Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Bùa chú trong đời sống tâm linh của người Việt ( Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.75 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

TRƢƠNG THỊ THÚY HÀ

BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG
TÂM LINH CỦA NGƢỜI VIỆT
( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ NGŨ KIÊN
HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội- 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------

TRƢƠNG THỊ THÚY HÀ

BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG
TÂM LINH CỦA NGƢỜI VIỆT
( NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP XÃ NGŨ KIÊN
HUYỆN VĨNH TƯỜNG TỈNH VĨNH PHÚC)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Chuyên ngành: Dân tộc học
Mã số

: 60 31 03 10



Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Văn Chính

Hà Nội- 2015


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết
quả nêu ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 20
Tác giả luận văn
Trƣơng Thị Thúy Hà


Lời cảm ơn
Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS.Nguyễn Văn
Chính, người thầy đã gợi mở cho tôi từ những ý tưởng ban đầu của luận văn, đặc
biệt là những định hướng về lý thuyết và phương pháp nghiên cứu cũng như đã tận
tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Từ đáy lòng
mình tôi xin chân thành cảm ơn thầy.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới UBND xã Ngũ Kiên huyện Vĩnh
Tường tỉnh Vĩnh Phúc, và UBND xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu tại địa bàn. Đặc biệt, tôi muốn
bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới người dân thôn Xám, xã Ngũ Kiên đã giúp
đỡ tôi rất nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu tại địa phương. Đồng thời, tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình Thầy Pháp Hải, Thầy Pháp Minh
Thông, Cô Chúc, Thầy Đức đã tận tình chỉ bảo cũng như đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình thu thập thông tin.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Bộ môn Dân tộc

học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã chỉ bảo, động viên khích lệ
và tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình học tập của tôi tại đây.
Và cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đã luôn ủng hộ
giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã cố gắng theo đuổi ý tưởng nghiên cứu và nỗ lực làm việc hết
mình của bản thân, song do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn chắc chắn sẽ
không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của tất cả các
thầy cô, bạn bè và những ai quan tâm tới đề tài.

Hà Nội, tháng

năm

Trƣơng Thị Thúy Hà


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Vật liệu sử dụng để làm bùa của Thầy cúng Đạo giáo ở xã An Cầu,
huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình ................................. Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.2. Vật liệu sử dụng làm bùa (dấu) của Thầy Hải xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh
Tƣờng, tỉnh Vĩnh Phúc ........................................................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.3: Thực trạng về việc sử dụng bùa nói chung ... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.4: Các loại bùa đƣợc sử dụng phổ biến ở gia đình.......... Error! Bookmark not
defined.
Bảng 3.5: Các loại bùa sử dụng cho các nhân ................ Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.6: Giá cả một số loại bùa do thầy Minh làm. .... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.7: Giá cả một số loại bùa do thầy Hải làm . ....... Error! Bookmark not defined.
Bảng 3.8: Các Quan niệm và thái độ của ngƣời dân về bùa chú......Error! Bookmark
not defined.
Bảng 3.9 : Lý do sử dụng loại bùa ..................................... Error! Bookmark not defined.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 2
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: .......................................................... 2
2. Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................ 4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: ...................................................................... 5
4 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................... Error! Bookmark not defined.
5 Cấu trúc của luận văn ............................................ Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÙA CHÚ VÀ ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU ............................................................ Error! Bookmark not defined.
1.1. Lịch sử vấn đề ..................................................... Error! Bookmark not defined.
1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài và các khái niệm công cụ ..... Error! Bookmark not
defined.
1.2.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Các khái niệm công cụ....................................... Error! Bookmark not defined.
1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.......................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1.Đồng Bằng sông Hồng........................................ Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Địa bàn xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc Error! Bookmark
not defined.
Tiểu kết chƣơng 1 ...................................................................................................43
CHƢƠNG 2: BÙA CHÚ TRONG ĐỜI SỐNG ....... Error! Bookmark not defined.
2.1. Phân loại bùa chú ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2. Bùa chú trong đời sống của ngƣời dân .............. Error! Bookmark not defined.
2.2.1: Bùa Trấn Trạch ................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Bùa hộ mệnh: ..................................................... Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Bùa, phù độ tử (độ cho người chết) .................. Error! Bookmark not defined.
2.2.4. Bùa chữa bệnh: .................................................. Error! Bookmark not defined.
2.2.5. Các loại bùa khác. .............................................. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................ Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3: BÙA CHÚ, THỊ TRƢỜNG VÀ ĐỜI SỐNG TÂM LINH ..... Error!
Bookmark not defined.
3.1. Quá trình sản xuất ra bùa chú ............................ Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Bùa chú được sản xuất theo cách thức truyền thống của Đạo giáo ..... Error!
Bookmark not defined.
3.1.2. Bùa chú được làm ra từ các pháp sư, thầy cúng của đạo Tứ Phủ ........ Error!
Bookmark not defined.
3.1.3. Bùa chú được sản xuất ra từ các hình thức khác trong cộng đồng ...... Error!
Bookmark not defined.
1


