ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NÔNG QUANG HẢI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
CỦA VI RÚT GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN
ĐÀN TRÂU, BÒ VÀ HIỆU LỰC CỦA VẮC XIN TRONG
CÔNG TÁC PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
TẠI TỈNH BẮC KẠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
THÁI NGUYÊN - 2015
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NÔNG QUANG HẢI
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ
CỦA VI RÚT GÂY BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN
ĐÀN TRÂU, BÒ VÀ HIỆU LỰC CỦA VẮC XIN TRONG
CÔNG TÁC PHÒNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG
TẠI TỈNH BẮC KẠN
Chuyên ngành: Thú y
Mã số: 60.64.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÚ Y
Người hướng dẫn khoa học: 1.TS. Nguyễn Văn Sửu
2. PGS.TS. Tô Long Thành
THÁI NGUYÊN - 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nông Quang Hải xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn do tôi trực tiếp nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Sửu và PGS.TS. Tô Long Thành là trung thực,
khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết Luận văn đã được
cảm ơn. Tất cả các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Bắc Kạn, ngày 20 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nông Quang Hải
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gia học tập tại trường và làm đề tài nghiên cứu tại cơ sở tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại
học, Khoa Chăn nuôi thú y và các thầy, cô giáo của Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn
các phòng, ban của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Chi cục Thú y tỉnh Bắc
Kạn, Trạm thú y các huyện, thành phố tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo và các giảng viên
của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dậy, giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập tại trường, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu, PGS.TS Tô Long Thành đã trực tiếp giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương,
Chi cục Thú y, tập thể trạm thú y các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã thường xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện và dành cho tôi sự động viên quý
báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của mình.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn chân thành tới những tập
thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.
Bắc Kạn, ngày 20 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nông Quang Hải
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 3
3. Ý nghĩa thực tế và khoa học của đề tài ................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về bệnh Lở mồm long móng .................................................... 4
1.2. Lịch sử bệnh Lở mồm long móng ........................................................................ 5
1.2.1. Diễn biến tình hình dịch LMLM trên thế giới .................................................. 5
1.2.2. Diễn biến tình hình dịch bệnh LMLM tại Việt Nam ........................................ 8
1.3. Vi rút gây bệnh LMLM ...................................................................................... 14
1.3.1. Hình thái và cấu trúc ....................................................................................... 15
1.3.2. Đặc tính di truyền, cấu trúc gen, kháng nguyên.............................................. 16
1.3.3. Đặc tính kháng nguyên.................................................................................... 18
1.3.4. Các điểm quyết định kháng nguyên ................................................................ 19
1.3.5. Tiến hóa của vi rút LMLM.............................................................................. 19
1.3.6. Đặc tính gây nhiễm trong phòng thí nghiệm................................................... 20
1.3.7. Đặc tính nuôi cấy tổ chức tế bào ..................................................................... 21
1.4. Một số đặc điểm dịch tễ học của vi rút LMLM ................................................. 22
1.4.1. Nguồn dịch ...................................................................................................... 22
1.4.2. Động vật cảm thụ ............................................................................................ 22
1.4.3. Đường xâm nhập ............................................................................................. 23
1.4.4. Cơ chế sinh bệnh ............................................................................................. 23
1.4.5. Chất chứa vi rút ............................................................................................... 24
iv
1.4.6. Con đường và phương thức truyền lây ........................................................... 25
1.4.7. Lứa tuổi mắc bệnh ........................................................................................... 26
1.4.8. Tỷ lệ ốm và chết .............................................................................................. 26
1.5. Miễn dịch trong bệnh LMLM ............................................................................ 27
1.6. Triệu chứng và bệnh tích ở trâu bò .................................................................... 28
1.6.1. Triệu chứng ..................................................................................................... 28
1.6.2. Bệnh tích ......................................................................................................... 31
1.7. Chẩn đoán........................................................................................................... 32
1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng ........................................................................................ 32
1.7.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm .......................................................................... 32
1.8. Phòng bệnh LMLM ............................................................................................ 36
1.8.1. Vệ sinh phòng dịch.......................................................................................... 36
1.8.2. Vắc xin phòng bệnh ........................................................................................ 37
Chương 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 39
2.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu..................................................................... 39
2.1.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 39
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 39
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 39
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 39
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 39
2.3. Nguyên liệu ........................................................................................................ 39
2.3.1. Mẫu thí nghiệm ............................................................................................... 39
2.3.2. Kít xét nghiệm ................................................................................................. 40
2.3.3. Vắc xin dùng trong thí nghiệm ....................................................................... 40
2.3.4. Tài liệu, số liệu ................................................................................................ 40
