Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Nghiên cứu nhân giống lan thạch hộc (dendrobium nobile lindt) từ hạt bằng phương pháp nuôi cấy mô tại trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 71 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ HÀO
Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG LAN THẠCH HỘC
(Dendrobium nobile Lindl) TỪ HẠT BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Khoa:

CNSH - CNTP

Khóa học:

2011 – 2015

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ THỊ HÀO


Tên đề tài:
“NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG LAN THẠCH HỘC
(Dendrobium nobile Lindl) TỪ HẠT BẰNG PHƢƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ
TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:
Chính quy
Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học
Khoa:
CNSH - CNTP
Khóa học:
2011 – 2015
Giảng viên hƣớng dẫn: 1. ThS. Nguyễn Thị Tình
2. ThS. Bùi Đình Lãm
Khoa CNSH–CNTP–Trƣờng Đại học Nông lâm

Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Nông
lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Công nghệ Sinh học và Công nghệ Thực
phẩm cùng các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện tốt nhất cho em trong suốt quá
trình thực tập.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Tình và thầy giáo
Bùi Đình Lãm đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong thời gian thực
hiện đề tài.

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình đã tạo điều kiện vật chất tốt nhất có thể và
luôn là chỗ dựa tinh thần cho em trong quá trình thực tập; cảm ơn bạn bè đã giúp đỡ
em trong thời gian vừa qua.
Do thời gian thực hiện đề tài có hạn nên không thể tránh được còn nhiều thiếu
xót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chân thành từ các thầy cô và các
bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 năm 2015
Sinh viên

Đỗ Thị Hào


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Các hóa chất, dụng cụ và thiết bị sử dụng trong nuôi cấy ........................23
Bảng 3.2: Ảnh hưởng hiệu quả khử trùng của NaOCl ở nồng độ, thời gian khác
nhau đến khả năng tạo vật liệu sạch nấm và vi khuẩn đưa vào nuôi cấy (sau 1 tuần
theo dõi).....................................................................................................................24
Bảng 3.3: Ảnh hưởng của một số loại môi trường (MS, 1/2MS, B5, SH và WPM)
đến tỉ lệ nảy mầm hạt lan Thạch hộc ( sau 12 tuần theo dõi) ...................................25
Bảng 3.4: Ảnh hưởng nồng độ một số chất kích thích sinh trưởng đến khả năng
nhân cụm chồi lan Thạch hộc tái sinh từ hạt .............................................................26
Bảng 3.5: Ảnh hưởng hợp chất hữu cơ đến nhân nhanh cụm chồi lan Thạch hộc tái
sinh từ hạt (sau 4 tuần theo dõi) ................................................................................27
Bảng 3.6: Ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính đến khả năng ra rễ lan
Thạch hộc (sau 4 tuần theo dõi) ................................................................................27
Bảng 3.7: Ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây lan

Thạch hộc ở vườn ươm (sau 4 tuần theo dõi) ...........................................................28
Bảng 4.1: Ảnh hưởng khử trùng NaOCl quả lan Thạch hộc ở nồng độ, thời gian
khác nhau (sau 1 tuần theo dõi).................................................................................30
Bảng 4.2: Ảnh hưởng của môi trường (MS, 1/2MS, 2/3MS, B5 và WPM ) đến tỉ lệ
nảy mầm lan Thạch hộc (sau 12 tuần theo dõi) ........................................................32
Bảng 4.3: Ảnh hưởng nồng độ BA, Kinetine và TDZ đến khả năng nhân cụm chồi
lan Thạch hộc tái sinh từ hạt .....................................................................................34
Bảng 4.4: Ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ đến nhân nhanh cụm chồi lan Thạch hộc
tái sinh từ hạt .............................................................................................................37
Bảng 4.5: Ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính đến khả năng ra rễ lan
Thạch hộc ..................................................................................................................39
Bảng 4.6: Ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây lan
Thạch hộc ở vườn ươm .............................................................................................41


iii

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

B5:

Gamborg’s

BA:

6- Benzylaminopurin

Cồn:

C2H5OH


CR:

Cà rốt

CT:

Công thức

CV:

Coefficient of Variation (Hệ số biến động)

Đ/C:

Đối chứng

HSN:

Hệ số nhân

HCHC:

Hợp chất hữu cơ

KC:

Knudson C

Kinitine: 6- Furfuryaminopurin

KT:

Khoai tây

LSD:

Least Singnificant Difference Test (Sai số trung bình nhỏ nhấtcó ý nghĩa)

MS:

Murashige and Skoog’s

MT:

Môi trường

NAA:

Naphlene axetic acid

ND:

Nước dừa

Nxb:

Nhà xuất bản

RE:


Robert Ernst

TDZ:

Thidiazuron

Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
THT:

Than hoạt tính

VW:

Vacin and Went

WPM:

Wood Plant Medium


iv

MỤC LỤC
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài .............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài .............................................................................................2
1.3. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...........................................................................3

2.1. Giới thiệu chung về hoa lan .................................................................................3
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại.....................................................................................3
2.1.2. Đặc điểm sinh học ............................................................................................4
2.1.3. Các phương pháp nhân giống............................................................................6
2.1.4. Giá thể trồng lan ................................................................................................8
2.2. Giới thiệu về giống lan Dendrobium ...................................................................9
2.2.1. Phân loại và phân bố .........................................................................................9
2.2.2. Đặc diểm hình thái ............................................................................................9
2.2.3. Các điều kiện cơ bản để nuôi trồng .................................................................12
2.3. Giới thiệu về lan Thạch hộc ...............................................................................13
2.3.1. Nguồn gốc và sự phân bố ................................................................................13
2.3.2. Đặc điểm hình thái ..........................................................................................14
2.4. Giá trị của lan Thạch hộc ...................................................................................15
2.4.1. Giá trị dược liệu ..............................................................................................15
2.4.2. Giá trị kinh tế ..................................................................................................17
2.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước .............................................18
2.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ..................................................................19
2.5.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................19
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......23
3.1. Đối tượng, vật liệu và phạm vi nghiên cứu ........................................................23
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành nghiên cứu ......................................................23


v

3.3. Điều kiện nuôi cấy .............................................................................................23
3.4. Hóa chất và thiết bị ............................................................................................23
3.5. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................24
3.6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................24
3.6.1. Nghiên cứu hiệu quả khử trùng của NaOCl ở nồng độ, thời gian khác nhau đến khả