3.2. Thị trƣờng bùa chú ............................................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Các yếu tố tác động đến việc sử dụng bùa chú .. Error! Bookmark not defined.
Tiểu kết chƣơng 3: ...................................................... Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .................................................................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 6
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Bùa chú là một sản phẩm “kỹ thuật, văn hóa, nghệ thuật”, là một phần của đời
sống tôn giáo tín ngưỡng lâu đời nhất, cổ xưa nhất, phổ biến nhất trong lịch sử loài
người và còn tồn tại cho đến nay. Bùa chú có mặt trong tất cả các nền văn hóa và được
tìm thấy trong mọi thời kỳ của lịch sử.
Trong thế giới hiện đại, bùa chú tồn tại nhưng không hiển hiện một cách rõ ràng
trên bề mặt của những hành vi tôn giáo tín ngưỡng nhưng nó lại là một mạch nước

ngầm bền bỉ, sâu sắc và tồn tại dưới nhiều hình thức đa dạng trong đời sống tâm linh.
Nó được các pháp sư, thầy cúng, ông bà đồng, hoặc các nhà sư làm ra và sử dụng cho
các mục đích khác nhau, người ta có thể dùng để bảo vê ̣ cơ thể chố ng la ̣i các lực lươ ̣ng
tà ma qủy quái , nhưng cũng không loại trừ các bùa chú có mục đích làm hại. Những
hiện vật thần bí được “thiêng hoá” có tên gọi bùa chú này luôn chứa đựng trong nó sự
dung hợp của nhiều yếu tố tôn giáo và tín ngưỡng, và có thể cả những học thuyết về
thế giới con người và thế giới siêu linh mối liên hệ giữa hai thế giới ấy, hoặc chỉ đơn
giản là những niềm tin không thể giải thích được.
Trong bối cảnh sự bất ổn về mọi mặt của đời sống xã hội luôn bao quanh con
người như: Bất ổn của nền kinh tế thị trường, thiên tai, bệnh tật, chủ nghĩa khủng bố
lan tràn, chiến tranh, những tai nạn… có thể xảy ra bất cứ lúc nào thì yếu tố tôn giáo
“lại trở thành một cứu cánh mạnh mẽ và trong chừng mực nào đó lại giúp ích cho
người hiện đại rất nhiều” [44, tr196], bùa chú được con người tìm đến và sử dụng như
một hình thức bảo hiểm vô hình của thần linh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời
sống tâm linh để giúp họ vượt qua những bất trắc, rủi ro trong xã hội hiện đại. Và cho
đến nay, bùa chú vẫn được nhắc đến và sử dụng như một hiện tượng tôn giáo, tín
ngưỡng tồn tại song hành với sự phát triển của kinh tế, xã hội và tiến bộ của khoa học
kĩ thuật.
Mặc dù, ở Việt Nam trong thập niên gần đây những nghiên cứu về thực hành
thực tôn giáo, tín ngưỡng là một trong những chủ đề hấp dẫn các nhà nghiên cứu khoa
học xã hội trong và ngoài nước. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu, đề tài
nghiên cứu mới tập trung vào những mảng lớn của tôn giáo tín ngưỡng, nghiên cứu về
3


