Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

đánh giá thực trạng và nhu cầu phục hồi chức năng của trẻ khuyết tật tại trung tâm bảo trợ xã hội tỉnh hải dương quý ii năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (695.9 KB, 51 trang )

ĐBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
QUÝ II NĂM 2015

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y TẾ HẢI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ HUYỀN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NHU CẦU
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CỦA TRẺ KHUYẾT TẬT TẠI
TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI TỈNH HẢI DƯƠNG
QUÝ II NĂM 2015


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. PHẠM THỊ NHUYÊN

HẢI DƯƠNG, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong báo cáo là trung thực, chưa từng có ai công
bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hải Dương, ngày

tháng 07 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân thì
không thể thiếu sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, trực tiếp hay gián tiếp của
mọi người xung quanh. Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
PGS.TS. Phạm Thị Nhuyên - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi
hoàn thành khóa luận này một cách tốt nhất.
Ban giám hiệu trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, phòng Đào tạo,
khoa Phục hồi chức năng đã tạo cơ hội và điều kiện giúp tôi hoàn thành

nghiên cứu này.
Ban lãnh đạo, nhân viên và toàn thể trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
xã hội tỉnh Hải Dương đã tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu.
Các thầy giáo, cô giáo trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương, đã tận
tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành chương trình học tập.
Gia đình và người thân - những người đã luôn động viên, khuyến khích
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Các anh em, bạn bè đã khuyến khích tôi trên con đường học tập và tập
thể lớp Phục hồi chức năng 4 đã cùng nhau học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong
4 năm qua.
Trân trọng cảm ơn!
Hải Dương, ngày

tháng 07 năm 2015

Sinh viên

Nguyễn Thị Huyền


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NC

Nghiên cứu

NXB

Nhà xuất bản

PHCN


Phục hồi chức năng

Pp

Pages

TKT

Trẻ khuyết tật

Tr

Trang


MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 3
1.1. Định nghĩa người khuyết tật....................................................................... 3
1.2. Quá trình bệnh và tàn tật ............................................................................ 3
1.2.1. Quá trình bệnh ......................................................................................... 3
1.2.2. Quá trình tàn tật ....................................................................................... 3
1.3. Phân loại tàn tật .......................................................................................... 4
1.3.1. Phân loại tàn tật theo cơ quan tổn thương ............................................... 4
1.3.2. Phân loại của Tổ chức Y tế thế giới ........................................................ 5
1.4. Nguyên nhân gây tàn tật ............................................................................. 5
1.4.1. Những nguyên nhân do môi trường sống ............................................... 5
1.4.2. Do nguyên nhân trước, trong và sau khi sinh ......................................... 5

1.4.3. Do chính bản thân tàn tật ........................................................................ 6
1.4.4. Do thái độ của xã hội .............................................................................. 6
1.4.5. Do y học .................................................................................................. 6
1.5. Dịch tễ học ................................................................................................. 6
1.6. Hậu quả của tàn tật ..................................................................................... 7
1.6.1. Hậu quả của tàn tật đối với bản thân người tàn tật ................................. 7
1.6.2. Hậu quả của người tàn tật đối với gia đình ............................................. 7
1.6.3. Hậu quả của tàn tật đối với xã hội........................................................... 7
1.7. Nhu cầu của người tàn tật .......................................................................... 7
1.8. Nhu cầu chung của trẻ khuyết tật ............................................................... 9
1.8.1. Nhu cầu về thể chất ................................................................................. 9
1.8.2. Nhu cầu về tinh thần ............................................................................... 9
1.9. Các biện pháp phòng ngừa tàn tật .............................................................. 9
1.9.1. Phòng ngừa bước I .................................................................................. 9


1.9.2. Phòng ngừa bước II ............................................................................... 10
1.9.3. Phòng ngừa bước III.............................................................................. 10
1.10. Phục hồi chức năng ................................................................................ 10
1.10.1. Định nghĩa ........................................................................................... 10
1.10.2. Mục đích của phục hồi chức năng ...................................................... 10
1.11. Các nghiên cứu liên quan ....................................................................... 11
1.11.1. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 11
1.11.2. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................. 13
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 15
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 15
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu ...................................... 15
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 15
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn loại trừ ....... 15
2.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 15

