Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ, ứng dụng kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng do trypanosoma evansi gây ra ở trâu tại huyện chi lăng, tỉnh lạng sơn và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.69 MB, 116 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN LÊ KHÁNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
ỨNG DỤNG KIT CATT CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN
MAO TRÙNG DO TRYPANOSOMA EVANSI GÂY RA
Ở TRÂU TẠI HUYỆN CHI LĂNG - TỈNH LẠNG SƠN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y

Thái Nguyên, năm 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN LÊ KHÁNH

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ,
ỨNG DỤNG KIT CATT CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN
MAO TRÙNG DO TRYPANOSOMA EVANSI GÂY RA
Ở TRÂU TẠI HUYỆN CHI LĂNG - TỈNH LẠNG SƠN
VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Ngành : Thú y
Mã số: 60.64.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y


Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Sa Đình Chiến
2. GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan

Thái Nguyên, năm 2015


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
thành Luận án đều đã được cảm ơn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Khánh


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Sa Đình Chiến và GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy,
các cô giảng dạy và nghiên cứu trong Khoa Chăn nuôi Thú y; Bộ môn Bệnh động vật,

Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y Lạng Sơn, Trạm Thú y huyện Chi
Lăng tỉnh Lạng Sơn và các hộ chăn nuôi trâu trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.

Lạng Sơn , ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Khánh


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................. 3
4. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 4
1.1.1. Đặc điểm, hình thái, cấu trúc và phân loại tiên mao trùng ....................... 4
1.1.2. Dịch tễ học tiên mao trùng ........................................................................ 8
1.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh ................................................. 12

1.1.4. Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng .............................................................. 15
1.1.5. Phòng trị bệnh tiên mao trùng ................................................................. 19
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TIÊN MAO TRÙNG.......................... 22
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 22
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................35
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................. 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 35
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 35
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU…………………………….. 36
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 36
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu tại
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ........................................................................ 36
2.3.2. Ứng dụng Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở huyện Chi Lăng.. 37
2.3.3. Xác định phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng đạt hiệu quả .................. 37
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 37
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu ...................................................................... 37
2.4.2. Phương pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu .................................. 38


iv

2.4.3. Phương pháp định danh tiên mao trùng .................................................. 39
2.4.4. Phương pháp ứng dụng Kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở trâu .... 40
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu khả năng mẫn cảm của T. evansi với một số
loại thuốc trên chuột bạch ................................................................................. 41
2.4.6. Xây dựng phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu ........................ 42
2.4.7. Một số quy định trong nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng .. 44
2.5. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .............................................................. 44

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................45
3.1. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH TIÊN MAO
TRÙNG TRÊN ĐÀN TRÂU TẠI HUYỆN CHI LĂNG ..................................... 45
3.1.1. Định danh loài tiên mao trùng phân lập từ đàn trâu tại huyện Chi Lăng 45
3.1.2. Tình hình nhiễm tiên mao trùng trên đàn trâu tại huyện Chi Lăng ......... 46
3.1.3. Nghiên cứu về ruồi, mòng hút máu truyền bệnh tiên mao trùng ............. 55
3.2. ỨNG DỤNG KIT CATT TRONG CHẨN ĐOÁN BỆNH TIÊN MAO
TRÙNG Ở HUYỆN CHI LĂNG .......................................................................... 63
3.2.1. Kiểm tra độ nhạy, độ đặc hiệu của Kit CATT ....................................... 63
3.2.2. Kết quả chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở huyện Chi Lăng bằng Kit CATT .. 65
3.3. XÁC ĐỊNH PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH TIÊN MAO TRÙNG ĐẠT
HIỆU QUẢ ........................................................................................................... 67
3.3.1. Thử nghiệm thuốc điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện hẹp. ............... 67
3.3.2. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện rộng........... 68
3.3.3. Đề xuất biện pháp phòng chống bệnh T. evansi trên đàn trâu tại huyện
Chi Lăng .......................................................................................................................... 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................72
1. Kết luận ............................................................................................................. 72
2. Đề nghị .............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
PHỤ LỤC .............................................................................................................................................


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chúng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố
trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ
rõ nguồn gốc.

Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
thành Luận án đều đã được cảm ơn.

Tác giả luận văn

Nguyễn Lê Khánh


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Cách xác định độ nhạy, độ đặc hiệu của Kit ............................................ 41
Bảng 2.2. Thuốc và liều lượng dùng trong bố trí thí nghiệm.................................... 41
Bảng 2.3. Phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu .......................................... 43
Bảng 3.1. Kết quả định danh loài tiên mao trùng ở huyện Chi Lăng ........................ 45
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo lứa tuổi ....................................... 48
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa vụ ....................................... 50
Bảng 3.5. Tỷ lệ phát bệnh tiên mao trùng ở trâu theo mùa vụ .................................. 52
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo tính biệt ...................................... 54
Bảng 3.7. Kết quả định danh, sự phân bố và tần suất xuất hiện các loài ruồi,
mòng hút máu ........................................................................................... 55
Bảng 3.8. Tỷ lệ loài ruồi, mòng trong số mẫu thu thập ở các địa phương nghiên cứu........... 58
Bảng 3.9. Quy luật hoạt động theo tháng của các loài ruồi, mòng hút máu .............. 61
Bảng 3.10.Quy luật hoạt động trong ngày của các loài ruồi, mòng hút máu ............. 62
Bảng 3.11. Xác định một số trâu nhiễm và không nhiễm TMT ở Chi Lăng ............ 64
Bảng 3.12. Kết quả đánh giá độ nhạy, độ đặc hiệu của Kit CATT........................... 64
Bảng 3.13. Tỷ lệ trâu nhiễm tiên mao trùng ở huyện Chi Lăng qua ứng dụng
kit CATT chẩn đoán ................................................................................. 66
Bảng 3.14. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng cho trâu trên

diện hẹp..................................................................................................... 67
Bảng 3.15. Thử nghiệm phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện rộng .......... 69