hiện tượng tâm linh của các dân tộc thiểu số. Trong một vài năm trở lại đây cũng đã
xuất hiện nhiều nghiên cứu đề cập đến những khía cạnh nhỏ trong đời sống tôn giáo
tín ngưỡng như: Vàng mã, sớ, trang phục nghi lễ hay hiện vật phong thủy..., cũng đã
được đề cập đến trong các nghiên cứu nhưng vẫn còn ít, tản mác trong các công trình
nghiên cứu. Còn nghiên cứu về bùa chú hầu hết là tập hợp những bài viết đơn lẻ, rời

rạc hoặc có đề cập qua loa và chỉ mang tính chất thông báo mô tả như một hiện tượng
thuộc về bộ phận của nghiên cứu. Trên thực tế cho tới nay, nghiên cứu về bùa chú
cũng như những ảnh hưởng của nó trong đời sống tâm linh của người Việt Nam trong
xã hội hiện đại vẫn còn là “một biển tri thức” vẫn chưa được đề cập đến một cách sâu
sắc và toàn diện.
Trong quá trình thu thập tài liệu cũng như quá trình thực địa hiện vật được
“thiêng hóa” với tên gọi “bùa chú” này đã đem lại cho chúng tôi nhiều khám phá mới
mẻ và thú vị. Điều thú vị mà chúng tôi phát hiện được đó là từ việc sản xuất đến tiêu
dùng bùa chú nó đã mang trong mình một “qui trình” khép kín và chứa đựng những
qui tắc “ngầm” (hay kiêng kị) để phản ánh mối quan hệ quan hệ của con người với thế
giới thần linh. Bên cạnh đó, chúng tôi còn được chứng kiến hiệu ứng tác động của bùa
chú đối với chính đời sống tâm linh của người Việt.
Từ những cơ sở thú vị và mới mẻ của bùa chú, cũng như sự biến đổi nhanh
chóng trong đời sống xã hội đã khiến chúng tôi quyết định lựa chọn “Bùa chú trong
đời sống tâm linh người Việt (Nghiên cứu trường hợp xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh
Tường, tỉnh Vĩnh Phúc” để làm đề tài luận văn của chuyên ngành Dân tộc học.
Nghiên cứu về bùa chú chính là nghiên cứu hiện vật của tôn giáo tín ngưỡng
đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng dân gian, nghi lễ và phong tục, một phần
trong đời sống tôn giáo tín ngưỡng. Bởi vậy, tìm hiểu về đề tài này chính là tìm hiểu
về những thực hành tôn giáo tín ngưỡng trong dân gian nhằm nhận định mối quan hệ
của bùa chú với đời sống tinh thần của con người trong cuộc sống hiện đại là một
trọng tâm trong nghiên cứu nhân học.
Trên thực tế, bùa chú là một hiện vật của tôn giáo, tín ngưỡng vì thế nó sẽ có
những ảnh hưởng về mặt xã hội lên các hành vi của con người, về niềm tin tín ngưỡng

4


tôn giáo. Nghiên cứu này sẽ khám phá quan niệm, niềm tin của con người về thế giới
và chính bản thân mình.

Ngoài ra, trong khoảng những năm gần đây nhu cầu sử dụng bùa chú ngày càng
tăng lên, bùa chú đã trở thành một thứ hàng hóa và hình thành nên một “thị trường bùa
chú” rộng lớn, bùa chú mang lại lợi nhuận cho người làm bùa, người sản xuất bùa và
phân phối bùa, nó bao hàm bên trong nó những mục đích và những hành vi kinh tế rất
lớn. Vì thế, trong một chừng mực nào đó nghiên cứu phản ánh xã hội hiện tại của con
người.
2. Vấn đề nghiên cứu
Trước hết luận văn sẽ khái quát lên bức tranh sử dụng bùa chú trong đời sống
của người dân. Ai sẽ là người làm ra bùa? Họ làm ra bùa như thế nào? Và ai sẽ là
người dùng bùa? Vì sao họ lại dùng bùa? Họ dùng bùa trong hoàn cảnh nào? Tức là
nghiên cứu sẽ đi trả lời câu hỏi: Bùa chú được sử dụng như thế nào trong xã hội?
Thứ 2, luận văn sẽ đi lý giải tìm hiểu những yếu tố tác động đến nhu cầu sử
dụng bùa chú hiện nay của người Việt. Hiểu được những yếu tố tác động đến việc sử
dụng bùa chú trong đời sống hiện nay của người việt có ý nghĩa quan trọng trong việc
đánh giá tác động của bùa chú lên các hành vi tôn giáo và tín ngưỡng. Bản thân bùa
chú là một hiện vật của tôn giáo, vì thế nó sẽ có những ảnh hưởng về mặt xã hội: Các
hành vi của bùa chú lên con người, về niềm tin tín ngưỡng tôn giáo vào hiện vật này.
Sự tác động này có sự khác biệt nào theo thứ bậc tuổi tác, trình độ học vấn hay địa vị
xã hội, hay là niềm tin này không có biên giới.
Tác động của bùa chú lên các hành vi kinh tế, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay
khi nhu cầu về bùa chú ngày tăng, bùa chú đã trở thành một loại hàng hóa: Nó mang
lại lợi nhuận cho người làm bùa, người sản xuất bùa và phân phối bùa, nó đã hình
thành nên một thị trường về bùa chú: Các cửa hàng bán đồ phong thủy, cửa hàng bán
bùa, chùa cũng bán bùa, ở các địa địa điểm du lịch cũng bán bùa…bùa chú còn bao
hàm bên trong nó những mục đích và những hành vi kinh tế rất lớn. Nghiên cứu những
tác động của bùa chú lên các hành vi tế có ý nghĩa rất lớn để hiểu được về bùa chú
trong giai đoạn hiện nay.