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 15
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu .......................................................... 15
2.2.3. Phân loại theo mức độ ........................................................................... 15
2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 16
2.2.5. Các biến số và chỉ số nghiên cứu .......................................................... 18
2.2.6. Xử lý số liệu .......................................................................................... 18
2.2.7. Sai số và các biện pháp khống chế sai số.............................................. 19
2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ..................................................................... 19
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................... 20
3.1. Đánh giá thực trạng trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải
Dương quý II năm 2015. ................................................................................. 20
3.2. Nhu cầu cần phục hồi chức năng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
xã hội tỉnh Hải Dương quý II năm 2015. ........................................................ 22
Bảng 3.7: Phân bố nhu cầu PHCN trong sinh hoạt ......................................... 22


CHƯƠNG IV: BÀN LUẬN............................................................................ 24
4.1. Đánh giá thực trạng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh
Hải Dương quý II năm 2015. .......................................................................... 24
4.2. Nhu cầu cần phục hồi chức năng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
xã hội tỉnh Hải Dương quý II năm 2015. ........................................................ 26
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 30
1. Đánh giá thực trạng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải
Dương quý II năm 2015. ................................................................................. 30
2. Nhu cầu cần phục hồi chức năng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ
xã hội tỉnh Hải Dương quý II năm 2015. ........................................................ 30
KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 32
PHỤ LỤC



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Phân bố TKT theo tuổi ................................................................... 20
Bảng 3.2: Phân bố TKT theo giới ................................................................... 20
Bảng 3.3: Phân bố TKT theo trình độ học vấn ............................................... 20
Bảng 3.4: Phân bố TKT theo nguyên nhân tàn tật .......................................... 21
Bảng 3.5: Phân bố TKT theo nhóm tàn tật ..................................................... 21
Bảng 3.6: Phân bố TKT theo phối hợp tàn tật ................................................ 21
Bảng 3.7: Phân bố nhu cầu PHCN trong sinh hoạt ......................................... 22
Bảng 3.8: Phân bố nhu cầu PHCN trong giao tiếp ......................................... 22
Bảng 3.9: Phân bố nhu cầu PHCN trong vận động......................................... 23
Bảng 3.10: Phân bố nhu cầu PHCN trong hòa nhập cộng đồng ..................... 23


ĐẶT VẤN ĐỀ
"Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai", đó là khẩu hiệu mà các quốc gia
và các cộng đồng quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ và phát
triển trong tương lai của mỗi quốc gia và nhân loại. Thế nhưng, nhiều trẻ khi
sinh ra đã phải chịu những thiệt thòi khi mang trong mình những dị tật bẩm
sinh, vĩnh viễn không thấy được ánh sáng, hay không nghe được âm thanh
của cuộc sống...[29].
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, cứ 10 trẻ em thì có 1 trẻ phải
đối mặt với khuyết tật. Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên hợp
quốc, 90% trẻ khuyết tật ở các nước đang phát triển không được đến trường.
Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc thì cho biết 30% số thanh niên đường phố là trẻ
khuyết tật (TKT) [30].
Ở Việt Nam, mới chỉ có gần 269.000 em chiếm 24,22% số TKT được đi
học. Trong số TKT đã đi học, có tới 32,49% số trẻ bỏ học. Trong cả nước, có
khoảng 2,57% số trẻ chưa có cơ hội đến trường do khuyết tật (2008) [12].
Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, chỉ 66,5% TKT trong độ tuổi tiểu học

được đến trường, so với mức bình quân của trẻ em toàn quốc là 97%. Tỷ lệ
biết chữ ở TKT trong độ tuổi từ 15 đến 24 là 69,1%, thấp hơn nhiều so với tỷ
lệ biết chữ của người không bị khuyết tật (97,1%) [30].
TKT phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Các em bị kì thị, phân biệt
đối xử và thường ít có cơ hội tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản,
giáo dục và các dịch vụ công cộng khác [30].
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương với nhiệm vụ chính là tổ chức
tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng và dạy nghề cho trẻ em thuộc các đối tượng
bảo trợ xã hội gồm: Trẻ em khuyết tật, mồ côi, trẻ em nhiễm chất độc da cam,
giúp các em hòa nhập cộng đồng và có nghị lực tự lập trong cuộc sống. Trong
nhiều năm trở lại đây, mỗi năm trung tâm nuôi dạy khoảng 600 trẻ em. Năm
1


