Tải bản đầy đủ (.doc) (83 trang)

Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (405.92 KB, 83 trang )

1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học dân gian vừa là bộ phận cấu thành nên nền văn học dân tộc, vừa
là một phần không thể thiếu được của văn hóa dân gian. Là những tác phẩm
nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, mọi khía cạnh trong đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân được phản ánh một cách rõ nét. Qua tác
phẩm văn học dân gian, chúng ta có thể cảm nhận một cách sâu sắc nhất vẻ đẹp
của trí tuệ, tâm hồn cùng với những truyền thống tốt đẹp của con người và dân
tộc Việt Nam.
Truyện cổ là bộ phận quan trọng của văn học dân gian, trong đó thể loại
thần thoại, truyền thuyết và cổ tích được xem như một món ăn tinh thần không
thể thiếu được trong đời sống của nhân dân lao động và là một di sản quý báu
của văn hóa dân tộc. Trong mỗi tác phẩm, chúng ta không chỉ thấy trong đó
công việc làm ăn cùng với những kinh nghiệm mọi mặt của nhân dân lao động
hay những ước mơ và khát vọng của họ được gửi gắm, mà còn thấy ẩn chứa ở
trong đó rất nhiều mã và mật mã văn hóa độc đáo, đặc sắc.
Một điều hiển nhiên, chúng ta dễ nhận thấy các con số được trở đi, trở lại
nhiều lần trong truyện thần thoại, truyền thuyết và cổ tích, sự có mặt của chúng
không hoàn toàn là ngẫu nhiên. Đặc biệt con số 3 là một con số huyền bí có tần
số cao, chìm sâu bên trong là những lớp lang văn hóa đòi hỏi phải đi sâu vào
nghiên cứu và giải mã thì mới có thể hiểu hết được. Việc giải mã văn hóa ở đây
sẽ phần nào cho chúng ta cảm nhận được, hiểu rõ hơn về các lớp lang văn hóa
nhiều thời đại và tâm thức văn hóa của dân tộc ta trong suốt trường kỳ lịch sử
cùng những quan niệm, tư tưởng, tình cảm của con người, bản sắc văn hóa và
nhất là tâm thức văn hóa dân gian Việt Nam. Đây quả thật là một lĩnh vực
nghiên cứu mới mẻ và tiềm năng.
Thực hiện đề tài này, trước hết chúng tôi sẽ có điều kiện để mài sắc một
công cụ lý thuyết nhằm tiếp cận một hướng đi mới trong nghiên cứu văn hóa dân
gian, văn học nói chung. Giải mã văn hóa, chúng tôi không những có cơ hội rèn
2


luyện kỹ năng, đồng thời có thể nhận thức sâu sắc hơn về tác phẩm văn học dân
gian mà thông qua đó còn có điều kiện tiếp nhận được một kho tàng tri thức đa
dạng và phong phú về văn hóa, mã văn hóa và có thể mở mang được kiến thức
liên môn cũng như phương pháp liên ngành, phục vụ đắc lực vào công việc học
tập, nghiên cứu và công tác sau này.
Thứ hai, thực hiện đề tài này là một cách tiếp cận có hiệu quả để có thể
thấu hiểu một cách sâu sắc về tâm thức văn hóa của con người và cộng đồng
mình. Đồng thời, chúng tôi cũng nhận thấy trong xã hội hiện nay với xu thế toàn
cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, các giá trị văn hóa bị đảo lộn, phai nhạt bản
sắc là những nguy cơ đang tiềm ẩn và rất có thể chi phối nhiều mặt trong xã hội
đương đại. Cho nên việc tìm tòi và nhận thức sâu sắc vốn văn hóa của dân tộc,
của nhân dân lao động Việt Nam thông qua các tác phẩm văn học dân gian, để từ
đó đề xuất những sáng kiến, ý tưởng, các cách thức để có thể góp một phần nào
đó vào việc bảo lưu, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa tinh hoa của dân
tộc là một điều hết sức cần thiết.
Xuất phát từ những lý do quan trọng cả về hai mặt lý luận và thực tiễn
trình bày ở trên, chúng tôi lựa chọn đề tài Giải mã về con số 3 trong tâm thức
văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ
tích). Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần khai thác những giá trị văn hóa
tiềm ẩn sâu trong tâm thức văn hóa dân gian của người Việt.
2. Lịch sử nghiên cứu
Vấn đề mã văn hóa và giải mã văn hóa cũng đã dành được sự quan tâm,
chú ý từ phía người nghiên cứu. Theo PGS.TS Nguyễn Bích Hà, trên thế giới có
tới 78 quốc gia đã có các công trình nghiên cứu về mã văn hóa và giải mã văn
hóa. Tuy nhiên, xem xét vấn đề này trong thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ
tích như đề tài đang triển khai vẫn còn là một hướng đi mới mẻ ở nước ta. Để
định hướng và làm rõ cho hướng đi của đề tài, chúng tôi khái quát những vấn đề
đã được bàn đến xung quanh một số luận điểm chủ yếu sau đây:
3
2.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề mã văn hóa và giải mã văn

hóa
Đề cập tới vấn đề này có thể kể đến một số ý kiến sau:
GS. Phạm Đức Dương, trong tác phẩm “Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh
Đông Nam Á” cho rằng: biểu tượng văn hóa chính là một phần của mã văn hóa.
Sau đó tác giả đưa ra nhận định: “Văn hóa học (culturologie) có nhiệm vụ giải
mã thế giới biểu tượng, nhằm phát hiện tâm thức của người bản ngữ thông qua
các quy luật vận động của các hệ thống tín hiệu” [8;17]. Ngoài ra, tác phẩm
chưa trình bày cụ thể hơn về vấn đề mã văn hóa và cách thức giải mã văn hóa
như thế nào.
Tham gia vào vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà trong bài viết
“Mã và mã văn hóa” đăng tải trên tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số tháng 9, năm
2006, cho rằng: “Mã văn hóa là kết tinh của những giá trị văn hóa, là phần nổi
bật nhất, cơ bản nhất, có tính ổn định tương đối của cộng đồng. Nó được biểu
hiện ra ngoài bằng các tín hiệu văn hóa, biểu tượng văn hóa chìm sâu bên trong
là vô vàn các lớp nghĩa luôn đòi hỏi giải mã thì mới có thể hiểu được con người
và cộng đồng đó” [12;46]. Như vậy, tác giả đã đưa ra quan điểm của mình về
mã văn hóa nhưng mới chỉ dừng lại ở vấn đề lý luận, chưa đề cập tới một phạm
vi nghiên cứu cụ thể.
PGS.TS Trần Lê Bảo trong công trình có nhan đề “Giải mã văn học từ mã
văn hóa” cho rằng: “Giải mã là đặt văn học vào trong bối cảnh rộng lớn của văn
hóa - xã hội hoặc trong ảnh hưởng với những hiện tượng văn hóa - xã hội khác,
từ đó làm nổi bật lên những sắc thái văn hóa phong phú được thể hiện trong tác
phẩm văn học hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng hàm ẩn muôn
vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản văn học cụ thể qua những
lớp bề mặt của ngôn ngữ tác phẩm, trên cơ sở so sánh hiện thực và lịch sử, đi
sâu vào khám phá nội hàm tâm lý văn hóa và hạt nhân văn hóa tiềm ẩn trong
nhiều lớp trầm tích của tác phẩm, đối chiếu tổng thể trên nhiều bình diện, nhiều
góc độ để đánh giá hết cái hay, cái đẹp của tác phẩm văn học và ý nghĩa quan
trọng của văn học đối với cuộc sống của nhân loại” [2;35]
4