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu tại huyện Chi Lăng................. 48
Hình 3.2. Đồ thị tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng theo lứa tuổi ........................................ 49
Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng ở trâu theo mùa vụ............................ 51
Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ phát bệnh tiên mao trùng ở trâu theo mùa vụ ...................... 52
Hình 3.5. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm tiên mao trùng trên trâu theo tính biệt ...................... 54
Hình 3.6. Biểu đồ tỷ lệ loài ruồi, mòng ở các địa phương nghiên cứu ........................ 59
Hình 3.7. Biểu đồ điều trị bệnh tiên mao trùng trên diện rộng ................................. 70


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi là ký sinh trùng đơn bào đường máu
(Protozoa) thuộc lớp trùng roi (Flagellata) có tầm quan trọng lớn đối với ngành
Thú y. Bệnh Trypanosoma evansi thấy phổ biến ở các loài gia súc như: trâu, bò, dê,
ngựa, hươu, lạc đà…, bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế ở các nước châu Phi, Nam
Mỹ và châu Á do những vùng này có số lượng gia súc chết hàng năm lớn và đều là
do Trypanosoma evansi gây nên (Brun R. và cs., 1998 [31]).
Theo Phan Văn Chinh (2006) [1]: Bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở nhiều vùng
trên cả nước, với tỷ lệ mắc khá cao: trên trâu là 13 – 30 %, trên bò là 7 – 14 %,
trong đó tỷ lệ gia súc chết trong số gia súc mắc bệnh lên tới 6,3 – 20 %.

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân,
ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng đã có những bước phát
triển vượt bậc, trở thành ngành sản xuất quan trọng, từng bước góp phần cung cấp
thực phẩm cho xã hội và có những đóng góp tích cực vào mục tiêu xóa đói giảm
nghèo. Chăn nuôi trâu là nguồn cung cấp thực phẩm như thịt, sữa cho con người,
sức kéo và nguồn phân bón khá lớn cho sản xuất nông nghiệp.
Hiện nay, nhiều bệnh do vi trùng và vi rút gây ra đã có vắc xin phòng bệnh.
Song hầu hết các bệnh ký sinh trùng cho đến nay vẫn chưa có vắc xin phòng bệnh
nên bệnh xảy ra rất phổ biến và gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi.
Trâu, bò mắc bệnh tiên mao trùng thường gầy yếu, chậm sinh trưởng, phát
triển. Có nhiều trâu, bò mang mầm bệnh nhưng không phát bệnh, khi sức đề kháng
giảm cũng là lúc bệnh tiên mao trùng phát ra có thể gây chết nhiều gia súc hoặc suy
nhược, thiếu máu, mất khả năng lao tác, giảm phẩm chất thịt, đồng thời là cơ hội để
các bệnh truyền nhiễm kế phát, gây thiệt hại lớn cho chăn nuôi.
Chi Lăng là một huyện có địa hình đồi núi chiếm 80%, khí hậu nhiệt đới gió
mùa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều là điều kiện thuận lợi cho ruồi, mòng (vật môi
giới trung gian truyền bệnh tiên mao trùng) phát triển. Sự lây lan căn bệnh phụ


2

thuộc rất nhiều vào sự phát triển của ruồi, mòng. Chúng hút máu, truyền bệnh tiên
mao trùng từ trâu bệnh sang trâu khỏe, làm cho bệnh phát tán và lây lan.
Theo số liệu thống kê của phòng thống kê huyện Chi Lăng, tính đến thời điểm
cuối năm 2014, tổng đàn trâu của huyện Chi Lăng là 15.590 con. Trong thời gian
qua, cũng giống như nhiều địa phương khác, công tác giống, chăm sóc nuôi dưỡng
và phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là việc phòng trị bệnh tiên mao trùng chưa được
chú trọng. Hàng năm, trâu bị ốm và chết khá nhiều trong vụ Đông - Xuân, khi thời
tiết giá lạnh và thức ăn trở nên khan hiếm. Cơ sở hạ tầng phục vụ công tác chẩn
đoán và điều trị bệnh cho đàn gia súc tại địa phương vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn tới

hệ quả là bệnh tiên mao trùng trở nên phổ biến hơn, nghiêm trọng hơn và gây thiệt
hại lớn hơn.
Qua những phân tích ở trên về mức độ phổ biến cũng như những thiệt hại về
kinh tế do bệnh tiên mao trùng gây ra trên trâu ở Việt Nam, đặc biệt là những khó
khăn trong công tác phòng và trị bệnh, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một
số đặc điểm dịch tễ, ứng dụng kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng do
Trypanosoma evansi gây ra ở trâu tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và biện
pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu đề tài
- Xác định một số đặc điểm dịch tễ bệnh do T. evansi gây ra ở đàn trâu tại
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
- Ứng dụng kit CATT chẩn đoán bệnh tiên mao trùng cho trâu tại địa phương
nghiên cứu.
- Lựa chọn phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng có hiệu quả, phù hợp với điều
kiện chăn nuôi tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị về đặc điểm dịch tễ,
phương pháp chẩn đoán bệnh do Trypanosoma evansi gây ra và biện pháp phòng
chống bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn.


