Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá trê suối phú quốc (clarias gracilentus ng, dang nguyen, 2011) trong hệ thống tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRỊNH UYÊN BẢO

THỬ NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TRÊ SUỐI PHÚ
QUỐC (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011) TRONG
HỆ THỐNG TUẦN HOÀN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA - 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

TRỊNH UYÊN BẢO

THỬ NGHIỆM NUÔI THƯƠNG PHẨM CÁ TRÊ SUỐI
PHÚ QUỐC (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011)
TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ngành:

Nuôi trồng thủy sản

Mã số:

60620301


Quyết định giao đề tài:

/QĐ-ĐHNT ngày 07/10/2014

Quyết định thành lập HĐ:

378/QĐ-ĐHNT ngày 11/5/2016

Ngày bảo vệ:

27/5/2016

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ ANH TUẤN
Chủ tịch Hội đồng:
PGS.TS LẠI VĂN HÙNG
Khoa sau đại học:

KHÁNH HÒA - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá
Trê suối Phú Quốc (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011) trong hệ thống
tuần hoàn” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong
bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này.

Kiên Giang, Ngày 20 tháng 6 năm 2016
Tác giả luận văn


TRỊNH UYÊN BẢO

iii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của quý
phòng ban trường Đại học Nha Trang và quý Thầy Cô đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
được hoàn thành đề tài, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Lê Anh Tuấn đã giúp
tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, Th.s Đặng Khánh Hồng; Kỹ sư Nguyễn Thị
Lan Thanh, chủ nhiệm đề tài “Ứng dụng Công nghệ hệ thống tuần hoàn nuôi thương
phẩm cá Trê suối Phú Quốc (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011)”đã nhiệt
tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài. Xin được gởi lời cảm
ơn đến Ban Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, Lãnh
đạo Ban quản lý rừng An Biên-An Minh tỉnh Kiên Giang, Ban lãnh đạo Chi cục Chăn
nuôi và Thú y, các anh, chị và các bạn đồng nghiệp cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi,
giúp đỡ, động viên trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu của tôi.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và tất cả bạn bè đã
giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả

Trịnh Uyên Bảo

iv


MỤC LỤC
Trang phụ bìa


Trang

Lời cam đoan ................................................................................................................. i
Lời cảm ơn ................................................................................................................... iv
Mục lục ....................................................................................................................... ivi
Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................................v
Danh mục các bảng.................................................................................................... viii
Danh mục hình............................................................................................................. ix
Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... vxii
Trích yếu luận văn ....................................................................................................... xi
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ...........................................3
1.1.Một số đặc điểm sinh học của cá Trê suối Phú Quốc ...........................................3
1.1.1. Hệ thống phân loại ................................................................................3
1.1.2. Đặc điểm hình thái ................................................................................3
1.1.3. Sự phân bố .............................................................................................5
1.1.4.Đặc điểm dinh dưỡng.............................................................................6
1.1.4.1.Hệ thống tiêu hóa .............................................................................6
1.1.4.2.Tính ăn ............................................................................................2
1.1.5.Đặc điểm sinh trưởng.............................................................................5
1.1.6.Đặc điểm sinh sản ..................................................................................6
1.1.6.1. Xác định giới tính............................................................................6
1.1.6.2. Các giai đoạn phát triển của tuyến dinh dục ...................................6
1.1.6.3.Hệ số thành thục ...............................................................................6
1.2.Tổng quan về ứng dụng hệ thống tuần hoàn trong nuôi các loài thủy sản..............7
1.2.1 Trên thế giới ...........................................................................................7
1.2.2. Tại Việt Nam .......................................................................................10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................12
2.1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu .....................................................12

2.2. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ..........................................................................12
2.2.1.Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu ..........................................................12
2.2.2. Nội dung nghiên cứu...........................................................................12
v


2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .............................................................19
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................23
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................................24
3.1. Tình hình nuôi cá trê suối Phú Quốc tại Kiên Giang ...........................................24
3.1.1. Tình hình nuôi thử nghiệm cá trê suối Phú quốc trong ao ...................24
3.1.2. Hiện trạng kỹ thuật nuôi .......................................................................25
3.1.2.1.Hệ thống công trình........................................................................25
3.1.2.2.Kiểm tra và tạo điều kiện môi trường thích hợp cho cá.................26
3.1.2.3. Chọn và thả giống .........................................................................26
3.1.2.4. Thức ăn và kỹ thuật cho ăn ...........................................................26
3.1.2.5.Chăm sóc và quản lý ......................................................................27
3.1.2.6. Bệnh và biện pháp phòng trị .........................................................27
3.2. Thử nghiệm nuôi cá trê suối Phú Quốc trong hệ thống tuần hoàn .......................28
3.2.1.Vận chuyển cá giống .............................................................................20
3.2.2. Kết quả thí nghiệm nuôi cá trê suối trong hệ thống tuần hoàn. ...........28
3.2.2.1.Diễn biến các yếu tố môi trường trong quá trình thí nghiệm.........28
3.2.2.2.Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên sinh trưởng của cá trê suối Phú
Quốc ..........................................................................................................29
3.2.2.3. Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng
thức ăn ........................................................................................................30
3.3. Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi cá trê suối Phú Quốc ..................................32
3.3.1. Hiệu quả kỹ thuật .................................................................................32
3.3.2.Hiệu quả kinh tế và môi trường ..........................................................................33
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN ...................................................35

4.1. Kết luận.................................................................................................................35
4.1.1. Tình hình nuôi cá trê suối Phú Quốc tại Kiên Giang ...........................35
4.1.2.Thử nghiệm nuôi cá trê suối Phú Quốc trong hệ thống tuần hoàn ........35
4.1.3.Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi cá trê suối Phú Quốc...................35
4.2. Đề xuất ý kiến .......................................................................................................36
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................37
PHỤ LỤC ....................................................................................................................41

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh học (Biological Oxygen Demand)

CDTB

Chiều dài trung bình

DGR

Tốc độ sinh trưởng hằng ngày (Daily Growth Rate)

DO

Hàm lượng oxy hoà tan (Dissolved Oxygen)

FCR


Hệ số chuyển đổi thức ăn (Food Conversion Ratio)