2.3.5. Máy móc, dụng cụ xét nghiệm ........................................................................ 41
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 41
2.4.1. Điều tra một số chỉ tiêu liên quan đến chăn nuôi và dịch tễ bệnh LMLM
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................. 41
2.4.2. Định type vi rút ............................................................................................... 41
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi là Nông Quang Hải xin cam đoan rằng:
- Các kết quả nghiên cứu trong Luận văn do tôi trực tiếp nghiên cứu dưới sự
hướng dẫn của TS. Nguyễn Văn Sửu và PGS.TS. Tô Long Thành là trung thực,
khách quan và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Mọi sự giúp đỡ trong quá trình thực hiện nghiên cứu và viết Luận văn đã được
cảm ơn. Tất cả các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Bắc Kạn, ngày 20 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nông Quang Hải
vi
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AND
APC
ARN
: Acid Deoxyribonucleic
: Antigen presenting cell (Tế bào trình diện kháng nguyên)
: Acid Ribonucleic
HBK-21
CFT
ĐC
: Baby Hamster Kidney dòng 21
: Complement Fixation Test
: Đối chứng
ELISA
: Enzyme Linked Immunosorbent Assay
FMD
FMDV
: Foot and Mouth Disease
: Foot and Mouth Disease Virut
HGKT
H2O2
: Hiệu giá kháng thể
: Hydrogen peroxide (Ô xy già)
IFN
IgG
: Interferon
: Immuno Globulin
KH
KHBT
KN
: Khoa học
: Kết hợp bổ thể
: Kháng nguyên
KT
LMLM
: Kháng thể
: Lở mồm long móng
LPB-ELISA : Liqui Phase Blocking ELISA
MHC
: Major histocompatibility comlex
OIE
: Offce Internatinal Epizooties
OPD
PCR
PBS
RT-PCR
TCI50
TLBH
WRL
: Ortho Phennylenediamine (chất phát màu)
: Polymerase Chain Reaction
: Phosfate Buffer Saline
: Reverse Trancrption Polymerase Chain Reaction
: 50% Tissue Culture Infection Dose
: Tỷ lệ bảo hộ
: World Reference Laboratory
XN
: Xét nghiệm
(+)
(-)
: Dương tính
: Âm tính
µl
: Micro liter
g
ml
: Gram
: Mililit
vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Tình hình chăn nuôi một số loài gia súc móng guốc chẵn tại
Bắc Kạn từ năm 2010 đến 2014...................................................... 52
Bảng 3.2: Diễn biến dịch LMLM của trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
từ năm 2010 đến năm 2014 (Tính chung trâu, bò) ......................... 55
Bảng 3.3: Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM qua các năm ................................ 56
Bảng 3.4: Tỷ lệ trâu mắc bệnh LMLM theo mùa từ 2010 đến 2014 (Tách
riêng trâu) ........................................................................................ 58
Bảng 3.5: Tỷ lệ bò mắc bệnh LMLM theo mùa từ 2010 đến 2014 (Tách
riêng bò) .......................................................................................... 59
Bảng 3.6: Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM theo mùa từ 2010 đến 2014
(Tính chung trâu, bò) ...................................................................... 60
Bảng 3.7: Tỷ lệ trâu mắc bệnh LMLM theo nhóm tuổi từ năm 2010 đến
2014 (Tách riêng trâu) .................................................................... 61
Bảng 3.8: Tỷ lệ bò mắc bệnh LMLM theo nhóm tuổi từ năm 2010 đến
2014 (Tách riêng bò)....................................................................... 62
Bảng 3.9: Tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM theo nhóm tuổi từ năm 2010
đến 2014 (Tính chung trâu, bò) ...................................................... 63
Bảng 3.10: Tỷ lệ trâu, bò nhiễm virut LMLM tự nhiên tại tỉnh Bắc Kạn
năm 2014 ......................................................................................... 65
Bảng 3.11: Tỷ lệ dương tính huyết thanh học 3ABC ở trâu, bò của tỉnh
Bắc Kạn năm 2014 (cắt ngang 4/8 huyện)...................................... 66
Bảng 3.12: Tỷ lệ dương tính ABC-ELISA ở trâu, bò tại một huyện (Pác Nặm).... 68
Bảng 3.13: Kết quả định type vi rut LMLM của trâu, bò tại tỉnh Bắc Kạn
bằng huyết thanh ............................................................................. 70
Bảng 3.14: Kết quả thu thập bệnh phẩm LMLM ở trâu, bò trên địa bàn
tỉnh Bắc Kạn năm 2014 - 2015 ....................................................... 70
Bảng 3.15: Kết quả xét nghiệm định type vi rut LMLM trên đàn trâu, bò
tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2014 - 2015 .......................................... 71
Bảng 3.16: Hiệu giá kháng thể trung bình của đàn trâu, bò khi được tiêm
vắc xin ............................................................................................. 72
viii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ dịch tễ bệnh LMLM trên thế giới năm 2009 ..................................8
Hình 1.2: Cấu trúc của virion vi rút LMLM type O1BFS ........................................15
Hình 1.3: Sơ đồ hệ gen của vi rút LMLM ................................................................16
Hình 1.4: Triệu chứng và bệnh tích ở miệng bò bị bệnh LMLM .............................29
Hình 1.5: Bệnh tích ở miệng và lưỡi bò bị bệnh LMLM ..........................................30
Hình 1.6: Bệnh tích ở vú bò bị bệnh LMLM ............................................................31
Hình 3.1: Biểu đồ về tần xuất dịch LMLM của trâu, bò trên địa bàn tỉnh Bắc
Kạn từ năm 2010 đến 2014 ......................................................................55
Hình 3.2: Biểu đồ diễn biến và tỷ lệ trâu, bò mắc bệnh LMLM và chết vì bệnh
LMLM trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn từ năm 2010 đến 2014 ......................57
Hình 3.3: Biểu đồ và tỷ lệ trâu mắc bệnh LMLM theo mùa .....................................59
Hình 3.4: Biểu đồ và tỷ lệ bò mắc bệnh LMLM theo mùa .......................................60
Hình 3.5: Biểu đồ tỷ lệ trâu mắc bệnh LMLM theo nhóm tuổi ................................62
Hình 3.6: Biểu đồ tỷ lệ bò mắc bệnh LMLM theo nhóm tuổi ..................................63
Hình 3.7: Đồ thị biến động hiệu giá kháng thể và độ dài miễn dịch của trâu, bò
sau tiêm vắc xin LMLM. .........................................................................73
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, lây lan
rất nhanh, rất mạnh gây thiệt hại nặng nề đối với động vật dễ nhiễm thuộc loài
móng guốc chẵn như: Trâu, bò, dê, lợn... Bệnh đã được Tổ chức Thú y thế giới
(OIE: Office Internatinal Epizooties) xếp đầu bảng A (bảng các bệnh truyền nhiễm
nguy hiểm của động vật) và bắt buộc các nước thành viên phải khai báo. Bệnh do vi
rút LMLM thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus gây ra, có 2 đặc tính đặc
biệt liên quan đến dịch tễ học, đó là tính đa type và tính dễ biến đổi kháng nguyên.
Các type vi rút tuy gây ra các triệu chứng giống nhau, nhưng lại không gây miễn
dịch chéo với nhau.
Trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta đã
thúc đẩy quá trình giao lưu, buôn bán động vật và sản phẩm động vật giữa các
tỉnh trong nước và với nước ngoài như Trung Quốc, Lào, Cam Pu Chia... Từ đó
bệnh LMLM càng diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội ở
nước ta. Trên thực tế, việc khống chế và thanh toán bệnh LMLM đã gặp không ít
khó khăn, từ việc kiểm dịch vận chuyển cho đến chăn nuôi thiếu qui hoạch, trâu bò
thả rông.. Tiêm phòng vắc xin được xác định là giải pháp quan trọng, tuy nhiên việc
chọn vắc xin phù hợp cho từng vùng, từng tỉnh đòi hỏi cần phải nghiên cứu kỹ type
vi rút gây bệnh trên thực địa để tránh trường hợp tiêm phòng loại vắc xin không phù
hợp, gây lãng phí và thiệt hại cho người chăn nuôi.
Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Bắc giáp
tỉnh Cao Bằng, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên và
phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, tỉnh có địa hình chia cắt phức tạp, giao thông đi
lại khó khăn, diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 485.721 ha, gồm 7 huyện, 1 thành phố
với 122 xã, phường, thị trấn. Trong những năm gần đây cùng với việc phát hiện
nhiều ổ dịch trên đàn gia súc, gia cầm, dịch LMLM gia súc vẫn tái phát tại một số
xã trên địa bàn tỉnh.
Năm 2006, tỉnh Bắc Kạn đã bùng phát dịch LMLM với diễn biến phức tạp, từ
ổ dịch nhỏ dịch đã xảy ra trên tất cả các huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn, tổng số gia
súc bị mắc là 2.268 con, trong đó trâu, bò 2.159 con; lợn 46 con; dê 63 con.
Sau 2 năm không tái phát dịch (năm 2007-2008), đến đầu năm 2009, ổ dịch
LMLM lại bùng phát tại 3 thôn của xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, số trâu, bò mắc
bệnh là 118 con, với sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự
2
giúp đỡ và chỉ đạo của Cục Thú y, Cơ quan thú y Vùng 2, Chi cục Thú y Bắc Kạn
đã phối hợp với các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể chỉ đạo phòng, chống
dịch đạt hiệu quả, dập tắt không để dịch LMLM lây lan ra diện rộng.
Đầu năm 2010 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn cả nước diễn biến
phức tạp, một số dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm (H5N1), Tai xanh lợn (PRRS),
LMLM liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Các tỉnh giáp danh với tỉnh Bắc Kạn như
Cao Bằng, Thái Nguyên cũng xảy ra dịch Cúm gia cầm và Tai xanh lợn, vì vậy tỉnh Bắc
Kạn không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm nguồn dịch do việc vận chuyển động vật, sản
phẩm động vật. Đến tháng 11 năm 2010 dịch LMLM xảy ra tại thôn Cảm Lẹng, xã Nông
Thịnh, huyện Chợ Mới làm 51 con gia súc mắc bệnh ( trong đó 29 con trâu, 10 con bò và
12 con lợn). Sau khi phát hiện dịch Chi cục Thú y đã tiến hành khoang vùng, tổ chức
phòng, chống dịch và dập tắt không để dịch lây lan.
Năm 2011, dịch LMLM đã xảy ra tại 8/8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn làm
5.193 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó chết và tiêu hủy 507 con. Do ảnh hưởng của
tình hình dịch bệnh ở hầu khắp các tỉnh trong cả nước, nên dịch LMLM gia súc trên
địa bàn tỉnh Bắc Kạn cũng hết sức phức tạp và kéo dài, phải mất gần 6 tháng dập
dịch tỉnh Bắc Kạn mới khống chế được dịch LMLM.
Năm 2013 dịch LMLM gia súc xảy ra tại 78 hộ dân thuộc 7 xã trên địa bàn các
huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể và huyện Chợ Đồn, tổng số gia súc ốm, mắc bệnh là
199 con ( trong đó trâu: 135 con, bò: 54 con, dê: 05 con và lợn: 05 con) số chết, tiêu
hủy là: 07 con (02 trâu, 05 bò).
Từ ngày 24/01/2014 đến ngày 30/3/2014 dịch LMLM lại xuất hiện trên 05 xã
của hai huyện Ba Bể và Pác Nặm, tổng số gia súc mắc bệnh là: 238 con, trong đó
trâu: 134 con, bò: 91 con và lợn: 13 con. Theo kết quả xét nghiệm mẫu biểu mô
động vật mắc bệnh xuất hiện vi rút LMLM với type A.
Bước vào năm 2015, tình hình dịch LMLM gia súc lại xuất hiện ở các huyện
Ngân Sơn, Ba Bể, từ ngày 03/01/2015 dịch xuất hiện tại các xã Bằng Vân, Đức
Vân, Vân Tùng, Nà Phặc, huyện Ngân Sơn làm 185con mắc bệnh (trong đó trâu: 89
con, bò: 96 con); từ ngày 05/02/2015 tại xã Cao Thượng và Nam Mẫu của huyện Ba
Bể dịch LMLM cũng xảy ra tại 07 thôn làm 145 con gia súc mắc bệnh (trong đó
trâu: 76 con, bò: 69 con). Đến ngày 22/5/2015 tại xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm
xuất hiện trâu, bò, lợn mắc bệnh LMLM, tổng số con mắc là: 30 con (trong đó trâu:
17 con, bò: 6 con và lợn 7 con), khi phát hiện gia súc có triệu chứng của bệnh
LMLM, Chi cục Thú y đã phối hợp với UBND huyện Pác Nặm chỉ đạo các phòng
3
liên quan và UBND xã Nhạn Môn triển khai các biện pháp khoang vùng, tiến hành
tiêm phòng vắc xin đa giá (tuýp O, A và Asia-1) khống chế không để dịch lây lan,
lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm để định type vi rút gây bệnh. Kết quả xét nghiệm
mẫu biểu mô xuất hiện kháng nguyên dương tính với type A.
Như vậy, kể từ năm 2006 đến ngày 30/5/2015, có 08 đợt tái phát dịch LMLM
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, dịch xuất hiện cả ở 8/8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn, vi
rút gây bệnh LMLM xuất hiện ở cả type O và type A. Các ổ dịch này đã làm 8.067
con gia súc, trong đó có: 7.923 con trâu, bò; 76 con lợn; 68 con dê mắc bệnh
LMLM, số chết và tiêu hủy là: 519 con gia súc.
Diễn biến phức tạp của dịch LMLM ở tỉnh Bắc Kạn đòi hỏi phải có những
nghiên cứu về sự phân bố và lưu hành của vi rút LMLM, từ đó có cơ sở khoa học để
lựa chọn vắc xin phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch LMLM
trên địa bàn tỉnh, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho chăn nuôi và đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, đồng thời giúp ngành chăn nuôi của tỉnh
phát triển. Để giải quyết vấn đề đó, tôi triển khai đề tài: "Nghiên cứu một số đặc
điểm dịch tễ của vi rút gây bệnh Lở mồm long móng trên đàn trâu, bò và hiệu lực
của vắc xin trong công tác phòng dịch Lở mồm long móng tại tỉnh Bắc Kạn".
2. Mục tiêu của đề tài
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của vi rút gây bệnh LMLM tại Bắc Kạn.
- Nghiên cứu sự phân bố của type vi rút LMLM tại tỉnh Bắc Kạn, làm cơ sở
lựa chọn loại vắc xin phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh
LMLM cho gia súc.
- Nghiên cứu khả năng đáp ứng miễn dịch của trâu, bò sau khi tiêm vắc xin LMLM.
