, có lúc làm
tướng , làm tông đốc Hải An, có lúc bị lột sạch chức tước, bị đày làm lính thú ở
biên thùy Quảng Ngãi. Ông là người có tài làm đươc việc nên được triều đình nhà
Huế trọng dụng nhưng luôn tìm cách buộc chân ông. Ông có sự mâu thuẫn giữa lý
tưởng và bản chất phàn động của triều đình nhà Huế vì thế rất nhiều lần ông thăng
quan giáng chức.
Đến lúc tuổi già, nghỉ hưu ông trở về sống một cuộc sống đạm bạc.
1.1.2 Sự nghiệp
Trong cuộc đời là quan của ông đã có 2 việc đáng lưu ý:
 Dẹp giặc
Ông đã nhiều lần đánh phá, đàn áp các phong trào nông dân khởi nghĩa, do ông
không ý thức được đây là việc làm phản lại lợi ích của nhân dân do ông chịu sự
ảnh hưởng nho giáo phong kiến sâu sắc về chữ “trung” trung quân nên phải giúp
vua an dân trị nước
5


 Công cuộc khẩn hoang
Nhìn cảnh dân đói không ruộng cày mà dất bỏ hoang, dâng sớ lên triều đình cấp

lương thực, tiền bạc để chiêu mộ quân lưu vong khai khẩn đất ở ven biển Thái
Bình, Ninh Bình, xin đặt nhà học ở các ấp, các lí ở 2 huyện mới này rồi rước thầy
dạy học, dân hợp sức cày bừa không đánh thuế. Kết quả đã bị triều đình bác bỏ đi,
tuy vậy nhưng nhân dân 2 huyện rất biết ơn và lập đền thờ khi ông còn sống
Kết luận: Nguyễn Công Trứ là người có cá tính độc đáo bản lĩnh khí phách
ngang tàng trong bất cứ hoàn cảnh nào ông cũng không để mất đi cá tính của mình.
Có thể nói cái ngất ngưỡng, ngông nghênh của ông chính là ý thức cá nhân phóng
túng, ngang tàng vì vậy cuộc đời ông luôn thăng trầm khiến một người từ buổi đầu
chí khí hừng hực cuối cùng cũng muốn thoát ly tìm về sự thanh nhàn.
1.2 Thơ văn
-Bên cạnh sự nghiệp quân sự, kinh tế, Nguyễn Công Trứ còn để lại cho đời một
thi nghiệp không nhỏ, độc đáo dù ông không nhằm lập thân bằng thơ văn, và
thường cũng sáng tác vào những lúc trà dư tửu cốt để nói lên tâm sự, bộc lộ chí
hướng riêng của mình.
-Sáng tác của Nguyễn Công Trứ hầu hết bằng chữ Nôm và bị thất lạc nhiều.
Hiện nay sưu tầm khoảng 150 bài gồm các thể loại: thơ, ca trù, phú. Ngoài ra ông
còn có một số tác phẩm thơ văn chữ Hán. Trong đó có bài Tự thọ, làm lúc 70 tuổi
để cho một số bạn bè mình thích họa lại làm kỉ niệm.
Căn cứ vào cuốn Thơ văn Nguyễn Công Trứ có thể xếp sáng tác của ông thành
ba giai đoạn:
1.Bạch diện thư sinh (46 bài)
2.Hoạn hải ba đào (47 bài)
3.Ngoài vòng cương tỏa (16 bài)
-Ngoài ra còn một số bài nằm trong các giai thoại về ông.
-Nguyễn Công Trứ là người có tài, trải qua nhiều thăng trầm, Nguyễn Công Trứ
hiểu sâu sắc nhân tình thế thái đương thời. ông khinh bỉ và ngán ngẩm nó:
6


Thế thái nhân tình gớm chết thay

Lạt nồng coi chiếc túi vơi đầy
Hay:
Tiền tài hai chữ son khuyên ngược
Nhân nghĩa đôi đường nước chảy xuôi
-Trong xử thế ông cười nhạo sự thăng giáng, coi làm quan thì cũng như thằng leo
dây và không giấu sự ngạo mạn:
Nào nào! Thằng nào sợ thằng nào
Đã sa xuống thấp lại lên cao
-Chán chường với chốn quan trường nhưng ông không chán đời. Ông vốn yêu đời,
là người chịu chơi, với ông cái gì cũng có thể đem chơi kể cả kinh bang tế thế
( ông vì không được triều đình nhà Nguyễn trọng dụng cái tài của mình nên ông
chán chường mới than thở trời sinh cho nhưng không được dung:
Trời đất cho ta một cái tài
Giắt lưng để dành ngày tháng chơi.
-Nguyễn Công Trứ là người đào hoa, mê hát ả đào, ông viết nhiều bài ca trù đa
tình. Ngất ngưởng, ngông nghênh, về hưu ông đi chơi nhưng không dung ngựa mà
dung bò. Bảy mươi tuổi ông cưới vợ, khi hỏi tuổi ông trả lời:
Năm mươi năm trước anh hai ba
-Ngay trong lúc chua chát nhìn lại đời mình ông vẫn là người đầy khí phách:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo
7


Giữa trời vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thì trèo với thông.
Đời ông đầy giai thoại, giai thoại nào cũng cho thấy bản lĩnh sống bản lĩnh trí
tuệ, và mang tính bình dân sâu sắc. Có thể nói thơ ông sinh động, giàu triết lý nhân
văn nhưng hóm hỉnh. Đó là chất thơ có được từ đời sống, lấy đời sống làm cốt lõi.


