Tải bản đầy đủ (.docx) (46 trang)

NHỮNG SUY NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC, NHÂN DÂN VÀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI TRI THỨC TRONG THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.63 KB, 46 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN VĂN HỌC CỔ ĐIỂN II

ĐỀ TÀI: NHỮNG SUY NGHĨ VỀ ĐẤT NƯỚC, NHÂN DÂN
VÀ TRÁCH NHIỆM NGƯỜI TRI THỨC TRONG
THƠ CHỮ HÁN CAO BÁ QUÁT

Giáo Viên Hướng Dẫn: GS.PGS Đoàn Lê Giang\
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 3


Danh sách nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Mã số sinh viên

Trần Hoàng Ái
Nguyễn Thị Dịu


Nguyễn Thị Cẩm Duyên
Phạm Thị nga
Nguyễn Thị Thu Phương
Nguyễn Thị Quế Thy
Phan Thị Thùy Trâm
Bùi Thị Trinh
Trần Dương Thị Ngọc Trinh
Huỳnh Thị Thủy Trúc

1356020003
1356010013
1356010021
1356010076
1356010098
1356010123
1356010135
1356010138
1356010142
1356010143

11.

MỤC LỤC
Chương 1: Thời Đại, Con Người Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Cao Bá Quát
.............................................................................................................................4
1.1. Thời Đại...............................................................................................4
1.2. Con Người...........................................................................................4
2



1.3. Sự Nghiệp Sáng Tác ..........................................................................6
Chương 2: Những Vấn Đề Chính Trong Thơ Của Cao Bá Quát .................9
2.1. Đất Nước.............................................................................................9
2.2. Nhân Dân.............................................................................................18
2.3. Trách nhiệm Con Người Tri Thức....................................................26
Chương 3: Nghệ Thuật Trong Thơ Chữ Hán Của Cao Bá Quát..................28
3.1. Nghệ Thuật Thời Gian.......................................................................28
3.1.1. Thời Gian Kiểm Nghiệm.................................................................28
3.1.2. Thời Gian Tĩnh Tại..........................................................................30
3.1.3. Thời Gian Toan Tính ......................................................................33
3.2. Nghệ Thuật Không Gian ...................................................................35
3.2.1. Không Gian Tầm Cao.....................................................................35
3.2.2. Không Gian Nỗi Niềm.....................................................................39
Tổng kết..............................................................................................................43
Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................44

3


Chương 1: Thời Đại, Con Người Và Sự Nghiệp Sáng Tác Của Cao Bá Quát
1.1. Thời Đại
Cao Bá Quát là một nhà thơ lỗi lạc, đồng thời là một lãnh tụ của phong trào
nông dân khởi nghĩa ở giai đoạn cuối thế kỷ XVII nửa đầu thế kỷ XIX. Sống giữa
đất Đế Đô thấy những cái xấu của vua quan triều đình, Cao Bá Quát đã không tiếc
lời châm biếm đả kích hoặc trực tiếp hoặc bằng những sáng tác văn chương. Vua
và triều đình nhà Nguyễn căm ghét ông. Năm 1852, Cao Bá Quát buộc phải rời
kinh đô về phía Bắc, nhận chức vụ thụ phủ Quốc Oai, Sơn Tây. Thời gian Cao Bá
Quát làm giáo thụ Quốc Oai, cả một vùng sứ đoài bị hạn hán, rồi bị nạn châu chấu
hoành hành, mùa màng mất trắng đời sống nhân dân vô cùng cơ cực, nhưng triều
đình không thèm ngó ngàng tới, đây đó nổi lên những cuộc khởi nghĩa chống lại

triều đình. Năm 1854, Cao Bá Quát liên lạc với những người cầm đầu khởi nghĩa,
mượn tiếng Phù Lê, tôn Phan Duy Cự làm minh chủ còn ông tự xưng Quốc sư, kêu
gọi nhân dân người Kinh, người Mường tham gia khởi nghĩa trên lá cờ của nghĩa
quân có hai dòng chữ lớn : "Bình Dương, Bô Bản vô Nghêu, Thuấn- Mục Dã, Minh
Điều hữu Võ, Thang" (ở Bình Dương và Bô Bản không có những vị vua tốt như
vua Nghiêu, vua Thuấn thì ở Mục Dã, Minh Điều phải có những người chống lại
như Võ, Thang). Cuộc khởi nghĩa chuẩn bị chưa chu đáo, kế hoạch bị lộ, phải bùng
nổ sớm và kéo dài được vài tháng thì bị dập tắt. Cao Bá Quát hy sinh (có thuyết
nói ông bị giết sau khi bị bắt sống). Sau đó triều đình Tự Đức ra lệnh tru di ba họ
của ông. Sách vở nhà họ Cao ít người dám tàng trữ nên thất lạc nhiều. Tuy vậy cho
đến nay sáng tác của Cao Bá Quát được nhân dân lưu trữ, gom góp lại cũng được
hơn một nghìn bài đa số thơ, phú và ca trù.
1.2. Con Người
Cao Bá Quát (1809? – 1855), tên tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, biệt
hiệu là Mẫn Hiên, người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh nay là xã
Phú Thị, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội). Ông là con Cao Tửu Chiếu, tuy
không đỗ đạt nhưng là một nhà nho khá nổi danh; và là em (song sinh) với Cao Bá
Đạt (cha Cao Bá Nhạ, tác giả Tự tình khúc).
Ông sinh ra trong gia đình nhà Nho, họ Cao, là dòng họ lớn của Phú Thị.
Thuở nhỏ, Cao Bá Quát sống trong cảnh nghèo khó, nhưng nổi tiếng là trẻ thông
minh, chăm chỉ và văn hay chữ tốt. Tương truyền có lần nhận xét về văn của hai
4


con, ông bố nói: “văn của Bá Đạt hơn về khuôn phép nhưng kém về tài tứ, văn của
Bá Quát hơn về tài tứ nhưng kém về khuôn phép”.
Năm 14 tuổi, ông trúng tuyển kỳ thi khảo hạch ở Bắc Ninh. Năm Tân Mão
(1831) đời vua Minh Mạng, ông thi hương đỗ Á Nguyên tại trường thi Hà Nội,
nhưng đến khi duyệt quyển, thì bị bộ Lễ kiếm cớ xếp ông xuống hạng cuối cùng
trong số 20 người đỗ Cử nhân. Sự việc này gây ấn tượng sâu sắc đối với ông khi

