Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY_CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 20 trang )

BÁO CÁO THỰC HÀNH
MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY
A. NỘI DUNG THỰC HÀNH
Bài 1
Gia công cơ khí với phương pháp tiện
I. Dụng cụ:
- Máy tiện vạn năng EER 1330
- Thước kẹp
- Bản vẽ chi tiết gia công
- Dụng cụ bảo hộ: kính, quần áo bảo hộ.
II. Nội dung
a. Lý thuyết
Máy tiện: là loại máy cắt kim loại được dung rộng rãi nhất để gia công
các mặt tròn xoay như: mặt trụ, mặt định hình, mặt nón, mặt ren vít, gia công lỗ
ren, mặt đầu cắt đứt. Có thể khoan, khoét, doa cắt ren bằng taro bàn ren trên
máy.
Nếu có đồ gá có thể gia công được các mặt không tròn xoay, hình nhiều cạnh,
elip,cam…
- Nguyên lý hoạt động: là loại máy cắt kim loại có chuyển động chính là chuyển
động quay tròn quanh tâm của phôi tạo ra tốc độ cắt, chuyển động chạy dao là
chuyển động tịnh tiến của dao gồm 2 loại: Chạy dao dọc(dọc theo hướng trục
của chi tiết), chạy dao ngang (chạy theo hướng kính của chi tiết).
- Phân loại: Máy tiện trơn và máy tiện ren vít…Máy tiện ren vít vạn năng là máy
tiện thông dụng nhất trong nhóm máy tiện vì nó có thể tiện trơn và tiện ren.
Truyền động cho bàn dao thường dung hai trục: Trục trơn dung để tiện trụ trơn
và trục vít me để tiện ren.
* Giới thiệu về máy tiện EER1330

1



Máy tiện EER1330 là máy tiện vạn năng thực hiện được những công việc cơ bản
cảu nghề tiện :
-

Tiện trụ trong

-

Tiện trụ ngoài

-

Tiện rãnh ngoài

-

Tiện rãnh trong

-

Tiện cắt đứt

-

Tiện ren ngoài

-

Tiện ren trong


-

Tiện định hình

-

Tiện côn ngoài

-

Tiện côn trong

-

Tiện mặt đầu

MÁY TIỆN REN VÍT VẠN NĂNG EER1330

2


Bản vẽ cơ sở hình dạng của máy tiện EER 1330

Các thông số cơ bản của máy tiện:
3


Mã hiệu máy tiện
Kích thước máy tiện mm:
Rộng:

Cao:
Dài:
Khối lượng máy tiện, kg
Motor Trục chính, Hp
Motor hệ thống làm mát, HP
Các cấp tốc độ của trục chính (Vòng/phút):
a) Số tiến
+ Cấp tốc độ chậm:
Số truyền 1
Số truyền 2
Số truyền 3
Số truyền 4
+ Cấp tốc độ nhanh:
Số truyền 1
Số truyền 2
Số truyền 3
Số truyền 4
b) Đảo chiều
+ Cấp tốc độ chậm:
Số truyền 1
Số truyền 2
Số truyền 3
Số truyền 4
+ Cấp tốc độ nhanh:
Số truyền 1
Số truyền 2
Số truyền 3
Số truyền 4
Hệ thống truyền lực
Bộ truyền bánh đai

Hộp số
Đảo chiều động cơ

EER-1330
495
1230
1750
980
3
1/8

80
127
200
320
488
772
1245
2000
80
127
200
320
488
772
1245
2000
2 dây đai
Cơ học 8 cấp
Sử dụng đảo pha

b)Thực hành
Tiện trục bậc có
kích thước như
sau:

4


* Trình tự các bước thực hiện gia công trục bậc theo yêu cầu kích thước đã
cho:
Bước 1. Chọn phôi, gá lắp, kiểm tra theo đường kính, mặt đầu và kẹp chặt
phôi trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm
- Chọn phôi hình trụ có đường kính ∅ 22+0.5 , chiều dài L = 120+0.5
-

