Trường THPT Trà Ôn Giáo án Sinh học 11 – Nâng cao
Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
• Cấu trúc siêu hiển vi của NST.
• Chức năng của NST.
• Đặc trưng của bộ NST.
2. Kĩ năng:
• Quan sát, phân tích hình ảnh.
• Hoạt động thảo luận nhóm, tự chốt lại nội dung kiến thức.
3. Thái độ:
• Học tập nghiêm túc, hoạt động tích cực.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
• Tranh phóng to hình 5 trang 26 - SGK.
• Tranh bộ NST lưỡng bội vài loài.
• Tranh NST sinh vật nhân sơ và nhân thực.
2. Học sinh:
• Trả lời câu hỏi cuối bài tiết trước vào tập bài tập.
• Quan sát tìm hiểu nội dung hình 5 trang 26 – SGK.
III. Phương pháp:
• Vấn đáp.
• Thuyết trình.
• Thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình tiết dạy:
1. Ổn định, kiểm diện (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: (6’)
Sử dụng câu hỏi và nội dung bài trước.
3. Giới thiệu bài mới: (30’)
Nội dung – thời gian Hoạt động dạy Hoạt động học
Hoạt động 1: Tìm hiểu đại cương về NST.
I. Đại cương về NST.
- SV nhân sơ: 1 AND vòng xoắn
kép.
- SV nhân thực:
+ Đặc trưng cho loài về hình thái,
số lượng và cấu trúc.
+ NST thường tồn tại từng cặp
tương đồng còn NST giới tính thì
có thể có cặp tương đồng hoặc
không tương đồng hoặc chỉ có 1
chiếc.
Cho học sinh quan sát tranh
NST sinh vật nhân sơ và nhân
thực.
Cho học sinh quan sát bảng số
lượng NST.
Hướng dẫn học sinh thực hiện
câu lệnh.
Hỏi: Nêu đặc trưng của NST.
Mở rộng và lấy ví dụ minh họa
về NST giới tính.
Quan sát và phân biệt theo
hướng dẫn của giáo viên.
Quan sát bảng và trả lời câu
lệnh.
Vận dụng kiến thức đã học
để trả lời.
Chú ý theo dõi và ghi nhận.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu trúc NST của sinh vật nhân thực.
II. Cấu trúc NST của sinh
vật nhân thực.
1. Cấu trúc hiển vi.
Hỏi: NST được nhìn thấy rõ
nhất ở kì nào? Cho biết hình
dạng đặc trưng của NST – thực
Vận dụng kiến thức cũ và
quan sát hình để trả lời.
Giáo viên: Trần Thái Ngọc
1
Trường THPT Trà Ôn Giáo án Sinh học 11 – Nâng cao
2. Cấu trúc siêu hiển vi:
- 1 đoạn ADN gồm146 cặp
nuclêôtit + 8 phân tử histon = 1
nuclêôxôm.
- Chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi
cơ bản, giữa 2 nuclêôxôm là 1
đoạn ADN và 1 phân tử histon.
- Sợi cơ bản quấn xoắn tạo thành
sợi nhiễm sắc.
- Sợi nhiễm sắc quấn xoắn 2 lần
tạo crômatit.
hiện câu lệnh cuối trang 25.
Yêu cầu học sinh quan sát hình
5 trang 26 – SGK, thảo luận
nhóm để mô tả cấu trúc siêu
hiển vi của NST.
Chính xác hóa nội dung, đánh
giá phần làm việc của học sinh.
Quan sát hình và thảo luận
nhóm thực hiện theo yêu
cầu của giáo viên trong 5
phút. Đại diện nhóm báo
cáo, các nhóm khác nhận
xét bổ sung.
Ghi nhận nội dung.
Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của NST.
III. Chức năng của NST.
- Lưu giữ, bảo quản và truyền
đạt thông tin di truyền.
- Điều hòa hoạt động của các gen
thông qua các mức cuộn xoắn
của NST.
- Giúp tế bào phân chia đều vật
chất di truyền cho tế bào con.
Yêu cầu học sinh nêu 3 chức
năng chính của NST.
Giải thích các chức năng của
NST.
Hướng dẫn học sinh tự ghi
nhận nội dung bài theo SGK.
Dựa vào SGK nêu lên 3
chức năng.
Ghi nhận nội dung
3. Cũng cố (6’):
• Hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi cuối bài.
• Cho học sinh tự trình bày cấu trúc siêu hiển vi của NST theo tranh.
• Yêu cầu học sinh trả lời 5 câu hỏi trắc nghiệm.
1. Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về:
A. Số lượng NST ổn định trong mỗi tế bào lưỡng bội, đơn bội.
B. Hình thái NST đặc trưng và quan sát rõ nhất vào kì giữa trong phân bào.
C. Cấu trúc NST đặc trưng về số lượng và locut các gen.
D. Số lượng, hình thái và cấu trúc các NST trong bộ NST.
2. Sợi cơ bản là:
A. Chuỗi nuclêôxôm.
B. Crômatit.
C. Sợi nhiễm sắc.
D. Tổ hợp ADN và protein histon.
3. Chức năng nào sau đây không phải của NST?
A. Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.
B. Điều hòa hoạt động của các gen thông qua các mức cuộn xoắn của NST.
C. Điều hòa mọi hoạt động của cơ thể sống.
D. Giúp tế bào phân chia đều vật chất di truyền vào các tế bào con.
4. NST được nhìn thấy rõ nhất ở kì nào của phân bào.
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
5. Sắp xếp trình tự đúng của cấu trúc NST từ nhỏ đến lớn về kích thước:
A. nuclêôxôm – sợi cơ bản – sợi nhiễm sắc – crômatit.
B. nuclêôxôm - sợi nhiễm sắc – sợi cơ bản – crômatit.
C. sợi nhiễm sắc – sợi cơ bản – crômatit – nuclêôxôm.
D. nuclêôxôm – sợi cơ bản - crômatit – sợi nhiễm sắc.
4. Dặn dò (2’):
• Trả lời câu hỏi cuối bài vào tập bài tập.
• Xem lại các dạng đột biến cấu trúc NST ở lớp 9.
Giáo viên: Trần Thái Ngọc
2