mới bước vào con đường sự nghiệp.
Sau đó trong chín năm, cứ ba năm một lần, Cao Bá Quát vào kinh đô Huế dự
thi Hội, nhưng lần nào cũng bị đánh hỏng. Trong bào “Phó Nan cung xuất giao
môn biệt chư đệ tử”, ông tỏ ra chán nản việc thi cử, những năm ấy ông sống thiếu
thốn, chật vật qua bài: “tài tử đa cùng phú”. Cuộc sống long đong kéo dài suốt 10
năm.
Năm 1841, lúc này ông đã 32 tuổi, mới được quan tỉnh Bắc Ninh tiến cử lên
triều đình, triệu vào Huế để nhận một chức tập sự ở bộ Lễ (Hành tẩu). Tháng 8
năm đó, ông được cử làm sơ khảo trường thi Thừa Thiên, thấy một số bài thi hay
nhưng có chỗ phạm húy, ông bàn với bạn đồng sự là Phan Nhạ lấy son hòa muội
đèn chữa giúp 24 quyển . Việc bị phát giác, Giám trường thi là Hồ Trọng Tuấn đàn
hặc, ông bị bắt giam, bị tra tấn rồi bị kết vào tội chết. Nhưng vua Thiệu Trị đã giảm
cho ông từ tội trảm quyết xuống tội giảo giam hậu, tức được giam lại đợi lệnh, đẩy
ông vào Đà Nẵng, đi phục vụ để “lấy công chuộc tội” theo phái bộ do Đào Trí Phú
làm trưởng đoàn đi sang Batavia (Indonesia) và Campuchia với mục đích chính là
đem đường bán cho nước ngoài để mua về những hàng xa xỉ cho triều đình. Về Hà
Nội, ông dạy học nhưng luôn sống trong cảnh nghèo và bệnh tật. Ở đây những lúc
rỗi, ông thường xướng họa với các danh sĩ là Nguyễn Văn Siêu, Trần Văn Vi, Diệp
xuân Huyên...
Sau ba năm bị thải về, Cao Bá Quát nhận được lệnh triệu vào kinh (1847)
làm ở Viện Hàm lâm, lo việc sưu tầm và sắp xếp văn thơ. Được hơn một tháng,
ông nhận lệnh đi công cán ở Đà Nẵng, rồi trở về công việc cũ. Thời gian ở kinh lần
này, ông kết thân với các văn nhân như Nguyễn Hàm Ninh, Đinh Nhật Thận,
Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn Phúc Miên Trinh, ông quen biết với vị quan già
Nguyễn Công Trứ( lớp nhà thơ đi trước của ông). Ban đầu, ông chế giễu Thi xã
Mạc Vân, nhưng sau trở thành bạn thân của Nguyễn Phúc Miên Thẩm, Nguyễn
5


Phúc Miên Trinh, ông đã gia nhập Mạc Vân Thi xã do hai vị hoàng thân này sáng

lập.
Giữa năm 1853, lấy cớ về nuôi mẹ già, ông xin thôi dạy học. Gặp lúc vùng
Sơn Tây bị hạn nặng, lại có nạn châu chấu làm cho mùa màng mất sạch, đời sống
người dân hết sức đói khổ. Phần thì phẫn chí, phần thì thương dân, không chịu
đựng nổi, khoảng cuối năm 1854, Cao Bá Quát tham gia lãnh đạo (tự lãnh chức
Quốc sư) cuộc khởi nghĩa ở Mỹ Lương (Sơn Tây), do Lê Duy Cự làm “Minh chủ”.
Nhưng việc bị bại lộ, bùng nổ sớm, khởi nghĩa kéo dài được mấy tháng.
Cao Bá Quát bị Suất đội Đinh Thế Quang bắn chết tại trận. Tiếp theo, thủ
lĩnh Nguyễn Kim Thanh và Nguyễn Văn Thực cũng lần lượt sa vào tay đối phương
(sau, cả hai đều bị chém chết). Ngoài những thiệt hại này, hơn trăm nghĩa quân bị
chém chết và khoảng 80 nghĩa quân khác bị bắt.
Nghe tin đại thắng, vua Tự Đức lệnh cho ban thưởng và cho đem thủ cấp của
nghịch Quát bêu và rao khắp các tỉnh Bắc Kỳ rồi giã nhỏ quăng xuống sông. Triều
đình còn ra lệnh tru di tam tộc dòng họ ông để trả thù, 2 con ông bị giết, Cao Bá
Đạt bị hạ gục trên đường về kinh, ông đâm cổ tự tử.
Lưu truyền về giai thoại của Cao Bá Quát Hiện vẫn còn tồn tại những tích
liên quan đến nhân cách và tài thơ của Cao Bá Quát như: Bịa thơ tài hơn vua, Chữa
câu đối của vua, Cá nuốt người- người trói người, Trên dưới đều chó, Câu thơ thi
xã v.v... Tuy nhiên, theo GS. Vũ Khiêu thì đa phần chúng đều thiếu căn cứ và chưa
được xác minh. Bởi vậy theo ông chỉ có thể hiểu Cao Bá Quát và đánh giá đúng tư
tưởng cùng hành động của ông trên cơ sở phân tích nguồn gốc xã hội, diễn biến
trong cuộc đời và trong thơ văn của ông mà thôi. Ở một đoạn khác, giáo sư lại viết:
Khác với một số giai thoại có ý nói Cao Bá Quát là một con người kiêu
căng, ngỗ ngược; và qua số một bài thơ cùng bài hát nói được gán cho ông, có
người còn muốn coi ông là kẻ thích hưởng lạc, chè rượu, trai gái… Trái lại, qua
cuộc đời và thơ văn ông, chỉ thấy ông là một người biết giữ gìn phẩm hạnh, đối xử
đúng mực với cha mẹ, anh em, vợ con, hàng xóm và biết yêu quí đất nước, quê
hương.
Bàn về văn chương, Cao Bá Quát sáng tác rất nhiều, sau khi gia đình bị chu
di, sách vở nhà họ Cao không mấy người dám tàn trữ, mất mác không ít.

