Website: Email : Tel (: 0918.775.368
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÁO CÁO THỰC TẬP
ĐỀ TÀI: SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA VỢ VÀ CHỒNG TRONG
GIA ĐÌNH VÙNG VEN ĐÔ THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HOÁ - HIỆN
ĐẠI HOÁ ĐẤT NƯỚC
(Nghiên cứu trường hợp: xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng)
Giáo viên hướng dẫn: Ts. Lê Thị Quý
Sinh viên thực tập: Nguyễn Thị Lan Anh
Chính quy: K48- Xã Hội Học
HÀ NỘI, 8- 2006
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
MỤC LỤC
Phần I. Mở Đầu
I. Tính cấp thiết của đề tài
II. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
III. Đối tượng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
IV. Mục đích nghiên cứu
V. Phương pháp nghiên cứu
VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
Phần II. Nội dung nghiên cứu
I. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phương pháp luận của xã hội học Mac- Lênin
1.2. Lý thuyết vị thế- vai trò
1.3. Lý thuyết cơ cấu- chức năng
1.4. Lý thuyết giới
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
II. Những khái niệm công cụ
1. Khái niệm gia đình
2. Khái niệm phân công lao động
3. Khái niệm giới.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia
đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc nội trợ trong
gia đình
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc chăm sóc
các thành viên trong gia đình và giáo dục con cái
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng đối với các công việc quyết định
các việc lớn trong gia đình và đại diện gia đình tham gia các hoạt động trong
dòng họ và đoàn thể
2. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phân công lao động trong gia
đình tại địa bàn xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng
Học vấn của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình.
Nghề nghiệp của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia
đình.
Thu nhập của gia đình với việc thực hiện các công việc trong gia đình.
Tuổi của người phụ nữ với việc thực hiện các công việc trong gia đình.
IV. Kết luận và khuyến nghị
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNH- HĐH: công nghiệp hoá -hiện đại hoá
CNDVBC- CNDVLS:chủ nghĩa duy vật biện chứng- chủ nghĩa duy vật
lịchsử
NXB: nhà xuất bản
XHCN: xã hội chủ nghĩa
Ts: Tiến sĩ
Gs: Giáo sư
PVS: phỏng vấn sâu
TH: tiểu học
THCS: trung học cơ sở
PTTH: phổ thông trung học
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
LỜI NÓI ĐẦU
Với chính sách đổi mới 20 năm qua, định hướng CNH - HĐH và những
biến đổi trong cơ cấu kinh tế - xã hội đã tác động đến sự biến đổi của cơ
cấu gia đình và sự phân công vai trò giới.
Góp phần tìm hiểu sự biến đổi phân công lao động giữa vợ và chồng trong
gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH – HĐH, báo cáo thực tập chỉ là kết quả
ban đầu của một sự vận dụng phân tích vấn đề được nêu ra dưới góc độ xã
hội học.
Để hoàn thành báo cáo thực tập, người viết xin gửi lời cảm ơn chân thành
nhất tới TS. Lê Thị Quí đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ người viết
hoàn thành đề tài của mình.
Mặc dù đã có nhiếu cố gắng, do năng lực có hạn nên báo cáo này không thể
tránh được những sai sót, hy vọng nhận được sự chỉ dạy, đóng góp ý kiến
của các thầy cô và các bạn sinh viên khác.
Hà Nội, Ngày 30 tháng 8 năm 2006
Sinh viên
Nguyễn Thị Lan Anh
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Theo ước tính của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2002, hàng năm
nền kinh tế toàn cầu đã bỏ qua khoảng 11 tỉ USD Mỹ từ thu nhập của phụ nữ
do họ làm những công việc gia đình mà không được tính công. Thực tế, vô
hình chung, công việc gia đình được coi như là nhiệm vụ của riêng nguời
phụ nữ, đó là những “ lao động không công”, không được trả lương và cũng
không được xã hội ghi nhận. Sự bất bình đẳng này tồn tại ở mức độ này hay
mức độ khác và không ngoại trừ một quốc gia nào.
Tại Việt Nam, sự chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu bao
cấp sang nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý của nhà nước theo định
hướng XHCN đã dẫn đến những thay đổi căn bản trong tiến trình phát triển
kinh tế – xã hôi của đất nước, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới tư duy trên
nhiều lĩnh vực. Điều này đã tạo ra sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội vã cùng
với nó là sự thay đổi trong phân công lao động.
Gia đình vốn được coi là hạt nhân cơ bản của xã hội. Nghị quyết hội nghị
Trung ương V đã đặt vấn đề gia đình ở một tầm quan trọng trong sự nghiệp
xây dựng văn hóa và phát triển về mọi mặt của đất nước. Đó là “Phải giữ gìn
và phát huy những đạo đức tốt đẹp vốn có của gia đình Việt Nam nhằm tạo
ra một lối sống lành mạnh, coi trọng xây dựng gia đình văn hoá và xây dựng
mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội”. Trong đó, mục
tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước ta là tăng cường sự tham gia vào các
hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội của phụ nữ nhằm nâng cao vai
trò, vị trí của người phụ nữ trong gia đình nói riêng và ngoài xã hội nói
chung.
Vậy sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc gia đình
đang diễn ra như thế nào? Sự phân công lao động như vậy đã hợp lý chưa?
Làm thế nào để có thể giải phóng nguời phụ nữ khỏi các chuẩn mực xã hội
cũ để tiếp cận với các nguồn lực phát triển của gia đình và nguồn lực phát
triển kinh tế-xã hội?
Định kiến hẹp hòi của xã hội đã bao trùm lên nguời phụ nữ, gán cho họ
vai trò nội trợ như là một biểu trưng chung cho giới mình, khiến họ không
thể tách rời khỏi gia đình, khỏi vai trò nội trợ để tham gia các hoạt động xã
hội. Phụ nữ thường đảm nhận vai trò kép, họ vừa lao động sản xuất lại vừa
làm công việc gia đình nhưng vẫn chưa được nhìn nhận, đánh giá đúng bởi
quan niệm xã hội.
Bình đẳng cho phụ nữ là một đòi hỏi cấp thiết và thiết thực nhằm đem lại
sự giải phóng cho phụ nữ, tạo cho họ có nhiều cơ hội cùng nam giới tham
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
gia hoạt động xã hội, có được vị trí và chỗ đứng cả ở ngoài xã hội và bên
trong
gia đình.
Sự phân công lao động hợp lý các công việc trong gia đình không những
là chìa khoá để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt, êm ấm của gia đình, tạo
điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam và nữ về mặt xã hội mà còn
giúp cải thiện dần địa vị của mỗi giới đặc biệt là địa vị của nguời phụ nữ
trong gia đình và ngoài xã hội.
Thông qua việc nghiên cứu đề tài về “Sự phân công lao động giữa vợ và
chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH- HĐH đất nước” qua khảo
sát tại xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng, để thấy được quan
niệm của người dân nơi đây về sự phân công lao động giữa vợ và chồng
trong gia đình. Từ đó thấy rõ vai trò của người phụ nữ trong gia đình, bất
bình đẳng nam nữ diễn ra như thế nào nhằm góp phần để có cái nhìn đúng
hơn về nguời phụ nữ. Từ đó đề ra những biện pháp và khuyến nghị để nâng
cao vai trò của người phụ nữ, phát huy hết tiềm năng của người phụ nữ góp
phần xây dựng một xã hội ngày càng công bằng văn minh.
III. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN
1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong gia đình, nghiên cứu sự
phân công lao động các công việc giữa vợ và chồng trong gia đình hiện nay.