2013, trung tâm thực hiện dạy văn hóa cho 350/350 em (đạt 100% chỉ tiêu),
dạy nghề cho 354/300 em (đạt 118% kế hoạch) và tốt nghiệp 329/250 em (đạt
131,6% kế hoạch) [28].
Đất nước ngày một phát triển, kéo theo đó là nhu cầu của con người, đặc
biệt là trẻ khuyết tật cũng cần được chú trọng. Quan tâm, nuôi dưỡng, chăm
sóc trẻ, tạo mọi điều kiện để cho trẻ phát triển một cách toàn diện về cả thể
chất và tinh thần. Bên cạnh đó, phục hồi chức năng (PHCN) đang là nhu cầu
bức thiết để góp phần giải quyết những khó khăn trong cuộc sống và giúp trẻ
hòa nhập cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, xác định nhu
cầu PHCN của trẻ khuyết tật là rất quan trọng. Tại Trung tâm Bảo trợ xã hội
tỉnh Hải Dương, đã có một số nghiên cứu về trẻ khuyết tật song vấn đề thực
trạng và xác định nhu cầu cần PHCN của trẻ khuyết tật vẫn chưa được quan
tâm. Do vậy, tôi thực hiện đề tài: "Đánh giá thực trạng và nhu cầu phục
hồi chức năng của trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải
Dương quý II năm 2015''. Nhằm mục tiêu:
1. Đánh giá thực trạng trẻ khuyết tật tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh

Hải Dương quý II năm 2015.
2. Xác định nhu cầu cần phục hồi chức năng của trẻ khuyết tật tại
Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương quý II năm 2015.

2


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa người khuyết tật
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể
hoặc chức năng, biểu hiện ở những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng
lao động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn [10].
1.2. Quá trình bệnh và tàn tật
1.2.1. Quá trình bệnh
Khi có một bệnh nguyên: Vật lý, hóa học, sinh học, di truyền làm thay
đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể gọi là quá trình bệnh lý. Điều đó thường dẫn
đến bệnh. Bệnh là quá trình của bệnh nguyên, bệnh sinh tác động vào tế bào,
cơ quan bộ phận của cơ thể ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sinh lý của con
người. Sau khi bị bệnh, bị tai nạn, người bệnh có thể tự khỏi, được điều trị
khỏi, hoặc có thể để lại khiếm khuyết, giảm khả năng hoặc tàn tật được gọi là
quá trình tàn tật [11].
1.2.2. Quá trình tàn tật
Bệnh -> Khiếm khuyết -> Giảm khả năng -> Tàn tật và hậu quả của tàn tật
- Khiếm khuyết
Khiếm khuyết là sự mất mát, thiếu hụt hoặc bất bình thường về cấu
trúc, chức năng, giải phẫu, sinh lý.
Ví dụ 1: Một anh thương binh bị cụt một chân. Khiếm khuyết là do sự
mất mát thiếu hụt về giải phẫu.
Ví dụ 2: Một cháu gái 5 tuổi bị di chứng bại liệt hai chân. Khiếm
khuyết là do tổn thương thần kinh vận động của sừng trước tủy sống.

Ví dụ 3: Một người đàn ông 50 tuổi bị tai biến mạch máu não do cao
huyết áp gây liệt nửa người, thất ngôn. Khiếm khuyết do tổn thương các tế
bào thần kinh ở não, rối loạn chức năng của não [13].

3


- Giảm khả năng
Là bất kỳ sự hạn chế hay mất chức năng thực hiện một hoạt động gây
nên bởi khiếm khuyết.
Ở ví dụ 1: Giảm khả năng là anh thương binh đi lại khó khăn.
Ở ví dụ 2: Giảm khả năng là trẻ bị di chứng bại liệt không đi lại được
do mất vận động ở hai chân.
Ở ví dụ 3: Giảm khả năng là người đàn ông đó bị giảm hoặc mất vận
động nửa người, mất khả năng nói [13].
- Tàn tật
Đó là tình trạng người tàn tật do bị khiếm khuyết, giảm khả năng dẫn
đến việc họ không thực hiện được vai trò của mình trong xã hội (tùy thuộc
vào tuổi, giới và các yếu tố khác).
Ở ví dụ 1: Anh thương binh không có khả năng lao động để có thu nhập
-> tàn tật.
Ở ví dụ 2: Cháu bé không được vui chơi với bạn bè cùng lứa tuổi,
không được đi học -> tàn tật.
Ở ví dụ 3: Người đàn ông do không có khả năng giao tiếp với người
xung quanh, không có khả năng lao động sản xuất -> tàn tật [13].
1.3. Phân loại tàn tật
1.3.1. Phân loại tàn tật theo cơ quan tổn thương
- Tàn tật do rối loạn tâm thần, kể cả trẻ em chậm phát triển trí tuệ [18].
- Tàn tật thể chất [18].
+ Tàn tật do bệnh cơ quan vận động

+ Tàn tật do tổn thương cơ quan cảm giác
+ Tàn tật do tổn thương các cơ quan nội tạng
- Đa tàn tât: Người có hai tàn tật trở lên [18].

