Trường THCS Lê A
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I.
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
Họ và tên: LÊ THỊ KIM NGỌC
Ngày tháng năm sinh: 10-07-1985
Nam,nữ: Nữ
Địa chỉ: Bình Lộc- Long Khánh-Đồng Nai
Điện thoại: (CQ): 0613 788295
ĐTDĐ: 0907256777
Fax:
E-mail:
Chức vụ:
Đơn vị công tác: Trường THCS Lê A
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: GDCD – Sử
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm:
- Số năm có kinh nghiệm : 09
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
+ Một số biện pháp tạo hứng thú cho học sinh tìm hiểu sử Việt Nam.
+ Tính thực tiễn trong môn giáo dục công dân.
+ Vai trò của GVCN trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh
SỬ DỤNG TÀI LIỆU LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 1
Trường THCS Lê A
VÀO DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
I.
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong bài phát biểu tại Đại hội khoa học lịch sử lần thứ hai năm 1994,
đồng chí Đỗ Mười đã chỉ rõ : “Phải coi trọng giáo dục lịch sử dân tộc, phải coi
lịch sử là tài liệu giáo khoa số một trong nhà trường, nếu không làm tốt giáo dục
lịch sử, thanh thiếu niên sẽ chạy theo đồng tiền, chạy theo lợi ích khác, có hại
cho sự nghiệp chung”.
Thật vậy, Lịch sử dân tộc ta là những trang sử hào hùng và oanh liệt của
mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, ở đó đã có biết bao thế hệ ngã xuống với
biết nhiêu máu và nước mắt để giành lấy từng tấc đất quê hương. Thế nhưng,
trong xu thế hội nhập hiện nay, sự hòa trộn giữa những nền văn hóa đã dẫn đến
một thực tế đáng buồn là một bộ phận không nhỏ giới trẻ quay lưng với quá khứ,
với lịch sử bằng lối sống hời hợt, a dua, thiếu hiểu biết về lịch sử nơi mình đã
sinh ra và lớn lên.
Trong chương trình lịch sử ở trường phổ thông, lịch sử địa phương có vị
trí quan trọng. Bởi lẽ, nó chứng minh cho sự phát triển hợp quy luật của các địa
phương trong sự phát triển chung của đất nước. Nó ghi lại những thành quả lao
động, những chiến công oanh liệt của nhân dân địa phương trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Do đó, tài liệu lịch sử địa phương cũng góp phần làm
cụ thể phong phú và sinh động hơn các sự kiện lịch sử dân tộc, giúp học sinh
nhận thức đúng về quá khứ của dân tộc. Mặt khác tư liệu lịch sử địa phương
sống động, giàu hình ảnh còn là cơ sở để giáo dục cho các em lòng yêu nước,
yêu quê hương. Từ đó, các em thêm tự hào về truyền thống và những chiến công
anh dũng nơi mảnh đất quê hương.
Vì vậy, sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc
có vai trò, ý nghĩa to lớn; có tác dụng trong việc rèn luyện các kĩ năng nhận thức,
đặc biệt là năng lực tư duy và các kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tế. Tuy
nhiên, trong nhiều năm qua tư liệu lịch sử địa phương rất hạn chế đưa vào trong
chương trình dạy học lịch sử dân tộc, đây là một trong những nguyên nhân dẫn
đến bộ môn Lịch sử không gây được hứng thú đối với học sinh, cũng như không
phát huy tác dụng trong việc giáo dục truyền thống đối với thế hệ trẻ.