6


Trước kia, nhiều người chỉ biết thơ văn chữ Nôm của ông nên có nhiều cách
nhìn nhận sai lệch về cuộc đời ông, trong khi đó phần viết chủ yếu của ông là chữ
Hán. Thu được 12 tập thơ và văn bằng chữ Hán của ông, tổng cộng 1353 bài thơ và
21 văn xuôi.
Trước cách mạng tháng Tám, Trúc Khê có giới thiệu mấy bài trong tập “Cao
Bá Quát, danh nhân truyện ký”
Năm 1954: hòa bình được lập lại, thơ chữ Hán của ông được giới thiệu và
biết đến nhiều hơn.
Năm 1970: Nhà xuất bản văn học cho xuất bản tập thơ chữ hán đầu tiên của
ông gồm 156 bài.
1.3. Sự Nghiệp Sáng Tác
Giới thiệu một vài nét chính trong sự nghiệp văn chương cùa Cao Bá Quát,
GS Vũ Khiêu viết đại ý như sau:
Tuổi trẻ của Cao Bá Quát được ghi lại bằng hàng loạt bài thơ tràn đầy khí phách
(Tài mai [Trồng mai], Thanh Trì phiếm châu nam hạ [Từ Thanh Trì buông thuyền
xuôi nam], Quá Dục Thúy Sơn [Qua núi Dục Thúy]...). Trích hai câu trong bài Quá
Dục Thúy Sơn:
Ngã dục đăng cao
Hạo ca ký vân thủy
Dịch:
Ta muốn trèo lên đỉnh cao ngất
Hát vang lên để gửi tấm lòng vào mây nước...
Nhưng rồi, mấy lần khăn gói vào Huế thi đều bị hỏng, nên mộng khoa cử đã
tan. Năm 32 tuổi, lần đầu ông được bổ làm một chức quan nhỏ (Hành tẩu Bộ Lễ).
Ở đây, ông bắt đầu cảm thấy nhụt chí và bế tắc khi nhìn thấy cảnh thối nát, bất
công và hèn yếu của nhà Nguyễn. Đến khi bị tù, bị tra tấn vì chữa những quyển thi,
ông càng đau khổ, uất ức và căm thù cái triều đình ấy (Cấm sở cảm sự, túng bút

ngẫu thư [Nơi nhà giam nhân việc cảm xúc phóng bút viết ngay], Trường giang
7


thiên [Một thiên vịnh cái gông dài], Đằng tiên ca [Bài ca cái roi song], Độc dạ
cảm hoài [Ban đêm một mình cảm nghĩ]...). Trích mấy câu trong Trường giang
thiên (dịch):
Gông dài!
Gông dài!
Mày biết ta chăng?
Ta chẳng có gì đáng hợp với mày cà!
Mày biết thế nào được ai phải ai trái!
Mày chẳng qua chỉ là cái máy làm nhục người đời mà thôi...
Sau thời gian dương trình hiệu lực, Cao Bá Quát bị thải về quê quán. Ông
càng có nhiều dịp tiếp xúc với đời sống của nhân dân lao động. Những cảnh người
dân vì túng thiếu đói rét, phải đi xin ăn hay những cảnh họ bị bắt phu bắt lính...đều
đã làm ông đau xót, day dứt (Cái tử [Người ăn xin], Phụ tương tử [Người vác
hòm], Quan chẩn [Xem phát chẩn]...)
Đứng trước những cảnh tình ấy, cộng thêm nỗi đau của bản thân, cuối cùng
đã dẫn ông đến những ý nghĩ hành động: “Ta đã không nỡ nghe mãi bài thơ Hoàng
Điểu nói lên cảnh ly tán của nhân dân do chính sự hà khắc, thì lẽ nào chỉ chịu gửi
gắm mãi tâm sự vào khúc ngâm của Gia Cát Lượng khi chưa ra giúp đời” (Trích
bản dịch bài Ngẫu nhiên nằm mơ đến thăm ông Tuần phủ...)
Tuy nhiên, mãi đến lần Cao Bá Quát bị triều đình đuổi khéo về làm Giáo thụ
ở Quốc Oai - một vùng bán sơn địa hẻo lánh xa hẳn kinh thành Huế, thì suy nghĩ
của ông mới trở thành quyết tâm đứng lên đánh đổ nhà Nguyễn (Đối vũ [Nhìn
mưa], Trích Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lỵ Thường Tín kiêm trí Lê Huy vĩnh lão
khê [Tiễn Nguyễn Trúc Khê ra nhận chức tại phủ Thường Tín, đồng thời gửi cho
ông bạn già là Lê Huy Vĩnh]...). Trích giới thiệu:


Mặt trời đỏ lẩn đi đàng nào?
Để dân đen than thở mãi...
8


(Trích Đối Vũ)
Và:
Tài trai sống ở đời, đã không làm được việc phơi gan, bẻ gãy chấn song, giữ
vững cương thường.
Lại ngồi nhìn bọn cầm quyền sói lang hoành hành,
Đến lúc tuổi già thì mặc áo gấm ban ngày về bôi nhọ quê hương.
Chỉ cúi đầu luồn xuống mái nhà thấp, nhục cả khí phách,
Đến lúc già thì gối đầu vào vợ con mà chết,
Giả sử hạng người ấy xuống suối vàng gặp hai cụ (Chu Văn An và Nguyễn
Trãi),
Thì cũng mặt dầy, trống ngực đánh, thần sắc rũ rượi ra mà thôi…
(Trích bản dịch nghĩa bài Tống Nguyễn Trúc Khê xuất lỵ Thường Tín kiêm trí
Lê Huy vĩnh lão khê).
Sáng tác của Cao Bá Quát chủ yếu bằng chữ Hán, chữ Nôm cũng có nhưng
ít. Khác với Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát sống vào thời kỳ chính sách đề cao
chữ Hán của nhà Nguyễn đã có ảnh hưởng sâu rộng trong giới nho sĩ. Có lẽ Cao
Bá Quát chịu ảnh hưởng của chủ trương này.
Về tác phẩm chữ Hán ông có hai tập thơ: Chu Thần thi tập và Cúc Ðường thi
thảo. Cả hai tập thơ này có tên chung là Cao Bá Quát thi tập. Số bài thơ của hai tập
thơ này chưa rõ là bao nhiêu nhưng chắc chắn nhiều hơn số hiện nay chúng ta sưu
tập được: 1353 bài thơ và 21 bài văn xuôi. Sau khi nhà thơ qua đời, tác phẩm của
ông cũng phải chịu sự bạc đãi của triều đình nhà Nguyễn.
Về mặt chữ Nôm: ông có bài phú nổi tiếng Tài tử đa cùng phú (Người tài
giỏi có nhiều điều cùng khổ).
Ngoài ra ông còn có một số bài thơ Ðường luật và ca trù.