4


1.3.2. Phân loại của Tổ chức Y tế thế giới
Tàn tật được chia làm 7 nhóm như sau:
- Khó khăn về vận động
- Khó khăn về nhìn
- Khó khăn về nghe - nói
- Khó khăn về học
- Hành vi xa lạ
- Mất cảm giác (Bệnh phong)
- Động kinh [18].
1.4. Nguyên nhân gây tàn tật
1.4.1. Những nguyên nhân do môi trường sống
- Đói nghèo, bệnh tật chưa chấm dứt.
- Môi trường bị ô nhiễm.
- Sử dụng thuốc chữa bệnh bừa bãi.
- Các bệnh xã hội.
- Chấn thương do tai nạn, rủi ro...
- Chấn thương tinh thần.
- Chiến tranh, bạo loạn [33].
1.4.2. Do nguyên nhân trước, trong và sau khi sinh
- Do trong thời kì mang thai mẹ bị ốm, bị nhiễm độc, bệnh di truyền
gây dị tật bẩm sinh.
- Do mẹ đẻ khó, bị ngạt phải can thiệp dụng cụ.
- Do nuôi dưỡng chăm sóc: Suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A, loét giác

mạc, thiếu iod.
- Do tai nạn, bệnh để lại di chứng: Viêm não, sốt xuất huyết, sốt bại
liệt, lao, viêm tai chảy mủ [31].

5


1.4.3. Do chính bản thân tàn tật
1.4.4. Do thái độ của xã hội
Thái độ của xã hội đối xử thiếu công bằng gây ra tàn tật hoặc làm cho
tàn tật trầm trọng hơn. Xã hội càng ít chú ý đến nhu cầu, khả năng của người
tàn tật càng tạo ra nhiều tàn tật hơn [18].
1.4.5. Do y học
Nền y học phát triển chậm, chăm sóc sức khỏe ban đầu chưa tốt, nhiều
người bệnh mang nhiều di chứng, thương tật thứ cấp do điều trị không đầy đủ,
không kịp thời. Y học tiên tiến cũng có thể gây nên tàn tật vì nhiều bệnh nhân
nặng được cứu sống mà trước đây không làm được. Ngành PHCN phát triển
yếu kém là một nguyên nhân gây ra nhiều tàn tật [18].
1.5. Dịch tễ học
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính 10% nhân loại bị khuyết tật. Riêng khu
vực Tây Thái Bình Dương có 100 triệu người bị tàn tật, trong đó 75% chưa
được chăm sóc phục hồi. Ở Việt Nam ước tính có khoảng 7 triệu người tàn tật
ở khắp mọi miền trên đất nước, trong đó có trên 3 triệu người cần được phục
hồi chức năng [18]. Đạt tỷ lệ 50% vào năm 2006 và 70% vào năm 2010 trẻ
khuyết tật được học trong các loại hình lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc
chuyên biệt [17].
Tỷ lệ khuyết tật ở trẻ em trên phạm vi toàn cầu qua khảo sát gánh nặng
bệnh tật toàn cầu (2004) chiếm 5,1% ở nhóm 0 - 14 tuổi. Trong đó, Châu Âu
4,2%, Châu Mỹ 4,5%, Trung Đông 5,2%, Đông Nam Á 5,2%, Tây Thái Bình
Dương 5,3% và Châu Phi là 6,4% [32].

Tại Việt Nam, theo báo cáo của Tổng cục thống kê và UNICEF (19982004) ước tính cả nước có khoảng 1,2 triệu trẻ em khuyết tật (3,1%) độ tuổi
từ 0 - 17 tuổi. Trong đó, trẻ <6 tuổi có tỷ lệ khuyết tật là 1,39%. Loại khuyết
tật phổ biến ở trẻ em trong điều tra tại cộng đồng là khuyết tật về vận động
(chiếm 22,4%) và khuyết tật về nghe - nói (chiếm 21,4%) [31]. Đạt tỷ lệ 50%
6