năng tạo vật liệu sạch nấm và vi khuẩn đưa vào nuôi cấy (sau 1 tuần theo dõi)................24
3.6.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại môi trường (MS, 1/2MS, 2/3MS, B5,
và WPM) đến tỉ lệ nảy mầm hạt lan Thạch hộc ( sau 12 tuần theo dõi) ...................25
3.6.3. Nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ của một số chất kích thích sinh trưởng và hợp
chất hữu cơ đến nhân nhanh cụm chồi lan Thạch hộc tái sinh từ hạt (sau 4 tuần
theo dõi) ....................................................................................................................26
3.6.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính đến khả năng ra
rễ lan Thạch hộc (sau 4 tuần theo dõi) ......................................................................27
3.6.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây
lan Thạch hộc ở vườn ươm (sau 4 tuần theo dõi) .....................................................28
3.7. Chỉ tiêu theo dõi .................................................................................................28
3.8. Phương pháp xử lí số liệu...................................................................................29
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................................30
4.1. Kết quả nghiên cứu hiệu quả khử trùng của NaOCl ở nồng độ, thời gian khác
nhau đến khả năng tạo vật liệu sạch nấm và vi khuẩn đưa vào nuôi cấy..................30
4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của môi trường (MS, 1/2MS, 2/3MS, B5 và
WPM) đến tỉ lệ nảy mầm hat lan Thạch hộc ( sau 12 tuần theo dõi)........................32
4.3. Kết quả ảnh hưởng của một số chất kích thích sinh trưởng và hợp chất hữu cơ
đến nhân nhanh chồi lan Thạch hộc tái sinh từ hạt (sau 4 tuần theo dõi) .................33
4.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng nồng độ BA, Kinetine và TDZ đến khả năng
nhân cụm chồi lan Thạch hộc tái sinh từ hạt .............................................................33
4.3.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của hợp chất hữu cơ đến nhân nhanh cụm chồi
lan Thạch hộc tái sinh từ hạt .....................................................................................36


vi

4.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA và than hoạt tính đến khả
năng ra rễ lan Thạch hộc (sau 4 tuần theo dõi) .........................................................39
4.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số giá thể đến khả năng sinh trưởng và

phát triển của cây lan Thạch hộc con ở giai đoạn vườn ươm (sau 4 tuần theo dõi) .41
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................43
5.1. Kết luận ..............................................................................................................43
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................43


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta có trữ lượng lan rừng rất lớn và nhiều loài có giá trị như: Vanda,
Phaphiopedilum, Cymbidium và Dendrobium. Dendrobium là một trong những
giống hoa lan phong phú, đa dạng với hơn 1500 loài. Dendrobium khá phong phú
về màu sắc và hương thơm của hoa. Ngoài ra loài hoa này còn có giá trị dược liệu.
Lan Thạch hộc thuộc chi Dendrobium. Đây là đối tượng cây quý hiếm. Đặc điểm
của giống là sai hoa, hoa to, đẹp, hương thơm nên rất được ưa chuộng. Theo Đặng
Văn Đông (2004) [4] hiện nay giá của một cây hoa lan có thể từ 100.000-1.000.000
đồng/cây.
Lan Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindt) phân bố ở vùng trung du miền núi
phía bắc Việt Nam. Qua kiểm nghiệm lâm sàng cho thấy loài lan này có nhiều giá
trị dược học: chống ung thư, lão hóa và tăng sức đề kháng của cơ thể [44], [48].
Điều làm nên giá trị dược liệu của loài lan này chính là hợp chất alkaloid. Với giá
trị dược liệu lan Thạch hộc đã bị khai thác tới mức bị tuyệt chủng trong tự nhiên
[8], [49]. Hiện nay Lan Thạch hộc nằm trong danh mục Đỏ của cuốn “Sách đỏ Việt
Nam” năm 2007 [21].
Số loài lan quý hiếm như Đuôi chồn, Đai Châu, Lan Hài đang bị đe dọa tuyệt
chủng trong tự nhiên được bảo tồn nhờ phương thức nảy mầm từ hạt [47]. Theo TS.
Trần Minh (2011) công nghệ nhân giống in vitro cho hệ số nhân giống từ quả lan cao
hơn các phương pháp tái sinh từ các bộ phận khác [16].

Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu nhân giống
lan Thạch hộc (Dendrobium nobile Lindt) từ hạt bằng phƣơng pháp nuôi cấy
mô tại trƣờng Đại học Nông lâm Thái Nguyên” với mục đích bảo tồn nguồn
dược liệu quý đồng thời góp phần phát triển một loài thuốc nam có giá trị.


2

1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
Tái sinh và nhân giống lan Thạch hộc bằng phương pháp in vitro.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Xác định hiệu quả khử trùng của NaClO ở nồng độ và các mốc thời gian đến
khả năng tạo vật liệu sạch nấm và vi khuẩn đưa vào nuôi cấy.
- Xác định ảnh hưởng môi trường MS, 1/2MS, 2/3MS, B5 và WPM đến tỉ lệ
nảy mầm của hạt lan.
- Xác định ảnh hưởng nồng độ chất kích thích sinh trưởng và hợp chất hữu cơ
đến nhân nhanh cụm chồi lan Thạch hộc.
- Xác định nồng độ NAA và than hoạt tính đến khả năng ra rễ lan Thạch hộc.
- Xác định loại giá thể thích hợp đến sinh trưởng và phát triển của cây con ở
giai đoạn vườn ươm.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ xây dựng được một biện pháp kỹ thuật nhân giống Lan
Thạch hộc bằng phương pháp in vitro.
- Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất được quy trình nhân nhanh giống Lan Thạch hộc bằng phương pháp
nuôi cấy in vitro, đảm bảo cung cấp số lượng lớn cây giống có chất lượng cao, đồng
đều cho sản xuất.



3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về hoa lan
2.1.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1.1 Nguồn gốc
Các họ lan được đánh giá là loài hoa cao cấp trong vương quốc thảo mộc, bao
gồm hơn 25.000 loài khác nhau, cùng với những loài mới được khám phá và mô tả
theo từng năm. Do chúng được phân bố vùng rộng lớn, trải dài từ xích đạo đến bắc
cực, từ đồng bằng tới các vùng núi băng tuyết, các loài lan rất khác nhau. Các loài
lan chủ yếu sống trên cây cao, sống biểu sinh lâu năm, chúng được gọi chung là
phong lan. Các loài mọc trong đất gọi là địa lan và một số loài mọc trên núi đá gọi
là thạch lan [8].
Cây lan được biết đến đầu tiên ở Phương Đông khoảng từ 551- 479 trước công
nguyên [20]. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về lan ở buổi đầu không rõ rệt, người
đầu tiên khảo sát hoa lan ở Việt Nam là ông Gioolas Noureiro nhà truyền giáo Bồ
Đào Nha đã tả cây lan đầu tiên ở Việt Nam vào năm 1789 trong “Flora Cochinnis”
gọi tên các cây lan trong cuộc hành trình tìm đến phía nam Việt Nam: Alrides,
Phagius và Sarcopodium... đã được BenTham và Hooker ghi lại trong cuốn “Genera
rum” (1862-1885). Chỉ sau khi người Pháp đến Việt Nam mới có công trình được
công bố đáng kể là: F.gagnepain vag A.gnillaumin mô tả 101 chi gồm 70 loài lan cho
cả 3 nước Đông Dương trong bộ “Thực vật Đông Chí Dương” [13].
2.1.1.2 Phân loại
Theo hệ thống thực vật học mới nhất cây hoa lan được phân loại như sau [8]:
Giới:

Plantae


Ngành:

Magnoliophyta

Lớp:

Liliospida

Bộ:

Asparagales

Phân họ:

Orchidaceae


4

Đặc điểm về phân loại: Orchidacae là một họ rất lớn thuộc lớp đơn tử diệp,
phân bố khắp nơi trên thế giới.
Ở vùng ôn đới, ta gặp nhiều loài sống ở đất như địa lan, một số loài hoại sinh
không diệp lục và sống vào chất mùn trong đất. Có loài ở châu Úc có thể sống ngầm
dưới đất như nấm [8].
Ở vùng nhiệt đới ta sẽ gặp nhiều loại phụ sinh sống trên cây khác như cattleya,
oncidium, laelia tập trung nhiều ở vùng Trung Mỹ, ở Đông Nam Á đặc sắc nhất là
Denbrodium và còn có Cypripedium, Phalaenopsis, Cymbidium có nguồn gốc ở Inđônêsia.
Cây lan có thể chia thành hai nhóm: Nhóm đơn thân và nhóm đa thân.
* Nhóm đơn thân chia làm hai nhóm phụ:
- Nhóm phụ lá mọc đối (Sarcanthinae): Nhóm này lá được xếp thành hai hàng

mọc đối nhau. Gồm các giống như: Vanda, Aerides, Phalaenopsis...
- Nhóm phụ lá dẹp thẳng hay tròn (Campylocentrinae): Papilionanthe, Luisia...
* Nhóm đa thân: Gồm những cây tăng trưởng liên tục. Căn cứ vào cách ra hoa
nhóm này chia thành hai nhóm phụ:
- Nhóm ra hoa phía trên như: Cymbidium, Dedrobium, Oncidium...
- Nhóm ra hoa ở đỉnh: Cattleya, Laelia, Epidendrum...
* Ngoài ra còn có một số giống mang tính chất trung gian như: Centropetatum,
Phachyphllum, Dichaea...
Theo nhiều nhà nghiên cứu về hoa của trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,
với khoảng 897 loài phong lan hiện có và khí hậu thích hợp, nguồn nguyên liệu làm
giá thể dồi dào cho cây sinh trưởng, phát triển. Việt Nam có thể trở thành một nước
sản xuất hoa phong lan lớn trong khu vực [8].
2.1.2. Đặc điểm sinh học
2.1.2.1 Cơ quan dinh dưỡng
Giả hành (thân giả): Chỉ xuất hiện ở các loài đa thân. Bộ phận giả hành cần
thiết cho sinh trưởng, phát triển của lan. Giả hành tuy là thân nhưng lại chứa diệp
lục, đây là bộ phận dự trữ nhiều chất dinh dưỡng, nước cần thiết cho sự phát triển của
giả hành mới [20].


5

Thân: Lan có 2 loại thân: Đơn thân và đa thân [20].
+ Củ giả rất đa dạng: Hình cầu hoặc hình thuôn dài xếp sát nhau hay rải rác
đều hoặc hình trụ xếp chồng chất lên nhau thành một thân giả.
+ Cấu tạo củ giả: Gồm nhiều mô mềm chứa nhiều dịch nhầy, phía ngoài là lớp
biểu bì với vách tế bào dày, nhẵn bóng bảo vệ, tránh sự mất nước do ánh sáng mặt trời.
Đa số củ giả đều có màu xanh bóng, nên cùng với lá nó làm nhiệm vụ quang hợp.
Lá: Đa số các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủ hệ thống lá.
Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loại lá phiến mỏng. Phiến

lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấp lại theo gân hình chữ V.
Màu sắc lá thường xanh bóng nhưng có trường hợp 2 mặt lá khác nhau: Thường mặt
dưới có màu xanh đậm hay tía, mặt trên lại khảm nhiều màu sắc sặc sỡ [20].
Rễ: Phong lan thuộc họ sống phụ sinh, treo lơ lửng trên các cây thân gỗ khác.
Các loại thân gỗ nạc dài, ngắn, mập hay mảnh mai đưa cơ thể bò đi xa hay chụm lại
thành các bụi dày. Đặc biệt đối với lan công nghiệp (nuôi cấy mô) người ta thường
sử dụng một số giá thể nuôi như: Dớn, than củi, … Rễ làm nhiệm vụ hấp thu chất
dinh dưỡng, chúng được bao bởi lớp mô hút dày, ẩm. Bao gồm: Những lớp tế bào chết
chứa đầy không khí, do đó nó ánh lên màu xám bạc. Với lớp mô xốp đó rễ có khả năng
hấp thu nước mưa chảy dọc dài trên vỏ cây, lấy nước lơ lửng trên không khí [7], [20].
2.1.2.2 Cơ quan sinh sản
Hoa: Lưỡng tính, rất hiếm các loại phong lan đơn tính, tạp tính và nhị dạng.
Hoa đối xứng qua một mặt phẳng, bên ngoài có 6 cánh, trong đó 3 cánh đài ở ngoài
cùng, thường có màu sắc và kích thước giống nhau. Một cánh đài nằm phía trên hay
phía sau của hoa gọi là cánh đài lý, 2 cánh dài nằm 2 bên gọi là cánh đài cạnh. Nằm
kề bên trong và xen kẽ với 3 cánh đài là 3 cánh hoa. Chúng giống nhau về hình
dạng, kích thước, màu sắc. Cánh còn lại nằm ở phía trên hay phía dưới, có hình
dạng và màu sắc khác hẳn với các cánh còn lại gọi là cánh môi. Cánh môi quyết
định giá trị thẩm mỹ của hoa lan. Ở giữa hoa có một trụ nổi lên bộ phận sinh dục
của cây, giúp cây duy trì nòi giống. Trụ gồm nhị và nhụy, sau khi thụ phấn các cánh
hoa héo, cuống hoa hình thành quả lan [7], [8], [20].