Trên cơ sở đó, tác giả đã đi vào lí giải các góc độ nghiên cứu và các căn
cứ để giải mã một số tác phẩm như: “Tôtem Sói”, “Linh hồn và thể xác”, “Lục
hóa thụ”, của các nhà văn Trung Quốc.
Như vậy, các tác giả đã bàn đến vấn đề mã văn hóa và giải mã văn hóa
nhưng nghiên cứu và lý giải trong phạm vi thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ
tích của người Việt như hướng đi của đề tài mà chúng tôi nghiên cứu vẫn còn là
một hướng nghiên cứu tiềm năng, chưa được đề cập đến trong các công trình
nghiên cứu trước đây.
2.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu vấn đề giải mã văn hóa về con số 3
trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích
Xung quanh ba thể loại tiêu biểu của truyện cổ dân gian đã có nhiều công
trình nghiên cứu của các nhà khoa học như: Chu Xuân Diên, Bùi Mạnh Nhị, Đỗ
Bình Trị, Nguyễn Xuân Kính, Lê Trường Phát, Đinh Gia Khánh, Nguyễn Khắc
Xương, Vũ Ngọc Khánh, Hầu như các tác giả đề cập tới vấn đề phương pháp
luận trong nghiên cứu văn học dân gian, nhưng chưa thấy ở trong những công
trình nghiên cứu này đi sâu vào tìm tòi, khám phá các mã văn hóa vốn ẩn chứa
muôn vàn các lớp ý nghĩa để rồi bóc tách cũng như giải mã chúng. Gần đây,
chúng tôi thấy có một bài nghiên cứu của Ths. Nguyễn Thị Ngọc Lan “Tiếp cận
truyện cổ tích “Tấm Cám” từ việc giải mã văn hóa dân gian”, tạp chí Nguồn
sáng dân gian, số 1 năm 2011. Bài viết đã gợi mở cho chúng tôi hướng tiếp cận
những biểu tượng văn hóa và giải mã chúng, nhưng chưa khai thác mật mã về
các con số.
Thần thoại, truyền thuyết và cổ tích là sản phẩm do nhân dân lao động
sáng tạo ra, bởi vậy mà nó thấm đẫm phong vị dân gian để tạo nên bản sắc văn
hóa đậm đà tính dân tộc.
Con số 3 xâm nhập vào thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích với tần
số xuất hiện cao, chứa đựng trong đó rất nhiều lớp nghĩa mà hiểu được nó không
phải đơn giản.
5
Giải mã văn hóa về con số 3 sẽ cho phép ta mở ra cánh cửa văn hóa để có

thể thấu hiểu được quan niệm, tư tưởng và tình cảm của con người và dân tộc
Việt Nam.
Quan tâm đến vấn đề này trong quá trình tìm tòi, khám phá ý nghĩa của
con số này, chúng tôi nhận thấy đã có một số tác giả với những cuốn sách và đề
tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu những cách lí giải về con số 3. Tác giả Trần Gia
Anh với cuốn sách “Con số dân gian” đã đưa ra những cách kiến giải về con số 3
trong truyện “Sự tích trầu cau”. Tác giả Phan Đào Nguyên với tác phẩm “Con số
3 huyền bí” đã một phần nào đó gợi mở và phát hiện thấy được sự xuất hiện hết
sức đặc biệt của con số này. “Giải mã văn hóa truyện Con Rồng cháu Tiên trong
hệ thống truyền thuyết Hùng Vương” của Nguyễn Thị Thu Thủy (Khóa luận tốt
nghiệp đại học, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ) cũng có đề cập đến
những con số trong hệ thống truyền thuyết Hùng Vương. Tuy nhiên để có những
kết luận thỏa đáng và sâu sắc thì những công trình trên chưa làm rõ, hầu như
những kiến giải đó còn khá sơ sài, thường tản mạn hoặc chung chung và nhất là
chưa có hệ thống, không gắn liền với thể loại truyện cổ dân gian.
Vì vậy, việc nghiên cứu và giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của
người Việt, nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích mà chúng
tôi lựa chọn là một vấn đề chưa được giới nghiên cứu quan tâm một cách cụ thể,
thấu đáo. Đi sâu vào nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hy vọng sẽ có được những
đóng góp mới, ích dụng.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là con số 3 trong tâm thức văn hóa
của người Việt biểu hiện trong thần thoại, truyền thuyết và cổ tích.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các truyện có mặt trong các tài liệu sưu
tầm và tuyển soạn về ba thể loại này mà chúng tôi đã cân nhắc kỹ lưỡng để lựa
chọn, cụ thể như sau:
6
- Thần thoại: Khảo cứu trong cuốn “Kho tàng thần thoại Việt Nam” của

các tác giả Vũ Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Huế, Phạm Minh Thảo (Nhà xuất bản
Văn hóa thông tin, 1995 - 63 truyện).
- Truyền thuyết: Khảo cứu trong hai cuốn “Tổng tập văn nghệ dân gian
Đất Tổ” (Sở Văn hóa thông tin Phú Thọ) và “Truyền thuyết Việt Nam” của các
tác giả Vũ Ngọc Khánh, Trần Thị An, Phạm Minh Thảo (Nhà xuất bản Văn hóa
Hà Nội, 1997 - 86 truyện).
- Cổ tích: Khảo cứu trong cuốn “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của
tác giả Nguyễn Đổng Chi (Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội, tái bản 2000 - 201
truyện).
4. Nhiệm vụ và đóng góp mới của đề tài
4.1. Nhiệm vụ
Đề tài có nhiệm vụ khảo cứu và thống kê tần số xuất hiện của con số 3
trong kho tàng thần thoại, truyền thuyết và cổ tích của người Việt để làm cơ sở
cho việc phân loại ở những khía cạnh khác nhau, cũng như định vị cụ thể trong
từng thể loại. Thông qua một số truyện tiêu biểu của ba thể loại, chúng tôi đi sâu
vào giải mã các lớp nghĩa chìm sâu trong con số đó.
4.2. Đóng góp mới của đề tài
Với đề tài nghiên cứu này, các lớp nghĩa chìm sâu trong con số 3 lần lượt
được bóc tách, thể hiện rõ nét quan niệm, tư tưởng của người Việt.
Về mặt lý thuyết, đề tài góp phần bổ sung nguồn tài liệu có hệ thống về
con số 3, sự thâm nhập của nó trong thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích
những vấn đề còn rất mới mẻ trong giới nghiên cứu hiện nay. Có thể nói với đề
tài này sẽ một phần nào đó gợi mở ra một hướng nghiên cứu mới mang đặc thù
của ngành Việt Nam học.
Về mặt thực tiễn, đề tài Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của
người Việt ( nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) là một
hướng tiếp cận mới với những kiến giải đem lại hiệu quả rõ nét để có thể thấu
hiểu sâu sắc hơn về con người và đất nước Việt Nam, tâm thức văn hóa dân tộc
7
Việt về nhiều mặt như tín ngưỡng, phong tục tập quán, lịch sử, tôn giáo, triết lí

