Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

Phát triển nguồn lực thông tin tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (709.88 KB, 28 trang )

Phát triển nguồn lực thông tin tại Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí
Minh đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ
Trần Thị Thanh thủy
Trường Đại học KHXH&NV
Luận văn ThS ngành: Khoa học Thư viện; Mã số: 60 32 02
Người hướng dẫn: TS. Đặng Xuân Chế
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Trình bày những yêu cầu của công tác phát triển nguồn lực thông tin nhằm đáp
ứng nhiêm vụ đào tạo tín chỉ của Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
trong thời gian tới. Hệ thống hoá cơ sở lí luận về nguồn lực thông tin. Điều tra về người dùng
tin và nhu cầu tin tại Thư viện. Khảo sát và phân tích thực trạng việc khai thác, sử dụng và
chia sẻ nguồn lực thông tin tại Thư viện; sự đánh giá của người dùng tin đối với hiện trạng
nguồn lực thông tin hiện có tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ
Chí Min. Đưa ra 5 nhóm giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển nguồn lực thông tin tại Thư
viện Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay và
những năm tiếp theo đó là: xây dựng chính sách phát triển thông tin hợp lý, tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả tổ chức và khai thác nguồn lực thông tin, mở
rộng hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin thuộc khối các trường kỹ thuật, nâng cao trình độ
cán bộ và đào tạo người dùng tin.
Keywords: Khoa học thư viện; Thư viện; Phát triển nguồn lực thông tin; Đào tạo tín chỉ.
Content:


MỤC LỤC
Mở đầu ............................................................................................................................ 9
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 9
2. Tình hình nghiên cứu ............................................................................... 10
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................... 11
3.1 Mục đích ............................................................................................. 11


3.2 Nhiệm vụ ............................................................................................. 11
4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 12
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................ 12
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................... 12
5.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 12
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu ....................................... 12
7. Ý nghĩa của đề tài ..................................................................................... 13
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu ..................................................................... 13
9. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 13
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÔNG TÁC PHÁT
TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ
PHẠM KỸ THUẬT PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ................................ 14
1.1 Những vấn đề chung về phát triển nguồn lực thông tin ......................... 14
1.1.1 Khái niệm chung về phát triển nguồn lực thông tin ....................... 14
1.1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn lực thông tin ....... 17
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin........22
1.2 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh trƣớc yêu cầu đào
tạo tín chỉ ...................................................................................................... 23
1.2.1 Sơ lƣợc lịch sử ra đời và phát triển .................................................. 23
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ .................................................... 25
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng ................................................... 26
1.2.4 Đặc điểm của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ tại Trƣờng ........... 28
2


1.3 Hoạt động thông tin thƣ viện trƣớc yêu cầu đào tạo theo phƣơng thức
tín chỉ của Trƣờng ........................................................................................ 30
1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện Trƣờng ............................... 30
1.3.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ ................................................... 31
1.3.3 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin ............................... 32

1.3.4 Vai trò của Thƣ viện đối với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu của
Nhà trƣờng ................................................................................................ 33
1.4 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của Thƣ viện .......................... 35
1.4.1 Đặc điểm ngƣời dùng tin ................................................................. 35
1.4.2 Đặc điểm nhu cầu tin ....................................................................... 41
1.5 Vai trò của nguồn lực thông tin trong đào tạo theo tín chỉ nói chung và
tại Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp. HCM nói riêng ........................ 43
1.5.1 Vai trò của nguồn lực thông tin đối với phƣơng thức đào tạo theo tín
chỉ .............................................................................................................. 44
1.5.2 Vai trò của nguồn lực thông tin trong đào tạo tín chỉ tại Trƣờng Đại
học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp.HCM...............................................................45
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
TP. HỒ CHÍ MINH...................................................................................................... 49
2.1 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thƣ viện Trƣờng ............................ 49
2.1.1 Đặc điểm tài liệu truyền thống ......................................................... 49
2.1.2 Đặc điểm tài liệu hiện đại ............................................................... 55
2.2 Công tác bổ sung vốn tài liệu ................................................................ 56
2.2.1 Nguồn bổ sung ................................................................................. 56
2.2.2 Diện bổ sung ................................................................................... 59
2.2.3 Kinh phí bổ sung .............................................................................. 60
2.2.4 Quy trình bổ sung ............................................................................ 61
2.3 Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin của Thƣ viện ............................ 64
3


2.3.1 Hình thức chia sẻ ............................................................................. 64
2.3.2 Phƣơng thức chia sẻ ......................................................................... 64
2.4 Công tác bảo quản và thanh lý tài liệu .................................................. 66
2.4.1 Bảo quản tài liệu .............................................................................. 66