5



Thứ 3, nghiên cứu sẽ đi sâu vào khai thác những phản hồi của người dân về bùa
chú, trong đó tập trung vào hai đối tượng chính là người làm ra bùa và người sử dụng
bùa. Những quan niệm của người sản xuất ra lá bùa và người sử dụng lá bùa đó như
thế nào? Họ có tin vào bùa chú không? Họ sử dụng bùa có hiệu quả không? Tức là
nghiên cứu đi khai thác các câu truyện đời sống của người dân về bùa chú. Và bùa
chú có ý nghĩa như thế nào trong đời sống tâm linh của người dân tại địa phương.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Trong nghiên cứu ngày chúng tôi sẽ tập trung và hai nhóm đối tượng chính:
Người sản xuất và phân phối bùa; người sử dụng lá bùa đó. Bên cạnh đó, một đối tượng đặc
biệt trong nghiên cứu này chúng tôi muốn đề cập đó là bản thân những lá bùa.
Thứ nhất, người sản xuất và phân phối bùa: Thầy cúng, pháp sư, ông đồng, nhà
sư…Cụ thể, chúng tôi đã tiếp cận với một thầy cúng, một pháp sư đồng thầy, một thầy
cúng tại thôn Xám xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc, một nhà Sư tại
chùa Thiên Phúc xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc; một pháp Sư tại
Thôn Lương Cầu, xã An Cầu, huyện Quỳnh Phụ tỉnh Thái Bình, một Pháp Sư tại Định
Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ngoài ra chúng tôi còn tiếp cận với tầng lớp trung
gian chuyên phân phối bùa chú đó là một vài người bán bùa tại phố hàng Mã, Hà Nội.
Mặc dù, họ không làm ra bùa nhưng họ người giữ vai trò qua trọng trong việc phát
triển một thị trường bùa chú rộng lớn.
Thứ hai, những người sử dùng bùa: Những người sử dụng bùa là những người
dân tại địa bàn thôn Xám, xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc. Trong
nghiên cứu này chúng tôi đặc biệt quan tâm đến “những người sử dụng bùa”, họ sẽ là
những người giúp chúng tôi lý giải mã vai trò của bùa chú trong đời sống tâm linh của
người Việt trong thế giới hiện đại.
Chính bản thân những lá bùa: Loại bùa chúng tôi tiếp cận chủ yếu là bùa Bình
An, bùa Trấn Trạch, bùa Độ Tử, bùa Chữa bệnh đây là những loại bùa được sử dụng
chủ yếu trong đời sống của người Việt hiện nay.
3.2 Phạm vi nghiên cứu