2 NỘI DUNG THƠ VĂN NGUYỄN CÔNG TRỨ
2.1Chí nam nhi
Người nam nhi có một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội nói chung và trong
văn học nói riêng.Xét trong văn học trung đại Việt Nam,có rất nhiều tác giả văn
học viết về” hình tượng nam nhi sống trong trời đất” như Đỗ Pháp Thuận,Trần
Quang Khải,Trần Tế Xương,Tản Đà,…Và không chì nói về hình tượng nam nhi
thôi mà khi viết về cái chí khí của kẻ làm trai ấy thì Nguyễn Công Trứ-một trong
những nhà nho tài tử với bản lĩnh phóng túng mạnh mẽ,có triết lý sống ngoài
khuôn khổ nhưng lại bị gò mình trong Nho giáo và cúi mình phục vụ triều đình
phong kiến đã rất thành công với đề tài của mình.Có thể nói,trong sự ngiệp thơ văn
của Nguyễn Công Trứ,mảng thơ Nôm,hát nói viết về “chí nam nhi” chiếm một vị
trí quan trọng và đầy ý nghĩa.
*Chí nam nhi tức chí của kẻ làm trai,chí khí anh hùng.Trong thơ văn Nguyễn
Công Trứ thì cái chí ấy bắt nguồn từ tâm tính kiêu hùng,hiên ngang của kẻ sĩ đứng
trong trời đất.”Quốc gia hưng vong,thất phu hữa trách-cuộc đời của ông đã minh
chứng cho quan niệm đó.Vì vậy,hình ảnh kẻ làm trai của Nguyễn Công Trứ rất
sống động và đầy thi vị.
Thuộc về đề tài này có vài bài thơ luật, một hai câu đối, và nhiều bài ca trù. Có
bài như Đi thi tự vịnh, tác giả làm ra khi còn hàn vi. Những bài có câu như “Xếp
bút nghiên theo việc kiếm cung” hoặc “Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm
cung” hẳn tác giả làm ra khi đã ra làm quan và nhân một cuộc đánh dẹp nào đó.
Những bài lời lẽ hùng dũng nhất có lẽ làm ra sau vụ chiến thắng lừng lẫy ở Tuyên
Quang (1833). Tóm lại, tất cả những bài về chí nam nhi này cũng đều làm ra dưới
đời Nguyễn cả, và trong giai đoạn chí hướng đã nhận rõ con đường phục vụ, khí
thế tác giả đi lên mạnh mẽ.
2.1.1 Nguyên nhân hình thành chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ

8



-Nguyễn Công Trứ xuất thân trong một gia đình quan lại nhỏ,mới một đời làm
quan,hưởng ân huệ của triều đình Lê-Trịnh không bao nhiêu
+Chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ với tất cả những nét hào hùng của nó, đã
manh nha trong tâm hồn Nguyễn Công Trứ ngay thuở nhỏ, ngay từ khi sống dưới
Tây Sơn. Bản chất cường kiện, tinh thần kiêu dũng của con người niên thiếu ấy
ném vào một xã hội loạn li, mặc dầu sự đè nén của giáo dục khắc khổ, mặc dầu ảnh
hưởng cuộc sống tiêu cực của người cha, không khỏi nhiều lúc bùng lên trong
những giấc mộng cung kiếm ngang tàng, cái ước vọng vẫy vùng cho phỉ chí, cái
mộng làm nên đấng anh hùng phải là sản phẩm của thời đại phân tranh Lê
mạt.Mộng ấy còn ở lại trong tư tưởng và ngôn ngữ ông mãi về sau, như một ám
ảnh, một kết tinh.
+Chí nam nhi, lí tưởng sống của Nguyễn Công Trứ vừa thể hiện tâm hồn khỏe
khoắn, lạc quan, cá tính độc đáo của ông (dù trong cảnh bần bách), vừa là tư tưởng
nhập thế của đạo Nho mà ông tiếp thu được từ những tháng ngày dùi mài kinh sử
thánh hiền. Song, bên cạnh đó phải nói đến thời đại mà Nguyễn tướng công sống.
Thời Lê mạc – Nguyễn sơ đã xuất hiện nhiều anh hùng có hay không có tên tuổi
mà lí tưởng và hành động hết sức hào hùng được kết tinh trong thơ ca.
-Nguyễn Công Trứ lớn lên giữa lúc phong trào Tây Sơn sụp đổ,nhà Nguyễn lên
thay,đang tích cực củng cố địa vị thống trị của mình,xã hội có vẻ ổn định
+ Nhiều người nghĩ rằng ví thử Nguyễn Ánh chưa thắng ngay được Tây Sơn,
cuộc phân tranh loạn lạc còn kéo dài, thì Nguyễn Công Trứ lớn lên hẳn cũng chẳng
chịu nằm dài trong “năm gian nhà cỏ” nghiền ngẫm cái phong vị hàn nho, tất ông
cũng đã phải “động lòng bốn phương” mà lên đường gây lấy một sự nghiệp hào
kiệt rồi, nhưng cuộc thống nhất của Nguyễn Ánh đã chuyển cuộc đời ông sang một
hướng, đã đưa tài trí người trai ấy vào những đường lối phục vụ rõ ràng. Những
đường lối ấy là gì? Chính là vấn đề nội dung cái “chí nam nhi” của ông như có thể
phân tích thấy qua các bài thi văn liên hệ.
+ Lại nữa, chính sách mị dân, qua chiêu bài chiêu hiền đãi sĩ của triều đình nhà
Nguyễn đã khiến cho một số kẻ sĩ không vướng víu tới tiền triều, tróng đó có
Nguyễn Công Trứ, thấy rằng đây là buổi “rồng mây gặp hội” cho nên quyết đem cả

“sở tồn làm sở dụng” mà lập công danh cho phỉ chí
-Ông không vướng mắc với tư tưởng” trung thần bất sự nhi quân” ,những năm
tuổi trẻ nhà thơ đã hăm hở bước đi dưới triều đại mới,lòng đầy hoài bão về sự
nghiệp.Hoài bão ấy đã để lại một dấu ấn rất sâu đậm trong thơ ông.
9