Gá phôi vào mâm cặp:

Lắp chấu vào mâm

chuẩn bị gá phôi lên

gá phôi lên mâm cặp

Sau khi đã gá lắp phôi lên mâm cặp, tiếp tục tiến hành rà gá bằng cách sử dụng
búa hoặc đồng hồ so.
Bước 2: Gá dao
- Ban đầu thực hiện thao tác dịch chuyển bàn dao về phía ụ động

Nới lỏng các vít kẹp của ổ dao ( Sau đó gá dao lên


5


Tiêu chuẩn khi gá dao:
Kẹp sơ bộ dao bằng cách dùng hai tay khóa mặt đầu 1 theo chiều kim đồng hồ
để vít kẹp 2 chạm vào dao 3.

Để kẹp chặt dao, cần phải xiết từ từ và tuần tự tất cả các vít.
Tiếp theo, xoay ô gá dao bằng cách dùng tay phải quay tay quay 5 của ô gá dao
ngược chiều KĐH (lúc đầu giật mạnh, sau đó giật từ từ). Ổ gá dao được xoay đi
một góc 90 độ và được kẹp chặt bằng cách quay tay quay 5 theo chiều KĐH

Bước 3: Kiểm tra kích thước bằng thước cặp
- Sử dụng thước cặp cơ khí để đo đường kính chi tiết khi gá trên mâm cặp ba
chấu tự định tâm.

6


Bước 4: Tiến hành gia công chi tiết
- Sau khi gá phôi, dao và kiểm tra bằng thước cặp, tiến hành kiểm tra máy, cài
đặt các thông số như: tốc độ quay, số tiến (lùi), chiều quay của mâm cặp….
* Gia công mặt trụ và tiện mặt đầu
- Sử dụng dao vạc mặt đầu.
- Lựa chọn chế độ cắt:
+ Chiều sâu cắt: tiện thô t = 1,5 mm; tiện tinh t = 0.5 mm
+ Bước tiến dao dọc: S = 0,1 mm/vg
+ Số vòng quay trục chính: n = 350v/ph
Nhấn nút khởi động máy và bắt đầu quá trình tiện mặt đầu đạt kích thước L =
120 mm.

Tiếp tục gia công mặt trụ đạt kích thước ∅22 mm.

* Gia công kích thước ∅17 mm, L = 70 mm
- Sử dụng dao tiện trụ bậc.

- Phương pháp cắt: sử dụng phương pháp cắt từng lớp
- Lựa chọn chế độ cắt:
7


+ Chiều sâu cắt: tiện thô t = 1,5mm; tiện tinh t = 0,5mm.
+ Bước tiến dao dọc: tiện thô S = 0,1mm/vg
+ Số vòng quay trục chính: 350vg/ph.

* Vát mép của trục
- Sử dụng dao phá góc 45 độ để đạt được kích thước 2x45°
- Chế độ cắt:
+ Số vòng quay trục chính: n = 250v/ph
+ Bước tiến dao dọc: Tiện thô S = 0,1mm/vg; tiện tinh: S =
0,05mm/vg
+ Chiều sâu cắt: Tiện thô t = 1

* Gia công kích thước ∅14 mm, L = 50 mm
- Chế độ cắt:
+ Số vòng quay trục chính: 350v/ph
+ Bước tiến dao dọc: Tiện thô S = 0,1mm/vg
+ Tiện tinh : S = 0,05mm/vg
+ Chiều sâu cắt: Tiện thô t = 1,5mm; tiện tinh: t = 0,3mm.

8



* Gia công tiện rãnh vuông
- Sử dụng dao tiện rãnh vuông.
- Chế độ cắt:
+ Số vòng quay trục chính: n = 250v/ph
+ Bước tiến dao ngang: Tiện thô S = 0,1mm/vg; tiện tinh S = 0,05mm/vg.
+ Chiều sâu cắt: t = 3mm.