2.4.2 Thanh lý tài liệu ............................................................................... 67
2.5 Công tác tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin .................. 68
2.5.1 Công tác tổ chức quản lý thông tin ................................................. 68
2.5.2 Vấn đề sử dụng, khai thác thông tin ............................................... 71
2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát triển nguồn lực
thông tin ........................................................................................................ 77
2.6.1 Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin .................................... 77
2.6.2 Phần mềm ứng dụng ........................................................................ 77
2.7 Đánh giá, nhận xét công tác phát triển nguồn lực thông tin tại Thƣ viện . 80
2.7.1 Đánh giá.........................................................................................80
2.7.2 Nhận xét ........................................................................................ 85
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI
THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH . 88
3.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin hợp lý .................. 88
3.1.1 Tổ chức nghiên cứu nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin ............. 88
3.1.2 Cân đối diện bổ sung ....................................................................... 89
3.1.3 Chọn nguồn bổ sung có năng lực..................................................... 90
3.1.4 Phát triển nguồn tài liệu nội sinh .................................................... 91
3.1.5 Tăng cƣờng số hóa tài liệu ............................................................... 93
3.2 Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin ........................................... 95
3.2.1 Hoàn thiện phần mềm số hóa ........................................................... 95
3.2.2 Trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh ................ 96
3.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức & khai thác nguồn lực thông tin ................ 97
3.3.1 Hoàn thiện công tác tổ chức nguồn lực thông tin ............................ 97
4


3.3.2 Hoàn thiện bộ máy tra cứu khai thác thông tin ................................ 98
3.4 Mở rộng hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin ...................................... 99
3.5 Nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo ngƣời dùng tin ........................... 100

3.5.1 Nâng cao trình độ cán bộ ............................................................... 100
3.5.2 Đào tạo ngƣời dùng tin .................................................................. 101
Kết luận.....................................................................................................104
Tài liệu tham khảo.....................................................................................105
Phụ lục.......................................................................................................110

5


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một trong 7 bước đi quan trọng
trong lộ trình đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học giai đoạn
2006-2020. Hiện nay, học chế tín chỉ là hình thức đào tạo được xem là
tiên tiến trên thế giới vì mục đích đào tạo của nó là hướng vào sinh viên,
coi người học là trung tâm trong quá trình dạy - học.
Một trong những yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong hoạt
động đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao ở các trường đại học là
việc xây dựng, tổ chức khai thác, phát triển nguồn lực thông tin đáp ứng
được nhu cầu tin ở các thư viện trường đại học.
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh ( ĐHSPKT
Tp. HCM) là nơi đào tạo những cán bộ có trình độ cao phục vụ trong các
lĩnh vực giáo dục, khoa học, quản lý... có vai trò quan trọng trong sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện được mục
tiêu này, việc cung cấp nguồn tin để thúc đẩy việc tự học, tự nghiên cứu
cho sinh viên là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất
lượng giáo dục.
Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn lực thông tin trong hoạt động
của thư viện nên tôi chọn đề tài “PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ

THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO
TẠO TÍN CHỈ” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Có nhiều bài báo, công trình nghiên cứu về công tác phát triển
nguồn lực thông tin, tăng cường nguồn nguồn lực thông tin… đã được
1


bảo vệ thành công tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Đại
học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, trường Đại học Khoa học Xã hội &
Nhân Văn Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Văn hóa Hà Nội.
Có thể kể tên như :
“Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công tác đào tạo tín chỉ tại
Trung tâm Thông tin – Thư viện trường Đại học Lao động – Xã hội” của
tác giả Nguyễn Tiến Đức công bố năm 2010 tại trường Đại học Khoa
học Xã hội & Nhân Văn Đại học Quốc gia Hà Nội.
“Phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Hoa
Lư” của tác giả Lê thị Tuyết Nhung công bố năm 2011 tại trường Đại
học Khoa học Xã hội & Nhân Văn Đại học Quốc gia Hà Nội.
“Tăng cường nguồn lực thông tin của trung tâm thông tin – thư
viện ở trường Đại học Văn hóa Hà Nội trong giai đoạn đổi mới giáo dục
đào tạo” của tác giả Nguyễn Thị Tùng công bố năm 2003 tại trường Đại
học văn hóa Hà Nội.
Việc nghiên cứu tại Thư viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật có
đề tài: “Nhu cầu tin và việc bảo đảm thông tin tại Thư viện trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thanhh
Tùng công bố năm 2005 tại trường Đại học Văn hóa Hà Nội . Tuy nhiên
vấn đề phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Sư
phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí minh chưa ai nghiên cứu.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