+Chữ “hành đạo” theo quan niệm của Nho giáo là sự giúp đời, làm bổn phận với
nước, với dân. Cái triết thuyết “hành đạo” được thể hiện rõ nét trong thơ Nguyễn
Công Trứ. Quan niệm này được bao trùm bởi một ý niệm khác mà ông gọi bằng
những chữ : “chí khí anh hùng”, “chí nam nhi”.
+Ta thấy đại để cũng là những mục tiêu thông thường của một người trai trong
xã hội Nho giáo xưa. Nợ bút nghiên, gánh trung hiếu, hội long vân, miếng chung
đỉnh. Nói nôm na: phải thi đỗ, phải làm quan, phải hết sức vì vua vì nước, phải
được hưởng giàu sang vinh hiển. Khác chăng là cái giọng đặc biệt hăng say, cái
điệu luôn luôn hào hùng tác giả diễn đạt những nguyện vọng công danh ấy. Cũng
khác nữa là mấy điểm tối quan trọng này.
2.1.2 Chí nam nhi trong thơ văn Nguyễn Công Trứ
a. Chí vẫy vùng ngang dọc
-Để bày tỏ chí hướng của mình,ông có bài “Chí nam nhi” bảo rằng một người
con trai thông minh,phải làm nên kẻ khác thường trong thiên hạ,phải thi thố nơi
trường văn,xông pha nơi chiến trận,làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ thì mới
đáng mặt nam nhi hào kiệt
“Thông minh nhất nam tử
Yến vi thiên hạ kỳ
Trót sinh ra thì phải chi chi
Chẳng lẽ trên lưng ba vạn sáu
Đố ky sá chỉ con Tạo
Nợ tang bồng quyết trả cho xong
Đã xông pha bút trận,thì gắng gỏi kiếm cung

Làm cho rõ tu mi nam tử
Trong vũ trụ đã đành phận sự
Phải có danh gì với núi sông
Đi không,chẳng lẽ về không”.
10


(Chí nam nhi)
-Những năm đầu đắc ý, lí tưởng sống ấy là phải “dọc ngang ngang dọc” trong
“vòng trời đất” để trả nợ tang bồng, phải “ vẫy vùng trong bốn bể”, khắp “Nam bắc
đông tây” phải “xẻ núi lấp sông”, “buồm lái với cuồng phong” để “làm nên đấng
anh hùng đâu đấy tỏ” (Luận kẻ sĩ, Chí khí anh hùng) để thực hiện mục đích
“thượng vị đức, hạ vị dân”, “sắp hai chữ quân mà gánh vác” (Gánh trung hiếu).
-Thường trong xã hội Nho giáo xưa, người con trai muốn tiến thân tất phải theo
đường khoa cử, do đó vấn đề “bảng vàng võng lọng” trở nên cái đích tối cao, cũng
như sự “sôi kinh nấu sử” thành cách đào tạo duy nhất. Do đó mà ra đời thiếu kinh
luân bặt thiệp, sự nghiệp thiếu tầm thước cao rộng. Người trai “thanh xuân tác phú,
hạo thủ cùng kinh”, dù có hiển đạt cũng chỉ trong vòng văn nhược hủ nho.
-Đối với Nguyễn Công Trứ, việc thi đỗ là một phương tiện để vua biết tới mà
dùng, sau đó ông mới có dịp đem thi thố những khả năng kinh luân là cái sở trường
chính yếu của mình. Ông nói rõ hẳn tài trai có văn phải có võ:
“Đã xông pha bút trận thì gắng gỏi kiếm cung,
Làm cho rõ tu mi nam tử.”
Ông khinh bọn tấn thân văn nhược, chu tử đầy triều, coi họ như những con mèo
nằm bếp. Đối với ông, đời trai phải vẫy vùng ngang dọc, tích cực tranh đấu ở nơi
đầu sóng ngọn gió, đảm đương những trách nhiệm khó khăn, làm được những việc
phi thường, tóm lại tiến tới dựng nên một sự nghiệp anh hùng là cái tột đỉnh của
công danh, cái đích đẹp nhất của chí nam nhi.
-Vẫn nói về phận sự nam nhi,ông còn muốn trải rộng tâm tình để nói lên chí
hướng của mình là phải vùng vẫy Nam,Bắc,Đông,Tây.Lúc nguy nan thì ra tay

buồm lái,để làm nên sự nghiệp phi thường.Rồi khi công thành danh toại thì “thảnh
thơi thơ túi rượu bầu”,”trang trắng vỗ tay reo” như trong bài “Chí làm trai”:
“Vòng trời đất dọc ngang,ngang dọc
Nợ tang bồng vay trả,trả vay
Chí làm trai Nam Bắc Đông Tây
Cho phỉ chí vẫy vùng trong bốn bể

11


Nhân sinh tự cổ thùy vô tử
Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh
Đã chắc rằng ai nhục,ai vinh
Mấy kẻ biết anh hùng khi vị ngộ
Cũng có lúc mưa dồn song vỗ
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong
Chỉ những toan sẻ núi lấp sông
Làm nên tiếng anh hùng đâu đấy tỏ
Đường mây rộng thênh thênh cử bộ
Nợ tang bồng trang trắng vỗ tay reo
Thảnh thơi thơ túi rượu bầu.”
b. Quan niệm công danh trong vũ trụ
Tại sao người trai ở đời cứ phải lăn lưng vào lập công danh? Thường tình người
ta đưa ra những lí do như để “dương thanh danh hiển phụ mẫu”, để làm tròn phận
sự hiếu tử, trung thần. Hay có khi thực tế hơn để được ăn trên ngồi trốc, hưởng
giàu sang, có quyền thế, như trong lời khuyên học trò quá thực tế trong Gia huấn
ca. Trong tư tưởng của Nguyễn Công Trứ, ông cũng không khước từ những mục
tiêu ấy, không phủ nhận những động cơ trên. Chức khanh tướng, miếng đỉnh chung
đối với ông cũng có ý vị, cũng đáng thèm muốn. Song ông thường mở rộng cái
quan niệm ra một phạm vi cao xa hơn.

-Ông cho rằng người nam nhi, nhất là người anh hùng hào kiệt sinh ra là do cái
tú khí của non sông chung đúc. Sinh ra với sở bẩm thông minh, tài giỏi như vậy,
khác nào như nhận lĩnh một kho tàng quý báu của trời đất, vậy phải tiêu dùng thi
thố lập ra công nghiệp để trả nợ hoá công (. Cái ý niệm về trả nợ ấy là điểm rất đặc
sắc trong quan niệm Nguyễn Công Trứ về công danh.
-Ông thường nhắc trong mỗi bài hát nói những chữ nợ nam nhi, nợ tang bồng,
nợ công danh, cả đến nợ “trung hiếu, nợ sách đèn”, nói chung nợ đời. Trời sinh ra
vạn vật phú bẩm cho mỗi vật một cái tính. Sống tức là vận dụng cho hết cái tính
12