Chương 2: Những Vấn Đề Chính Trong Thơ Của Cao Bá Quát
2.1. Đất Nước
9


Cao Bá Quát sáng tác và làm thơ vào giai đoạn chính quyền nhà Nguyễn đã
bộc lộ tất cả bản chất tàn bạo của nó, lúc mà nhà thơ Nguyễn Công Trứ đầy nghị
lực đã buông tiếng thở dài và triết lý về cái vô nghĩa của cuộc đời, để sau đó lau
vào cảnh ăn chơi loạn lạc. Cao Bá Quát không vì đó mà bi quan, nhà thơ cũng
không đặt quá nhiều hy vọng vào triều đại, vào đất nước, cũng không tin vào mệnh
số. Ông là nhà thơ lớn bởi ông có cái nhìn lớn. Thơ văn của ông là sản phẩm tinh
thần của một người có nhân cách cứng cỏi, có trí tuệ, một tâm hồn lộng gió của
thời đại, một trái tim nhạy bén giàu cảm xúc. Vì vậy mà thơ văn của ông luôn chứa
đựng những suy nghĩ, những tình cảm tốt đẹp, nhiều tư tưởng tiến bộ về đất nước
và con người.
Cao Bá Quát nhận thấy rõ ràng chế độ phong kiến tàn bạo và chế độ thi cử
thối nát dưới ở nước ta dưới thời cai trị của nhà Nguyễn đầu thế kỷ XIX.
Xã hội nước ta dưới thời Nguyễn (cuối thế kỷ XIX) là một xã hội cùng khổ.
Người dân vừa phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh lại vừa phải chịu cảnh áp bức,
bóc lột nhẫn tâm, không thương tiếc của chế độ vua quan phong kiến đương thời.
Đời sống nhân dân lâm vào cảnh lầm than, cơ cực. Nhiều người đói khát phải
phiêu dạt nơi này sang nơi khác, làng xóm tan hoang, tiêu điều. Cao Bá Quát đã tố
cáo đanh thép cái triều đình chuyên chế tàn bạo đó:
“Cự đằng chi tiên trường thả trường,
Phu tử, nhục ngạnh nhụ như cương.
Cơ nhân yển ngọa hình thương hoàng,
Hồi đầu trắc cố như kim dương.
Thủ nhân cước trực lưỡng nhãn hoang,
Vũ hậu thấp độc chưng bàng quang.
Lương cửu vấn tấn khẩu bất trương,

Khổ đạo khuất khuất hào khung thương.
Quan thanh tích lịch tồi đài lương
Điện hỏa thiểm thiểm giao phi trường.
10


Hân như song giao bác hoại đường,
Bãi như lãnh thủy quán cấp thang.
Lưỡng mộc trác lập thế quật cường,
Thân thanh thập nhị hồi tu lang
Ô hô nhất chi xuân hải đường.
(trích Đằng tiên ca)
Dịch thơ:
“Cây roi song lớn dài dài sao,
Mình rắn da thâm uốn chẳng vào.
Thân tù nằm xấp vẻ anh xám,
Tay chân căng thẳng mắt mờ quáng.
Mưa tạnh hơi độc xông lên háng,
Bị tra tấn mãi miệng cứng đờ,
Một mực kêu trời “khổ! oan uổng!”.
Tiếng quan như sét rường nhà rung,
Ánh roi như chóp vụt tứ tung,
Giơ lên, rồng quật bờ ao lở,
Ngừng lại nước dội nồi canh bồng.
Đôi cọc sừng sững như ngạo nghễ,
Mấy dãy hành lang tiếng rên xé.
Than ôi một nhánh hải đường tơ,
Chẳng nề Xương Châu mà nỡ bẻ”

11



Hình ảnh người tù hiện lên qua câu thơ của Cao Bá Quát sao mà yếu ớt,
thảm thương, toàn thân đã bị trói vào trong hai cây cọc, không thể phản kháng,
thân “xanh xám”, mắt “mờ quáng”, “tay chân căng thẳng”. Bị tra tấn liên tục nên
miệng trở nên “cứng đờ”. Mặc cho tù nhân đau đớn, một mực kêu trời rằng “Khổ!
Oan uổng” vậy mà trận mưa roi cứ đều đều trút xuống, như đuôi con rồng “vụt tứ
tung” mà mỗi lần quật roi là “bờ ao lở”. Thế mới thấy sự dã man trong cách tra tấn
tù nhân của chế độ phong kiến thời Nguyễn, họ xem mạng người như cỏ rác.
Người tù, dù có phạm tội đi nữa thì họ vẫn là con người, chế độ phong kiến ấy đã
đối xử với con người con không bằng loài súc vật. Đó là còn chưa kể đến việc
người tù luôn miệng kêu oan uổng, biết đâu được người đó có phạm tội hay không,
hay bởi những người thực thi pháp luật đương thời biến người vô tội thành kẻ có
tội?
Sống trong cảnh mà vua quan sa đọa, thân là phụ mẫu của dân mà không
chăm lo đời sống cho dân, để dân đói nghèo, cơ cực, Cao Bá Quát rất đau lòng.
Hình ảnh người dân tha hương cầu thực, đói rét, bệnh tật hiện lên một cách xót xa:
“Vũ vũ thùy gia tử,
Y phá lạp bất hoàn.
Thúc tòng nam phương lai,
Hướng ngã tiền đầu thán.”
(Đạo phùng ngã phu)
Dịch thơ:
“Ai thế đó, dáng đi thất thểu,
Áo rách nón tả tơi.
Từ phía nam chợt đi tới,
Đến trước mặt ta thở than hoài.”
Hay trong bài “Hiểu lũng quán phu” Cao Bá Quát có tả cảnh người tát nước trên
đường cao buổi sớm:
“Sương nặng gầu đôi mới kéo lên

12


Môi run, bụng lép, chiếu tơi quèn”
Người dân trong thơ Cao Bá Quát gầy gò, “thất thểu”, “tả tơi”, “môi run”,
“bụng lép” mà nguyên nhân chính làm cho họ thành người không ra người, ngợm
không ra ngợm như vậy chính bởi xã hội phong kiến đương thời.
Cao Bá Quát đã nhận thức rõ ràng sự suy tàn, thối nát của chế độ vua quan
nhà Nguyễn. Dù là một người từ nhỏ đã được học chữ Nho, đọc sách Nho, hiểu
đạo quân thần, nhưng Cao Bá Quát không thể nào làm ngơ trước cảnh đời sống
nhân dân lầm than, tiếng kêu khóc xé trời vậy mà bọn quan lại triều Nguyễn vẫn
dửng dưng , bình thản, họ chỉ lo cho chức tước, ngai vua, bổng lộc của mình mà
hoàn toàn không quan tâm đến đời sống nhân dân. Thơ ông chính là lời tố tội sắc
bén chế độ phong kiến lúc bấy giờ.
Thế kỷ XIX, nước ta đặt dưới sự cai trị của nhà Nguyễn – một triều đình với
chuyên chế tàn bạo, nghi kỵ người có tài. Trước hết ta phải nói, công danh đối với
nhà Nho có một ý nghĩa quan trọng. Nó đã từng là lí tưởng sống, và với nhiều
người, nó còn trở thành ý thức thường trực như một nghĩa vụ, một "món nợ" cần
phải trả của kẻ nam nhi, là yếu tố khẳng định sự hiện tồn của cá nhân trong cuộc
đời "không công danh thà nát với cỏ cây". Đó là nói về lí tưởng công danh với
những con người có nhân cách cao khiết, có ước vọng muốn làm nên sự nghiệp lớn
để giúp dân, giúp nước, để lưu danh cùng thiên cổ. Nhưng trong thời đại mà Cao
Bá Quát sống - xã hội phong kiến nhà Nguyễn đầu thế kỉ XIX, nhiều giềng mối
của của xã hội bị lung lay, nhiều kẻ cơ hội bon chen trên đường công danh chỉ vì
mục đích tự lợi thấp hèn. Vả chăng, con đường khoa cử, kiếm tìm công danh cũng
không còn được ý nghĩa tiến bộ của nó.
Cao Bá Quát vốn là một người thẳng thắng không sợ hàm quan cho nên khi
hiểu và biết rõ sự thối nát của chế độ khoa thi không phải chỉ để tuyển chọn người
tài thì mặc dù ông có thể hình dung ra được nếu phạm quy sẽ ra sao nhưng ông vẫn
cứ làm, vì như ông nói đó là “tìm điều nhân” là “cùng cảnh thương nhau”