Xuất phát từ những băn khoăn suy nghĩ trên, từ việc dạy và học lịch sử
hiện nay và từ thực tế hiểu biết lịch sử Việt Nam của thế hệ trẻ. Đề tài này xin
được đưa ra một số biện pháp sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học
lịch sử ở trường trung học cơ sở để đem lại một số kết quả nhất định trong quá
trình truyền tải kiến thức nhằm giúp học sinh có hứng thú hơn trong việc tìm
hiểu lịch sử nước nhà.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lý luận:
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 2
Trường THCS Lê A
a. Khái niệm “ Lịch sử địa phương”
Địa phương là những vùng đất nhất định nằm trong một quốc gia có
những sắc thái đặc thù riêng, là một bộ phận cấu thành đất nước. Khái niệm “địa
phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh cụ thể và trừu tượng. Với nghĩa thứ nhất,
có thể gọi địa phương là những đơn vị hành chính như các xã, huyện, tỉnh, thành
phố. Với nghĩa thứ hai, có thể gọi “địa phương” là những vùng đất nhất định
được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất
khác, ví dụ: miền Nam, miền Bắc, khu vực Tây Bắc, Việt Bắc...Có ý kiến quan
niệm theo cách đơn giản là: tất cả những gì không phải là của “Trung ương” hay
“Quốc gia” đều được coi là địa phương. Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiểu
được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã, huyện, tỉnh hay
khu vực, vùng, miền.
b. Mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc
Đây là mối quan hệ biện chứng không thể tách rời. Lịch sử địa phương là
bộ phận cấu thành lịch sử dân tộc, Lịch sử dân tộc được hình thành trên nền tảng
khối lượng tri thức lịch sử địa phương.
Bất cứ một sự kiện, hiện tượng lịch sử nào xảy ra đều mang tính chất địa
phương, bởi nó gắn với một vị trí không gian cụ thể hoặc một số địa phương
nhất định. Tuy nhiên, những sự kiện, hiện tượng đó có tính chất, quy mô, mức độ
ảnh hưởng khác nhau. Có những sự kiện, hiện tượng chỉ có tác dụng, ảnh hưởng
trong phạm vi hẹp của địa phương, nhưng có những sự kiện, hiện tượng xảy ra
có mức độ ảnh hưởng vượt khỏi khung giới địa phương, mang ý nghĩa rộng với
quốc gia, thậm chí đối với cả thế giới. Không chỉ riêng các nhà sử học chuyên
nghiên cứu sâu về lịch sử, mỗi con người (ở mức độ khác nhau) đều có thể tìm
hiểu về cuộc sống, những vị trí không gian khác nhau. Tri thức lịch sử sẽ làm
giàu thêm tri thức của cuộc sống con người. Bài học lịch sử luôn chỉ cho con
người biết cách hoạt động đúng đắn trong hiện tại và tương lai. Lịch sử thực sự
là “người thày của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự am tường về lịch sử dân tộc
còn bao hàm cả sự hiểu biết cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về lịch sử
của chính miền quê, xứ sở, nơi chôn nhau cắt rốn của chính mình, hiểu rõ mối
quan hệ của lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc và rộng lớn hơn là lịch sử lịch
sử thế giới.
c. Các nguồn tư liệu lịch sử địa phương
+ Tài liệu thành văn (sử liệu viết)
+ Tài liệu hiện vật (sử liệu vật chất)
+ Tài liệu truyền miệng
+ Tài liệu dân tộc học
+ Tài liệu ngôn ngữ học
2. Thực tiễn:
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 3
Trường THCS Lê A
Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc ở
các trường phổ thông hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, song vẫn còn nhiều
hạn chế: tài liệu lịch sử địa phương được sưu tầm, lưu giữ trong các trường phổ
thông còn nghèo nàn, giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công
sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng. Nếu có sử dụng cũng chỉ
dừng lại ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là
nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. Ở một số nơi, các tiết lịch sử
địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư
nên giờ học mang tính chất hình thức; có giáo viên còn sử dụng các giờ học lịch
sử địa phương để dạy bù, ôn tập. Vì vậy, chưa nâng cao được chất lượng giáo
dục của bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm
của học sinh đối với quê hương, đất nước.
Nguyên nhân của tình trạng trên có nhiều, song chủ yếu là do giáo viên
chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học lịch sử dân tộc
là cần thiết, còn lúng túng trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời
lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể.Vì vậy, khi dạy học
lịch sử dân tộc sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dang của các nguồn
tài liệu lịch sử địa phương để hiệu rõ hơn về lịch sử dân tộc. Vấn đề đặt ra là làm
thế nào để học sinh có hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về lịch sử dân tộc, lịch sử của
xóm làng, quê hương, về những con người nơi các em sinh ra và lớn lên? Làm
sao để khi tiến hành một bài giảng giáo viên có thể kết hợp một cách nhuần
nhuyễn, sáng tạo những tri thức lịch sử địa phương với lịch sử dân tộc? Đây là
một yêu cầu cần chú ý trong dạy học lịch sử dân tộc hiện nay.
