Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.74 KB, 13 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Lời mở đầu:
Trong phần mở đầu, tác giả của luận văn đưa ra lý do của sự cần thiết chọn
lựa đề tài; Nêu mục đích, đối tượng - phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và kết cấu của luận văn.
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 70% đến 90% trong tổng thu nhập
của các Ngân hàng ở Việt Nam nói chung và BIDV Nghệ An nói riêng. Nhưng
hoạt động này luôn tiểm ẩn rủi ro, nó tồn tại song song và khách quan với hoạt
động tín dụng. Rủi ro trong hoạt động tín dụng có thể xảy ra bất cứ lúc nào mà các
nhà quản trị khó có thể lường trước được. Mỗi khi nó xảy ra thì sẽ ảnh hưởng rất
lớn tới các hoạt động của ngân hàng, không chỉ giảm lợi nhuận mà còn làm giảm
uy tín thương hiệu, khả năng thanh toán…lớn hơn nữa có thể đưa ngân hàng đến
bờ vực của sự phá sản. Nên mục tiêu hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro
tín dụng luôn được các nhà quản trị ngân hàng chú trọng.
Nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro tín dụng, là một
cán bộ BIDV Nghệ An, với mong muốn đi sâu tìm hiểu các vấn đề lý luận cơ bản
liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại và thực trạng
công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh BIDV Nghệ An qua các năm từ
2007 đến 2011. Bằng các phương pháp tổng hợp, thu thập, xử lý, phân tích, so
sánh - đối chiếu các số liệu…để rút ra được những kết quả đạt được, các mặt còn
hạn chế và nguyên nhân dẫn đến các hạn chế, từ đó đề xuất kiến nghị bổ sung
thêm các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tại Chi nhánh trong
những năm tiếp theo. Vì vậy, Tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn Thạc
sỹ của mình là "Hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An".
Kết cấu của luận văn bao gồm:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liến quan đến đề tài luận văn.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Thương mại.
Chương 3: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ An.



Chương 4: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
BIDV Nghệ An.

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
đến đề tài luận văn.
Nội dung của chương 1 nêu ra các công trình mà tác giả đã nghiên cứu có
liên quan đến đề tại luận văn. Tìm ra các kết quả nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp
tục nghiên cứu từ các công trình. Từ đó khẳng định sự không trùng lặp và nội
dung cần nghiên cứu của luận văn.
Các công trình đã nghiên cứu bao gồm: "Những giải pháp cơ bản nâng cao
chất lượng hoạt động tín dụng của NHTM Việt Nam", Luận án tiến sỹ của Trần Thị
Hồng Hạnh, chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân; "Quản
lý rủi ro tín dụng tại NHTM Cổ phần Bắc Á", Luận văn thạc sỹ của Cu Văn Sơn,
chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân; "Hoàn thiện công tác
quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam", Luận văn thạc sỹ của Đỗ Thùy Dung, chuyên ngành Tài chính ngân hàng,
Đại hoc Kinh tế quốc dân; "Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Đồng
Tháp", Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Như Ý, chuyên ngành Tài chính ngân hàng, Đại
hoc Kinh tế quốc dân; "Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam", Luận văn thạc sỹ của Bùi Thị Minh Hằng, chuyên ngành Tài
chính ngân hàng, Đại học Kinh tế quốc dân; "Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam", Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Phương Mai, chuyên
ngành Tài chính ngân hàng, Đại hoc Kinh tế quốc dân; "Quản lý rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam", Luận văn thạc sỹ của Lê Thị Hồng
Điều, chuyên ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng, Đại học Kinh tế TP Hồ Chí
Minh.
Các kết quả nghiên cứu và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu từ các
công trình: Hầu hết các luận văn đã nghiên cứu về quản trị hay quản lý rủi ro tín
dụng tại một số ngân hàng thương mại của Việt Nam đều đã nêu được lý luận cơ

bản về rủi ro tín dụng đối với NHTM, lý luận chung về QTRRTD đối với một
NHTM; Phân tích, đánh giá hoạt động tín dụng cũng như hoạt động QTRRTD, hạn
chế rủi ro phát sinh. Các giải pháp đưa ra đều mang tính khả thi cao, chủ yếu hướng
đến việc xây dựng một quy trình QTRR tổng thể, phân tách rõ trách nhiệm của các