“Cầu nhân vị đắc thành chiêu họa
Đồng bệnh tương lân khước lụy nhân”
(Cửu nguyệt sơ thất nhật di trường sự hạ trấn phủ ngục)
13


Dịch nghĩa:
“Tìm điều nhân chưa được đã mang tai họa đến
Cùng cảnh thương nhau lại làm lụy cho người.”
Trong bài thơ “Sa hành đoản ca”, Cao Bá Quát đã cho thấy những điều mà
người trí thức ấy không khỏi băn khoăn, trăn trở. Qua hình tượng “bãi cát dài và
người đi trên cát”, nhà thơ đã thể hiện tâm trạng bi phẫn, sự băn khoăn, trăn trở
khôn nguôi về con đường mà mình đang đi. Con đường công danh, đường đời là
một con đường đầy gian khó, mờ mịt, vô định qua hình ảnh bãi cát dài nối tiếp
nhau và nỗi khó khăn của người đi trên cát. Trên con đường theo đuổi công danh
đó, nhà thơ nhận ra có biết bao kẻ ti tiện chỉ coi công danh là miếng mồi ngon cần
giành giật mà quên đi mục đích, lí tưởng cao đẹp của cuộc sống. Sức cuốn hút của
công danh có thể làm mê muội, tha hóa con người như quán rượu nơi đầu gió làm
bao kẻ lữ hành khao khát, mê muội. Nhận thức rõ tình trạng đó, nhà thơ băn khoăn,
tự vấn quyết liệt về con đường đang đi, con đường sẽ đi. Đường bằng “thản lộ” thì
ít, lại mờ mịt mà đường ghê sợ “con đường tha hóa, đeo đuổi công danh mà bao
kẻ đang theo đuổi” thì nhiều. Cuộc đấu tranh tư tưởng dữ dội ấy nhiều lúc tưởng
đã bế tắc, không tìm ra lối thoát “cùng đồ”. Kết thúc bài thơ là một câu hỏi tu từ
"Anh đứng làm chi trên bãi cát". Nó như một mối băn khoăn day dứt khôn nguôi
đồng thời cũng là lời thúc giục, động viên, lời tác giả tự khuyến khích mình hãy
dũng cảm dứt bỏ, bước ra khỏi "úy lộ" (con đường ghê sợ) để thực hiện lí tưởng, lẽ
sống của mình.
Đây không còn là điều ngạc nhiên khi nhà thơ lại đứng đầu một cuộc đấu
tranh chống phong kiến, chống nhà Nguyễn mặc dù trong ông vẫn luôn có một tình
yêu bao la dành cho quê hương, đất nước. Trong bài thơ “Người đi trên bãi” cát ta

thấy toát lên hình ảnh một người trí thức tự nhiệm, trung thực, đầy tinh thần trách
nhiệm với đất nước, với cuộc đời mình, luôn băn khoăn, day dứt về con đường
đang đi. Một con người đầy bản lĩnh, quyết không chịu say, không chịu "học phép
ngủ" để cùng say ngủ với biết bao kẻ dung tục trong đời. Sự băn khoăn trăn trở còn
được đẩy lên mức độ căng thẳng với những lời tự tra vấn quyết liệt về lẽ sống, về
con đường phải đi thể hiện một nhân cách cao cả, không chịu thỏa hiệp với dục
vọng bản thân và với thực trạng xã hội đang tiềm chứa nhiều suy thoái. Và ta thấy,
ngay từ rất sớm, trong ông đã tiềm chứa ước muốn đổi thay thực trạng xã hội,
14


quyết không chấp nhận thực tại. Khi gặp những hoàn cảnh cụ thể, khi đã chứng
kiến hết cảnh thối nát chốn quan trường, thấy rõ hiện trạng xã hội, lại bị dập vùi
không thương tiếc, ước muốn đó sẽ chuyển thành hành động phản kháng mãnh liệt.
Và đó là một phần nguyên nhân giải thích lí do khiến Cao Bá Quát đã tham gia
cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình phong kiến nhà Nguyễn năm 1854.
Tuy chán ghét, căm phẫn trước cảnh vua quan triều Nguyễn bất nhân, nhưng
Cao Bá Quát chỉ hận vua quan nhà Nguyễn. Còn đối với ông tình yêu quê hương
đất nước luôn canh cánh bên lòng.
Thơ chữ Hán của ông luông mang nặng nỗi niềm tha thiết với quê hương,
ông buồn thương cho cảnh đất nước suy tàn. Đồng thời ông cũng rực cháy trong
lòng niềm tự hào dân tộc.
Lòng yêu nước ấy thể hiện qua tình yêu thiên nhiên, niềm say mê trước cảnh sắc
quê hương đẹp tươi, dung dị.
“Vạn chướng như bôn nhiễu lục điền,
Trường giang như kiến lập thanh hiên.
Sổ hàng ngư đĩnh liên thanh trạo,
Lưỡng cá sa cầm khuất túc miên.
Trần lộ du du song quyện nhãn,
Viễn tình hạo hạo nhất quy tiên.”