3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của đề tài là cơ sở khoa học khuyến cáo người chăn nuôi áp dụng
biện pháp chẩn đoán và phòng, trị bệnh tiên mao trùng, nhằm hạn chế tỷ lệ nhiễm
và thiệt hại do tiên mao trùng gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi trâu
trên địa bàn huyện Chi Lăng nói riêng và tỉnh Lạng Sơn nói chung.
4. Những đóng góp mới của đề tài

- Đề tài là công trình nghiên cứu có tính hệ thống về bệnh tiên mao trùng do
loài Trypanosoma evansi gây ra trên đàn trâu tại huyện Chi Lăng.
- Xây dựng được biện pháp phòng, trị bệnh tiên mao trùng có hiệu quả cao
trên đàn trâu tại huyện Chi Lăng, khuyến cáo và áp dụng rộng rãi ra các nông hộ
chăn nuôi trâu tại tỉnh Lạng Sơn.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Hiện nay nhiều loài tiên mao trùng đã được phát hiện trong máu nhiều loài
động vật, trong đó thì loài đơn bào Trypanosoma evansi ký sinh và gây bệnh cho
động vật đóng vai trò quan trọng nhất.
Bệnh tiên mao trùng được Blanchard (1888) phát hiện đầu tiên ở Việt Nam. Sau
đó, bệnh được thấy phổ biến ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Trâu, bò,
ngựa,… mắc bệnh bị thiếu máu, suy nhược, giảm hoặc mất khả năng sinh sản và
sức sản xuất, nếu mắc bệnh nặng súc vật dễ chết.

1.1.1. Đặc điểm, hình thái, cấu trúc và phân loại tiên mao trùng
1.1.1.1. Đặc điểm, hình thái, cấu tạo của tiên mao trùng
Theo Phạm Văn Khuê và cs. (1996) [7], T. evansi là loài đơn bào ký sinh ngoài
hồng cầu, có hình thoi, dài 18-34 µm, giữa thân có một roi bắt nguồn là thể hình roi,
cách đuôi khoảng 1,5 µm. Roi này chạy dọc thân tạo thành nhiều màng rung động, cuối
cùng roi này lơ lửng ở phần đầu thành roi tự do dài 6 µm. Nhờ có roi, màng rung động
mà T. evansi chuyển động được trong máu động vật. Tiêu bản máu nhuộm Giemsa,
nguyên sinh chất bắt màu xanh nhạt, nhân bắt màu hồng. Tiên mao trùng ký sinh trong
máu hoặc ở một số tổ chức của động vật có xương sống, được truyền từ động vật bệnh
sang động vật khoẻ theo phương thức cơ giới nhờ những côn trùng hút máu họ mòng

Tabanidae, họ ruồi Stomoxydinae.
Theo Verma B. B. và Gautam O. P. (1978) [106], hiện nay người ta đã đưa
ra những khái niệm để phân biệt hình thái của tiên mao trùng theo 6 dạng:
1. Trypamastigote: Tiên mao trùng có hình dạng bình thường.
2. Spimastigote: Tiên mao trùng có hình thái như Crithidia.
3. Chosnomastigote: Tiên mao trùng có roi chạy thẳng theo thân, không tạo
thành màng rung động, không có những nếp gấp khúc.
4. Promastigote: Tiên mao trùng có hình thái giống như Leptomonas.


ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, cho phép tôi được bày tỏ lòng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới TS. Sa Đình Chiến và GS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan - Trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tôi hết sức tận tình trong
suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi Thú y, các thầy,
các cô giảng dạy và nghiên cứu trong Khoa Chăn nuôi Thú y; Bộ môn Bệnh động vật,
Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thú y Lạng Sơn, Trạm Thú y huyện Chi
Lăng tỉnh Lạng Sơn và các hộ chăn nuôi trâu trên địa bàn nghiên cứu đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi vô cùng biết ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
luôn ở bên tôi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.

Lạng Sơn , ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn


Nguyễn Lê Khánh


6

Hình 1.1. Cấu tạo của Trypanosoma evansi
(Nguồn: Desquesnes M., 2004) [41]
A - Roi

H - Phần thân chính

B - Tổ hợp cytoskeleton

I - Bộ máy Golgi

C - Nhân

J - Lưới nội sinh chất

D - Ty thể

K - Màng rung

E - Thể cơ động kinetoplast

L - Nơi tiếp xúc của roi với màng rung

F - Thể đặc

M - Nơi tiếp xúc của roi với thân


G - Túi tiên mao
1.1.1.2. Phân loại tiên mao trùng ký sinh ở gia súc
Theo Levine N. D. và cs. (1980) [70], dựa trên các nghiên cứu siêu cấu trúc
của tiên mao trùng và theo Adl S. M. và cs. (2005) [25] dựa vào đặc điểm hình thái
và sinh học phân tử, vị trí của tiên mao trùng trong hệ thống phân loại nguyên bào
(Protozoa) như sau:
Giới Protozoa
Ngành Sarcomastigophora
Lớp Zoomastigophorea
Bộ Kinetoplastida
Họ Trypanosomatidae Donein, 1901
Giống Trypanosoma Gruby, 1843
Loài Trypanosoma evansi Steel, 1885