bộ phận chức năng trong quy trình đó, kết hợp với việc hoàn thiện các biện pháp
ngăn ngừa rủi ro hiện có. Tuy nhiên các luận văn đều chưa phân tích và đánh giá
được vai trò của việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng
như là một biện pháp để nâng cao hiệu quả nhằm hoàn thiện công tác QTRRTD.
Nội dung nghiên cứu của luận văn: Qua tổng quan các công trình nghiên
cứu đã công bố trong thời gian gần đây, mặc dù có rất nhiều luận văn thạc sỹ, luận
án tiến sỹ đề cập đến đề tài quản trị hay quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng
thương mại. Nhưng tác giả có thể khẳng định chưa có công trình nào nghiên cứu
về QTRRTD tại BIDV Nghệ an. Vì vậy đề tài luận văn của học viên không trùng
lặp với các công trình đã công bố.
Về nội dung nghiên cứu :
- Tác giả sẽ kế thừa có chọn lọc các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng
và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại để tạo dựng cơ
sở lý thuyết cho việc nghiên cứu các vấn đề cơ bản của luận văn.
- Khảo sát và phân tích, góp phần đánh giá đúng thực trạng công tác quản trị
rủi ro tín dụng tại BIDV Nghệ an từ năm 2008 đến 2011. Khẳng định các kết quả
tốt đã đạt được đồng thời cũng chỉ rõ các hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của thực
trạng đó.
- Đề xuất và luận chứng có cơ sở lý luận và sát tình hình thực tiễn một số
phương hướng và biện pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
BIDV Nghệ an trong thời gian tới.
- Kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên để tháo gỡ một số vấn đề vượt
khỏi thẩm quyền của BIDV Nghệ an, song hiện đang là các cản trở đối với việc
hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.


Chương 2: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng của ngân
hàng thương mại
Chương 2 đề cập các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng trong ngân
hàng thương mại; Rủi ro và rủi ro tín dụng; Đặc biệt nhấn mạnh đến nội dung của
công tác quản trị rủi ro tín trong ngân hàng thương mại và QTRRTD theo các
chuẩn mực và nguyên tắc của Basel về giám sát ngân hàng.


Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất
của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu
nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan
thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng
hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay
vốn và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại.
Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi
tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội.
Hoạt động tín dụng là một quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn
trả. Trong quan hệ đó, người sở hữu tài sản chuyển nhượng một lượng giá trị tài
sản của mình dưới hình thức hiện vật hay tiền cho người cần sử dụng nó với điều
kiện sau một thời gian phải hoàn trả cho người sở hữu. Đặc điểm của hoạt động tín
dụng là dựa trên cơ sở lòng tin, có thời hạn, có hoàn vô điều kiện cả gốc và lãi vay
đồng thời hoạt động tín dụng luôn chứa đựng rủi ro; Phân loại tín dụng thường căn
cứ vào thời hạn tín dụng, mức độ tín nhiệm, mục đích sử dụng vốn vay, chủ thể
vay vốn và hình thức cấp tín dụng; Hoạt động tín dụng có vai trò rất quan trọng
đối với nền kinh tế, ngâ hàng và người vay vốn.
Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ổn. Tuy nhiên,
không phải sự không chắc chắn nào cũng là rủi ro, chỉ có những tình trạng không
chắc chắn nào có thể ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro.
Những tình trạng không chắc chắn nào chưa từng xảy ra và không thể ước đoán

được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải rủi ro; Rủi ro bao
gồm: Rủi ro tác nghiệp; Rủi ro thị trường; Rủi ro lãi suất; Rủi ro ngoại hối; Rủi ro
thanh khoản; Rủi ro giá cả; Rủi ro tín dụng. Ngoài ra còn có nhiều loại rủi ro khác
nữa như: Rủi ro pháp lý; Rủi ro chiến lược; Rủi ro danh tiếng; Rủi ro tuân thủ; Rủi
ro tài chính; Rủi ro hệ thống; Rủi ro trong hoạt động ngân hàng công nghệ điện
tử,....
Rủi ro tín dụng là tình trạng người đi vay không có khả năng trả lãi hoặc nợ
gốc hay cả hai. Rủi ro tín dụng bao gồm: Rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục. Có
các dấu hiệu để nhận biết rủi ro và Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng bao gồm
nguyên nhân chủ quan (từ phí ngân hàng và khách hàng), nguyên nhân khách quan
bất khả kháng.