6


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam Văn hóa sử cương, Nxb Tổng hợp Đồng Tháp (tái
bản 1998).
2. Đào Duy Anh (2003), Tác phẩm được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb Khoa
học Xã Hội.
3. Toan Ánh (1991), Nếp cũ con người Việt Nam phong tục cổ truyền, Nxb Tp Hồ
Chí Minh.
4. Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín Ngưỡng Việt Nam (Quyển Hạ), Nxb Trẻ.
5. Toan Ánh (2005), Nếp cũ Tín Ngưỡng Việt Nam (Quyển Thượng), Nxb Trẻ.
6. Nguyễn Quang Ân (2010), Quá Trình chia định và những thay đổi địa danh, địa
giới các đơn vị hành chính trên địa bàn nay là tỉnh Vĩnh Phúc; Nxb Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.
7. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (2007), Hợp tuyển Những phương pháp tiếp cận
về nhân học tôn giáo, nghi lễ và ma thuật.
8. Phan Kế Bính (2001), Việt Nam Phong tục, Nxb Văn hóa Thông tin.
9. Thiều Chửu (2009), Hán Việt Tự Điển, Nxb Thanh Niên, tái bản lần thứ 5, Tp
HCM.
10. Phan Hữu Dật (2007), Ma thuật làm hại trong tín ngưỡng các dân tộc và phương
pháp khắc phục; tạp chí Dân tộc học số 6, trang 3-14.
11. Phan Đại Doãn (1990), Cách “tạo thần” và tôn giáo người Việt, Tạp chí Dân tộc
học, số 4/1990.
12. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb
Văn hóa Thông Tin Hà Nội.
13. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hóa Việt Nam,Nxb Văn hóa Hà Nội.
14. Vũ Dũng (2001), Một số đặc điểm của niềm tin tôn giáo (từ kết quả của một nghiên
cứu thực tiễn); Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 1/2001.

15. Lê Hồng Dương và cộng sự (1982); Địa chí Hà Bắc, Ty Văn hoá và Thông tin –
Thư viện Hà Bắc

7


16. Lường Thị Đại (2011), Các hình thức ma thuật, bùa chú của Người Thái Đen ở
Điện Biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Lê Anh Đức (1970), Việt Nam tự điển, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn, 1970
18. Nguyễn Tiến Đích (2012), Phù và sử dụng phù trong cuộc sống, Nxb Thông tin và
Truyền Thông.
19. Địa Chí Vĩnh Phúc (2012),Tập I, Nxb Khoa học Xã Hội
20. Đại Nam nhất thống chí (2006), Nxb Thuận Hóa, Huế.
21. Nguyễn Tiến Đích (2012), Phù và sử dụng Phù trong cuộc sống, Nxb Thông tin và
Truyền thông.
22. Nguyễn Hoàng Điệp, Hoài Giang (1998), Thế giới có gì thần bí, Nxb Văn hóa Dân
tộc.
23. Phạm Hương Giang (2011), Hành động đi xem bói của người dân nội thành Hải
Phòng hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại một địa điểm xem bói ở quận Lê Chân,
thành phố Hải Phòng); Luận văn Thạc Sỹ Xã Hội Học Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân Văn.
24. Nguyễn Thị Hiền(2006),Thuật Ngữ Văn Hóa Dân gian, Đề tài cấp Viện, Viện Văn
hóa Nghệ thuật Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Hiền
25. Nguyễn Duy Hinh (2003), Người Việt Nam với Đạo giáo, Nxb Khoa học Xã Hội.
26. Nguyễn Duy Hinh (2003), Thần và quỷ, Tạp chí Tôn giáo, số 1/2003.
27. Nguyễn Duy Hinh (2007), Tâm linh Việt Nam, Nxb Từ Điển Bách Khoa.
28. Nguyễn Duy Hinh (2007), Một số bài viết về Tôn giáo học; Nxb Khoa học xã hội.
29. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Những vấn đề nhân học tôn giáo, Nxb Đà
Nẵng.
30. Lưu Hùng (2013), Tập tục chữa bệnh bằng ma thuật ở người Cơ Tu; Tạp chí Bảo

tàng & Nhân học, số 1. – Tr. 37 – 50.
31. Hoàng Thu Hương (2003), Động cơ đi lễ chùa của người dân đô thị hiện nay; Tạp
chí Tâm Lý học, số 3/2006.
32. Nguyễn Thị Thu Hương (2013), Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong
tục tập quán người Việt Nam hiện nay; Luận Văn Thạc sỹ chuyên ngành Tôn giáo
Học, Trường Đại học Khoa học Xã Hội và Nhân Văn.
8


