Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh trên xe ZIL131 www.tailieucokhi.net

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 69 trang )

1
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ZIL-131.........................................4
1.1 Giới thiệu chung về xe ZIL-131...................................................................4
1.2 Đặc tính kỹ thuật của xe ZIL-131................................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE ZIL-131......11
2.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu đối với hệ thống phanh trên ô tô...............11
2.1.1 Công dụng............................................................................................11
2.1.2 Phân loại...............................................................................................11
2.1.3 Yêu cầu.................................................................................................11
2.2 Kết cấu hệ thống phanh trên xe ZIL-131...................................................12
2.2.1 Hệ thống phanh chính..........................................................................14
2.2.2 Hệ thống phanh dừng...........................................................................30
CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH XE ZIL-131. 33
3.1 Trình tự tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe ZIL-131........................33
3.2 Sơ đồ tính toán và số liệu đầu vào..............................................................33
3.3 Nội dung tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe ZIL-131......................36
3.3.1 Tính toán xác định lực đẩy từ cam doãng lên guốc phanh...................37
3.3.2 Xác định mômen phanh.......................................................................40
3.3.3 Tính toán khả năng làm việc của cơ cấu phanh ..................................43
CHƯƠNG 4: CHẨN ĐOÁN TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH
XE ZIL-131.........................................................................................................47
4.1 Lý thuyết chẩn đoán...................................................................................47
4.1.1 Khái niệm chẩn đoán kỹ thuật ô tô.......................................................47
4.1.2 Mục đích của chẩn đoán kỹ thuật ô tô..................................................48
4.1.3 Ý nghĩa của chẩn đoán kỹ thuật ô tô ...................................................49
4.1.4 Các phương pháp chẩn đoán kỹ thuật ô tô ..........................................49
4.2 Hư hỏng của hệ thống phanh trên xe ZIL-131...........................................52
4.2.1 Hư hỏng của dẫn động phanh khí nén..................................................52
4.2.2 Hư hỏng của cơ cấu phanh...................................................................53


4.2.3 Các hiện tượng hư hỏng của hệ thống phanh xe ZIL-131 ...................54
4.3 Chẩn đoán hệ thống phanh trên xe ZIL-131...............................................56
4.3.1 Các thông số chẩn đoán của hệ thống phanh trên xe ZIL-131.............56
4.3.2 Một số tiêu chuẩn trong kiểm tra chất lượng phanh............................57
4.3.3 Phương pháp và thiết bị chẩn đoán hệ thống phanh trên xe ZIL-131. .59
KẾT LUẬN.........................................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................73


2
LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội con người ngày càng phát triển, nhu cầu giao thông vận tải ngày
càng tăng, số lượng và chủng loại ô tô hoạt động là rất lớn. Khả năng hạn chế
của việc kiểm tra thường xuyên tình trạng kỹ thuật ô tô nói chung, hệ thống
phanh nói riêng trong quá trình sử dụng dẫn đến hậu quả là các hư hỏng chỉ
được phát hiện khi nó đã xuất hiện một cách rõ rệt. Các hư hỏng liên quan đến
việc giảm thiểu công suất, tăng chi phí nhiên liệu, tăng lượng độc hại ở khí xả,
biến dạng phần truyền lực, giảm hiệu quả phanh dẫn đến mất an toàn chuyển
động..., có thể ngay cả người lái xe cũng không nhận biết kịp thời. Ở nước ta
những năm gần đây số vụ tai nạn và số người chết do tai nạn là rất lớn. Theo
thống kê của các nước thì trong tai nạn giao thông đường bộ 60-70% do con
người gây ra, 10-15% do hư hỏng máy móc, trục trặc về kỹ thuật và 20-30% do
đường sá xấu. Trong nguyên nhân hư hỏng do máy móc, trục trặc về kỹ thuật thì
tỷ lệ tai nạn do các cụm của ô tô gây nên được thống kê như sau: phanh chân
52,2-74,4%, phanh tay 4,9-16,1%, lái 4,9-19,2%, chiếu sáng 2,3-8,7%, bánh xe
2,5-10%, các hư hỏng khác 2-18,2%. Từ các số liệu nêu trên thấy rằng, tai nạn
do hệ thống phanh chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các tai nạn do kỹ thuật gây nên.
Các hư hỏng loại này trong thời kỳ phát sinh chỉ có thể nhận biết nhờ chẩn đoán.
Trong quân đội xe ZIL-131 là loại xe được sử dụng rất phổ biến để vận
chuyển người và hàng hóa, phục vụ cho hoạt động chiến đấu và đảm bảo cho

sẵn sàng chiến đấu của hầu hết các đơn vị trong toàn quân. Hệ thống phanh trên
xe là một trong những hệ thống quan trọng, có sự tham gia hoạt động của nhiều
bộ phận và chi tiết. Trong thực tế khai thác và sử dụng ô tô, để đảm bảo an toàn
trong quá trình xe chuyển động thì phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình
trạng hoạt động của hệ thống phanh ô tô, để kịp thời phát hiện và sửa chữa các
hư hỏng của hệ thống. Trên cơ sở chẩn đoán lập kế hoạch khai thác một cách
triệt để, từ đó tăng hiệu quả khai thác và tăng tuổi thọ có ích của hệ thống.
Vì vậy, đề tài tốt nghiệp “ Chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh
trên xe ZIL-131” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn. Đồ án đi vào giải
quyết một số nội dung cơ bản sau:


3
Lời nói đầu.
Chương 1 :

Giới thiệu chung về xe ZIL-131.

Chương 2 :

Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe ZIL-131.

Chương 3 :

Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe ZIL-131.

Chương 4 :

Chẩn đoán hệ thống phanh xe ZIL-131.


Kết luận.
Qua thời gian gần 3 tháng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Nguyễn
Văn Dũng và các thầy trong bộ môn Ô tô Quân sự, em đã hoàn thành nội dung
đồ án được giao. Do thời gian thực hiện đồ án có hạn và hiểu biết của bản thân
còn hạn chế nên đồ án sẽ không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong sự chỉ
bảo của các thầy để bản đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cám ơn!