Đề tài trình bày một phương pháp tiệp cận dựa trên cơ sở triển khai, vận
dụng các khái niệm: gia đình, giới, bất bình dẳng giới, vai trò giới. Đồng
thời làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học trong việc vândụng vào nghiên
cứu các vấn đề của gia đình nảy sinh trong thực tiễn xã hội. Từ đó hy vọng
báo cáo sẽ đóng góp vào cơ sở lí luận của các chuyên ngành xã hội học gia
đình, xã hội học giới trong việc khẳng định tầm quan trọng của các nghiên
cứu giới trong điều kiện hiện nay, đặc biệt trong việc nhấn mạnh mối tương
quan giữa vị trí, vai trò của nam và nữ trên cơ sở phân tích, nhìn nhận, lí giải
các vấn đề của phân công lao động gia đình.
2. Ý nghĩa thực tiễn
Đất nước ta đang trong tiến trình CNH- HĐH mang theo những thay đổi
lớn lao về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội. Trong đó, khu vực ven đô là
những vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc của quá trình đô thị hoá, do đó, đem lại
những biến đổi rõ rệt. Việc nghiên cứu sự phân công lao động giữa vợ và
chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH-HĐH đất nước là rất cần
thiết, nhằm góp phần làm rõ hơn một sỗ khía cạnh mà các nghiên cứu trước
đó đã đặt ra. Đồng thời hy vọng cung cấp thêm một số thông tin xã hội học
cho các nhà hoạch định chính sách, những người quan tâm về tình hình phân
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
công lao động trong gia đình ở xã Tân Dương - huyện Thuỷ Nguyên – Hải
Phòng hiện nay trên khía cạnh giới và nguyên nhân của những biến đổi đó.
II. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN
CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời
kỳ CNH-HĐH đất nước.
2. Khách thể nghiên cứu
760 hộ gia đình tại xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi không gian
Xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng.
3.2. Phạm vi thời gian
Cuộc điều tra được tiến hành từ ngày 18 đến 28 tháng 4 năm 2006.
IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Tìm hiểu quan niệm của người dân về việc phân công lao động
theo giới trong gia đình
2. Tìm hiểu và mô tả thực trạng về sự phân công lao động giữa vợ và
chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ CNH-HĐH đất nước
3. Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, các yếu tố ảnh
hưởng
4. Đưa ra những giải pháp và kiến nghị
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thu thập thông tin xã hội học làm cơ sở cho việc phân tích các vấn đề
đặt ra, nghiên cứu này đã sử dụng một số phương pháp sau:
1. Phương pháp phân tích tài liệu
Báo cáo đã sử dụng các tư liệu, các thông tin kinh tế xã hội và các thông
tin chuyên ngành từ các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu như: các báo cáo chi tiết của cán bộ xã Tân Dương – huyện Thuỷ
Nguyên- Hải Phòng về tình hình kinh tế, văn hoá, xã hội của xã; tạp chí
khoa học về phụ nữ; tạp chí xã hội học; các chuyên đề nghiên cứu của trung
tâm nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ nhằm củng cố những luận
cứ về mặt lí thuyết và thực tiễn.
2. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi
Tiến hành phỏng vấn 760 hộ gia đình để thu thập thông tin chi tiết của
mỗi khía cạnh trong mỗi gia đình khác nhau. Đây là phương pháp phỏng vẩn
ngẫu nhiên, cách lựa chọn mẫu mang tính chất ngẫu nhiên. Đơng vị thu thập
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
thông tin là người dân. Tổng dung lượng mẫu là 760 người thuộc 8 thôn của
xã Tân Dương- huyện Thuỷ Nguyên- Hải Phòng.
3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Chúng tôi đã tiễn hành thu thập thông tin bằng phương pháp phóng vấn
10 hộ gia đình với những nội dung liên quan đến sự phân công lao động
trong gia đình, vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình. Nội dung
chính
của các phỏng vấn sâu chủ yếu tập trung vào các vấn đề sau:
-Tìm hiểu thực trạng phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia
đình.
-Tìm hiểu quan niệm của người dân về phân công lao động và việc phân
công lao động trong gia đình như thế nào là hợp lý
-Tìm hiểu tác động của yếu tố kinh tế đến phân công lao động giữa vợ và
chồng trong gia đình và sự tham gia của nam giới trong công viẹc nội trợ.
-Tìm hiểu tác động của yếu tố học vấn ảnh hưởng như thế nào đến nhận
thức của người dân về sự phân công lao động trong gia đình.
4. Phương pháp quan sát
Qua thực tế sinh hoạt và làm việc tại địa phương kết hợp với phỏng vấn
sâu và phỏng vấn bằng bảng hỏi, tôi có sử dụng các biện pháp quan sát như
nghe, nhìn trong khi đi phỏng vấn để qua đó thu thập thông tin về các hiện
tượng liên quan tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đồng thời quan sát thái
độ của người trả lời nhằm đánh giá độ chính xác của thông tin thu được.
VI. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
1. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết 1: Mặc dù đã có sự thay đổi tương quan giới trong phân công
lao động gia đình nhưng những công việc thiết yếu của gia đình như: chăm
sóc con cái, nội trợ về cơ bản vẫn do nữ giới đảm nhiệm chính. Nam giới
chỉ tham gia với một tỷ lệ nhỏ. Tuy nhiên, việc quyết định các việc lớn trong
gia đình và đại diện cho gia đình tham gia các hoạt động trong dòng họ hay
đoàn thể thì ngược lại, nam giới vẫn chiếm ưu thế cao hơn.
Giả thuyết 2: Các yếu tố cơ bản như: học vấn, thu nhập, nghề nghiệp, tuổi
là những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện các công việc gia
đình của phụ nữ và nam giới.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
2. Khung lý thuyết
Điều kiện kinh tế-văn hoá-xã hội
Các yếu tố thuộc
về cấu trúc gia
đình(độ d i hôn à
nhân, nhóm tuổi).
Nhận thức về vai
trò giới của người
vợ v ngà ười chồng.
Sự phân công lao động theo giớ
i trong
gia đình
Các công việc nội
trợ : đi chợ,nấu
nướng,giặt giũ,dọn
dẹp nh cà ửa.
Công việc chăm
sóc các th nh viên à
trong gia đình v à
giáo dục con cái.
Việc quyết định
các công việc lớn
trong gia đình v à
đại
diện gia đình tham
gia các hoạt động
trong dòng họ v à
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận
1.1. Phương pháp luận của xã hội học Mac- Lênin
Báo cáo dược trình bày trên cơ sở vận dụng chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đối tượng nghiên cứu với tư cách là một hệ thốngcó tính chỉnh thể và
phức thể, có mối quan hệ biện chứng với môi trường xung quanh và các yếu
tố khác, do đó, quá trình nhận thức không chỉ dừng lại ở những nhận thức
bên ngoặi vật hiện tượng mà cần phải nhận thức được bản chất bên trong
hoặc tính quy luật vốn có của nó. Phải xem xét các hiện tượng xã hội trong
mối quan hệ biện chứng với các hiện tượng khác, trong mối q uan hệ đa
chiều.
Việc vận dụng CNDVBC và CNDVLS cũng đòi hỏi tập trung vào phân
tích mối quan hệ giữa con người và xã hội: con người bị quy định bởi các
điều kiện sống vật chất như thế nào và sự tác động trở lại của con người với
các điều kiện vật chất đó ra sao? CNDVLS cũng xem biến đổi xã hội là
thuộc tính vốn có của một xã hội, từ đó, có thể thấy được sự biến đổi mối
quan hệ giơí trong phân công lao động gia đìnhvà sự biến đổi nói chung của
các điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời tìm ra được bản chất của
mối quan hệ giữa nhận thức và hành động thực tế thông qua sự phân công
lao động theo giới trong gia đình. Bên cạnh đó, báo cáo còn dựa trên nguyên
tắc phương pháp luận của xã hội học Mác- Lênin trong việc nhìn nhận, xây
dựng giả thuyết, đưa ra các bằng cứ thực nghiệm kiểm chứng cho giả thuyết,
từ đó dự báo xu hướng vận động của đối tượng trên cơ sở những kết luận có
được.