âm dương, thuật phong thủy, bản sắc văn hóa
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo cứu, thống kê, phân loại
Có thể nói rằng đây là một phương pháp cơ bản và rất cần thiết trong khi
thưc hiện đề tài này. Bởi vì phải khảo cứu thì chúng tôi mới có thể thực hiện
thống kê sự xuất hiện con số 3 trong các truyện thuộc ba thể loại thần thoại,
truyền thuyết và cổ tích, trên cơ sở đó mà chúng tôi có thể nhận diện và phân
loại được các mã văn hóa ẩn chứa bên trong con số 3 để phục vụ cho việc giải
mã một cách có hiệu quả.
- Phương pháp so sánh
Không chỉ có con số 3 mà trong truyện thần thoại, truyền thuyết, cổ tích
còn có sự xuất hiện của các con số khác, cũng như không chỉ có một tác giả sưu
tầm truyện cổ dân gian mà còn rất nhiều các tác giả khác cũng quan tâm tới việc
tuyển soạn. Vì thế mà không thể không đặt nó trong tương quan so sánh với các
con số khác và trong tương quan giữa bản kể được chọn với các bản kể khác để
khảo cứu cùng với phân tích, tổng hợp các vấn đề mã văn hóa về con số 3 nhằm
tìm ra những khía cạnh cũng như những kết luận thỏa đáng, khách quan, phải
xem đây như một thao tác quan trọng trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Văn học dân gian nói chung và ba bộ phận thần thoại, truyền thuyết, cổ
tích nói riêng, không chỉ tồn tại dưới dạng kể mà còn liên quan đến cả những
ngọc phả, thần tích, lễ hội diễn xướng, tín ngưỡng dân gian,… điều đó cho thấy
thần thoại, cổ tích và đặc biệt là truyền thuyết vừa là văn học, vừa là văn hóa dân
gian. Việc vận dụng phương pháp liên ngành giúp cho chúng tôi có thể kết hợp
những cách nhìn dưới góc độ văn học, sử học, địa lí, dân tộc học, lễ hội, tín
ngưỡng dân gian,…nhằm chỉ ra các biểu hiện, các khía cạnh cụ thể của vấn đề.
Như vậy, phương pháp nghiên cứu liên ngành sẽ giúp cho chúng tôi tìm ra được
các mã văn hóa về con số 3 và giải mã con số đó có cơ sở hơn và khả năng chính
xác sẽ cao hơn.
8

- Phương pháp văn hóa học
Đề tài Giải mã về con số 3 trong tâm thức văn hóa của người Việt
(nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền thuyết và cổ tích) thuộc lĩnh vực
nghiên cứu về văn hóa. Bởi vậy mà việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu
khoa học của ngành văn hóa học sẽ giúp chúng tôi có cái nhìn theo đúng
chuyên ngành để có sự phân tích, tổng hợp vấn đề trong mối tương quan lôgic
biện chứng khách quan, từ đó lí giải, cắt nghĩa, phán đoán ở những góc độ và
khía cạnh khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia
Có thể nói rằng đây là một phương pháp rất cần thiết và hiệu quả bởi với
những giá trị không thể phủ nhận. Các thể loại thần thoại, truyền thuyết, cổ tích
và việc giải mã văn hóa đã nhận được sự quan tâm nghiên cứu từ nhiều tác giả:
PGS. TS Nguyễn Thị Bích Hà, PGS.TS Trần Lê Bảo, NNC Nguyễn Khắc
Xương, NNC Dương Huy Thiện Vì đề tài đang triển khai còn rất mới mẻ,
không tránh khỏi những bỡ ngỡ, nhận được sự đóng góp ý kiến của các nhà
nghiên cứu đi trước sẽ giúp chúng tôi có những hướng đi đúng và đạt kết quả tốt
nhất trong quá trình thực hiện.
6. Giới thiệu cấu trúc đề tài
Bên cạnh phần mở đầu và phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài
liệu tham khảo, chúng tôi triển khai phần nội dung đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Giới thuyết chung về mã văn hóa các con số và vai trò của
thần thoại, truyền thuyết, cổ tích trong việc thể hiện tâm thức văn hóa của
người Việt .
Chương 2. Định vị những mã văn hóa về con số 3 trong thần thoại,
truyền thuyết và cổ tích.
Chương 3. Ý nghĩa của mã văn hóa con số 3 trong thần thoại, truyền
thuyết và cổ tích.
9
CHƯƠNG 1
GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ MÃ VĂN HÓA CÁC CON SỐ VÀ VAI TRÒ

CỦA THẦN THOẠI, TRUYỀN THUYẾT, CỔ TÍCH TRONG VIỆC THỂ
HIỆN TÂM THỨC VĂN HÓA CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1. Giới thuyết chung về văn hóa và mã văn hóa
1.1.1. Khái niệm về văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Trong chữ Hán từ văn hóa xuất hiện khá sớm. Quẻ Bí trong “Chu Dịch”
nói: “Quan hồ thiên văn, dĩ sát thời biến; quan hồ thiên văn, dĩ hóa thành thiên
hạ”[45;30], có nghĩa là: quan sát thiên văn để xét sự đổi dời của bốn mùa; xem
văn vẻ của người để giáo hóa thiên hạ.
Theo giải thích của Khổng Dĩnh Đạt thời Đường, trong “Chu Dịch chính
nghĩa”, cái gọi là: “Nhân văn hóa thành” ở đây có hai nội dung là: (1) chỉ những
sách kinh điển như: Thi, Thư, Lễ,… (2) chỉ phong tục lễ nghĩa của con người.
Trong sách “Thuyết uyển – Chỉ vũ” của Lưu Hướng thời Tây Hán có câu:
“Thánh nhân chi trị thiên hạ dã, tiên văn đức nhi hậu vũ lực. Phàm vũ chi hưng,
vi bất phục dã, văn hóa bất cải, nhiên hậu gia tru” [45;30], nghĩa là: bậc thánh
nhân trị thiên hạ, trước dùng văn đức, sau mới dùng vũ lực. Phàm động đụng đến
võ là để đối phó với kẻ không chịu phục, giáo hóa bằng văn mà không chịu thay
đổi thì sau mới trừng phạt. Văn hóa ở đây chỉ sự giáo hóa, đối lập với vũ lực.
Gần với hàm nghĩa này có câu: “Văn hóa nội tập, vũ công ngoại dụ” nghĩa là:
giáo hóa bằng văn để hòa mục bên trong, dùng vũ công để dẹp yên bên ngoài,
được chép trong “Bổ vong thi” của Tấn Thúc Tích. Văn hóa, đó chính là chế độ
văn trị giáo hóa, lễ nhạc điển chương. Cách giải thích này được duy trì ở Trung
Quốc mãi đến thời cận đại.
Nghĩa ban đầu trong tiếng Hán, văn hoá có nghĩa là những nét xăm mình
qua đó người ta nhìn vào để nhận biết và phân biệt mình với người khác, biểu thị
sự quy nhập vào thần linh và các lực lượng bí ẩn của thiên nhiên, chiếm lĩnh
10
quyền lực siêu nhiên. Theo lối chiết tự chữ Hán: “văn” là hoa văn, tức “đẹp đẽ”,
“hoá” là giáo hoá, tức là “làm cho hoá thành”. Tóm lại, văn hoá có nghĩa là làm

cho hoá thành đẹp”[45;30].
Còn ở phương Tây, từ văn hoá bắt nguồn từ tiếng Latinh (culture), có nghĩa
gốc là “vun trồng” hoặc “trồng trọt”, về sau có thêm rất nhiều nghĩa như: cày
cấy, cư trú, luyện tập, lưu tâm hoặc chú ý, kính thủy thần,… chỉ những hoạt
động tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu của con người. Cũng bắt nguồn
từ từ Cultura mà trong Anh văn và Pháp văn từ văn hóa đều được viết là
Culture, trong Đức văn là Kuntur. Hiện tại trong ngôn ngữ ở các nước phương
Tây như: Anh, Pháp, Đức,… vẫn còn bảo lưu một số nét nghĩa này.
Giữa thế kỉ XIX, ở phương Tây, một số ngành khoa học nhân văn như:
nhân loại học, xã hội học, dân tộc học,… ra đời và phát triển thì khái niệm văn
hóa cũng theo đó phát sinh những biến đổi, bắt đầu có nghĩa hiện đại, trở thành
thuật ngữ quan trọng của các ngành khoa học mới phát triển này.
Người đầu tiên sử dụng từ văn hóa với tư cách là thuật ngữ chuyên môn là
E.B.Tylor, ông tổ ngành nhân loại học nước Anh. Khái niệm văn hóa đã được ông
định nghĩa trong cuốn “Văn hóa nguyên thủy”, xuất bản năm 1871: “Văn hóa là
một tổng thể phức tạp, bao gồm tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, pháp
luật, phong tục và những năng lực, tập quán của tất cả mọi xã hội” [8;13]. Từ đó
về sau, các học giả phương Tây đã đưa ra rất nhiều những định nghĩa về văn hóa.
Vào năm 1952, hai nhà nhân học người Mĩ là A.L.Krber và K.Klaxon đã
thu thập được 162 định nghĩa khác nhau về văn hóa. Tại hội nghị về văn hóa
UNESCO tại Mêhicô năm 1982, người ta cũng đưa ra 200 định nghĩa về văn
hóa. Hiện nay thì số lượng khái niệm về văn hóa ngày càng tăng thêm đến vô
vàn, rất khó để thống kê hết được. Có thể đưa ra khái niệm và định nghĩa về văn
hóa như sau:
Hội nghị quốc tế về văn hóa ở Mêhicô 1982 để bắt đầu thập kỉ văn hóa
UNESCO đã thống nhất đưa ra khái niệm về văn hóa như sau : “Trong ý nghĩa
rộng nhất, văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần và vật chất, trí
tuệ và cảm xúc quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người
11
trong xã hội. Văn hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống,