3.1

Mục đích
Căn cứ vào thực trạng nguồn lực thông tin tại thư viện trường Đại

học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh qua đó có những nhận xét và
đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực thông tin
2


tại thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh nhằm
góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ
của nhà trường.
3.2 Nhiệm vụ
Làm rõ vai trò của nguồn lực thông tin trong tổ chức hoạt động thư
viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
Khảo sát và phân tích thực trạng nguồn lực thông tin tại thư viện
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển nguồn lực thông tin đáp
ứng yêu cầu đào tạo tín chỉ tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.
Hồ Chí Minh.
4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Qua khảo sát, điều tra nhu cầu tin và nguồn lực thông tin tại Thư
viện trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh chưa đáp ứng
đầy đủ nhu cầu đào tạo và nghiên cứu trong nhà trường. Nếu được tăng
cường về nguồn lực thông tin về lượng và chất lượng thì sẽ đáp ứng
được nhu cầu tin góp phần nâng cao chất lượng và cầu đào tạo theo tín
chỉ của Nhà trường .
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nguồn lực thông tin tại thư viện
Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
5.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi đề tài: nghiên cứu sự phát triển nguồn lực thông tin.
Phạm vi không gian: tại thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật
Tp. Hồ Chí Minh.
Phạm vi thời gian: hiện nay
3


6. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phƣơng pháp luận:
Tác giả đã dựa trên phương pháp luận nghiên cứu theo phép biện
chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể:
Sử dụng phương pháp định tính, phương pháp phân tích và phương
pháp tổng hợp đối với những tài liệu lý luận về nguồn lực thông tin.
Sử dụng phương pháp khảo sát, điều tra, so sánh, xử lý các số liệu
thu thập được về thực trạng nguồn lực thông tin của thư viện trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh để đưa ra những kiến nghị phù
hợp và mang tính ứng dụng thực tiễn cao trong hoạt động của thư viện
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM.
7. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ý nghĩa khoa học của đề tài góp phần làm sáng tỏ lý luận nguồn
lực thông tin trong hoạt động thực tiễn tại Thư viện Trường Đại học Sư
phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
Trên cơ sở kết quả phân tích và đưa ra các giải pháp đề tài có ý nghĩa
thực tiễn giúp cho Ban lãnh đạo thư viện tiết kiệm về thời gian và công
sức trong việc ra các quyết định góp phần nâng cao hiệu quả công tác
phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại học Sư phạm kỹ

thuật Tp. Hồ Chí Minh.
8. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cấu trúc trong 3 chương, khoảng 80 - 100 trang khổ giấy A4 phân
tích và đánh giá được thực trạng nguồn lực thông tin và đề xuất được các
giải pháp nhằm phát triển nguồn lực thông tin tại Thư viện Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
4


9. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm
3 chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phát triển nguồn
lực thông tin tại Thư viện trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí
Minh phục vụ đào tạo theo tín chỉ
Chƣơng 2: Thực trạng công tác phát triển nguồn lực thông tin tại
Thư viện Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chƣơng 3: Các giải pháp phát triển nguồn lực thông tin tại Thư
viện Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đáp ứng yêu
cầu đào tạo tín chỉ

5


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC THÔNG TIN
TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
PHỤC VỤ ĐÀO TẠO THEO TÍN CHỈ
1.1 Những vấn đề chung về phát triển nguồn lực thông tin
1.1.1 Khái niệm chung về phát triển nguồn lực thông tin

Thuật ngữ “ Nguồn lực thông tin” được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh
“ Information Resource”. Có người cho rằng nó tương đương như vốn
tài liệu trong các cơ quan thông tin – thư viện..
Trong nguồn lực thông tin thì sách, tạp chí, báo, cơ sở dữ liệu là
những loại tài liệu thường được nhắc tới đầu tiên.
Trong lĩnh vực thông tin thư viện, thuật ngữ “Phát triển nguồn lực
thông tin” có nghĩa là làm cho nguồn thông tin đó lớn mạnh, phong phú,
đa dạng về chủng loại, đảm bảo chất lượng nguồn tin, với một chi phí
hợp lý nhất, đáp ứng nhu cầu của người dùng tin.
1.1.2 Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác phát triển nguồn lực thông tin
Sự tác động của các quy luật đặc trưng của tài liệu đến công

1.1.2.1

tác phát triển nguồn lực thông tin:
Quy luật gia tăng số lượng tài liệu
Quy luật tập trung và phân tán thông tin (quy luật
S.Bradford)
Quy luật lỗi thời của thông tin
Quy luật giá cả tài liệu tăng lên liên tục
1.1.2.2 Sự tác động của các yếu tố khác
Chính sách bổ sung
Trình độ đội ngũ cán bộ
6


Kinh phí bổ sung
Sự hợp tác chia sẻ\thông tin
1.1.3 Các tiêu chí đánh giá công tác phát triển nguồn lực thông tin
1.1.3.1 Tính khoa học .

1.1.3.2 Nguyên tắc phối hợp
1.1.3.3 Tính đầy đủ
1.1.3.4 Tính hiệu quả kinh tế
1.2 Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh trƣớc yêu
cầu đào tạo tín chỉ
1.2.1 Sơ lƣợc lịch sử ra đời và phát triển
Năm 1984, Trường ĐH SPKT Thủ Đức hợp nhất với Trường
Trung học Công nghiệp Thủ Đức được đổi tên là Trường ĐH SPKT Tp.
HCM và năm 1991, Trường ĐH SPKT V được sát nhập vào Trường ĐH
SPKT Tp. HCM cho đến ngày nay.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ


Cơ cấu tổ chức: Trường ĐHSPKT Tp. HCM có 13 khoa chuyên

môn; 2 viện; 7 trung tâm; 14 phòng ban.