2. Lý thuyết vị thế- vai trò
Lý thuyết xã hội học về vị thế vai trò cho phép nghiên cứu hành vi của
con người trong hệ thống của những cấp độ “cá nhân- nhóm xã hội- xã hội”.
Nó cho phép mở ra cơ chế cụ thể những liên hệ qua lại và tương tác của nó
Biến đổi phân công lao động trong gia
đình
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
với những yếu tố cơ cấu xã hội khác và với xã hội nói chung. Lý thuyết này
không chỉ mở ra sự phụ thuộc của các cá nhân và hành vi của họ với xã hội
và cơ cấu xã hội với môi trường xung quanh mà còn chú ý đến thế giới nội
tâm của cá nhân khi xác định hành động và hành vi. Nhưng lý thuyết vị thế-
vai trò chủ yếu phân tích hành vi của các cá nhân chứ ít hướng vào phân tích
hành vi của nhóm xã hộivới tư cách là một chỉnh thể.
Cần thấy rằng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình
vùng ven đô hiện nay trong bối cảnh chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
thời kỳ CNH- HĐH đất nước, do đó, nó không đơn thuần bị quy định bởi vị
thế- vai trò cá nhân của mỗi cá nhân mà còn bị qui định bởi các yếu tố ở cấp
độ vĩ mô như những biến đổi về chính sách phát triển kinh tế, cơ chế thị
trường và những thay đổi trong hệ giá trị văn hoá, trong thiết chế xã hội, cơ
cấu xã hội.
1.3. Lý thuyết về cơ cấu-chức năng
Sử dụng cách tiếp cận cơ cấu- chức năng trong việc làm rõ vị trí, vai trò
của các thành viên trong gia đình để thấy được mối quan hệ tương tác giữa
các thành tố của cơ cấu đó, đặc biệt là cơ cấu vai trò giới. Thông qua sự
tương tác này chúng ta sẽ đánh giá được việc thực hiện các chức năng của
gia đình trong điều kiện hiện nay.
1.4. Quan điểm xã hội học về cách tiếp cận giới tính
- Quan điểm của lý thuyết giới và phát triển
Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về địa vị
xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh cụ thể. Nói cách khác,
giới đề cập đến những khác biệt giữa nam và nữ do xã hội qui định. Do đó
giới không phải là do tự nhiên sinh ra, mà là sản phẩm của xã hội. Các nhà
khoa học cho rằng giới là cấu trúc xã hội hay nói cách khác giới là do xã hội
tạo nên.
“Cách tiếp cận giới và phát triển cho rằng nếu chỉ chú trọng đến phụ nữ
một cách tách biệt sẽ bỏ qua một thực tế là nam giới có vị thế áp đảo đối với
phụ nữ. Vì vậy các lý thuyết giới và phát triển thường nhấn mạnh nội dung
bản sắc xã hội của mối tương quan giới, về tính hợp pháp của các vai trò giới
đã được gán cho cả phụ nữ và nam giới”.
- Lý thuyết vai trò giới
Vai trò giới được định nghĩa là những hành vi, những quan điểm được
trông đợi trong một xã hội đối với mỗi giới. Những vai trò này bao gồm các
quyền và trách nhiệm được chuyển hoá đối với từng giới trong một xã hội cụ
thể.
Lý thuyết vai trò giới xuất phát từ những nguồn gốc sinh học mà nó xác
định sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Những nguồn gốc sinh học này tạo
nên nguyên liệu thô, từ đó tổ chức nên những hành vi cụ thể, được gọi là
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
những vai trò giới. Các vai trò này hình thành thông qua quá trình xã hội
hoá. Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của hai giới được xem là phù
hợp với những mong đợi của xã hội. Đó chính là thể hiện sự phân công lao
động theo giới.
- Lý thuyết chức năng giới
Lý thuyết này cho rằng nam giới được gán cho chức năng chuyên môn
(công cụ, nghề nghiệp) để tạo ra của cải vật chất, còn phụ nữ có chức năng
biểu đạt (văn hoá, tình cảm) để tạo ra của cải tinh thần.
Emile Durkheim nhà xã hội học người pháp là một trong những đại diện
tiêu biểu của lý thuyết này. Theo ông, chức năng giới được qui định một
cách tự nhiên sinh học, “bẩm sinh” “vốn có”. Do vậy, sự phân công lao động
trong xã hội phải tôn trọng và tuân theo sự hợp lý của tự nhiên,nếu khác đi
là có “vấn đề”, là “không bình thường”. Ngay cả sự khác biệt đến mức bất
bình đẳng giữa nam và nữ về lao động, việc làm và thu nhập cũng được một
số tác giả thuộc trường phái chức năng cho là cần thiết và “hợp lý” để đảm
bảo trật tự của hệ thống gia đình và xã hội.
Sự phân công lao động theo giới là hình thức tổ chức lao động trong xã
hội có từ rất lâu đời nhưng điều đó không có nghĩa là nó không bị biến đổi.
Như Mac và Ănghen đã nhận xét “Sự phân công lao động cũng phát triển,
lúc đầu chỉ là phân công lao động trong hành vi tình dục và về sau sự phân
công lao động tự hình thành hoặc hình thành một cách tự nhiên do những
thiên tính bẩm sinh, do những nhu cầu, do những sự ngẫu nhiên ”
Quan điểm giới và sự phát triển hiện nay không chỉ nhấn mạnh đến tương
tác vai trò của mỗi giới mà còn nhấn mạnh đến vai trò chủ thể của người phụ
nữ trong việc hoạch định thực hiện và đánh giá các mục tiêu phát triển kinh
tế,văn hoá, xã hội và sự tiến bộ của mỗi giới trong sự ổn định và phát triển
xã hội. Do đó, nó đòi hỏi sự xác định mục tiêu và biện pháp thích hợp đáp
ứng nhu cầu của mỗi giới, trong đó tạo cơ hội cho phụ nữ phát huy năng lực
của mình, phát triển toàn diện, bình đẳng với nam giới cùng sự phát triển xã
hội bền vững.
Các lý thuyết, quan điểm xã hội học nêu trên đã bổ xung cho nhau và
giúp cho chúng ta có một cách tiếp cận nghiên cứu tổng- tích- hợp về sự
phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình vùng ven đô thời kỳ
CNH- HĐH đất nước.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Thế giới ngày nay tốt đẹp hơn so với khi bắt đầu bước vào thế kỷ 20. Tuy
mù chữ, nạn bệnh tật và bạo lực vẫn còn gây đau khổ cho rất nhiều người
trên thế giới nhưng cũng đã có nhiều tiến bộ- sự phổ cập của giáo dục và
tình trạng biết đọc biết viết, những tiến bộ trong khoa học và y họcdã loại trừ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
hoặc kiểm soát được nhiều dịch bệnh, sự trao đổi thông tin tự do hơn trên
khắp thế giới đã khiến những kẻ đi áp bức phải trả giá đắt hơn nếu muốn áp
bức người khác.
Một tiến bộ khác nữa là phụ nữ có tiếng nói hơn trong cuộc sống cá nhân
cũng như ngoài cộng đồng. Trong thế kỷ 20, phụ nữ đã có quyền bỏ phiếu và
nắm giữ các vị trí dân cử ở hầu hết các nước- cho dù nhiều khi chỉ là trên
nguyên tắc. Với tư cách là người lao động, họ được pháp luật dành cho sự
bảo vệ đặc biệt khi những điều luật đó được xem là cần thiết. Họ ngày càng
có nhiều khả năng tiếp cận đến dịch vụ y tế và giáo dục. Họ đang tập hợp
nhau lại một cách hữu hiệu cả ở trong nước và quốc tế- để xác định quyền
của phụ nữ như những quyền con người và việc đưa vấn đề giới vào quá
trình
hoạch định chính sách phát triển.