3. Ý nghĩa thực tế và khoa học của đề tài
- Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và xác định
type vi rút gây bệnh LMLM trên đàn trâu, bò tại tỉnh Bắc Kạn.
- Các kết quả điều tra, nghiên cứu tại tỉnh Bắc Kạn sẽ cung cấp, bổ sung và
hoàn thiện thêm các thông tin về dịch tễ học bệnh LMLM tại Việt Nam.
- Các kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm dịch tễ học, xác định sự phân bố
của type vi rút LMLM gây bệnh trên đàn trâu, bò tại tỉnh Bắc Kạn giai đoạn từ năm
2010 đến năm 2014 là cơ sở khoa học, giúp các cơ quan chức năng lựa chọn loại
vắc xin LMLM phù hợp, từ đó có biện pháp quản lý, chỉ đạo công tác phòng, chống
dịch bệnh đạt hiệu quả.
4
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về bệnh Lở mồm long móng
Bệnh Lở mồm long móng (tên tiếng Anh: Foot and Mouth Disease) là một
bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm của loài động vật móng guốc chẵn như trâu,
bò, lợn, dê, cừu, hươu, lai... Bệnh do vi rút ARN họ Picornaviridae, một loài vi rút
hướng thượng bì gây ra. Bệnh có những đặc điểm đặc trưng là sốt và hình thành
mụn nước ở miệng, chân và vú của gia súc cảm thụ (Nguyễn Tiến Dũng, 2000) [6];
(Nguyễn Vĩnh Phước, 1970) [16]; (Donalson A.I, 2000) [39].
Mặc dù bệnh xuất hiện như là một bệnh thể nhẹ, tỷ lệ chết ở gia súc trưởng
thành không cao nhưng hậu quả là sự thiệt hại về kinh tế rất trầm trọng. Theo số
liệu của OIE bệnh LMLM gây sảy thai khoảng 25% động vật có chửa, làm giảm sản
lượng thịt 25%, giảm sản lượng sữa 50% và giảm 25% năng suất lông ở cừu. Vi rút
LMLM có thể gây ra các ổ dịch rộng lớn, tỉ lệ mắc bệnh cao gần như 100% và bệnh
có thể lây lan trong phạm vi một hoặc nhiều nước (Văn Đăng Kỳ và cộng sự, 2001)
[10]; (Donalson A.I, 2000) [40].
Do tính chất nguy hiểm nên bệnh LMLM được OIE xếp vị trí số một của bảng
A (bảng các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm ở động vật) và bắt buộc các
thành viên phải khai báo. Các nước đang có bệnh LMLM không được xuất khẩu
động vật mắc bệnh đó và sản phẩm của chúng sang các nước khác (trích dẫn từ sổ
tay dịch bệnh động vật, 2002) [20].
Từ lần ghi nhận đầu tiên đến năm 1897, các tài liệu ghi chép lại chủ yếu quan
tâm đến mô tả triệu chứng (Trần Thanh Phong, 1996) [15]. Năm 1897, Loeffler và
Frosch đã phân lập được vi rút gây bệnh (Nguyễn Vĩnh Phước và cộng sự, 1978)
[17] . Cũng theo Trần Thanh Phong, 1996 [15], Wal dmann và Pape đã chứng minh
được tính cảm thụ của chuột lang đối với vi rút. Năm 1922, Valleé và Carré tìm
thấy tính đa dạng của huyết thanh miễn dịch chống vi rút (type O và type A). Năm
1926, Waldmann và Trauwein tìm ra vi rút type C. Sau đó, Lawrence xác định sự có
mặt của các type SAT-1, SAT-2 và SAT-3 từ những bệnh phẩm từ Châu Phi gửi
đến Phòng Thí nghiệm Tham chiếu Thế giới (Pirbright - Anh) và type Asia-1 từ
những bệnh phẩm ở Đông Nam Á, Hồng Kông, Ấn Độ, Miến Điện.
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gia học tập tại trường và làm đề tài nghiên cứu tại cơ sở tôi đã
nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám hiệu, Phòng Quản lý đào tạo Sau đại
học, Khoa Chăn nuôi thú y và các thầy, cô giáo của Trường Đại học Nông lâm Thái
Nguyên, sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban lãnh đạo và các cán bộ chuyên môn
các phòng, ban của Trung tâm Chẩn đoán thú y Trung ương, Chi cục Thú y tỉnh Bắc
Kạn, Trạm thú y các huyện, thành phố tỉnh Bắc Kạn đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn nghiên cứu của mình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo và các giảng viên
của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã tận tình giảng dậy, giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập tại trường, đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của
thầy giáo TS. Nguyễn Văn Sửu, PGS.TS Tô Long Thành đã trực tiếp giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới ban lãnh đạo Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương,
Chi cục Thú y, tập thể trạm thú y các huyện, thành phố của tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều
kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp đã thường xuyên giúp đỡ, tạo điều kiện và dành cho tôi sự động viên quý
báu trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu của mình.
Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng biết ơn, lời cảm ơn chân thành tới những tập
thể, cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.
Bắc Kạn, ngày 20 tháng 9 năm 2015
Tác giả luận văn
Nông Quang Hải
6
type O bắt nguồn từ Mali (Tây Phi) theo đường vận chuyển bò xuyên qua Sahara
lan đến Algeria, Marocco và Tunisia. Vi rút LMLM type SAT 2 lưu hành ở Uganda,
Zambia và Kenia; SAT 1 được xác định ở Kenia.
Ở Châu Á, dịch LMLM do vi rút type O và Asia-1 xảy ra ở Pakistan và
Myanmar; type O và A tại Nepal, Buhtan; type A ở Thái Lan. Tại Malaysia, không
công bố dịch từ năm 1998, nhưng trong thự tế 2 type vi rút O và Asia-1 vẫn lưu
hành tại bán đảo Malay này (không gửi bệnh phẩm đến WRL). Hai ổ dịch địa
phương tại Đài Loan và Philippines (đảo Luzon) đều do vi rút type O gây ra. Tại
Trung Quốc, dịch tại xảy ra tại Vân Nam nhưng không có thông tin về type vi rút
(Bùi Quang Anh và Hoàng Vă Năm, 2001)[1].