vào năm 2006 và 70% vào năm 2010 trẻ khuyết tật được học trong các loại
hình lớp hòa nhập, bán hòa nhập hoặc chuyên biệt [17].
Tuy nhiên, tỷ lệ khuyết tật chỉ là ước tính, mô hình trẻ khuyết tật chủ
yếu dựa vào các báo cáo của chương trình phục hồi chức năng dựa vào cộng
đồng hoặc qua các cuộc điều tra dân số về một số dạng khuyết tật [31].
1.6. Hậu quả của tàn tật
Ảnh hưởng đến bản thân người tàn tật, gia đình và xã hội.
1.6.1. Hậu quả của tàn tật đối với bản thân người tàn tật
- Khoảng 90% trẻ em bị tàn tật chết dưới 20 tuổi.
- Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong ở trẻ em bị tàn tật cao hơn nhiều so với trẻ
em bình thường.
- Trẻ em tàn tật thường bị thất học.
- Người lớn bị tàn tật, thường không có công ăn việc làm, không tự nuôi
sống được bản thân nên phải sống dựa vào người khác, không có vị trí trong
xã hội, hay bị mọi người xa lánh và tách biệt [13].
1.6.2. Hậu quả của người tàn tật đối với gia đình
- Người tàn tật không được tham gia các hoạt động như mọi người khác
trong gia đình.
- Người tàn tật không tham gia lao động có thu nhập nên họ là gánh
nặng về kinh tế cho gia đình, người tàn tật thường bị coi thường [13].
1.6.3. Hậu quả của tàn tật đối với xã hội
- Người tàn tật không tham gia lao động sản xuất đóng góp cho xã hội
nên thường bị xã hội coi thường hoặc phân biệt đối xử.

- Xã hội phải chi phí một phần ngân sách để nuôi dưỡng người tàn tật.
- Người tàn tật là những người thất thế trong xã hội [13].
1.7. Nhu cầu của người tàn tật
Có 23 nhu cầu [22]:
1. Gia đình có biết cách xử lý với người tàn tật không?
7


2. Ăn uống.
3. Tắm rửa.
4. Đánh răng, rửa mặt.
5. Đi đại, tiểu tiện.
6. Mặc quần áo.
7. Hiểu những điều người khác nói.
8. Biểu hiện ý nghĩ, nhu cầu, tình cảm.
9. Mọi người hiểu tiếng nói của người tàn tật.
10. Người bị mất cảm giác xử trí vấn đề của mình.
11. Ngồi dậy.
12. Vận động 2 tay và sử dụng bàn tay.
13. Vận động 2 chân.
14. Đi lại trong nhà.
15. Đi lại quanh làng.
16. Bị đau ở các khớp không?
17. Trẻ nhỏ tàn tật bú sữa mẹ.
18. Trẻ tàn tật chơi đùa với các bạn cùng tuổi.
19. Trẻ tàn tật học hành.
20. Tham gia vào các hoạt động gia đình.
21. Tham gia vào các hoạt động xã hội.
22. Làm công tác nội trợ.
23. Tham gia lao động sản xuất làm việc.

Vì mẫu này dùng cho mọi loại tàn tật ở mọi lứa tuổi khác nhau cho nên
không phải người tàn tật nào cũng phải trả lời tất cả các câu hỏi ghi ở trong
mẫu. Cách ứng dụng cho từng người như sau:
- Câu hỏi 10 - chỉ dùng cho người bị mất cảm giác ở tay, chân.
- Câu hỏi 16 - chỉ dùng cho người có khó khăn về vận động.
- Câu hỏi 17 - chỉ dùng cho trẻ nhỏ cần phải được bú mẹ.
8


- Câu hỏi 18 - chỉ dùng cho các cháu chưa đến tuổi đi học.
- Câu hỏi 22 - chỉ dùng cho người lớn cần làm việc nội trợ.
- Câu hỏi 23 - chỉ dùng cho người lớn cần đi làm việc và kiếm tiềm.
Nếu câu hỏi nào không phù hợp với loại tàn tật, tuổi của người tàn tật
thì hãy xóa câu hỏi đó đi.
1.8. Nhu cầu chung của trẻ khuyết tật
1.8.1. Nhu cầu về thể chất
- TKT cần được chăm sóc và nuôi dưỡng đặc biệt để tồn tại và phát triển.
- Cần được an toàn về tư tưởng và thể chất.
- Cần được khám cơ bản và PHCN [31].
1.8.2. Nhu cầu về tinh thần
- Cần được yêu thương, hòa nhập cộng đồng.
- Cần được học hòa nhập, được vui chơi với trẻ cùng lứa tuổi.
- Cần được tôn trọng, đánh giá, khuyến khích và động viên.
- Cần được giúp đỡ để phát triển và hoàn thiện dần [31].
1.9. Các biện pháp phòng ngừa tàn tật
Có 3 bước phòng ngừa tàn tật.
1.9.1. Phòng ngừa bước I: Bao gồm các biện pháp để ngăn ngừa từ trạng
thái bệnh lý không chuyển thành khiếm khuyết. Đó là:
- Tiêm chủng.
- Phát hiện và điều trị sớm các bệnh.