những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục
và tín ngưỡng” [8;14].
Năm 2002, UNESCO đưa ra định nghĩa về văn hóa như sau: “Văn hóa
nên được đề cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật
chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó
chứa đựng ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,
hệ thống giá trị truyền thống và đức tin” [8;14].
Cựu tổng giám đốc UNESCO Federico Mayor đưa ra một định nghĩa
“Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của
cuộc sống của mỗi cá nhân và cả cộng đồng đã diễn ra trong quá khứ cũng như
đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỉ, nó đã cấu thành một hệ thống
các giá trị, truyền thống thẩm mĩ và lối sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự
khẳng định bản sắc riêng của mình” [8;15].
Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày quan điểm của mình về văn hóa như sau:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ
thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức
sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”[26;13].
Tác giả Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa về văn hóa trong cuốn “Cơ
sở văn hóa Việt Nam” như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực
tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”
[30;10].
Như vậy với cách định nghĩa này thì nội hàm của khái niệm văn hóa bao
gồm thứ nhất, đó là những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra
nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người và vì con người. Thứ hai, những sáng
tạo của con người phải có tính giá trị, tính hệ thống, tính lịch sử thì mới được coi
là văn hóa.
12
Trên cơ sở phân tích các quan niệm trên, chúng tôi cho rằng, tác giả Phan

Ngọc trong “Bản sắc văn hóa Việt Nam” đã đưa ra định nghĩa khá thấu đáo và
phù hợp với lựa chọn của chúng tôi: “Văn hóa với tư cách là mối quan hệ giữa
thế giới biểu tượng trong đầu óc mỗi cá nhân hay một tộc người với cái thế giới
thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mô hình hóa theo cái mô
hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này,
đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn
riêng của cá nhân hay tộc người này, khác các kiểu lựa chọn của cá nhân hay
tộc người khác” [26;18].
Như vậy có thể thấy: Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần
do con người tác động đến tự nhiên, xã hội và bản thân trong quá trình lịch sử
dài lâu mà tạo nên. Nó tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc của một cộng đồng
nhất định.
1.1.2. Khái niệm về mã văn hóa
Một trong những nguyên tắc quan trọng khi bắt tay vào nghiên cứu văn
hóa là phải tìm thấy những mã và mã văn hóa.
Vậy có thể hiểu mã là gì?
Trước hết có thể hiểu mã là hình thức, là vẻ bề ngoài.
Bên cạnh đó mã còn được hiểu là tín hiệu, kí hiệu riêng, phần nổi nhất,
trội nhất thể hiện tinh thần của đối tượng.
Mã có những đặc điểm như sau:
- Có thể cảm nhận được bằng các giác quan như: biển báo, đèn đường,…
- Phải có ý nghĩa đại diện, phổ biến như: đầu lâu xương chéo là tín hiệu
của sự nguy hiểm chết người, chữ thập đỏ là tín hiệu của bệnh viện,…
- Phải nằm trong một hệ thống nhất định thì chúng mới có ý nghĩa biểu
trưng nếu tách riêng ra hoặc đặt chúng vào hệ thống khác thì ý nghĩa cũ sẽ mất
đi hoặc bị biến tướng đi. Ví dụ: cùng là đèn lồng đỏ nhưng nếu treo trong đêm
trung thu sẽ có ý nghĩa hội hè, treo trong đám cưới sẽ có ý nghĩa hạnh phúc,…
Trên đây là những cách hiểu về mã, vậy mã văn hóa là gì và cần được
hiểu như thế nào?
13

Có thể nói rằng mã văn hóa là những mã vừa mang đặc trưng của mã, vừa
mang những đặc trưng của văn hóa. Mã văn hóa là những tín hiệu, kí hiệu có
tính thẩm mĩ, tính đại diện, trong nó biểu hiện đặc điểm, giá trị văn hóa một
cộng đồng.
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Hà “Mã văn hóa (cultural code) là kết tinh
của những giá trị văn hóa, là phần nổi trội nhất, cơ bản nhất, có tính ổn định
tương đối của cộng đồng. Nó biểu hiện ra ngoài bằng các tín hiệu văn hóa, biểu
tượng văn hóa, chìm sâu bên trong là vô vàn lớp nghĩa luôn đòi hỏi giải mã thì
mới có thể hiểu được con người và cộng đồng đó” [12;46].
Đầu lâu xương chéo là một mã nhưng chưa phải là một mã văn hóa vì nó
chỉ có giá trị thông tin mà hầu như không mang tính nghệ thuật, không thể hiện
chiều sâu tư tưởng và đặc điểm văn hóa, quan niệm một cộng đồng.
Mã văn hóa theo chúng tôi quan niệm bao gồm 3 dạng: kí hiệu, tín hiệu
văn hóa (cultural signs), biểu tượng văn hóa (cultural symbols) và mật mã văn
hóa (secret codes of culture)
a. Tín hiệu, kí hiệu văn hóa
Theo chúng tôi, để được coi là tín hiệu, kí hiệu văn hóa nó phải thỏa mãn
những điều kiện sau: đó là cái có thể cảm nhận được bằng các giác quan; phải có
tính thẩm mĩ gắn với đặc trưng văn hóa; có ý nghĩa, đại diện cho một yếu tố văn
hóa nào đó khác với chính nó; giữa tín hiệu và nội dung của nó có mối liên hệ
phổ biến, liên tục, dễ nhận diện, có thể lí giải được, thường lí giải một lần là
xong như kí hiệu âm dương, cờ lễ hội, thập ác;…nó phải nằm trong một hệ
thống kí tín hiệu văn hóa nhất định. Các tín hiệu văn hóa có thể là tín hiệu văn
hóa mang tính quốc tế như quyển sách mở và cái bút là tín hiệu của sự học tập
hoặc của riêng văn hóa một nước, một dân tộc như cờ cá chép được treo lên là
tín hiệu ngày hội dành cho con trai Nhật Bản, hay lá cờ đỏ sao vàng là quốc kì
của riêng Việt Nam,…
b. Biểu tượng văn hóa
Nghĩa gốc là một vật được chia làm hai nửa, mỗi bên giữ một nửa, khi
khớp lại sẽ nhận ra mối quan hệ.