4
CHƯƠNG 1.
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE ZIL-131
1.1 Giới thiệu chung về xe ZIL-131
Xe ZIL-131 do nhà máy chế tạo ô tô mang tên “Li Kha Trốp” sản xuất năm
1967. Xe được đưa vào Việt Nam sử dụng trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong
lĩnh vực quân sự. Đây là loại xe vận tải 3 cầu chủ động (6 x 6), có tính năng cơ
động cao, hoạt thể hoạt động tốt trên tất cả các loại địa hình. Xe có thể hoạt
động tốt trong điều kiện khí hậu khác nhau (ôn đới và nhiệt đới), có thể hoạt
động hiệu quả trong môi trường có nhiệt độ xung quanh trong phạm vi từ -40 oC
đến +50oC.
Xe ZIL-131 được sử dụng để kéo các rơmoóc có dẫn động khí nén, chở
người, vận tải... Trên cơ sở xe ZIL-131 và khung gầm, người ta chế tạo các sản
phẩm khác (xe chở téc, xe cẩu, xe chở các sản phẩm dầu mỏ, xe thùng, v.v...).
Hướng dẫn về công dụng và yêu cầu công tác do nhà máy chế tạo các sản phẩm
quy định. Hình dáng bên ngoài của xe ZIL-131 được biểu diễn trên hình 1.1:

Hình 1.1. Hình dáng bên ngoài xe ZIL-131
 Động cơ:
− Xe ZIL-131 được trang bị động cơ xăng ZIL-131, 4 kỳ, 8 xilanh, bố trí hình
chữ V, góc nhị diện bằng 90 o, dung tích làm việc 6,0 lít, công suất lớn nhất 150



5
ml (tương đương 110,4 kW) ở số vòng quay 3200 v/ph, mômen xoắn lớn nhất 41
KGm (tương đương 402,21 Nm) ở số vòng quay 1800÷2000 v/ph.
− Thứ tự làm việc của các xilanh là : 1-5-4-2-6-3-7-8.
 Hệ thống truyền lực:
− Ly hợp ma sát khô, 1 đĩa, dẫn động cơ khí.
− Hộp số chính là loại cơ khí, ba trục, năm cấp, có đồng tốc quán tính hoàn toàn
ở các số II,III,IV và V. Tỉ số truyền ở các tay số là:
i1=7,44; i2=4,1; i3=2,29; i4=1,47; i5=1,0; iL=7,09
− Hộp số phân phối là loại cơ khí, 2 cấp, có các tỉ số truyền là i1=1,0; i2=2,08
− Trục các đăng: Kiểu hở, cấu tạo các đăng kiểu ống gồm có 3 trục, khớp chữ
thập dùng ổ bi kim.
− Cầu xe: Cầu chủ động, vỏ cầu liền gồm các vỏ bán trục ép vào phần giữa đúc,
vỏ cầu được gia công có khoảng hở và đậy kín bằng nắp để dễ dàng tháo lắp. Cầu
trước là cầu chủ động dẫn hướng, có cam quay và hình thang lái. Trên đòn chính
của hình thang lái được vặn và hàn vào thân của cam quay các bulông để hạn chế
góc quay vòng của bánh xe dẫn hướng. Bán trục của cầu chủ động trước có khớp
các đăng đồng tốc kiểu bi.
− Truyền lực chính: Truyền lực chính kép bố trí trung tâm, có cặp bánh răng côn
trụ, tỉ số truyền lực chính io=7,339.
 Hệ thống lái:
− Dẫn động lái cơ khí, có trợ lực thủy lực, cơ cấu lái dạng vít-đai ốc-thanh răng
cung răng.
 Hệ thống phanh:
− Hệ thống phanh chính: Phanh dẫn động bằng khí nén, cơ cấu phanh kiểu tang
trống với 2 guốc phanh được bố trí ở tất cả các bánh xe.
− Phanh tay: Dẫn động cơ khí, có liên động đến tầng trên của tổng van phanh để
điều khiển phanh rơmoóc. Cơ cấu phanh dạng tang trống, lắp trên trục ra của hộp
số phân phối.



6
 Hệ thống treo:
− Treo trước: Nhíp dọc nửa elip, làm việc cùng với hai giảm chấn thủy lực tác
dụng hai chiều.
− Treo 2 cầu sau: Treo cân bằng phụ thuộc nhờ các thanh giằng cầu, nhíp đặt
dọc.
 Phần vận hành:
− Khung: Khung dập tán, kiểu 2 dầm dọc, 6 dầm ngang.
− Thiết bị kéo: Phía trước có cơ cấu kéo cứng, phía sau có cơ cấu kéo – moóc tác
dụng hai chiều.
 Bố trí giá lốp dự phòng: Lốp dự phòng đặt đứng sau buồng lái.
Như vậy xe ZIL-131 có khả năng hoạt tốt ở những điều kiện đặc biệt, có
công suất cao.
1.2 Đặc tính kỹ thuật của xe ZIL-131
Các kích thước cơ bản của xe ZIL-131 được thể hiện trên hình 1.2:

Hình 1.2. Các kích thước cơ bản của xe ZIL-131


7

Một số thông số kỹ thuật cơ bản của xe ZIL-131 được chỉ ra trong bảng 1.1
Thông số kỹ thuật cơ bản của xe ZIL-131
TT
1
5
6
7

8
10
11
12
15

18

21
24
25
26
27
28

Bảng 1.1

Thông số kỹ thuật
Kích thước bao
- Chiều dài toàn bộ
- Chiều rộng xe
- Chiều cao toàn bộ
Chiều rộng cơ sở
Chiều dài cơ sở
Chiều cao sàn xe
Kích thước thùng xe
-Dài x Rộng x Cao
Tâm vết bánh xe trước/sau
Khoảng sáng gầm xe trước/sau
Tải trọng

-Đường tốt
-Đường xấu
Trọng lượng xe không tải
-Phân bố lên cầu trước
-Phân bố lên cầu sau
Trọng lượng toàn bộ
-Phân bố lên cầu trước
-Phân bố lên 2 cầu sau (treo cân

