Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.4 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỒNG THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
Ở TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------

ĐỒNG THỊ HUỆ

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
Ở TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. LÊ CHÍ QUẾ

Hà Nội, 2015





MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Du lịch văn hóa là xu hướng của các nước đang phát triển vì đem lại giá trị
lớn cho cộng đồng xã hội. Du lịch văn hóa đang là sự lựa chọn của các nước đang
phát triển. Bên cạnh những loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch khám
chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục... gần đây du lịch văn hóa được xem
là loại sản phẩm đặc thù của các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch
quốc tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội
truyền thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngưỡng... để tạo sức hút đối với
khách du lịch bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích
nghiên cứu, khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là
cơ hội để thỏa mãn nhu cầu của họ. Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với
địa phương - nơi lưu giữ nhiều lễ hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo.
Khách du lịch ở các nước phát triển thường lựa chọn những lễ hội của các nước để
tổ chức những chuyến du lịch nước ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia
du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy mới và cải thiện cuộc sống của người dân
địa phương. Ở những nước kém phát triển hoặc đang phát triển, nền tảng phát triển
phần lớn không dựa vào những đầu tư lớn để tạo ra những điểm du lịch đắt tiền, mà
thường dựa vào nguồn du lịch tự nhiên và sự đa dạng trong bản sắc dân tộc. Những
nguồn lợi này không tạo ra giá trị lớn cho ngành du lịch, nhưng lại đóng góp đáng
kể cho sự phát triển của cộng đồng xã hội. "Du lịch văn hóa là xu hướng của nhiều
nước. Loại hình du lịch này rất phù hợp với bối cảnh của Việt Nam, rất tốt cho hoạt
động xóa đói giảm nghèo quốc gia, vì vậy phải được xem là hướng phát triển của
ngành du lịch Việt Nam".
Tỉnh Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình
du lịch nói chung và phát triển hoạt động du lịch văn hóa nói riêng, nhưng hiện tại
hoạt động khai thác, sử dụng và phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh này chưa được đầu

tư, chú trọng và chưa thực sự phát triển, chưa khai thác hết nguồn tài nguyên du lịch
văn hóa để phục vụ cho sự phát triển loại hình du lịch văn hóa gây lãng phí nguồn

1


tài nguyên, làm lãng phí nguồn nhân lực lao động, làm giảm nguồn thu ngân sách
cho tỉnh nói riêng và cho ngành du lịch nói chung. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài này
để nghiên cứu nhằm đưa ra một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa cho tỉnh
Quảng Ninh.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu:
Giáo trình “du lịch văn hóa những vấn đề lý luận và nghiệp vụ” do PGS.TS
Trần Thúy Anh chủ biên, là nguồn tài liệu cung cấp những vấn đề lý luận quan
trọng và thực tiễn được đúc rút từ kinh nghiệm của hoạt động văn hóa. Tài liệu này
giúp tác giả luận văn có cách nhìn từ góc độ du lịch văn hóa để tiếp cận hướng
nghiên cứu của mình [1].
Bộ “Địa chí Quảng Ninh” của Tỉnh ủy - Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh
xuất bản năm 2003 đã cung cấp một cách tổng hợp, khái quát về vị trí địa lý – lịch
sử, kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội của tỉnh Quảng Ninh. Tài liệu này giúp tác
giả có cái nhìn khái quát về địa phương mà mình nghiên cứu [43].
Trần Quốc Vượng, Cơ sở văn hóa Việt Nam là tài liệu cung cấp cách nhìn
tổng quát về văn hóa Việt Nam, địa bàn khu trú các bản sắc văn hóa đặc trưng của
từng dân tộc, từng địa phương cụ thể và tác giả luận văn dựa vào đó để bổ sung,
hoàn thành cũng như có những lý giải cụ thể về các vấn đề trong luận văn của
mình[36].
Một số luận văn thạc sĩ du lịch có nghiên cứu về một số tiềm năng, thế mạnh
và thực trạng cụ thể của từng loại hình du lịch cụ thể, điểm du lịch cụ thể và đặc
trưng như: đề tài nghiên cứu “Phát triển các loại hình du lịch ở Hạ Long, Quảng
Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Thanh Thủy đề tài này đã mang lại cho tác giả một
cách tổng quát về cái loại hình du lịch ở Hạ Long mà trong đó có loại hình du lịch