7

Trong các loài tiên mao trùng đã được phát hiện, có 7 loài được tổ chức Thú y
thế giới (OIE) thông báo là có khả năng gây bệnh cho người và động vật có vú, đó
là: Trypanosoma brucei, Trypanosoma congolense, Trypanosoma cruzi, Trypanosoma evansi,
Trypanosoma gambiense, Trypanosoma siminae và Trypanosoma vivax (OIE, 2010 [86]).
1.1.1.3. Cấu trúc kháng nguyên của loài tiên mao trùng Trypanosoma evansi
Kháng nguyên của T. evansi gồm hai loại: kháng nguyên ổn định (kháng
nguyên không biến đổi) và kháng nguyên biến đổi (Nguyễn Thị Kim Lan, 2008 [8]).
* Kháng nguyên ổn định (kháng nguyên không biến đổi)
Trong quá trình ký sinh trong cơ thể vật chủ, phần lớn các thành phần kháng
nguyên của tiên mao trùng không bị biến đổi. Bằng phương pháp điện di miễn dịch huyết
thanh thỏ tối miễn dịch với T. evansi, các nhà khoa học đã phát hiện tới 30 thành phần
kháng nguyên khác nhau. Tất cả các loại tiên mao trùng thuộc cùng một nhóm hầu như

có cùng một loại kháng nguyên ổn định và chúng giống nhau một phần với các chủng
tiên mao trùng khác nhóm. Thí dụ như T. brucei thuộc giống phụ Trypanozoon, loài T.
congolense thuộc giống phụ Nannomonas đến 60% giống nhau, T.vivax thuộc giống phụ
Duttonella có miễn dịch chéo với Trypanozoon và Nannomonas.
Có ba loại kháng nguyên không biến đổi (ISG: Invariant Surface Glycoprotein)
ở màng nguyên sinh chất của tế bào. Loại ISG 65, ISG 75 được phân bố trên toàn bộ
màng tế bào ước lượng số lượng khoảng 50.000 - 60.000 phân tử giống nhau. Ở T.
evansi sống, kháng nguyên này không thể kết hợp được với kháng thể của vật chủ.
Do cấu trúc không gian ba chiều và đặc tính ưa nước, các ISG này nằm chen vào
phần VSG. Bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang và phương pháp đánh dấu
iode màng tế bào tiên mao trùng, có thể phát hiện và phân lập được các phân tử này.
Loại thứ ba, ISG 100 gần đây mới phát hiện. Chúng có đặc tính ưa nước và không thể
kết hợp được với kháng thể của vật chủ (Johanson H.C. và cs., 2008)[64].
* Kháng nguyên biến đổi
Về kháng nguyên biến đổi, cần đề cập đến sự biến đổi lớp vỏ bề mặt VSG
(Variant Surface Glycoprotein), những quan điểm mới về sự xuất hiện kháng
nguyên biến đổi của tiên mao trùng và cơ chế di truyền của kháng nguyên biến đổi.


8

Nhờ kháng thể đặc hiệu được đánh dấu mà các nhà khoa học đã phát hiện ra
sự biến đổi của lớp kháng nguyên bề mặt. Lớp áo bề mặt của tiên mao trùng có
thành phần là glycoprotein bao phủ toàn bộ bề mặt tế bào bằng một lớp phân tử
giống nhau (mỗi tiên mao trùng có 107 phân tử). Lớp áo bề mặt này kích thích cơ
thể vật chủ tạo ra kháng thể đặc hiệu với từng type kháng nguyên biến đổi VAT
(Variable Antigen Type). Kháng nguyên biến đổi có tính miễn dịch cao, chiếm
khoảng 10% protein của tiên mao trùng. Loại kháng nguyên này kích thích tạo
kháng thể đặc hiệu đối với từng loại sinh ra nó. Đối với kháng nguyên biến đổi, chỉ
mình nó có khả năng kích thích tạo ra miễn dịch chủ động. Người ta ước lượng

rằng, một con TMT có ít nhất vài trăm hoặc vài ngh́ n VSG, nghĩa là 5 - 10% số gen
của tiên mao trùng cung cấp cho kháng nguyên bề mặt này.
Theo Holland W.G. và cs. (2001) [61], hiện tượng biến đổi kháng nguyên bề
mặt của Tiên mao trùng còn thấy ở gia súc đã bị tiêm thuốc làm suy giảm miễn dịch.

1.1.2. Dịch tễ học tiên mao trùng
1.1.2.1. Phân bố địa lý của bệnh
Bệnh tiên mao trùng phân bố rất rộng, từ phía Tây sang phía Đông bán cầu. Phía
Tây bán cầu thuộc châu Mỹ, phía Đông bán cầu trải dài từ châu Phi đến Philippine.
Ở châu Phi, bệnh trải dài từ Tây sang Đông, phía Bắc qua vùng sa mạc Sahara,
dọc theo bờ biển Atlantique, Địa trung hải.
Bệnh tiên mao trùng xảy ra với tên gọi "bệnh Surra” ở Ả Rập Saudi, Yêmen,
Sultanate, Ả Rập thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Syrie, Afganistan, Pakistan.
Ở châu Á, bệnh xuất hiện ở Trung Á (thuộc Liên Xô cũ), Ấn Độ, Malaysia,
bán đảo Đông Dương, Trung Quốc, Indonexia, Philippine.
Tại châu Úc, các nhà khoa học cũng đã xác định được sự tồn tại của bệnh tiên
mao trùng trên lục địa này (Reid S. A., 2002 [90]).
Ở châu Âu, lần đầu tiên người ta đã phát hiện được hai trường hợp nhiễm bệnh
tiên mao trùng trên loài chuột có nguồn gốc từ Nam Mỹ và chó có nguồn gốc Nepal
(Gutierrez C. và cs., 2010 [54]).
Bệnh tiên mao trùng xuất hiện ở châu Mỹ từ thế kỷ 16 do thực dân Tây Ban
Nha mang những con ngựa bị bệnh tiên mao trùng từ Ả rập đến Colombia
(Desquesnes M. và cs., 2013 [45]).