Đơn vị
mm
mm
mm
mm
mm
mm
mm
mm
mm
mm
mm
KG
KG
KG
KG
KG
KG
KG
KG
KG


bằng)
Trọng lượng moóc kéo
-Đường tốt
-Đường xấu
Bán kính quay vòng nhỏ nhất
Vận tốc lớn nhất
Quãng đường phanh (khi v=30

KG
KG
KG
m
km/h

6500
4000
10,2
80

m

11

l/100km

40

lít


6

mm

100x95

km/h)
Tiêu hao nhiên liệu (ở vận tốc
v=30 km/h)
Động cơ đốt trong
-Dung tích công tác
-Đường kính x Hành trình
pittông
-Tỉ số nén

Giá trị
7040
2500
2970
1820
4600
1430
3600x2322x346
1820/1820
330/350
5000
3500
6460
2900
3560

10185
3060
7125

6,5


8
TT

36

Thông số kỹ thuật
-Góc nhị diện
-Thứ tự công tác
-Công suất lớn nhất

ml

Giá trị
90
(1-5-4-2-6-3-7-8)
150

-Tại số vòng quay
-Mômen lớn nhất

v/ph
KGm


3200
41

-Tại số vòng quay

v/ph

1800÷2000
Ma sát khô 1 đĩa dẫn

Ly hợp
Hộp số chính

37

45

48

-Tỉ số truyền
+ Số I
+ Số II
+ Số III
+ Số IV
+ Số V
+ Số lùi
Hộp số phân phối
-Số truyền thấp
-Số truyền cao
Truyền lực chính

-Tỉ số truyền truyền lực chính
Cầu xe

Đơn vị
Độ

động cơ khí.
Cơ khí, 5 cấp, đồng tốc ở
số II, III, IV, V.
7,44
4,1
2,29
1,47
1,0
7,09
2,08
1,0
Kép trung tâm, cặp bánh
răng côn trụ, phía sau có
vi sai bánh răng côn.
7,339
Chủ động dẫn hướng, vỏ

-Cầu trước

cầu liền, gia công theo

-Cầu giữa

phương pháp dập hàn.

Chủ động, vỏ cầu liền,

50

gia công theo phương
pháp dập hàn.
-Cầu sau

Chủ động, vỏ cầu liền,
gia công theo phương
pháp dập hàn.

53

Hệ thống phanh
-Phanh chính

Dẫn động khí nén, cơ cấu


9
TT

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Giá trị
phanh kiểu tang trống với
2 guốc phanh.

Dẫn động cơ khí, cơ cấu
phanh kiểu tang trống với

-Phanh tay

2 guốc phanh lắp vào sau
hộp số phân phối bởi các
bulông.

Hệ thống lái
-Dẫn động lái
56

Cơ khí trợ lực thủy lực.
Vít đai ốc thanh răng

-Cơ cấu lái

cung răng.

-Tỉ số truyền cơ cấu lái
Hệ thống treo

20
Kiểu phụ thuộc, nhíp nửa
elip, có giảm chẩn thủy

-Treo trước

lực ống kiểu ống lồng,


60

tác dụng 2 chiều.
Treo cân bằng nhờ các
-Treo cầu giữa và cầu sau

thanh giằng cầu, nhíp đặt
dọc.

63

67

77
78

Phần vận hành
-Số lượng bánh xe
-Kích thước lốp
-Công thức bánh xe
Nhiên liệu và vật liệu sử dụng
-Thùng xăng
-Nước làm mát động cơ
-Dầu bôi trơn động cơ
-Bầu lọc không khí
-Dầu trợ lực lái
-Dầu hộp số chính
-Dầu hộp số phân phối
-Dầu cầu chủ động

-Dầu giảm chấn thủy lực
Góc vượt trước
Góc vượt sau

Chiếc
inch

6+1
12.00-20
6x6

lít
lít
lít
lít
lít
lít
lít
lít
lít
Độ
Độ

170x 2 thùng
31
9,5
3,2
2,75
5,0
3,35

5,0x3
0,45x2
45
40


10
CHƯƠNG 2.
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE ZIL-131
2.1 Công dụng, phân loại, yêu cầu đối với hệ thống phanh trên xe ô tô
2.1.1 Công dụng
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô đến khi dừng hẳn hoặc đến
một tốc độ cần thiết nào đấy, ngoài ra hệ thống phanh còn dùng để giữ ô tô đứng
trên dốc trong thời gian dài.
Đối với ô tô hệ thống phanh là một trong những cụm quan trọng nhất bởi vì
nó đảm bảo cho ô tô chạy an toàn ở tốc độ cao, cho phép lái xe điều chỉnh được
tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm, do đó có thể
nâng cao được năng suất vận chuyển.
2.1.2 Phân loại
Có nhiều cách phân loại hệ thống phanh:
∗ Theo chức năng của hệ thống phanh: Hệ thống phanh công tác, hệ thống
phanh dừng, hệ thống phanh bổ trợ, hệ thống phanh phụ.
∗ Theo cách bố trí cơ cấu phanh: Chia ra phanh bánh xe và phanh truyền lực.
∗ Theo kết cấu của cơ cấu phanh: Chia ra phanh guốc, phanh dải, phanh đĩa.
∗ Theo đặc điểm của dẫn động phanh: Chia ra dẫn động phanh cơ khí, dẫn động
phanh thủy lực, dẫn động phanh khí nén, liên hợp, điện…
2.1.3 Yêu cầu
Hệ thống phanh cần phải đảm bảo những yêu cầu sau:
− Quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy
hiểm, tức là phải có gia tốc phanh chậm dần cực đại.

− Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định của ô tô khi
phanh.
− Điều khiển nhẹ nhàng, tức là lực tác dụng lên bàn đạp phanh hay cần phanh
không lớn.
− Thời gian chậm tác dụng nhỏ, tức là truyền động phanh có độ nhạy lớn.