6

Quả và hạt: Quả lan thuộc loại quả nang, nở ra theo 3-6 đường nứt dọc, quả
có dạng cài dài đến hình trụ ngắn phình ở giữa. Khi chín quả nở ra và mảnh vỏ
còn dính lại với nhau ở phía đỉnh và phía gốc. Ở một số loài quả chỉ mở theo 1-2
khía dọc, thậm chí không nứt ra, và hạt chỉ ra khỏi vỏ quả khi vỏ này mục nát [8].
Hạt lan rất nhiều, kích thước nhỏ. Hạt chỉ cấu tạo bởi một phôi chưa phân hoá,

trên một mạng lưới nhỏ, xốp, chứa đầy không khí. Hạt trưởng thành sau 2-18 tháng.
Hạt phong lan không có nội nhũ nên nó khó có khả năng phát triển thành cây. Các
loài lan rừng chủ yếu nhờ nấm cộng sinh để phát triển thành cây.
2.1.3. Các phương pháp nhân giống
2.1.3.1 Phương pháp nhân giống hữu tính
Cơ chế sinh sản hữu tính của lan Thạch hộc cũng giống như một số loài cây
khác, bao gồm: Quá trình hình thành giao tử và thụ tinh khi hạt phấn chín tiếp xúc
với núm nhụy nhờ côn trùng hay con người. Núm nhụy tiết ra các hoocmon sinh
trưởng nhờ vậy mà hạt phấn có thể nảy mầm được. Sau đó, hạt phấn này theo trục
hợp nhụy xuống bầu noãn để tinh tử kết hợp với tế bào trứng tạo nên hợp tử. Bầu
noãn lớn dần lên, cánh hoa và đài hoa héo đi, quả dần dần được lớn từ bầu noãn
trương phồng [33].
+ Phương pháp nảy mầm cộng sinh nấm
Hạt hoa lan không chứa anbumin và có phôi chưa phân hóa vì thế sự nảy mầm
của hạt rất khó khăn trong điều kiện tự nhiên, tỷ lệ nảy mầm rất thấp (khoảng
1/1.000.000) và thường xảy ra ở gốc cây mẹ. Noel Bernard (1904) là người đầu tiên
nghiên cứu hiện tượng này và đã làm nảy mầm hạt lan theo phương pháp bắt trước điều
kiện tự nhiên với cộng sinh của nấm. Hiện nay phương pháp này ít được dùng [18].
+ Phương pháp nảy mầm không cộng sinh
Năm 1922, Lewis Knudson ở Mỹ thành công trong việc thay thế nấm bằng
đường ở môi trường thạch để gieo hạt. Trước đó ông nhận rằng các bình cấy chỉ chứa
thạch và muối khoáng thì khả năng nảy mầm là rất ít thậm chí không có. Nhưng nếu có
nấm thì hạt lan nảy mầm rất sớm. Ông nhận thấy sự khác nhau giữa cây lan và hạt lan
là việc sử dụng CO2 trong không khí: Từ CO2 và nước, cây lan tạo ra hydratcacbon
theo phản ứng:
n CO2 + 2n H2O

(CH2O)n + n O2 + n H2O



7

Hydrat cacbon (CH2O)n và muối khoáng là do rễ mang lại, cây lan đã tổng hợp
được các chất cần thiết cho sự phát triển. Ông nghĩ rằng hạt lan không mọc được bởi
lý do nó thiếu khả năng tự tạo ra hydratcacbon từ CO2. Do đó chỉ thêm 2% đường
vào môi trường gieo hạt (gồm có thạch và muối khoáng), không cần có nấm, hạt lan
vẫn nảy mầm được. Như thế vai trò chính của nấm đối với sự nảy mầm của hạt lan là
cung cấp đường. Từ phương pháp này của Knudson được ứng dụng khắp nơi trên thế
giới [29].
+ Phương pháp gieo hạt xanh
Sau khi thụ tinh, cần thời gian từ 6 tháng tới 1 năm để quả chín. Ngoài ra, để đảm
bảo thành công trong việc tạo cây lai bằng kỹ thuật lai giống từ 2 loài lan có nhiễm sắc
thể khác nhau, người ta đã dùng một phương pháp gieo hạt hoàn toàn mới là phương
pháp gieo hạt xanh.
Phương pháp này được thực hiện trong phòng thí nghiệm và có ưu thế là sử dụng
quả còn xanh chưa bị nứt nên những hạt bên trong không bị nhiễm mầm bệnh. Vỏ quả
có thể được khử trùng bằng các dung dịch khử trùng mạnh mà không tổn thương tới
hạt ở bên trong. Sau đó, vỏ quả được tách ra bằng các dụng cụ đã được khử trùng trong
tủ cấy vô trùng, lúc này hạt được gieo trực tiếp trên môi trường nuôi cấy mà không cần
khử trùng lần nữa [18].
+ Phương pháp gieo hạt chín
Giống với phương pháp gieo hạt xanh nhưng có thuận lợi hơn là hạt đã chín và
khả năng nảy mầm của hạt trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo sẽ cao hơn. Để thực
hiện được phương pháp này cần phải xác định được độ tuổi thích hợp để gieo hạt chín
khi chưa nứt [18].
2.1.3.2 Phương pháp nhân giống vô tính
Nhân giống vô tính là quá trình nuôi cấy thực vật trong các điều kiện tự nhiên.
Bao gồm các phương pháp sau:
+ Phương pháp cơ học (chiết ngọn, xiết ngọn)
Khi cây đạt đến một kích thước mong muốn, ta sẽ cắt phần ngọn có rễ đem

trồng vào chậu mới. Khi cắt, dụng cụ phải được khử trùng bằng nhiệt, sau đó bôi


8

vadolin có trộn zineb, sơn hoặc vôi vào vết cắt để tránh nhiễm trùng và cuối cùng
thay chậu cho cây [18].
Một phương pháp khác đơn giản mà có hiệu quả là lấy dây đồng buộc vào
thân cây và dần dần xiết lại trong một thời gian, mạch dẫn nhựa sẽ bị ức chế là
nguyên nhân kích thích mọc chồi mới. Khi chồi nhú ra khỏi thân, gỡ dây đồng ra,
cây con sẽ lớn dần. Đợi cây con phát triển thành thục và mọc rễ, ta sẽ cắt cây lìa
khỏi thân mẹ. Với phương pháp này ta sẽ có cây con mới mà sức khỏe cây mẹ vẫn
bình thường, không bị sốc và vẫn đảm bảo ra hoa trong mùa tiếp theo.
+ Phương pháp kích thích tố
Một số loại kích thích tố được dùng có hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng tới sự
mọc chồi các loài lan. Với dung dịch kích thích tố pha sẵn được phun sương vào lá
và rễ, chỉ sau một tháng có dấu hiệu của sự mọc chồi. Có thể phun 2 lần cách nhau
5 ngày để có kết quả chắc chắn. Chất được dùng thuộc nhóm cytokinin (BAP,
Kinetine ) với hàm lượng 5ppm [18].
+ Phương pháp tạo cây con trên phát hoa
Sau khi cây lan trổ hoa, cắt bỏ phần ngọn phát hoa chỉ để lại 4 mắt phía gốc
rồi bôi Ianilin có bổ sung thêm acid cinnamic 50mg/ml + BAP 5mg/ml. Sau 4-8
tuần, cây con sẽ mọc ở vị trí mắt và rễ được tạo ra khi cây con lớn dần. Lúc này có
thể cắt phát hoa và đem trồng cây con trong chậu.
Với phương pháp này, tốc độ phát triển đạt 1 cây/năm. Do đó, phương pháp
này chỉ áp dụng quy mô hộ gia đình hay quy mô nhỏ. Với quy mô lớn, ta phải dùng
phương pháp khác để nhân giống với số lượng lớn.
Một trong những phương pháp đang được sử dụng hiện nay có khả năng đáp
ứng được nhu cầu lớn về cây con và thị trường hoa trong và ngoài nước đó là:
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào [18].

