Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Thách Thức Đối Với Bảo Tồn Rùa Biển Tại Biển Đông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 12 trang )

THÁCH THỨC ĐỐI VỚI BẢO TỒN RÙA BIỂN TẠI VIỆT NAM
Nguyễn Đức Thế và Chu Thế Cường
Viện Tài nguyên và Môi trường Biển
Tóm tắt

Việt Nam có năm loài Rùa biển phân bố với bốn loài sinh sản và một loài chỉ kiếm ăn tại
vùng biển của Việt Nam. Trong đó, loài Vích (Chelonia mydas) là loài có số lượng nhiều
nhất, đồng thời Vích mẹ sinh sản tại khu vực Côn Đảo với khoảng 350 cá thể hàng năm,
chiếm 80% của cả vùng biển Việt Nam. Nghiên cứu nhiệt độ ấp trứng Rùa biển tại Côn
Đảo cho thấy, nhiệt độ trong tổ trứng chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiệt độ, điều kiện môi
trường và vị trí tổ trứng. Do nhiệt độ ấp trứng quyết định tỷ lệ giới tính con non sinh, vì
vậy việc di chuyển các tổ trứng từ bãi cát lên bể ấp có ảnh hưởng đến cân bằng giới tính tự
nhiên, làm tăng tỷ lệ con cái sinh ra tại Côn Đảo. Nhiệt độ ấp trung bình trong các tổ
trứng là 30,44 ± 0,89oC, cao hơn so với mức nhiệt độ phù hợp cho cân bằng tỷ lệ giới tính
trong tự nhiên (28-30oC). Tỷ lệ con cái sinh ra trên các bãi đẻ khu vực Côn Đảo vào năm
2010 là 72,75%. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào năm 2050, tỷ lệ
này sẽ tăng lên 85-92% và năm 2100 là 96-100%. Tỷ lệ con cái cao như vậy ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sự cân bằng giới tính của Rùa biển trong tự nhiên, cho dù các đe dọa từ
khai thác Rùa biển và các nguyên nhân khác có thể được hạn chế, quần thể Rùa biển tại
Việt Nam vẫn có thể bị biến mất hoàn toàn, nếu không có các biện pháp thích hợp để ứng
phó với vấn đề về mất cân bằng tỷ lệ giới tính trong quần thể sinh sản tại Côn Đảo. Vấn đề
này chính là thách thức rất lớn đối với bảo tồn Rùa biển tại Việt Nam trong tương lai.
1. MỞ ĐẦU

Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.200 km, cùng với hàng nghìn đảo.
Tại vùng ven biển, sự biến đổi của khí hậu (đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ và nước biển dâng) là
một trong số những nguy cơ cao nhất, tác động đến đa dạng sinh học, bên cạnh các nguy cơ khác
như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và sinh vật xâm hại. Do đặc điểm vị trí địa lý và yếu
tố khí tượng thủy văn, Việt Nam là một trong năm nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi
khí hậu. Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009) ước tính vào cuối thế kỷ 21,
nhiệt độ trung bình của Việt Nam sẽ tăng 2,3oC và nước biển dâng cao khoảng 75 cm so với


những năm 1990. Hậu quả là khoảng 5% diện tích đất liền của Việt Nam sẽ bị nhấn chìm, ảnh
hưởng đến 11% dân số và GPD sẽ bị giảm khoảng 10% (Dasgupta và nnk., 2007).
Tại Việt Nam có 5 loài Rùa biển phân bố, bao gồm Vích (Chelonia mydas), Quản đồng (Caretta
caretta), Đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea), Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Rùa da
(Dermochelys coriacea) (Hamann và nnk., 2002; Hamann và nnk., 2006). Trong số đó, Vích là
loài có số lượng cá thể nhiều nhất, kể cả quần thể kiếm ăn và sinh sản. Vích phân bố tại hầu hết
các tỉnh ven biển Việt Nam, tập trung tại các đảo xa bờ như Quan Lạn – Minh Châu (Quảng
Ninh) (Chu Thế Cường, 2008), Trường Sa (Chu Thế Cường, 2003), các bãi ngang tại các tỉnh