9

Ở Việt Nam, bệnh tiên mao trùng thấy ở hầu hết các vùng sinh thái khác nhau:
miền núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Theo Phạm Sỹ Lăng (1982) [11], bệnh
tiên mao trùng có ở tất cả các tỉnh miền Bắc (Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái

Nguyên, Ninh Bình và Hà Tây). Trâu, bò nhiễm bệnh với tỷ lệ cao và khác nhau giữa
các vùng khác nhau.
1.1.2.2. Vật chủ và vật môi giới truyền bệnh tiên mao trùng
* Vật chủ
Trong số các loài TMT có khả năng gây bệnh cho người và động vật có vú thì
T. evansi là loài gây bệnh phổ biến nhất. Chúng ký sinh ở hầu hết các loài thú nuôi và
thú hoang, thấy nhiều hơn ở trâu, bò, ngựa, lợn, hươu, nai, hổ, báo, sư tử, chó, mèo,
lạc đà, voi, thỏ, chuột cống, chuột lang, chuột bạch,... nhưng không ký sinh ở người.
Trâu, bò đều nhiễm Trypanosoma evansi tự nhiên, nhưng bò ít mẫn cảm và
thường ở thể mãn tính. Lạc đà thường nhiễm T. evansi ở thể cấp tính, chết khá nhiều ở
một số nước châu Phi, châu Á.
Holland W. G. (2001) [61], đã kiểm tra và phát hiện các thú hoang châu Á
nhiễm Trypanosoma evansi tự nhiên: hươu sao ở đảo Maurice; nai Cervus ở
Indonesia; cừu hoang và hoẵng; linh dương ở Kazakistan; con tinh tinh ở đảo
Saumatra; chuột Hamster ở Ấn Độ; khỉ Maracus rheusus ở một số nước. Ở Nam
Mỹ và Trung Mỹ có một số loài thú cũng bị mắc bệnh tiên mao trùng do
Trypanosoma evansi gây ra ở thể cấp tính và chết: chó rừng, khỉ ở Venezuela, nai
đuôi trắng, hươu ở Panama và Colombia.
Nguyễn Quốc Doanh và cs. ( 2001) [3], đã nghiên cứu bệnh tiên mao trùng
trên các loài bò sát, ếch nhái ở đồng bằng sông Hồng, trong đó: các loài rắn, ba ba,
cóc, ếch, nhái cũng nhiễm T. evansi với tỉ lệ là 8,03%.
Ngoài những động vật bị nhễm T. evansi tự nhiên, trong phòng thí nghiệm có
thể truyền bệnh tiên mao trùng cho các loại động vật nhỏ, chuột nhắt trắng, chuột
cống trắng, thỏ, chuột lang, chồn, cầy hương, chó, mèo, trong đó chuột nhắt trắng,
chuột cống trắng đặc biệt mẫn cảm với T. evansi (Losos G. J.và cs 1972)[69]


10

* Côn trùng môi giới truyền bệnh tiên mao trùng:

Sự lây truyền tiên mao trùng từ trâu, bò ốm sang trâu, bò khoẻ là do các loài
ruồi hút máu (thuộc họ phụ Stomoxydinae) và các loài mòng hút máu (thuộc họ
Tabanidae). Ruồi và mòng hút máu gia súc bị bệnh (có chứa tiên mao trùng ở vòi
hút), sau đó lại hút máu gia súc khoẻ, trong khi hút máu sẽ truyền tiên mao trùng từ
vòi hút vào máu con vật khoẻ. Sự lây truyền này mang tính chất cơ học (Desquesnes
M., 2004) [42]. Sự xuất hiện lượng lớn của ruồi, mòng trong mùa mưa nóng ẩm luôn
có liên quan đến tình hình dịch tễ bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, lạc đà và dê.
- Chu kỳ phát triển sinh học của ruồi, mòng:
Theo Luckins A. G. và Dwinger H. (2004) [73]: ruồi, mòng nói chung và ruồi,
mòng hút máu nói riêng đều có chu kỳ phát triển qua 4 giai đoạn là trứng, ấu trùng
(dòi), nhộng và trưởng thành. Ruồi cái trưởng thành có thể sống 1 - 2 tháng và cần
hút máu vật chủ để nuôi dưỡng trứng. Thông thường thì ruồi, mòng cần hút máu
bốn lần trong một tuần hoặc hơn.
Desquesnes M. và cs. (2009) [43] cho biết, giống Stomoxys có 18 loài, trong
đó phổ biến và quan trọng nhất đối với sự truyền lây bệnh tiên mao trùng là loài
Stomoxys calcitrans.
Khác với các loài Tabanus spp., con cái và con đực của loài Stomoxys
calcitrans ở cả hai giống đều hút máu, thời gian hoàn thành vòng đời của chúng là
15 - 28 ngày, tuổi thọ trung bình là 20 - 30 ngày.
- Thành phần loài ruồi, mòng hút máu ở nước ta:
Phan Văn Chinh (2006) [1], đã tiến hành kiểm tra ruồi, mòng môi giới trung
gian truyền bệnh T. evansi ở ba tỉnh Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà đại
diện cho các khu vực địa lý khác nhau ở các tỉnh miền Trung, tiến hành kiểm tra từ
1998 đến 2004 thu thập được 17.600 tiêu bản mòng, ruồi thuộc 9 loài, trong đó
8 loài mòng thuộc hai giống Tabanus và Chrysops thuộc họ Tabanidae (Tabanus
rubidus, Tabanus kiangsuensis, Tabanus striatus, Tabanus miser, Tabanus bruneothorax,
Tabanus pseudofiventus, Chrysozona assamensis, Chrysops dispar) và 1 loài ruồi Stomoxys
calcitrans rất phổ biến ở các vùng kiểm tra.