- Dinh dưỡng bà mẹ trẻ em.
- Giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng.
- Sinh đẻ có kế hoạch.
- Cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường.
- Phát triển chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng [13].

9


1.9.2. Phòng ngừa bước II: Bao gồm các biện pháp ngăn ngừa tình trạng
khiếm khuyết không trở thành giảm khả năng. Đó là:
- Phát hiện sớm.
- Điều trị sớm, đúng.
- Kích thích sớm đối với trẻ.
- Giúp đỡ về công ăn việc làm cho người lớn.
- Học hành cho trẻ em.
- Phát triển ngành Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng [13].
1.9.3. Phòng ngừa bước III: Gồm các biện pháp ngăn ngừa giảm khả năng
không trở thành tàn tật và gây nên hậu quả của tàn tật:
- Phục hồi chức năng.
- Thể dục thể thao.
- Giáo dục hướng nghiệp.
- Giải quyết công ăn việc làm có thu nhập [13].
1.10. Phục hồi chức năng
1.10.1. Định nghĩa (WHO 1993)
Phục hồi chức năng bao gồm các biện pháp y học, kinh tế học, giáo dục
và kỹ thuật phục hồi làm giảm tác động của giảm khả năng và tàn tật, đảm
bảo cho người tàn tật hội nhập xã hội, có những cơ hội bình đẳng và tham gia
đầy đủ các hoạt động xã hội [13].
Phục hồi chức năng còn bao gồm các biện pháp luyện tập thay đổi môi

trường xã hội.
Bản thân người tàn tật, gia đình và cộng đồng phải tham gia vào việc lập
ra kế hoạch, triển khai các biện pháp phục hồi chức năng [13].
1.10.2. Mục đích của phục hồi chức năng
- Nhằm tăng cường khả năng còn lại của cá nhân để giảm hậu quả của
tàn tật.

10


- Tác động là thay đổi một cách tích cực suy nghĩ và thái độ của xã hội,
tạo nên sự chấp nhận của xã hội đối với người tàn tật như một thành viên bình
đẳng của xã hội.
- Cải thiện các điều kiện cho người tàn tật đến được các nơi công sở,
công cộng: Công ăn việc làm, học hành.
- Phải lôi kéo người tàn tật, gia đình, cộng đồng vào kế hoạch và những
công việc ứng dụng các kỹ thuật của chương trình phục hồi chức năng công
cộng [13].
1.11. Các nghiên cứu liên quan
1.11.1. Các nghiên cứu trong nước
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - UNICEF tiến hành phân tích
tình hình trẻ em khuyết tật ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, có
nhiều trẻ em khuyết tật đang sống trong điều kiện nghèo đói, có tỷ lệ biết chữ
và trình độ học vấn thấp, dạy nghề và các cơ hội việc làm rất hạn chế, hạn chế
tiếp cận với các dịch vụ y tế và PHCN, thiếu hòa nhập cộng đồng [1].
Đỗ Hạnh Nga tiến hành nghiên cứu những khó khăn của gia đình có trẻ
khuyết tật và nhu cầu của họ đối với các dịch vụ xã hội. Kết quả khảo sát cho
thấy, phụ huynh còn thiếu hiểu biết về các dấu hiệu chậm phát triển của con,
thiếu những nhân viên xã hội hỗ trợ họ trong việc phát hiện sớm, chẩn đoán,
đánh giá khuyết tật của con họ cũng như giúp phụ huynh tìm kiếm các dịch vụ

xã hội. Đề xuất xây dựng một số công việc mà nhân viên xã hội cần thực hiện
để hỗ trợ gia đình người khuyết tật [7].
Trịnh Thắng và các cộng sự tiến hành nghiên cứu định tính về trẻ khuyết
tật tại An Giang và Đồng Nai. Kết quả cho thấy, kiến thức về khái niệm, các
nguyên nhân và phân loại trẻ khuyết tật không đồng đều giữa các nhóm đối
tượng đích khác nhau. Nhìn chung các bậc phụ huynh thường chấp nhận trẻ
khuyết tật như là những thành viên gia đình bị thiệt thòi, vì thế thường có xu
hướng hỗ trợ và dành nhiều quan tâm về mặt tình cảm cho con họ. Tuy nhiên
11