207


miền Trung từ Quảng Trị đến Ninh Thuận (Chu Thế Cường, 2009; Hamann và nnk., 2006;
Nguyen Đức Thế và Chu Thế Cường, 2011) và một số đảo xa bờ tại Vịnh Thái Lan. Tuy nhiên,
số lượng Vích, đặc biệt là quần thể sinh sản, đã bị suy giảm rõ rệt trong những năm gần đây,
ngoại trừ quần thể Vích tại Côn Đảo. Nguyên nhân của sự suy giảm này đã được nêu một phần
trong bản Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn các loài Rùa biển tại Việt Nam đến năm
2010 như: khai thác quá mức, đánh bắt không chủ ý, mất nơi sinh cư..., nhưng ảnh hưởng của
biến đổi khí hậu và phát triển đới bờ thì chưa được đề cập hoặc chưa được định lượng đúng (Bộ
Thủy sản, 2003).
Một trong những đặc điểm nổi bật của Rùa biển là giới tính do nhiệt độ ấp quyết định
(Mrosovsky và Yntema, 1980). Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nhiệt độ giai đoạn ấp của
quá trình ấp trứng sẽ quyết định giới tính của con non và nếu nhiệt độ cao thì số lượng con cái
nhiều hơn và ngược lại (Mrosovsky và Pieau, 1991; Yntema và Mrosovsky, 1982). Nhiệt độ mà
sinh ra con non có tỷ lệ giới tính cân bằng nằm trong khoảng từ 28-30oC tùy từng loài và tùy
từng khu vực phân bố (Chu Thế Cường và nnk., 2008). Bên cạnh đó, nhiệt độ ấp trứng còn ảnh
hưởng đến kích thước, trọng lượng, hình dáng và khả năng vận động của con non (Booth, 2006;
Carthy, 2003; Deeming, 2004; Nguyễn Đức Thế và Chu Thế Cường, 2012).
Hiện nay, nghiên cứu về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến một loài hoặc một nhóm loài quan
trọng tại Việt Nam là hoàn toàn chưa có. Do đó, những thông tin có được từ nghiên cứu này sẽ

rất quan trọng cho việc bảo tồn Rùa biển tại Việt Nam, cho dù các đe dọa từ khai thác Rùa biển
và các nguyên nhân khác có thể được hạn chế thì quần thể Rùa biển tại Việt Nam vẫn có thể bị
biến mất hoàn toàn nếu như không có những biện pháp thích hợp để ứng phó với vấn đề về mất
cân bằng tỷ lệ giới tính.
2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Hai chuyến khảo sát Rùa biển tại Côn Đảo: Đợt một từ ngày 7/7/2010 đến ngày 20/7/2010, đợt
hai từ ngày 26/8/2010 đến ngày 10/9/2010.
Nghiên cứu cứu thực hiện tại Vườn Quốc gia Côn Đảo với tọa độ địa lý từ 8o34’ - 8o48’ vĩ độ
Bắc; từ 106o31’ - 106o45’ kinh độ Đông. Các thí nghiệm được tiến hành tại bãi Cát Lớn – hòn
Bảy Cạnh – Côn Đảo.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm: quần thể Vích sinh sản tại Vườn Quốc gia Côn Đảo; nhiệt độ bãi
cát, không khí và nhiệt độ trong tổ trứng ấp tại hòn Bảy Cạnh – Côn Đảo.
2.3. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản về sinh học và bảo tồn Rùa biển được
trình bày trong cuốn: Cẩm nang nghiên cứu sinh học và bảo tồn Rùa biển (Research and
Management Techniques for the Conservation of Sea Turtles) (Eckert và nnk., 1999).
Nghiên cứu các chỉ số về nhiệt độ, thời gian ấp và các biến số của 17 tổ trứng (8 tổ tại bãi cát - 4
tổ trong bể ấp có mái che - 5 tổ trong bể ấp không có mái che) nhằm so sánh sự khác nhau và ảnh

208


hưởng có nền cát, vị trí ấp trứng (nhiệt độ ấp) đến quá trình ấp trứng, từ đó có những kết luận về
ảnh hưởng của nhiệt độ đến các chỉ số sinh học và liên quan đến việc di dời trứng rùa từ bãi lên
bể ấp tại các trạm cứu hộ Rùa biển Côn Đảo.
Thiết bị ghi nhiệt độ tự động (3 giờ ghi nhiệt độ một lần) được đưa vào giữa tổ trứng ngay sau
khi hoàn thành việc đo kích thước trứng đến khi Vích con lên khỏi mặt đất hoàn toàn. Theo dõi

thời gian ấp trứng và các chỉ số sinh học của tổ trứng sau khi nở.
Thời gian từ lúc trứng đẻ đến khi Vích ngoi lên mặt (T). Thời gian trứng nở dưới lòng đất đến
khi Vích con đầu tiên ngoi lên mặt cát (T2). Thời điểm trứng nở dưới lòng đất được căn cứ vào
sự thay đổi đột ngột về nhiệt độ ghi nhận của thiết bị đo nhiệt độ, phân tích từ 20 tổ trứng đặt
thiết bị ghi nhận nhiệt độ tự động.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Nhiệt độ và thời gian ấp trứng
Nhiệt độ và thời gian ấp trứng của các ổ thí nghiệm trên bãi cát tự nhiên, trên bể ấp cùng với
nhiệt độ không khí và nhiệt độ nền cát được trình bày trong Bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nhiệt độ và thời gian ấp trứng
Vị trí đo
nhiệt độ

Trong tổ trứng
Tại bãi cát tự Tại bể ấp có
nhiên
mái che

Tại bể ấp
Trung bình
không mái che

Nền cát

Không khí

Nhiệt độ
(oC)


30,04 ± 0,85

30,49 ± 0,11

31,03 ± 1,08

30,44 ±
0,89

29,58 ± 0,64 28,53 ± 1,96

Thời gian
(giờ)

1.416 ±
73,27

1.359,75 ±
2,87

1.282,8 ±
17,82

1.364 ±
76,46

1.590

Thời gian
(ngày)


59 ± 3,1

56,7 ± 0,1

53,5 ± 0,7

56,8 ± 3,2

Ngày 8/7/2010 – 12/9/2010

Qua Bảng 3.1 ta có thể thấy, sự khác nhau về nhiệt độ, thời gian ấp trứng trung bình trong các tổ
trứng tại các khu vực ấp trứng khác nhau cùng với nhiệt độ không khí và nhiệt độ bãi cát trong
thời khoảng thời gian tương ứng.