2.1.4. Giá thể trồng lan
Có thể sử dụng than hoa, gạch, dớn, xơ dừa, rễ lục bình, vỏ thông để trồng hoa
lan, có thể dùng một loại giá thể hoặc phối trộn các loại giá thể trên với nhau để
trồng lan tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng vùng và tuỳ thuộc vào loài lan
cũng như độ tuổi của lan [18].


9

2.2. Giới thiệu về giống lan Dendrobium
2.2.1. Phân loại và phân bố
Thuộc lớp một lá mầm:
Họ:

Orchidales

Họ phụ:

Epiendroideae

Tông:

Epidendreae

Giống:

Dendrobium

Họ Orchidales có khoảng 50 chi, 25.000 loài, chiếm vị trí thứ hai sau họ Cúc
trong ngành thực vật hạt kín và là họ lớn nhất trong ngành một lá mầm. Các loài

trong ngành này phân bố rất rộng, do dó hình thái cấu tạo cũng hết sức đa dạng và
phức tạp [11].
Theo Huỳnh Văn Thới (2005) [37], tên Dendrobium có nguồn gốc từ chữ
Grec Dendron nghĩa là cây gỗ và bios là tôi sống, Dendrobium là giống phụ sinh,
sống trên cây gỗ. Có người gọi là Hoàng Lan, có người gọi là Đăng Lan.
Dendrobium có trên 1.600 loài và chia thành 2 dạng chính:
+ Dạng đứng (Dendrobium phalaenopsis) thường mọc ở xứ nóng, chịu ẩm và
rất siêng ra hoa: Nhất điểm hồng, Nhất điểm hoàng, Báo hỉ, Ý thảo, Thủy tiên.
+ Dạng thòng (Dendrobium nobile) chịu khí hậu mát mẻ: Giả hạc, Hạc vĩ,
Long tu, Phi điệp vàng,....
Ở Việt Nam, Dendrobium có đến 100 loài, xếp trong 14 tông được phân biệt
bằng thân (giả hành), lá và hoa [19].
2.2.2. Đặc diểm hình thái
Theo Nguyên Công Nghiệp (2004) [19], thì không có một hình dạng chung
nhất về hoa và dạng cây do số lượng quá lớn, phân bố rộng rãi.
Riêng giống lan Dendrobium đều có bộ phận dinh dưỡng như rễ, thân, giả
hành, lá và cơ quan sinh sản như hoa, trái.
Thân: Theo Nguyễn Công Nghiệp (2004) [19], lan Dendrobium thuộc nhóm
đa thân (còn gọi là nhóm hợp trục) có hệ thống nhánh nằm ngang bò dài trên giá thể
hoặc nằm sâu trong đất gọi là thân rễ


10

Theo Trần Văn Bảo (1999) [1] Một số Dendrobium lá có ở các mầm non, là
loại chống tàn chúng vàng úa và rụng vào mùa thu, thân phì to giống như củ không
có lá là nơi dự trữ năng lượng.
Giả hành: Giả hành là những đoạn phình to, bên trong có các mô mềm chứa
dịch nhày làm giả sự mất nước và dự trữ chất dinh dưỡng để nuôi cấy trong điều
kiện khô hạn khi cây sống bám trên cao. Ngoài ra, giả hành còn chứa diệp lục ố nên

có thể quang hợp được [19].
Hình dạng và kích thước của giả hành rất đa dạng: hình cầu, thuôn dài hay
hình trụ xếp chồng lên nhau tạo thành thân giả có lá mọc xen kẽ [11].
Một số loài ở ứ lạnh chỉ có nhiệm vụ dự trữ chất dinh dưỡng nên giả hành
không có màu xanh nhưng phía trên có mang lá [11].
Lá có hình kim, trụ hay có rãnh hay phiến mỏng. Dạng lá mềm mại mọng
nước dai, có màu xanh bóng, đậm hay nhạt tùy thuộc vào vị trí sống của cây. Phiến
lá trải rộng hay gấp lại theo gần vòng cung như cái quạt hay chỉ gấp lại theo gân
giữa như hình chữ V. Những lá sát dưới gốc đôi khi giảm đi chỉ còn những bẹ
không phát triển hay giảm hẳn thành vảy [11].
Các loài thuộc giống Dendrobium vùng nhiệt đới nói riêng và họ Orchidaceae
nói chung đôi khi trút là vào mùa khô hạn. Sau đó, cây ra hoa hay sống ẩn để khi
gặp mưa thì cho mới [1].
Hoa: Theo Nguyễn Công Nghiệp (2004) [19], Dendrobium thuộc nhóm phụ
ra hoa ở nách lá. Chồi hoa mọc từ các mắt ngủ giữa các đọt lá trên thân gần ngọn và
cả ngọn cây. Sự biểu hiện trước khoa ra hoa khác biệ có nhiều loài rụng hết lá trước
khi ra hoa. Thời gian ra hoa đầu mùa mưa hay đầu.
Giống Dendrobium khi đủ dinh dưỡng thì cho thành từng chùm, phát hoa dài
và thời gian ra hoa trung bình 1-2 tháng [19].
Quả: Họ Orchidaceae đều có quả thuộc quả nang, khi hạt chín, các nang bung
ra chỉ còn dính lại với nhau ở đỉnh và gốc. Ở một số loài, khi quả chín quả không
nứt ra nên hạt chỉ ra khỏi quả khi quả bị mục nát [11].