Quản trị rủi ro tín dụng là một quá trình Ngân hàng tác động đến hoạt động
tín dụng thông qua bộ máy với các công cụ thích hợp để phòng ngừa, cảnh báo,
đưa ra các biện pháp cần thiết để hạn chế đến mức tối đa tổn thất do việc không
thu hồi được nợ. Theo Carl Olsson, Global Risk Management, SCB: "QTRR là
một quá trình chấp nhận rủi ro đã được tính toán trước chứ không phải là trốn
tránh rủi ro"; Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại bao gồm các
nội dung: về chính sách tín dụng; Quy trình tín dụng; Chấm điểm, xếp hạng khách
hàng để đánh giá và lựa chọn khách hàng; Phân loại nợ; Hệ thống kiểm tra kiểm
soát tín dụng (Giám sát hoạt động tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng; Phân
tích báo cáo tài chính định kỳ; Kiểm tra các bảo đảm tiền vay; Giám sát những
thông tin khác); Trích lập dự phòng và xử lý rủi ro; Triển khai việc ứng dụng các
công cụ đo lường rủi ro tín dụng nhằm hỗ trợ công tác QTRRTD thông qua hoạt
động QTRR tại các NHTM; Xác định rủi ro hiện có và rủi ro tiềm tàng; Mô hình
tổ chức QTRRTD: là yếu tố quyết định sự thành công của hoạt động quản trị rủi ro
tín dụng. Nên cần bảo đảm tạo môi trường hoạt động tín dụng có kiểm soát. Các
bộ phận chủ chốt có trách nhiệm liên quan đến quá trình QTRRTD bao gồm: Hội
đồng quản trị, Ban điều hành, Ủy ban QTRRTD, Ban giám đốc chi nhánh, các

trưởng phó phòng tín dụng.
Áp dụng Quản trị rủi to tín dụng theo chuẩn mực và các nguyên tắc của Ủy
ban Basel về giám sát ngân hàng.

Chươnng 3: Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
BIDV Nghệ An.
3.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Nghệ An
Lịch sử hình thành và phát triển của BIDV Nghệ An gắn liền với sự ra đời
và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Trên chặng
đường 55 năm , từ chỗ chỉ là một phòng trực thuộc Ty Tài Chính nghệ An với cái
tên giản dị là Chi hàng kiến thiết, đội ngũ vẻn vẹn chỉ có 09 cán bộ và trình độ
nghiệp vụ đang rất sơ khai. Cùng với 10 chi nhánh trên toàn miền Bắc, chi hàng
kiến thiết Nghệ An được thành lập theo Nghị định số 233/NĐ-TC-TCCB ngày
27/5/1957. Trong thời gian từ năm 1957 đến 1994, Ngân hàng kiến thiết Nghệ An


bên cạnh nhiệm vụ chủ yếu là cấp phát thì còn có nhiệm vụ cho vay vốn đầu tư
xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước. Tiếp tục thực hiện đường lối đối mới
kinh tế của Đảng, Nhà nước. Từ năm 1995, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam chuyển sang hoạt động theo chức năng nhiệm vụ của một ngân hàng thương
mại nhà nước. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Nghệ An là chi nhánh
cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép đăng
ký kinh doanh số 106198 ngày 02/6/1993. Từ ngày 08/03/2012, BIDV Nghệ An
cũng chuyển sang hoat động kinh doanh theo mô hình Ngân hàng TMCP Nhà
Nước cùng với BIDV Việt Nam theo Nghị quyết số 01/2012/NQ - ĐHĐCĐ.
* Kết quả kinh doanh của BIDV Nghệ an đến 2011
Từ thực tiễn quá trình cấp phát và kiểm tra đối với sử dụng vốn Ngân sách
Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản, chi nhánh đã đóng góp tích cực cho Ủy ban
Tỉnh lựa chọn dự án đầu tư hiệu quả, hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư phù
hợp thực tiễn nhằm sử dụng vốn tiết kiệm, đạt hiệu quả cao. Nhiều công trình, nhà