Đội ngũ cán bộ: Tính đến tháng 12 năm 2012, tổng số đội ngũ cán

bộ, giảng viên của Trường hiện có: 658 người.
1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Trƣờng
Trường ĐH SPKT Tp. Hồ Chí Minh là cơ sở đào tạo khối ngành
khoa học ứng dụng, là một trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nhân lực có
phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, đồng thời là cơ sở nghiên
cứu khoa học và phát triển công nghệ, kết hợp đào tạo với nghiên cứu
khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học và công nghệ.
7



1.2.4 Đặc điểm của phƣơng thức đào tạo theo tín chỉ tại Trƣờng
Chương trình đào tạo theo cách tiếp cận CDIO của trường có tạo ra
nhiều sự khác biệt cơ bản, trong đó số tín chỉ đào tạo giảm từ 185 tín chỉ
hiện nay xuống còn 150 (giảm 18,9%).
1.3 Hoạt động thông tin thƣ viện trƣớc yêu cầu đào tạo theo phƣơng
thức tín chỉ của Trƣờng
1.3.1 Chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện Trƣờng
Thư viện có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, đào
tạo, nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ và quản lý của nhà trường thông qua việc sử dụng, khai thác các
loại hình tài liệu có sẵn.
1.3.2 Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ
Cơ cấu tổ chức: Thư viện trường nằm dưới sự quản lý trực tiếp của
ban Giám hiệu.
Đội ngũ cán bộ: gồm 17 người, phần lớn đều có chuyên môn
nghiệp vụ về lĩnh vực thư viện – thông tin và ngày càng được trẻ hóa.
1.3.3 Cơ sở vật chất và hạ tầng công nghệ thông tin
Cơ sở vật chất: Thư viện có khoảng 1.521 m2 với không gian
thoáng mát và tương đối yên tĩnh.
Hạ tầng công nghệ thông tin: Mạng máy tính gồm có: 2 máy chủ,
20 máy dùng để xử lý nghiệp vụ và 6 máy dùng để tra cứu. Sử dụng
đường truyền ADSL tốc độ cao cùng với các thiết bị hỗ trợ.
1.3.4 Vai trò của Thƣ viện đối với sự nghiệp đào tạo và nghiên cứu
của Nhà trƣờng.
- Thư viện Trường ĐHSPKT TP.HCM là môi trường để HSSV tự học
tập, nghiên cứu khoa học.
8



-

Thư viện ĐHSPKT TP.HCM hỗ trợ đắc lực cho việc đổi mới

phương pháp dạy và học của Nhà trường.
-

Hoạt động thông tin – thư viện là một trong những yếu tố quan

trọng có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo theo học chế tín chỉ.
1.4 Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của Thƣ viện
1.4.1 Đặc điểm ngƣời dùng tin
NDT ở Trường ĐHSPKT Tp. Hồ Chí Minh gồm 3 nhóm:
-

Nhóm cán bộ lãnh đạo, quản lý;

-

Nhóm cán bộ nghiên cứu, giảng dạy;

-

Nhóm Học sinh – Sinh viên.

1.4.2 Đặc điểm nhu cầu tin
Nhu cầu tin là đòi hỏi khách quan của con người đối với việc tiếp
nhận và sử dụg thông tin nhằm duy trì hoạt động sống của con người
[24].
1.5 Vai trò của nguồn lực thông tin trong đào tạo theo tín chỉ nói

chung và tại Trƣờng nói riêng
Phương thức đào tạo theo tín chỉ là phương thức đặt dạy - học ở đại
học vào đúng với bản chất của nó: nó đặt người học vào vị trí trung tâm
của quá trình dạy - học, tạo cho họ thói quen tự học, tự khám phá kiến
thức, có kĩ năng giải quyết vấn đề, tự chủ động thời gian.
1.5.1 Vai trò của nguồn lực thông tin đối với phƣơng thức đào tạo theo
tín chỉ
Phương pháp dạy và học mới, yêu cầu rút ngắn 50% thời gian giảng
dạy lý thuyết trên cơ sở SV được cung cấp nguồn thông tin dồi dào trước
khi lên lớp, tăng thời gian tự học với sự trợ giúp của nguồn lực thông tin
trong thư viện.
9


1.5.2 Vai trò của nguồn lực thông tin trong đào tạo theo tín chỉ tại
Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
Bắt đầu từ năm 2012, Nhà trường đã chuyển đổi chương trình học
từ 180 tín chỉ sang 150 tín chỉ; việc chuyển đổi từ chương trình học cũ
sang chương trình học mới đã đặt ra những yêu cầu cho Thư viện
Trường ĐHSPKT TP.HCM là làm thế nào để đáp ứng được kịp thời sự
thay đổi đó.
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN
NGUỒN LỰC THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC
SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
2.1 Đặc điểm nguồn lực thông tin của Thƣ viện Trƣờng
2.1.1 Đặc điểm tài liệu truyền thống
Gồm: Sách, xuất bản phẩm định kỳ, tài liệu không xuất bản
2.1.2 Đặc điểm tài liệu hiện đại
Nguồn lực thông tin điện tử của Thư viện bao gồm: CD-ROM,
CSDL, thông tin trên mạng.