11

Hạt: Những hạt giống không chứa các chất dinh dưỡng do gió phát tán để
được nảy mầm cần có nấm cộng sinh hỗ trợ các chất cần thiết, đăc biệt ở đầu các
giai đoạn phát triển [9].
Theo Dương Công Kiên (2006) [11], quả chứa 10.000-100.000 hạt đôi khi

đến 3 triệu hạt có kích thước rất nhỏ nên phôi hạt chưa phân hóa. Sau 3-5 tháng hạt
chín và phát tán nhờ gió.
Rễ: Cây có hệ dễ khí sinh có một lớp hút ẩm dày bao quanh gồm những lớp tế
bào chết chứa dầy không khí nên rễ ánh lên màu anh bạc. Vì vậy rễ hút được nước
mưa chảy dọc trên vỏ cây gỗ hay nước lơ lửng trong không khí hơi sương và hơi
nước, giup cây hút dinh dưỡng và chất khoáng, mặt khác giúp cây bám chặt vào giá
thể, không bị gió cuốn. Một số loài có thân lá kém phát triển thậm chí tiêu giảm
hoàn toàn, có hệ dễ chứa diệp lục tố giúp cây hấp thụ ánh sáng cần thết cho sự ra
hoa và quang hợp. Rễ của lan Dendrobium không chịu được lạnh, nếu bị lạnh trong
thừ gian dài, rễ cây sẽ bị mục nát và cây bị chết. Rễ lan Dendrobium cũng giống
như rễ lan Vũ Nữ, Cattleya thuộc loại rễ bán gió [11], [19].
Theo Huỳnh Văn Thới (2005) [37], nhóm này thường có rễ nhỏ nhưng
thường rất nhiều rễ chủ yếu bám vào giá thể, vào thân cây để hút dưỡng chất dính
vào giá thể như nước, cho nên khi trồng vào chậu, phải để giá thể nhiều hơn, gần
như toàn bộ rễ đều bám vào giá thể, vào thành chậu, chỉ có một số ít rễ chìa ra
ngoài. Đối với rễ lan rễ bán gió phải trồng với giá thê nhỏ hơn và nhiều hơn, để bộ
rễ bám dày đặc hút nhiều dưỡng chất.
Giá thể của lan Dendrobium có cấu tạo tương tự như các loài thuộc giống
Cattleya, nghĩa là chậu phải thật thông thoáng và không úng nước. Tuy nhiên do
bản năng sinh học và cấu trúc thực vật với giả hành có thân, các loài thuộc giống
Dendrobium có thể dùng giá thể hơ ẩm hơn Cattleya chút ít nhưng không được làm
thối căn hành. Vì thế một số loài lan Dendrobium có thể phát triển trên các giá thể à
xơ dừa hay cả quả dừa, dùng như một cái chậu chứa săn giá thể. Cũng có thể trồng
lan Dendrobium với căn hành cách đáy khoảng 3 cm, rồi rải thật thoáng xung quanh
căn hành một số rễ lục bình giặt sạch. Với cách trồng này thì kích thước chậu và cây
phải thật tương xứng. Tuy nhiên giá thể than và gạch vẫn tỏ ra hiệu quả nhất [19].


12


2.2.3. Các điều kiện cơ bản để nuôi trồng
2.2.3.1 Nhiệt độ, ẩm độ, mùa nghỉ
Phần lớn Dendrobium sinh trưởng tốt trong điều kiện nhiệt độ bình quân năm
180C-200C, lượng mưa năm trên 1.000 mm, độ ẩm tương đối không khí trên 80%.
Tưới ẩm: Giữ độ ẩm tương đối của không khí khoảng 80%, giá thể khô, ướt
xen kẽ nhau, khi tưới phải để ráo nước ngay trong ngày, tránh đọng nước làm thối
rễ, thối cây. Nên tưới vào lúc 8-10 giờ sáng.
Thời vụ trồng có thể trồng vào các tháng 3-4, khi trời ấm dần, có mưa xuân,
độ ẩm cao, có lợi cho việc kích thích chồi nách phát triển và mọc rễ khí sinh để hút
nước và thức ăn nuôi chồi.
Cây con được thuần hoá tốt, ở nơi có điều kiện che râm tốt (như trồng trong
giàn che) có thể trồng quanh năm [38].
2.2.3.2 Ánh sáng
Các mùa vụ khác nhau phải điều chỉnh cường độ cho phù hợp [38].
2.2.3.3 Phân bón
Bón phân vào sáng sớm, không bón vào lúc nắng nóng. Định kỳ bón phân lên
lá bằng phân cân bằng NPK theo tỷ lệ 1:1:1, kết hợp bón phân giàu lân, kali, theo tỷ
lệ NPK 15:20:25, có thể phối hợp tưới nước phân chuồng. Cần ngừng bón phân 2-3
tháng trước khi thu hoạch [13], [38].
2.2.3.4 Thay chậu và nhân giống
+ Tách bụi: Vào vụ xuân hoặc thu, trước khi ra chồi khoảng vào cuối tháng 3
đầu tháng 4, chọn những bụi tốt, không sâu bệnh, rễ phát triển mạnh, sử dụng cây 12 tuổi nhiều mầm, nhổ cả cây có kèm rễ, ngắt hết phần chết khô hoặc chồi gầy, ngắt
bớt rễ con quá dài và rễ già, chỉ để lại 3 cm, tách ra những bụi nhiều bụi theo số
thân, mỗi bụi có 4-5 cành để trồng [38].
+ Giâm cành: Vào cụ xuân, hè khoảng tháng 5-6, chọn cây 3 tuổi, lấy đoạn
thân tròn, khỏe, cắt thành đoạn, mỗi đoạn 4-5 mắt, dài khoảng 15-20 cm, cấy vào
bột đá hoặc cát sông, cắm sâu đến mức không ngã, chờ đến khi có chồi nách, có rễ
khí sinh mọc ra, có thể đem cấy. Khi chọn vật liệu nên sử dụng đoạn thân phần trên