đó. Núi thì tự tại. Sông thì bất xả. Chim thì lông. Hoa thì cánh. Con hoạ my phải
hót. Con tằm phải nhả tơ. Con người ôm một bầu tài trí cảm thấy “phải làm một cái
gì”, phải vẫy vùng thi thố, phải tạo danh lập nghiệp. Cho nên nói:
“Nhập thế cục bất khả vô công nghiệp,
Xuất mẫu hoài tiện thị hữu quân thân.
Mà chữ danh liền với chữ thân,
Thân đã có ắt danh âu phải có.”
=>Như vậy, vấn đề công danh đối với bậc kì nam tử không phải đặt ra trong phạm
vi xã hội trong kích thước nhân loại nữa. Người ta có thể vẫn làm tròn phận sự hiếu
tử trung thần, song cứu cánh không phải là để chiều ý một ông cha già háo danh
hay một ông vua độc đoán, nhắm những mục tiêu hẹp hòi của xã hội. Bậc kì nam
tử nhìn lên cao hơn, nhìn ra núi sông vũ trụ:
“ Có sự nghiệp đứng trong trời đất,
Không công danh thời nát với cỏ cây.”
(Gánh trung hiếu)
Hay:
“Vũ trụ chi gian giai phận sự,
Nam thi đáo thử thị hào hùng.”
(Nợ tang bồng)

-Người nam nhi lập công danh, là để trả một món nợ cho hoá công, để góp tiếng
nói vào khúc hợp tấu của vũ trụ. Quan niệm ấy thật siêu việt. Nó được xây dựng
trên một nền tảng siêu hình và nó có tính chất thần bí.
-Cái công danh trong thơ Nguyễn Công Trứ thực ra không phải là cái danh
hão,không phải là một quan niệm hưởng thụ,là cái bã vinh hoa tầm thường.Xét
trong toàn bộ cuộc đời và thơ văn của ông,chúng ta thấy quan niệm công danh của
nhà thơ trước hết có ý nghĩa là nhiệm vụ của kẻ làm trai.Kẻ làm trai sống ở trên
đời nhất thiết phải chiếm lấy một địa vị để trên cơ sở đó làm những việc có ích cho
13


đời.Nguyễn Công Trứ có đề cao cá nhân nhưng nội dung chủ yếu là đòi hỏi phải
đóng góp cho xã hội.Nhà thơ coi nhiệm vụ đó như một món nợ cần phải trả:
“Tang bồng là cái nợ
Làm trai chỉ sợ áng công danh”
(Quân tử cố cùng nhất)

Hoặc:
“Tang bồng hồ thỉ nam nhi trái
Cái công danh là cái nợ nần”
(Nợ nam nhi)
c. Luận kẻ sĩ
Phối hợp tất cả những tư tưởng trên về công danh và tham bác những học thuyết
Nho, Lão, ông đã đi đến vạch ra một chương trình đời sống cho kẻ sĩ tức là người
nam nhi trí thức trong xã hội xưa. Đó là đề tài của một bài ca trù vĩ đại: Luận về kẻ
sĩ(*) 31 câu hát nói, 241 chữ, tràn trề khí thế cương nghị, hùng dũng. Có thể nói
“Luận kẻ sĩ” là bản tuyên ngôn về lí tưởng sống của ông.
Đại ý Nguyễn Công Trứ quan niệm cuộc đời kẻ sĩ chia làm ba giai đoạn:
- Thời hối tàng sống ở nơi làng xã, giữ cương thường, nuôi chính khí, vui cảnh
ngộ, phù thế giáo, cầm chính đạo.

-Thời hiển đạt là sau khi “rồng mây gặp hội” đem tài lương đống và mũi can tương
lập công nghiệp để lưu phương bách thế, trả nợ vũ trụ.
-Thời nhàn dật là sau khi công thành danh toại, rút lui về nơi tuyền thạch, tiêu dao
sơn thuỷ, hưởng những thú thi tửu cầm kì.
14


Qua chương trình trên, ta nhận thấy:
+Trước hết, dấu tích của cái quan niệm về công danh sự nghiệp ở trên. Kẻ sĩ phải
văn võ toàn tài:
“Trong lăng miếu ra tài lương đống,
Ngoài biên thuỳ rạch mũi can tương”.
+Kẻ sĩ không cần phải xuất thân bằng cử nghiệp. Việc “rồng mây gặp hội ưa
duyên” đây không hẳn là thi đỗ. Văn Vương đi câu gặp Lã Vọng. Thành Thang
nghe tiếng tìm đến Y Doãn. Đó đều là những mối duyên hội ngộ giữa minh quân
lương tể.
+Kẻ sĩ thi thố tài trí làm nên khanh tướng, tiếng tăm để lại đời sau, nhưng cuối
cùng chỉ là làm phận sự đối với vũ trụ và khi cái nợ hào hùng ấy đã trả xong thì rút
lại, cái công danh đã lập nên một cách gian nan ấy, chẳng nên để mình bận tâm mà
tham lam luyến tiếc.
Song cái quan trọng ở bài này chính là sự hoàn bị của một chương trình, sự long
trọng của một tuyên ngôn. Nguyễn Công Trứ chẳng phải giãi bày những ý kiến
hoặc ước vọng của riêng mình như trong nhiều bài về công danh. Ở đây ông nhân
danh cả giai cấp nho sĩ mà ông là một phần tử để đưa ra một quan niệm về cuộc
đời kiểu mẫu. Người ta thường cho rằng Nguyễn Công Trứ là một đại diện xứng
đáng và cuối cùng của Nho giáo Việt Nam, rằng với tư tưởng và sự nghiệp của
ông, ông đã làm cho khác nào ngọn đèn Nho giáo mờ lụn trong thời Lê mạt tới hồi
Nguyễn sơ được dịp sáng bùng lên một phen. Điều đó thật đúng. Quay lại thời
cuộc Bắc Hà Lê mạt, nho lâm bày bao nhiêu cảnh sa đoạ, mua danh bán tước, luồn
lọt công môn. Những tiến sĩ như Nguyễn Hoàn thật là bỉ ổi. Bị cái bả lợi danh mê