14
Biểu tượng văn hóa là một loại tín hiệu riêng, có chiều sâu và phong phú
hơn tín hiệu văn hóa. Biểu tượng được hình thành trong quá trình dài lâu, có tính
ước lệ và bền vững, là cảm quan, nhận thức được lắng đọng, kết tinh, chắt lọc
trải qua bao biến cố thăng trầm vẫn không bị phai mờ mà ngược lại càng khắc
sâu vào tâm khảm con người. Biểu tượng là vật môi giới giúp ta tri giác cái bất
khả tri giác.
Biểu tượng được hiểu như là những hình ảnh tượng trưng được cả cộng
đồng dân tộc chấp nhận và sử dụng rộng rãi trong một thời gian dài, song giữa
biểu tượng và cái được biểu trưng nhiều khi có mối quan hệ đứt nối, gián đoạn
khiến người ta khó nhận ra. Nó chính là cái nhìn thấy được mang một kí hiệu
dẫn ta đến với cái khó có thể nhìn thấy được, nhưng nếu đã là biểu tượng chắc
chắn nó đại diện cho các khía cạnh bản chất nào đó của văn hóa một cộng đồng.
Thời gian và không gian làm cho cái được biểu trưng bị mờ đi, khuất lấp. Khi
cái được biểu trưng xa rời quy ước ban đầu đó, nó mở đường cho sự hình dung
và giải thích chủ quan của con người. Phải tìm ra chìa khóa mới khai mở được
biểu tượng và hầu như không thể giải mã biểu tượng một lần là xong.
Biểu tượng có một số đặc điểm sau đây:
Đó là tính chất sống động, khó nắm bắt, khó xác định, do tính lịch sử:
đồng đại - lịch đại và do nó trải nghiệm qua thời gian lâu dài, ít nhiều đã có biến
thiên, thay đổi theo thế hệ và thời đại.
Bên cạnh đó, nó có tính chất ổn định tương đối, phải ổn định mới trở
thành biểu tượng, nếu nó luôn thay đổi, nó sẽ không còn mang tính biểu tượng
nữa, bởi giữa cái biểu tượng với cái được biểu tượng không thay đổi hoặc ít thay
đổi thì sự khám phá mới có ý nghĩa.
Biểu tượng có thể lí giải được nhờ liên hệ với những yếu tố khác trong
một trường liên tưởng. Ví dụ như con chim là biểu tượng cho mặt trời, từ đó nó
dẫn ta tới liên tưởng về con diều, quả còn, quả cầu, đánh đu,… gắn với những
trò chơi mà khi chơi người ta đều phải tung cao hoặc cho bay cao lên, gần gũi
với biểu tượng chim và mặt trời. Trường liên tưởng của biểu tượng càng rộng, sự

khám phá biểu tượng càng phong phú và hấp dẫn.
15
Biểu tượng luôn mang tính quan niệm, bởi nó bắt nguồn từ tư duy hình
tượng. Nó có nhiều cấp độ xâm nhập với cái được biểu trưng, các cấp độ đó
phản ánh trình độ tư duy và quan niệm nghệ thuật của con người.
c. Mật mã văn hóa
Mật mã là một mã khóa bí mật, là cách duy nhất để lí giải cái không thể lí
giải bằng cách nào khác. Nó cần phải có chìa khóa để lí giải và không bao giờ có
thể giải thích một lần là xong. Nó là một không gian mở cho người ta có thể
khám phá liên tục mà không ai dám khẳng định là có thể giải mã hoàn toàn đúng
và khám phá hết bí mật.
Đối với việc nghiên cứu mã văn hóa, mật mã quá bí ẩn, khó có thể giải
mã được. Tín hiệu thì đơn giản, giải mã một lần là xong. Biểu tượng thì phong
phú và có chiều sâu hơn nhiều. Vì vậy, trong giải mã văn hóa thì giải mã biểu
tượng là có ý nghĩa hơn cả.
Thấu hiểu ý nghĩa của các biểu tượng, nói rộng ra là hiểu được hệ giá trị
văn hóa của một dân tộc được kết tinh lại trong biểu tượng tức là có thể hiểu đến
tận cùng con người và dân tộc ấy.
Nói về biểu tượng văn hóa, nhà ngôn ngữ, nhà văn hóa Levis Strauss cho
rằng: “Mọi nền văn hóa đều có thể xem như một tập hợp các hệ thống biểu
tượng, trong đó xếp ở hàng đầu là ngôn ngữ, các nguyên tắc hôn nhân, các
quan hệ kinh tế, nghệ thuật, khoa học, tôn giáo” [40; 23].
Từ đó có thể thấy, muốn hiểu văn hóa, cách làm hữu ích nhất là tìm hiểu
qua các biểu tượng văn hóa.
Như đã nói ngay ở phần đầu, khi nghiên cứu văn hóa thì ta không thể bỏ
qua các mã và mã văn hóa. Trong văn hóa dân gian, hàng loạt các mã văn hóa đã
hòa nhập cùng với tín ngưỡng, hiển hiện ở phong tục, náu mình trong thần tích,
kí thác ở tâm linh, ẩn tàng trong nghệ thuật truyền thống và thể hiện khá rõ nét
trong kho tàng văn học dân gian. Với những giá trị nhân văn và khoa học không
thể phủ nhận, mã văn hóa được xem như một chiếc chìa khóa vạn năng để mở ra

cánh cửa sau bao ngày phong kín; đi vào nghiên cứu, lí giải các mã văn hóa là
một hướng tiếp cận có hiệu quả để có thể thấu hiểu được các vấn đề về văn hóa,
16
xã hội, văn học nghệ thuật, cũng như các quan niệm về vũ trụ và nhân sinh mỗi
thời đại, các dấu vết văn hóa được thể hiện trong tín ngưỡng, phong tục tập quán
của cộng đồng mình.
Tựu chung lại, mã văn hóa có mặt trong mọi lĩnh vực của văn hóa dân
gian, với một phương diện cụ thể là văn học dân gian với ba thể loại tiêu biểu là
thần thoại, truyền thuyết và cổ tích có thể cảm nhận rõ nét điều đó. Nhưng cũng
cần phải nhấn mạnh rằng với một mẫu số chung là các mã văn hóa, nếu chỉ nhìn
nhận nó một cách tổng quát, chung chung, đại khái thì không thể hiểu cặn kẽ
cũng như sâu sắc các lớp ý nghĩa gói ghém bên trong đó được. Bởi vậy mà cần
phải phân loại các mã văn hóa đó thành những kiểu, dạng, nhóm cụ thể để cùng
kết hợp với các thao tác và kĩ năng khác trong khi tiến hành giải mã, các lớp ý
nghĩa dần dần được bóc tách, hiện diện thể hiện cho những khía cạnh khác nhau
của tâm thức văn hóa thí mới có thể nắm bắt được chiều sâu của nó. Đó chính là
mục đích mà người nghiên cứu luôn hướng tới.
1.2. Mã văn hóa về các con số
1.2.1. Mã văn hóa về các con số trong tâm thức văn hóa
Trong quá trình đấu tranh cải tạo thiên nhiên và phát triển đời sống xã
hội, loài người sớm phát hiện ra những con số và đều có những quan niệm xung
quanh chúng. Các con số tồn tại hàng ngàn năm, từ đời này qua đời khác mà khó
có thể xóa đi, trái lại nó ăn sâu vào tâm thức dân tộc, tiềm thức mọi người và ăn
sâu vào mọi ngóc ngách đời sống con người, nó hiện lên trong tâm tư, trong thói
quen ăn nói, cách tư duy, đến các tín điều, tới các quyết định quan trọng, trong
phong tục dân gian, có khi luồn sâu đến kì lạ như có linh hồn, có số phận với
mọi buồn vui của con người, của dân tộc, của thời đại. Điều đó chứng tỏ, nó có
một đời sống vô cùng phong phú, sinh động mà thời đại đã chứng minh rõ nét
cho điều đó.
Cũng phải nói rằng cùng là một con số nhưng nó không đồng nhất với