KLTB

Khối lượng trung bình

NTTS

Nuôi trồng thuỷ sản

SGR

Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (Specific Growth Rate)

TLS

Tỷ lệ sống

TĐTT

Tốc độ tăng trưởng

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Loại thức ăn và tần số xuất hiện thức ăn trong dạ dày cá trê suối Phú Quốc ...... 3
Bảng 1.3 Tỷ lệ cấp độ no của cá trê suối Phú Quốc (n = 50) .......................................... 4
Bảng 3.1 Kết quả nuôi thử nghiệm cá trê suối Phú Quốc trong ao tại Kiên Giang ......... 25
Bảng 3.2 Các loại bệnh thường gặp ở cá trê suối nuôi thương phẩm...................... 27

Bảng 3.3 Các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi thương phẩm cá trê suối Phú Quốc28
Bảng 3.4 Kết quả tăng trưởng của cá trê suối Phú Quốc nuôi thử nghiệm ..................... 29
Bảng 3.5 Thông số sản xuất của các hệ thống nuôi cá trê suối Phú Quốc ...................... 32
Bảng 3.6 Hiệu quả kinh tế và môi trường của các hệ thống nuôi cá trê suối Phú Quốc .. 33

viii


DANH MỤCHÌNH
Hình 1.1 Hình dạng ngoài của cá trê suối Phú Quốc ..................................................... 3
Hình 1.2 Nơi ở của cá trê suối Phú Quốc vào mùa khô .................................................. 6
Hình 1.3 Nơi ở của cá trê suối Phú Quốc vào mùa mưa ................................................. 6
Hình 1.4 HìnhdạngphiếnrăngtiềnhàmvàlámíathứnhấtcủacátrêPhúQuốc ......................... 1
Hình 1.5 HìnhdạnglượcmangtrêncungmangcủacátrêPhúQuốc ....................................... 1
Hình 1.6 Hình dạng ống tiêu hóa của cá trê Phú Quốc .................................................. 2
Hình 1.7 Thức ăn đang tiêu hóa của cá trê Phú Quốc, (a) cá và (b) giáp xác .................. 2
Hình 1.8 Lượngthứcănđượctìmthấyở mộtmẫucátrêPhúQuốc ......................................... 3
Hình 1.9 Phân biệt đực cái ở cá trê Phú Quốc; (a) cá đực, (b) cá cái ............................... 6
Hình 2.1. Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu .................................................................. 12
Hình 2.2. Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi cá trê suối thương phẩm bằng hệ thống tuần hoàn13
Hình 2.3 Mô tả hệ thống ........................................................................................... 15
Hình 2.4 Bể sinh học nhỏ giọt và bể sinh học hiếu khí................................................ 17
Hình 2.5 Bể lọc nhỏ giọt ........................................................................................... 19
Hình 3.1 Ao nuôi cá trê suối trên bể lót bạt ................................................................ 52
Hình 3.2 Ao nuôi cá trê suối có lót bạt....................................................................... 26
Bảng 3.2 Các loại bệnh thường gặp ở cá trê suối nuôi thương phẩm...................... 27
Hình 3.4 Vận chuyển cá giống vào trại nuôi bằng thùng xốp ....................................... 53
Hình 3.5 Xử lý cá trước khi thả vào bể nuôi................................................................ 20
Hình 3.6 Cá trê suối giống khi thả nuôi ...................................................................... 20


ix


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Biểu đồ 3.1 Chiều dài cuối của cá trê suối nuôi ở các mật độ khác nhau ...................36
Biểu đồ 3.2 Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (chiều dài) cá trê suối nuôi ở các mật độ
khác nhau .....................................................................................................................36
Biểu đồ 3.3 Khối lượng sau của cá trê suối nuôi ở các mật độ khác nhau .................37
Biểu đồ 3.4 Tốc độ sinh trưởng hàng ngày của cá trê suối nuôi ở các mật độ khác nhau
.....................................................................................................................................37
Biểu đồ 3.5 Tốc độ sinh trưởng đặc trưng của cá trê suối nuôi ở các mật độ khác nhau
.....................................................................................................................................38
Bảng 3.6 Tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá trê suối nuôi ở mật độ khác
nhau .............................................................................................................................38
Biểu đồ 3.7 Lượng thức ăn được tiêu thụ bởi cá trê suối nuôi ở các mật độ khác nhau .
.....................................................................................................................................39
Biểu đồ 3.8 Hệ số thức ăn của cá trê suối nuôi ở các mật độ khác nhau ....................40
Biểu đồ 3. Tỷ lệ sống của cá trê suối nuôi ở các mật độ khác nhau ........................... 40

x


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Cá trê suối (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011) là một loài thủy sản
đặc hữu của huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang. Do cá có phẩm chất thịt thơm ngon
nên nhu cầu tiêu thụ cá trê suối Phú Quốc ngày càng tăng. Việc khai thác cá chưa được
quản lý nên có thể dẫn đến lạm thác và làm tuyệt chủng loài cá này.Đề tài luận văn
được thực hiện nhằmlựa chọn mô hình nuôi thương phẩm thích hợp cho cá trê suối
Phú Quốc qua đó đa dạng hóa đối tượng thủy sản nuôi, bảo tồn và phát triển loài thủy
đặc sản có giá trị kinh tế này.