Đổi mới kinh tế ở Việt Nam những năm qua đã tác động mạnh mẽ tới cơ
cấu và sự phân công lao động nam- nữ trong gia đình. Quy mô gia đình
đang có xu hướng hạt nhân hoá nhưng các yêu cầu xã hội đối với chức năng
gia đình lại tăng lên. Gia đình vừa phải đảm bảo đời sống vật chất (chức
năng kinh tế) và tinh thần (chức năng duy trì tình cảm) cho các thành viên
của mình, vừa phải tích cực tham gia các hoạt động kinh tế xã hội của cộng
đồng. Vai trò của gia đình trong việc tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và
lành mạnh hoá các quan hệ xã hội luôn được nhấn mạnh trong các văn bản,
đánh giá và các nghiên cứu chính thức của các cá nhân và tổ chức.
Nghiên cứu sự phân công lao động theo giới trong gia đình vùng ven đô
thời kỳ CNH- HĐH đất nước sẽ giúp chúng ta nắm bắt được sự biến đổi của
gia đình, của kinh tế hộ, sự biến đổi khuôn mẫu gia đình truyền thống đến
hiện đại.
Các khu vực ven đô nằm giữa khu thành thị và nông thôn nên những biến
đổi về kinh tế và văn hoá ở đây phức tạp và nhiều chiều hơn các khu vực
khác. Sự biến đổi đó tác động đến sự phân công lao độngtrong các gia đình
làm thay đổi mối quan hệ xã hội trong đó có mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình, đặc biệt là mối quan hệ giới. Vai trò của người phụ nữ
bước đầu được chú trọng nhiều hơn trong các đề tài nghiên cứu về gia đình
và phụ nữ. Có thể kể ra một số bài viết và đề tài sau:
- “Đưa vấn đề giới vào phát triển thông qua sự bình đẳng giới vế quyền,
nguồn lực và tiếng nói”(Báo cáo nghiên cứu chính sách của ngân hàng Thế
giới, NXB Văn hoá- Thông tin, Hà Nội 2001). Báo cáo nhằm mục đích nâng
cao sự hiểu biết về mối quan hệ giữa vấn đề giới, chính sách công và sự phát
triển góp phần thúc đẩy sự bình đẳng giới. Báo cáo đề xuất một chiến lược 3
phần để nâng cao sự bình đẳng giới. Báo cáo đề cập đến việc phá vỡ sự phân
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
công lao động cứng nhắc theo giới thông qua việc tiếp cận các nguồn lực về
kinh tế và chính sách xã hội.
- “Phụ nữ và nam giới và cải cách kinh tế ở nông thôn” được nghiên
cứu bởi trung tâm nghiên cứu phụ nữ và gia đình vào năm1995. Đề tài đã đề
cập đến sự phân công lao động theo giới trong gia đình nông dân trong quá
trình chuyển đổi nền kinh tế cũng như các vấn đề xã hội đặt ra xung quanh
mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với tính công bằng và sự bình đẳng giới
từ sự phân công lao động đó.
- Giáo sư Lê Thi, “ Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt
Nam” trung tâm nghiên cứu về gia đình và phụ nữ lại khẳng định mục tiêu
của việc nghiên cứu giới nhằm tạo nên sự phát triển tốt đẹp và sự phân công
hợp lý giữa hai giới nam và nữ không chỉ trong lao đọng sản xuất ở các
ngành nghề mà còn trong các hoạt động tổ chức, xây dựng cuộc sống gia
đình và nuôi dạy con cái. Ở cả hai lĩnh vực hoạt động- gia đình và xã hội –
đều cần có sự tham gia và phát triển tài năng trí tuệ của cả hai giới, phù hợp
với đặc điểm về giới của họ, góp phần tạo nên sự hài hoà trong từng gia
đình.
- Đề tài nghiên cứu “ Sự phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn và
vai trò của người phụ nữ” được thực hiện bởi trung tâm nghiên cưú phụ nữ
vào năm 1989. Nội dung chủ yếu cho thấy tầm quan trọng và khả năng phát
triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Trong đó phụ nữ nông thôn đóng vai
trò quan trọng trong việc đóng góp thu nhập, đóng góp thời gian lao động
sản xuất cho gia đình và xã hội. Song chưa nhấn mạnh đến sự phân công lao
động giữa vợ và chồng trong các gia đình nông thôn.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của người phụ nữ
và nam giới trong đời sống gia đình như :
- “ Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trước thềm thế kỷ 21” trung tâm
nghiên cứu giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB thế
giới, Hà Nội 2000
- “ Gia đình và địa vị người phụ nữ trong xã hội” trung tâm nghiên cứu
giới, gia đình và môi trường trong phát triển, NXB khoa học xã hội
1995.
- “ Người phụ nữ và gia đình Việt Nam hiện nay” trung tâm nghiên cứu
khoa học về gia đình và phụ nữ, NXB khoa học xã hội 1991
- “ Nghiên cứu và đào tạo giới ở Việt Nam” NXB khoa học xã hội 1999
- “ Vai trò của nam chủ hộ ngư dân ven biển” tạp chí xã hội học 1998
- “ Vai trò của người cha” tạp chí xã hội học 2002.
Nhìn chung, bức tranh phân công lao động giữa hai giới đã được dựng lên
khá rõ nét ở nhiều góc độ và hình thức nghiên cứu phong phú, nhưng dường
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
như các đề tài mới chỉ tập trung vào việc phân tích sự thay đổi vị trí, vai trò
của người phụ nữ thông qua các hoạt động sống của gia đình nói chung.
Đời sống không ngừng biến đổi, vì thế sự phân công lao động gia đình
nói chung và sự phân công lao động các công việc nội trợ trong các gia đình
nói riêng cũng cần sự biến đổi, để tạo nên một môi trường xã hội phát triển
ổn định và bền vững. Trong báo cáo này, người viết cố gắng nhìn nhận vấn
đề từ cả hai góc độ quan điểm của những phụ nữ và nam giới trong việc xem
xét sự phân công lao động trong gia đình để thấy dược các nhân tố ảnh
hưởng đến sự tham gia vào các công việc gia đình của cả hai giới, hy vọng
đưa ra những khuyến nghị hướng tới sự phát triển toàn diện của cả hai giới
trong mối tương quan với gia đình và xu thế biến đổi mới hiện nay.
Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Tân Dương là một xã nằm ở phía nam huyện Thuỷ Nguyên, có tổng diện
tích tự nhiên là 497,6 ha; dân số gồm 2032 hộ với 8456 nhân khẩu.
- Đặc điểm tình hình
Đời sống của nhân dân xã gồm hai vùng khác nhau, khu dân cư Bến Bính
sinh sống bằng nghề buôn bán dịch vụ hàng hoá và ngư nghiệp, còn lại đại
đa số hộ gia đình làm nông nghiệp, sinh sống bằng nghề cấy lúa trồng màu
thu nhập thấp.Trên địa bàn xã có trục quốc lộ số 10 chạy qua dọc suốt địa
bàn từ Bến Bính đến thị trấn Núi Đèo dài trên 4km, có nhiều đường nối gia
thông liên xã đi Hoa Động, Dương Quán và xã Thuỷ Sơn, đặc biệt là nút
giao thông thuỷ bộ Bến Bính.
- Về tình hình phát triển kinh tế
Trong sản xuất nông nghiệp, xã đã thực hiện hoàn thành diện tích gieo
cấy cả năm là 238 ha; năng suất lúa đạt 98,5 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt
1604 tấn, trị giá 3tỷ208 triệu đồng.
Về chăn nuôi, tổng đàn lợn ước đạt 2800 con, đạt 105% kế hoạch năm.
Diện tích nuôi trông thuỷ sản ổn định 24,7 ha tổng sản lượng ước đạt 72 tấn
đạt 104% kế hoạch năm.
Trong sản xuất công nghiệp, trên địa bàn xã còn tiến hành sản xuất tiểu
thủ công nghiệp cùng nhiều hạng trình giao thông vận tải, các công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, xí nghiệp, hợp tác xã phát triển kinh
doanh ổn định. Tổng sản phẩm trị giá trên 4,5 tỷ đồng đạt 112% kế hoạch
năm tăng 10% so với cùng kỳ năm 2004.