11
− Phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải theo quan hệ sử dụng hoàn toàn
trọng lượng bám khi phanh với bất kỳ cường độ nào.
− Không có hiện tượng tự siết phanh khi ô tô chuyển động tịnh tiến hoặc quay
vòng.
− Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt.
− Giữ được tỷ lệ thuận giữa lực trên bàn đạp hoặc lực trên cần phanh với lực
phanh trên bánh xe.
− Có khả năng phanh khi dừng trong thời gian dài.
2.2 Kết cấu của hệ thống phanh trên xe ZIL-131
Trên xe ZIL-131 được trang bị 2 hệ thống phanh riêng biệt: phanh công tác
(phanh chính), phanh tay (phanh dừng). Mặc dù các hệ thống này có phần chung
nhưng nó vẫn hoạt động độc lập với nhau và đảm bảo hiệu quả phanh cao trong
mọi điều kiện của quá trình khai thác. Ngoài ra xe còn được trang bị hệ thống các
đồng hồ kiểm tra cho phép theo dõi hoạt động của hệ thống dẫn động phanh bằng
khí nén.
Trên xe ZIL-131 toàn bộ hệ thống phanh bố trí chung như hình 2.1(trích
trang 24 [6]):

Hình 2.3. Bố trí chung hệ thống phanh xe ZIL-131


12

1-Bàn đạp phanh, 2-Bầu phanh, 3-Máy nén khí, 4-Van điều chỉnh áp suất, 5Van điều khiển áp suất khí nén trong lốp, 6-Van an toàn, 7-Cơ cấu gạt nước, 8Công tắc gạt nước, 9-Đường ống tới đồng hồ áp suất bầu phanh, 10-Đường ống
tới đồng hồ áp suất hệ thống, 11-Khóa trích khí, 12-Đồng hồ áp suất, 13-Đồng
hồ áp suất lốp, 14-Công tắc van điện khí nén, 15-Khóa xả nước, 16-Ống dẫn khí
ra dẫn động gài cầu, 17-Bình khí nén, 18-Hộp số phân phối, 19-Phanh dừng,
20-Đường ống dẫn khí nén, 21-Ống dẫn ở hệ thống bơm lốp, 22-Van ngắt, 23Đầu nối, 24-Đường khí nén vào lốp qua bán trục, 25-Rãnh dẫn khí, 26-Khóa
lốp, 27-Công tắc còi hơi, 28-Còi hơi, 29-Tổng van phanh, 30-Công tắc tín hiệu
phanh.
Như vậy hệ thống phanh khí nén gồm có nguồn năng lượng khí nén, dẫn
động phanh và cơ cấu phanh được mô tả bằng sơ đồ khối sau (Hình 2.2):

Hình 2.4. Sơ đồ khối của hệ thống phanh khí nén
Nguồn năng lượng của hệ thống phanh khí nén là máy nén khí cung cấp khí
nén tới từng phần tử trong hệ thống để phanh xe.
Dẫn động phanh bao gồm các phần tử làm nhiệm vụ truyền dẫn năng
lượng từ nguồn đến cơ cấu chấp hành, dẫn động phanh được chia thành bốn
khối: khối tích năng, khối điều khiển, khối truyền và khối chấp hành. Khối
tích năng là các bình chứa khí nén, các bình tích năng có nhiệm vụ tích trữ


13
năng lượng dưới dạng thế năng để đảm bảo khả năng phanh thường xuyên,
vào bất cứ thời điểm nào. Khối điều khiển của dẫn động phanh có nhiệm vụ
cung cấp tín hiệu điều khiển và điều chỉnh nguồn năng lượng truyền đến cơ
cấu phanh. Khối điều khiển của dẫn động phanh có thể là tổng van phanh, van
phanh rơmoóc. Khối truyền là tập hợp các thiết bị truyền dẫn năng lượng
cũng như truyền tín hiệu điều khiển phanh trong toàn hệ thống, ví dụ: các
đường ống dẫn, các đầu nối ghép, các van tăng tốc. Khối chấp hành trong dẫn
động phanh chính là các bầu phanh có nhiệm vụ chuyển hóa năng lượng
truyền từ khối tích năng thành cơ năng tác dụng trực tiếp lên cơ cấu phanh.
2.2.1 Hệ thống phanh chính.

Hệ thống phanh chính dùng để giảm tốc độ chuyển động của xe hoặc dừng
hẳn ô tô lại khi đang chuyển động một cách nhanh chóng, hiệu quả, có độ tin
cậy cao. Điều khiển hệ thống phanh bằng lực tác dụng lên bàn đạp phanh đặt
trong buồng lái và liên kết cơ khí với tổng van phanh, lực phanh tùy thuộc vào
lực tác động của người lái lên bàn đạp phanh.
2.2.1.1 Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh chính xe ZIL-131.
Sơ đồ nguyên lý của hệ thống phanh trên xe ZIL-131 được trình bày trên
hình 2.3:

Hình 2.5. Sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh xe ZIL-131


14
1-Bàn đạp phanh, 2-Tổng van phanh, 3-Đồng hồ áp suất, 4-Van an toàn, 5-Van
xả nước, 6-Bầu phanh xe kéo, 7-Van ngắt, 8-Đầu nối, 9-ống nối mềm, 10-Bầu
phanh rơmoóc, 11- Van phanh rơmoóc, 12-Bình khí nén rơmoóc, 13-Bình khí
nén xe kéo, 14-Điều chỉnh áp suất, 15- Máy nén khí.
Qua sơ đồ hình 2.3 ta thấy hệ thống phanh chính xe ZIL-131 là hệ thống
phanh khí nén dẫn động 1 dòng, giữa dẫn động phanh xe kéo và phanh rơmoóc
được nối với nhau bằng 1 ống dẫn mềm. Dẫn động điều khiển áp suất khí nén để
phanh ô tô và rơmoóc được thực hiện nhờ một van phanh 2 tầng (tổng van
phanh được bố trí liền thân). Một tầng van điều khiển để tăng áp suất trên đường
ống dẫn động phanh xe kéo (tầng dưới), một tầng phanh còn lại điều khiển sự
giảm áp suất trên đường ống dẫn ra phanh rơmoóc (tầng trên).
Dẫn động phanh gồm có: máy nén khí 15, bộ điều chỉnh áp suất 14, 3 bình
chứa khí nén 13 của xe kéo nối tiếp nhau, tổng van phanh 2, sáu bầu phanh 6,
van ngắt 7, đầu nối 8 và các đường ống dẫn. Dẫn động phanh ở rơmoóc gồm van
phanh rơmoóc 11, bình chứa khí nén 12, bốn bầu phanh 10 và các đường ống
dẫn. Giữa dẫn động phanh xe kéo và rơmoóc được nối với nhau bằng ống mềm
9.

