PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời đại của chúng ta, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã tác động
lớn đến công cuộc phát triển kinh tế xã hội. Đảng và Nhà nước đã xác định rõ ý
nghĩa và tầm quan trọng của Tin học và công nghệ thông tin, truyền thông cũng
như những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng công nghệ thông tin, đào tạo nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa và hội nhập,
hướng tới nền kinh tế tri thức của nước ta nói riêng - thế giới nói chung.
Môn Tin học ở THCS là môn học tự chọn với thời lượng 2 tiết/tuần được
áp dụng với tất cả các lớp ở cấp học. Là môn học mới đưa vào trường phổ thông
và có những đặc thù riêng liên quan chặt chẽ với sử dụng máy tính, coi trọng
làm việc theo nhóm. Đặc trưng của môn Tin học là kiến thức lý thuyết đi đôi với
thực hành, đặc biệt ở lứa tuổi THCS còn yếu phần kỹ năng thực hành trên máy.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên nên tôi chọn đề tài: "Giúp học sinh học tốt
hơn phần kỹ năng thực hành môn Tin học 7"
2
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
Từ những lý do nêu trên, nên tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp
nhằm "Giúp học sinh học tốt hơn phần kỹ năng thực hành môn Tin học 7"
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh khối 7 trường THCS Thạnh Phú.
- Biểu hiện học tập của học sinh trong tiết thực hành môn Tin học 7.
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích.
- Kiểm tra việc học tập của học sinh trong giờ học thực hành.
- Phương pháp trò chuyện trao đổi.
- Phương pháp quan sát.
5. Tính mới của đề tài:
Qua nhiều năm công tác giảng dạy, tôi đã đúc kết được một số kinh
nghiệm nhằm đưa ra một số kỹ năng và biện pháp giảng dạy phù hợp mang lại
hiệu quả cao tại trường đang công tác.
PHẦN II: NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận:
- Căn cứ Nghị quyết 40/2000/QH10 và chỉ thị 14/2001/CT-TTg ngày
9/12/2000 về việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông: Nội dung chương
trình là tích cực áp dụng một cách sáng tạo các phương pháp tiên tiến, hiện đại,
ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy và học.
- Thông tư số 14/2002/TT-BGD&ĐT ngày 1/4/2002 về việc hướng dẫn
quán triệt chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông.
- Chỉ thị 29/CT của Trung ương Đảng về việc đưa công nghệ thông tin
vào nhà trường.
Người thực hiện: Cao Đa Rết
3
2. Cơ sở thực tiễn:
- Qua những năm giảng dạy bộ môn Tin học cấp THCS, bản thân theo dõi
và khảo sát khả năng thực hành 1 tiết của học sinh cụ thể như sau:
Trong Năm học 2012 – 2013 :
Giỏi
Tổng SL %
Năm
2012
- 2013
70
17 24.3
số
học
Kết quả kiểm tra thực hành 1 tiết
Khá
TB
Yếu
SL
%
SL % SL
%
23
32.9
15
21.4
11
15.7
Kém
SL %
4
5.7
- Kết quả trên cho thấy khả năng thực hành của học sinh còn rất hạn chế,
tiến bộ chậm.
- Trước thực trạng nêu trên tôi nhận thấy kết quả học tập bộ môn Tin học
còn hạn chế là do một số nguyên nhân sau:
+ Trường mới tách nên cơ sở vật chất của trường còn rất hạn chế, máy
tính quá cũ và thiếu, máy hoạt động không ổn định.
+ Đa số học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của môn học, do là
môn học tự chọn.
+ Một số em học sinh tiếp thu kiến thức còn chậm, đặc biệt là kĩ năng
thực hành trên máy của học sinh còn yếu.
+ Tỷ lệ học sinh người dân tộc trong trường chiếm khoảng 50%, một số
phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến con em của mình, điều kiện gia đình học
sinh còn khó khăn, chưa tự trang bị máy tính tại nhà.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề:
Với những lý do trên tôi nhận thấy cần phải nâng cao chất lượng giờ thực
hành theo hướng tích cực hoá học sinh, tức là yêu cầu học sinh: "phải mạnh dạn
thực hành nhiều hơn, thực hành theo nhóm, thảo luận nhiều hơn nữa trong giờ
thực hành".
Người thực hiện: Cao Đa Rết
4
a. Thiết kế bài dạy:
- Để thiết kế một một bài dạy(Giáo án) phù hợp với từng đối tượng
học sinh cần đảm bảo một số các yêu cầu sau:
+ Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu trọng tâm của bài, từ đó đưa ra
những kỹ năng rèn luyện, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học
sinh.