Ở Tây Á, chủng Iran 98 type A gây bệnh tại Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và lan đến
Akmenia. Vi rút type O đã gây dịch tại Lebanon, Kuwait, Iran, Iraq, Israel, Qatar,
Bahrain, Yemen và Saudi Arabia; Kazakstan và Kyrgyzstan (riêng Kazakhstan có vi
rút type A). Ở Nam Mỹ, tình hình khống chế dịch LMLM có nhiều thuận lợi,
Paraguay được công nhận là nước an toàn dịch (có tiêm phòng). Argentina cũng
được OIE công nhận là nước có vùng không bệnh LMLM không tiêm phòng
(Collen T. và cs, 1998) [38].
Năm 2001, dịch LMLM do type O tái bùng phát khắp châu Âu (Anh, Hà Lan,
Pháp và Ireland); Nam Mỹ (Uruguay, Brazil và Colombia); ở châu Á (Thổ Nhĩ Kỳ, Iran,
Afghanistan, Georgia, Azerbaijan, Mông Cổ, Kuwait, Bahrain, Yemen, Qatar, Ả Rập,
Oman, Iran, Butan, Nepal, Malaysia, Philippin, Thái Lan và Đài Loan). Tính đến cuối
tháng 4/2001, Chính phủ Anh đã phải chi phí cho việc tiêu hủy gia súc bệnh, dập dịch,
cộng với những thiệt hại do dịch gây ra lên đến trên 14 tỷ đô la Mỹ. Sau đó, dịch xảy ra ở
một loạt các nước châu Âu, châu Mỹ, Phi và châu Á. Tính đến tháng 7/2001, có trên 20
nước xảy ra dịch LMLM (Nguyễn Vĩnh Phước và cộng sự, 1978) [16].
Từ năm 2000-2004 có 23 nước ở Châu Á và Châu Phi gửi mẫu đến WRL. Kết
quả type O vẫn là type phổ biến nhất; các type A, SAT 1 và SAT 2 có trình tự
nucleotide (di truyền) biến đổi nhiều so với các chủng trước đây cùng serotype.
Tại Đông Nam Á và vùng Viễn Đông, dịch bệnh do vi rút type O được ghi
nhận ở Hồng Kông và tất cả các quốc gia thành viên SEAFMD, ngoại trừ Indonesia
7
là nước không có bệnh LMLM. Type A được tìm thấy ở Malaysia, Thái Lan, Lào
và Việt Nam (2004). Các chủng vi rút type O phân lập được đều thuộc topotype
ME-SA và Cathay. Các vi rút phân lập từ Hồng Kông và Philippines nằm trong
topotype Cathay nhưng lại thuộc dòng phụ khác. Vi rút nhận được từ Việt Nam
thuộc topotype Cathay hoặc ME-SA (chủng Pan - Asia). Vi rút type A ở Việt Nam
thuộc topotype Asia, có quan hệ rất gần với các chủng gây dịch bệnh ở Thái Lan
năm 2003, 2004 [37].
Trong năm 2005, bệnh LMLM đã xảy ra ở Brazil (serotype O), Colombia
(serotype A), ở Nga (serotype Asia 1); ở Trung Quốc (serotype Asia-1), Hồng Kông
(serotype Asia-1), Mông Cổ (serotype Asia-1); ở Botswana (serotype SAT 2),
Congo (SAT 1, 2, 3 và A). Sự xuất hiện gần đây của serotype Asia-1 ở Trung Quốc,
Hồng Kông, Mông Cổ, Myanmar, Nga, Tajikistan cùng với sự có mặt của serotype
này ở Ấn Độ, Iran và Pakistan cho thấy rằng một chủng của Asia-1 có thể đang lây
lan khắp châu Á. Trong báo cáo của OIE năm 2005, không có dịch LMLM ở các
nước trong vùng được coi là an toàn và không tiêm phòng vắc xin LMLM. Cũng
trong năm này, FAO/WRLFMD đã nhận 266 mẫu bệnh phẩm LMLM từ 21 nước
châu Âu, châu Á, châu Phi và kết quả phân lập và định type cho biết type O vẫn
chiếm tỷ lệ lưu hành cao nhất (Chinsangaram J.., Koster M.., 2001) [37].
Theo kết quả xét nghiệm của Phòng thí nghiệm giám định vi rút LMLM
(Pirbright, UK) những năm gần đây, sự phân bố của các type và serotype vi rút
LMLM trên thế giới vẫn như phân bố năm 2002 (hình 1.1).
- Châu Âu: những ổ dịch do vi rút type O và A có serotype A Iran/96 ở Iran và
Thổ Nhĩ Kỳ.
- Châu Phi: những ổ dịch do type O gây ra ở vùng Đông Bắc của lục địa
(Algeria, Tunisia, Guinea, Burundi, Kenya, Tanzania và Zimbabue); type A phân bố
ở Tây, Trung và Đông Phi; type C không phổ biến, các type SAT lưu hành rộng rãi,
SAT 1 và SAT 2 xảy ra rộng khắp trừ phía Bắc Phi, nhưng SAT 3 chỉ xảy ra ở vùng
hẹp của phía Nam.
8
Hình 1.1: Bản đồ dịch tễ bệnh LMLM trên thế giới năm 2009
(Nguồn FAO: />018170620143701104933%3Aqq82jsfba7w&q=FMD+stituation+map+2008&cof
=FORID%3A9&x=12&y=7#1247)
- Nam Mỹ: phổ biến là type O, A và C. Những ổ dịch do vi rút type O gây ra ở
Bolivia, Brazil, Colombia và Ecuador, type A xảy ra ở Venezuela, Colombia và Peru.
- Trung Đông: type O phổ biến nhất, tiếp theo là type A, Asia 1 và thỉnh
thoảng có type C.
- Châu Á: các nước có dịch do type O gây ra là Bahrain, Bangladesh,
Campuchia, Hồng Kông, Ấn Độ, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Malaysia, Nepal,
Philippines, Qatar, Syria, Saudi Arabia, Đài Loan, Arab, các tiểu vương quốc Ả rập,
Lào, Việt Nam và Yemen. Type A ở Bangladesh và Iran, type Asia-1 ở Iran và
Malaysia, type C giới hạn ở tiểu lục địa Ấn Độ và Philippines.
1.2.2. Diễn biến tình hình dịch bệnh LMLM tại Việt Nam
1.2.2.1. Lịch sử bệnh
Theo Chương trình Quốc gia khống chế bệnh LMLM giai đoạn 2011 - 2015
thì ở Việt Nam, bệnh được phát hiện đầu tiên vào năm 1898 tại Nha Trang và sau
9
đó dịch đã lan rộng ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam, cùng thời kỳ này bệnh cũng được
phát hiện ở cả Lào, Campuchia và Thái Lan (Văn Đăng Kỳ và cộng sự, 2001) [10].