2.2 Công tác bổ sung vốn tài liệu
2.2.1 Nguồn bổ sung
Việc bổ sung tài liệu ở Thư viện được thực hiện theo hai nguồn
khác nhau: nguồn bổ sung phải trả tiền và nguồn bổ sung không phải
trả tiền.
2.2.2 Diện bổ sung
Diện bổ sung của thư viện được xác định bởi chức năng, xã hội,
trong đó phản ánh đề tài, cơ cấu của nhu cầu cũng như đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực mà thư viện đảm nhiệm.
10


2.2.3 Kinh phí bổ sung
Kinh phí bổ sung cho Thư viện hàng năm dao động vào khoảng 500
triệu đến 900 triệu đồng và được lấy từ kinh phí của Nhà trường.
2.2.4 Quy trình bổ sung
Hàng năm, Thư viện trường ĐHPKT Tp.HCM phối hợp với các
Khoa, Bộ môn lập danh mục đăng ký mua GT, STK sau đó cùng với
phòng Thiết bị vật tư trình Ban giám hiệu Nhà trường phê duyệt và tiến
hành bổ sung.
2.3 Hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin của Thƣ viện
2.3.1 Hình thức chia sẻ
Thư viện Trường ĐHSPKT Tp.HCM đã đăng ký tham gia vào các
tổ chức, liên hiệp trong nước như: Liên hiệp Thư viện các trường Đại học
khu vực phía Nam, Liên hiệp Thư viện Việt Nam, tailieu.vn….
2.3.2 Phƣơng thức chia sẻ
Hiện nay Thư viện Trường ĐHSPKT Tp.HCM đã tiến hành chia sẻ
nguồn lực thông tin với khoảng 30 trường đại học và cao đẳng trong khu
vực. Với các phương thức khác nhau.
2.4 Công tác bảo quản và thanh lý tài liệu
2.4.1 Bảo quản tài liệu

Công tác bảo quản là một khâu công tác quan trọng nhằm mục
đích bảo tồn vốn tài liệu để phục vụ nhiều người trong khoảng thời
gian lâu nhất.
2.4.2 Thanh lý tài liệu
Việc loại bỏ hoặc chuyển lưu kho những bản tài liệu ít được sử
dụng và không còn sử dụng được nữa là một phần của chính sách phát
triển nguồn lực thông tin Thư viện ĐHSPKT TP.HCM.
11


2.5 Công tác tổ chức quản lý và khai thác nguồn lực thông tin
2.5.1 Công tác tổ chức quản lý thông tin
Tổ chức nguồn lực thông tin truyền thống
Tổ chức nguồn lực thông tin điện tử
2.5.2 Vấn đề sử dụng, khai thác thông tin
Hiện nay, Thư viện đang thực hiện các dịch vụ: dịch vụ tra cứu
thông tin, dịch vụ cung cấp tài liệu gốc, dịch vụ cung cấp cơ sở dữ liệu.
2.6 Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phát triển nguồn
lực thông tin
2.6.1 Cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ thông tin
Trường ĐHSPKT Tp.HCM đang tăng cường đầu tư cơ sở vật chất
ngày một tốt hơn cho Thư viện Trường.
2.6.2 Phần mềm ứng dụng
Hiện nay, Thư viện đang sử dụng phần mềm LiBol 5.0 do Công ty
Tinh Vân, Thư viện Quốc Gia và Trung tâm Thông tin tư liệu Khoa học
và Công nghệ Quốc gia phối hợp nghiên cứu và phát triển.
2.7 Đánh giá, nhận xét về công tác phát triển nguồn lực thông tin tại
Thƣ viện Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
2.7.1 Đánh giá
Thư viện trường luôn phấn đấu để đạt được mức đầy đủ tối đa trong

khả năng cho phép: bổ sung đầy đủ thông tin ( đảm bảo cho vốn tài liệu
có tất cả những thông tin cần thiết, không phụ thuộc vào hình thức cũng
như số lượng tài liệu