(Hiểu quá hương giang)
Dịch thơ:
“Muôn núi quanh co diễu cánh đồng,
Trời xanh gươm dựng một dòng sông.
Dặm đò văng vẳng vài chài cá,
Co cẳng lim dim mấy chú mòng.
Dặm khách mịt mờ đôi mắt mỏi,
15


Tình quê mang mác chiếc roi vung”
Những hình ảnh thân thuộc của cảnh sắc Việt Nam được Cao Bá Quát đưa
vào thơ trở nên thân thương, bình dị. Có “núi quanh co diễu cánh đồng”, có “trời
xanh” sông biếc, có tiếng hò khoan đưa máy chèo. Cảnh tượng như thanh bình hơn
khi có đôi chim trên bãi đứng co chân ngủ “Lưỡng cá sa cầm khuất túc miên”.
Phải là người tha thiết yêu quê hương thì nhà thơ mới thấy được những cảnh đẹp
đơn sơ, cảnh sinh hoạt hằng ngày trên quê mình mà không phải ai cũng có thể cảm
nhận được.
Và trên đường trần vạn dặm xa xôi, dằng dặc khi mệt mỏi, thi nhân chỉ
muốn vun một roi ngựa trở về “Trần lộ du du song quyện nhãn, Viễn tình hạo hạo
nhất quy tiên”
Yêu quê hương, đất nước nên ông làm nhiều bài thơ, bài vịnh những danh
lam thắng cảnh ở Việt Nam như núi Ba Vì, hồ Tây, núi Thúy Dục, sông Hương.
Nét đặc sắc của nhà thơ khi miêu tả các cảnh này là ở chỗ ông không miêu tả nó
theo lối của những ẩn sĩ đi du ngoạn để chữa bệnh tinh thần mà lại kèm theo hào
khí dân tộc. Chẳng hạn như Dải sông Hương mềm mại đến thế mà khi hiện lên
trong thơ ông vẫn mang một hào khí hùng tráng:
“Trường giang như kiếm lập thanh thiên”
(Con sông dài như thanh kiếm dựng giữa trời xanh)
(Hiểu quá hương giang)

Núi Dục Thúy, núi Tản Viên, hồ Tây từ lâu đã trở thành niềm tự hào của đất nước
và đặc biệt là là hình tượng núi Tản đã từng tượng trưng cho khí phách hào hùng
của dân tộc ta. Và trong thơ Cao Bá Quát nét đặc sắc là câu tự vấn của tác giả:
Non sông như thế, mình thì sao đây? Khi đứng trước những thắng cảnh ấy. Tình
cảm của ông bao giờ cũng là tình cảm hai chiều: Yêu thương và trách nhiệm. Ðây
không phải là điều dễ tìm thấy ở các nhà thơ đương thời. Ðặc biệt trong thời đại
sống của mình Cao Bá Quát đã ý thức, đã băn khoăn cho số mệnh của đất nước
trước hiểm họa xâm lăng từ phương Tây.

16


Bởi yêu thiên nhiên, đất nước như vậy, mà khi nhìn cảnh đất nước lâm vào
cảnh loạn lạc, tan hoang Cao Bá Quát không khỏi chạnh lòng, uất hận, muốn vùng
lên phản kháng lại triều đình.
Tình yêu quê hương đất nước của Cao Bá Quát còn thể hiện ở chỗ ông khâm
phục và ngưỡng mộ những người anh hùng cứu nước, ông viết các bài thơ Vịnh
Phù Ðổng Thiên Vương, Vịnh Trần Hưng Ðạo... Qua việc ca ngợi những người
anh hùng đó Cao Bá Quát bộc lộ ước muốn cứu dân, cứu nước của mình. Ông như
tìm thấy sự tiếp sức từ trong lịch sử của dân tộc. Ðây là điểm khác biệt giữa thơ
vịnh lịch sử của ông và các nhà thơ khác, họ vịnh lịch sử để quay lưng với hiện
thực cuộc sống.
Chính từ lòng yêu nước, yêu quê hương nồng nàn và mong muốn giúp nước,
cứu dân, đưa xã hội và con người đến gần hơn với văn minh, Cao Bá Quát đã có
những tư tưởng rất tiến bộ. Ông là người có thái độ đúng đắn trước sức mạnh vật
chất của người phương Tây. Ông không tỏ ra khiếp sợ tuy có ngạc nhiên. Bài thơ
“Hồng mao hỏa thuyền ca” ông miêu tả con tàu không buồm, không chèo, không
người đẩy mà đi ngang, chạy ngược nhanh như ngựa phi. Khói phun ngùn ngụt,
sóng tung tóe ầm ầm, ông thấy được sự tiến bộ của nền văn minh phương Tây:
“Cao yêu quán thanh không

Tả tác bách xích đôi
Yêu kiều thùy thiên long
Cường phong xuy bất khai
Đà sư kinh khởi thủy thủ lập,
Tứ biên tiếu ngữ phân huyên hôi.
Ngã diệc lăm y hướng đông vọng,
Đạo thị dương phiêu hỏa thuyền lý dĩ lại.”
(Hồng Mao hỏa thuyền ca)
Dịch nghĩa:
“Khói bốc lên tới trời xanh,
17


Cuồn cuộn thành cột cao hơn trăm thước.
Cuộn khúc uốn mình như rồng từ trên trời sà xuống,
Gió mạnh thổi cũng không tan.
Người cầm lái thuyền ta kinh ngạc nhỏm lên, bọn thủy thủ cũng đứng cả dậy.
Bốn phía tiếng cười nói ồn ào
Ta cũng khép tà áo, đứng lên nhìn về phía đông.
Nói rằng đó là tàu thủy của bon Tây chạy đến!”
Ông nhận thức được sự tiến bộ của phương Tây, ông cũng lo lắng một ngày
nào đó nước ta sẽ bị bọn phương Tây xâm lược, nhưng ông không hề khiếp sợ
trước bọn Tây. Kết thúc bài thơ, ông kết luận đầy khí phách, cảnh cáo con tàu đừng
chủ quan khi đến biển Ðông. Bởi sóng nước ở đây không dễ dàng như bể Tây đâu.
“Quân bất kiến:
Vỹ Lư chi thủy hối Ốc Tiêu,
Kiếp hỏa trực thướng thanh vân tiêu
Khai châm đóng khứ thận tự giới
Bất tỉ Tây minh triêu mộ trào”
Dịch nghĩa:

“Các ngươi chẳng thấy:
Nước vùng Vỹ Lư rít vào đá Ốc Tiêu
Lửa bốc lên ngùn ngụt cao tới mây xanh
Mở la bàn đi sang phía Đông, nên thận trọng,
Không như nước triều sớm hôm ở Tây minh”
Qua đó càng thấy rõ lòng nhất mực yêu nước của nhà thơ, ông không bao
giờ chịu để cho bọn ngoại quốc sang xâm chiếm lãnh thổ.
18