Trong 2 năm 1921-1922, ở các tỉnh phía bắc có 690 ổ dịch xảy ra làm 13.018
con trâu, bò và lợn bị bệnh, trong đó 446 con chết. Ở Miền Đông Nam Bộ, thể bệnh
rất nhẹ và bệnh tích chủ yếu ở miệng (Văn Đăng Kỳ và cộng sự, 2001) [10]. Ở
Trung Bộ và Bắc Trung Bộ, dịch đã gây nhiều thiệt hại. Năm 1921-1922, có 213 ổ
dịch LMLM, làm chết 52 con.
Vào những năm 1937, 1940 và 1948 dịch lại nổ ra liên tiếp ở Trung Bộ và
Nam Bộ, một ổ dịch lớn lan tràn khắp tỉnh Quảng Ngãi và ở Miền Bắc bệnh có rải
rác ở Sơn Tây, Thanh Hóa (Tô Long Thành và cộng sự, 2004) [28].
Năm 1948-1949, dịch xảy ra ở Lai Hòa - Thủ Đức - Thành phố Hồ Chí Minh
làm chết 3 trâu; ở Nam Bộ, Tây Nguyên có một ổ dịch. Theo tổ chức Quốc tế về
bệnh truyền nhiễm họp tại Sài Gòn tháng 3 năm 1953, bệnh có xu hướng định vị tại
Việt Nam và Campuchia (Tô Long Thành và cộng sự, 2004) [28].
Năm 1952-1953, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, bệnh liên tiếp nổ ra ở
Trung Bộ và lan ra Bắc Bộ. Đến năm 1954, bệnh đã có mặt ở hầu khắp Bắc Bộ với
179 ổ dịch. Đến tháng 4 năm 1955, bệnh xảy ra ở Liên khu III rồi lan sang khu tả
ngạn, Liên khu Việt Bắc, Liên khu IV, Thành phố Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng.
Trong khoảng tháng 5 đến tháng 7 năm 1955, bệnh lan ra 11 tỉnh, 3 thành phố và
tạm ngưng vào cuối năm 1955 (Tô Long Thành và cộng sự, 2004) [28].
Năm 1960, dịch phát ra ở 9 xã thuộc huyện Quỳnh Lưu - Nghệ An, sau đó
không thấy xuất hiện lại qua nhiều năm ở các tỉnh phía Bắc. Từ năm 1961-1991,
không có dịch LMLM ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam.
Trước năm 1969, cứ khoảng 2 đến 3 năm dịch LMLM tái phát 1 lần ở các tỉnh
phía Nam. Năm 1969, dịch phát nặng cho cả trâu, bò và lợn. Dịch xuất phát từ Sài
Gòn, Chợ Lớn, rồi lan ra các tỉnh và 5 trại lợn công nghiệp ở Nam Bộ (Tô Long
Thành, 2000) [24].
Từ năm 1975, tình hình dịch LMLM được ghi nhận đầy đủ hơn. Năm 1975,
dịch LMLM xảy ra liên tiếp ở 17 tỉnh phía Nam từ Quảng Nam - Đà Nẵng trở vào
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................................vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 3
3. Ý nghĩa thực tế và khoa học của đề tài ................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Giới thiệu chung về bệnh Lở mồm long móng .................................................... 4
1.2. Lịch sử bệnh Lở mồm long móng ........................................................................ 5
1.2.1. Diễn biến tình hình dịch LMLM trên thế giới .................................................. 5
1.2.2. Diễn biến tình hình dịch bệnh LMLM tại Việt Nam ........................................ 8
1.3. Vi rút gây bệnh LMLM ...................................................................................... 14
1.3.1. Hình thái và cấu trúc ....................................................................................... 15
1.3.2. Đặc tính di truyền, cấu trúc gen, kháng nguyên.............................................. 16
1.3.3. Đặc tính kháng nguyên.................................................................................... 18
1.3.4. Các điểm quyết định kháng nguyên ................................................................ 19
1.3.5. Tiến hóa của vi rút LMLM.............................................................................. 19
1.3.6. Đặc tính gây nhiễm trong phòng thí nghiệm................................................... 20
1.3.7. Đặc tính nuôi cấy tổ chức tế bào ..................................................................... 21
1.4. Một số đặc điểm dịch tễ học của vi rút LMLM ................................................. 22
1.4.1. Nguồn dịch ...................................................................................................... 22
1.4.2. Động vật cảm thụ ............................................................................................ 22
1.4.3. Đường xâm nhập ............................................................................................. 23
1.4.4. Cơ chế sinh bệnh ............................................................................................. 23
1.4.5. Chất chứa vi rút ............................................................................................... 24
11
Ngay từ ổ dịch đầu tiên trên lợn tại Đồng Tháp, phòng thí nghiệm của Trung
tâm Thú y vùng Thành phố Hồ Chí Minh đã xác định được bệnh do vi rút type O
gây ra. Theo điều tra, nguyên nhân là do mua lợn giống từ Miền Bắc vào.
Dịch LMLM đã xảy ra trên trâu, bò liên tục suốt thời gian từ 1975-2005, trên lợn từ
1992-2005 và gây thiệt hại nặng nề nhất vào các năm 1993, 1995, 1999, 2000. Ngoài
type O lưu hành trong nhiều năm qua, type A cũng đã được phát hiện năm 2004 trên
trâu, bò (Kihm U, 1993) [9] và type Asia-1 trên trâu, bò và lợn năm 2005 ở Việt Nam
(Nguyễn Vĩnh Phước và cộng sự 1978) [17].
1.2.2.2. Tình hình dịch bệnh LMLM những năm gần đây
Theo số liệu của Cục Thú y, năm 1999, trong khi vẫn chưa chấm dứt các đợt
dịch từ các tỉnh miền Trung và miền Nam thì ở miền Bắc, đợt dịch mới từ Trung
Quốc tràn sang tấn công hàng loạt các tỉnh giáp biên. Cao Bằng là điểm dịch đầu
tiên, từ đó dịch lan sang các tỉnh khác. Tính đến ngày 10/3/2000 cả nước có 58/61
tỉnh, thành phố bị dịch với 297.808 trâu, bò và 36.530 lợn mắc bệnh (Văn Đăng Kỳ
và cộng sự, 2011)[10].
Năm 2000, bệnh xảy ra ở 16 tỉnh thành với 3.976 trâu, bò mắc bệnh (Lê Minh
Chí, 2001) [5].