12


2.7.2 Nhận xét
2.7.2.1 Ưu điểm
Sự đa dạng về nội dung tài liệu ( phù hợp với những môn ngành
Nhà trường đào tạo), nội dung tài liệu không chỉ bó hẹp trong phạm vi
các ngành đào tạo mà còn được bổ sung những tài liệu phụ trợ cho ngành
nghề như: sách học làm người, sách tâm lý giáo dục, sách hỗ trợ kỹ năng
mềm cho SV… Về cơ bản nguồn lực thông tin đã đáp ứng được nhu cầu
tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập nghiên cứu và giải trí
của cán bộ, GV, SV Nhà trường.
Kinh phí Nhà trường cấp cho công tác bổ sung nguồn lực thông tin
khá dồi dào, đặc biệt là bổ sung GT.
Thư viện đã có những hoạt động chia sẻ nguồn lực thông tin của
mình với các Thư viện Trường khác trong khu vực và trên địa bàn
thành phố.
2.7.2.2 Hạn chế
Loại hình tài liệu còn thiên lệch: dạng tài liệu truyền thống chiếm
tỷ lệ cao trong cơ cấu nguồn lực thông tin, tài liệu điện tử có số lượng
không đáng kể, ngôn ngữ tài liệu chủ yếu là Việt văn, tài liệu ngoại văn
có số lượng khiêm tốn.
Tài liệu dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh chưa được
Thư viện bổ sung kịp thời gây khó khăn cho người học.
Việc bổ sung trùng lắp tài liệu còn chiếm tỷ lệ cao gây lãng phí
về kính tế cũng như chiếm thêm diện tích kho kệ và vòng quay của tài

liệu ít.
Tỷ lệ báo – tạp chí chuyên ngành chiếm số ít trong tổng số báo –
tạp chí có trong Thư viện.
13


Thư viện chưa chú trọng đến việc thu thập nguồn tài liệu nội sinh
quan trọng như: kỷ yếu các hội nghi, hội thảo.
Nhà trường quan tâm đến công tác bổ sung tài liệu cho Thư viện
nhưng lại chưa quan tâm nhiều đến xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết
bị hiện đại. Diện tích kho chứa ngày càng bị thu hẹp do không có đủ cơ
sở vật chất. Thư viện vẫn chưa xây dựng được các phòng kho dạng
chuyên biệt: phòng Multimedia, phòng tài liệu ngoại văn…
Công tác thanh lý tài liệu chưa được Thư viện thực hiện tốt, thời
gian để tiến hành thanh lý tài liệu hư hỏng hoặc không còn giá trị sử
dụng; đặc biệt là số báo ngày, báo tuần kéo dài.
2.7.2.3 Nguyên nhân
Sự quan tâm của các cấp Ban giám hiệu Nhà trường đối với Thư

-

viện chưa thỏa đáng, từ đó dẫn đến sự thiếu đầu tư về cơ sở hạ tầng cho
Thư viện; đặc biệt là đầu tư để phát triển nguồn thông tin số hóa. Bên
cạnh đó, CBLĐQL, GV và HSSV chưa nhận thức rõ vai trò của Thư viện
trong công tác đào tạo nguồn nhân lực và cho hoạt động nghiên cứu khoa
học, giảng dạy và học tập .
Đội ngũ cán bộ của Thư viện chưa được thường xuyên cập nhật

-


và bồi dưỡng kiến thức về tin học và ngoại ngữ. Việc phân công lao
động chưa hợp lý đã làm giảm năng lực và trình độ chuyên môn của từng
cán bộ.
- Chưa nhìn nhận đúng tầm quan trọng của công tác bổ sung, lựa chọn tài
liệu.
-

Thư viện chưa chú trọng vào việc phát triển các sản phẩm và dịch

vụ thông tin.
14


-

Các lớp tập huấn sử dụng thư viện diễn ra ít hiệu quả, vì vậy có rất

nhiều NDT không biết khai thác, sử dụng thông tin trong thư viện,
không biết sử dụng phần mềm Libol để tra cứu.
CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN LỰC
THÔNG TIN TẠI THƢ VIỆN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
3.1 Xây dựng chính sách phát triển nguồn lực thông tin hợp lý
Chính sách phát triển nguồn tin là công cụ hỗ trợ cho việc lập kế
hoạch và làm việc hàng ngày của cán bộ bổ sung. Là kim chỉ nam cho
mọi hoạt động của Thư viện.
3.1.1 Tổ chức nghiên cứu nhu cầu thông tin của ngƣời dùng tin
Việc nghiên cứu các đối tượng NDT và NCT của họ trong giai
đoạn hiện nay có ý nghĩa thiết thực khi Nhà trường đang đặt trọng tâm
vào công tác đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo định hướng

công nghệ, đổi mới và phấn đấu cung cấp đầy đủ tài liệu học tập cho học
viên., đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường đội ngũ
giảng viên và đổi mới phương pháp quản lý đào tạo của Trường theo
hướng ứng dụng các tiêu chuẩn ISO
3.1.2 Cân đối diện bổ sung
Thư viện cần phải xem xét, nghiên cứu lại nhằm cân đối diện bổ
sung giữa các môn ngành để nguồn thông tin phục vụ cho các ngành học
được đồng đều.
3.1.3 Chọn nguồn bổ sung có năng lực
Đối với nguồn bổ sung phải trả tiền: việc tìm hiểu để tìm ra được
các nhà xuất bản, tác giả có uy tín, đáp ứng đủ tiêu chuẩn cung cấp tài
liệu cho Thư viện
15