văn hóa lễ hội Carnaval để tham khảo cho bài viết của mình. Luận văn “Phát triển
du lịch văn hoá tại huyện Đông Triều” của tác giả Phạm Minh Thắng giúp tác giả có
cái nhìn toàn diện về sản phẩm du lịch văn hóa tại Đông Triều và đặc biệt đó là tài
nguyên du lịch văn hóa tâm linh gắn với vương triều nhà Trần tại địa bàn này. Luận
văn “Một số giải pháp phát huy văn hoá ẩm thực Quảng Ninh nhằm phát triển du

2


lịch” của tác giả Mạc Thị Mận là tài liệu giúp tác giả có cái nhìn khái quát về sản
phẩm du lịch văn hóa ẩm thực trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, qua đó là nguồn tài
liệu tham khảo quý báu cho phần viết về sản phẩm du lịch văn hóa ẩm thực của đề
tài. Luận văn “Khai thác tiềm năng của loại hình du lịch văn hoá ở huyện Yên Hưng
- tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Trương Thị Thu Hương là tài liệu tham khảo hữu ích
về sản phẩm du lịch văn hóa tại điểm đến là thị xã Quảng Yên. Đề tài “Nghiên cứu
giá trị các di tích lịch sử - văn hóa trọng điểm triều Trần tại Quảng Ninh phục vụ
phát triển du lịch” của tác giả Bùi Thị Huế giúp tác giả có góc nhìn cụ thể hơn về
triều đại nhà Trần trên khắp địa bàn tỉnh, có cách nhìn khái quắt hơn, cụ thể hơn về
triều Trần khi viết luận văn của mình.
Qua các công trình nghiên cứu trên cho thấy, nghiên cứu về từng thành tố
hoặc một số địa phương của du lịch Quảng Ninh không phải là đề tài mới, nhưng
nghiên cứu tổng thể về Hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh là đề tài hoàn
toàn mới và cần thiết. Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng
quát về Hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh được công bố.
3.Mục đích, đối tƣợng nghiên cứu.
3.1.Mục đích nghiên cứu
Đưa ra các dữ liệu khoa học làm cơ sở để phát triển loại hình du lịch văn hóa
ở tỉnh Quảng Ninh.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Trong đó bao gồm

các điểm du lịch văn hóa, điểm tham quan văn hóa, di tích văn hóa - lịch sử tiêu
biểu như Chùa Yên Tử, Miếu vua Bà, Đền Cửa Ông, Đền Trần Hưng Đạo, các Lăng
mộ nhà Trần, cụm di tích Bãi Cọc Bạch Đằng... đây cũng chính là đối tượng nghiên
cứu cụ thể nhất của luận văn.
4.Nhiệm vụ, nội dung nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch, du lịch văn hóa, điều
kiện phát triển du lịch văn hóa.

3


- Đánh giá về tiềm năng và thực trạng hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh
Quảng Ninh từ đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn đọng và
tìm ra những nguyên nhân.
- Xây dựng các đề xuất, giải pháp phù hợp với thực trạng phát triển của du
lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh, đồng thời đảm bảo tính bền vững, bảo tồn và phát
huy các di sản văn hóa.
5. Phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động du lịch văn hóa về mặt không gian là nghiên cứu
những điểm du lịch hấp dẫn nhất ở tỉnh Quảng Ninh như Chùa Yên Tử, Đền Cửa
Ông, Khu Lăng mộ nhà Trần... Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian là nghiên cứu
trong khoảng 5 năm gần đây.
5.2.Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp khảo sát thực tế và phương pháp điều tra thực tế: điểm đến
du lịch văn hóa cụ thể như Chùa Yên Tử, Chùa Yên Tử, Đền Cửa Ông, Khu Lăng
mộ nhà Trần… tác giả đã thực hiện khảo sát thực tế, qua đó thu thập thông tin, hình
ảnh, quan sát, ghi chép các thông tin thực trạng tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh qua hai
lần khảo sát vào năm 2013, 2014 và đầu năm 2015.
- Phương pháp thu thập thông tin và xử lý số liệu: Tác giả tiến hành thu thập