hoặc, bị chế độ quân phiệt chèn ép, tâm hồn lại chỉ đào luyện trong cái học từ
chương phù phiếm, đa số trở nên xu phụ khiếp nhược, không tinh thần, không tư
cách, lúc quốc biến chỉ biết rụt rè đầu lưỡi hoặc tìm chỗ an thân. Cả đến La Sơn
phu tử tuy treo tấm gương đạo lí sáng rực, song không khỏi mang tiếng là tiêu cực,
trốn đời. Đạo Nho ngoài phần đạo lí tu thân, còn chú trọng vào sự hành động xã
hội. Nước ta về trước không phải không biết những kẻ sĩ nhân cách chói lọi, mà sự
nghiệp với quốc gia cũng rất hiển hách, như Tô Hiến Thành, Nguyễn Trung
Ngạn,Trương Hán Siêu, Hồ Tông Thốc, Nguyễn Trãi. Nhà nho từ lâu không làm
tròn được phận sự trị bình của mình phần vì thiếu đạo đức, khí lực, phần vì chỉ biết
múa cây bút văn chương mặc cho đám quân phiệt thao túng chính trường, khiến
cho những lí thuyết tốt đẹp của Khổng - Mạnh thành ra không tưởng và đất nước
cứ bị xâu xé mãi. Nguyễn Công Trứ chắc phải đã nhận ra những nhược điểm ấy
15


của giai cấp ông. Cho nên ông dựng ra một kiểu mẫu kẻ sĩ văn võ kiêm toàn, giàu
óc kinh luân hơn tài thi phú, lúc xử thế thì giữ hạnh rất cao, lúc xuất thì phục vụ rất
hùng, để rồi sau hết công thành danh toại, coi giàu sang như cái dép rách, ném đi
mà lui về với cuộc sống lâm tuyền. Ta phải công nhận rằng cái quan niệm ấy thật
là hoàn bị và hào sảng. Nó đưa kẻ sĩ của Nguyễn Công Trứ đến thực hiện một mẫu
người tổng hợp trong đó, có cái đạo đức của Trọng Ni, cái hùng dũng của Tử Lộ,
cái thanh thoát của Tăng Điểm. Kẻ sĩ của ông trở thành một hạng siêu nhân. Nó
làm ta nghĩ đến ở trời Tây hạng người lãnh đạo siêu phàm trong lí tưởng của một
Platon, một Nietzsche.
2.2 Tư tưởng vui nhàn, thưởng lạc

2.2.1 Tư tưởng vui nhàn, thưởng lạc trong văn học
Trong thơ trung đại Việt Nam có lẽ khi nghiên cứu về thơ của Nguyễn Công Trứ
các nhà nghiên cứu mới đặt ra vấn đề tìm hiểu về tư tưởng hưởng lạc trong thơ.
Trước đó trong thơ các nhà nho thường chỉ nhắc đến những thú vui tao nhã của bậc

hiền nhân quân tử: thưởng hoa, uống rượu, ngâm thơ,… đến lối sống nhàn tản,
thanh cao chứ chưa có nhà thơ nào đề cập đến việc hưởng lạc như một sự thú vị
trong cuộc đời như Nguyễn Công Trứ. Gần với thời đại của Nguyễn Công Trứ, nhà
thơ Nguyễn Du cũng có suy nghĩ về việc hành lạc. Nhưng điều khác biệt giữa hai
nhà thơ là Nguyễn Du chỉ có tư tưởng hành lạc, còn Nguyễn Công Trứ không chỉ
dừng lại ở tư tưởng mà hiện thực hóa nó trong cuộc đời.
Nguyễn Du xuất phát từ suy nghĩ “người hiền người ngu khi chết đi cũng chỉ là
một nấm mồ mà thôi” và “đời người ai sống trăm tuổi/ Vui chơi nên kịp thì” nên
ông khao khát được hưởng thụ cuộc sống, những khao khát rất con người. Bởi nó
là những khao khát bình dị, chính đáng: đó là một lần say sưa với be rượu và hai
quả cam (Xuân nhật ngẫu hứng); được thưởng thức món thịt ngon, rượu quí (Hành
lạc từ I)... Nếu Nguyễn Du chỉ khao khát mà chưa thực hiện được thì Nguyễn Công
Trứ hưởng thụ cuộc sống theo tiêu chí “nhân sinh quí thích chí”. Cái khác biệt của
Nguyễn Công Trứ so với các nhà nho khác trong tư tưởng hưởng lạc đã tạo nên sự
độc đáo nhất trong thơ ông mà nhiều nhà nghiên cứu đã có những kiến giải khác
nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề này. Vậy hiểu thế nào về con người
hưởng lạc trong thơ Nguyễn Công Trứ? Đó là con người ý thức và chủ động tìm
đến với thú vui, đồng thời tạo ra thú vui để hưởng thụ cuộc sống. Nó khác hoàn
toàn với con người vì hoàn cảnh bất đắc dĩ mà tìm đến thú vui để quên đời, trốn
đời với tâm trạng bi quan, chán nản.
2.2.2 Tư tưởng vui nhàn, thưởng lạc trong thơ văn của Nguyễn Công Trứ

16


Trong chế độ phong kiến thời xưa, việc thờ vua phụng nước luôn được người
nam nhi đặt lên hàng đầu. Chưa lo xong việc nước, chưa nghĩ xong việc dân, mấy
ai giám nghĩ đến việc hưởng lạc. Đối với những người này thì hưởng lạc chỉ là một
mơ ước cao vời vợi:
“ Bao giờ là được nhà dưới núi mây