Không khí qua bầu lọc bị hút vào máy nén khí, bị nén đến một áp suất nhất
định và được đưa đến các bình chứa khí nén 13 của xe kéo, sau đó đi qua tổng
van phanh hai tầng 2 và van phanh rơmoóc 11 vào bình chứa khí nén 12 của
rơmoóc. Khi các bình chứa khí nén có được lượng dự trữ khí nén đủ (tức đạt đến
áp suất quy định 0,73÷0,77 MPa) thì bộ điều chỉnh áp suất 14 hoạt động đưa
máy nén khí 15 về chế độ làm việc không tải. Nếu bộ điều chỉnh áp suất 14
không làm việc thì van an toàn 5 sẽ xả bớt khí nén ra ngoài khí trời, đảm bảo áp
suất trong hệ thống không vượt quá mức quy định, đảm bảo an toàn.
Khi phanh người lái tác dụng một lực lên bàn đạp phanh 1, khí nén từ các
bình chứa khí nén 13 qua tổng van phanh 2 đến các bầu phanh 6 của xe kéo. Các
bầu phanh này dẫn động các cơ cấu mở của các cơ cấu phanh, đồng thời đường
ống dẫn 9 nối ra rơmoóc được thông với khí trời ở tổng van phanh 2, do vậy áp
suất trong đường ống 9 giảm, làm cho van phanh rơmoóc 11 làm việc, thực hiện


15
phanh rơmoóc. Khi không phanh khí nén được nạp cho bình chứa khí nén 12
của rơmoóc. Như vậy trong trường hợp không sử dụng rơmoóc, tháo rơmoóc ra
khỏi xe kéo thì rơmoóc tự động phanh lại.
2.2.1.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của các bộ phận chính của hệ thống
phanh chính xe ZIL-131.
1) Máy nén khí
a) Công dụng
Máy nén khí bảo đảm nạp khí nén cho các bình chứa khí nén. Máy nén khi
trên xe ZIL-131 là loại một cấp 2 xilanh, làm mát bằng nước thường sử dụng
trên ô tô. Năng suất máy nén khí được chọn trên cơ sở tính toán tổn hao khí nén
khi phanh cũng như nhu cầu bơm lốp xe và nhu cầu cho dẫn động các cụm khác:
Cụm gạt nước, còi hơi, cơ cấu đóng mở cửa lên xuống…
b) Cấu tạo
Trên sơ đồ hình 2.4 chỉ ra kết cấu của máy nén khí của xe ZIL-131:


Hình 2.6. Cấu tạo máy nén khí xe ZIL-131
1-Đai ốc, 2-Then bán nguyệt, 3-Bánh đai, 4-Pittông, 5-Đế van nén, 6-Van nén,
7-Lò xo van nén, 8-Thân van, 9-Nắp máy, 10-Khối xilanh, 11-Đế van nạp, 12-


16
Cần đẩy, 13-Trục trượt, 14-Lò xo van nạp, 15-Van nạp, 16-Đế van nạp, 17-Lò
xo đòn ngang, 18-Đòn ngang, 19-Phần côn con trượt, 20-Nắp đậy, 21-Ổ bi, 22Các te dầu, 23-Trục khuỷu, 24-Nắp các te, 25-Đệm chắn dầu.
Máy nén khí trên xe ZIL-131 làm mát bằng nước, hệ thống làm mát và bôi
trơn máy nén khí nối với các hệ thống tương ứng của động cơ, nước được dẫn
động từ hệ thống làm mát của động cơ, dầu bôi trơn trên bề mặt làm việc của
các chi tiết của máy nén khí đi theo đường ống từ rãnh dẫn của động cơ tới nắp
sau của máy nén khí. Theo rãnh của trục khuỷu, chốt pittông, thành xilanh được
bôi trơn bằng áp suất. Máy nén khí được dẫn động bằng truyền động đai từ trục
khuỷu động cơ qua bánh đai 3. Thân máy nén khí, khối xilanh 10 và nắp máy 9
được đúc từ gang xám. Mỗi pittông 4 có 3 vòng găng: 2 vòng găng hơi và 1
vòng găng dầu. Pittông được nối với thanh truyền bằng chốt pittông, chốt này
được hạn chế dịch chuyển dọc trục bằng các panh hãm. Thanh truyền nối với
trục khuỷu 23 nhờ các bạc ba bít và các nắp rời. Ở nắp máy, trên phần giữa các
buồng nén có hai van nén 6 dạng lá, van nén tỳ vào đế van 5 nhờ lực lò xo 7. Ở
phía bên mỗi buồng nén có van nạp 25 tỳ vào đế tựa bằng lò xo 14. Cơ cấu giảm
tải gồm đòn bẩy 12, đòn ngang 18, các con trượt 19.
c) Nguyên lý hoạt động
Năng suất máy nén khí đạt 220 lít/phút ở tốc độ 2000 vòng /phút của trục
khuỷu động cơ, áp suất do máy nén khí tạo ra đạt tới 0,7 MPa (tương đương 7
KG/cm2). Khi máy nén khí hoạt động, không khí từ bầu lọc khí của động cơ đi
vào khoang dưới các van nạp 15 của máy nén khí và bị hút vào xilanh khi
pittông chuyển dịch xuống dưới. Khi pittông chuyển dịch lên trên, không khí bị
nén lại cho đến khi áp suất thắng được lực của lò xo 14, van nén 6 sẽ mở và khí

nén sẽ theo các đường dẫn khí tới bình chứa khí nén. Quá trình này được thực
hiện liên tục ở cả 2 xilanh. Khi áp suất trong hệ thống đạt tới 7,3÷7,7 KG/cm2 thì
van điều hòa áp suất bắt đầu làm việc, van mở cửa cấp khí nén theo rãnh dẫn
dầu vào thân xilanh đến phía dưới van giảm tải theo đường dẫn P. Không khí có
áp suất cao làm nâng trục trượt 13 mở các van nạp 15 của 2 xilanh, không khí
được đi từ xilanh này sang xilanh kia của máy nén khí, do đó máy nén ngừng