máy được đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư như: nhà máy xi măng Hoàng
Mai, thủy điện Bản Vẽ, đường tránh Vinh,.... Đến hết năm 2011, BIDV Nghệ An
đã cấp hơn 71 dự án với tổng số vốn hơn 17.903 tỷ đồng. Với những đóng góp
trên, năm 1977 chi nhánh được Chủ tịch nước tặng Huân chương lao động hạng
Ba, Bộ Tài chính tặng cờ thi đua đơn vị xuất sắc, Ủy ban nhân dân tỉnh tặng bằng
khen. Đồng thời, cùng năm 1977, chi nhánh lại vinh dự được Chủ tịch nước tặng
Huân chương lao động hạng Hai.
Ngoài việc huy động tiền gửi, cho vay, chi nhánh chú ý mở ra các hoạt
động dịch vụ có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của ngân hàng hiện đại.
Tính đến hết năm 2011, tổng tài sản đạt 2.948,5 tỷ đồng, nguồn vốn huy động
2.803,5 tỷ đồng, tổng dư nợ 2.685,2 tỷ đồng và thu dịch vụ ròng đạt 30,4 tỷ đồng.
3.2. Thực trạng công tác QTRRTD tại BIDV Nghệ an
* Chính sách cấp tín dụng: BIDV ban hành đầy đủ các văn bản chế độ, quy
chế, quy trình thủ tục cấp tín dụng; Chính sách đối với khách hàng tại BIDV; Quy định
giao dịch bảo đảm tiền vay; Quy định cho vay các ngành nghề lĩnh vực cụ thể,…
* Mô hình tổ chức và quy trình QTRRTD tại BIDV Nghệ an
Trong khuôn khổ đề án cơ cấu lại các NHTM Nhà nước, BIDV đã được sự
hỗ trợ kỹ thuật từ nguồn viện trợ của quỹ ASEM thông qua Ngân hàng thế giới.


Từ tháng 9/2009, hoạt động tín dụng của BIDV nói chung và BIDV Nghệ An nói
riêng được chuyển sang thực hiện theo mô hình và quy trình cấp tín dụng mới,
tuân theo khuyến nghị của các chuyên gia trực thuộc dự án hỗ trợ kỹ thuật của
Ngân hàng Thế giới (thuộc dự án TA2 - Technical Assistant 2). Chi nhánh đã tách
hoạt động tín dụng với hoạt động phi tín dụng và hoạt động hỗ trợ kinh doanh,
tách bộ phận tín dụng thành ba bộ phận riêng rẽ thuộc ba khối khác nhau là: Bộ
phận quan hệ khách hàng (QHKH); Bộ phận quản trị tín dụng (QTTD); Bộ phận
quản lý rủi ro (QLRR).
Như vậy, việc chuyển đổi hoạt động tín dụng theo mô hình TA2 đã đảm
bảo tách bạch được các chức năng đề xuất tín dụng, xét duyệt cho vay và quản trị

sau cho vay, tránh tình trạng "hai tay" như trước kia.
* Theo dõi, giám sát việc sử dụng vốn vay và xác định dấu hiệu của các
khoản vay có vấn đề, nhận diện rủi ro liên quan đến khách hàng vay:
Sau khi cấp tín dụng, BIDV Nghệ An duy trì thường xuyên việc kiểm tra,
giám sát khách hàng nhằm có thể cảnh báo sớm và xử lý các tình huống xấu có thể
xảy ra làm ảnh hưởng đến việc trả nợ của khách hàng. Các vấn đề cần kiểm tra,
giám sát khách hàng sau khi cấp tín dụng gồm: Tình hình sử dụng vốn vay và thực
hiện phương án vay vốn của khách hàng; Tình hình trả nợ gốc và lãi vay cho ngân
hàng; Tình trạng tài sản đảm bảo tiền vay; Tình hình tài chính của khách hàng;
Tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh trạnh của khách hàng; Các thông tin
về thị trường mà khách hàng đang hoạt động.
* Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ
Theo quy định tại Quyết định 493/ 2005/ QĐ- NHNN ngày 22/ 4/ 2005 thì
TCTD thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều 6
hoặc Điều 7 Quy định này. Trong đó, việc phân loại nợ được thực hiện dựa trên
phương pháp định lượng sẽ được quy định theo điều 6, còn dựa trên phương pháp
định tính sẽ quy định theo điều 7. Tuy nhiên, chỉ những TCTD có đủ khả năng và
điều kiện theo quy định thì mới được NHNN cho phép thực hiện phân loại nợ theo
phương pháp định tính.
Cho đến năm 2006, ngoại trừ BIDV Việt Nam được NHNN Việt Nam cho
phép chính thức sử dụng hệ thống định hạng tín dụng để phân loại nợ và trích lập