các thông tin, dữ liệu từ các nguồn như tham luận, đề tài khoa học, công trình
nghiên cứu, các trang báo mạng về chuyên ngành uy tín, sách báo, tạp chí chuyên
ngành và các ngành liên quan, các dự án, các đề án, các quy hoạch du lịch, các
thông tư, nghị quyết, báo cáo của các cơ quan quản lý cấp Trung Ương và Địa
phương như: Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổng cục thống kê, Viện Nghiên cứu
phát triển du lịch, Sở Văn hóa Thể Thao du lịch tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Ninh, Cục thống kê tỉnh…
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia và phỏng vấn các quan chức, lãnh
đạo và chính quyền địa phương: Đối với từng vấn đề cụ thể, điểm đến cụ thể, tác
giả đã đi thực tế và xin phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, du

4


lịch văn hóa, du lịch tâm linh, Phật giáo cho các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
để từ đó có các kiến thức, cách nhìn đúng nhất, khách quan nhất cho đề tài của mình.
- Phương pháp thống kê, phân tích: Thông qua các số liệu thống kê về các
hoạt động du lịch, tài nguyên, sản phẩm…của tỉnh Quảng Ninh, tác giả xử lý số liệu
và hệ thống hóa các số liệu, các bảng phân tích nhằm làm rõ thực trạng phát triển
của du lịch và du lịch văn hóa tỉnh Quảng Ninh.
6. Đóng góp của luận văn
Hệ thống một cách khái quát nhất những lý luận về phát triển du lịch văn
hóa, phân tích thực trạng phát triển của du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh . Đề xuất
một số giải pháp nhằm phát triển hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh. Kết
quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo cho các công ty du lịch ở Quảng
Ninh, các cơ quan chức năng trong việc hoạch định chính sách phát triển du lịch
văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh trong tương lai.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần tài liệu tham khảo và phụ lục, phần
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1. Tổng quan về các vấn đề liên quan đến đề tài
Chương 2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh
Chương 3. Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Quảng Ninh

5


NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1.Khái niệm du lịch văn hóa
Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng phát
triển đa dạng hơn. Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, nâng cao
thể chất đơn thuần. Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu, khám phá thế giới của
con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiên nhiên, con người, văn hóa và
chính bản thân họ. Nếu như du lịch sinh thái là một loại hình du lịch ở đó con người
được thỏa mãn nhu cầu khám phá tự nhiên đồng thời với việc được hòa mình vào tự
nhiên thì du lịch văn hóa cho người ta những hiểu biết về con người và những nền
văn hóa đi kèm theo, để từ đó con người xích lại gần nhau hơn, có cái nhìn về cuộc
đời nhân văn hơn và thế giới vì thế sẽ trở thành nhỏ bé hơn, thân ái hơn.Trong quá
trình đi du lịch nghỉ dưỡng hay chữa bệnh, hành hương đi chăng nữa người ta vẫn
cần được đáp ứng về nhu cầu khám phá văn hóa, đó là lý do cho loại hình du lịch
văn hóa có cơ sở phát triển, lồng ghép hầu hết vào các loại hình du lịch khác. Khi
nói đến du lịch văn hóa tức tiếp cận văn hóa từ du lịch, thông qua du lịch, thực chất
là việc khai thác và biến sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, thuộc sản phẩm
du lịch. Là một sản phẩm kinh doanh nên đó là sản phẩm hàng hóa hay gọi đúng
hơn là sản phẩm hàng hóa văn hóa, một loại sản phẩm hàng hóa đặc biệt, qua tiêu
thụ không hề mất đi như những sản phẩm hàng hóa thông thường khác mà còn được
nhân lên về mặt giá trị tinh thần và hiệu quả xã hội.
Theo Luật Du lịch: “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào bản sắc

văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá
trị văn hoá truyền thống”.[23, Tr. 3]
Theo Tổ chức du lịch thế giới (tên tiếng Anh là World Tourism Organization
- UNWTO, tên tiếng Pháp là Organization Mondiale du Tourisme - OMT) “Du lịch
văn hóa bao gồm hoạt động của những người với động cơ chủ yếu là nghiên cứu,
khám phá về văn hóa như các chương trình nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật biểu