11

Phan Địch Lân (2004) [17], phần lớn các loài mòng tập trung ở khu vực miền
núi và trung du. Trong 53 loài mòng thì có tới 44 loài phân bố ở vùng rừng núi có
độ cao dưới 1.000 mét so với mặt nước biển, càng lên cao số loài càng ít dần (độ
cao trên 1.000 mét chỉ có 26 loài). Ở vùng trung du, rừng thưa, độ cao không quá
500 mét so với mặt nước biển có 27 loài; vùng đồi trọc chỉ có 9 - 11 loài; vùng rừng
núi ven biển phát hiện chỉ có 8 loài. Những loài mòng phổ biến ở tất cả các vùng là:
Tabanus rubidus, Tabanus striatus, Chrysops ispar, Chrysozoma assamensis.
- Vai trò truyền bệnh tiên mao trùng của ruồi, mòng:
Bùi Quý Huy (2006) [5] cho rằng: thời gian xâm nhập của tiên mao trùng càng
lâu thì tỷ lệ gây bệnh càng giảm, điều này có thể do thời gian càng lâu thì số lượng và
độc lực của Trypanosoma evansi trong ruồi, mòng càng giảm dần.
Phan Địch Lân (2004) [17] cho biết, kiểm tra ở nhiều địa điểm thấy hai loài
mòng T. rubidus và T. striatus mang tiên mao trùng với tỉ lệ 15,2 % và 14,0 %; ruồi
hút máu Stomoxys calcitrans mang tiên mao trùng với tỉ lệ 12,5 %. Ở những vùng
đang có bệnh tiên mao trùng, kiểm tra ruồi và mòng hút máu dễ dàng tìm thấy tiên
mao trùng. Sau khi theo máu vào vòi hút ruồi và mòng, tiên mao trùng vẫn sống đến
giờ thứ 53, thời gian hoạt động mạnh nhất là từ giờ thứ nhất đến giờ thứ 34 trung bình
là 24 giờ. Sự hoạt động của tiên mao trùng yếu dần từ giờ thứ 35 đến 42. Từ 46 - 53
giờ thì tiên mao trùng ngừng hoạt động.
Hình thái tiên mao trùng khi ở trong vòi ruồi, mòng biến đổi theo thời gian: từ
1- 34 giờ có hình thái, kích thước bình thường; 35 - 45 giờ: tiên mao trùng có hình
dạng thay đổi, tăng kích thước chiều rộng và thô dần; 46 - 53 giờ: tiên mao trùng
trương to, duỗi thẳng, mất khả năng di động và ngừng hẳn hoạt động.
- Thời gian hoạt động của ruồi, mòng hút máu
Theo Phan Địch Lân (1983) [15], cho biết: nước ta có khí hậu, điều kiện sinh
thái thích hợp cho những ký chủ trung gian thuộc họ mòng Tabanidae, họ ruồi
Stomoxydinae, chúng cần có thảm thực vật để cư trú, đẻ trứng, cần khí hậu nóng
(16oC - 30oC), độ ẩm (50 - 100%), mặt đất ướt để trứng nở, các giai đoạn ấu trùng

phát triển, cuối cùng cần có trâu, bò, động vật thích hợp để hút máu duy trì sự sống
đồng thời truyền bệnh T. evansi cho những động vật này.


12

Desquesnes M. và cs. (2009) [43]: Điều kiện thuận lợi cho ruồi ṃng phát triển
là nhiệt độ khoảng 270C. Chu kỳ sinh học của ruồi mòng ở vùng nhiệt đới thường là
4 tuần, có thể dao động từ 3 dến 7 tuần tùy theo nhiệt độ môi trường.
Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [10] cho biết: mùa phát sinh bệnh tiên mao trùng
có liên quan chặt chẽ với mùa côn trùng hoạt động. Ruồi và ṃng thường hoạt động
mạnh từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, sau đó giảm đi.
1.1.2.3. Tuổi vật chủ, mùa mắc bệnh
Trâu, bò và các loài gia súc khác ở mọi lứa tuổi đều nhiễm tiên mao trùng và
đều phát bệnh với triệu chứng suy nhược, thiếu máu, giảm sức đề kháng, giảm khả
năng sinh đẻ và sức sản xuất, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Phan Địch Lân (2004) [17] đã tổng hợp kết quả điều tra 3.172 trâu ở các tỉnh
đồng bằng: trâu dưới 3 năm tuổi nhiễm thấp nhất (3,2 - 6,l %), trâu 3 - 5 tuổi nhiễm
cao hơn (6 - 12,7%), trâu 6 - 8 tuổi nhiễm cao nhất (12,9 - 14,8%), trâu trên 9 năm
tuổi tỉ lệ nhiễm giảm thấp hơn trâu 3 - 8 năm tuổi.
Theo Phan Văn Chinh (2006) [1], tỉ lệ nhiễm tiên mao trùng cao nhất là ở 4 - 8
năm tuổi (trâu: 12,71%; bò: 5,77%), thấp nhất là trâu, bò dưới 3 năm tuổi (6,92% và
2,31%). Mùa lây lan bệnh thường xảy ra trong các tháng nóng ẩm, mưa nhiều (từ
tháng 4 đến tháng 9). Thời gian này điều kiện sinh thái thuận lợi cho các loài ruồi,
mòng phát triển, hoạt động mạnh, hút máu súc vật và truyền tiên mao trùng.
Sự xuất hiện lượng lớn ruồi, mòng trong mùa mưa nóng ẩm luôn có liên quan
đến tình hình dịch tễ bệnh tiên mao trùng ở trâu, bò, dê, lạc đà. Từ cuối mùa thu,
mùa đông và đầu mùa xuân, trâu bò nhiễm tiên mao trùng phải sống trong điều kiện
thời tiết lạnh, thiếu thức ăn nên sức đề kháng giảm, bệnh thường phát ra vào thời
gian này và trâu bò bị đổ ngã hàng loạt. tiên mao trùng có sức đề kháng yếu, dễ chết

khi tiếp xúc với nước cất, cồn và thuốc sát trùng.