- Về tình hình văn hoá xã hội
Trong giáo dục đào tạo, năm 2005, tỷ lệ trẻ vào lớp 1, học sinh vào lớp 5,
vào lớp 6, học sinh lớp 5 và lớp 9 thi tốt nghiệp đạt 100%. Tỷ lệ học sinh
giỏi tiểu học năm 2004-2005 là 31,6%; tỷ lệ học sinh giỏi trung học cơ sở
năm học 2004-2005 là 22,1%. Phấn đấu nâng cao tỷ lẹ này trong các niên
học tới.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Trong công tác y tế-dân số-kế hoạch hoá gia đình, cơ sở vật chất của trạm
y tế được quan tâm đầu tư xây dựng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh, chăm
sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Năm 2005, đã có 2050 lượt người đến
khám và chữa bệnh. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình thường xuyên
được quan tâm. Năm 2005, tỷ suất sinh là 1,62 phần nghìn, tỷ lệ sinh con thứ
ba là7,14% trong tổng số sinh, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 0,8%.
Trong công tác chính sách xã hội, năm 2005, làm hồ sơ đề nghị khen
thưởng huân huy chương cho 163 trường hợp và đã giải quyết cho 116
trường hợp. Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị chi trả chế độ ưu đãi cho 91/168
trường hợp được khen thưởng huân huy chương mất trước ngày 1 tháng 1
năm 1995, xây dựng được 2 ngôi nhà đại đoàn kết và một ngôi nhà tình
nghĩa cho thương bệnh binh có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở. Tích cực thực
hiện chính sách xoá đói giảm nghèo, phát huy tinh thần tương thân tương ái
“lá lành đùm lá rách”. Năm 2004, tỷ lệ hộ nghèo là 9,8% đến năm 2005
giảm còn 4,93%, cả xã không có hộ đói.
Trong công tác xây dựng Đảng, công tác phát triển Đảng luôn được quan
tâm chú trọng.Năm 2005, kết nạp 8 Đảng viên mới, không có đồng chí cán
bộ, Đảng viên nào vi phạm kỷ luật.
III. NHỮNG KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
1. Khái niệm "gia đình"
Gia đình là một tập thể xã hội có từ hai nguời trở lên trên cơ sở huyết
thống, hôn nhân hay nghĩa dưỡng cùng sống với nhau. Gia đình là một cơ
chế trung tâm của tất cả con người, là thiết chế xã hội đặc biệt tập hợp nhau
về thân phận, vai trò, chuẩn mực và lương tri để đạt tới các mục tiêu xã hội
quan trọng. Các mục tiêu này bao gồm cả sự kiểm soát xã hội về s sinh đẻ,
xã hội hoá của xã hội mới và vị trí của trẻ em trong xã hội rộng lớn. Gia đình
mang dấu ấn của xã hội và đến lượt mình gia đình cũng đóng góp chủ yếu
cho việc gìn giữ xã hội. Các mối quan hệ trong gia đình được sử dụng là sự
nối kết, hợp đồng, sự gắn bó và bổn phận giữa con người với nhau và nó tạo
ra một hình mẫu riêng biệt.
(Tập bài giảng xã hội học gia đình – TS. Lê Thị Quí)
Gia đình đóng vai trò cơ bản trong việc định hình mối quan hệ giới ngay
từ những buổi đầu cuộc sống con người và chuyển tải chúng từ thế hệ này
sang thế hẹ khác. Con người đưa ra hầu hết các quyết định cơ bản của cuộc
sống trong phạm vi hộ gia đình – như việc có con và nuôi dạy chúng, đi làm
hay nghỉ ngơi và đầu tư cho tương lai. Những nhiêm vụ và nguồn lực sản
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
xuất đó được phân bổ như thế nào giữa con trai và con gái, chúng được trao
quyền tự chủ đến đâu và kỳ vọng của cha mẹ ở những đứa trẻ này có khác
nhau hay không? Tất cả những điều này sẽ tạo ra và khoét sâu hay sẽ giảm
bớt sự phân biệt giới.
2. Khái niệm "phân công lao động"
Xã hội học xem xét "lao động" với tư cách là hiện tượng xã hội nảy sinh,
biến đổi và phát triển trong bối cảnh xã hội. Trong đề tài này, lao động được
nhìn nhận trong sự liên quan với quan hệ giới trong gia đình dưới tác động
của quá trình phát triển kinh tế-xã hội đất nước. Nó là hoạt động tạo nên sự
phụ thuộc và ràng buộc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình.
Khái niệm "phân công lao động" được hiểu từ hai góc độ khoa học liên
quan đến khái niệm chức năng.
Theo quan niệm kinh tế học bắt nguồn từ A.Smith "phân công lao động"
là sự chuyên môn hoá lao động, là sự phân chia quá trình lao động thành các
đoạn, các khâu, các thao tác kỹ thuật để tăng năng suất và hiệu quả lao động.
Theo quan niệm xã hội học do A.Comte khởi xướng "phân công lao
động" là sự chuyên môn hoá nhiệm vụ lao động nhằm thực hiện chức năng
ổn định và phát triển xã hội, củng cố mối quan hệ gắn bó giữa các cá nhân
và trật tự xã hội.
Trong tác phẩm "Sự phân công lao động trong xã hội" (1893)
E.Durkheim đã chỉ ra rằng, phân công lao động không chỉ có ý nghĩa thuần
tuý kinh tế, làm giàu và nâng cao năng suất, hiệu quả lao động mà phân công
lao động còn thực hiện chức năng to lớn hơn, quan trọng hơn đối với cuộc
sống con người. Đó là việc tạo ra sự đoàn kết xã hội, sự hội nhập xã hội kiểu
mới trong xã hội hiện đại. Với trình độ phân công lao động ngày một cao,
vai trò và nhiệm vụ càng bị phân hoá và chuyên môn hoá sâu sắc thì các cá
nhân ngày càng phải tương tác với nhau. Họ không còn đoàn kết với nhau
một cách máy móc vì sự dập khuân, vì sự "hao hao" giống nhau trong lao
động sản xuất, sinh hoạt mà các cá nhân trở nên phụ thuộc vào nhau, quan
hệ với nhau và cần đến nhau nhiều hơn, đó là sự đoàn kết hữu cơ.
Sự phụ thuộc lẫn nhau cùng với các trách nhiệm nghĩa vụ được chia sẻ do
sự phân công lao động đã tạo ra đã gắn kết các cá nhân và các nhóm xã hội
lại với nhau. Trong xã hội hiện đại, sự đoàn kết xã hội chủ yếu nảy sinh từ
sự đa dạng, phong phú của cách suy nghĩ và kiểu hành vi xã hội mà những
khuân mẫu hành động đó được các cá nhân tán đồng chia sẻ.
Theo E.Durkheim thì yếu tố đặc trưng trong xã hội của sự đoàn kết có tổ
chức là sự phân công lao động. Xã hội tổ chức phân công lao động càng cao
thì mạng lưới các mối quan hệ phụ thuộc càng dày đặc và đồng thời năng lực
chuyên môn hóa càng có khả năng trở thành điểm xuất phát cho sự phát triển
nhân cách của các cá nhân.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Sự phân công lao động trong xã hội có thể xảy ra trên cơ sở khác nhau về
đặc điểm tự nhiên của chủ thể lao động, cũng như dựa vào các đặc điểm, yêu
cầu phát triển của nền kinh tế-xã hội.
Sự khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến sự phân công lao động nam-nữ
trong xã hội và gia đình. "Phân công lao động theo giới" như Mac và
Ănghen đã nhận xét trong tác phẩm “Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu
và Nhà nước”: "Sự phân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên,
chỉ tồn tại giữa nam và nữ, lúc đầu đó chỉ là sự phân công lao động trong
hành vi tình dục, về sau sự phân công lao động chuyển thành sự phân chia
phạm vi hoạt động theo giới một cách tự nhiên và đã dẫn đến sự sở hữu có
tính đặc trưng theo giới, mỗi giới làm chủ trong lĩnh vực hoạt động của riêng
mình”. Trong các xã hội, sự phân công lao động theo giới biểu hiện qua sự
phân chia khu vực lao động nghề nghiệp. Ngoài ra, sự phân công lao động
theo giới còn thể hiện trong cách tổ chức cuộc sống gia đình.