Tóm lại, thơ chữ Hán của Cao Bá Quát đã tái hiện chính quyền phong kiến
tàn ác, xấu xa, qua đó ông muốn tố cáo mạnh mẽ chế độ thối nát đó. Thơ ông còn
đau đáu bên mình tình yêu quê hương sâu nặng, bên cạnh những bài thơ nói lên khí
phách hào hùng, một số bài thơ của ông có bóng dáng thiên nhiên và con người đất
Việt: có dòng sông, đồng lúa, bờ rào, khói bếp, rặng tre, có tiếng hát giã gạo, tiếng
hát chèo đò, có người chài kéo lưới, có núi Tản Viên, núi Dục Thúy, Tây hồ... Và
chính bởi yêu đất nước quê hương nên ông mới đứng lên khởi nghĩa. Khởi nghĩa
để đạp đổ nhà Nguyễn suy đồi, để xây dựng lại đất nước tốt đẹp cho nhân dân.
2.2. Nhân Dân
Bên cạnh những đỉnh cao chói lọi trong văn học Việt Nam như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Du, chúng ta lại có Cao Bá Quát (1808-1855), người phản kháng, người ca
ngợi tự do, người thương dân đen, người yêu thương nhân dân lao động như tấm
lòng của Đỗ Phủ “cùng niên ưu lê nguyên” (Quanh năm lo dân đen), và hơn đã
dám tuốt gươm khởi nghĩa. Ông đã từ một con người của từ chương bước ra hiện
thực và chiến đấu, từ một con người của vần điệu và khí phách biến thành con
người của dòng lịch sử đang vật vã chuyển mình, thành anh hùng khởi nghĩa.
Cao Bá Quát thấm thía cái nghèo và tỏ ra khinh bỉ những kẻ khom lưng, uốn
gối để mưu cầu danh lợi, nhưng ông không hề có tí nào thi vị hóa cái nghèo, cũng
như ông không tin gì về triết lý tuần hoàn hay định mệnh. Cao Bá Quát tin vào
mình, chính mình phải hành động để thay đổi cuộc đời mình.

Cao Bá Quát sáng tác trong giai đoạn chình quyền nhà Nguyễn đã bộc lộ bản
chất của nó. Ông không xu phụ mà cũng không bi quan. Nhà thơ cũng không có ảo
tưởng nào đối với triều đại, và cũng không tin tưởng gì vào số mệnh, cho nên thơ
của ông hào hùng và khoáng đạt là vì vậy. Cao Bá Quát có lạ gì qui chế của trường
thi. Người đi thi làm bài phạm húy tùy lỗi nặng nhẹ, có khi còn bị chém mà ông lại
lầy đậu. Cái tội “giảo giam hậu” mà bộ Lễ nghị án chắc chắn ông có thể hình dung
được, nhưng ông vẫn cứ làm. Nhà vua cuối cùng tha tội chết cho ông, nhưng ông
cũng bị một phen tra tấn cực hình. Nhiều bài thơ viết trong dịp này ông đã tố cáo
tính chất tàn bạo của nhà Nguyễn. Thông qua đó ông hiểu được nỗi đau mà nhân
dân phải gánh chịu khi vào tù. Trong bài Đằng tiên ca, ông tả lại một trận đánh mà
chính ông là nạn nhân:
Giờ đầu bị tra hỏi, miệng không nói được,
19


Chỉ khan vã kêu:” oán! oan! ” Và gào trời.
Quan thét như tiếng sét rung cả tường nhà,
Roi quất nhoang nhoáng, bay đi liệng lại như ánh chớp
Lúc giơ lên như hai con thuồng luồng quật vào ao lỡ,
Lúc ngừng như nước lạnh đổ vào nước sôi.
Hai cái nọc đứng sững có vè vững chắc,
Tiếng rên rỉ vang quanh dãy hành lang.
Than ôi! Một cánh hoa hải đường đương xuân,
Bị bẻ tan nát, không kể đến cái hương thơm ở Xương châu nữa…
Nằm trong tù ngục, suy nghĩ lại việc làm, ông càng lên án gay gắt sự tra tấn
ấy. Ông gọi cái gông dài đang gông mình là “cái máy làm nhục người ở cõi trần”.
Những năm còn khăn gói đi thi, đi qua các tỉnh miền trung xơ xác, nhà thơ
thấy nổi lên sự nghèo khổ của công chúng là những hành cung của các vua nhà
Nguyễn xa hoa:
Nghe đồn gần đây xe sáu rồng vừa qua chơi

Ngoài hành cung Mỹ xuyên lại có hành cung mới nữa.
Lúc vào làm quan trong kinh gần với “ bóng mặt trời “ và các vị đại thần,
ông mới thấy cái xấu, cái xa hoa tàn bạo là bản chất của những kẻ cầm quyền.
Cao Bá Quát nhất quán trong cái nhìn đối với bọn vua quan triều đình nhà
Nguyển, cũng rất nhất quán trong cái nhìn của các con người cùng khổ trong xã
hội. Đối với nhân dân ông công khai nói lên lòng thương xót, mến yêu đặc biệt của
mình. Nhà thơ ghi lại cảnh phá sản của một người trung nông phải bỏ nhà, ra thành
phố làm thuê làm mướn, (phụ tương tư); Trong bài này, tác giả đã cho ta thấy quá
trình bần cùng hóa của một bác nông dân. Từ chỗ có mười mẫu ruộng đến chỗ phải
đi cầu thực vì mất mùa. Rồi không những thế, khi về đến quê, đám chức dịch xúm
vào bắt nộp thuế cho mười mẫu ruộng. Túng thế, anh phải đi làm thuê cho một nhà

20


buôn, tự buộc mình vào kiếp tôi đòi, nô lệ, hàng ngày phải chịu đánh mắng thậm
tệ, rồi hàng ngày chịu những bất công, chấp nhận những điều ngang trái:
Đường thượng sung phì cam
Hạ tận sấu lộ tích
(trên nhà thì của ngon vật lạ ê hề
Dưới bếp người nào cũng gầy giơ xương)
Cảnh một ông thầy thuốc đi kiếm ăn lang thang ở kinh kỳ rồi bị đói (Đạo phùng
ngã phu); cảnh những người đói từ sáng tinh mơ đã lũ lượt bế nhau đi xin phát
chẩn (Quan chẩn), cảnh nhân dân cả một phường trúc lâm già trẻ lớn bé gọi nhau,
giục nhau chạy: “ nhanh lên! Nhanh lên! Công sai về đấy! “. Bài Phúc lâm lão “là
một bức tranh hết sức sinh động về tình cảnh của nhân dân phường Phúc lâm nói
riêng cũng như tình cảnh của nhân dân ta nói chung. Thật xót xa khi chính quan
“Phụ mẫu” lại coi con dân chỉ như những cây tre, cây trúc. Còn nhân dân, khi ở
trên chính đất của họ thì phải lẩn lủi, trốn tránh như những con chuột. Trong 5 câu
thơ mà có những 6 chữ “tăng”, dường như chữ tăng đó là ám ảnh nặng nề với nhà

thơ và với những kiếp người dân nghèo khó khi đến cái ăn hàng ngày còn chẳng đủ
vậy mà thuế thì cứ tăng, tăng, tăng, tăng mãi…
Phúc lâm lão
Đây là lời một ông già địa phương nói với nhà thơ:
Quân bất văn kim tuế công đinh nhật trưng đốc?
Kỳ mãn vô nhân, tứ truy trục,
Huyện quan phụ mẫu phất ngã sát,
Tuyển đào tiên phác như triết trúc.
Thả ngã nhị huyện thùy thế cư,
Thùy vô tổ nghiệp, vô điền lư?
Khứ niên thất cốc kim thất hào, thệ tương khứ thử trù y dư?
Đông gia cơ ngọa, tây gia tỷ,
21