Đối với nguồn bổ sung không phải trả tiền:
+ Tài liệu nội sinh, thì Thư viện phải có mối liên hệ mật thiết với
các Khoa/Phòng, ban, giảng viên trong Trường có chức năng tạo ra
nguồn tài liệu này để thu nhận được những tài liệu có chất lượng, cập
nhật thông tin mới có giá trị khoa học cao.
+ Tài liệu nhận biếu tặng: không phải tài liệu nào khi được nhận
thư viện cũng đem xử lý và đưa vào phục vụ. Vì có rất nhiều tài liệu
không phù hợp với các chuyên ngành đào tạo của Nhà trường, có những
tài liệu chỉ phù hợp cho học sinh phổ thông…Do đó, cán bộ làm công
tác xử lý nghiệp vụ khi nhận được những tài liệu như vậy cần đề xuất ý
kiến lên Ban lãnh đạo Thư viện để có hướng giải quyết cho hợp lý và
khoa học.
3.1.4 Phát triển nguồn tài liệu nội sinh
Đây là nguồn tài liệu thực sự rất cần thiết và quan trọng để Thư
viện trường ĐHSPKT TP.HCM bổ sung và nâng cao chất lượng nguồn

lực thông tin của mình.
3.1.5 Tăng cƣờng số hóa tài liệu
Trước sự xuất hiện của các nguồn tài nguyên điện tử và khả năng
truy cập đến các nguồn tài nguyên này đang tăng mạnh mẽ, để thỏa mãn
nhu cầu NDT, Thư viện trường ĐHSPKT TP.HCM cần:
+ Tiếp tục số hóa giáo trình, tài liệu học tập, tài liệu tham khảo của
từng môn học; vì đây là nguồn thông tin không thể thiếu trong việc học
theo tín chỉ.
+ Chú trọng phát triển các nguồn tin điện tử, liên hệ chặt chẽ với
các Trung tâm Thông tin – Thư viện của các Trường Đại học, các Trung
16


tâm Thông tin trong nước, có chiến lược tạo nguồn bổ sung nguồn tin
điện tử qua mua bán, trao đổi CSDL toàn văn, CSDL thư mục, các
CSDL dữ kiện và các CSDL chuyên ngành theo tỷ lệ hợp lý phục vụ nhu
cầu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học của Trường ĐHSPKT
TP.HCM
3.2 Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin
Trước hết Thư viện cần đặc biệt quan tâm xây dựng các CSDL và
nối mạng khai thác sử dụng thông tin, những việc làm này có ảnh hưởng
quan trọng tới công tác phát triển nguồn lực thông tin
3.2.1 Hoàn thiện phần mềm số hóa
Thư viện cần đề xuất với Ban giám hiệu Nhà trường nâng cấp phần
mềm Libol từ phiên bản 5.0 lên phiên bản 6.0 có sử dụng modul quản lý
thư viện số với các tính năng nổi trội so với các phiên bản cũ.
Sử dụng các phần mềm số hóa uy tín và có chất lượng tốt như: Fine
reader pro 8.0, TED, ABBYY FineReader Professional 11 để chuyển
dạng tài liệu.
3.2.2 Trang bị hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh

Để xây dựng thư viện điện tử trong thời gian tới, Thư viện cần đề
xuất với Ban giám hiệu Nhà trường mua sắm thêm các thiết bị: hệ thống
máy chủ đủ mạnh để lưu trữ cơ sở dữ liệu, các thiết bị đầu cuối
3.3 Nâng cao hiệu quả tổ chức & khai thác nguồn lực thông tin
3.3.1 Hoàn thiện công tác tổ chức nguồn lực thông tin
Thư viện tiếp tục tiến hành biên mục, xử lý các tài liệu theo các
chuẩn nghiệp vụ thư viện: MARC 21, AACR2…
Tiếp tục thu thập, tổ chức xử lý và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn
thông tin nội sinh của Trường.
17


Đối với nguồn thông tin hiện đại, các cán bộ chuyên trách cần hoàn
thiện hơn nữa việc tổ chức, sắp xếp cho khoa học và hợp lý: xây dựng
thành các bộ sưu tập theo chuyên ngành, chủ đề…
Cần tiến hành nhanh công tác thanh lý những tài liệu đã hư hỏng
hoặc không còn giá trị để giải phóng diện tích kho và làm tăng giá trị cho
nguồn lực thông tin.
Theo kế hoạch phát triển của Thư viện, trong thời gian tới Thư viện
nên xây dựng thêm phòng Đọc luận văn luận án, phòng Đọc báo – tạp
chí. Vì hiện nay, đang sử dụng chung tất cả các loại hình tài liệu này
trong phòng Đọc chung.
3.3.2 Hoàn thiện bộ máy tra cứu khai thác thông tin
Hoàn chỉnh việc xây dựng các cơ sở dữ liệu cho nguồn lực thông
tin của Thư viện, tiến hành cập nhật thường xuyên nguồn dữ liệu mới, bổ
sung cập nhật vào các cơ sở dữ liệu đã có để đảm bảo tính thường xuyên
liên tục phục vụ kịp thời cho đông đảo người dùng tin.
3.4 Mở rộng hợp tác chia sẻ nguồn lực thông tin
Thư viện Trường ĐHSPKT TP.HCM đã và đang tiếp tục thực hiện
công tác chia sẻ này. Tuy nhiên, mới chỉ ở hình thức phục vụ đọc tại chỗ,