"Phân công lao động trong gia đình" là sự đảm nhiệm các công việc gia
đình của vợ, chồng và các thành viên khác trong gia đình nhằm thực hiện
những chức năng của gia đình trong chăm sóc, giáo dục đảm bảo cho sự
tồn tại và phát triển ổn định của gia đình.
Sự phân công lao động trong gia đình chủ yếu dựa trên 3 nhóm công
việc: các công việc tạo thu nhập, các công việc tái tạo sức lao động và các
hoạt động nhằm duy trì mối liên hệ giữa các thành viên trong gia đình với họ
hàng, cộng đồng
Trong đề tài này, người viết chủ yếu đi sâu vào phân tích làm rõ sự phân
công lao động trong các hoạt động tái sản xuât sức lao động cho các thành
viên của gia đình, một lĩnh vực hoạt động mà trong nhiều nghiên cứu trước
đó đã có nhiều tên gọi khác nhau như: công việc gia đình, công việc nội
trợ Phân công lao động theo giới là yếu tố hình thành vai tró giới trong gia
đình và xã hội. Phụ nữ có vai trò biểu đạt tình cảm, nam giới có vai trò công
cụ tạo ra thu nhập. Theo thuyết chức năng, lao động của phụ nữ có chức
năng tình cảm vầ lao động của nam giới có chức năng tư duy và hành động
giải quyết nhiệm vụ.
Điều đáng chú ý là sự phân công lao động theo giới không đơn thuần dựa
vào sự khác biệt về các đặc điểm sinh học giữa nam và nữ mà luôn gắn liền
với thói quen suy nghĩ và quan điểm về vị trí, vai trò của nguời phụ nữ trong
xã hội nhằm biện hộ cho sự bất bình đẳng nam nữ và bào chữa cho tư tưởng
"trọng nam khinh nữ". Một số người đã gán cho phụ nữ những "thiên chức”
mà nam giới hoàn toàn có thể làm tốt không kém gì họ, chẳng hạn như: công
việc nội trợ, chăm sóc nuôi dưỡng con cái trong gia đình.
3. Khái niệm "giới"
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Khi đề cập đến khái niệm ”giới” ta phải đi từ khái niệm "giới tính" để
thấy sự khác biệtgiữa hai khái niệm này từ đó hiểu rõ hơn về khái niệm
”giới”.
3.1. Giới tính
Là một khái niệm sinh học để chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ- hai cá thể
người. Sự khác biệt này chủ yếu liên quan đến quá trình tái sản xuất con
người và di truyền nòi giống. Con người sinh ra đã được xác định những
điểm khác nhau về giới tính.
Giới
Là một khái niệm để chỉ sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt xã hội. Nói
đến giới là nói đến hành vi xã hội của nam giới và nữ giới, nói đến vai trò,
trách nhiệm và quyền lợi mà xã hội quan niệm hay quy định cho nam và nữ.
Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và
những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ. Phụ nữ và nam giới khác nhau về
mặt sinh học nhưng mọi văn hoá đều lí giải và quy định chi tiết những khác
biệt sinh học vốn có đó thành một hệ thống những kỳ vọng xã hội về những
hành vi và hành động được coi là thích hợp, những quyền hạn, nguồn lực
hay quyền lực mà họ có. Tuy những kỳ vọng trong các xã hội khác nhau thì
không giống nhau nhưng vẫn có những điểm tương đồng nổi bật. Thí dụ, hầu
như tất cả các xã hội đều coi phụ nữ và các bé gái có vai trò chính yếu trong
việc chăm sóc trẻ em và con cái; còn nghĩa vụ quân sự hay tham gia quốc
phòng là việc của nam giới.
Giống như màu da, chủng tộc và đẳng cấp, giới là một phạm trù xã hội có
vai trò quyết định chủ yếu đến cơ hội cuộc sống của con người, xác định vai
trò của họ trong xã hội và trong nền kinh tế. Trong khi một vài xã hội không
có sự phân biệt về màu da hay chủng tộc thì tất cả các xã hội lại đều không
có sự tương xứng về giới- khác biệt và thiên lệch ở các mức độ khác
nhau.Thông thường những sự không tương xứng đó cần phải có thời gian để
thay đổi nhưng còn lâu mới đạt tới trạng thấi ổn định.
” Giới” và "giới tính” khác nhau ở các đặc trưng của nó. "giới tính" có
đặc trưng sinh học còn "giới" có những đặc trưng xã hội. Hai cá thể "nam"
và "nữ" sinh ra đã được quy định về giới tính nhưng phải trải qua cả một quá
trình học hỏi những giá trị, chuẩn mực mà xã hội quy định, mới có thể mang
trong mình những đặc tính giới, mới có thể trở thành "nam giới" và "nữ
giới".
3.3. Vai trò giới
Là một khái niệm được sử dụng như là cách thức tổ chức hành vi của con
người trong một ý nghĩa tổng thể. Nó ứng xử như một cơ chế để hiểu được
những cách thức mà ở đó những trông đợi của xã hội, những hành động
được phản ánh, những khuân mẫu chung về những hành vi được trông đợi.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Dựa trên sự hiểu biết các quan hệ giới sẽ dẫn đến sự xác định các vai trò của
nữ giới và nam giới. Những vai trò này hướng dẫn các hành vi của hai giới
được xem như là phù hợp với những mong đợi của xã hội.
Khi nói đến giới là nói đến các điều kiện và các yếu tố xã hội qui định vị
trí và hành vi xã hội của mỗi giới trong hoàn cảnh cụ thể. Chính vì bị qui
định bởi các yếu tố xã hội cho nên vị trí vai trò và hành vi của giới không
phải là bất biến mà luôn thay đổi khi các điều kiện qui định thay đổi.
3.4. Quan hệ giới
Quan hệ giới không chỉ là những tương quan đơn thuần, những mối liên
hệ giản đơn thiết lập từ nhừng thành tố phân tán, biệt lập vào trong một cơ
cấu mà là sự liên kết hữu cơ một cách tất yếu giữa các thành tố tham gia vào
cơ cấu vai trò giới. Quan hệ giới là sự phối hợp của các vai trò giới, liên
quan đến việc xã hội chập nhận những đặc điểm hành vi đặc thù được tạo
thành, phù hợp với bản sắc giới của mỗi con người, do vậy vai trò giới có thể
khác nhau do sự khác nhau về văn hoấ và thời kỳ lịch sử.
3.5. Bình đẳng giới
Trong một thời gian dài, "bình đẳng giới” được coi là sự ngang bằng nhau
về mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội với phương châm: phụ nữ có thể làm
tất cả những gì mà đàn ông có thể làm, phụ nữ có quyền tương đương với
nam giới. Giải quyết bình đẳng theo cách này gặp phải một hạn chế là giữa
nam giới và nữ giới có những khác biệt về mặt sinh học.
Gần đây, cấc nhà nghiên cứu giới đã đưa ra những quan niệm mới về sự bình
đẳng giới, những quan niệm này tỏ ra rất tích cực trong việc khắc phục
những hạn chế cũ. Bình đẳng giới biểu hiện một sự công bằngmà trong đó
phụ nữ và nam giới được tạo điều kiện tốt nhất. tương đương nhau về hưởng
thụ chính đáng những thành quả lao động của bản thân, thực hiện những
quyền và nghĩa vụ của mình một cách đầy đủ kể cả trong gia đình và ngoài
xã hội ”bởi vì cơ sở của sự bình đẳng là hường về sự nâng cao khả năng của
con người mà nó cần phải được phân phối đều cho cả hai giới” (Một vài suy
nghĩ về ý nghĩa và tầm quan trọng của CEDAW trong thực tiễn – TS. Lê Thị
Quí). Bình đẳng giới là mọi vấn đề của cả hai giới, phải được xem xét trong
quan hệ với nhau và dựa trên tinh thần tôn trọng sự khác biệt tự nhiên của cả
hai giới.