vẫn tồn tại sự kỳ thị và phân biệt đối xử. Chăm sóc y tế, tiếp cận với giáo dục
thông tin, giải trí và các dịch vụ cộng đồng còn hạn chế...[16].
Phạm Đình Hùng đã nghiên cứu 115 trẻ tàn tật trong 8 xã tại huyện
Lương Sơn - Hòa Bình cho thấy: Tỷ lệ trẻ em tàn tật so với tổng dân số là
0,73%. Trong đó cao nhất ở nhóm tuổi 11-15, thấp nhất ở nhóm 0 - 5 tuổi. Trẻ
có khó khăn về vận động cao nhất 38,3%, thứ 2 là nhóm khó khăn về học
(36,5%), thấp nhất là động kinh (7%). Tỷ lệ trẻ tàn tật mù chữ là 20%. Tỷ lệ
trẻ tàn tật là con thứ 3 trở lên là 31,3%. Người nuôi trẻ tàn tật được phổ cập
giáo dục đến 95%, chủ yếu ở mức học vấn phổ thông cơ sở (57,4%) [6].
Trần Văn Chương và cộng sự điều tra 194.639 người ở quận Đống Đa Hà Nội cho thấy: Tỷ lệ tàn tật là 1,04%, tỷ lệ trẻ em tàn tật so với tổng số dân
là 0,15% [3].
Đỗ Xuân Hùng tiến hành nghiên cứu tình hình trẻ em tàn tật của huyện
miền núi vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ cho kết quả: Tỷ lệ trẻ em tàn tật
chiếm 3,15%, nhóm khó khăn về vận động 28,3%, nhóm khó khăn về học là
19,4% [5].
Trần Thị Hồng Thanh đã tiến hành nghiên cứu tỷ lệ trẻ em tàn tật và tỷ
lệ đến trường của trẻ em tàn tật tại huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình cho kết
quả: Tỷ lệ trẻ tàn tật trong huyện so với tổng số dân là 0,95%, trẻ tàn tật trong
nhóm 11-15 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 48,36% [14].

Lê Phương Linh đã tiến thành nghiên cứu mô hình tàn tật và nhu cầu
PHCN trẻ khuyết tật tại huyện Từ Liêm - Hà Nội được kết quả như sau: Tỷ lệ
trẻ tàn tật của trẻ em ở huyện Từ Liêm - Hà Nội là 2,89%. Trẻ nam tàn tật
chiếm 51,97%, nữ tàn tật là 48,03%. Nhu cầu học tập chiếm 86,29%. Nhu cầu
phục vụ bản thân chiếm 68,92% [8].
Hoàng Khánh Chi tiến hành nghiên cứu nhận thức cộng đồng về nhu
cầu khả năng và quyền của trẻ khuyết tật trong chương trình phục hồi chức
năng dựa vào cộng đồng tại huyện Yên Khánh tỉnh Ninh Bình. Cho thấy,
12


cộng đồng tại đây đã biết TKT cần được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức
năng, đảm bảo an toàn về tính mạng và tinh thần, cần học hành vui chơi.
Cộng đồng đã có niềm tin vào TKT sẽ có một tương lai tốt đẹp nếu được học
hành và phục hồi chức năng [2].
1.11.2. Các nghiên cứu nước ngoài
Hozumi Araki đã thực hiện nghiên cứu những nhu cầu của các gia
đình có trẻ khuyết tật tại các nước vùng Đông Á: Nhật Bản, Trung Quốc và
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ khuyết tật và gia đình còn gặp
nhiều khó khăn trong quá trình sống, các giải pháp hỗ trợ từ xã hội vẫn còn
hạn chế [23].
UNICEF tổ chức công bố Báo cáo tình hình trẻ em thế giới với chủ đề
''Trẻ em khuyết tật". Báo cáo kêu gọi các chính phủ phê chuẩn và thực hiện
Công ước về Quyền của Người khuyết tật và Công ước Quyền trẻ em, và có
những hỗ trợ cho các gia đình để họ có thể đáp ứng được các chi phí thường
cao hơn mức bình thường trong chăm sóc trẻ em khuyết tật. Đồng thời, báo
cáo cũng kêu gọi các biện pháp chống phân biệt đối sử trong cộng đồng,
những nhà hoạch định chính sách và những người cung cấp dịch vụ xã hội
căn bản như giáo dục và y tế [26].
Einar Helander đã nghiên cứu tỷ lệ trẻ em tàn tật theo nhóm tuổi ở