nhau về quan niệm, có thể với dân tộc này con số đó mang một ý nghĩa linh
liêng, người ta tin nó mang lại những điều tốt lành cho bản thân và cộng đồng để
rồi tôn sùng nó; nhưng đối với dân tộc khác thì con số đó mang những ý nghĩa
17
ngược lại và hệ quả kéo theo đó là kiêng kị sự có mặt của chúng. Có hiện tượng
như vậy là do đâu? Phải chăng loại hình văn hóa, bản sắc văn hóa của một quốc
gia đã chi phối ít nhiều tới kiểu lựa chọn này. Nếu vậy thì thông qua các con số
đó ta có thể hình dung được diện mạo văn hóa của một cộng đồng, là hướng tiếp
cận tối ưu để có thể thấu hiểu lối nhận thức, tư duy cũng như tâm tư tình cảm
của con người chung sống trong cộng đồng đó một cách sâu sắc. Hay nói một
cách khác, các con số đó được xem như là các mật mã hay mã văn hóa, thậm chí
là biểu tượng văn hóa mà đi sâu vào kiến giải ta có thể cảm nhận được tâm thức
văn hóa của dân tộc đó một cách rõ nét nhất.
Để minh chứng cho điều đó, sau đây chúng tôi xin được đưa ra những
quan niệm về các con số từ các góc độ khác nhau và giữa các quốc gia với nhau
mà chúng tôi đã tổng hợp được từ các nguồn tư liệu khác nhau. [1], [13], [25],
[30], [31], [32], [40] , [54] …
Số 1
Theo dân gian, số 1 là căn bản của mọi sự biến hóa, là con số khởi đầu,
luôn đem lại những điều mới mẻ, tốt đẹp, đem tới một sinh linh mới, một sức
sống mới cho mọi người.
Còn thần số học phương Tây thì cho rằng số 1 tượng trưng cho sự hùng
mạnh, sự độc lập, sự lãnh đạo, lập trường vững chắc, ít thay đổi. Số 1 còn tiêu
biểu cho sự thông minh, sáng tạo, một ý chí sắc bén, tượng trưng cho nguyên lí
căn bản của đời sống.
Trong bài trí phong thủy, số 1 được coi là con số của thần thánh, của
hoành đồ. Được hiểu như là con trai của cõi trời. Số 1 tượng trưng cho cái đỉnh
tối thượng, đỉnh núi cao độc nhất không còn ai khác.
Số 2
Tượng trưng là một cặp, một đôi, một con số hạnh phúc và điều hành cho

những sự kiện như sinh nhật, cưới hỏi, hội hè. Số 2 tượng trưng cho sự cân bằng
âm dương kết hợp tạo thành thái lưu hay là nguồn gốc của vạn vật. Các câu đối
đỏ may mắn thường được dán trước cửa nhà cổng chính vào dịp đầu năm mới.
18
Thần số học phương Tây thì quan niệm số 2 tượng trưng cho sự hòa nhã,
ngọt ngào, sẵn sàng giúp đỡ và xã giao khéo léo.
Số 3
Con số 3 thì có nhiều quan niệm khác nhau, người xưa thường dùng các
trạng thái hình thể gắn với con số 3 như: Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng), Tam
giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới), Tam thời (Quá khứ - Hiện tại – Tương
lai), Tam vô lậu học (Giới – Định – Tuệ), Tam đa (Đa Phúc – Đa Lộc – Đa Thọ),
Tam tài (Thiên – Địa – Nhân).
Số 3 còn tượng trưng cho tình cảm, tài năng đại chúng. Số 3 tiên đoán sự
thành công trong các ngành khoa học kĩ thuật nếu biết dung hòa sự thành công
với khả năng tinh thần. Số 3 liên hệ với sao Mộc Tinh (Jupiter) – được đặt theo
tên vị thần vĩ đại nhất trong thần thoại La Mã, là hành tinh lớn nhất trong hệ Mặt
Trời và sao Mộc được xem như là vua của các hành tinh.
Được xem là con số vững chắc, như kiềng ba chân là một hình thức vững
chắc nhất. Người Trung Quốc có câu: “Ba với ba là mãi mãi” (bất tận và biểu
tượng hy vọng trường thọ).
Phong thủy dùng nhiều lĩnh vực số học trong việc bài trí các đồ vật và 3 là
một con số đặc biệt hữu dụng cho việc tăng thêm vẻ vững chắc khi đập mắt vào
sự hài hòa của một môi trường.
Số 4
Người Trung Hoa thường không thích số 4 vì cách phát âm chữ số 4 gần
giống như phát âm chữ tử.
Nhưng nếu không sử dụng số 4 thì không có sự hài hòa chung, như trong âm
dương ngũ hành có tương sinh mà không có tương khắc. Trong dân gian Việt
Nam, con số 4 lại được sử dụng khá nhiều, biểu trưng cho những nhận định sau:
Về hiện tượng tự nhiên:

Tứ phương: đông, tây, nam, bắc; thời tiết: có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông;
bốn cây tiêu biểu cho bốn mùa là mai, lan, cúc, trúc.
Về hiện tượng xã hội
19
Ngành nghề, theo quan niệm xưa có tứ dân sĩ, nông, công, thương. Về
nghệ thuật: cầm, kì, thi, họa. Về lao động: ngư, tiều, canh, mục. Tứ thư: đại học,
trung dung, luận ngữ, Mạnh Tử. Tứ bảo của trí thức: giấy, bút, mực, nghiên. Tứ
đại đồng đường: cha, con, cháu, chít.
Về con người:
Người ta quan niệm về trách nhiệm của một công dân: tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ. Về đạo đức con người: hiếu, lễ, trung, tín. Đối với người
phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh. Tứ bất tử: thần, tiên, phật, thánh. Tứ linh: long,
li, qui, phượng. Tứ đổ tường: tửu,sắc, tài, khí.v.v…
Số 5
Số 5 có ý nghĩa huyền bí xuất phát từ học thuyết ngũ hành. Mọi việc bắt
đầu từ năm yếu tố trời đất có ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; người quân tử
có ngũ đức: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín; cuộc sống có ngũ phúc: phúc, lộc, thọ,
khang, ninh.
Theo thần số học phương Tây, số 5 tượng trưng cho một trực giác thiên
bẩm, tượng trưng cho uy quyền thiêng liêng, sự nhanh trí, hoạt động theo cảm
hứng, phiêu lưu, gan dạ, sự kết hợp của tinh thần và vật chất.
Số 5 còn tượng trưng cho sự trường thọ và bất diệt, cũng là con số tuyệt
vời dùng trong bài trí phong thủy.
Số 6
Số 6 theo người Trung Hoa thì sẽ đem tới sự thuận lợi về tiền bạc và vận
may cho người dùng nó, vì bên cạnh tục đoán mệnh của con người số 6 là số lộc,
thì lối viết số 6 với một nét cong vào thân ý như lộc sẽ luôn vào nhà.
Ngoài ra, lục giác còn được đánh giá là khối vững chãi nhất. Con ong
thường làm tổ theo khối lục giác, lục căn.
Trong phong thủy thì quan niệm rằng một sự bài trí dùng bất cứ đồ vật có 3,