Xuất phát từ những khó khăn trên. Tôi đã làm một cuộc điều tra nhỏ trước
khi thực hiện các biện pháp trong đề tài thì thu được kết quả sau:
Môn
Lớp
Sĩ số
Sử
Sử
Sử
9/4
9/5
K6
38
38
179
Trên
trung
bình
24
20
92
Tỷ lệ %
63.2
52.6
53.4
Dưới
trung
bình
14
18
87
Tỷ lệ %
36.8
47.4
46.6
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Tài liệu lịch sử địa phương được sử dụng theo nhiều phương pháp khác nhau
ở cả những bài học nội khóa và ngoại khóa. Việc sử dụng tài liệu lịch sử địa
phương phải được căn cứ vào nội dung kiến thức của bài học, căn cứ vào đặc
điểm tâm lý, sinh lý của học sinh, căn cứ vào điều kiện phương tiện dạy học của
nhà trường và gắn với mục tiêu giáo dưỡng, giáo dục của bài học với mục tiêu
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 4
Trường THCS Lê A
kinh tế, xã hội của từng địa phương...Dựa vào những tiêu chí đó người giáo viên
phải biết lựa chọn tài liệu điển hình và những phương pháp sư phạm phù hợp.
1. Giải pháp 1: Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương vào giảng dạy lịch sử
dân tộc thông qua phương pháp trực quan
Trực quan là phương pháp dạy học mà trong đó giáo viên sử dụng các
phương tiện tác động đến cơ quan cảm giác của học sinh giúp các em tiếp thu tri
thức của bài học một cách nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả.
Với phương pháp này, giáo viên sẽ đưa ra phương tiện tài liệu trực quan để
học sinh tiếp cận, khai thác thông tin từ những phương tiện trực quan đó thông
qua các câu hỏi gợi ý của giáo viên và phát biểu, trao đổi, thảo luận. Cuối cùng
giáo viên sẽ tổng hợp và đưa ra kết luận.
Ở chương trình lịch sử lớp 6, khi dạy bài “Những chuyển biến trong đời sống
kinh tế”, tôi sẽ cung cấp đến các em bức tranh về hiện vật đá văn hóa Đồng Nai
và yêu cầu các em nhận xét về trình độ sản xuất công cụ của người Đồng Nai
thời đó.
Hiện vật đá văn hóa Đồng Nai
Sau khi học sinh trình bày suy nghĩ, giáo viên sẽ kết luận lại vấn đề : Qua
hàng loạt các địa điểm di chỉ khảo cổ: Dầu Giây, An Lộc, Hàng Gòn, Cam Tiêm,
Bình Lộc, Núi Đất, Phú Quý ... trên đất Đồng Nai đã phát hiện những công cụ
lao động của người cổ thời kỳ đồ đá cũ. Các hiện vật đa dạng phong phú được
phát hiện như: cuốc đá, rìu đá, dao đá ... và cả đồ gốm cho thấy nền nông nghiệp
phát triển khá sớm của người cổ Đồng Nai. Như vậy, cùng với quy luật chung
của lịch sử, khi công cụ sản xuất được cải tiến, người nguyên thủy sống định cư
lâu dài là điều kiện cho nghề nông hình thành.
Ở bài “Thời nguyên thủy trên đất nước ta” trong chương trình Lịch sử lớp
6, sau khi cho học sinh quan sát lược đồ một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam, giáo
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 5
Trường THCS Lê A
viên sẽ cung cấp thên thông tin cho học sinh về địa điểm sinh sống của người tối
cổ ở Xuân Lộc ( Đồng Nai ).