Các nội dung nghiên cứu của luận văn được thực hiện dựa trên sự kết hợp giữa
điều tra thực tiễn sản xuất qua phiếu câu hỏi và thí nghiệm. Các kết quả nghiên cứu
sau đó được phân tích, tổng hợp và đánh giá ở các khía cạnh kỹ thuật, kinh tế - xã hội
và hiệu quả sử dụng tài nguyên – môi trường.
Từ kết quả nghiên cứu, một số kết luận được rút ra như sau:
- Mô hình nuôi trong ao lót bạt cho tỷ lệ sống cao hơn so với trong ao đất và mật
độ nuôi thích hợp nằm trong khoảng 4-5 con/m2. Kỹ thuật nuôi của dân còn ở mức độ
sơ khai: công trình nuôi đơn giản, công tác chăm sóc quản lý ao nuôi chưa được tốt,
chất lượng nước nuôi kém dễ kéo theo một số bệnh trên cá nuôi như bệnh đốm đỏ,
bệnh trắng da và bệnh hoại tử.
- Về nuôi thử nghiệm trong bể tuần hoàn, các yếu tố môi trường nhìn chung
không thích hợp cho sự phát triển của cá trê suối Phú Quốc: pH mang tính axit nhẹ
(6,2 - 6,3); Các loại khí độc NO2 và NH3 ở mức gây hại và hàm lượng của chúng có xu
hướng tăng lên khi mật nuôi tăng lên (NO2 từ 0,55-1,04; NH3 từ 0,55-0,92 tương ứng
với mật độ 150-300 con/m3). Sau thời gian nuôi 09 tháng, khối lượng cá đạt cao nhất ở
nghiệm thức mật độ 150 con/m3 (44,0 g/con), thấp nhất ở nghiệm thức 300 con/m3
(34,3 g/con) (P<0,05).Hệ số thức ăn (FCR = 2,0 ± 0,02) và tỷ lệ sống của cá trê suối
nuôi (70,3-72,3%) không khác nhau có ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P>0,05).
- Nuôi cá trê suối Phú Quốc trong ao, đặc biệt ao lót bạt ít rủi ro nhất và đạt hiệu
quả về mặt kỹ thuật, kinh tế và môi trường: Tốc độ sinh trưởng (0,66-1,24%/ngày),
Lợi nhuận biên (60,2-65,5%), Tỷ suất lợi nhuận (151,4-190,1%), Hiệu quả sử dụng
Ni-tơ (~28%) đều ở mức cao.
xi


MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Cá trê suối (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011) là một loài thủy sản
đặc hữu của huyện đảo Phú Quốc tỉnh Kiên Giang.Trong tự nhiên, nơi ở của cá Trê
suối Phú Quốc là những con suối có nước chảy nhẹ hay các bưng trong rừng của vườn

Quốc gia nằm ở phía bắc đảo.Vào mùa khô, khi nước trong suối và bưng bị cạn, cá có
thể ẩn mình trong các hang hốc nhỏ dưới các gốc cây chết.Đến mùa mưa, do lượng
mưa lớn nên các bưng, suối bị tràn nước và môi trường sống của cá được mở rộng ra.
Từ lâu, người dân trên đảo đã tiến hành khai thác loài cá này và sử dụng như
nguồn thực phẩm cá nước ngọt. Do cá có phẩm chất thịt thơm ngon nên nhu cầu tiêu
thụ cá Trê suối Phú Quốc ngày càng tăng. Việc khai thác cá chưa được quản lý nên có
thể dẫn đến khai thác quá mức và làm tuyệt chủng loài cá này. Năm 2011, cá Trê suối
Phú Quốc, với tên khoa học Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011, đã được
định danh,bổ sung vào các loài cá trê của Việt Nam và thế giới.
Kết quả khảo sát được từ thực tế những năm qua cho thấy việc nuôi cá Trê suối
Phú Quốc còn tồn tại một số khó khăn như: đây là đối tượng mới, sống trong môi
trường nước suối trong và nhiệt độ không cao, thời gian nuôi lại dài (12 tháng), người
dân muốn nuôi được phải chủ động nguồn nước; tăng sản lượng, người nuôi phải thâm
canh hóa bằng cách gia tăng mật độ nuôi, tận dụng tối đa quỹ đất sẵn có để xây dựng
các bể nuôi; sử dụng lượng lớn thức ăn giàu chất dinh dưỡng (35-42% đạm cho thức
ăn viên), dẫn đến việc thay nước thường xuyên và một lượng lớn chất thải từ hệ thống
nuôi được xả vào môi trường, làm cho môi trường nuôi và nguồn nước cấp bị ô nhiễm,
ảnh hưởng tới tài nguyên nước và nguồn lợi thủy sản tự nhiên; sử dụng thuốc và hóa
chất quản lý dịch bệnh trong điều kiện nuôi mật độ cao, những hóa chất này sẽ tồn lưu
trong sản phẩm làm giảm chất lượng sản phẩm; nguồn nước nuôi thường bị ô nhiễm
không được trong sẽ làm ảnh hưởng đến màu sắc cá, cá không được sáng đẹp, giảm
giá trị cá nuôi.
Từ những quan tâm về sự ô nhiễm trong nuôi trồng thủy sản và những tồn tại của
nghề nuôi cá Trê suối Phú Quốc hiện nay, việc xây dựng mô hình nuôi ít thay nước,
giảm xả chất thải vào môi trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tăng sản lượng
trên một đơn vị diện tích là cần thiết. Theo Verdegem et al, (2006) hệ thống nuôi thủy
1


sản tuần hoàn nước (Recirculating Aquaculture System – RAS) là mô hình giải quyết

được các vấn đề sử dụng tài nguyên nước và giúp nghề nuôi phát triển bền vững.
Nhằm hướng đến nuôi những loài thủy sản đạt sản lượng lớn, năng suất cao, chất
lượng tốt, tiết kiệm diện tích và không gây ô nhiễm môi trường, công nghệ nuôi thủy
sản trong hệ thống lọc tuần hoàn là một sự lựa chọn hợp lý.
Từ những mục đích trên thì đề tài: “Thử nghiệm nuôi thương phẩm cá Trê suối
Phú Quốc (Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011) trong hệ thống tuần
hoàn ” là hướng đi rất cần thiết.
Nội dung nghiên cứu
Mục tiêu chung
Đa dạng hóa các đối tượng thủy sản nuôi, bảo tồn và phát triển các loài thủy đặc
sản có giá trị kinh tế; lựa chọn mô hình nuôi thương phẩm thích hợp cho cá Trê suối
Phú Quốc trên cơ sở hạn chế sử dụng thuốc hóa chất trong nuôi thủy sản, tiết kiệm
nguồn tài nguyên nước sử dụng, giảm ô nhiễm môi trường.
Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu nghề nuôi cá trê suối Phú Quốc trong ao đất tại huyện đảo Phú Quốc và
thử nghiệm nuôi thương phẩm bằng hệ thống tuần hoàn, qua đó nhằm đề xuất mô hình
nuôi thích hợp cho đối tượng này.
Nội dung nghiên cứu
- Tình hình nuôi cá trê suối Phú Quốc tại Kiên Giang
- Thử nghiệm nuôi cá trê suối Phú Quốc trong hệ thống tuần hoàn
- Đánh giá hiệu quả các mô hình nuôi cá trê suối Phú Quốc
Ý nghĩa của đề tài
Về mặt khoa học, đề tài góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học thực nghiệm
về cá trê suối Phú Quốc ở Kiên Giang trong điều kiện nuôi.
Về mặt thực tiễn, đề tài góp phần xây dựng mô hình nuôi thương phẩm thích hợp
cho cá trê suối Phú Quốc tại Kiên Giang.