17
cung cấp khí nén vào hệ thống. Khi áp suất trong hệ thống giảm xuống còn
6,2÷6,5 KG/cm2 thì van điều chỉnh áp suất không cho khí nén từ bình chứa vào
dưới trục trượt 13 của hệ thống giảm tải, không khí ở dưới van trượt thông với
khí trời, trục trượt 13 dướt tác dụng của lò xo 17 đi xuống giải phóng cho van
nạp và máy nén khí lại bắt đầu nén không khí vào hệ thống.
2) Bộ điều chỉnh áp suất
a) Công dụng
Bộ điều chỉnh áp suất có tác dụng điều hòa áp suất trong hệ thống nằm
trong phạm vi quy định, thực hiện giảm tải cho máy nén khí khi áp suất vượt quá
giá trị quy định.
b) Cấu tạo
Kết cấu bộ điều chỉnh áp suất được chỉ ra trên hình 2.5:

Hình 2.7. Bộ điều chỉnh áp suất


18
I-Khí nén áp suất cao từ bình chứa, II-Cửa thoát khí ra khí trời, III-Khí từ khối
giảm áp của máy nén,1-Chụp bảo vệ, 2-Lò xo, 3-Bi tỳ, 4-Chụp điều chỉnh, 5Cần của van, 6-Ống dẫn hướng, 7-Rãnh dẫn, 8-Lưới lọc dùng kim loại gốm, 9Vòng làm kín, 10-Nút, 11-Thân, 12-Vòng đàn hồi, 13-Van nạp, 14-Van xả, 15Đệm điều chỉnh, 16-Đai ốc hãm.
Bộ điều chỉnh áp suất được đặt trên khối xilanh của máy nén khí ở khoang
trong thân 11 nối với khoang P (trong hình 2.4) phía dưới con trượt, nhờ rãnh

dẫn 7 có 2 viên bi 13 (van nạp) và 14 (van xả). Hai van chịu lực ép của lò xo
thông qua cần đẩy 5, van nạp 13 ở phía dưới có đế tựa dạng vòng đệm lò xo 12,
kết cấu này không cho van bi dính vào đế tựa, đế tựa của van xả 14 là mặt mút
của dẫn hướng 6 và cần đẩy 5. Ở ống dẫn hướng 6 có rãnh nối thông khoang của
các viên bi với khí trời.
c) Nguyên lý làm việc
Khí nén từ các bình chứa khí nén được dẫn đến phần dưới của bộ điều
chỉnh áp suất, lưới lọc 8 dùng để lọc dầu và nước lẫn trong khí nén. Khi nạp khí
nén cho các bình chứa thì van nạp 13 sẽ đóng, van xả 14 mở thông khoang P
(hình 2.4) với khí quyển.
Khi áp suất khí nén trong hệ thống đạt 0,73÷0,77 MPa thì dưới tác dụng
của áp suất khí nén, van nạp 13 sẽ mở và van xả 14 sẽ đóng lại, do vậy khoang P
ở máy nén khí được nối thông với các bình chứa khí nén, con trượt 13 của cơ
cấu giảm tải đẩy van nạp 15 (hình 2.4), nối thông 2 khoang của máy nén khí với
nhau. Khi đó không khí bị dồn từ xilanh này sang xilanh kia. Máy nén khí sẽ
chạy không tải cho đến khi áp suất khí nén ở các bình chứa giảm đến 0,6÷0,64
MPa.
Khi đạt giá trị này lò xo 2 của bộ điều chỉnh áp suất sẽ đẩy cả 2 van bi 13,
14 xuống dưới khi đó van nạp 13 sẽ đóng và van xả 14 sẽ mở thông với khí trời.
Khí nén từ khoang P của máy nén khí thoát ra khí trời qua van xả 14 của bộ điều
chỉnh áp suất. Ở máy nén khí do tác dụng của lò xo 14 (hình 2.4) mà 2 con trượt
13 hạ xuống, các van sẽ đóng lại ngăn cách 2 xilanh của máy nén khí với nhau.
Máy nén khí lại tiếp tục nén khí và cung cấp khí nén cho các bình khí nén.


19
Bộ điều chỉnh áp suất tự động giữ áp suất khí nén trong giới hạn 0,60÷0,77
MPa, áp suất này bảo đảm cho luồng khí nén từ các bình chứa vào các bầu
phanh với tốc độ giới hạn không đổi (tốc độ âm thanh) và với lưu lượng trong 1
giây lớn nhất, do vậy đảm bảo được thời gian chậm tác dụng của dẫn động

phanh là ngắn nhất.
3) Van an toàn
a) Công dụng
Giữ cho hệ thống khí nén không bị tăng áp suất quá lớn trong trường hợp
tự động điều chỉnh áp suất bị hư hỏng.
b) Cấu tạo
Kết cấu van an toàn được chỉ ra trong hình 2.6:

Hình 2.8. Van an toàn
1-Đế van, 2-Thân van, 3-Bi, 4-Lò xo van,
5-Đai ốc hãm, 6-Vít điều chỉnh, 7-Thanh đẩy
Van an toàn được điều chỉnh nhờ vít 6 và sau đó được hãm nhờ đai ốc 5 để
áp suất mở van khoảng 0,9÷0,95 MPa.
c) Nguyên lý làm việc
Khi áp suất khí nén trong bình chứa lớn hơn quy định, lực do khí nén sinh
ra thắng sức căng của lò xo 4, làm trục van 7 dịch chuyển, khí nén được thoát ra
khí trời qua cửa van. Khi áp suất trong bình chứa nhỏ hơn mức khoảng 0,9 MPa
thì sức căng của lò xo thắng lực đẩy của khí nén, đẩy viên bi xuống đóng kín của
van, khí nén không thoát ra ngoài nữa và áp suất khí nén trong bình lại tăng lên,
cứ như vậy duy trì áp suất khí nén trong bình theo quy định.