13

vì có ưu thế điểm sinh trưởng, tỷ lệ sống cao, chồi nhiều, mọc nhanh [38].
+ Nuôi cấy mô: Sử dụng lá, thân non, rễ đem tiêu độc, cắt thành đoạn dài 0.51cm, sử dụng môi trường cơ bản MS hoặc B5, bổ sung chất kích thích NAA (0.051.5mg/l), IAA (0.2-1.0mg/l), 6-BA (1.0-5.0mg/l) và nhiều tổ hợp có kích tố khác
nhau, pH nằm trong 5,6-6,0, số giờ chiếu sáng 9-10h/ngày, cường độ 1800-1900lux,
Sau 20 ngày, trên thân có nhú mầm nhỏ, sau một tháng, mầm nhỏ dài ra, ngọn tẽ ra,
sau 2 tháng, chiều dài 2,0-2,7cm, sau 4-8 tháng có thêm nhiều chồi trong ống
nghiệm có thể phát hiện trong nhiều môi trường pha chế khác nhau thì MS có tốc độ
sinh trưởng tốt hơn B5 [38].
2.2.3.5 Sâu bệnh và các vấn đề khác
+ Phòng trừ sâu bệnh: Diệt trừ kịp thời các loại bệnh: đốm đen, thán thư, thối
thân, rỉ sắt, … các loại sâu như rệp, ốc, nhện, sâu xám bằng việc phòng ngừa và sử
dụng các loại thuốc. Trừ cỏ: Hàng năm trừ cỏ 2 lần vào vụ xuân và vụ đông, vào mùa
hè tránh nhổ cỏ, mà chỉ dùng kéo cắt cỏ, để không xâm hại đến cây.
+ Điều tiết độ che râm: Khi cây sinh trưởng độ che phủ tăng dần, vì vậy hàng
năm vào mùa đông ngắt bớt cành quá dày, giữ độ che 60%. Vào mùa đông cũng có thể
tháo dàn che để tăng độ chiếu sáng.
+ Tỉa cành: Hàng năm vào vụ xuân trước khi nảy chồi hoặc thu hái, cần tỉa bớt
cành già và cành khô héo, cành quá dày, để xúc tiến chồi non phát triển phù hợp [13],
[18], [38].
2.3. Giới thiệu về lan Thạch hộc
2.3.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Theo từ điển Bách khoa dược học của Việt Nam (1999) đã ghi “Thạch hộc”
(Dendrobium nobile Lindt) có tên khác là Kim Thạch Hộc [32].
Thạch hộc được phân bố ở Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Myanma và nhiều
nước vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [15].
Ở Trung Quốc họ Lan có 150 Chi, 1000 loài chủ yếu phân bố ở phía Nam
vùng Tần Lĩnh và Lưu vực sông Trường Giang. Phần lớn các loài của Chi Thạch
hộc phân bổ tập trung ở vùng 15°30’ – 25°12’ vĩ Bắc, chủ yếu ở các tỉnh Chiết



14

Giang, Quảng Tây, Hồ Nam, Vân Nam, Quý Châu. Chi Thạch hộc ở Trung Quốc có
72 loài, 2 loài phụ. Theo “Dược điển nước cộng hòa Trung Hoa” xuất bản năm 2005
đã ghi nhận ở Trung Quốc có 5 Chi Thạch hộc là: Thạch hộc hoàng thảo, Thạch hộc
bờm ngựa, Thạch hộc vỏ tím, Thạch hộc rỉ sắt, Thạch hộc Kim thoa, trong đó Thạch
hộc rỉ sắt là quý nhất được đánh giá là tuyệt phẩm của Thạch hộc. Thạch hộc rỉ sắt
là loài cây có nguy cơ tuyệt chủng, được ghi vào sách đỏ, là dược liệu quý hiếm
được pháp luật bảo hộ nghiêm ngặt. Quý tộc thời Trung Hoa cổ đại coi Thạch hộc rỉ
sắt là “nàng tiên”, mà dân gian gọi là “cỏ cứu mệnh” [15].
Thạch hộc khó sinh sản, mọc chậm, khó trồng, những cây mọc hoang dã đã
được đưa vào “Công ước buôn bán quốc tế động thực vật hoang dã có nguy cơ tuyệt
chủng” được pháp luật bảo vệ, do đó nguồn cung cấp tự nhiên đã cạn kiệt, cấm thu
hái và buôn bán.
Trước kia Trung Quốc có 9 loại “Đại Tiên thảo Trung Hoa” gồm Thạch hộc rỉ
sắt , Thiên sơn tuyết liên, Tam trạng nhân sâm, Đông trùng hạ thảo, Bách niên thủ
ô, Hoa giáp phục linh, Đại mạc tùng dung, Thân sơn linh chi và Chân châu đáy
biển. Trong đó Thạch hộc có công năng siêu việt về tư âm, bổ thận, được xếp vào
đại tiên thảo đầu vị của 9 loại đại tiên thảo trên.
Bởi vậy, Thạch hộc được mệnh danh là “vàng thực vật” là dược liệu quý hiếm
truyền thống, được ghi danh trong “Dược điển nước Cộng hòa nhân dân Trung
Hoa” xuất bản năm 2005, là loài quý nhất trong các loài Thạch hộc. Hiện nay trong
dân gian vẫn dùng nhiều mĩ từ để mô ta cây này “Cây thuốc vàng”, “Cây thuốc
nghìn vàng”, “Đại hồng mao của ngành dược”.
2.3.2. Đặc điểm hình thái
Là cây phụ sinh trên thân gỗ hay vách đá, cao 30-50 cm, thường mọc thành
bụi. Thân hơi dẹt, có rãnh dọc, phía t rên hơi dày hơn, có đốt dài 2,5-3 cm.
Lá hình thuôn dài, phía cuống tù, gần như không cuống, ở đầu hơi cuộn hình
nón, dài 12cm, rộng 2-3cm trên có 5 gân dọc. Lá mọc so le thành dãy đều ở hai bên

thân, hầu như không cuống. Hoa to màu hồng, mọc thành chùm trên những
cuống dài, ở họng hoa có những điểm màu tím. Hoa rất đẹp, to, màu hồng hay điểm


15

hồng. Cánh môi hình bầu dục nhọn, dài 4-5cm, rộng 3cm cuộn thành hình phễu
trong hoa, ở nơi họng hoa điểm màu tía [5], [15].
Quả nang hình thoi, khi khô tự mở. Hạt nhiều, mùa hoa tháng 2-4, mùa quả:
tháng 4-6.
2.4. Giá trị của lan Thạch hộc
2.4.1. Giá trị dược liệu
2.4.1.1 Thành phần hóa học
Trong Thạch hộc có chất nhầy và chất ankaloit gọi là dendrobin khoảng 0,3%
có công thức thô C16H 25O22. Theo báo cáo của Viện nghiên cứu y học, hệ dược học
Bắc Kinh năm 1958 thì trong Thạch hộc Dendrobium nolile có 0,05% ankaloit,
không có saponin và không cho phản ứng tanin [15].
2.4.1.2 Tác dụng dược lý
Theo tác giả Đỗ Tất Lợi (2004) [15], Giám định hoạt tính kháng oxy hóa và
kháng u bướu, đã phát hiện phần lớn các hợp chất loại bibenzil đều có hoạt tính
kháng oxy hóa, có 2 loại hợp chất Bibenzil có hoạt tính kháng u bướu.
Năm 1936, hai tác giả Kinh Lợi Bâu và Lý Đăng Bảng đã báo cáo dùng cao
thạch hộc chế bằng rượu 1ml=4g dược liệu tiến hành thí nghiệm tác dụng giảm sốt
thì thấy với liều 2,5ml trên 1kg thể trọng, tiêm vào màng bụng thỏ đã được gây sốt
bằng dung dịch 0,03% trực trùng côli (2,3ml đối với 1kg thể trọng) không thấy có
tác dụng giảm sốt [15]
Trên mẩu hành lá tràng thỏ cô lập, với nồng độ thấp (0,0001-0,5%) thì thấy có
tác dụng kích thích, sự co bóp được tăng cường. Nhưng với nồng độ ao: 1-10% thì
lại thấy tác dụng ức chế [15].
Đối với tim cô lập của loài cóc Bugo sp. (dùng dung dịch Locke-Ringer) bất

kể nồng độ như thế nào đều thấy sử dụng ức chế co bóp. Hiện tượng ức chế này
hình như liên quan với thần kinh phó giao cảm vì thuốc chế từ thạch học đều có tác
dụng làm giảm ảnh hưởng của pilocacpin, atropin và adrenalin trên cơ ruột, trên
tim. Tuy nhiên tác dụng ức chế đối với adrenalin có kém hơn. Khi tiêm dung dịch