Múc nước suối nấu chè, gối hòn đá ngủ”
(Loạn hậu đá Côn Sơn cảm tác- Nguyễn Trãi)
Nhưng đối với Nguyễn Công Trứ thì ông chẳng cần đợi thời. Ông quan niệm
rằng: trời đất trăng hoa cho ta một kho vô tận: mây, gió, trăng.... cớ sao ta không
biết tận hưởng?.
“ Của trần hoàn không có, có không
Kho vô tận không không rồi lại có”
Ông cho rằng, đời người không những phải lo cho công danh sự nghiệp mà còn
phải biết hưởng lạc thú ở đời. Thời gian thì vô hạn nhưng đời người lại hữu hạn,
không ai có thể sống hai lần nên cứ phải tận hưởng, rong chơi khi có thể.
“ Hạn lấy tuổi để mà chơi lấy
Cuộc hành lạc bao nhiêu là lãi bấy
Nếu không chơi, thiệt ấy ai bù?
Nghề chơi cũng lắm công phu!”.
(Chơi xuân kẻo hết đi- Nguyễn Công Trứ)
Chính vì thế, ngay từ thuở hàn vi, tác giả mượn nhàn lạc để đợi thời. Khi làm
quan, lấy nhàn lạc để tự thưởng và giải khuây, rũ bỏ những mệt nhọc buồn phiền
do va chạm trên đường danh lợi, lúc về hưu ,lấy nhàn lạc làm thú tiêu dao cho
những ngày tàn tháng hết.
Quan niệm vui nhàn thưởng lạc của ông cũng chính là quan niệm chung của kẻ
sĩ. Cầm, kì, thi, tửu là những thú vui thanh tao, lành mạnh để di dưỡng tinh thần
của các nhà nho. Đây là thú chơi làm tăng giá trị tinh thần, giá trị cuộc sống của
nhà nho. Không nhà nho chân chính nào lại không biết ngâm ngợi vài câu thơ, bài
17


phú hay đủng đỉnh thưởng hoa, uống trà, uống rượu, ngắm trăng. Mỗi nhà nho đều
chọn cho mình những thú chơi riêng có thể người thì thiên về thú vui này người
thiên về thú vui khác nhưng tất cả đều có chung một mục đích là di dưỡng tinh
thần.

Một điều đáng quan tâm là các nhà nho chỉ thưởng thức cảnh đẹp, rượu ngon,..
sau khi đã làm xong việc nước. Bởi theo quan niệm nho giáo nhà nho phải là người
“tiên ưu hậu lạc”, lo trước thiên hạ và vui sau thiên hạ. Nguyễn Trãi là người thể
hiện rõ quan niệm này trong thơ :
“Nụy ốc, thê thân, kham độ lão/
Thương sinh tại niệm, độc tiên ưu”
(Nhà nhỏ, nương thân, có thể qua tuổi già/ Lúc nào cũng nghĩ đến dân, riêng ôm
mối tiên ưu) (Mạn hứng, bài 2 – Nguyễn Trãi).
Vì thế khi về nghỉ ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi mới được thưởng thức thú vui làm
bạn với thiên nhiên, ngắm cảnh sắc thiên nhiên ở quê nhà. Ông thong thả để nghe
âm thanh của cuộc sống vọng lại.
“Am rợp, chim kêu, hoa sẽ động
Song âm, hương tiễn, khói sơ tàn
Mưa thu tưới ba đường cúc
Gió xuân đưa một luống lan”
(Ngôn chí, bài 6 – Nguyễn Trãi)
“Ngư ca tam xướng yên hồ khoát
Mục địch nhất thanh, thiên nguyệt cao”
(Ông chài hát lên ba lần thì mặt hồ phủ khói lại rộng thêm ra Chú chăn trâu thổi
lên một tiếng sáo thì mặt trăng trong bầu t rời được đẩy cao hơn) (Chu trung ngẫu
thành – Nguyễn Trãi)
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rũ sạch bụi trần khi thong dong trong cuộc sống nhàn
tản “Thu ăn măng trúc, đông ăn giá Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao … Rượu đến cội
cây ta sẽ uống Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao” (Nhàn - Nguyễn Bỉnh Khiêm)
18


Thú vui cầm kì thi tửu với Nguyễn Công Trứ không chỉ là thú chơi tao nhã để di
dưỡng tinh thần và đạo đức mà đó còn là một thú vui chơi đem đến cho con người
sự thích thú, say mê thực sự. Vì thế không chờ đến lúc về nghỉ hưu mà ông vui

chơi ngay khi hoàn cảnh cho phép. Ông nhập cuộc chơi một cách háo hức, nhiệt
huyết và hoàn toàn để cả tâm trí vào đấy. Cuộc chơi như thế mới đáng giá. Cách
uống rượu của các nhà nho xưa là hớp vài chung rượu, thưởng thức vị ngon của nó.
Họ mang dáng vẻ của nhà nho chuẩn mực, làm việc và vui chơi có giới hạn.
Nguyễn Công Trứ đã uống rượu phải uống cho say, vì như thế mới thích. Khi say
ông quên hết mọi sự, chẳng lo lắng gì. Ông đã đạt đến cốt cách thanh cao “Say
chưa? Say mới thú! Hỏi làng chơi ai đủ thứ say?
“ ... Lúc đan biểu tùy ngộ nhi yên
Thuở hiên tứ nhược do cố hữu
Khuyến quân cánh tận tam bôi tửu
Dữ ngã đồng tiêu vạn cổ sầu”
(Vịnh say rượu)
Trong văn học trung đại ta cũng bắt gặp hình ảnh các nhà nho uống rượu. Họ uống
rượu khi có tâm sự chất chứa trong lòng. Và họ mượn chén rượu để giải tỏa những
tâm sự sâu kín không biết tỏ cùng ai. Nguyễn Khuyến từ quan về quê không hợp
tác với thực dân Pháp, ông giữ được nhân cách thanh cao của mình. Nhưng tình
hình đất nước ngày càng xấu đi, quân ta nhanh chóng bị thực dân Pháp đánh bại.
Là một người nặng lòng với nước, Nguyễn Khuyến không khỏi đau buồn. Ông thể
hiện tâm sự của mình “Những lúc say sưa cũng muốn chừa/ Muốn chừa nhưng tính
lại hay ưa/ Hay ưa nên nỗi không chừa được/ Chừa được mà ta cũng chẳng chừa”.
Cao Bá Quát uống rượu để giải sầu. Nhưng có một nghịch lí mà từ trước đến này ai
cũng biết, đó là càng uống say nỗi buồn càng đong đầy. “Rót đi, rót nữa đi, xin
đừng từ chối/ Cõi đời buồn hay vui từng lúc khác nhau /Nơi người này vui ngắm
lại là nơi người sau ngậm ngùi /Tắt hết tâm cơ, hiểu làu nghĩa lý, thực chỉ là ngây.
Ngồi thừ ra để say cùng đạo Phật, hỏi để làm gì? Rót đi, rót nữa đi, xin đừng từ
chối” (Dữ thi hữu Phan Long Trần du Côn Sơn, nhân tác Côn Sơn hành vận – Cao
Bá Quát)
Nguyễn Công Trứ uống rượu với tâm trạng khá thoải mái, tâm thế thưởng thức
rượu ngon, ngón đàn điêu luyện và thơ hay. “Cầm kì thi tửu, Đường ăn chơi mỗi
vẻ mỗi hay Đàn năm cung giéo giắt tính tình đây Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó

Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà Thú xuất
19


trần tiên vẫn là ta Sánh Hoàng Thạch, Xích Tùng ờ cũng phải” (Cầm kì thi tửu, bài
2) “Thơ một túi gieo vần Đỗ, Lý Rượu một bầu rót chén Lưu Linh Đàn Bá Nha
gảy khúc tính tang tình Cờ Đế Thích đi về xe pháo mã” (Cầm kì thi tửu, bài 2)
Không chịu kém cạnh, lép vế ở bất cứ món ăn chơi nào, Nguyễn Công Trứ tỏ ra
là một tay sành điệu về cả bốn món: cầm, kì, thi, tửu. Thơ hay như thơ của thi
thánh Đỗ Phủ, thi tiên Lý Bạch, uống rượu giỏi như Bá Luân, chơi cờ xuất sắc như
tiên cờ Đế Thích
Nhưng không phải rong chơi là lơ đà việc nước, Nguyễn Công Trứ biết cân bằng
giữa việc công và việc tư. Sự thật là trong các sáng tác của ông, số lượng những
sáng tác về đề tài “nợ công danh”, “chí nam nhi”, “nợ anh hùng”... tương đương
với các đề tài “nợ phong lưu”, “hành lạc”, “nghề chơi”...
“Thần Erot cũng bồng bột như ta,
Từ nay không xa rời nhau một phút !
Uống gọt, ăn ngon, ngủ say tít !
Thà cứ lười chảy thây,
Thù oán thôi đừng gây,
Việc quốc sự từ nay chừa nhé,
Thi thoảng mới quấy rầy thần công lí.”
(Hành lạc- Nguyễn Công Trứ)
là mấy?
Sách có chữ “nhân sinh thích chí”.
Đem ngàn vàng chác lấy chuyện cười
Chơi cho lịch mới là chơi
Chơi cho đài các, cho người biết tay!
Tài tình, dễ mấy xưa nay!” để giữ được cốt cách của một
người nho sĩ, cuả một đấng quân tử.

20


(Cầm kì thi tửu, bài 2-Nguyễn Công Trứ)
Các nhà nho chính thống say mê các thú vui theo kiểu của Khổng Tử “Nghe
nhạc Thiều ba tháng quên mất cả mùi thịt”. Là nhà nho nhưng Nguyễn Công Trứ
không khép mình theo khuôn khổ của Nho giáo mà ông có những lúc vượt rào,
thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹp ấy để sống theo ý mình. Một trong những biểu
hiện của việc vượt rào đó là các thú chơi mang đậm màu sắc thế tục: đánh tổ tôm,
hát ả đào, tìm lạc thú trong chuyện đôi lứa. Từ thuở còn là anh thư sinh nghèo ông
đã tập tành đánh bạc. Nó mang tính chất vui chơi, giải trí. Nhưng qua việc chơi bạc
ông cũng thể hiện ước mơ làm quan của mình.
“Ngày xuân thong thả tính thờ ơ
Thấy chúng chăn trâu đánh cũng ưa
Tưởng làm ba chữ mà chơi vậy
Bỗng chốc nên quan đã sướng chưa!”
(Thua bạc)
“Nhân sinh quí thích chí
Cuộc ăn chơi chi hơn thú tụ tam
Tài kinh luân xoay dọc xoay ngang
Cơ điều đạc quân ăn quân đánh
Gọi một tiếng mọi người đều khởi kính
Dậy ba quân ai dám chẳng nhường?
Cất nếp lên bốn mặt khôn đương
Hạ bài xuống tam khôi chiếm cả!
Nay gặp hội quốc gia nhàn hạ
Nghĩ ăn chơi thú nọ cũng hay
Gồm hai văn võ trong tay”
21



(Thú tổ tôm)
Đánh bạc mà cứ như đang cầm quân, cũng đủ cả tướng cả quân, cả tinh thần khí
thế để xông trận. Đánh bạc tưởng như một việc vặt vãnh, tầm thường nhưng được
thể hiện bằng một khẩu khí hào sảng, tinh thần thoải mái của một vị tướng có tài
cầm quân.
Nguyễn Công Trứ không chỉ thấy thú vui khi đánh bạc mà ông như mời gọi mọi
người cùng chơi.
“Tổ tôm tên chữ gọi “hà sào”
Đánh thì không thấp cũng không cao
Được thì vơ cả, thua thì chạy Nào!”
(Đánh tổ tôm)
Nguyễn Công Trứ muốn hưởng cho bằng hết những lạc thú ở đời. Với ông
không có thú chơi sang không có thú chơi hèn, sang hèn là do con người quan
niệm. Điều ông quan tâm là được vui chơi thỏa thích.
Ngoài những thú vui chơi của con người trần tục, tư tưởng vui nhàn thưởng lạc
của Nguyễn Công Trứ còn được thể hiện ở thú vui tìm về thiên nhiên. Thú vui tìm
về với thiên nhiên của Nguyễn Công Trứ rất giản dị, tự nhiên. Đó là thưởng thức
vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng cho con người.
“Gió trăng chứa một thuyền đầy
Của kho vô tận biết ngày nào vơi”
(Vịnh Tiền Xích Bích)
Công Trứ ca ngợi Tô Đông Pha là người biết thưởng cảnh, tâm hồn tự do không
vướng bụi trần. Vì thế mà Tô Đông Pha đã thả hồn vào cảnh vật để khám phá ra vẻ
đẹp trên sông Xích Bích.
“Ông Tô tử qua chơi Xích Bích
Một con thuyền với một túi thơ
Gió hiu hiu mặt nước như tờ
22