+ Đọc kỹ nội dung sách giáo khoa để thiết kế một tiến trình dạy học phù
hợp với tình hình thực tế, trình độ của từng đối tượng học sinh.
+ Tìm hiểu thêm tài liệu để cập nhật, nâng cao, mở rộng kiến thức để đi
sâu vào bài giảng nhằm mục đích giải thích cho học sinh hiểu sâu về nội dung
của bài.
+ Chuẩn bị tốt phòng máy, thiết bị dạy học(projactor, máy chiếu...), đồ
dùng dạy học( tranh, ảnh minh họa...) khi cần thiết.
b. Tổ chức các hoạt động dạy và học trong tiết thực hành:
- Khi chúng ta đã thiết kế một bài dạy(Giáo án) phù hợp với từng đối
tượng học sinh thì được xem như chúng ta đã chuẩn bị tốt một bước khởi đầu
cho một tiết dạy còn thành công hay không thì phụ thuộc vào khâu tổ chức, tiến
trình, hoạt động dạy – học trên lớp. Cho nên có thể nói khâu tiến trình, điều
khiển hoạt động dạy – học trên lớp là một yếu tố hết sức quan trọng trong quá
trình dạy học.
- Để tiết thực hành mang lại hiệu quả cao thì công việc đầu tiên mà giáo
viên phải chú ý đó là thực hiện chia nhóm sao cho phù hợp với từng đối tượng
học sinh:
+ Chia nhóm theo đôi bạn cùng tiến.
+ Chia nhóm theo đối tượng học sinh.
+ Chia nhóm ngẫu nhiên.
- Người giáo viên phải năng động, sáng tạo đưa ra nội dung thực hành
theo nhóm phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Người thực hiện: Cao Đa Rết
5
- Do cơ sở vật chất của trường còn hạn chế, số lượng máy vi tính không
đáp ứng đầy đủ cho học sinh thực hành. Ở đây, tôi chia một nhóm là từ 2 đến 3
học sinh/máy và trong một nhóm phân ra một nhóm trưởng để điều hành các
thành viên trong nhóm.
MỘT SỐ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH KHI DẠY BÀI THỰC HÀNH:
- Bước 1: Giáo viên đưa ra mục đích, yêu cầu nội dung rõ ràng của bài
thực hành.
- Bước 2: Giáo viên thực hiện thao tác làm mẫu cho học sinh quan sát.
- Bước 3: Tổ chức hướng dẫn, yêu cầu các nhóm học sinh thực hành theo
yêu cầu nội dung mà giáo viên đã đưa ra.
- Bước 4: Theo dõi, giám sát các nhóm học sinh thực hành:
+ Hướng dẫn, gợi mở cho những đối tượng học sinh yếu kém.
+ Chú ý những nhóm chưa thực hành được để hướng dẫn và uốn
nắn kịp thời.
+ Đưa ra một số thao tác và kỹ năng nâng cao để giúp đối tượng
học sinh khá giỏi hiểu sâu hơn nội dung thực hành.
- Bước 5: Giáo viên thực hiện việc kiểm tra thực hành của các nhóm bằng
cách gọi một học sinh là thành viên trong nhóm thực hiện lại thao tác đã thực
hành.
- Bước 6: Giáo viên nhận xét, đánh giá kết quả thực hành của các nhóm
học sinh bằng cách:
+ Nhóm trưởng báo cáo kết quả thực hành của các thành viên trong
nhóm.
+ Yêu cầu nhóm 1 báo cáo, nhóm 2 nhận xét.
+ Giáo tổng hợp ý kiến, nhận xét, bổ sung kiến thức cho các nhóm
để rút kinh nghiệm cho tiết thực hành sau thực hiện tốt hơn.
Người thực hiện: Cao Đa Rết
6
MINH HỌA THIẾT KẾ BÀI DẠY(GIÁO ÁN) CỦA MỘT TIẾT THỰC
HÀNH NHƯ SAU:
Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
• Biết nhập hàm vào ô tính.
• Hiểu được cú pháp và ý nghĩa của hàm AVERAGE, MAX, MIN.
• Biết sử dụng các hàm AVERAGE, MAX, MIN .
2.Kĩ năng thực hành:
• Đối tượng học sinh trung bình – yếu:
+ Biết sử dụng hàm và địa chỉ ô để tính toán cho các ô tính.
• Đối tượng học sinh khá – giỏi:
+ Biết sử dụng hàm và địa chỉ ô, địa chỉ khối để tính toán cho các ô
tính.
+ Biết cách sử dụng hộp thoại Insert Function đề tính toán cho các ô
tính.
3.Thái độ: Học sinh thực hành nghiêm túc, yêu thích môn học.
II. PHƯƠNG PHÁP:
• Thảo luận nhóm thực hành.