33. Nguyễn Văn Huyên (1996), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam, tập II; Nxb
Khoa học xã hội.
34. Đỗ Trinh Huệ (2006), Văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam dưới nhãn quan học
giả L.Carière; Nxb Thuận Hóa.
35. Nguyễn Thừa Hỷ (2012), Văn hóa Việt Nam truyền thống một góc nhìn, Nxb
Thông tin và truyền thông.
36. Lê Văn Lân (2009), Phù thuật Việt Nam từ quan niệm đến thực hành, Nxb Nam
Việt, Mỹ.
37. Nguyễn Xuân Lân (2000), Địa chí Vĩnh Phúc (sơ thảo), Sở Văn hóa – Thông tin
Vĩnh Phúc, tr 18-56.
38. Nguyễn Xuân Lâm (2001); Văn hóa ẩm thực Vĩnh Phúc,Nxb Lao Động
39. Ngô Sỹ Liên (1967-1968), Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Nxb Khoa học Xã Hội.
40. Ngô Vi Liễn (1999); Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
41. Chu Thùy Linh (2014), Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
ở Đồng Bằng Bắc Bộ và những vấn đề đặt ra hiện nay; Luận văn Thạc sỹ Triết
học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
42. Nguyễn Phú Lợi (2003), Ph.Ănghen bàn về linh hồn và bản chất của linh hồn, Tạp
chí Nghiên cứu Tôn Giáo, số 1/2013.

43. Nguyễn Đức Lữ (1999), Sự biến động và xu hướng của tôn giáo trong thời

đại ngày nay, Tạp chí Thông tin lý luận, tháng 10/1999.
44. Lê Hồng Lý (2006), Những hoạt động lễ hội tín ngưỡng của người Việt trong đổi
mới kinh tế hiện nay, Giá trị và tính đa dạng cuả Follore Châu Á trong quá trình
hội nhập,Ngô Đức Thịnh (chủ biên), Nxb Thế Giới, tr196.
45. Lê Hồng Lý (2008), Sự tác động của kinh tế thị trường và lễ hội tín ngưỡng,Nxb
Văn hóa Thông tin và Viện Văn hóa.
46. Vũ Tự Lập (1991), Văn hóa và cư dân đồng bằng sông Hồng, Nxb Khoa học xã Hội.
47. Nguyễn Quang Khải (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về linh
hồn và ứng xử với linh hồn của các dân tộc thiểu số tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)

9


với cư dân người Việt vùng đồng bằng Châu Thổ sông Hồng (Việt Nam), Tạp chí
Nghiên cứu tôn giáo, số 1/2009.
48. Trịnh Quang Khanh, Đoàn Mạnh Phương, Đặng Đình Chấn (2005), Vĩnh Tường
trên hành trình đổi mới và phát triển, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Công ty Văn hóa Trí
Tuệ Việt.
49. Nguyễn Văn Khôi (1960), Hán Việt từ điển, Nhà sách Khai Trí, Sài Gòn
50. Nguyễn Văn Mạnh (1994), Ma thuật làm hại – “Ma lai, cầm đồ” của các dân tộc
thiểu số Quảng Ngãi, Tạp chí Dân tộc học, số 2 – Tr. 67 – 69.
51. Nguyễn Văn Minh (2002), Các hình thức ma thuật của người Ve ở Việt Nam; Tạp
chí Dân tộc học, số 3 Tr. 24 – 35.
52. Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam,Nxb Văn học.
53. Nguyễn Minh San (1993); Tà thần, yêu thần – sự ra đời và bước đi của tục thờ
cúng; Tạp chí Dân tộc học số 4/1993
54. Phạm Minh Thảo (2009), Kiêng và cấm kỵ của người Việt; Nxb Văn hóa Thông Tin.
55. Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng ở Việt Nam hiện nay,
Nxb Thế giới.
56. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,Nxb Tp Hồ Chí Minh.