Bước 5: Kiểm tra chi tiết
- Sau khi tiến hành các bước gia công như đã nêu ở trên, cuối cùng thu được chi
tiết trục bậc có rãnh vuông theo yêu cầu.
- Tiến hành tắt máy, tháo chi tiết ra khỏi mâm cặp sau đó dùng thước cặp, đồng
hồ so để kiểm tra kích thước cũng như độ nhám trong phạm vi sai số của chi tiết.
III. Kết luận và kiến nghị
* Kết luận: Bài thực hành về máy tiện với nội dung thực hành: tiện trục bậc có
rãnh vuông, đã giúp sinh viên chúng em được bổ sung và nâng cao hơn kiến
thức về việc vận hành và sử dụng máy tiện trong quá trình thực hành gia công.
Là cơ sở cho những bài thực hành tiếp theo.
* Kiến nghị: Cần bố trí số lượng sinh viên phù hợp với mỗi tiết thực hành để
đạt được hiệu quả trong công việc. Nhà xưởng thực hành cần được nâng cấp về
điều kiện không gian, ánh sáng.

9


Bài 2
Gia công cơ khí với phương pháp tiện ren
I. Dụng cụ
- Máy tiện ren vít vạn năng EER1330

- Thước cặp, đồng hồ so
- Đồ bảo hộ: áo bảo hộ, giày, kính, găng tay…
II. Nội dung
Giới thiệu về ren tam giác ngoài:
* Các thông số hình học:

* Dao tiện ren
- Dao thép gió:

- Dao hợp kim:

* Các thao tác khi tiện ren:
10


Sau khi đã gá đặt và các thao tác chuẩn bị khác. Kéo tay gạt cần khởi
động cho trục chính quay và xác định mốc tiến dao, sau đó lùi bàn xe dao dọc về
vị trí ban đầu rồi tiến bàn xe dao ngang đi 0,5mm, tiếp theo đó, đóng tay gạt đai
ốc hai nửa ở hộp xe dao để xe dao dọc tịnh tiến tới rãnh thoát dao theo bước ren
đã điều khiển, kéo tay gạt mở đai ốc hai nửa dùng để dừng tiến dao dọc lùi, lùi
dao về vị trí ban đầu và thực hiện tiếp các lát cắt khác cho tới khi hoàn thành.
Chú ý số lát cắt và chiều sâu cắt của mỗi bước phụ thuộc vào bước ren và
vật liệu làm dao. Số bước cắt ren được chọn theo sổ tay gia công cơ khí.
* Các bước gia công tiện ren ngoài:
- Chế độ cắt:
+ Số vòng quay trục chính: n = 180v/ph
+ Bước tiến dao dọc: S = 1,5mm/vg
+ Chiều sâu cắt: Tiện thô t = 0,7mm; tiện tinh t = 0,3mm.
III. Kết luận và kiến nghị
* Kết luận: Tiện ren là một phương pháp phổ biến trong sản xuất gia công cơ

khí. Thông qua bài thực hành, sinh viên đã nắm rõ được các loại ren cũng như
cách vận -hành máy tiện để thực hiện các bước tạo ra sản phẩm tiện ren theo yêu
cầu.
* Kiến nghị: Nhà xưởng thực hành cần được nâng cấp về thiết bị cũng như điều
kiện về không gian, ánh sáng.