Dự phòng rủi ro (DPRR) (theo Điều 7 QĐ493) ban hành kèm theo quyết định số
8598/QĐ-BNC ngày 20/10/2006 của Tổng Giám đốc về hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ và đã được BIDV triển khai trong toàn hệ thống; các NHTM khác hầu
như phân nợ và trích lập DPRR trên cơ sở hướng dẫn của Điều 6 QĐ493 nghĩa là
thực hiện theo tuổi Nợ. Do đó, sự phân loại Nợ và trích lập DPRR của BIDV có
tính chất phòng ngừa rõ rệt, biểu hiện ở chỗ có những khoản vay chưa hề phát sinh
nợ quá hạn, nợ cơ cấu nhưng do khách hàng - chủ thể của khoản vay đó không hội

đủ tiêu chuẩn để được hệ thống xếp loại vào nhóm Nợ không phải trích DPRR thì
mặc nhiên BIDV phải trích DPRR cho khoản vay đó.
* Kiểm tra, kiểm soát nội bộ
Kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu rủi ro là công việc không chỉ của các
cán bộ tham gia vào quy trình cấp tín dụng mà được quán triệt đến từng cán bộ
Ngân hàng. Theo quy trình, nhiệm vụ phát hiện dấu hiệu rủi ro do phòng QHKH,
phòng QLRR, phòng QTTD. Tuy nhiên chủ yếu là do phòng QHKH thực hiện bởi
đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng, thu thập các thông tin, kiểm tra
sử dụng vốn vay…nên phát hiệ kịp thời những biến động bất lợi. Mặt khác, cơ chế
thông tin qua lại giữa các bộ phận còn nhiều bất cập nên sự tham gia của phòng
QLRR rất hạn chế. Thực tế những năm qua cho thấy, công tác phát hiện rủi ro của
Chi nhánh mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã phát
hiện (không trả được nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh
doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ đôi khi không chính xác…). Công tác dự báo
và phòng ngừa chưa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm và thông tin;
Ngoài ra công tác kiểm tra vốn vay còn hời hợt, nhiều khi mang tính đối phó chủ
yếu dựa vào báo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ở xa.
* Công tác phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng
BIDV Việt Nam thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐNHNN và quyết định số 18/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN.
Việc phân loại nợ theo điều 6 tuy đã kết hợp giữa yếu tố định lượng và định
tính nhưng chủ yếu dựa trên yếu tố định lượng mà yếu tố định lượng chỉ đơn thuần
là thời gian quá hạn của khoản nợ, số lần cơ cấu của khoản vay nên kết quả phân
loại phản ánh chưa sát với mức độ rủi ro của khoản nợ. Việc phân loại nợ theo yếu
tố định tính chưa có tiêu thức đánh giá cụ thể mà chỉ dựa trên chủ quan của người


thực hiện đánh giá. Phân loại nợ theo điều 6 không trợ giúp cho ngân hàng trong
việc quản lý chất lượng tín dụng theo ngành nghề kinh tế, loại hình doanh
nghiệp,...
Phân loại nợ theo điều 7 quyết định 493 tức là BIDV phải chấp nhận một tỷ

lệ nợ xấu cao hơn so với các NHTM khác do các tiêu chí đánh giá theo hệ thống
xếp hạng tín dụng nội bộ là theo chuẩn mực quốc tế nên chặt chẽ và toàn diện hơn
so với phân loại nợ theo điều 6.
Trên cơ sở xếp hạng tín dụng, BIDV đã đưa ra chính sách khách hàng để
thực hiện cấp tín dụng an toàn, hiệu quả và thực hiện phân loại nợ chính xác để
làm cơ sở trích lập dự phòng rủi ro theo thông lệ quốc tế.
* Công tác xử lý nợ xấu, nợ ngoại bảng.
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực trong việc chấm điểm xếp loại khách
hàng và phân tách nhiệm vụ giữa 3 bộ phận đề xuất tín dụng, rà soát rủi ro và quản
trị tín dụng nhưng nợ xấu là vấn đề không thể tránh khỏi trong hoạt động của các
NHTM. Vì vậy, BIDV đã có những chính sách tích cực trong việc xử lý những
khoản nợ xấu, đưa tỷ lệ nợ xấu về đúng kế hoạch.
Chi nhánh đã tích cực xử lý nợ xấu thông qua các biện pháp xử lý tài sản để
thu hồi nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, sử dụng DPRR để xử lý rủi ro, bán nợ để làm
trong sạch bảng tổng kết tài sản, làm lành mạnh tình hình tài chính. Với tất cả
những biện pháp tích cực trên, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đã giảm đáng kể, năm
2008 tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ là 3.61 nhưng năm 2011 giảm xuống chỉ còn 0.72 đạt
được mục tiêu của ngân hàng đề ra.
3.3. Đánh giá thực trạng QTRRTD tại BIDV Nghệ an
* Những kết quả đạt được:
Trong điều kiện môi trường kinh tế có nhiều biến động bất lợi nhưng với sự cố
gắng của mình, BIDV Nghệ An đã đạt được những kết quả đáng kể trong công tác
phòng ngừa rủi ro tín dụng.
Từ thực trạng QTRRTD có thể rút ra những kết quả mà BIDV Nghệ An đã đạt
được cụ thể như sau:


- So với năm 2008, năm 2011 nợ xấu của chi nhánh đã giảm xuống mạnh
cả về giá trị tuyệt đối (từ 48.3 tỷ đồng xuống còn 19.4 tỷ đồng) và tỷ trọng trên
tổng dư nợ (từ 3.61% xuống còn 0,72%).

- Chi nhánh luôn đảm bảo được việc trích lập dự phòng rủi ro đủ để bù
đắp nợ có khả năng mất vốn trong những năm qua.
- Về mô hình QLRRTD: Trong năm 2008, cùng với cả hệ thống BIDV,
thì BIDV Nghệ An cũng đã áp dụng mô hình QTRR theo hướng hiện đại và hướng
đến các chuẩn mực quốc tế với việc phân tách các phòng chức năng theo hướng
chuyên môn hóa cao hơn.
Sự tách bạch giữa 3 khâu giúp cho các quyết định cho vay mang tính
khách quan hơn, sự chuyên môn hóa sâu hơn theo các chức năng mà việc phân
tích và phản biện tín dụng sâu sắc và chính xác hơn, giúp nhận dạng các rủi ro
tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Chính sự giám sát của
phòng quản lý rủi ro và phòng QTTD đối với QHKH trong quá trình thực hiện các
quyết định tín dụng đã tạo nên cơ chế kiểm tra, giám sát liên tục, song song trong
quá trình cho vay, sau khi cho vay…
* Các hạn chế
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, nhìn chung công tác QTRRTD tại chi
nhánh vẫn còn nhiều mặt hạn chế:
- Thực hiện chấp hành quy trình, quy chế, chế độ của ngành và của pháp
luật trong quá trình cho vay chưa nghiêm túc
Việc thẩm định khách hàng còn sơ sài, không đánh giá cụ thể các chỉ tiêu cần
thiết: Tính khả thi của dự án, tình hình khách hàng, phương án sản xuất kinh
doanh, tình hình tài chính. Dẫn đến giải quyết cho vay khi khách hàng không đủ
điều kiện hoặc khả năng trả nợ yếu. Một số khoản vay hồ sơ pháp lý của khách
hàng còn thiếu hoặc không đủ tính pháp lý.
- Công tác kiểm tra nội bộ chưa thực sự hiệu quả
Hệ thống kiểm tra kiểm soát được tổ chức thực hiện tốt là biện pháp hữu hiệu để
cho vay lành mạnh, nó giúp các nhà quản lý ngân hàng sớm phát hiện các khoản
cho vay có vấn đề và xác định mức độ tuân thủ pháp luật và chính sách cho vay
của cán bộ tín dụng. Kiểm tra nội bộ có điểm mạnh hơn thanh tra của NHNN ở
tính thời gian (nhanh chóng, kịp thời ngay khi vừa phát sinh vấn đề) và tính sâu sát