57. Lê Minh Thiện, Nguyễn Minh Ngọc (2006), Nhu cầu đi lễ chùa của người Hà Nội
qua nghiên cứu thực tế; tạp chí Tâm lý học, số 2 (86).
58. Phan Thuận (2011), Nhu cầu, niềm tin và thực hành tôn giáo của tín đồ Phật giáo
ở Đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay, tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, số 5, tr 31-36.
59. Vũ Hồng Thuật (2011), Bước đầu tìm hiểu các loại hình bùa chú của người Việt
trong “Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam”, tập VII,
Nxb Khoa học Xã Hội.
60. Huyền Trí, Vạn Pháp Thần Tông Linh Quang Bảo điện; Nxb Biên Hòa Đồng Nai
(9 tập).
61. Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý Luận Về Tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam,
Nxb Chính Trị Quốc Gia.

10


62. Truyền thống đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Ngũ Kiên, huyện
Vĩnh Lạc, tỉnh Vĩnh Phú (1993); Văn bản tại địa phương.
63. Viện Văn hóa Nghệ Thuật Việt Nam (2011); Báo cáo dư luận xã hội về Lễ Hội về
Lễ Hội đền Trần, Đề tài cấp Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
64. Trần Quốc Vượng (1960), Việt sử Lược, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội
65. Alfred Gell (1998), “technology and Magic”, in Anthoropology Today, Vol , No 2,
April 1998, pp. 6-9, . [Alfred Gell (1998). “ Kỹ thuật và ma
thuật”, trong Nhân học ngày nay, Tập 4, số 4, tháng 4/1998, trang 6-9,

66. E.B Tylor (2000), Văn hóa Nguyên Thủy, Nxb Tạp chí văn hóa Nghệ thuật Hà Nội.
67. James George Frazer (2007), Cành vàng - Bách khoa thư về văn hóa nguyên thủy,
Nxb Văn hóa thông tin, T/c Văn hóa nghệ thuật
68. Langlet, Le peuple annammite, Ses Moeurs, Croyances et Traditions, Sđđ,tr 39
69. Lévy Lucien; Bruhl (2008), Kinh nghiệm thần bí và các biểu tượng ở người nguyên

thủy; Nxb Thế giới, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
70. Lidahua (2009), Đạo giáo hướng đến xã hội hướng đến đời sống, Tạp chí Tôn giáo
số 6/2009.
71. Mauss, Marcel (1972), A General Theory of Magic (R. Brain, Trans.). New York:
Norton Library. (Original work published 1903) – Phác thảo một lý thuyết chung
về ma thuật thảo; tài liệu dịch khoa Lịch Sử, trường Nhân Văn Hà Nội.
72. Paul Giran (1912), Magie & Religion Annamittes: Introduction a une Philosophie
de la civiliation du peuple d’annam, Paris Augustin Chamllames, E’diteur Rue
Jacob, 17 Librairie maritime et coloniale.
73. Ph. Ăngghen (1999), Lutvích Phoơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức,
trong Mác – Ăngghen về tôn giáo, Nxb Khoa học Xã hội.
74. Pierre Gourou (2003), Những người nông dân ở châu thổ Bắc Kỳ; Nxb Trẻ.
75. Richard W.Lieban (1999), Ma thuật và thuật Phù thủy ở Philippin, Người dịch:
Phạm Minh Thảo- Nguyễn Thị Loan, Nxb Văn hóa Thông Tin Hà Nội.
76. Tambiah, Stanley J(1990), Magic, Science, and the Scope of Rationality.
Cambridge: Cambridge University Press.
11


77. Thierry, Francois (1987), Amulettes de Chine et du Vietnam : Rites magiques et
symboliques de la Chine ancienne, Paris : Ed. Le Léopard d'or, c'1987
78. X.A Tocarev (1994), Các hình thái tôn giáo sơ khai và sự phát triển của chúng,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
79. S.A. Tocarev (1959), Bản chất và nguồn gốc của Ma thuật,(trích trong các tác
phẩm của Viện Dân tộc học Liên Xô (1959) (dịch Nguyễn Quang Bình 1978, Viện
Dân tộc học.
80. Trần Minh Thương, Ma Quỷ trong Văn học Việt Nam, đăng ngày 18/10/2010;
/>81. />82. ( )
83. ( />84. ( />85. ( />86. ( /> />87. Tài liệu của, Đảng Ủy và Ủy ban Nhân dân xã Ngũ Kiên;Nxb 1993.
88. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế của xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh

Vĩnh Phúc, năm 2012.
89. />
246666.html

12



×