2



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của cá Trê suối Phú Quốc
1.1.1. Hệ thống phân loại
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá nheo: Siluriformes
Họ cá trê: Clariidae
Giống cá trê: Clarias Scopoli 1777
Loài: Clarias gracilentus Ng, Dang & Nguyen, 2011
Tên Việt Nam: cá trê suối Phú Quốc

”Nguồn: nhóm tác giả Nguyễn Văn Tư, Đặng Khánh Hồng và Heok Hee Ng”
Hình 1.1Hình dạng ngoài của cá trê suối Phú Quốc
1.1.2. Đặc điểmhình thái
Đầu cá trê suối Phú Quốc nhỏ và dẹt đứng, mặt lưng hơi cong và mặt bụng thẳng.
Mặt lưng của đầu cá phủ da dầy nên rất khó nhận thấy các xương đầu. Cặp lỗ mũi
trước dạng ống và nằm ở giữa đối với gốc râu hàm trên. Cặp lỗ mũi sau được bao
quanh bởi râu mũi và nằm ở giữa-sau đối với gốc râu hàm trên. Mắt nhỏ, hình oval
nằm ở mặt lưng–bên với trục dọc lớn nhất.
Miệng cá trê suối Phú Quốc gần tận cùng với các môi có nếp gấp và nhiều thịt.
Răng miệng nhỏ và sắp xếp thành nhiều hàng không đều trên các tấm răng. Tấm răng
tiền hàm có dạng hình chữ nhật. Tấm răng trên xương lá mía liên tục ngang đường
giữa. Cá có bốn đôi râu dài, mảnh và dầy lên ở phần gốc. Râu hàm trên có thể kéo dài
tới gốc của tia vây thứ ba hoặc bốn của vây lưng. Râu mũi kéo dài tới giữa vây ngực.
3


Râu trong hàm dưới nằm gần giữa, dài và dầy hơn râu mũi, và kéo dài tới quá gốc tia
vây ngực cuối. Râu ngoài hàm dưới nằm sau bên so với râu trong hàm dưới và kéo dài
tới điểm giữa khoảng cách gốc tia vây ngực cuối và gốc tia vây bụng thứ nhất.
Cá trê vàng có 4 đôi râu khá phát triển: 1 đôi râu mũi, 1 đôi râu mép và 2 đôi

râu cằm dưới, râu mép.
Cá trê phi Clarias griepinuscó 8 râu (Nandi và ctv, 1992)
Cơ thể cá trê suối Phú Quốc hình ống, dạng chình và trở nên dẹt đứng ở phần
cuống đuôi. Mặt lưng của cá nâng cao từ mõm cho tới khởi điểm vây lưng và sau đó
gần như nằm ngang cho tới cuống đuôi. Mặt bụng của cá hơi cong cho tới phần giữa
đầu và sau đó gần như nằm ngang cho tới cuống đuôi. Da cá trơn láng. Đường bên của
cá tương đối rõ và liên tục, nằm trên trục ngang giữa thân và vây, kéo dài từ sau đầu
đến điểm gốc vây đuôi. Cơ thể cá trê vàng thân dài phía trước tròn, phần sau mỏng,
dẹp. Cuống đuôi ngắn. Cơ gốc vi phát triển, phủ lên gần tới ngọn các tia vi. Gai vi
ngực cứng, đầu đều có răng cưa hướng xuống gốc, xương đai vi ngực lộ hẳn ra ngoài.
Vi đuôi tròn chẻ hai (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993). Cá trê phi
hình trụ, đuôi dẹp, xương chầm có hình “M” rất nhọn và rõ, đây là đặc điểm để phân
biệt với các loài cá trê khác (Huỳnh Văn Dứt, 2005).
Vây lưng dài, khoảng 3 phần 4 chiều dài thân, được bao phủ bởi lớp da dầy. Rìa
vây lưng thẳng, song song với cạnh lưng của thân. Vây ngực có một gai nhỏ với 8 tia
vây. Gốc vây bụng ở khoảng 1 phần 3 phía trước thân với 6 tia vây (i,5). Vây hậu môn
dài, khoảng 3 phần 5 chiều dài thân, được bao phủ bởi lớp da dầy với 74–92 tia vây.
Rìa vây hậu môn thẳng, song song với cạnh bụng của thân.Cá có cuống đuôi rất
ngắn.Vây đuôi tròn.Vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn không dính liền nhau.
Về màu sắc: cá trê suối Phú Quốc có màu nâu đậm ở phần lưng và bên của đầu
và thân, nhạt dần về phần bụng. Hai bên thân cá có các hoa văn 2 dãy không đều các
điểm màu trắng lớn hơn chạy dọc theo thân cá và phía dưới đường bên.Đối với cá trê
vàngmặt lưng của thân ở phần đầu có màu xám đến nâu đen và nhạt dần xuống mặt
bụng và dưới của đầu có màu vàng.Trên thân có 10 hàng chấm nhỏ nằm vắt ngang
thân (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).Cá trê phi có màu xám tro
nhạt xen kẻ với hoa vân màu cẩm thạch hai bên mặt lưng, dưới bụng có màu hơi xám
trắng, có 8 râu (Nandi và ctv, 1992).
4