III. CHUẨN BỊ:
• Giáo viên : SGK, giáo án, Các máy tính trong phòng máy chạy tốt.
• Học sinh: Sách giáo khoa, bút.
IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC TRÊN LỚP:
•
Hoạt động 1: Bài tập 3 – Sử dụng hàm AVERAGE, MAX, MIN:
Mục Tiêu:
Hiểu được yêu cầu của bài tập và sử dụng hàm thích hợp để tính toán.
Học sinh thấy được ưu điểm của việc sử dụng hàm như thế nào so với
sử dụng công thức để tính toán.
- Giáo viên nêu mục đích, yêu cầu của nội dung hoạt động 1.
Người thực hiện: Cao Đa Rết
7
- Giáo viên dẫn dắt, gợi mở, hướng dẫn học sinh bằng một số câu hỏi
trước khi thực hành:
+ Hãy nêu các bước để nhập hàm vào một ô tính ?
+ Hãy nêu cú pháp và ý nghiã của các hàm AVERAGE, MAX, MIN?
+ Để tính điểm trung bình của các bạn trong lớp và xác định điểm trung
bình cao nhất, thấp nhất các em sử dụng các hàm nào ?
Hình 30. Bảng điểm lớp em
a. Hãy sử dụng hàm thích hợp để tính lại các kết quả đã tính trong Bài
tập 1 và so sánh với cách tính bằng công thức
+ Giáo viên nhập công thức vào bảng tính cho học sinh quan sát.
Kết quả: sau khi nhấn Enter
Người thực hiện: Cao Đa Rết
8
+ Tương tự học sinh quan sát cách làm mẫu của giáo viên và làm các em học
sinh còn lại.
b. Sử dụng hàm AVERAGE để tính điểm trung bình từng môn học của cả
lớp trong hàng Điểm trung bình môn học.
+ Giáo viên nhập công thức vào bảng tính cho học sinh quan sát.
Kết quả: sau khi nhấn Enter
+ Tương tự học sinh quan sát cách làm mẫu của giáo viên và làm đểm trung
bình của môn Vật lí, Ngữ văn.
Người thực hiện: Cao Đa Rết
9
c. Hãy sử dụng hàm MAX, MIN để xác định điểm trung bình cao nhất và
điểm trung bình thấp nhất.
+ Giáo viên nhập công thức vào bảng tính cho học sinh quan sát.
Kết quả: sau khi nhấn Enter
+ Tương tự học sinh quan sát cách làm mẫu của giáo viên và làm Điểm trung
bình thấp nhất.
- Theo dõi, giám sát, hướng dẫn nhóm học sinh thực hành. Đặc biệt là học sinh
yếu, kém.
Người thực hiện: Cao Đa Rết
10
- Thay vì các em sử dụng công thức, hàm. Ngoài ra các em có thể sử dụng hộp
thoại Insert Function đề thực hiện tính toán cho các ô tính theo các bước sau:
+ Bước 1: Chọn ô cần thực hiện tính toán.
+ Bước 2: Vào lệnh Insert Function. Hộp thoại Insert Function xuất hiện
Mục Or Select Category: nháy chọn All để hiện thị tất cả các hàm.
Mục Select a function: chọn hàm thích hợp và nháy OK.
+ Bước 3: Nháy chon OK.
- Giáo viên thực hiện việc kiểm tra thực hành của các nhóm bằng cách gọi
một học sinh là thành viên trong nhóm thực hiện lại thao tác đã thực hành.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá chung của các nhóm, bổ sung kiến thức.
•
Hoạt động 2: Bài tập 4 – Lập trang tính và sử dụng hàm SUM:
Người thực hiện: Cao Đa Rết
11
Mục Tiêu:
Biết lập trang tính và sử dụng hàm SUM để thực hiện tính toán.
Giáo viên tiến hành chia nhóm học sinh, tiến hành các bước:
- Nêu mục đích, yêu cầu của nội dung hoạt động 2.
- Giáo viên dẫn dắt, gợi mở, hướng dẫn học sinh bằng một số câu hỏi
trước khi thực hành:
+ Hãy nêu cú pháp và ý nghiã của các hàm SUM?
+ Để thực hiện tính tổng các em sử dụng các hàm nào ?
- Giáo viên yêu cầu các nhóm học sinh thực hiện lập trang tính như hình
31(SGK)
Hình 31
- Sau khi học sinh lập trang tính xong giáo viên thực hiện làm mẫu cho học
sinh quan sát:
Kết quả: sau khi nhấn Enter
Người thực hiện: Cao Đa Rết
12
- Theo dõi, giám sát, hướng dẫn nhóm học sinh thực hành:
- Tương tự trong Bài tập 4 các em cũng có thể sử dụng hộp thoại Insert
Function đề thực hiện tính toán cho cột Tổng như sau:
Bước 1: Chọn ô cần thực hiện tính toán.