11


Bài 2
Gia công cơ khí với phương pháp phay
I. Dụng cụ, thiết bị
- Máy phay vạn năng
- Các dụng cụ đo, kiểm tra: Thước cặp, đồng hồ so
- Đồ bảo hộ: quần (áo) bảo hộ, găng tay, kính…
II. Nội dung
1. Lý thuyết
a. Giới thiệu về máy phay và công nghệ gia công bằng phương pháp phay
* Máy phay: là một trong những loại máy chiếm số lượng lớn trong các nhà
máy cơ khí. Máy phay được chế tạo từ thế kỉ 16, nhưng phát triển rất chậm. Tới
năm 60-90 của thế kỉ 19 nó mới chiếm tỉ lệ 1/15 máy tiện. Hiện nay có xu
hướng ngày càng dùng phay thay cho bào. Việc phát triển máy phay chuyên
dùng có tầm quan trọng đặc biệt.
Ở nước ta nhà máy cơ khí Hà Nội đã sản xuất ra các loại máy phay vạn
năng P623, 613 và đã nhập máy phay điều khiển theo chương trình số CNC
(hiện Trường ĐH Lâm Nghiệp sử dụng máy phay điều khiển bằng tay.)

Công nghệ phay : Hiện nay là phương pháp gia công rất phổ biến, có khả
năng công nghệ rất rộng rãi. Phay không những gia công được mặt phẳng mà
12



còn gia công được các mặt định hình khác. Trong sản xuất loạt lớn, hàng
khối phay gần như thay thế được cho bào và một phần lớn cho xọc. Nguyên
nhân chủ yếu vì dao phay có nhiều lưỡi cắt cùng làm việc, tốc độ phay lại cao
hơn bào, đồng thời có thể thực hiện nhiều biện pháp công nghệ để nâng cao
năng suất.
Phay còn được thực hiện trên các kiểu máy phay như máy phay vạn năn
nằm ngang hoặc đứng. Trong sản suất loạt lớn còn thực hiện trên máy phay
nhiều trục, máy phay có bàn quay, máy phay chuyên dụng … Khi gia công
chi tiết lớn như thân máy, các chi tiết dạng hộp có kích lớn… còn dùng máy
phay giường.
Dao phay có nhiều loại : dao phay mặt đầu, dao phay trụ, dao phay đĩa
(một, hai hoặc ba mặt), dao phay dạng ngón, dao phay định hình…
Tùy theo kết cấu của dao phay, kiểu máy phay sử dụng, yêu cầu của sản phẩn
có thể gia công được nhiều dạng bề mặt khác nhau bằng các phương pháp
khác nhau.
• Nguyên Lý
Thực hiện chuyển động xoay tròn của dao phay là chuyển động chính và
kết hợp chuyển động thẳng hình thành chuyển động chạy dao. Các chuyển
động này phối hợp với nhau hình thành chuyển động tạo hình. Chuyển động
xoay tròn hình thành chuyển động chính, tạo nên vận tốc cắt. Chuyển động
thẳng của bàn máy hay là chuyển động của chi tiết hình thành chuyển động
chạy dao, tạo nên bước tiến s (mm/răng hoặc mm/vòng), chuyển động tịnh
tiến của chi tiết theo ba phương dọc, phương ngang, hoặc thẳng đứng. Quá
trình phay được thể hiện bằng các chuyển động tạo hình, phương pháp gia
công, ngoài ra còn còn phụ thuộc vào hình dáng dao cắt, phương gá đặt giữa
chi tiết và dao.
• Công dụng và phân loại
a. Công dụng:

Máy phay có phạm vi sử dụng rất lớn, dùng để gia công các bề mặt phẳng,
các mặt trụ tròn xoay, các mặt định hình, các bề mặt đặc biệt…v..v..
b. Phân loại máy phay:
− Về mặt kết cấu
• Máy phay đứng.
• Máy phay ngang.
− Về mặt tính năng
Máy phay vạn năng :
• Máy phay ngang vạn năng.
• Máy phay đứng vạn năng.
13


Máy phay chuyên dùng :
• Máy phay rãnh then
• Máy phay ren vít.
• Máy phay chép hình.
• Máy phay lăn răng
Máy phay chuyên môn hóa
+ Về mặt điều khiển
• Cơ khí
• Kỹ thuật số …
+ Về mặt công dụng
• Máy phay rãnh then hoa
• Máy phay ren vítvạn năng
• Máy phay chép hình.
• Máy phay bánh răng
2. Thực hành
Máy phay