1.1.3. Sự phân bố
Ở Việt Nam có 6 loài cá trê đã được mô tả, đó là: cá trê đen (C. fuscus) ở miền
Bắc (Mai Đình Yên, 1978; Nguyễn Văn Hảo, 2005), cá trê trắng (C. batrachus) và cá
trê vàng (C. macrocephalus) ở miền Nam (Mai Đình Yên và ctv., 1992; Trương Thủ
Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993; Nguyễn Văn Hảo, 2005), cá trê xám (C.
meladerma) ở miền Nam (Nguyễn Văn Hảo, 2005), cá trê đuôi vẹo niêu (C. nieuhofii)
và cá trê đuôi vẹo cata (C. cataractus) ở Tây nguyên (Nguyễn Thị Thu Hè, 2000;
Nguyễn Văn Hảo, 2005). Vào những năm 1970 của thế kỉ XX, Việt Nam đã nhập nội
loài cá trê phi (C. gariepinus).
Theo Ng (1999), chín loài của giống Clarias được công nhận ở Đông Nam Á
(bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Campuchia, Malaysia, Philippines và Indonesia) là
Clarias anfractus Ng, 1999; C. batrachus Linnaeus, 1758; C. batu Lim & Ng, 1999;
C. leiacanthus Bleeker, 1851; C. macrocephalus Günther, 1864; C. meladerma
Bleeker, 1846; C. nieuhofii Valenciennes, in Cuvier & Valenciennes, 1840; C.
olivaceus Fowler, 1904 và C. planiceps Ng, 1999. Tác giả này không đề cập tới C.
fuscus Lacepède, 1803, một loài thuộc khu hệ cá Trung Quốc, với một ghi nhận ở
Philippines (Fowler, 1941) có thể đã được đưa ra bởi sự nhận dạng nhầm và một ghi
nhận khác về loài này tại Sumatra (Valenciennes, 1840) nhưng gần đây được xem như
là mẫu vật của C. leiacanthus. Tuy thế, Pouyaud (2001) đề nghị xem loài này (C.
fuscus), chỉ xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam, như một loài của giống Clarias khu vực
Nam Á. Gần đây, nhiều loài cá trê mới đã được mô tả bao gồm C. microstomus Ng,
2001; C. intermedius Teugels, Sudarto & Pouyaud, 2001; C. insolitus Ng, 2003; C.
nigricans Ng, 2003; C. kapuasensis Teugels, Pouyaud & Sudarto, 2003; C.
pseudoleiacanthus Teugels, Sudarto & Pouyaud, 2003; C. sulcatus Ng, 2004; C.
pseudonieuhofii Sudarto, Teugels & Pouyaud, 2004 và C. microspilus Ng & Hadiaty,
2011, đã làm tăng số loài cá trê ở khu vực Đông Nam Á lên 20 loài (Ng và ctv, 2011).
Các loài cá trê nói chung đều chịu đựng cao với môi trường khắc nghiệt như: ao
tù, mương rãnh, nơi có hàm lượng oxygen thấp vì cơ thể cá trê có cơ quan hô hấp phụ
gọi là “hoa khế” giúp cá hô hấp được nhờ khí trời. Phân bố ở sông, suối, ao, mương,
rạch đầm.Thái Lan, Malaysia, Philipine, Lào. Ở Việt Nam gặp nhiều ở Nam Bộ. (Võ

Thị Thùy Trang, 2009)

5


Trong tự nhiên cá trê Phú Quốc sống ở những con suối có nước chảy nhẹ hay các
bưng trongrừng của Vườn quốc gia nằm phía bắc đảo huyện Phú Quốc tỉnh Kiên
Giang. Vào mùa khô, khi nước trong suối và bưng bị cạn, cá có thể ẩn mình trong các
hang hốc nhỏ dưới các gốc cây chết (Hình 1.2). Đến mùa mưa, do lượng mưa lớn nên
các bưng, suối bị tràn nước và môi trường sống của cá được mở rộng ra khỏi phạm vi
rừng của Vườn quốc gia Phú Quốc, thậm chí tới đất canh tác ven rừng (Hình 1.3).
Chất lượng nước của môi trường sống của cá trê Phú Quốc trong các bưng, suối trong
rừng như sau: nhiệt độ nước = 24°C, oxygen hòa tan = 4 mg/L, pH = 4,5 – 5 và
ammonia (NH3) = 0 mg/L (Đặng Khánh Hồng, Nguyễn Văn Tư, 2009).
Tuy nhiên, khi đưa vào nuôi thương phẩm cá vẫn có thể sống và tăng trưởng tốt
trong môi trường ao đất, ít thay nước (các mô hình đã thực hiện tại huyện Phú Quốc từ
năm 2009 đến năm 2012).
Cá trê suối Phú Quốc là loài đặc hữu của vùng đất này đồng thời là một loài thủy
sản mới được định danh vào năm 2011. Trước đây có tài liệu cho rằng tiến sĩ Heok
Hee Ng, nhà phân loại học tại trường Đại học quốc gia Singapore đã từng bắt gặp loài
cá này ở Campuchia (Đặng Khánh Hồng, Nguyễn Văn Tư, 2009).

Hình 1.2 Nơi ở của cá trê suối Phú Quốc vào

Hình 1.3 Nơi ở của cá trê suối Phú Quốc vào mùa

mùa khô

mưa


(Nguồn: Đặng khánh Hồng, Nguyễn Văn Tư, 2009)

1.1.4. Đặc điểm dinh dưỡng
2.2.1.1.

Hệ thống tiêu hóa

Hệ thống tiêu hóa của cá trê Phú Quốc bao gồm cơ quan bắt mồi là miệng, răng,
lược mang và cơ quan tiêu hóa là thực quản, dạ dày, ruột.

6


Cơ quan bắt mồi
Cá trê Phú Quốc có miệng rộng ở tận cùng của đầu. Trong miệng có nhiều răng
nhỏvà nhọn, mọc thành nhiều hàng trên hàm và xương lá mía. Tấm răng tiền hàm và
xương lámía hình vòng cung liên tục. Với miệng rộng và răng khá phát triển, có thể dự
đoán đây làloài cá ăn tạp thiên về động vật (Hình 1.4). Lược mang cá trê Phú Quốc có
hình que, phân bố trên các đôi cung mang.Ở cungmang thứ nhất có 17–20 lược mang.Các
lược mang của cá trê Phú Quốc ít phát triển sovới cá dữ như cá lóc (Hình 1.5) (Đặng
Khánh Hồng, Nguyễn Văn Tư, 2009).