Hình 24 – Lược đồ: Một số di chỉ khảo cổ ở Việt Nam
Từ lược đồ trên, giáo viên đi sâu hơn về địa danh Xuân Lộc: Thời đại Đá
cũ ở Đồng Nai gắn liền với địa danh Xuân Lộc. Trong các tư liệu khảo cổ học,
khái niệm “Đá cũ Xuân Lộc” ban đầu để chỉ các công cụ khám phá ở Hàng Gòn
6 và Dầu Giây 2. Đó là rìu tay và công cụ dạng rìu được nghiên cứu thừa nhận
là sản phẩm đích thực của bàn tay người vượn tối cổ tụ cư trên miền đồi gò bán
bình nguyên đất đỏ basalte thuộc Đồng Nai và miền Đông Nam Bộ, gần như
đồng thời với các nhóm người vượn Lạng Sơn với những di vật gồm 10 răng
hàm, răng nanh người cùng di cốt hóa thạch gấu tre, voi răng kiểm, đười ươi lùn,
vượn khổng lồ, hổ, báo sao, lợn rừng, khỉ, nhím. Cuộc sống của những người
vượn tối cổ nhiều chục vạn năm trong những cánh rừng già nguyên sinh và
những bậc thềm dung nham đất đỏ Đồng Nai có thể đã là cuộc sống của những
“bầy người đứng thẳng” khá phát triển. Đó là cuộc sống còn hoang sơ nguyên
thủy nhưng biết chế tạo rìu tay và công cụ hình rìu để chặt đập, nạo và công cụ
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 6
Trường THCS Lê A
mảnh tước để cắt khía, hay mũi nhọn và hòn ném sử dụng thường nhật trong săn
bắn và hái lượm. Có thể đấy cũng là một xã hội người đã biết dựng lều để náu
mình qua những cơn mưa rừng nhiệt đới, đã biết đến sáng tạo kỳ diệu của đồng
loại - lửa để nướng chín thức ăn, phát quang rừng rậm và xua đuổi thú dữ quanh
những mái lều nguyên thủy.
Khi dạy về đời sống tinh thần trong bài “Đời sống của người nguyên thủy
trên đất nước ta” trong chương trình Lịch sử 6, giáo viên sẽ cho học sinh xem
hình ảnh về mộ cổ Hàng Gòn và giới thiệu về một di tích văn hóa đã được xếp
hạng tiêu biểu cho nền văn hóa cổ đại xuất hiện cách đây khoảng hơn 2.500 năm.
Được phát hiện vào năm 1927, Mộ cổ Hàng Gòn thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh
Đồng Nai.
Mộ có kiến trúc gồm hai hàng trụ đá bao quanh hầm mộ. Có 10 trụ đá cao
từ 2,5 đến 3 m . Hầm mộ có dạng hình hộp. Nét đặc biệt của ngôi mộ cổ là được
ghép bởi những tấm đá hoa cương nặng hàng tấn, riêng nắp mộ ước tính khoảng
10 tấn. Có nhiều phiến đá bằng phẳng, xếp cân đối, tinh vi, khoa học, biểu trưng
cho nền văn minh của người xưa. Từ năm 1992, mộ cổ Hàng Gòn được trùng tu
và xây tường bảo vệ, lát gạch quanh hầm mộ để chống xói mòn và trồng nhiều
cây cảnh xung quanh. Đây là ngôi mộ cổ nhất và quy mô nhất tại Việt Nam còn
được bảo tồn đến ngày nay.
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 7
Trường THCS Lê A
Nếu trường có điều kiện tôi sẽ cho các em đến tham quan di tích, các em
sẽ được tự ghi chép lại những thông tin cho chính các em quan sát, thu thập. Từ
đó tôi giáo dục cho các em ý thức bảo tồn di sản văn hóa.
Sau khi thực hiện giải pháp này, tôi làm cuộc điều tra nhỏ và thu được kết
quả như sau:
Tích cực xây dựng bài
Đạt từ 70% đến 80 %
Chưa tích cực xây dựng bài
Chỉ còn từ 20% đến 30%
Giải pháp này giúp cho bài giảng của tôi trở nên sinh động, học sinh bắt
đầu có hứng thú với giờ học, phát huy được tính tích cực trong việc lĩnh hội tri
thức bài học. Đồng thời, giải pháp này còn giúp học sinh phát huy được năng lực
chú ý, quan sát, hình thành trí tò mò khám phá kiến thức.