của người kiểm tra viên (do việc kiểm tra được thực hiện hàng ngày, hàng giờ,
cùng lúc với công việc kinh doanh). Song trong thực tế bộ phận kiểm tra nội bộ
của BIDV chưa thực hiện hết chức năng, còn mang nặng tính hình thức, việc kiểm
tra chỉ tiến hành theo định kỳ mang tính cách chiếu lệ, chưa chặt chẽ. Điều này
dẫn tới tình trạng bộ phận kiểm tra nội bộ không đưa ra những khuyến cáo kịp thời
nhằm chấn chỉnh và tư vấn cho ban điều hành về những rủi ro tín dụng có thể xảy
ra.
- Hệ thống thông tin của hệ thống BIDV còn yếu kém
- Trình độ và năng lực của cán bộ ngân hàng còn hạn chế
- Hệ thống phân loại xếp hạng tín dụng khách hàng chưa là công cụ cho ra
kết quả hoàn toàn chính xác. Việc đánh giá, phân loại khách hàng còn nhiều bất
cập, chưa hỗ trợ hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Khi thực
hiện chính sách khách hàng dựa vào kết quả xếp loại doanh nghiệp, thì nhiều
doanh nghiệp là khách hàng có tiềm lực về tài chính và năng lực sản xuất kinh
doanh lớn nhưng không đáp ứng được các điều kiện mà chính sách khách hàng đã
đưa ra nên các Chi nhánh phải trình lên BIDV Trung ương để áp dụng cơ chế đặc
thù.
* Nguyên nhân của các hạn chế
- Về phía khách hàng
Một số khách hàng vẫn còn hạn chế về kiến thức kinh doanh và khả năng
nắm bắt thị trường, vì vậy khả năng chống đỡ với những yếu tố biến động có tính
chất bất lợi là hết sức khó khăn.
- Về phía Ngân hàng.
Trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế nên việc đánh giá các
dự án, hồ sơ xin vay còn chưa tốt, còn xảy ra tình trạng dự án thiếu tính khả thi mà
vẫn cho vay; Công tác thực hiện tài sản đảm bảo còn khó khăn; Khâu đánh giá
mức độ rủi ro thiếu chính xác.
- Nguyên nhân khác.
Do môi trường pháp lý thiếu đồng bộ, còn nhiều sơ hở dẫn tới không kiểm

soát được các hiện tượng lừa đảo trong việc sử dụng vốn của khách hàng.


Các chính sách tín dụng của Nhà nước mặc dù linh hoạt nhưng vẫn chưa khắc
phục được sự biến động nhanh và không có quy luật trên thị trường đối với vàng
và ngoại tệ khiến cho hoạt động của ngân hàng hết sức khó khăn.

Chương 4: Phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện công
tác quản trị rủi ro tín dụng tại BID Nghệ An.
4.1. Phương hướng hoàn thiện công tác QTRRTD tại BIDV Nghệ an
Từ những vấn đề đặt ra trên đây, BIDV Nghệ An cần đặt ra phương hướng
hoạt động nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay
như sau: Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng trong thời gian tới; Xây
dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng; Tăng cường công tác quản
trị rủi ro sau khi cấp tín dụng
4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác QTRRTD tại BIDV Nghệ an
* Hoàn thiện mô hình tổ chức hoạt động và xây dựng chính sách tín
dụng phù hợp:
Không thành lập phong QLRR tín dụng tại Chi nhánh mà
thiết lập phòng QLRR tại các khu vực trực thuộc Hội sở chính để thực thi các chức
năng trong khu vực quản lý.
* Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay
Hoàn thành về mặt pháp lý của các tài sản đảm bảo tiền vay để thuận lợi
trong việc xử lý tài sản đảm bảo, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra.
* Hoàn thiện quy trình cấp tín dung tại BIDV Nghệ an
Đây là yếu tố đầu tiên thể hiện sự thống nhất quan điểm chỉ đạo và đổi mới
căn bản hoạt động tín dụng, đặc biệt là việc kiểm soát, kiểm tra tăng trưởng tín
dụng, phân cấp ủy quyền trong tín dụng, quản lý rủi ro, xử lý nợ, thu hồi nợ xấu.
Hệ thống chính sách tín dụng, chính sách khách hàng mà điển hình là sổ tay tín
dụng cần phải được hỉnh sửa, tiêu chuẩn hóa các hoạt động tín dụng và tiến dần tới

các thông lệ quốc tế.
* Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, kiểm soát quá trình thẩm định,
phân tích tín dụng, quá trình giải ngân, quản lý khoản vay sau giải ngân và hực
hiện tốt công tác thu hồi nợ quá hạn, nơ xấu
* Một số biện pháp khác
4.3. Một số kiến nghị đối với cấp trên


* Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
* Kiến nghị đối với BIDV Việt nam

Kết luận



×