3.1.1. Nhiệt độ ấp trứng
Sự biến thiên nhiệt trong các tổ trứng ấp tại Côn Đảo cùng với nhiệt độ không khí và nền cát
trong khoảng thời gian tương ứng được thể hiện trong Hình 3.1.

209


Nhiệt độ (độ C)

36
35
34
33
32
31

30
29
28
27
26
25
24

Thời gian (giờ)

23
0

500

1000

1500

Hình 3.1. Biến thiên nhiệt độ của không khí, nền cát và trong các tổ trứng
tại 3 khu vực khác nhau
Ghi chú:
Đường màu đỏ (----) là các tổ tại bãi cát;
Đường màu xanh lá cây (----) là tổ trong bể ấp có mái che;
Đường xanh dương (----) là tổ trong bể ấp không có mái che;
Đường màu đen (----) là biến thiên nhiệt độ tại nền cát (cùng độ sâu với tổ trứng là 60 cm);
Đường đứt khúc (----) là biến thiên nhiệt độ không khí.
Thời gian đo nhiệt độ không khí và nền cát từ 01 giờ ngày 8/7 đến 17 giờ ngày 12/9/2010.
Xem kết quả về sự biến thiên nhiệt độ trong các tổ trứng thể hiện trong các Hình 3.1 và Bảng 3.1
ta thấy, nhiệt độ trung bình trong các tổ tại bể ấp không có mái che (31,03 ± 1,08oC) cao nhất, rồi

đến các tổ trong bể ấp có mái che (30,49 ± 0,11oC), thấp nhất là các tổ tại bãi cát (30,04 ±
0,85oC).
Từ kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ có xu hướng chung là tăng dần, tăng mạnh sau một
phần ba thời gian ấp ban đầu và đều vượt ngưỡng 30oC ở giai đoạn 1/3 giữa của quá trình phát
triển phôi, trước khi giảm mạnh (thời điểm trứng nở). Nguyên nhân dẫn đến nhiệt độ trong các tổ
trứng cao hơn nhiệt độ nền cát là do khi trứng được thụ tinh trong quá trình ấp phôi phát triển
nên quá trình trao đổi chất của trứng đã sinh ra nhiệt, do đó làm nhiệt độ trong tổ trứng tăng so
với nền cát.
Nhiệt độ ấp để con non nở ra có tỷ lệ giới tính cân bằng nằm trong khoảng từ 28-30oC, tùy từng
loài và tùy từng khu vực phân bố (Booth, 2006; Carthy và nnk., 2003; Chu The Cuong và nnk.
2008; Deeming, 2004). Như vậy, nhiệt độ trung bình của các tổ trứng nghiên cứu là 30,44 ±
0,89oC, cao hơn so với mức nhiệt độ phù hợp cho cân bằng tỷ lệ giới tính trong tự nhiên. Tuy

210


nhiên, điều này có thể do thời gian tiến hành nghiên cứu vào thời điểm nhiệt độ không khí cao
nhất trong năm tại Côn Đảo, nên cần có những nghiên cứu sâu hơn để kết luận vấn đề này.
Nhiệt độ tổ trứng trong bể ấp cao hơn so với các tổ tại bãi cát, đồng thời cao hơn mức phù hợp
để cho tỷ lệ giới tính Vích con non ra cân bằng, như vậy việc di rời các tổ trứng tại bãi cát lên bể
ấp sẽ làm tỷ lệ con cái được sinh ra tăng lên, điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể Vích
tại Côn Đảo trong tương lai.