Suyễn tức vị vong thập nhất thị.
Binh đào, dịch trọng khổ vị trừ,
Tử nhược điệt bần khí hương lý.
Thủ thường cựu ngạch ngô dĩ nan,
Lệ phục chiểu tăng ngô tử hỷ!
Ngô ngũ thập ngũ tăng nhất suất,
Ngô chi lục thập hựu tăng nhất,
Hà huống số ngoại tăng phục tăng,
Tăng tận hậu niên hà tòng xuất?...
Dịch nghĩa
Ông không nghe ư? Năm nay ngày nào cũng thúc giục bắt tráng.
Hết hạn không có ai thì người ta lùng bắt tứ tung,
Quan huyện là cha mẹ dân đã chẳng xét cho,
Nha lại còn đánh đập dân như chém tre.
Vả lại hai huyện chúng tôi đạ là người ở đây lâu đời,

Thì ai không có tổ nghiệp, ruộng nương và nhà cửa?
Từ năm ngoái đến năm nay thóc lúa mất cả.
Bỏ đây mà đi cũng chẳng biết nương tựa vào đâu!
Nhà xóm đông nằm đấy chịu đói, nhà xóm tây dời đi nơi khác,
Những người còn chút hơi tàn chưa chết mười phần chỉ có một ha,
Nào lính nào phu nỗi khổ chưa qua,
Con bé cháu nghèo bỏ làng đi hết
Cứ bắt nộp thuế theo ngạch cũ đã khó khăn cho tôi rồi,
22


Lại còn chiểu lệ tăng thêm thì tôi đến chết mất.
Năm tôi năm muoi8 năm tuổi đã tăng một xuất rồi,
Năm tôi sáu mươi lại tăng thêm xuất nữa.
Huống chi ngoài số thuế ra các khoảng khác cũng cứ tăng mãi,
Tăng đến kì cùng thì sang năm đào đâu ra!....
Đạo phùng ngã phu
Vũ vũ thuỳ gia tử,
Y phá lạp bất hoàn.
Thúc tòng nam phương lai,
Hướng ngã tiền đầu thán.
Vấn tử hà sở ưu?
Tự vân: "Trường gian nan.
Gia bần nghệ y bốc,
Ngã lai tẩu Trường An.
Trường An vô bệnh nhân,
Quần y như khâu san.
Linh đinh vọng quy lộ,
Cực mục vân man man.
Nhị nhật điển không khiếp,

Tam nhật xuyết ung xan.
Phùng nhân đãn ngộ hỉ,
Dục ngôn thanh lũ can."
"Y! Tử thả hưu lệ,
23


Nhất quỹ dữ tử hoan.
Du du nghịch lữ trung,
Bách niên thuỳ tự khoan.
Mạn dã mạc sậu yết,
Bạo doanh phi tráng nhan."
Dịch nghĩa
Lủi thủi ai đi kia
Áo rách nón không nguyên vẹn
Chợt từ phía nam lại
Ðến trước mặt ta than thở
Hỏi ông có gì lo buồn
Nói rằng gặp khó khăn hoài
Nhà nghèo làm nghề thuốc, nghề bói quẻ
Tôi tìm đến kinh đô
Ở kinh đô không có người bệnh
Thầy thuốc mọc nhiều như gò đống
Cô đơn không nơi nương tựa, ngóng đường về
Nhìn mút mắt xa thăm thẳm mây mênh mang
Ngày thứ hai đem cầm cái tráp rỗng
Ngày thứ ba nhịn ăn bữa sáng bữa trưa
Gặp người chỉ mừng hụt
Muốn nói thêm nhưng nghẹn lời
Thôi, ông đừng khóc nữa

24


Một bữa ăn đây, cùng ông vui
Ðời người như quán trọ
Trăm năm mấy ai được ung dung
Hãy thong thả, đừng vội nuốt
(Ðang đói) ăn nhanh đầy bụng không tốt đâu
Trước thực trạng của xã hội, giai cấp thống trị bóc lột và tàn bạo, quần chúng nhân
dân thì bị trăm nghìn cái khó, cái khổ, nhà thơ cảm thấy hết sức đau lòng. Một con
người có hoài bão, lo đời như ông không thể dửng dưng được, nhưng làm gì để
thay đổi nó với chức quan bé nhỏ của ông? Đã nhiều lần
Cao Bá Quát là người có nhiều liên hệ với quần chúng, ông không thể chỉ tìm cách
giải thoát riêng cho cá nhân mình trong khi những người khác còn quằn quại trong
áp bức bóc lột. Bài Độc dạ phản ánh rất rõ quan điểm ấy. nhà thơ cảm thấy mình
thành một con người thừa, ông muốn “ náu vết chịu lầm than”, nhưng rồi nghĩ đến
cảnh cùng khổ của dân chúng, nhà thơ không thể làm như thế được:
Tai lê huống vị tô
Thái bình vô nhất lược,
Lộc lộc sỉ vi nho.
Huống chi dân đen bị tai nạn chưa hồi phục.
Không có sách lược gì làm cho đời được thái bình,
Thẹn mình là một nhà nho mà lại tầm thường đến thế
Cao Bá Quát không thể cứ buồn, cứ buôn xuôi mãi, phải có cách sống tích
cực hơn, nên cuối cùng ông đã tham gia vào cuộc khởi nghĩa nông dân.
Tình cảm quê hương của ông đồng thời cũng là tình cảm đối với người
nghèo, cho nên ông rất nhạy bén trước những niềm vui lam lũ của họ, cũng như
nặng triễu đau buồn trước những nổi đau triền miên của họ. Trong bài Các thí nông
phu lạc tuế hành, Cao Bá Quát như reo lên với niềm vui của người nông dân.


25


×