Canada (1986), Trung Quốc (1987), Anh (1985) cho kết quả như sau: Nhóm
tuổi 0 - 4: Tỷ lệ trẻ tàn tật ở Canada là 3,3%, Trung Quốc 1,5%, Anh 2,1%.
Nhóm tuổi 5 - 9: Canada là 5,7%, Trung Quốc 2,9%, Anh 3,5%. Nhóm tuổi
10 - 15: Canada 6,4%, Trung Quốc 3,5%, Anh 3,5%. Số liệu này cho thấy
rằng tỷ lệ trẻ tàn tật ở các nước trên đều tăng dần theo nhóm tuổi [22].
Walten.G.Daniel chỉ ra rằng đối với những trẻ bình thường mối quan
hệ gia đình - trường học - cộng đồng rất quan trọng, nhưng đối với trẻ tàn tật
điều này càng quan trọng hơn. Chính sự giao lưu, hội nhập với bạn bè ở

13


trường, lớp, cộng đồng sẽ giúp các em trưởng thành về mọi mặt và xóa đi mặc
cảm bệnh tật của bản thân [27].
Paul Eunson chỉ ra nguyên nhân chính của tàn tật trẻ em là bại liệt,
thiếu vitamin A, thiếu dinh dưỡng, iot, biến chứng sởi, biến chứng viêm màng
não do điều trị không kịp thời, do tai nạn trong chiến tranh, giao thông [25].
Molisa cho thấy nguyên nhân tàn tật ở trẻ em chủ yếu là bệnh nhiễm
trùng, bại liệt, dinh dưỡng kém, thiếu vitamin A gây mù lòa, thiếu iốt gây
chậm phát triển tinh thần, lạm dụng thuốc (Streptomicin) gây khó khăn về
nghe [24].

14


CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu và thời gian nghiên cứu
- Địa điểm: Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương.
- Địa chỉ: Số 93 - Đường Nguyễn Lương Bằng, thành phố Hải Dương,

tỉnh Hải Dương.
- Thời gian nghiên cứu: Quý II năm 2015
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Những trẻ khuyết tật dưới 16 tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải
Dương quý II năm 2015.
2.1.3. Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu và tiêu chuẩn loại trừ
- Tiêu chuẩn lựa chọn: Những trẻ khuyết tật dưới 16 tuổi tại Trung tâm
Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương quý II năm 2015.
- Tiêu chuẩn loại trừ: Những trẻ khuyết tật từ 16 tuổi trở lên.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu nghiên cứu
- Chọn tất cả những trẻ khuyết tật dưới 16 tuổi tại Trung tâm Bảo trợ xã
hội tỉnh Hải Dương quý II năm 2015.
- Cỡ mẫu: N=305
2.2.3. Phân loại theo mức độ
"0" khi người tàn tật cần phải thực hiện một hoạt động nào mà người đó
thực hiện được không cần một sự giúp đỡ nào cả.
"1" khi người tàn tật cần phải thực hiện một hoạt động nào đó mà người
đó phải nhờ sự giúp đỡ mới làm được.
"2" khi người tàn tật không thực hiện được hoạt động đó.
15


+ Nếu có bất kỳ một câu trả lời là "2, 1" nào, chúng ta biết người tàn tật
cần huấn luyện và có nhu cầu PHCN [22].
- Văn hóa 1: Dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ nhẹ.
- Văn hóa 2: Dành cho trẻ khuyết tật trí tuệ nặng.
- Văn hóa 3: Dành cho trẻ khó khăn về nghe, nói.

2.2.4. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập số liệu thông qua:
- Nghiên cứu hồ sơ của từng trẻ: Về tên, tuổi, địa chỉ, giới, trình độ học
vấn, nguyên nhân tàn tật.
- Đến gặp trực tiếp trẻ phỏng vấn, quan sát, đánh giá kết quả, đánh tích
vào phiếu điều tra.
- Thu thập số liệu về bốn nhu cầu PHCN của trẻ khuyết tật tại Trung
tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Hải Dương quý II năm 2015: Nhu cầu PHCN trong
sinh hoạt, trong giao tiếp, trong vận động, trong hòa nhập cộng đồng.
Nội dung nghiên cứu
Mục tiêu

Đánh giá thực
trạng trẻ
khuyết tật tại
Trung tâm
Bảo trợ xã
hội tỉnh Hải
Dương quý II
năm 2015

Phương pháp

Nội dung
(chỉ số nghiên cứu)

thu thập

Công cụ


thông tin
Nghiên cứu

1. Tuổi

hồ sơ
Nghiên cứu

2. Giới

hồ sơ

3. Trình độ học vấn
4. Nguyên nhân
5. Nhóm tàn tật

16

Nghiên cứu

Phiếu

hồ sơ

điều tra

Nghiên cứu
hồ sơ
Quan sát
Đánh giá



×