3.1.2. Thời gian ấp
Tại Bảng 3.1, thời gian từ khi trứng đẻ đến Vích con ngoi lên mặt tổ là T = 1.364 ± 76,46 (giờ),
tương đương 56,8 ± 3,2 (ngày). So sánh các dẫn liệu nghiên cứu trên thế giới thấy rằng, thời gian
từ khi trứng đẻ đến lúc Vích con ngoi lên mặt tổ ở Côn Đảo kéo dài hơn ở Sabah, Malaixia (53,1
± 4,23 ngày, n = 1.238), ở đảo Baguan, Philipin (54,32 ngày, n = 146 tổ), ngắn hơn ở Ras Baridi
(Ả Rập Xê Út) (59,7 ± 2,9) (Pilcher và Basintal, 2000). Các quần thể Vích ở Sabah (Malaixia) và
đảo Baguan (Philipin) đề u có điề u kiê ̣n hải đảo tương tự như Côn Đảo và có vi tri

̣ ́ điạ lý gầ n đường
xích đa ̣o hơn vi ̣ trí điạ lý ở Côn Đảo khoảng 600 km, do đó nhiê ̣t đô ̣ không khí trung bình hàng
ngày trong năm cao hơn ở Côn Đảo. Điề u này dẫn đế n thời gian từ lúc trứng đẻ đế n lúc rùa con
ngoi lên mă ̣t tổ ngắ n hơn ở Côn Đảo. Ngươc̣ la ̣i, nhiê ̣t đô ̣ không khí trung bình hàng ngày trong
năm ở Ras Baridi (Ả Râ ̣p Xê Út) là thấ p hơn ở Côn Đảo, nên thời gian này kéo dài hơn.

Thời gian ấp (giờ)

Qua Bảng 3.1 ta thấy, thời gian ấp trứng của các tổ tại bãi cát tự nhiên dài nhất (59 ± 3,1 ngày),
rồi đến các tổ trong bể ấp có mái che (56,7 ± 0,1 ngày) và ngắn nhất là các tổ trong bể ấp không
có mái che (53,5 ± 0,7 ngày), thời gian ấp trứng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ ấp. Mối tương qua giữa
nhiệt độ ấp trứng và thời gian ấp trứng được hiện hiện trong Hình 3.2.
1550
1500
1450
1400
1350
1300
1250
Nhiệt độ ấp (oC)
1200
28,5

29

29,5

30

30,5


31

31,5

32

32,5

Hình 3.2. Tương quan giữa nhiệt độ và thời gian ấp trứng
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ ấp trứng càng cao thì thời gian ấp trứng càng ngắn, với hệ
số tương quan R = 0,47; n = 17 và hệ số hồi quy P = 9E-1 < 0,05.
3.2. Các chỉ số của tổ trứng sau khi nở
Kết quả nghiên cứu các chỉ số về tỷ lệ trứng nở, tỷ lệ trứng chết phôi, tỷ lệ phôi không phát triển,
tỷ lệ trứng không thụ tinh, tỷ lệ Vích con mới nở có bất thường được thể hiện trong Bảng 3.2:

211


Bảng 3.2. Các biến số của tổ trứng sau khi nở
Tổ trứng tại
bãi cát

Tổ trứng trong
bể ấp

Trung bình

80,19 ± 12,11


77,5 ± 13,45

77,7 ± 13,2

Tỷ lệ chết trong (%)

5,29 ± 5,41

5, 08 ± 3,43

5,18 ± 4,33

Tỷ lệ phôi không phát triển (%)

13,89 ± 6,45

19,28 ± 13,93

16,74 ± 11,08

Tỷ lệ trứng không thụ tinh (%)

16,79 ± 13,78

21,33 ± 7,55

19,19 ± 10,82

Tỷ lệ con dị tật (%)


29,93 ± 0,79

30,66 ± 0,88

30,29 ± 0,89

Chỉ tiêu
Tỷ lệ nở (%)

Tỷ lệ trứng nở trung bình của 17 tổ trứng đếm được số Vích con là 77,7%, tỷ lệ nở ở các tổ tại
bãi cát cao hơn các tổ trong bể ấp. Theo số liệu thống kê tại Vườn Quốc gia Côn Đảo từ 19982009, tỷ lệ nở là 80,95%, so sánh với tỷ lệ trứng nở bình quân trong một tổ của quần thể Vích ở
Ras Baridi (Ả Rập Xê Út) là 80 ± 16,6% (n = 28 tổ) (Pilcher và Basintal, 2000), dữ liệu này
tương đồng giữa 2 quần thể nêu trên.

Tỷ lệ dị tật (%)

Nhiệt độ ấp trứng không chỉ ảnh hưởng đến thời gian ấp trứng, mà còn ảnh hưởng đến tỷ lệ con
non bị dị tật. Kết quả nghiên cứu 17 tổ trứng cho thấy sự liên quan giữa nhiệt độ ấp và tỷ lệ con
non dị tật trong Hình 3.3.
50%

40%

30%

20%

10%
Nhiệt độ ấp (oC)
0%

28,5

29

29,5

30

30,5

31

31,5

32

32,5

Hình 3.3. Tương quan giữa nhiệt độ ấp với tỷ lệ dị tật
Quan kết quả nghiên cứu (xem Hình 3.3) ta thấy, nhiệt độ ấp càng cao thì tỷ lệ con non bị dị tật
càng cao, với hệ số tương quan R = 0,47; n = 17 và hệ số hồi quy P = 2,15079E-19 < 0,05. Điều
này cho thấy, sự gia tăng nhiệt độ làm cho số con non bị dị tật sẽ nhiều hơn, làm giảm tỷ lệ sống
của con non sau khi nở, do chúng phải trải qua giai đoạn bơi điên cuồng để ra khỏi vùng biển
nông, tránh khỏi loài săn mồi, những con bị dị tật sẽ có ít cơ hội sống sót hơn. Điều này chứng tỏ
sự gia tăng nhiệt độ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quần thể Vích.