Hình 1.4 Hình dạng phiến răng tiền hàm và lá mía thứ nhất của cá trê Phú Quốc
(Nguồn: Đặng Khánh Hồng, Nguyễn Văn Tư, 2009)

Hình 1.5HìnhdạnglượcmangtrêncungmangcủacátrêPhúQuốc
(Nguồn: Đặng Khánh Hồng, Nguyễn Văn Tư, 2009)

Cơ quan tiêu hóa :
Cá trê Phú Quốc có thực quản ngắn, hình ống. Vách thực quản dày và ranh giới

giữa thực quản và dạ dày không rõ ràng. Dạ dày cá trê Phú Quốc rất phát triển và có vách
dày. Dạ dày cá có khả năng co giãn lớn. Ruột của cá trê Phú Quốc ngắn, gấp khúc và có
vách tương đối dày (Hình 1.6)
1


Hình 1.6 Hình dạng ống tiêu hóa của cá trê Phú Quốc
((Nguồn: Đặng Khánh Hồng, Nguyễn Văn Tư, 2009)
Chiều dài tương đối của ruột (RLG) nhỏ hơn 1, ruột của cá có tính ăn động vật
(Nikolsky,1963). RLG ít thay đổi ở các nhóm cá có chiều dài khác nhau. Điều này
chứng tỏ cá trê Phú Quốc không thay đổi tính ăn theo sự sinh trưởng của cá.
1.1.4.2. Tính ăn
Thức ăn và sự ăn mồi:
Theo Nguyễn Văn Tư và ctv (2009), kết quả phân tích mẫu thức ăn trong dạ dày
của 60 con cá trê Phú Quốc thu được cho thấy các loại thức ăn phổ biến là cá (cá bã
trầu (Bettacf.prima), cá lóc (Channasp.)) với tần số xuất hiện cao nhất; tiếp theo là giáp
xác (chủ yếu là cua), côn trùng (kiến, mối, nhện). Ở một vài mẫu còn tìm thấy lá cây và
rễ cây nhỏ với tần số xuất hiện thấp (Bảng1 . 2 ). Ở nhiều mẫu dạ dày của cá trê Phú
Quốc, cá mồi chỉ mới bắt đầu được tiêu hóa và vẫn còn giữ nguyên hình dạng; đặc biệt
ở 2 mẫu dạ dày có thể nhận thấy cá mồi là cá trê suối Phú Quốc. Điều này cho thấy cá
trê suối Phú Quốc sẵn sàng ăn nhau khi bị đói ( Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009).

Hình 1.7 Thức ăn đang tiêu hóa của cá trê Phú Quốc, (a) cá và (b) giáp xác
(Nguồn: Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009)

2


Khảo sát những mẫu cá trê Phú Quốc có thức ăn chứa đầy trong ống tiêu hóa thì
thức ăn là cá có thể chiếm đến 80,78% tổng khối lượng thức ăn có trong dạ dày. Dựa

vào việc phân tích thành phần thức ăn theo phương pháp tần số xuất hiện và khối
lượng, nhóm tác giả cho rằng thức ăn ưa thích của cá trê Phú Quốc là cá và giáp xác.
Thức ăn có nguồn gốc thực vật có thể là thức ăn tình cờ khi cá ăn các loại thức ăn ưa
thích. Lọp bắt cá trê suối Phú Quốc thường được đặt trong vùng ngập nước có nhiều
cây cỏ nên cá đã ngẫu nhiên ăn phải thức ăn này (Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009).
Bảng 1.1. Loại thức ăn và tần số xuất hiện thức ăn trong dạ dày cá trê suối Phú
Quốc (n=60)
Loại thức ăn

Số mẫu xuất hiện

Tần số xuất hiện (%)



53

88,33

Giáp xác (cua)

26

43,33

Côn trùng (kiến, mối,…)

21

35,00


Thức
3 ăn thực vật

3

5,00

Hình 1.8 Lượng thức ăn được tìm thấy ở một mẫu cá trê Phú Quốc
(Nguồn: Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009)

Tuy nhiên, do các mẫu cá trê Phú Quốc đã khảo sát được thu bằng hình thức
đặt lọp nên thành phần thức ăn chủ yếu là các sinh vật khác đã đi vào trong lọp.Trong
tự nhiên (cá tự do tìm mồi) thành phần thức ăn của cá trê suối Phú Quốc có thể đa
dạng hơn (Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009).

3


Chỉ số độ no
Chỉ số độ no phản ánh cường độ ăn mồi và lượng ăn của cá. Chỉ số độ no của
cáphụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng môi trường nước, chất lượng thức ăn,
trạng tháisinh lý của cá,….Kết quả khảo sát 50 mẫu cá có chứa thức ăn trong dạ dày
cho thấy chỉ số độ no đạttừ cấp 1 đến cấp 5, không có cấp 0. Tỷ lệ cá có chỉ số độ no
từ cấp 3 trở lên chiếm 80%cho thấy cường độ ăn mồi của cá rất lớn (Bảng
1.3)(Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009).
Bảng 1.2 Tỷ lệ cấp độ no của cá trê suối Phú Quốc (n = 50)
Cấp độ no

Số mẫu


Tỷ lệ (%)

0

0

0,0

1

3

6,0

2

7

14,0

3

28

56,0

4

7


14,0

5

5

10,0

Chỉ số no đầy chung của cá là 148,2. Ngoài ra, có mẫu dạ dày chứa thức ăn đến
5 cá mồi (Hình1.10) nên có thể nói cá trê suối Phú Quốc có lượng thức ăn rất lớn. Do
cá trê suối Phú Quốc được đánh bắt bằng lọp. Lọp được đặt vào chiều ngày hôm
trước và thu vào sáng ngày hôm sau. Hầu hết các mẫu dạ dày của cá đều có đầy thức
ăn nên nhóm nghiên cứu dự đoán đây là loài cá có tập tính ăn mồi ban đêm. Tất cả
các mẫu dạ dày được khảo sát đều có thức ăn đang trong giai đoạn bị tiêu hóa nên có
thể nói cá trê suối Phú Quốc là loài rất háu ăn; sau khi ăn no và tiêu hóa hết thức ăn
cá mới ăn lại (Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009).
Cá trê nói chung là những loài sống đáy, thích nơi tối tăm bụi rậm, nên đôi râu rất
phát triển để tìm mồi (Togsanga và ctv, 1963; Dương Thúy Yên , Vũ Ngọc Út, 1991)
So sánh tính ăn và sự ăn mồi của cá trê suối Phú Quốc với các loài cá trê khác:
Cá trê vàng là loài ăn tạp thiên về động vật (Goss, 1963, Dương Thúy Yên , Vũ
Ngọc Út, 1991). Giai đoạn cá hương và cá giống thức ăn chủ yếu là Daphnia,
copepoda... ngoài ra trong dạ dày còn xuất hiện một số giống loài thực vật phù du với
lượng rất nhỏ ( Lê Thị Kim Hoa, 1981; Dương Thúy Yên , Vũ Ngọc Út, 1991). Cá
4