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia
đình tại địa bàn xã Tân Dương – huyện Thuỷ Nguyên – Hải Phòng
Trong các gia đình, sự phân công lao động chủ yếu diễn ra trong quan hệ
giữa người vợ và người chồng. Phụ nữ trong hầu hết các xã hội đều phải
cáng đáng gánh nặng của các công việc gia đình – nấu nướng, lấy nước, thu
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
gom chất đốt, chăm sóc con cái, chăm sóc người bệnh và người già. Nói
chung phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới - đặc biệt là khi họ cũng đi làm
công ăn lương. Sự phân công này làm cho phụ nữ ít được bình đẳng hơn so
với nam giới. Trong khi đó, nam giới được coi là trụ cột và là nguời bảo vệ
chính của gia đình, do đó lòng tự trọng cũng như địa vị của họ trong xã hội
quyện chặt với khả năng của họ để hoàn thành các trách nhiệm này. Và nếu
như vai trò của các giới trong xã hội càng được phân tầng và sắp đặt trước
bao nhiêu thì sự phân công lao động theo giới trong gia đình càng trở nên
cứng nhắc bấy nhiêu.
1.1. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình với
công việc nội trợ
Công việc nội trợ là một khái niệm cho đến nay chưa có một định nghĩa
nào thật rõ ràng. Theo sự tính toán của các chuyên gia thì người nội trợ phải
thực hiện 216 dạng hoạt động khác nhau từ đính khuy áo, chăm sóc nguời
ốm đến dạy con học. Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài quan tâm nghiên cứu
công việc nội trợ ở các khía cạnh sau: nấu nướng, đi chợ, giặt giũ, dọn dẹp
nhà cửa.
Công việc nội trợ gia đình hay còn được coi là hoạt động tái sản xuất liên
quan đến việc duy trì gia đình. Mặc dù được coi là hoạt động htiết yếu để
duy trì sự tồn tại của con người song lại không thường hoặc khó qui đổi
thành giá trị kinh tế, vì vậy những công việc nội trợ gia đình (còn gọi là lao
động gia đình) cho đến nay vẫn được xem là loại hình lao động không được
trả công. Ở nước ta và nhiếu quốc gia trên thế giới vẫn xếp các công việc nội
trợ vào lĩnh vực "phi kinh tế" và coi là công việc dành riêng cho phụ nữ.
trong điều kiện hiện này liệu quan niệm về sự phân công này đã thay đổi?
Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất sứ lao động cho các thành viên
hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem như là một hình thức
hoạt động diễn ra hàng ngày, là công việc cần thiết để duy trì cuộc sống cho
mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn là gia đình
nguyên nghĩa nếu như hoạt động này không diễn ra mà thay vào đó là sự
chen lấn của các loại hình dịch vụ.
Ngày nay, việc chăm lo cho các thành viên trong gia đình được coi là một
công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, trong đó vai trò của nguời phụ
nữ được đặc biệt đề cao. Nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ là người
phải chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc của gia đình.
Phụ nữ Việt Nam ngày nay đang có mặt trên khắp các lĩnh vực của nền
kinh tế quốc dân. Phát triển kinh tế mang lại động lực và cơ hội để phá vỡ
vai trò đã ăn sâu của các giới – cho phép phụ nữ tham gia vào nền kinh tế thị
trường giống như nam giới và khiến nam giới phải chia sẻ các trách nhiệm
chăm sóc gia đình. Phát triển kinh tế có thể giảm nhẹ gánh nặng việc nhà của
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
phụ nữ, tạo cho họ nhiều thời gian rỗi hơn để tham gia vào các hoạt động thị
trường. Cùng với quá trình học tập và làm việc, trình độ của lao động nữ
cũng ngày càng được tăng lên rõ rệt. Nhưng người phụ nữ không chỉ mong
muốn được bình đẳng trong các hoạt động nghề nghiệp mà cả trong công
việc gia đình. Do vậy cần có sự phân công lao động một cách hợp lý hơn
giữa vợ và chồng trong các công việc của gia đình trên cơ sở cùng hợp tác
cùng gánh vác trách nhiệm, như vậy công việc gia đình sẽ mang ý nghĩa sâu
xa của tình cảm cố kết giữa các thành viên. Sự chia sẻ không còn đơn thuần
chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá một đời sống hôn nhân tích cực. Nói
cách khác, sự bình đẳng trong công việc gia đình giữa vợ và chồng sẽ tạo ra
cơ hội thuận lợi không chỉ riêng nữ giới mà cả nam giới trong việc hoàn
thành tốt hơn vai trò của mình trong gia đình và xã hội.
Nhằm tìm hiểu mức độ tham gia của các thành viên trong các hoạt động
thiết yếu của gia đình, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi " trong gia đình ông (bà)
ai là người đảm nhiệm chính các công việc sau: lao động sản xuất, đi chợ,
nấu nướng, gịăt giũ, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc trẻ em ”
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Sự tham gia các công việc nội trợ trong gia đình.
(Đơn vị:%)
Công việc Vợ Chồng Cả hai
Đi chợ 90,5 3,2 6,3
Nấu nướng 85,9 4,4 9,7
Giặt giũ 85,8 3,2 11,0
Dọn dẹp nhà cửa 78,0 4,6 17,4
*Sự phân công lao động theo giới trong gia đình đối với việc đi chợ.
Trong số các công việc trong gia đình thì việc đi chợ có tỉ lệ nam giới tham
gia ít nhất: chỉ có 3,2% nam giới đảm nhiệm chính công việc này trong khi tỉ
lệ tương ứng ở nữ giới là 90,5%.
Điều đó cho thấy một thực tế là việc đi chợ được quan niệm như công
việc
chỉ dành riêng cho phụ nữ nên nam giới ít tham gia vào.
Khi được hỏi về vấn đề này thì có ý kiến cho rằng:
PVS: Nam- 27 tuổi- kinh doanh- PTTH
“Anh thỉnh thoảng cũng giúp chị làm việc nhà, nấu nướng, giặt giũ,
nhưng riêng khoản đi chợ thì anh chịu, có lẽ là đàn ông nên rất hay bị
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
mua đắt. Vợ anh cũng không để anh đi chợ một mình bao giờ cả.”
PVS: Nam- 32 tuổi- Giáo viên- Đại học
”Đi chợ anh ít đi lắm, chỉ khi nào nhà có việc, khách khứa thì đi nhưng
cũng là đi cùng chị, lai chị vào chợ, anh theo xách đồ thôi. Con trai bọn
anh không biết mặc cả đâu.”
Như vậy, có thể hiểu sự phân công lao động theo giới trong gia đình đối
với việc đi chợ bị ảnh hưởng khá nhiều bởi đặc tính giới. Theo đó, quan
niệm chung về đặc điểm tính cách của nữ giới nhấn mạnh đến sự dịu dàng,
khéo léo, phụ thuộc; vai trò của người phụ nữ được quan niệm là gắn liền
với vai trò người vợ, người mẹ, người nội trợ, là người phụ thuộc vào chồng
trong gia đình, dù bản thân người phụ nữ vẫn đi làm để kiếm thu nhập ;Về
đặc tính của nam giới được quan niệm có những đặc điểm như mạnh mẽ,
quyết đoán; vai trò của người chồng trong gia đình là trụ cột về kinh tế, là
tấm gương về đạo đức, là chỗ dựa cho vợ con về tình cảmvà trên hết là
người chủ gia đình, đại diện cho gia đình trong các quan hệ xã hội và cộng
đồng.
Qua nội dung phỏng vấn sâu, có thể thấy rằng không chỉ riêng nam giới
mà chính những người phụ nữ cũng mang quan điểm việc đi chợ là dành cho
giới mình.