212


3.3. Ước tính tỷ lệ giới tính con non Rùa biển tại Côn Đảo

Do giới tính của Rùa biển phụ thuộc nhiệt độ môi trường trong giai đoạn ấp trứng, nhiệt độ ấp
càng cao thì càng nhiều con cái sinh ra, nhiệt độ thấp thì nhiều con đực được sinh ra. Bên cạnh
đó, nhiệt độ ấp trong giai đoạn 1/3 giữa của quá trình phát triển phôi quyết định tỷ lệ giới tính
của con non Rùa biển (Mrosovsky và Yntema, 1980; Spotila và nnk., 1987; Standora và Spotila,
1985). Nhiệt độ ấp trứng sinh ra tỷ lệ đực cái cân bằng có dao dộng trong khoảng từ 29 oC đến
30oC và có sự khác biệt giữa các loài và khu vực phân bố. Ví dụ, quần thể Vích tại Quảng Đông
(Trung Quốc) có nhiệt độ cân bằng giới tính là khoảng 29,4oC (Xia Zhong-Rong và nnk., 2011),
tại Suriname là 29,3oC (Godfrey và Mrosovsky, 2006), Quản đồng tại Vịnh Kyparissia (Hy Lạp)
là 29,3°C (Mrosovsky và nnk., 2002), Rùa da tại Playa Grande (Costa Rica) là 29,4oC (Binckley
và nnk., 1998). Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào về nhiệt độ cân bằng giới tính của Rùa
biển, nên chúng tôi sử dụng nhiệt độ cân bằng giới tính tại quần thể Vích tại Quảng Đông
(29,4oC), quần thể phân bố địa lý tương đối gần Việt Nam.
Qua theo dõi dao động nhiệt độ ấp trứng, nhiệt độ cát và nhiệt độ không khí của 20 tổ ấp (Hình
3.1), ta có thể thấy, mối tương quan chặt chẽ giữa các thông số trên. Nhiệt độ trung bình bãi cát
cao hơn 1oC so với nhiệt độ không khí. Tuy nhiên, nhiệt độ ấp trứng có xu hướng chung là tăng
mạnh sau một phần ba thời gian ấp ban đầu và đều vượt ngưỡng 30 oC, trước khi giảm mạnh
(thời điểm trứng nở), cao hơn so với nhiệt độ bãi cát và nhiệt độ không khí. Nhiệt độ trung bình
trong các tổ trứng tại giai đoạn 1/3 giữa (giai đoạn quyết định giới tính) là: 30,44 ± 0,89, cao hơn
so với nền cát 0,86oC (29,58 ± 0,64) và nhiệt độ không khí là 1,91oC (28,53 ± 1,96). Nguyên
nhân là do khi trứng được thụ tinh trong quá trình ấp phôi phát triển, nên quá trình trao đổi chất
của trứng đã sinh ra nhiệt. Như vậy, qua theo dõi nhiệt độ bãi cát và nhiệt độ không khí, ta có thể
ước tính tỷ lệ giới tính của rùa con sinh ra tại Côn Đảo như sau:
Bảng 3.3. Nhiệt độ không khí, nhiệt độ bãi cát, nhiệt độ ấp và tỷ lệ con cái sinh ra
trong mùa sinh sản 2010
Tháng

5

6


7

8

9

10

11

Trung bình

Nhiệt độ KK (oC)

30,73

29,69

28,83

28,3

28,0

27,43

27,23

28,6


Nhiệt độ bãi cát (oC)

30,96

30,22

29,93

29,44

29,24

28,43

28,38

29,52

Nhiệt độ ấp giai đoạn
1/3 giữa (oC)

30,92

30,67

30,71

29,94

29,13


29,08

30,75

Tỷ lệ giới tính cái (%)

85

80

85

65

45

40

20

30

25

10

5

8,5


16,0

25,5

16,25

4,5

Tỷ lệ tổ trứng/cả năm
(%) *
Tỷ lệ con cái sinh ra
trong mùa (%)

10

2,0

Tổng tỷ lệ con cái sinh ra trong mùa là 72,75%
Ghi chú: * Theo số liệu của Vườn Quốc gia Côn Đảo năm 2010; KK: không khí.