trưởng thành có tính ăn thịt, nhất là thức ăn thối rữa ( Blache, 1964; Dương Thúy
Yên, Vũ Ngọc Út, 1991)
Cá trê là loài ăn tạp thiên về chất hữu cơ là xác chết động vật. Khi còn ở giai

đoạn cá bột và cá hương, cá trê cũng thể hiện tính hung dữ như cá tra (Phạm Minh
Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2008). Cá trê vàng lai có tính ăn tương tự như cá trê
vàng, ăn tạp và rất háu ăn (Bạch Thị Huỳnh Mai, 2004).
1.1.5. Đặc điểm sinh trưởng
Sinh trưởng của cá là quá trình gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể.
Quá trình này đặc trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan giữa chiều
dài và khối lượng của cá (Nikolsky, 1963)
Phương trình tương quan giữa chiều dài (L = 8,8–46,0 cm) và khối lượng (W =
2,6–420 g), từ 80 mẫu cá thu được, của cá trê Phú Quốc là W = 0,0037 L3,0747với hệ
sốtương quan R2 = 0,9835 (Hình11 ). Với giá trị R thu được cho thấy tương quan giữa
chiều dài và khối lượng của cá trê Phú Quốc là rất chặt chẽ. Phân tích tương quan giữa
chiều dài và khối lượng cho thấy, khi cá trê Phú Quốc còn nhỏ (L < 25 cm) cá tăng trưởng
chủ yếu về chiều dài và tăng trưởng về khối lượng không đáng kể; khi cá lớn hơn (L > 25
cm), cá bắt đầu tăng trưởng nhanh về khối lượng. (Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009)
Theo Mai Đình Yên và ctv, (1982) thì sự tăng nhanh về chiều dài ở giai đoạn
đầu của đời sống có ý nghĩa thích nghi rất lớn nhằm vượt khỏi sự chèn ép của kẻ thù;
sau đó quá trình tăng trưởng giữa chiều dài và khối lượng diễn ra song song và trước
lúc đạt sự thành thục sinh dục lần đầu cá chủ yếu tăng nhanh về khối lượng. Quy luật
này cũng phù hợp đối với sự tăng trưởng của cá trê Phú Quốc trong tự nhiên.
Do cá được khai thác chủ yếu bằng lọp kích cỡ nhỏ nên mẫu cá lớn nhất mà
nhóm tác giả thu được đạt chiều dài tổng cộng 38,7 cm. Tuy nhiên, theo mô tả của ngư
dân, kích cỡ cá lớn nhất đã được đánh bắt ngoài tự nhiên có thể đạt tới 70 cm.
Theo Lê Trọng Lư và Ngô Đăng Khuyến, (2000). Cá trê vàng lớn 01 tuổi , thân
dài 20,5 cm, nặng 70g. Cỡ cá lớn 02 tuổi dài 35 cm, nặng 250 g.
Tốc độ tăng trưởng của cá trê vàng ở mức trung bình, ở giai đoạn cá bột lên cá
giống tăng nhanh về chiều dài. Khi đạt 15 cm thì trọng lượng của cá tăng nhanh hơn
(Đoàn Khắc Độ, 2008).
5



Cá trê phi có tốc độ lớn nhanh , 6 tháng đạt bình quân 1kg/con, thân thường dài
35-50 cm, nặng 250-2500 g. có con 2 tuổi đạt 4,3 kg, thân dài 63 cm (Ngô Trọng Lư
và Lê Đăng Khuyến, 2000).
Theo Đoàn Khắc Độ (2008) thì cá trê vàng lai cũng tăng trọng rất nhanh. Nếu
nuôi với mật độ thích hợp với chế độ cho ăn và chăm sóc tốt thì 3-4 tháng nuôi cá sẽ
đạt trọng lượng 150-200g/con.
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
1.1.6.1.

Xác định giới tính

Hình 1.9 Phân biệt đực cái ở cá trê Phú Quốc; (a) cá đực, (b) cá cái
(Nguồn: Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009).

Việc xác định giới tính ở cá trê Phú Quốc là tương đối dễ dàng; đặc biệt, đối với
những cá thể đã thành thục sinh dục.Đối với cá đực, gai sinh dục dài hình tam giác,
phía đầu mút nhọn, thường có màu trắng đến hồng nhạt.Đối với cá cái, không có gai
sinh dục, lỗ sinh dục tròn, thường có màu trắng đến hồng nhạt.Cá cái khi thành thục
sinh dục có bụng to, mềm đều, lỗ sinh dục phồng to và có màu ửng hồng (Hình
1.12).Ngoài ra, cá trê Phú Quốc đực thường có kích thước và trọng lượng lớn hơn cá
cái cùng tuổi.
1.1.6.3. Hệ số thành thục
Mối tương quan giữa HSTT và các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục

6


Hệ số thành thục trung bình của cá cái và cá đực đều tăng dần từ giai đoạn II, III
và IV với các chỉ số GSI lần lượt là 0,2, 0,46 và 3,19% cho cá cái, và 0,16; 0,20 và
0,27% cho cá đực (Hình 1.17). Theo Xakun và Buskaia (1968), GSI đạt cao nhất ở cả

hai giới tính khi tuyến sinh dục đạt giai đoạn IV thành thục. Đây là giai đoạn cá có thể
tham gia sinh sản khi có các điều kiện sinh thái thích hợp. Cá cái khi thành thục sinh
dục có chỉ số GSI (3,19%) cao hơn rất nhiều so với cá đực (0,27%).
Cá trê Phú Quốc có tuổi thành thục về sinh dục tương đối sớm (1+).Mùa vụ sinh
sản của cá bắt đầu vào đầu mùa mưa.Cá trê Phú Quốc có sức sinh sản tương đối lý
thuyết là 19.687 trứng/kg thể trọng (Nguyễn Văn Tư và ctv, 2009).
So sánh đặc điểm sinh sản của cá trê suối Phú Quốc và một sô đối tượng khác:
Cá trê vàng thành thục sinh dục lần đầu tiên khi được 8 tháng tuổi, mùa vụ sinh
sản tập trung từ tháng 5-7 và đẻ trứng dính (Phạm Minh Thành,2005). Thân cá dài
37cm có 35.770 trứng, thân cá dài 19cm có 10.640 trứng (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng
Khuyến, 2000).Cá trê vàng không thể tự sinh sản, phải tiêm kích dục tố để kích thích
sự sinh sản của chúng. Cá trê vàng đẻ trứng tương đối nhiều, trung bình 30.00050.000 trứng/1kg cá cái (Đoàn Khắc Độ,2008).
Cũng giống như các loài cá khác, cá trê Phi thành thục sinh dục và sinh sản theo
mùa mưa. Quá trình thành thục sinh dục chịu ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và
chu kỳ chiếu sáng hàng năm và cuối cùng là đẻ trứng do sự gia tăng mực nước theo
lượng mưa (Gertjan de Graaf and Hans Janssen, 1996). Đối với cá trê Phi, sinh sản
kéo dài từ tháng 4-10, sinh sản tập trung từ tháng 5-8, sau tháng 10 cá ít sinh sản. Giới
hạn nhiệt độ nước cho quá trình sinh sản từ 20- 36oC, cá trê Phi được nuôi vỗ tích cực
và có nước chảy kích thích thì chu kỳ đẻ trứng rút ngắn xuống còn từ 15-20 ngày, mỗi
năm cá có thể tham gia sinh sản 8-11 lần (Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến,
2000).Trong tự nhiên cá trê chọn nơi có bóng tối ở các thủy vực nước nông thuộc
sông hồ, các con suối để làm tổ và đẻ trứng (Gertjan de Graaf and Hans Janssen,
1996).
1.2. Tổng quan về ứng dụng hệ thống tuần hoàn trong nuôi các loài thủy sản
1.2.1. Trên thế giới
Hệ thống tuần hoànRAS (Recirculating Aquaculture System) là một hệ thống
nuôi khép kín, ít hoặc không thay nước. Nước trong hệ thống nuôi được lọc sạch, tái
7



sử dụng liên tục và ổn định chất lượng nhờ các cơ chế lọc sinh học và cơ học. Các hợp
phần của hệ thống xử lý nước được thiết kế với chức năng khác nhau để duy trì chất
lượng nước khi thức ăn được cung cấp liên tục vào hệ thống nuôi. Các hợp phần này
bao gồm hệ thống tách chất thải rắn, cung cấp oxy, khử chất hữu cơ hòa tan, lọc sinh
học khử NH3, NO2, và NO3 nhờ hoạt động của các nhóm vi khuẩn chuyển hóa đạm.
Tảo hay các loại thực vật thủy sinh cũng được sử dụng kết hợp để xử lý nước
(Timmons et al, 2002). Hiện nay, hệ thống nuôi thủy sản tuần hoàn nước đã được các
nước phát triển ứng dụng rất thành công trong sản xuất thâm canh cá trê phi, cá chình,
cá hồi, cá bơn và cá rô phi. Hệ thống tuần hoàn có một số ưu điểm sau: 1) ít tốn không
gian hay diện tích nuôi; 2) nuôi mật độ cao nên làm tăng năng suất; 3) ít tiêu thụ nước
so với nuôi thông thường; 4) an toàn sinh học và thực phẩm, hạn chế sử dụng thuốc và
hóa chất; 5) không ô nhiễm môi trường; 6) nâng cao chất lượng sản phẩm.
Hệ thống lọc sinh học bao gồm: lọc chảy nhỏ giọt (Trickling filter) lọc quay
(Rotating biological contactor), lọc hạt (Bead filter), lọc giá thể chuyển động (Moving
bed biofilm reactor), lọc giá thể chìm (Submerged filter), lọc dòng đáy (Fluidized bed
filter). Trong đó lọc chảy nhỏ giọt, lọc quay và lọc giá thể chuyển động được sử dụng
phổ biến.
Trong hệ thống tuần hoàn (nói chung) khoảng 3% thức ăn hàng ngày sẽ được
sinh ra dưới dạng ammonia-nitơ mặc dù nó cũng liên quan đến hàm lượng protein có
trong thức ăn. Ngoài ra, thức ăn dư thừa và vật chất hữu cơ được vi khuẩn phân hủy
sinh ra ammonia thông qua quá trình khoáng hóa. Bên cạnh đó, 1g ammonia sinh ra
4,42 g nitrate và 5,93 g gam CO2, thêm vào đó là lượng nhỏ sinh khối của vi sinh vật.
Quá trình nitrate hóa này tiêu thụ 4,57 g O2 and 7,14 g độ kiềm (Eding et al, 2006).
Những thuận lợi của lọc chảy nhỏ giọt (trickling filter) so với các loại lọc khác
là: (1) độ bền quy trình cao (do xy hòa tan cao); (2) khử CO2 tốt ; (3) nước sẽ mát hơn
vào mùa hè nóng; và (4) dễ thiết kế xây dựng, vận hành và quản lý. Tuy nhiên hệ
thống này cũng tồn tại nhiều khuyết điểm: (1) tỷ lệ thể tích nước xử lý thấp (2) lớp
màng nhày vi sinh vật (biofilm) dễ bong tróc; và (3) rủi ro sự cố nghẹt khi thiết kế và
vận hành không hợp lý (Eding et al, 2006).
Hệ thống lọc giá thể chuyển động (moving bed bioreactor) được phát triển đầu

tiên ở Na Uy vào những năm đầu của thập niên 80. Hiện nay hệ thống này được sử
8


×