1.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh
1.1.3.1. Đặc điểm bệnh lý
Khi vào máu, tiên mao trùng nhân lên theo cấp số nhân ở trong máu, trong
bạch huyết và ở trong các mô khác của cơ thể vật chủ theo cách phân chia theo


13

chiều dọc. Số lượng tiên mao trùng trong máu không phải lúc nào cũng như nhau.
Mật độ Tiên mao trùng thay đổi theo ngày. Biểu đồ sóng tiên mao trùng cho thấy,
xen kẽ giữa những sóng tiên mao trùng mạnh là những đợt sóng yếu. Mỗi đợt sóng
tiên mao trùng bắt đầu bằng sự tăng số lượng tiên mao trùng trong máu, sau đó
giảm và khó phát hiện thấy tiên mao trùng. Mỗi đợt tiên mao trùng tăng lên trong
máu là biểu hiện sự xuất hiện một quần thể tiên mao trùng có tính kháng nguyên bề
mặt mới, quần thể này có thể tiếp tục sinh sản và tồn tại một thời gian cho đến khi
cơ thể xuất hiện kháng thể đặc hiệu với chúng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (2008) [14]: tiên mao trùng phát triển nhanh trong
máu, tiêu thụ Glucose và các chất đạm, chất béo và khoáng chất trong máu ký chủ
bằng phương thức thẩm thấu qua bề mặt cơ thể để duy trì hoạt động và sinh sản. Ở
súc vật bị bệnh, trong 1 ml máu có thể có 10.000 - 30.000 Tiên mao trùng. Với số
lượng nhiều như vậy, tiên mao trùng chiếm đoạt dinh dưỡng nhiều, làm cho súc vật
bệnh gây còm, thiếu máu và mất dần khả năng sinh sản đồng thời làm giảm sức đề
kháng với các bệnh khác.
Sống trong máu vật chủ, tiên mao trùng còn tạo ra độc tố Trypanotoxin, độc tố này
gồm: độc tố do tiên mao trùng tiết ra qua màng thân trong quá trình sống và độc tố
do xác chết của tiên mao trùng phân huỷ trong máu sau 15 - 30 ngày. Độc tố của
tiên mao trùng tác động lên hệ thần kinh trung ương làm rối loạn trung khu điều hoà
thân nhiệt, gây sốt cao và gián đoạn (lúc sốt, lúc hết sốt xen kẽ nhau). Khi sốt

thường có rối loạn về thần kinh (kêu rống, run rẩy, ngã vật xuống). Độc tố cũng phá
huỷ hồng cầu, ức chế cơ quan tạo máu làm cho vật chủ thiếu máu và suy nhược dần.
Độc tố còn tác động tới bộ máy tiêu hoá, gây rối loạn tiêu hoá, làm con vật tiêu
chảy. Hội chứng tiêu chảy thường xảy ra khi xuất hiện tiên mao trùng trong máu
con vật bệnh.
1.1.3.2. Triệu chứng lâm sàng của bệnh tiên mao trùng
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs. (2008) [8]: trâu, bò bị bệnh thể hiện các
triệu chứng lâm sàng chủ yếu như sau:


14

Sốt cao và gián đoạn: sau 14 - 30 ngày bị ruồi, mòng hút máu truyền tiên mao
trùng, trâu bò thường đột ngột lên cơn sốt (40 - 41,70C) kéo dài 2 - 4 ngày rồi giảm,
thời gian sau nhiệt độ lại tăng lên. Thời gian gián đoạn giữa hai cơn sốt dài hay ngắn
tuỳ theo thể trọng con vật. Khi sốt, kiểm tra máu thường thấy tiên mao trùng.
Hội chứng thần kinh: ở một số trâu, bò khi lên cơn sốt còn thể hiện hội chứng
thần kinh như điên loạn, mắt đỏ ngầu, húc đầu vào tường, chạy vòng quanh kêu
rống lên. Trường hợp nhẹ thấy run rẩy từng cơn, mắt trợn ngược rồi đổ ngã vật
xuống, sùi bọt mép giống như trâu bị cảm nắng. Sau 20 - 30 phút con vật lại đứng
dậy đi lại được. Những trâu bò mắc bệnh có triệu chứng lâm sàng như trên thường
là mắc bệnh ở thể cấp tính. Trâu, bò bị bệnh mãn tính thường kéo dài, cơ thể suy
yếu, liệt hai chân sau, nằm tư thế quỳ và không đi lại được. Mặc dù nằm hệt nhưng
vẫn ăn và nhai lại cho đến khi sắp chết. Phù thũng dưới da: phù thũng thường thấy ở
vùng thấp của cơ thể như ở bốn chân (từ khớp khuỷu trở xuống), phần yếm, ngực,
bộ phận sinh dục.
Viêm giác mạc và kết mạc mắt: triệu chứng này thấy ở hầu hết trâu, bò bệnh.
Mắt có dử trắng hay vàng, chảy liên tục, nếu nặng thì mắt sưng đỏ ngầu. Khi khỏi
bệnh, mắt có màng trắng (củi nhãn) kẻo che kín giác mạc.
Hội chứng tiêu hoá: một số trâu, bò bệnh bị ỉa chảy nặng, phân lỏng, màu