Năm 2003, 38 tỉnh thành có dịch, trong đó 28 tỉnh thành có dịch ở trâu, bò và
28 tỉnh có dịch ở lợn, với tổng số 20.303 trâu, bò; 1.178 dê và 3.533 lợn mắc bệnh,
chủ yếu ở các tỉnh: Quảng Trị, Phú Yên, Khánh Hoà, Gia Lai, Hà Giang.
Năm 2004, số tỉnh có dịch LMLM là 45 tỉnh, với 577 xã thuộc 169 huyện
có dịch. Tổng số gia súc mắc bệnh là: 25.658 trâu bò, 127 dê và 1.555 lợn,
trong đó có 9 tỉnh do virus LMLM serotype A (phát hiện lần đầu tiên tại Ninh
Thuận và Bình Định vào 8/2004), 3 tỉnh do cả 2 virus LMLM serotype O và A.
Nguyên nhân của việc xuất hiện virus LMLM type A có thể là do việc nhập lậu
bò từ Camphuchia (Tô Long Thành, 2004)[27]
Năm 2005, số tỉnh có dịch LMLM là 37 tỉnh, với 408 xã của 160 huyện. Số
gia súc mắc bệnh là: 28.241 trâu, bò, 3.976 lợn và 81 dê, trong đó có 3 tỉnh do virus
LMLM serotype A, 13 tỉnh do virus LMLM serotype O, 3 tỉnh do cả 2 virus LMLM
serotype O và A, 2 tỉnh do virus LMLM serotype Asia-1 (Lào Cai và Khánh Hoà
vào tháng 10/2005) (Bộ NN&PTNT, 2011) [2]..
12
Năm 2006, dịch LMLM trên trâu bò đã sẩy ra tại 1410 xã của 283 huyện thuộc
47 tỉnh, với số gia súc mắc bệnh là 114.015 con. Dịch LMLM trên lợn cũng sẩy ra ở
516 xã của 191 huyện thuộc 54 tỉnh làm 44.450 lợn mắc bệnh. Trong đó type Asia 1
có ở Hà Giang, Yên Bái, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn và Thái Bình (phát hiện
bằng kít 3ABC và giám định bằng phương pháp RT-PCR) với tổng số 9.271 trâu,
bò và 12.461 lợn bị bệnh. Trong năm 2006 cả nước đã xử lý tiêu huỷ 4.906 trâu bò,
31.087 lợn (Bộ NN&PTNT, 2011) [2].
Năm 2007 có 37 tỉnh có dịch, trong đó 294 xã, 225 huyện thuộc 25 tỉnh dịch
sảy ra trên trâu bò và 172 xã, 71 huyện thuộc 26 tỉnh có dịch LMLM trên lợn với
tổng số 11.355 trâu bò, 12.386 lợn mắc bệnh. Số phải xử lý tiêu huỷ và chết là
3.765 trâu bò và 11.122 lợn. Type virus lưu hành chủ yếu là type O, type A chỉ có ở
Phú Yên và type Asia1 có ở Quảng Trị và Thanh Hoá. (Bộ NN&PTNT, 2011) [2].
Năm 2008, dịch có giảm so với các năm trước, có 122 xã của 43 huyện thuộc
14 tỉnh có dịch làm 2.408 trâu bò và 67 lợn mắc bệnh. Số chết, tiêu hủy là 218 trâu
bò và 39 lợn. Type O vẫn là type virus xuất hiện nhiều nhất trong các ổ dịch, Tháng
12/2008 phát hiện type A tại Nghệ An (Bộ NN&PTNT, 2011) [2].
Năm 2009, dịch đã xảy ra ở 229 xã thuộc 87 huyện của 27 tỉnh, thành phố với
tổng số 7.861 con trâu, bò mắc bệnh, 432 con phải tiêu hủy. Trên lợn, dịch sảy ra ở
35 xã thuộc 23 huyện của 16 tỉnh, thành phố có lợn bị mắc bệnh LMLM, với tổng
số 499 lợn mắc bệnh, 429 con phải tiêu hủy (Bộ NN&PTNT, 2011) [2].
Dịch LMLM xảy ra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ, Duyên hải miền Trung
và Tây Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Dịch xảy ra trên quy mô rộng vào
tháng 9/2009, cao điểm nhất có tới trên 90 ổ dịch xuất hiện trong tháng, các tháng
khác dịch xảy ra ít hơn và rải rác tại nhiều địa phương. Dịch LMLM type A xuất
hiện tại vùng miền núi phía Bắc (Sơn La, Bắc Giang và Hà Giang), Tây Nguyên
(Kon Tum), Đồng bằng sông Cửu Long (Long An) - là những vùng đã lâu không có
tuyp vi rút này (Bộ NN&PTNT, 2011) [2].
Năm 2010: dịch đã xảy ra ở 297 xã thuộc 103 huyện của 28 tỉnh, thành phố là
Bắc Ninh, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng
Sơn, Quảng Ninh, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,
13
Quảng Bình, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Đắc Lắc, Bình Phước, Bà
Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Phú Thọ và Thái Nguyên với tổng
số 16.333 con trâu, bò mắc bệnh, 419 con trâu bò tiêu hủy, trong đó có 16 tỉnh,
thành phố có lợn bị mắc bệnh LMLM, với tổng số 1.675 con lợn mắc bệnh, 848 con
phải tiêu hủy (Bộ NN&PTNT, 2011) [2].
Dịch xảy ra trên quy mô rộng vào tháng 12/2010 với trên 98 ổ dịch và tháng
11/2010 là 56 ổ dịch xuất hiện trong tháng, các tháng khác dịch xảy ra ít hơn và rải
rác tại nhiều địa phương (Bộ NN&PTNT, 2011) [2].
1.2.2.3. Tình hình dịch LMLM tại Bắc Kạn từ năm 2006 đến nay
Cùng chịu ảnh hưởng chung của dịch LMLM trên địa bàn cả nước, năm 2006,
tỉnh Bắc Kạn đã bùng phát dịch LMLM với diễn biến phức tạp, từ ổ dịch nhỏ dịch
đã xảy ra trên tất cả các huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn, tổng số gia súc bị mắc là
2.268 con, trong đó trâu, bò 2.159 con; lợn 46 con; dê 63 con. Dịch đã được dập tắt
cuối năm 2006.