213


Nhiệt độ tổ trứng trong bể ấp cao hơn so với các tổ tại bãi cát trung bình 1oC. Như vậy, cùng một
thời điểm đẻ trứng, tỷ lệ con cái sinh ra từ các tổ di dời lên trạm ấp cao hơn so với các tổ tự
nhiên từ 20-30%. Do đó, việc di rời các tổ trứng tại bãi cát lên bể ấp sẽ có ảnh hưởng đến cân
bằng giới tính trong quần thể Vích tại Côn Đảo trong tương lai. Nguyên nhân của vấn đề trên là
do chất cát trong bể ấp hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo (điểm làm thí nghiệm) đã qua thời gian sử dụng
khoảng 10 năm, với hàng nghìn lượt ấp trứng tại đó, đã để lại một lượng lớn chất hữu cơ từ trứng

Vích, làm cho cát có màu tối hơn tự nhiên và không được làm tơi xốp như cát tại bãi tự nhiên,
nên khả năng hấp thụ nhiệt từ mặt trời cao hơn, đồng thời do có mùn bã hữu cơ nhiều hơn, nên
hạt cát mịn hơn, làm cho khả năng thoát nhiệt thấp hơn.
3.4. Ảnh hưởng của nóng lên toàn cầu đến quần thể Rùa biển sinh sản tại Côn Đảo
Theo Kịch bản về Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên và Môi
trường công bố năm 2012, nhiệt độ trung bình tại khu vực Nam Trung Bộ (trong đó có Côn Đảo)
theo các kịch bản phát thải như sau:
Bảng 3.4. Mức tăng nhiệt độ trung bình (các tháng 3-11) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản
phát thải và tỷ lệ con non có giới tính cái sinh ra tại khu vực nghiên cứu
Kịch bản phát thải

Thấp (B1)

Trung bình (B2)

Cao (A2)

2050

2100

2050

2100

2050

2100

Tháng 3-5 (oC)


1,2

1,6

1,3

2,5

1,3

3,1

Tháng 6-8 (oC)

1,4

1,9

1,5

2,8

1,5

3,6

Tháng 9-11(oC)

1,1


1,5

1,2

2,3

1,3

3,0

Tỷ lệ con cái sinh ra (%)

85

96

92

98

92

100

Như vậy có thể thấy rằng, sự gia tăng nhiệt độ Trái đất trong tương lai do biến đổi khí hậu sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng giới tính của Rùa biển tại Côn Đảo. Trong cả ba kịch bản
phát thải, số lượng con non sinh ra trên các bãi đẻ đều tăng mạnh so với thời điểm hiện tại, thậm
chí 100% con non sinh ra là con cái. Hậu quả của sự mất cân bằng giới tính này sẽ chỉ được nhận
biết sau hai hoặc ba thế hệ Rùa biển. Trong cuốn sách Lý thuyết di truyền của chọn lọc tự nhiên

(The Genetical Theory of Natural Selection) (Fisher, 1930) đã cho rằng, tỷ lệ giới tính của các
loài sinh vật trong tự nhiên phải là 1:1 để duy trì sự tồn tại bền vững của quần thể. Tuy nhiên
trong thực tế, các quần thể Rùa biển hiện nay vẫn tồn tại sự mất cân bằng giới tính, trong đó tỷ lệ
con cái luôn cao hơn con đực, chiếm khoảng 60% đến 90% tổng số cá thể trong quần thể
(Mrosovsky và Provancha, 1989, 1992; Marcovaldi và nnk., 1997; Hanson và nnk., 1997; Bộ
Thủy sản, 2003; Godley, 2001; Chu The Cuong và nnk., 2008).
Bên cạnh đó, nhằm bảo vệ tổ trứng khỏi ảnh hưởng bất lợi từ nước biển dâng do biến đổi khí
hậu, biện pháp bảo tồn hiện nay là di dời hầu hết số ổ trứng trên các bãi tự nhiên lên các trạm ấp,
nhằm bảo vệ các tổ trứng cũng như tránh ảnh hưởng của nước biển dâng vẫn sẽ là cách can thiệp
chính. Do vậy, nếu không có các biện pháp thích hợp để giảm thiểu sự chênh lệch nhiệt độ giữa
tổ ấp tự nhiên ở bãi cát và tổ ấp nhân tạo, sự chênh lệch và mất cân bằng tỷ lệ giới tính sẽ còn
cao hơn rất nhiều.

214


4. KẾT LUẬN

Nhiệt độ ấp trung bình trong các tổ trứng Vích đã thống kê được khi giám sát 20 tổ ở hòn Bảy
Cạnh, Côn Đảo là 30,44 ± 0,89oC. Mức nhiệt độ này cao hơn so với mức nhiệt độ phù hợp cho
cân bằng tỷ lệ giới tính trong tự nhiên (28-30oC).
Thời gian trứng đẻ đến khi Vích con ngoi lên mặt tổ tại Côn Đảo là T = 1.364 ± 76,46 (giờ),
tương đương 56,8 ± 3,2 (ngày). Thời gian ấp trứng của các tổ tại bãi cát tự nhiên dài nhất (59 ±
3,1 ngày), rồi đến các tổ trong bể ấp có mái che (56,7 ± 0,1 ngày) và ngắn nhất là các tổ trong bể
ấp không có mái che (53,5 ± 0,7 ngày). Thời gian ấp trứng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ ấp.
Nhiệt độ trong tổ trứng Vích chịu ảnh hưởng rất lớn từ nhiệt độ, điều kiện môi trường và vị trí tổ.
Việc di chuyển các tổ trứng từ bãi cát lên bể ấp đang làm tăng nhiệt độ trong tổ và có ảnh hưởng
đến cân bằng giới tính tự nhiên, làm tăng tỷ lệ con cái sinh ra tại Côn Đảo.
Hiện tại, tỷ lệ Vích cái sinh ra trên các bãi đẻ khu vực Côn Đảo vào năm 2010 là 72,75%. Theo
các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào năm 2050, tỷ lệ này sẽ tăng lên 85-92% và năm