các hình thức liên kết chia sẻ online thì chưa thực hiện được. Để làm
được điều này, phải có sự nỗ lực của các bên trong việc ban hành chính
sách chia sẻ và đặc biệt là phải thống nhất cách tra cứu CSDL.
3.5 Nâng cao trình độ cán bộ và đào tạo ngƣời dùng tin
3.5.1 Nâng cao trình độ cán bộ
Thư viện Trường ĐHSPKT Tp.HCM cần đề xuất với Ban Giám
hiệu Nhà trường kế hoạch tăng cường nhân sự, bồi dưỡng trình độ, phẩm
18


chất nghề nghiệp cho cán bộ thông tin – thư viện: tham gia các lớp tập
huấn về nghiệp vụ, các hội thảo, hội nghị phù hợp với từng nhóm cán bộ.
3.5.2 Đào tạo ngƣời dùng tin
Đào tạo ngưởi sử dụng thư viện là hướng dẫn họ cách sử dụng hiệu
quả một hệ thống thư viện. Từ đó, sự nhận thức về tầm quan trọng của
thông tin và của việc đào tạo người sử dụng thư viện được hình thành tại
các trường Đại học.
KẾT LUẬN
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.Hồ Chí Minh là một trong
những trường đầu ngành trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy cho
các trường dạy nghề trong cả nước. Cùng với sự phát triển không ngừng
của Nhà trường, Thư viện cũng từng bước nâng cao vị thế của mình để tổ
chức phục vụ một cách tốt nhất các khách hàng là đội ngũ cán bộ, sinh
viên đang làm việc, học tập tại trường. Góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy và học ở bậc đại học.
Chính vì vậy mà việc phát triển nguồn lực thông tin sao cho phù
hợp với những chuyên ngành nhà trường đào tạo là một vấn đề đặt ra đối
với Thư viện trường. Do đó, Thư viện không ngừng tìm kiếm và bổ sung
những tài liệu tốt và phù hợp nhất để nâng cao hiệu quả của người dùng
tin. Thư viện cũng chú trọng đến khâu nghiên cứu nhu cầu sử dụng của

độc giả để có thể đánh giá được mức độ phù hợp của tài liệu.
Với những giải pháp đã nêu ở phần trước, Thư viện trường Đại học
Sư phạm Kỹ Thuật có thể đáp tốt nhu cầu của người dùng tin, bắt kịp với
sự phát triển chung của xã hội, hỗ trợ đắc lực cho việc đào tạo nguồn,
phát triển nhân tài phục vụ cho việc phát triển chung của cả nước.
19


References:
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu Tiếng Việt
[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2007), Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT về
việc ban hành Quy chế đào tạo đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo
hệ thống tín chỉ.
[2] Lê Quỳnh Chi (2008), Thư viện đại học góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo”, Tạp chí Thư viện Việt Nam, (2), tr.14
[3] Chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành công nghệ kỹ
thuật ô tô ( 2013), Dự án phát triển giáo viên trung học phổ thông và
trung học chuyên nghiệp, nxb Đại học Cần Thơ
[4] Nguyễn Huy Chương (2010), Quá trình hình thành và phát triển thư viện
đại học Mỹ và một số bài học kinh nghiệm cho thư viện đại học Việt
Nam, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
[5] Nguyễn Huy Chương, Trần Mạnh Tuấn (2008), “Phát triển nguồn học
liệu tại các tổ chức nghiên cứu, đào tạo hiện nay”, Thông tin và Tư liệu,
(4), tr. 10-13
[6] Phan Quốc Cường (2012), “ Phát triển ngành Kỹ thuật Điện tử truyền
thống theo phương pháp tiếp cận CDIO tại trường Đại học Sài Gòn”
Luận văn thạc sĩ, Trườn Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.
[7] Nguyễn Tiến Đức (2010), “Phát triển nguồn lực thông tin phục vụ công
tác đào tạo tín chỉ tại Trung tâm Thông tin – Thư viện Trường Đại học

Lao động Xã hội”, Luận văn thạc sĩ Khoa học thư viện, Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[8] Edward F. Crawly, Johan Malm qvist, Sored Ostlund (2010), Cải cách và
xây dựng chương trình đào tạo kỹ thuật theo phương pháp tiếp cận

105


×