16

thạch hộc trên tim của loài cóc thấy dù nồng độ nào từ 0,01-10% đều không thấy
ảnh hưởng [15]
+ Tăng cường khả năng miễn dịch: Nghiên cứu về dược lý hiện đại cho biết,
Thạch hộc có tác dụng tốt về chống mệt mỏi và chống chịu ngạt oxy [15].
+ Hệ gan lợi mật: Thạch hộc có tác dụng lợi mật, tư dưỡng can âm, là dược
thảo tốt điều trị các bệnh gan, mật, chữa trị viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật [15].
+ Kháng phong thấp: Thạch hộc có khả năng tư dưỡng âm dịch, bôi trơn các
khớp, giúp cho gân cốt khỏe, khớp nối thanh thoát, có hiệu quả tăng cường kháng
phong thấp [15].
+ Giảm đường huyết, mỡ máu: Kết quả nghiên cứu lâm sàng cho biết Thạch
hộc không những có hoạt tính tăng cường Insulin, đồng thời có khả năng giảm
đường huyết giúp cho máu hoạt động bình thường, xúc tiến tuần hoàn, giãn huyết
quản, giảm cholesterol và triglyceride [15].
+ Kháng u bướu: Thạch hộc có khả năng tiêu diệt một số tế bào ác tính của
ung thư phổi, ung thư buồng trứng, bệnh máu trắng với hoạt tính kháng ung thư
tương đối mạnh. Trong lâm sàng sử dụng Thạch hộc rỉ sắt làm thuốc điều trị bổ
sung các bệnh ung thư ác tính, cải thiện tình trạng của người bệnh, giảm nhẹ tác
dụng phụ của các liệu pháp xạ trị, hóa trị, tăng sức miễn dịch, nâng cao chất lượng
cuộc sống, kéo dài tuổi thọ [15].
+ Bảo vệ mắt: Thạch hộc có công năng dưỡng âm, là thảo mộc quý bảo vệ
mắt, có hiệu quả tương đối tốt để chữa bệnh lòa của tuổi già, bảo vệ mắt cho trẻ em.
+ Tự dưỡng da: Khi vào tuổi trung niên, âm dịch sa sút, da lão hóa, nám da và

nhăn da. Thạch hộc có chất nhờn, có tác dụng tư nhuận dinh dưỡng da [15].
+ Kháng suy não: Thạch hộc là thần dược có tác dụng trẻ hóa cơ thể. Trong
Thạch hộc có nhiều nguyên tố vi lượng quý có tác dụng chống lão hóa tốt hơn nhiều
so với các loại thuốc khác [15].
2.4.1.3 Công dụng và liều dùng
Theo tác giả Đỗ Tất Lợi (2004) Thạch hộc thường được dùng chữa những
bệnh sốt nóng, khô cổ, khát nước, người háo bứt rứt khó chịu [15].


17

Theo đông y, thạch hộc dưỡng ấn minh tân, dùng trong các bênh tân dịch bất
túc như miệng khô, hay do tân dịch không đủ mà không muốn ăn, mắt nhìn kém,
khớp xương sưng đau hay không có lực. Liều dùng hằng ngày: 4-12 g dưới dạng
thuốc sắc.
Theo tài liệu cổ thạch hộc vị ngọt, nhạt, tính hơi lạnh, vào 3 kinh phế, vị và
thận. Có tác dụng dưỡng âm, ích vị sinh tân. Dùng chữa bệnh sốt, tân dịch khô kiệt.
Miệng khô khát khỏi bệnh mà người vẫn hư nhiệt. Những người hư chứng mà
không nóng không dùng được [15].
Đơn thuốc có thạch hộc chữa chứng ho, đầy hơi :Thạch hộc 6g, mạch môn 4g,
tỳ bà diệp 4g, trần bì 4g, nước 300ml, sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong
ngày; chữa chứng hư lao, người gầy mòn: Thạch hộc 6g, mạch môn 4g, tỳ bà diệp
4g, trần bì 4g, ngũ vị tử 4g, đảng sâm 4g, trích cam thảo 4g, câu kỷ tử 4g, ngưu tất
4g, đỗ trọng 4g, nước 300ml. Sắc còn 200ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày [15].
Dùng cả cây, thu hái vào mùa đông, phơi hoặc sấy khô, bỏ rễ, tẩm rượu 1 đêm
rồi phơi khô, lại tẩm giấm, phơi khô để làm thuốc [15].
Cây Thạch hộc chứa chất nhầy, ankaloit dendrobin, nobilin, vị hơi ngọt, hơi
đắng, tính bình; vào ba kinh: phế, vị, thận. Chủ trị bệnh ôn nhiệt tân dịch đã thương
tổn, hoặc ôn nhiệt đã hết mà dư nhiệt vẫn còn. Bổ ngũ tạng, hư hao, gầy yếu, miệng
khô. Ngày dùng 8-16g, dạng thuốc sắc hoặc hoàn tán, thường phối hợp với vị thuốc

khác [5].
2.4.2. Giá trị kinh tế
Trong các loại hoa phong lan được trồng tại Việt Nam thì lan công nghiệp cho
hiệu quả kinh tế tương đối cao. Giá của một chậu lan có thể cho thu nhập từ 100.000 1.000.000 đồng/cây [4].
Giá xuất khẩu vào những năm 80 đạt mức 3.000 USD/kg. Ở Đài Loan giá từ
1.000 -3.000USD/kg.Ở Trung Quốc khoảng 30 đến 60 triệu VNĐ/kg. Giá 1 cây
Thạch hộc tươi 3 tuổi có giá 25.000 VNĐ – 35.000 VNĐ, 1 ha trồng 1 triệu cây thạch
hộc, có thể thu được 25-30 tỷ trong 3 năm. Nhu cầu của Trung Quốc và các nước trên
thế giới về Thạch hộc còn rất lớn với giá cao, đem lại siêu lợi nhuân cho những người
trồng và chế biến thạch hộc. Nhu cầu thị trường Trung Quốc hiện nay cần khoảng


×