2. Giải pháp 2: Sử dụng phương pháp thuyết trình để đưa sử địa phương
vào giảng dạy lịch sử dân tộc
Một dạng thuyết trình thường gặp là kể chuyện. Nghĩa là giáo viên dùng
lời nói diễn cảm kết hợp với sắc thái biểu cảm để thuật lại nội dung, qua đó tạo
hứng thú cho học sinh tiếp thu kiến thức bài học.
Với chương trình lịch sử lớp 7, khi dạy về văn hóa vùng đất Đàng trong,
Giáo viên giới thiệu cho học sinh đôi nét về Trần thượng Xuyên, người có công
trong việc khai phá vùng đất mà các em đang sống. Sử dụng phương pháp này
giáo viên sẽ kết hợp cho học sinh xem đền thờ Trần Thượng Xuyên
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 8
Trường THCS Lê A
Trần Thượng Xuyên tự Trần Thắng Tài, sinh vào năm nào không rõ và
mất khoảng năm 1720, người tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Ông nguyên là
Tổng lãnh binh ba châu Cao - Lôi - Liêm. Năm 1649, vương triều Minh ở Trung
Quốc sụp đổ. Năm 1679, sau khi phất cờ “bài Mãn phục Minh” thất bại, ông đem
hơn 3.000 quân thân tín cùng gia quyến trên 50 thuyền đến Đại Việt xin thuần
phục. Chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687) chấp thuận cho vào khai khẩn xứ
Đông Phố lúc này đang còn hoang sơ.Trần Thượng Xuyên là một trong những
người có công lớn trong việc khai phá và xây dựng vùng đất Đồng Nai - Gia
Định. Về hoạt động quân sự, Trần Thượng Xuyên là một dũng tướng thao lược
được chúa Nguyễn tin dùng. Trần Thượng Xuyên cùng các tướng nhà Nguyễn
đánh dẹp loạn Hoàng Tấn (Hoàng Tấn là phó tướng của Dương Ngạn Địch, làm
phản, giết chủ tướng và dấy binh làm loạn). Trần Thượng Xuyên đã nhiều lần chỉ
huy quân lính đánh quân Chân Lạp quấy phá, xâm nhiễu biên giới, giữ an bờ cõi,
mở rộng biên cương nước Việt. Năm 1715, Trần Thượng Xuyên lại cùng với
Nguyễn Cửu Phú đi đánh dẹp quân của Nặc Ông Thâm, hạ được thành La
Bích. .. Ông được người dân tôn kính thờ làm Thành hoàng tại đình Tân Lân.
Ghi nhớ công lao của Trần Thượng xuyên, nhà Nguyễn ban phong nhiều danh
hiệu cao quý “Trần vi tướng, đại đại công thần bất tiệt”, liệt vào bậc Thượng
Đẳng thần.
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 9
Trường THCS Lê A
Với bài “Kinh tế văn hóa thế kỷ XVI – XVIII” trong chương trình lịch sử
lớp 7, sau khi dạy đến kinh tế ở Đàng Trong với việc kinh lý phía nam đặt phủ
Gia Định của nhà Nguyễn, giáo viên sẽ kể cho học sinh nghe thêm vài chi tiết về
công lao của Nguyễn Hữu Cảnh thông qua câu chuyện: Chuyến kinh lược của
Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh năm 1698 vào đất Biên Hoà xưa:
Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh được lệnh chúa Minh Vương vào kinh lược
phía Nam. Cuộc hành quân diễn ra, vào Mùa xuân năm Mậu Dần, theo đường
biển, đạo quân của Nguyễn Hữu Cảnh đi ngược dòng Đồng Nai đến Biên Hoà,
trú đóng tại cù lao Phố, nơi đã có hải cảng sầm uất. Ông đi thanh tra vùng Sài
Gòn rồi đặt ra phủ Gia Định. Một chính sách phóng khoáng được đặt ra. Người
dân rất vui mừng vì được chủ quyền đất, được xem như người đứng đắn, không
còn mang tiếng xấu là "trốn xâu lậu thuế', rồi được cử là hương chức hội tề, là
cai tổng, có thể diện. Chúa Nguyễn thu thuế, người dân mất chút ít quyền lợi nhỏ
nhưng được quyền lợi lớn hơn: được bảo vệ khi có ngoại xâm, quân đội chúa
Nguyễn khá hùng mạnh sẽ đủ sức ổn định bờ cõi. Do đó, dân từ Quảng Bình trở
vào Bình Định phấn khởi vào Nam.