2100 là 96-100%. Tỷ lệ con cái cao như vậy sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự cân bằng giới
tính của Rùa biển trong tự nhiên, do vậy, các biện pháp quản lý nhiệt độ trong tổ của Vích sẽ cần
được quan tâm đặc biệt, nhằm giảm các tác động bất lợi đó lên tỷ lệ giới tính cũng như sự tồn tại
lâu dài của loài Vích đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

Binckley C.A., J.R. Spotila, K.S. Wilson and F.V. Paladino, 1998. Sex Determination and
Sex Ratios of Pacific Leatherback Turtles (Dermochelys coriacea). Copeia: pp. 291-300.

2.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2009. Kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt
Nam. Chương trình Mục tiêu quốc gia Ứng phó với biến đổi khí hậu.

3.

Bộ Thủy sản, 2003. Kế hoạch hành động quốc gia về Bảo tồn Rùa biển tại Việt Nam. NXB
Văn hóa – Thông tin, Hà Nội.

4.

Booth D.T., 2006. Influence of Incubation Temperature on Hatchling Phenotype in Reptiles.
Physiological and Biochemical Zoology, 79: pp. 274-281.

5.

Carthy R.R., A.M. Foley and Y. Matsuzawa, 2003. Incubation Environment of Loggerhead
Turtle Nests: Effects on Hatchling Success and Hatchling Characteristics. In: Bolten A.B.

and B. Witherington (Eds.). Loggerhead Sea Turtles. Smithsonian Books, Washington,
D.C.: pp. 144-153.

6.

Chu Thế Cường, 2003. Hiện trạng và các đe dọa đối với Rùa biển tại quần đảo Trường Sa.
Tuyển tập Tài nguyên và môi trường biển. Tập X: tr. 254-261.

7.

Chu The Cuong, 2008. Status of Marine Turtle at Bai Tu Long and Co To Archipelago
(Quang Ninh Province). Institute of Marine Environment and Resource, Hai Phong: 15 p.

8.

Chu The Cuong, 2009. Status of Marine Turtle at Quang Tri Province. Institute of marine
Environment and Resource, Hai Phong: 18 p.

215


9.

Chu The Cuong, D.T. Booth and C.J. Limpus, 2008. Estimating the Sex Ratio of
Loggerhead Turtle Hatchlings at Mon Repos Rookery (Australia) from Nest Temperatures.
Australian Journal of Zoology, 56: pp. 57-64.

10. Dasgupta S., L. Benoit, M. Craig, W. David and Y. Jianping, 2007. The Impact of Sea Level
Rise on Developing Countries: A Comparative Analysis. World Bank Policy Research
Working Paper 4136, February 2007.

11. Deeming D.C., 2004. Post-hatchling Phenotypic Effects of Incubation in Reptiles. In:
Deeming D.C. (Ed.). Reptilian Incubation: Environment, Evolution and Behaviour.
Nottingham University Press, Nottingham: pp. 211-228.
12. Eckert K., K. Bjorndal, F.A. Abreu-Grobosi and M. Donnelly, 1999. Research and
Management Techniques for the Conservation of Sea Turtles. IUCN/SSC Publication No.4.
13. Fisher R.A., 1930. The Genetical Theory of Natural Selection. Oxford University Press,
Oxford.
14. Godfrey M.H. and N. Mrosovsky, 2006. Pivotal Temperature for Green Sea Turtles
Chelonia mydas Nesting in Suriname. Herpetological Journal, 16: p. 55.
15. Godley B.J., A.C. Broderick and N. Mrosovsky, 2001. Estimating Hatchling Sex Ratios of
Loggerhead Turtles in Cyprus from incubation Durations. Marine Ecology-Progress Series,
210: pp. 195-201.
16. Hamann M., Chu The Cuong, Nguyen Duy Hong and Pham Thuoc, 2002. Baseline Survey
of Marine Turtle Abundance and Distribution in the Socialist Republic of Vietnam 2002.
Report to the Ministry of Fisheries VN.
17. Hamann M., Chu The Cuong, Nguyen Duy Hong, Pham Thuoc and Bui Thi Thu Hien,
2006. Distribution and Abundance of Marine Turtles in Socialist Republic of Viet Nam.
Biodiversity and Conservation, 15: pp. 3703-3720.
18. Hanson J., T. Wibbels and R.E. Martin, 1998. Predicted Female Bias in Sex Ratios of
Hatchling Loggerhead Sea Turtles from a Florida Nesting Beach. Canadian Journal of
Zoology – Revue Canadienne De Zoologie, 76: pp. 1850-1861.
19. Marcovaldi M.A., M.H. Godfrey and N. Mrosovsky, 1997. Estimating Sex Ratios of
Loggerhead Turtles in Brazil from Pivotal Incubation Durations. Canadian Journal of
Zoology – Revue Canadienne De Zoologie, 75: pp. 755-770.
20. Mrosovsky N. and C.L. Yntema, 1980. Temperature Dependence of Sexual Differentiation
in Sea Turtles: Implications for Conservation Practices. Biological Conservation, 18: pp.
271-280.
21. Mrosovsky N. and J. Provancha, 1989. Sex Ratio of Loggerhead Sea Turtles Hatching on a
Florida Beach. Canadian Journal of Zoology, 67: pp. 2533-2539.
22. Mrosovsky N. and C. Pieau, 1991. Transitional Range of Temperature, Pivotal