20
Trong quát trình sử dụng cần kiểm tra sự làm việc bình thường của van an
toàn bằng cách cho xả khí để làm sạch bụi bẩn, sau đó kiểm tra sự kín khít khi
hệ thống làm việc bình thường.
4) Bình chứa khí nén
a) Công dụng
Tích trự năng lượng khí nén cho hệ thống phanh và các thiết bị dùng khí
nén.

b) Cấu tạo và nguyên lý làm việc
Trên xe ZIL-131 có 3 bình chứa khí nén, bình được chế tạo bằng thép, trên
bình có gia công các lỗ để bắt đường dẫn khí nén từ máy nén khí tới và có các
đường dẫn khí nén tới tổng van phanh. Dưới đáy bình có lắp van xả để xả chất
lỏng ngưng tụ trong bình, dung tích mỗi bình chứa là 20 lít. Kết cấu bình chứa
khí nén chỉ ra trong hình 2.7:

Hình 2.9. Bình chứa khí nén
1-Khóa xả cặn, 2, 5-Đầu bắt ống dẫn khí nén
3-Van an toàn, 4-Vỏ bình khí nén.
5) Van phanh rơmoóc
a) Công dụng
Điều khiển quá trình phanh rơmoóc, bán rơmoóc hoặc kéo pháo, kết hợp
với tổng van phanh để thực hiện phanh rơmoóc, đồng thời tự động phanh
rơmoóc khi rơmoóc bị đứt, tuột khỏi xe kéo.
b) Cấu tạo
Đặc điểm cấu tạo của van phanh rơmoóc được chỉ ra trên hình 2.8:


21

Hình 2.10. Sơ đồ nguyên lý van phanh rơmoóc
1-Van xả, 2-Đế van xả, 3-Lò xo van xả, 4-Van nạp, 5-Lò xo van nạp, 6-Thân van
phanh rơmoóc, 7-Màng, 8-Cần đẩy, M-Khoang thông tổng van phanh, KKhoang thông bình khí nén, L-Khoang thông bầu phanh.
Van phanh rơmoóc trên xe ZIL-131 là kiểu màng-pittông được dùng phổ
biến. Khoang M của van được thông với cửa A và cơ cấu tùy động tác dụng
ngược của tổng van phanh qua đường ống nối dẫn động ra rơmoóc. Khoang K
của van được nối thông với bình chứa khí nén của rơmoóc. Khoang L được nối
thông với các bầu phanh của rơmoóc. Trên cần đẩy 8 gồm có đĩa và màng 7.
Van nạp 4 tỳ vào đế tựa ở vách ngăn giữa vỏ 6 nhờ lực lò xo 5. Van nạp 4 có thể

dịch chuyển theo cần đẩy. Lò xo 3 tác động lên màng và ép vào đế van xả.
c) Nguyên lý làm việc
∗ Khi chưa phanh:


22
Khí nén sẽ qua khoang M nén màng cao su 7 xuống dưới, đồng thời đóng
van nạp 4 mở van xả 1, nối thông bầu phanh rơmoóc với khí quyển, nạp khí nén
vào bình chứa khí nén của rơmoóc.
∗ Khi đạp phanh:
Dưới tác dụng của lò xo 5 và áp suất khí nén ở khoang K sẽ làm pittôngmàng 7 cùng cần đẩy 8 chuyển dịch lên trên cùng van xả 1 cho đến khi van xả 1
đóng lại không cho khoang L thông với khí quyển. Nếu cần đẩy 8 tiếp tục
chuyển dịch thì van nạp 4 sẽ mở ra nối thông khoang K và L. Khí nén sẽ từ bình
chứa của rơmoóc qua cửa I vào khoang K và L qua cửa II đến các bầu phanh của
rơmoóc để phanh.
∗ Khi dừng bàn đạp phanh:
Khi dừng bàn đạp phanh, áp suất tiếp tục tăng lên sẽ làm pittông cùng cần
đẩy 8 chuyển dịch xuống dưới làm cho van nạp 4 đóng lại. Ở thời điểm này cả 2
van cùng đóng, lực tác dụng từ 2 phía của pittông- màng cân bằng nhau. Nếu
tiếp tục đạp phanh thì áp suất khoang M lại giảm, van nạp 4 lại mở, áp suất khí
nén ở bầu phanh của rơmoóc lại tăng lên. Do vậy ở bất kỳ vị trí nào của bàn đạp
phanh đều bảo đảm được sự tỷ lệ giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh với giá trị
áp suất khí nén trong các khoang L, tức là bảo đảm sự tỷ lệ giữa lực tác dụng
trên bàn đạp phanh và cường độ phanh.
∗ Khi nhả phanh:
Áp suất trong khoang M tăng lên làm cho màng 7 dịch chuyển xuống phía
dưới, mở van xả 1 và đóng van nạp 4 nối thông bầu phanh rơmoóc với khí trời
qua cửa C.
∗ Khi đứt phanh rơmoóc:
Áp suất trong khoang M lập tức giảm xuống bằng áp suất môi trường, khi

đó tương tự như quá trình đạp phanh nên rơmoóc sẽ được phanh lại.
6) Tổng van phanh
a) Công dụng


23
Tổng van phanh có tác dụng để điều khiển phanh xe kéo và moóc kéo dẫn
động khí nén. Khí nén sau khi được nạp đầy bình chứa sẽ được điều khiển cả
thời điểm cũng như lưu lượng cấp cho các bầu phanh thông qua tổng van phanh.
Tùy theo hệ thống phanh khí nén là dẫn động 1 dòng hay 2 dòng, có kéo moóc
hay không mà tổng van phanh có kết cấu khác nhau.
b) Cấu tạo
Kết cấu của tổng van phanh xe ZIL-131 được chỉ ra trên hình 2.9:

Hình 2.11. Tổng van phanh xe ZIL-131
1-Thanh dẫn động van phanh, 2-Chụp bảo vệ, 3-Nắp trên của van phanh, 4-Đòn
lớn, 5-Lò xo cân bằng điều khiển phanh rơmoóc, 6-Ống dẫn hướng, 7-Cần đẩy,
8-Thân van, 9-Màng với cốc dẫn hướng, 10-Đế van xả, 11-Vòng làm kín, 12Van xả điều khiển phanh rơmoóc, 13-Lò xo hồi vị, 14-Đế van nạp, 15-Van nạp
điều khiển phanh rơmoóc, 16-Nắp, 17-Đầu nối, 18-Tấm van của cửa xả, 19-Van
nạp điều khiển phanh xe kéo, 20-Van xả điều khiển phanh xe kéo, 21-Lò xo ép,
22- Lò xo cân bằng điều khiển phanh xe kéo, 23-Cốc lò xo cân bằng, 24-Đai ốc
hãm, 25-Đòn nhỏ, 26-Nắp dưới của van phanh, 27-Vít hạn chế hành trình, 28Lẫy liên động phanh tay, A-Dẫn khí tới phanh rơmoóc, B-Khí từ bình khí nén,
C-Khí thoát ra khí trời, D-Khí tới bầu phanh xe kéo.