Bước 2:Vào lệnh Insert Function. Hộp thoại Insert Function xuất hiện
Mục Or Select Category: nháy chọn All để hiện thị tất cả các hàm.
Mục Select a function: chọn hàm thích hợp và nháy OK.
Người thực hiện: Cao Đa Rết
13
Bước 3:Nháy chon OK.
Kết quả: sau khi nháy OK.
OK.
- Giáo viên thực hiện việc kiểm tra thực hành của các nhóm bằng cách gọi
một học sinh là thành viên trong nhóm thực hiện lại thao tác đã thực hành.
- Tổ chức cho một nhóm báo cáo kết quả thực hành cũng như các thao tác
thực hiện trên máy, yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét.
- Giáo viên tổng hợp ý kiến, nhận xét đánh giá, bổ sung kiến thức cho các
nhóm, nêu ra một số khuyết điểm mà các nhóm chưa lam được của nội dung
thực hành để khắc phục cho tiết sau. Đồng thời biểu dương, khen thưởng các
nhóm thực hành tốt.
4. Kết quả đạt được:
Người thực hiện: Cao Đa Rết
14
Qua quá trình áp dụng phương pháp dạy học trên vào giảng dạy Tin học
khối 7(Tiết thực hành), chất lượng học tập được nâng lên rõ rệt với kết quả
Kiểm tra 1 tiết ở học kỳ 1 của 2 Năm học như sau:
Năm
2013
- 2014
2014học
- 2015
Tổng
70
số
106
HS
Kết quả kiểm tra thực hành 1 tiết – học kỳ 1
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL % SL % SL %
25
37
35.7%
34.9%
31
51
44.3%
48.1%
14
18
20%
17%
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết luận và bài học kinh nghiệm:
a. Kết luận:
Để thực hiện chương trình Tin học 7, cũng như nâng cao chất lượng giảng
dạy trong giờ thực hành, đòi hỏi giáo viên phải năng động, linh hoạt phải biết tổ
chức hướng dẫn, chia nhóm phù hợp với từng đối tượng học sinh. Trên cơ sở đó,
nhằm giúp học sinh học tốt hơn, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng giảng
dạy trong giờ thực hành .
b. Bài học kinh nghiệm:
Để thực hiện tốt một tiết dạy thực hành tin học phù hợp với các đối tượng
học sinh thì phải thực hiện được các vấn đề sau:
- Đối với giáo viên:
Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, không ngừng tự
nghiên cứu để tìm ra các phương pháp dạy học tích cực và áp dụng các phương
pháp dạy học đó một cách hợp lí với tình hình thực tế của trường mình đang
công tác. Bên cạnh đó, người giáo viên cũng phải tìm hiểu nguyên nhân khiến
các em học chưa tốt bộ môn này để kịp thời uốn nắn, sửa sai.
- Đối với học sinh:
Người thực hiện: Cao Đa Rết
15
Cần nắm vững các bước thực hiện và các thao tác khi giáo viên hướng
dẫn mẫu trong giờ học lý thuyết cũng như trong giờ thực hành. Để từ đó các em
mới có thể có được một số kỹ năng học tốt trong giờ thực hành.
2. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Tại trường trung học cơ sở Thạnh Phú tôi đã áp dụng phương pháp dạy học
trên vào giảng dạy môn Tin Học 7(tiết thực hành) mang lại kết quả rất khả quan.
Tôi nghĩ đề tài này có thể áp dụng rộng rãi ở các trường trung học Cơ sở vì phù
hợp với đặc điểm học sinh từng vùng, miền.
Trong thời gian tới tôi tiếp tục vận dụng đề tài vào giảng dạy đồng thời đúc
kết kinh nghiệm để bổ sung và điều chỉnh cho phù hợp, giúp nâng cao chất
lượng dạy môn Tin học tại các trường THCS.
3.Các đề xuất và kiến nghị:
Để giúp các em học sinh học tập môn Tin học đạt kết quả tốt, nhà trường
cần quan tâm và tạo điều kiện cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, bên
cạnh đó, nhà trường cũng cần trang bị đầy đủ máy vi tính để đảm bảo cho các
em học sinh thực hành trong giờ học.
Thạnh Phú, ngày 19 tháng 11 năm 2015
Người thực hiện
Cao Đa Rết
Nhận xét
Nhận xét
Của Hiệu trưởng đơn vị
Của hội đồng xét duyệt SKKN cấp huyện
....................................................
...................................................................
....................................................
...................................................................
....................................................
...................................................................
....................................................
...................................................................
....................................................
...................................................................
Người thực hiện: Cao Đa Rết