Trắng chênh chếch đầu non mới ló
Thuyền một lá xông ngang ghềnh bạch lộ
Buông chèo hoa len lỏi chốn sơn cương”
(Vịnh Tiền Xích Bích)
Ông chê Tào Tháo bởi Tào Tháo tự phụ cho mình là bậc anh hùng, coi thường
thiên hạ. Vì ham chinh chiến, đánh nhau với Khổng Minh mà Tào Tháo đã bỏ qua
vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên trên dòng sông Xích Bích.
“Sực nhớ kẻ quay ngọn giáo vịnh câu thơ thuở trước
Nghĩ sự đời thêm cảm nỗi phù du”
(Vịnh Tiền Xích Bích)
Nguyễn Công Trứ có chùm bài vịnh cảnh bốn mùa. Cảnh sắc hiện lên đã có nét
của cảnh thực ở quê Hà Tĩnh. Nhà thơ nhìn cảnh vật bằng con mắt trẻ trung, tươi
mới nên dù tả mùa đông vẫn không có sự ảm đạm, lạnh lẽo. Mùa nào cảnh đó, bức
tranh bốn mùa rất đẹp. Mùa xuân với hoa đua sắc, chim bướm bay lượn, .. Phong
cảnh đẹp, không khí đầm ấm, chan hòa. Khoảng khắc xuân tươi đó đáng giá nghìn
vàng “Ngàn vàng một khắc xuân tiêu” (Vịnh mùa xuân). Mùa hạ tràn đầy sức
sống, cây cối đang độ sinh trưởng, phát triển nhất “Quanh ngọn tường lửa lựu phun
hồng/ Trên mặt nước, tiền sen nảy lục” (Vịnh mùa hạ). Mùa thu rất đặc trưng với
khí trời se lạnh, sen phai hương, cúc vàng, cảnh đẹp như một bức tranh “trời biếc
biếc nước xanh xanh một vẻ” (Vịnh mùa thu). Mùa đông khoác lên mình cái lạnh
trong thoáng chốc và nhà thơ đã thấy sự dịch chuyển của khí trời “Trời đông lạnh
giá như đồng/ Cái cơ lai phục đã trong hỗ hàn” (Vịnh mùa đông). Vịnh cảnh Hà
Nội, vẫn với tâm trạng hoài cổ “Đã mấy đọ sao dời vật đổi/ Nào vương cung đế
miếu ở đâu nào?”, ông còn cảm nhận riêng về vẻ đẹp của chốn kinh kì. Hà Nội
không chỉ có con người thanh lịch, hào hoa mà giữa chốn thành thị lại có vẻ đẹp
yên tĩnh của thiên nhiên.
“Nước non một dải hữu tình
Trời Nam Việt trước gây đồ đế kỉ
Người thôn ổ dấu phong lưu thành thị


23


Đất kinh kì riêng một áng lâm tuyền
Men sườn non tiếng vượn véo von
In mặt nước tiền sen lã chã”
(Vịnh cảnh Hà Nội)
Trong văn học trung đại Việt Nam, giai đoạn thế kỉ XVI – thế kỉ XVIII có hẳn
một khuynh hướng ẩn dật, trong đó các nhà thơ lấy nhàn làm niềm vui sống. Sự
xuất hiện của khuynh hướng văn học này là do xã hội rối ren, loạn lạc, nhà nho
không có cơ hội hành đạo nên đành chọn lối sống ẩn dật. Không bận bịu với việc
nước, họ thưởng thức cuộc sống nhàn. Nhiều nhà thơ đã triết lí về lối sống nhàn.
Theo quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm thì nhàn là giữ cho tâm hồn lúc nào cũng
ở trạng thái yên tĩnh, trong trẻo, hài hòa; là an nhiên, tự tại không đuổi theo những
việc đua chen danh lợi; là quay lưng với cuộc sống trần tục; là sống hòa hợp với
thiên nhiên. Mục đích của lối sống nhàn là giữ vẹn phẩm chất thanh cao của con
người trong thời loạn. Nhiều nhà nho khác như Vũ Mộng Nguyên, Nguyễn Thời
Trung, Lý Tử Cấu, Nguyễn Thiên Tích, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Nguyễn Hàng,
… cũng có chung quan niệm này.
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao”
(Nhàn – Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Các nhà nho này thực tế vì bất đắc dĩ mà nhàn nên họ chỉ nhàn thân chứ không

nhàn tâm. Tâm trí của họ vẫn lặng lẽ hướng về nhân dân, lo cho dân cho nước.
Nguyễn Trãi nói mình rỗi rãi nên ngồi hóng mát suốt cả một ngày dài thế mà lòng
24


lại mong mỏi có được “ngu cầm” để đàn lên và đem lại no ấm cho dân (Bảo kính
cảnh giới, 43). Nguyễn Công Trứ hưởng nhàn cả nhàn thân lẫn nhàn tâm, không
bận bịu, lo toan bất cứ việc gì.
“Nhân trung thụy giác tam can nhật
(Lúc nhàn, ngủ dậy, mặt trời đã lên ba con sào)
Vắt chân ngồi bạn với khách cầm ca
Cuộc tỉnh say bầu rượu chén trà
Cơn đắc ý thùng thùng đôi tiếng trống
Bạch yến thanh cao, oanh yến lộng
(Nhạc quân thiều tiếng vang như trống chiêng kêu)
Quân thiều hưởng triệt cổ chung minh
(Lúc thái bình ngày nào mà không mát như có gió xuân)
Này tiếng đàn tình tính tỉnh tình tinh
Thú vui thú ném ngang vành tráng sĩ”
(Thú thanh nhàn)
Nhàn mà vui thú biết bao nhiêu. Nào là cầm kì thi tửu, nào là lên chùa tay dắt
theo cô đào, nào là ngắm trăng thanh gió mát,… Hoàn toàn tự do, tự tại, thảnh
thơi,đúng với bản chất phóng túng, ngang tàng, mà vẫn không ủy mị mà cho mình
thái độ sống “ngất ngưỡng”, coi thường tất cả.
2.3Tính chất hiện thực
Tính chất hiện thực trong thơ văn Nguyễn Công Trứ bắt nguồn từ hai cơ sở:
 Cuộc sống lúc hàn vi bị người đời khinh thị
 Cuộc đời làm quan bị bọn quan lại có tâm địa xấu xa ganh tị, bị vua triều
Nguyễn hiềm nghi


25


×