vàng, sau chuyển màu xám, có lẫn bọt và chất nhầy. Các đợt ỉa chảy tiếp theo
những cơn sốt cách quãng. Ỉa chảy trong bệnh tiên mao trùng thường dai dẳng và
con vật vẫn ăn được.
Gầy yếu, suy nhược: ở thể bệnh cấp tính trâu, bò gầy sút nhanh, chỉ sau 7 - 14
ngày từ khi phát bệnh con vật đã gầy rộc, mắt trũng sâu. Nếu bệnh kéo dài thì con
vật gầy xơ xác, lông dựng ngược, da khô nhăn nheo, niêm mạc mắt nhợt nhạt, lông
dễ rụng, dần dần suy nhược cơ thể nặng, mất khả năng cày kéo và sinh sản. Nếu gặp
điều kiện bất lợi như thiếu ăn, rét mướt thì trâu, bò dễ chết.
Ở thể mãn tính, các triệu chứng lâm sàng nhẹ hơn, con vật ngày càng gầy, da
khô do mất nước, niêm mạc mắt tụ máu màu đỏ tía, đôi khi có chấm máu. Sức khoẻ
suy yếu dần, kém ăn, kém nhai lại, đi phân táo có lẫn máu hoặc đi tháo lỏng mùi


iii

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1
2. Mục tiêu đề tài .................................................................................................... 2
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài ............................................... 2
3.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................. 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................. 3
4. Những đóng góp mới của đề tài .......................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ......................................................................4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ................................................................ 4
1.1.1. Đặc điểm, hình thái, cấu trúc và phân loại tiên mao trùng ....................... 4
1.1.2. Dịch tễ học tiên mao trùng ........................................................................ 8
1.1.3. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng của bệnh ................................................. 12
1.1.4. Chẩn đoán bệnh tiên mao trùng .............................................................. 15

1.1.5. Phòng trị bệnh tiên mao trùng ................................................................. 19
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH TIÊN MAO TRÙNG.......................... 22
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ............................................................ 22
1.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .......................................................... 25
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU .........................................................................................................35
2.1. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................. 35
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 35
2.1.2. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................. 35
2.2. ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU…………………………….. 36
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 36
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh tiên mao trùng trên đàn trâu tại
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn ........................................................................ 36
2.3.2. Ứng dụng Kit CATT trong chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở huyện Chi Lăng.. 37
2.3.3. Xác định phác đồ điều trị bệnh tiên mao trùng đạt hiệu quả .................. 37
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................. 37
2.4.1. Phương pháp thu thập mẫu ...................................................................... 37
2.4.2. Phương pháp phát hiện tiên mao trùng trong mẫu .................................. 38


16

Cho 1 giọt máu nhỏ lên phiến kính đã có sẵn 1 giọt EDTA; dùng góc của la
men khuấy đều, đậy la men lên để máu dàn theo la men thành một lớp mỏng. Soi
dýới kính hiển vi (độ phóng đại 10 x 40) để phát hiện tiên mao trùng sống.
- Phương pháp nhuộm Giemsa tiêu bản máu khô (Romanovsky)
+ Phương pháp giọt dầy: Đặt 1 giọt máu to vào giữa phiến kính, dùng một góc
của đầu một phiến kính khác ria tṛn giọt máu với đường kính khoảng 1 - 1,25 cm.
Để khô tự nhiên trong khoảng 1 giờ, rồi cố định bằng cồn Methanol, nhuộm Giemsa
[1 giọt Giemsa + 1 ml dung dịch PBS (Phosphat Buffered Saline) pH = 7,2] trong

25 phút. Rửa tiêu bản dưới vòi nước chảy mạnh, để khô rồi soi dưới kính hiển vi (độ
phóng đại 10 x 100).
+ Phương pháp giọt mỏng:
- Phương pháp làm tan hồng cầu: Dung dịch SDS (Sodium Dodecyl Sulfate)
là chất làm tan hồng cầu. Nhờ dung dịch SDS, tiên mao trùng dễ dàng được phát
hiện trong máu. Dung dịch SDS rất độc nên tránh tiếp xúc với da và tránh hút bằng
pipet. Dung dịch SDS dễ bảo quản ở nhiệt độ thường trong nhiều tháng
- Phương pháp tập trung tiên mao trùng:
Phương pháp ly tâm tập trung bằng ống Haematocrit: Cho máu động vật nghi
mắc bệnh vào ống Haematocrit, một đầu ống được bịt kín bằng chất dẻo matit, một
đầu ống để hở. Ly âm với tốc độ 12.000 vòng/phút trong 5 phút. Sau đó kiểm tra sự
tập trung của tiên mao trùng tại vị trí tiếp giáp giữa huyết tương và bạch cầu (độ
phóng đại 10 x 10) (Nguyễn Như Thanh, 2000) [23].
- Phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm:
Đây là phương pháp thường được ứng dụng để chẩn đoán bệnh tiên mao trùng ở
Việt Nam. Phương pháp này có ưu điểm là chính xác, do trực tiếp phát hiện thấy tiên
mao trùng sau khi nhân chúng lên trong động vật thí nghiệm mẫn cảm. Song, nhược
điểm của phương pháp tiêm truyền động vật thí nghiệm là khi cần chẩn đoán nhanh,
với số lượng nhiều và thời gian ngắn thì phương pháp này không thể đáp ứng được
(Nguyễn Như Thanh, 2000) [23].


×