Temperatures and Thermosensitive Stages for Sex Determination in Reptiles. AmphibiaReptilia, 12: pp. 169-179.

216


23. Mrosovsky N. and J. Provancha, 1992. Sex Ratio of Hatchling Loggerhead Sea Turtles:
Data and Estimates from a 5-year Survey. Canadian Journal of Zoology, 70: pp. 530-538.
24. Mrosovsky N., S. Kamel, A.F. Rees and D. Margaritoulis, 2002. Pivotal Temperature for
Loggerhead Turtles (Caretta caretta) from Kyparissia Bay, Greece. Canadian Journal of
Zoology – Revue Canadienne De Zoologie, 80: pp. 2118-2124.
25. Nguyen Duc The and Chu The Cuong, 2011. Marine Turtle Populations in the South Central
Provinces: Status and Threats. Processding Marine Scientific and Technology Conference
National V. Ha Noi.
26. Nguyễn Đức Thế và Chu Thế Cường, 2012. Một số chỉ tiêu sinh học loài Vích (Chelonia
mydas) tại Côn Đảo, Việt Nam. Tuyển tập Tài nguyên và môi trường biển. Tập XVI: tr.
164-171.
27. Pilcher N.J. and P. Basintal, 2000. Reproductive Biology of Green Turtles (Chelonia mydas)
in Sabah, Malaysia. Asian Journal of Tropical Biology, 4 (1): pp. 59-66.
28. Spotila J.R., E.A. Standora, S.J. Morreale and G.J. Ruiz, 1987. Temperature Dependent Sex
Determination in the Green Turtle (Chelonia mydas): Effects on the Sex Ratio on a Natural
Nesting Beach. Herpetologica, 43: pp. 74-81.
29. Standora E.A. and J.R. Spotila, 1985. Temperature Dependent Sex Determination in Sea
Turtles. Copeia: pp. 711-722.
30. Xia Zhong-Rong, Li Pi-Peng, Gu He-Xiang, Fong Jonathan J. and Zhao Er-Mi, 2011.
Evaluating Noninvasive Methods of Sex Identification in Green Sea Turtle (Chelonia
mydas) Hatchlings. Chelonian Conservation and Biology, 10: pp. 117-123.
31. Yntema C.L. and N. Mrosovsky, 1982. Critical Periods and Pivotal Temperatures for Sexual
Differentiation in Loggerhead Sea Turtles. Canadian Journal of Zoology, 60: pp. 1012-1016.

217



Summary
CHALLENGES FOR MARINE TURTLE CONSERVATION IN VIETNAM
Nguyen Duc The and Chu The Cuong
Institute of Marine Environment and Resources

Presently, only Con Dao Island in Vietnam has Sea Turtles mainly species of Green Turtles
(Chelonia mydas) breeding grounds on the beach per year, the number of Green Turtles mother
of about 350 individuals account for more than 80% of Green Turtles in the marine region of
Vietnam. Research on incubation temperature of Green Turtles in Con Dao shows that the
incubation temperature of the eggs is influenced greatly from location, and environment of sand.
Incubation temperature determines the sex ratio of offspring born, so moving the eggs from the
sand tank to incubation places can affect the natural gender balance, increasing the proportion of
females born in Con Dao. The average incubation temperature of the eggs was 30.44 ± 0.89oC,
which is higher than the temperature suitable for balancing the sex ratio in nature (28-30oC). The
rate of females born in the spawning area of Con Dao in 2010 is 72.75%. According to the
climate change scenario of Vietnam in 2050 this proportion will increase to 85-92% and in 2100
being 96-100%. Such high ratio of females born will seriously affect the gender balance of Sea
Turtles in the wild; even though the threat from exploitation of sea turtles and other causes may
be limited, Sea Turtle population in Vietnam still can disappear completely if no appropriate
measures to deal with the problem of unbalanced sex ratio of Sea Turtle in Con Dao Island

218



×