6, 9 món đều tốt cho việc hóa giải những khu vực xấu hoặc những nơi hướng xấu.
Số 7
Người Ấn Độ coi số 7 là con số toàn hảo. Họ thờ thần Bò Cái, vì vậy có
tục đám cưới, đôi trai gái phải dắt tay nhau đi 7 vòng quang đống lửa đốt bằng
20
phân bò khô và đọc những lời thề chung thủy. Theo Đạo Phật, số 7 có ý nghĩa là
quyền năng mạnh nhất của Mặt Trời. Những người theo đạo Phật tin rằng trong
suốt tháng 7 âm lịch, tất cả linh hồn trên thiên đường và địa ngục sẽ trở lại
dương gian.
Con số 7 tượng trưng cho thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông,
tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai.
Thời cổ cho rằng, có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho
Trái Đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau cùng với 7 sắc cầu vồng
tạo nên ấn tượng mạnh mẽ cho số 7, đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh
sáng và hy vọng cho loài người.
Là một con số có sức mạnh kì diệu. Những nguồn gốc truyền thuyết 7
ngôi sao (Thất tinh), 7 thanh gươm (Thất kiếm) được dùng trong nghi lễ Đạo
Lão tượng trưng cho sức mạnh đẩy lùi ma quỷ trong phong thủy. Một sự bài trí 7
món đồ vật được ban cho một sức mạnh kì bí và một cảm giác của sự bất khả
xâm phạm.
Số 8
Người Trung Hoa quan niệm 8 là con số biểu trưng cho sự may mắn và
an lành, cho tiềm năng và sự trỗi dậy. Trong tiếng Quảng Đông, số 8 được phát
âm giống như chữ phát. Lối viết số 8 thì có hai nét đều từ trên xuống giống kèn
loe ra, giống như cuộc đời mỗi con người càng làm ăn càng phát đạt.
Số 8 còn tượng trưng cho 8 hướng, bát quái, bát âm, bát tiên, bát bửu…
Trong bài trí phong thủy, hình gương bát quái trước cửa nhà có thể ngăn
chặn được những ảnh hưởng xấu trước khi ma quỷ xâm nhập.
Còn có quan niệm khác cho rằng số 8 tượng trưng cho quyền lực, thành
công, chiến tranh và tàn phá, có ý nghĩa lúc nào cũng phải tôn trọng công lí và

đề phòng những tai nạn nguy hiểm, sự suy sụp và tàn phá.
Số 9
Từ xưa số 9 luôn được coi như là biểu trưng của sự quyền uy và sức
mạnh. Ngai vàng của vua thường đặt trên 9 bậc, vua chúa thường cho đúc cửu
đỉnh để minh họa cho quyền lực của mình. Đặc biệt hơn cả, số 9 được sùng bái,
21
tôn thờ và gần như trở thành một triết thuyết cho các triều đại ở Trung Quốc và
Việt Nam từ sự ảnh hưởng của Kinh Dịch là dựa trên thuật luận số. Số 9 tượng
trưng cho Trời, ngày sinh của Trời là ngày 9 tháng giêng, nên số 9 được ghép
cho ngôi vị hoàng đế. Tất cả đồ dùng trong cung đình cũng dùng số 9 để đặt tên
như cửu long bôi, cửu đào hồ, cửu long trụ. Hay nói cách biểu thị số nhiều như
cửu thiên, cửu châu, cửu đỉnh,…
Còn thần số học phương Tây thì quan niệm rằng số 9 thể hiện tình thương
vô bờ bến đối với nhân loại. Có ý nghĩa là phải sống khổ hạnh mới tìm ra chân lí
trong cuộc đời.
Không những thế, quan niệm về các con số còn ăn sâu vào tâm thức dân
gian của nhiều dân tộc. Có thể thấy trong tín ngưỡng phồn thực của người Việt
với những con số chẵn - lẻ, âm - dương được dân gian quan niệm khá phổ biến:
số 1 là con số khởi nguyên, bắt đầu của mọi sự bắt đầu; số 2 là cặp số lưỡng hợp
lưỡng phân, âm dương hợp đức mà sinh thành; số 3 là con số phát triển; số 4 là
con số thành, số 5 là con số có tỉ lệ cân bằng âm dương hợp lí hơn cả, là chính
giữa, trung tâm của mọi trung tâm, số 6 là số hoạch phát; số 7 là con số toàn hảo,
số 8 là số tài lộc - hoạch phát, số 9 là số toàn dương, con số thịnh dương nhất…
[13;106,107,108 ].
Như vậy có thể thấy rằng với mỗi một con số nếu nhìn nhận ở các góc độ
khác nhau cũng như đặt nó trong tương quan so sánh giữa quan niệm của các
nước với nhau thì dễ dàng nhận ra những ý nghĩa khác biệt và rất đa dạng trong
bản thân con số đó, thể hiện rõ nét cho lối tư duy, nhận thức của con người và
cộng đồng.
1.2.2. Mã văn hóa về con số 3

Theo sự tìm hiểu và thống kê của chúng tôi, con số 3 có tần số xuất hiện
rất cao trong tâm thức văn hóa dân gian của người Việt. Số 3 là biểu tượng cho
sự vững chãi, kết dính bền lâu:
- Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao
(Ca dao)
22
- Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân
(Ca dao)
Ngoài ra, tư duy con số 3 bí ẩn đã dẫn đến mô hình tam tài và các biểu
tượng 3 ông đầu rau; bộ 3 trầu - cau - vôi, tam đa phúc - lộc - thọ… Khát vọng
sinh sôi nảy nở của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước với triết lí âm dương
khiến người ta có những câu nói cửa miệng như: tam thập nhi lập, 3 vuông sánh
với 7 tròn, 3 mặt 1 lời, 3 xôi nhồi 1 chõ, 3 thưng cũng vào 1 đấu, 3 hồn 7 vía, 3
dãy 7 tòa, 3 bò chín trâu, mua danh 3 vạn, bán danh 3 đồng,…
Trong kho tàng truyện cổ dân gian, cấu trúc bộ 3 xuất hiện khá nhiều: 3
chàng quan lang, 3 anh em lốt rắn, 3 chàng thiện nghệ, 3 cha con, 3 vợ chồng cái
con, ba mẹ con, 3 con rắn, 3 người đàn bà, 3 vương, 3 rồng, ngã 3 sông, tam tòa
thánh mẫu, 3 quân tụ hội… Đó là chưa kể đến các con số chỉ thời gian, thứ tự, số
đếm, số lần, nghĩa là con số 3 có những biểu hiện cực kỳ phong phú và đa dạng.
Để có thể phân loại các mã văn hóa một cách chính xác, hợp lí và khoa
học cần phải có những căn cứ nhất định, với đề tài Giải mã về con số 3 trong
tâm thức văn hóa của người Việt (nghiên cứu trường hợp thần thoại, truyền
thuyết và cổ tích) chúng tôi đã dựa vào các tiêu chí sau đây:
Thứ nhất: Nói một cách khách quan rằng con số 3 trong thần thoại, truyền
thuyết và cổ tích không phải lúc nào xuất hiện nó cũng ẩn chứa mã văn hóa mà
nhiều khi nó cũng là một con số ngẫu nhiên, nhìn nhận một cách thông thường
thì không thể phân biệt được; bởi vậy mà cần phải căn cứ vào ý nghĩa của chúng
trong dãy số tự nhiên cũng như trong quan niệm của thần số học, phong thủy và