6


diễn, về các lễ hội và các sự kiện văn hóa khác nhau, thăm các di tích và đến đài,
du lịch ngiên cứu thiên nhiên, văn hóa hoặc nghệ thuật dân gian và hành hương”.
Theo Hội đồng Quốc tế các di chỉ và di tích (International Coucil On
Monuments & Sites – ICOMOS) “Du lịch văn hóa là loại hình du lịch mà mục tiêu
là khám phá những di tích và di chỉ. Nó mang lại những ảnh hưởng tích cực bằng
việc đóng góp vào việc duy tu, bảo tồn. Loại hình này trên thực tế đã minh chứng
cho những nỗ lực bảo tồn và tôn tạo, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng vì những lợi
ích văn hóa – kinh tế - xã hội”. Khái niệm trên được đưa ra theo khía cạnh nghiên
cứu chỉ về di chỉ và di tích.
1.1.2.. Tài nguyên du lịch văn hóa:
Có thể coi văn hóa đã sinh ra du lịch, nuôi sống du lịch, và ngành du lịch
đang thụ hưởng những giá trị văn hóa
Tài nguyên du lịch văn hóa là một dạng đặc sắc của tài nguyên du lịch nói
chung. Tài nguyên du lịch văn hóa chia làm hai loại là “tài nguyên văn hóa phi vật
thể” và “tài nguyên văn hóa vật thể”.
Nhắc đến việc phân loại tài nguyên du lịch, hiện nay hầu hết các tài liệu đều
phân chia rõ hai loại chính là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Trong
Luật du lịch Việt Nam định nghĩa như sau: “Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm
các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan
thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch” và “Tài nguyên du lịch

nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích
lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con
người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ
mục đích du lịch” [23, Tr.8].
Như vậy với góc nhìn trên, các thành tố của văn hóa được liệt kê thành các
dạng tài nguyên du lịch văn hóa như: truyền thống văn hóa, văn nghệ dân gian, kiến
trúc, cách mạng, khảo cổ…và đây thực chất là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá
đối với ngành du lịch. Tuy nhiên không phải mọi sản phẩm văn hóa đều là sản
phẩm du lịch và mọi sản phẩm văn hóa là sản phẩm du lịch, bởi vì có rất nhiều sản

7


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nƣớc
1. Trần Thúy Anh, Triệu Thế Việt, Nguyễn Thu Thủy, Phạm Thị Bích Thủy,
Phạm Quang Anh (2014), Giáo trình du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và
nghiệp vụ, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
2. Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa, Văn hóa ứng xử
trong du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
3. Bảo tàng Du lịch Việt Nam (2013), Văn hóa Hạ Long trên vùng đất Quảng
Ninh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
4. Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Quảng Ninh (1998), Quảng Ninh đất và người, Nxb
Lao động xã hội, Hà Nội.
5. Trần Lâm Biền (2001), Trang trí mĩ thuật truyền thống của người Việt, Nxb
Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
6. Phan Kế Bính( 2011), Phong tục Việt Nam,Nxb Văn học, Hà Nội.
7. Nguyễn Thị Chiến (2004), Văn hóa trong phát triển du lịch bền vững ở Việt
Nam,Nxb Trẻ, Hà Nội.
8. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009),Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb

Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
9. Nguyễn Văn Đính, Phạm Hồng Chương, Giáo trình quản trị kinh doanh lữ
hành, Nxb Thống kê, Hà Nội.
10. Hà Nam Khánh Giao, Nguyễn Văn Bình (2011), Giáo trình nghiệp vụ nhà
hàng,Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp Hồ Chí Minh.
11. Hội đồng quốc tế các di chỉ và di tích (ICOMOS, 1999), Công ước quốc tế về
du lịch văn hóa.
12. Nguyễn Đình Hòe,Vũ Văn Hiếu (2001), Du lịch bền vững,Nxb ĐHQG Hà Nội,
Hà Nội.
13. Trần Thị Minh Hòa, Nguyễn Văn Đính (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, Nxb
Lao động-xã hội, Hà Nội.