Sau 2 năm không tái phát dịch (năm 2007-2008), đến đầu năm 2009, ổ dịch
LMLM lại bùng phát tại 3 thôn của xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, số trâu, bò mắc
bệnh là 118 con, sau khi dịch LMLM xảy ra tại xã Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, với
sự chỉ đạo quyết liệt của Thường trực tỉnh ủy, UBND tỉnh, sự quan tâm, giúp đỡ và
chỉ đạo của Cục Thú y, Cơ quan thú y Vùng 2, Chi cục Thú y đã phối hợp với các
cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể chỉ đạo phòng, chống dịch đạt hiệu quả.
Đầu năm 2010 tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn cả nước diễn
biến phức tạp, một số dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm (H5N1), Tai xanh lợn
(PRRS), Lở mồm long móng (LMLM) liên tiếp xảy ra ở nhiều tỉnh, thành phố. Các
tỉnh giáp danh với tỉnh Bắc Kạn như Cao Bằng, Thái Nguyên cũng xảy ra dịch Cúm
gia cầm và Tai xanh lợn, vì vậy tỉnh Bắc Kạn không tránh khỏi nguy cơ lây nhiễm
nguồn dịch do việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật. Đến tháng 11 năm
2010 dịch LMLM xảy ra tại thôn Cảm Lẹng, xã Nông Thịnh, huyện Chợ Mới làm
51 con gia súc mắc bệnh (trong đó 29 con trâu, 10 con bò và 12 con lợn).
Năm 2011, dịch LMLM đã xảy ra tại 8/8 huyện, thị xã của tỉnh Bắc Kạn làm
5.193 con trâu, bò mắc bệnh, trong đó chết và tiêu hủy 507 con.
14
Từ ngày 12/8/2013 đến ngày 05/10/2013 dịch LMLM gia súc xảy ra tại 78 hộ
dân thuộc 7 xã trên địa bàn các huyện Pác Nặm, huyện Ba Bể và huyện Chợ Đồn
tỉnh Bắc Kạn, tổng số gia súc ốm, mắc bệnh là 199 con ( trong đó trâu: 135 con, bò:
54 con, dê: 05 con và lợn: 05 con) số chết, tiêu hủy là: 07 con (02 trâu, 05 bò).
Từ ngày 24/01/2014 đến ngày 30/3/2014 dịch LMLM lại xuất hiện trên 05 xã
của hai huyện Ba Bể và Pác Nặm, tổng số gia súc mắc bệnh là: 238 con, trong đó
trâu: 134 con, bò: 91 con và lợn: 13 con. Theo kết quả xét nghiệm mẫu biểu mô
động vật mắc bệnh xuất hiện vi rút LMLM với type A.
Bước vào năm 2015, tình hình dịch LMLM gia súc lại xuất hiện ở các huyện
Ngân Sơn, Ba Bể, ngày 03/01/2015 dịch xuất hiện tại các xã Bằng Vân, Đức Vân,
Vân Tùng, Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn làm 185con mắc bệnh (trong
đó trâu: 89 con, bò: 96 con); từ ngày 05/02/2015 tại xã Cao Thượng và xã Nam
Mẫu của huyện Ba Bể dịch LMLM cũng xảy ra tại 07 thôn làm 145 con gia súc mắc
bệnh (trong đó trâu: 76 con, bò: 69 con). Kết quả xét nghiệm mẫu biểu mô xuất hiện
kháng nguyên dương tính với type A vi rút LMLM, trong các ổ dịch LMLM gia súc
xảy ra tại Ngân Sơn, Ba Bể đều không gây chết động vật, Chi cục Thú y đã phối
hợp với UBND huyện Ngân Sơn, Ba Bể và các ngành chức năng khẩn trương
khoanh vùng, tiêm phòng bao vây ổ dịch bằng vắc xin nhị giá (type A và O).
Đến ngày 22/5/2015 tại xã Nhạn Môn, huyện Pác Nặm xuất hiện trâu, bò, lợn
mắc bệnh LMLM, tổng số con mắc là: 30 con (trong đó trâu: 17 con, bò: 6 con và
lợn 7 con), khi phát hiện gia súc có triệu chứng của bệnh LMLM, Chi cục Thú y đã
phối hợp với UBND huyện Pác Nặm chỉ đạo các phòng liên quan và UBND xã
Nhạn Môn triển khai các biện pháp khoang vùng, tiến hành tiêm phòng vắc xin đa
giá (tuýp O, A và Asia-1) khống chế không để dịch lây lan, lấy mẫu bệnh phẩm xét
nghiệm để định tuýp vi rút gây bệnh. Kết quả xét nghiệm mẫu biểu mô xuất hiện
kháng nguyên dương tính với type A, vi rút LMLM, trong các ổ dịch LMLM gia
súc xảy ra tại Ngân Sơn, Ba Bể và Pác Nặm đều không gây chết động vật.
1.3. Vi rút gây bệnh LMLM
Vi rút LMLM thuộc họ Piconarviridae, chi Aphthovirus.
iv
1.4.6. Con đường và phương thức truyền lây ........................................................... 25
1.4.7. Lứa tuổi mắc bệnh ........................................................................................... 26
1.4.8. Tỷ lệ ốm và chết .............................................................................................. 26
1.5. Miễn dịch trong bệnh LMLM ............................................................................ 27
1.6. Triệu chứng và bệnh tích ở trâu bò .................................................................... 28
1.6.1. Triệu chứng ..................................................................................................... 28
1.6.2. Bệnh tích ......................................................................................................... 31
1.7. Chẩn đoán........................................................................................................... 32
1.7.1. Chẩn đoán lâm sàng ........................................................................................ 32
1.7.2. Chẩn đoán phòng thí nghiệm .......................................................................... 32
1.8. Phòng bệnh LMLM ............................................................................................ 36
1.8.1. Vệ sinh phòng dịch.......................................................................................... 36
1.8.2. Vắc xin phòng bệnh ........................................................................................ 37
Chương 2: NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..... 39
2.1. Nội dung và đối tượng nghiên cứu..................................................................... 39
2.1.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 39
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 39
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 39
2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 39
2.2.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 39
2.3. Nguyên liệu ........................................................................................................ 39
2.3.1. Mẫu thí nghiệm ............................................................................................... 39
2.3.2. Kít xét nghiệm ................................................................................................. 40
2.3.3. Vắc xin dùng trong thí nghiệm ....................................................................... 40
2.3.4. Tài liệu, số liệu ................................................................................................ 40
2.3.5. Máy móc, dụng cụ xét nghiệm ........................................................................ 41
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 41
2.4.1. Điều tra một số chỉ tiêu liên quan đến chăn nuôi và dịch tễ bệnh LMLM
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn ................................................................................. 41
2.4.2. Định type vi rút ............................................................................................... 41