24
Tổng van phanh của xe ZIL-131 là loại hai tầng bố trí cùng trong một vỏ,
có cơ cấu tùy động kiểu màng và các van hình côn làm bằng cao su-thép. Cơ cấu
tùy động có tác dụng thuận (ở tầng dưới) dùng để điều khiển phanh xe kéo, còn
cơ cấu tùy động tác dụng nghịch (ở tầng trên) dùng để điều khiển phanh

rơmoóc.
Đế van xả 10 cùng với màng 9 ở tầng van trên luôn tỳ vào cần đẩy 7.
Thanh đẩy chịu tác dụng của lò xo cân bằng 5, lò xo này cùng với màng 9, ống
dẫn hướng 6 và cơ cấu van (đế tựa 10 của van xả 12, đế tựa 14 của van nạp 15,
lò xo hồi vị 13) đảm bảo tác dụng tùy động trong mạch dẫn động điều khiển
phanh rơmoóc. Lực của lò xo cân bằng 5 được điều chỉnh bằng cách quay ống
dẫn hướng 6 của cần đẩy 7.
Khí nén từ các bình chứa khí nén của xe kéo được dẫn đến cửa B ở tầng
trên. Cửa A nối thông với van phanh rơmoóc, còn khoang ở bên trái màng 9
được nối thông với khí trời.
Ở tầng dưới, các cơ cấu gồm: màng, cốc dẫn hướng 23 và cơ cấu van
(tương tự như ở tầng trên trừ lò xo 21 bên phải màng). Tác động tùy động ở tầng
dưới để điều chỉnh giá trị áp suất trong các bầu phanh của xe kéo được bảo đảm
bằng lò xo 22. Lò xo này nằm trong cốc 23 và bị nén ( lực nén bằng 170 N, và
có thể điều chỉnh lực nén này bằng độ dày của các đệm điều chỉnh) với mục đích
giảm hành trình của bàn đạp phanh ở giai đoạn ban đầu.
Khoang thông với cửa D được nối với các đường ống dẫn tới các bầu
phanh của xe kéo, các ngăn được dẫn động bằng hệ thống đòn kéo gồm thanh
kéo 1 nối với bàn đạp phanh và với các đòn lớn 4, đòn nhỏ 25. Đòn 25 được
quay xung quanh chốt bắt trên vỏ, đầu còn lại liên động với đòn 4 qua chốt. Đòn
lớn 4 được bắt với cần đẩy 7 và cố định với trục của cần đẩy. Vít hạn chế hành
trình 27 và và vít phía trên tỳ vào đòn lớn 4 có tác dụng để điều chỉnh van
phanh.
c) Nguyên lý làm việc
∗ Khi chưa đạp phanh


25
Ở tầng điều khiển phanh xe kéo (tầng dưới): Van nạp đóng, van xả mở
thông với khí trời nên các bầu phanh bánh xe cũng được thông với khí trời và xe

chưa bị phanh.
Ở tầng điều khiển phanh rơmoóc (tầng trên): Đế tựa 10 cùng cần đẩy 7 nằm
tận cùng bên phải đẩy mở van nạp 15 và đóng van xả 12, đồng thời mở thông
cửa B tầng trên với cửa A. Lúc này khí nén từ bình chứa khí nén của xe kéo qua
cửa A tới van phanh rơmoóc, van phanh chưa làm việc nên các bánh xe của
rơmoóc chưa được phanh, đồng thời khí nén sẽ được nạp vào bình chứa khí nén
của phanh rơmoóc. Khi áp suất trong bình khí nén của phanh rơmoóc và các
đường ống tăng lên làm cho màng 9 dịch chuyển sang trái nén lò xo cân bằng 5,
đồng thời van nạp 15 từ từ đóng lại, khi áp suất trong bình chứa khí nén của
phanh rơmoóc đủ quy định, lúc này lực tác dụng lên màng 9 cân bằng với lực
nén của lò xo 5.
∗ Khi đạp phanh
Khi đạp phanh, thông qua thanh kéo 1, lực được truyền đến đòn lớn 4 và
đòn nhỏ 25 làm cần đẩy 7 cùng với đế van 10 dịch chuyển sang trái, làm van nạp
15 đóng lại, sau đó van xả 12 mở ra. Lúc này khí nén từ bình chứa khí của xe
kéo không được cấp đến van phanh rơmoóc nữa, khí ở cửa A và khoang trên của
van phanh rơmoóc (khoang M) sẽ thoát ra ngoài khí quyển qua lỗ trên đế van
10. Sự sụt áp trên đường ống dẫn khí nén đến van phanh rơmoóc là tín hiệu cho
van phanh rơmoóc hoạt động và thực hiện phanh rơmoóc.
Ở tầng điều khiển phanh xe kéo, dưới tác dụng của lực truyền đến đòn 22
cốc 23 chuyển dịch sang phải. Lúc này van xả 20 đóng lại, van nạp 19 mở ra, do
đó khoang E được nối thông với bình chứa khí nén. Khí nén lúc này từ bình
chứa khí nén qua cửa B ở tầng dưới, qua cửa D đi tới các bầu phanh bánh xe của
xe kéo, thực hiện quá trình phanh xe kéo.
∗ Khi dừng bàn đạp phanh
Khi dừng bàn đạp phanh tại tầng điều khiển phanh rơmoóc, cần đẩy 7 dưới
lực tác dụng của lò xo 5 dịch chuyển sang phải đóng kín van xả 12 lại, khi đó cả



×