8


14. Vũ Ngọc Khánh (2013), Làng Văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Văn học, Hà
Nội.
15. Đinh Trung Kiên (2000), Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội
16. Nguyễn Văn Lưu (1998), Thị trường du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
17. Vũ Đức Minh, Tổng quan về du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
18. Phạm Xuân Nam, Văn hóa và kinh doanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
19. Phan Ngọc ( 2002), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học,Hà Nội.
20. Trần Nhoãn, Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh du lịch lữ hành, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.21. Đỗ Quỳnh Phương (1993), Quảng Ninh-Hạ Long miền đất
hứa, Nxb Thế giới, Hà Nội.
22. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản Văn
hóa, Nxb Lao Động.
23. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Du lịch,
Nxb Lao động.

24. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2014), Quy hoạch tổng thể phát
triển du lịch Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
25. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2012), Báo cáo công tác quản lý
hoạt động du lịch năm 2012 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
26. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh (2012), Báo cáo công tác quản lý
hoạt động du lịch năm 2013 và Phương hướng nhiệm vụ năm 2014.
27. Tổng cục Du lịch Việt Nam Trung tâm Công nghệ thông tin du lịch(2004), Non
nước Việt Nam, Nxb XN in Thống Kê thành phố Hồ Chí Minh, Tp.Hồ Chí
Minh
28. Tổng cục Du lịch Việt Nam (2013), Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
29. Nguyễn Minh Tuệ, Vũ Tuấn Cảnh, Lê Thông, Phạm Xuân Hậu,Nguyễn Kim
Hồng, Địa lý du lịch (1999), Nxb thành phố Hồ Chí Minh.

9


30. Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông, Vũ Đình Hòa, Lê Mỹ Dung, Nguyễn Trọng Đức,
Lê Văn Tin, Trần Ngọc Điệp (2010), Địa lí du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục
Việt Nam, Hà Nội.
31. Trần Đức Thanh (2005),Nhập môn khoa học Du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
32. Ngô Kim Thanh (2011), Giáo trình Quản trị chiến lược, Nxb Đại học Kinh tế
Quốc dân, Hà Nội.
33. Trần Diễm Thúy, Văn hóa du lịch, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.
34. UBND tỉnh Quảng Ninh (2003),Địa chí Quảng Ninh ( tập I, II, III),Nxb Thế
giới, Hà Nội.
35. Khái Vinh (1993), Tìm hiểu di sản văn hóa nghệ thuật, Nxb Văn học, Hà Nội.
36. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (2008), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.

37. Viện nghiên cứu văn hóa (1999), Văn hóa dân gian làng biển Quan Lạn,Hà Nội.
38. Bùi Thị Hải Yến (2010), Tuyến điểm du lịch Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
39.Bùi Thị Hải Yến, Phạm Thị Ngọc Diệp, Nguyễn Thị Thúy Hằng, Lê THị Hiền
Thanh, Phạm Bích Thủy (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb Giáo dục Việt Nam,
Hà Nội.
40. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Bùi Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long, Tài nguyên du lịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tài liệu nƣớc ngoài
42. Baud–Boovy Manuel & Fred Lauson (1997), Tourism and recreation
development, The architectural Press LTD – London.
43. Boniface B and Cooper C. (1993), Geography of Travel and Tourism,
Heinemann London.
44. Bob McKercher and Hilary du Cros (2002), Cultural tourism - the partnership
between tourism and cultural heritage management, Routledge.

10


45. Borowiecki, K.J. and C. Castiglione (2014), Cultural participation and tourism
flow: An empirical investigation of. Italian provinces, Tourism Economics,
forthcoming.
46. Dallen J.Timothy, Stephen W. Boyd (2003), Heritage tourism, Prentice Hall,
Page 107.
47. John Akama & Patricia Sterry (2002), Cultural tourism in Africa - strategies for
the new millennium, ISBN 90-75775-12-1 - Mombasa Kenya.
48. Richards, G. (1996) Cultural Tourism in Europe. CABI, Wallingford.

11





×