14


− Thay dao phay rãnh then bằng dao phay mặt đầu
Dao phay mặt đầu (6 lưỡi)
Sinh viên thay dao phay theo hướng dẫn của giáo viên =>

− Đọc bản vẽ
Trước khi bước vào giai đoạn đặt phôi lên bàn gá chúng ta cần xem kỹ
bản vẽ của chi tiết cần tạo. Về cơ bản thì trong buổi thực hành ta sử dụng
trực tiếp phôi có sẵn (khối gỗ), không cần thiết có bản vẽ nên không cần
thiết bước này, trong phay chuẩn chúng ta không thể bỏ qua bước này!

15


− Gán phôi và kẹp phôi
Bước này khá qua trọng, trong bước này đòi hỏi độ chính xác phải rất
cao để
tránh sai số. Cụ thể : khi đưa phôi vào bàn gá phải đảm bảo vệ sinh sạch
sẽ
lòng bàn gá (tránh khập khiễng), phải đặt phôi cân bẳng thông qua việc
lót
bằng tấm giấy mỏng nhỏ hay tấm gỗ, sắt mỏng tùy thuộc và đo độ cân
bằng qua lực kéo các mẫu giấy và mắt thường hoặc kính hay đồng hồ so.
Khi kẹp phôi đảm bảo không có bụi bẩn bám trên các Ê tô
.

Phoi
Phôi


ÊTÔ kẹp phôi

16


− Phay

Tay gạt đưa dao lên
xuống

Con lăn chia độ ăn dao
Tay gạt khóa dao không
lên xuống.

Chỉnh các thông số
bằng cách:
• Chọn tốc
độ ăn dao
nhanh











High và chậm – Low
Kéo tay gạt đưa dao lên xuống cho dao vừa chạm phôi rồi dung tay
gạt khóa khóa lại để cài lượng ăn dao
Xoay con lăn chia độ để chỉnh lượng ăn dao, mỗi lượt ăn dao ta
chọn xoay nửa vòng con lăn.
mở khóa, kéo tay gạt cho dao lên
vị trí phôi theo hướng nhìn trực tiếp như hình phải năm bên trái dao
phay để tránh phay ngược hoặc vỡ lưỡi dao.
tiếp theo đóng điện, bật công tắc cho dao quay ổn định ta dùng tay
gạt cho dao xuống kịch ngưỡng đã chia, khóa lại
từ từ quay vô lăng cho bàn xe dao chạy từ trái sang phải (theo hình
trên). Khi dao phay hết một lượt ta tắt máy làm lại bước cài con lăn
và các bước tiếp sau đến khi mặt đầu đạt yêu cầu ta mới phay mặt
tiếp theo.
Các mặt về sau nên có them bạc lót để đảm bảo bề mặt.
- Gỡ phôi khỏi êtô thu sản phẩm
17


ở đây là phôi gỗ nên có thể dễ dàng tháo ra, nhưng với đúng phay kim
loại cần cẩn thận vì chi tiết nặng, dùng các dụng cụ kỹ thuật để không
làm hỏng sản phẩm vừa tạo, cần giũa bền mặt them để hoàn thiện sản
phẩm.
III. Kết luận và kiến nghị
* Kết luận: Sau khi trải qua quá trình gia công phay, chi tiết tạo thành có chất
lượng bề mặt tương đối phẳng. Tuy nhiên, vật liệu phôi cũng như trong qua trình
phay, làm cho bề mặt vẫn chưa đạt độ mịn hay độ nhám trong phạm vi cho phép.
* Kiến nghị: Cần được đầu tư về nguyên liệu thực hành cũng như các dụng cụ
gia công trong phần thực hành gia công chi tiết bằng máy phay.


18



×