âm dương ngũ hành, tín ngưỡng,… để có thể xác định được đâu là số 3 ngẫu
nhiên và đâu là số 3 ẩn chứa những mã văn hóa cần phải đi sâu vào kiến giải.
Thứ hai: Căn cứ vào nội dung tác phẩm thể hiện và hình tượng nhân vật.
Có thể nói sẽ không phân loại mã văn hóa về con số 3 chính xác được nếu như
không nhìn nhận ý nghĩa của con số đó xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tác
phẩm cũng như ý nghĩa của các hình tượng nhân vật đó thể hiện. Bởi vì nếu xét
về câu chữ thì có rất nhiều số 3 tưởng chừng như là con số ngẫu nhiên và cứ làm
23
như vậy cho đến khi kết thúc tác phẩm thì có lẽ sẽ không tìm thấy được mã văn
hóa nào ẩn chứa trong đó.
Minh chứng rõ nét cho việc sử dụng tiêu chí này là con số 3 trong truyện
“Rắn báo oán” [3;452, 453], những số 3 lần lượt xuất hiện trong như sau: “Lần
này mặt u mày chau, lại còn dắt theo cả ba đứa con nữa”; “Người ấy năn nỉ
rằng xin thầy hãy đợi cho tôi ba năm nữa, các con tôi cứng cáp thêm tôi sẽ dọn
đi”; “Sáng hôm sau ông cho người đến báo với anh trưởng tràng nói với các
học trò hoãn việc làm nhà ba ngày nữa”; “…nên chúng con đã đánh chết ba
con con”; hoặc “có âm mưu ám hại nhà vua sẽ bị xử tội chết cả ba họ”; “Đúng
vào chữ Đại, lại ngấm đến cả tờ thứ ba”; “Thế rồi ngày 16 tháng 4 năm 1442
Nguyễn Trãi và cả ba họ đều bị hành hình”; “Và ba con rắn bị chết kia đã tu
luyện thành tinh”.
Trong truyện này, nếu không xét về nội dung mà tác phẩm thể hiện thì số
3 ở đây chỉ là một con số thông thường chỉ số đếm, thời gian, số lượng và thứ tự.
Nhưng điều đó không hợp lí vì thực hiện thao tác này thì ta không thể nhận thấy
mã văn hóa về con số 3 ở đây mà với truyện “Rắn báo oán” thông qua con số 3
chúng ta có thể một phần nào đó cảm nhận được cái tàn bạo khủng khiếp của chế
độ quân chủ chuyên chế đè nặng lên không phải một mà nhiều thế hệ phải gánh
chịu hậu quả. Như vậy xuyên suốt ý nghĩa của cả câu chuyện có thể thấy con số
3 ở đây ẩn chứa mã văn hóa về lịch sử rất cần được khai thác và làm sáng tỏ ý
nghĩa. Do đó chúng tôi thấy rằng sử dụng tiêu chí căn cứ vào nội dung tác phẩm
thể hiện và hình tượng nhân vật là rất cần thiết trong khi thực hiện đề tài này.

Thứ ba: Nhìn nhận con số 3 dưới góc độ văn hóa tín ngưỡng, phong tục.
Có rất nhiều số 3 trong các truyện của ba thể loại này thể hiện cho một tín
ngưỡng, một phong tục trong dân gian như: tín ngưỡng phồn thực, tín ngưỡng
thờ Mẫu, tín ngưỡng thờ thần, phong tục hôn nhân như anh em lấy chung một
vợ, tục con gái lấy chồng rồi lại quay về nhà mẹ đẻ một thời gian sau mới quay
lại gia đình nhà chồng,… Nhưng để gọi cho con số 3 đó một cái tên chính xác và
có những kiến giải sâu sắc thì phải nhìn nhận con số đó dưới góc độ tín ngưỡng,
phong tục.
24
Thứ tư: Căn cứ vào đặc trưng thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích.
Ba thể loại này có quan hệ không ít đến tín ngưỡng, phong tục của một dân tộc,
xung quanh phong tục nhất là tín ngưỡng thường vẫn có thần thoại, truyền
thuyết, cổ tích lưu hành. Nhiều môtip hoặc hình tượng trong các truyện truyền
thuyết, cổ tích còn lại cho đến ngày nay, mặc dù đã phai nhạt dấu vết nguyên
thủy nhưng nếu suy nguyên cặn kẽ và thận trọng, cũng có thể tìm ra các lớp
nghĩa tối cổ, phản ánh những phong tục, tín ngưỡng xa xưa.
Như tục thờ thần rắn, tín ngưỡng hiến tế thần linh và tín ngưỡng phồn
thực,… Có thể nói tín ngưỡng là vú nuôi của truyền thuyết và cổ tích; ngược lại
cổ tích và truyền thuyết là kẻ tuyên truyền đắc lực cho tín ngưỡng.
Không chỉ có vậy mà sự xuất hiện của thần thoại, truyền thuyết và cổ tích
còn gắn chặt với các đặc điểm về sản xuất, về sinh hoạt, về tư tưởng của con
người tương ứng với mỗi thời đại lịch sử mà họ sống.
Có thể coi đây là những đặc trưng quan trọng của ba thể loại này để thông
qua đó con số 3 trong các truyện thần thoại truyền thuyết, cổ tích được nhận diện
chính xác và khách quan hơn.
Trên đây là bốn tiêu chí mà chúng tôi đã sử dụng và coi như là những căn
cứ rất quan trọng để có thể tiến hành thống kê và phân loại mã văn hóa về con số
3, làm cơ sở cho việc giải mã văn hóa đạt hiệu quả tốt nhất.
1.3. Vai trò của thần thoại, truyền thuyết, cổ tích Việt Nam trong việc thể
hiện tâm thức văn hóa dân gian

1.3.1. Tâm thức văn hóa
Tâm thức là từ chỉ chung cho các khía cạnh của trí tuệ (intellect) và ý
thức (conscicusness), thể hiện trong các kết hợp của tư duy, trí nhớ, cảm xúc, ý
muốn và trí tưởng tượng.
Tâm thức là dòng ý thức. Nó bao gồm tất cả các quá trình có ý thức của
bộ não. Đôi khi trong một số ngữ cảnh, nghĩa của từ tâm thức còn bao hàm
hoạt động của tiềm thức con người [40, 456].
25
Có nhiều học thuyết về tâm thức và hoạt động của nó. Các nghiên cứu cổ
xưa nhất được ghi nhận về tâm thức là của Đức Phật, Plato, Aristotle,
Adishankara và các triết gia Hy Lạp, Ấn Độ khác.
Các học thuyết tiền khoa học, dựa trên thần học, tập trung vào mối quan
hệ giữa tâm thức và linh hồn – cái được cho là tinh túy siêu nhiên thần thánh trời
cho của con người.
Các lý thuyết hiện đại dựa vào hiểu biết khoa học về bộ não, cho rằng tâm
thức là một hiện tượng của bộ não và đồng nghĩa với ý thức.
Tâm thức đôi khi được gọi tắt là tâm, theo Từ điển “Hán Việt Thiều
Chửu”, có nghĩa là tim, người xưa cho rằng tim là vật để nghĩ ngợi, cho nên cái
gì thuộc về tư tưởng, nhận thức, tư duy cũng như biểu hiện cảm xúc đều gọi là
tâm, ví dụ như tâm địa, tâm cảnh, tâm lý,…
Tâm thức văn hóa là một khái niệm chỉ trí tuệ, ý thức với các quan niệm,
các tinh hoa di sản văn hóa ẩn sâu trong tâm khảm và tiềm thức của nhân dân
nhiều thế hệ, nhiều thời đại thể hiện trong các kết hợp của tư duy, trí nhớ, cảm
xúc, tâm hồn, ý muốn và trí tưởng tượng do một cộng đồng sản sinh, sáng tạo và
nuôi dưỡng.
1.3.2. Vị trí vai trò của thần thoại, truyền thuyết và cổ tích
Đối với một quốc gia nông nghiệp trồng lúa nước như Việt Nam thì trong
các phương diện của đời sống hàng ngày, điển hình là trong kiến trúc điêu khắc,
mỹ thuật dân gian, hay phong tục và lễ hội đều thể hiện rất rõ tâm thức văn hóa
của dân tộc. Không chỉ có những phương diện đó mà kho tàng văn học dân gian

đặc biệt là thể loại thần thoại, truyền thuyết và cổ tích cũng thể hiện rất rõ điều
này.
Thần thoại là thể loại ra đời sớm nhất trong dòng văn học dân gian, xuất
hiện ở buổi bình minh của lịch sử nhân loại, là truyện kể về các vị thần và những
điều thần bí, là hình thức nhận thức thế giới đặc trưng của con người thời cổ.
Thông qua sự thần thánh hóa và mĩ hóa các hiện tượng tự nhiên và xã hội, con
người đã gửi gắm khát vọng giải thích tự nhiên, xã hội và ước mơ chinh phục thế
giới đó.

×