Tỉ lệ cả hai người- vợ và chồng- cùng đảm nhiệm chính vai trò này cũng
chỉ chiếm 6,3%, người chồng chưa tham gia, chia sẻ nhiều với vợ trong công
việc này.
Mặc dù ngày nay trên tất cả các phương tiện truyền thông, trong các
chính sách của Đảng và Nhà nước đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc
tạo ra sự bình đẳng giữa nam và nữ. Song trên thực tế đó là một vấn đề hết
sức phức tạp, là quá trình vận hành của cả một hệ thống quan hệ tinh tế và
không đơn giản. Nó chịu sự điều tiết của cả phấp luật lẫn đạo đức, cả nhận
thức ý thức lẫn tập quán thói quen.
Các thể chế xã hội- các chuẩn mực, tập quán xã hội, quyền hạn, luật lệ-
cũng như các thể chế kinh tế như thị trường, chẳng hạn như các thị trường
đang định hình cho vai trò và mối quan hệ giữa nam và nữ, tác động đến loại
nguồn lực nào mà họ được tiếp cận đến, hoạt động nào mà họ được phép hay
không được phép tham gia, và họ có thể tham gia vào nền kinh tế và xã hội
dưới hình thức nào. Chúng quy định động cơ khuyến khích hoặc không
khuyến khích các thành kiến. Ngay cả khi chúng không công khai phân biệt
nam nữ thì những thể chế chính thức hoặc không chính thức vẫn thường chịu
tác động bởi các chuẩn mực xã hội (hoặc công khai hoặc ngấm ngầm) về
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
những vai trò thích hợp theo giới. Và công việc đi chợ được xem như là một
vai trò thích hợp đối với nữ giới.
*Sự phân công lao động trong gia đình với công việc nấu nướng.
Cũng giống như công việc đi chợ thì việc nấu nướng trong gia đình hầu
hết vẫn là do phụ nữ đảm nhiệm chính. Nam giới chỉ tham gia với một tỉ lệ
nhỏ, không đáng kể.Theo kết quả nghiên cứu thu được thì tỉ lệ tương ứng ở
nữ giới là 85,9% đảm nhiệm chính việc nấu nướng, trong khi tỉ lệ này ở nam
giới 4,4%. Ta có thể thấy ”Vai trò truyền thống về giới vẫn chưa thay đổi
được bao nhiêu” (Desai,1995), theo quan niệm truyền thống thì con gái
thường làm việc nhà nhiều hơn con trai và nam giới là trụ cột kinh tế , là
người kiếm cơm chính nuôi các thành viên trong gia đình và trong ý thức
của cộng đồng vẫn còn quan niệm có những việc dành riêng cho phụ nữ và
nam giới. Điều này chứng tỏ người đàn ông cũng như phụ nữ chưa có sự
chuyển biến quan niệm truyền thống về nghề nghiệp. Vai trò giới không chỉ
bị chi phối bởi đặc điểm tính chất của công việc mà cái chính còn bị chi phối
mạnh mẽ bởi những định kiến nghề nghiệp.
Trong các gia đình vẫn thường quan niệm rằng, phụ nữ là người chăm lo
quán xuyến mọi công việc trong gia đình, từ việc giữ tay hòm chìa khoá cho
đến việc lo liệu chợ búa, cơm nước, đồng thời lo việc phân bổ chất dinh
dưỡng trong từng bữa ăn của gia đình nhằm chăm sóc sức khoẻ cho các
thành viên gia đình mình. Nó xuất phát từ những quan niệm, tập quán dân
tộc cho rằng bếp núc là ”thiên chức” riêng của phụ nữ. Bởi vậy từ xa xưa
ông cha ta đã có câu:
Vắng đàn ông quạnh nhà
Vắng đàn bà quạnh bếp
Cho đến tận bây giờ thì vấn đề đó vẫn tồn tại như một tất yếu xã hội. Cho
dù là phụ nữ nông thôn hay đô thị, có học vấn cao hay thấp thì vẫn là người
đảm nhiệm chính vai trò này.
PVS: Nữ- 44tuổi- kinh doanh- PTTH
” Cô bán hàng lúc nào thì bán còn vẫn phải lo chuyện cơm nước, đi
chợ, giặt giũ. Ngoài ra, cô cũng phải lo cả chuyện cám bã lợn gà nữa.
Con gái cô cũng giúp được mẹ làm việc nhà rồi, cô nghĩ con gái thì phải
biết nấu nướng không thì khó mà lấy chồng”
PVS: Nam- 24 tuổi- nông dân-THCS
“Tình yêu của người con trai bắt đầu từ cái dạ dày mà, nếu vợ không
biết nấu nướng thì làm sao chăm sóc được cho gia đình và nuôi dạy
được con cái, lúc đó bản thân người chồng cũng cảm thấy không hài
lòng, huống chi còn gia đình bên chồng nữa”
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Có lẽ chính vì những suy nghĩ như vậy, mà cho đến nay khi nền kinh tế
đã phát triển, đời sống được nâng cao, phụ nữ đã có những cơ hội để phát
triển, để thăng tiến vươn lên những vị trí cao trong xã hội thì cũng vẫn nhất
thiết phải gắn liền với “thiên chức riêng của mình”. Đôi khi, có những
trường hợp chỉ vì người phụ nữ bận bịu với các công việc ngoài xã hội hay
có thể vì lí do này hay lí do khác mà không hoàn thành vai trò bếp núc trong
gia đình nên đã gây ra những xung đột và mâu thuẫn với các thành viên khác
trong gia đình.
Như vậy, công việc bếp núc được quan niệm như chìa khoá của sự hạnh
phúc, của sự êm ấm mà người phụ nữ có trong tay. Nó trở thành một thứ vũ
khí ngầm bảo vệ sự ổn định và hạnh phúc trong gia đình.
Có rất ít gia đình cho rằng việc nấu nướng là công việc cần sự chia sẻ của
cả nam và nữ. Tỉ lệ gia đình mà cả hai vợ chồng cùng tham gia vào công
việc nấu nướng chiếm 9,7%.
PVS: Nữ- 32 tuổi- nông dân- PTTH
“Anh nhà chỉ nấu nướng khi nào nhà có khách khứa hoặc cỗ bàn thôi,
mà thực ra anh ấy nấu còn khéo hơn cả chị. Bình thường thì chị làm
hết.”
PVS: Nam- 27tuổi- kinh doanh- PTTH
“Anh thấy công việc nội trợ rất vất vả nên anh cũng muốn chia sẻ với
vợ những lúc rảnh rỗi.”
Qua đó, có thể nhận thấy mức độ tham gia của người chồng trong công
việc nấu nướng nói riêng và công việc nội trợ nói chung không phải là
thường xuyên, nhưng dù saođó cũng là những dấu hiệu đáng mừng trong
việc nhận thức của chính bản thân mỗi giới. Bởi vậy, việc phụ nữ và nam
giới bình đẳng trong quá trình phân công lao động không chỉ là họ cùng
thực hiện những công việc như nhau, mà quan trọng hơn việc nam giới cùng
với phụ nữ tham gia vào các công việc gia đình là cả một sự thay đổi lớn cái
nếp nghĩ đã tồn tại rất lâu đời trong tâm tưởng mỗi người dân.
*Sự phân công lao động theo giới trong gia đình với việc giặt giũ
Trong xã hội học truyền thống, theo cách tiếp cận chức năng, sự bất bình
đẳng về phân công lao động theo giới trong gia đình thường bị bỏ qua vì
người ta cho rằng việc phụ nữ sinh đẻ, làm việc nhà, nuôi con, chăm sóc các
thành viên trong gia đình; nam giới làm việc bên ngoài , kiếm tiìen nuôi
sống gia đình là điều “hợp lý”, không cần phải bàn cãi, hay theo cách diễn
đạt của T.Parson, đàn ông có vai trò công cụ, đàn bà có vai trò biểu cảm.