Xong công việc, Nguyễn Hữu Cảnh trở về Bình Khang (Nha Trang). Năm
sau, được tin phía biên giới sắp biến động. Lập tức, ông mở cuộc hành quân lớn
theo đường thuỷ, ngược sông Tiền (Cửu Long), lấy thêm quân ở cù lao Giêng,
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 10
Trường THCS Lê A
đến Tân Châu rồi tiến lên Nam Vang (Nông Pênh). Sử chép rõ: Nguyễn Hữu
Cảnh đứng trước mũi chiến thuyền, mặc áo giáp, tay cầm gươm, súng đại bác nổ
vang. Đối phương đầu hàng ngay, không một ai bị giết. Rồi ông kéo quân về,
đến vùng Ông Chưởng thì bệnh nặng nên dừng lại làm lễ ăn thắng trận. Bệnh
không thuyên giảm, phải về, đến Rạch Gầm (Mỹ Tho) là mất, đưa về quàn tại Cù
lao Phố, nơi quàn ấy ngày nay hãy còn ngôi mộ thờ vọng. Rồi đưa về an táng tại
Quảng Bình.
Đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh (Còn gọi là Đình Bình Kính)
thuộc địa phận xã Hiệp Hòa (Cù lao Phố).
Khi dạy bài “Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự thành lập nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa” trong chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên giành
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 11
Trường THCS Lê A
thời gian kể lại sự kiện Long Khánh trong những ngày nổi dậy giành chính
quyền cùng với Cách mạng tháng Tám năm 1945:
Ngày 25 tháng 8 năm 1945, Xứ ủy Nam bộ phát lệnh khởi nghĩa. Tại quận
Xuân Lộc, Ủy ban khởi nghĩa động viên quần chúng tự võ trang, cùng lực lượng
Thanh niên Tiền Phong, dân quân tự vệ bao vây các công sở của địch. Tối ngày
27 tháng 8 năm 1945, trong không khí sục sôi cách mạng, Ủy ban khởi nghĩa
thành lập.
Ngày 28 tháng 8 năm 1945, trời còn mờ sương, đồng chí Huỳnh Công
Tâm (Tư Ước) đã lãnh đạo lực lượng Thanh niên Tiền phong bao vây đồn bảo
an. Đây là vị trí trọng yếu của chính quyền Nhật ở Xuân Lộc. Lực lượng cách
mạng hạ đồn nhanh chóng, tịch thu 26 khẩu súng các loại, hạ cờ Tam tài, treo cờ
trắng làm hiệu để đồng chí Lê Văn Vận chỉ huy một đội dân binh tiến thẳng vào
dinh quận trưởng. Đại diện cho chính quyền Nhật đã giao nộp toàn bộ hồ sơ, ấn
mộc cho đồng chí Lê Văn Vận - đại diện chính quyền cách mạng. Chính quyền
tay sai của phát xít Nhật ở Xuân Lộc bị giải tán. Trước khí thế sục sôi, áp đảo
của lực lượng cách mạng, toàn bộ chính quyền của địch ở Xuân Lộc từ thị trấn
đến nông thôn đều lo sợ, hoang mang, tự tan rã nhanh chóng. Chỉ trong buổi
sáng ngày 28 tháng 8 năm 1945, nhân dân đã hoàn toàn làm chủ tất cả các cơ
quan, công sở ở trung tâm quận lỵ Xuân Lộc.
Được tin cuộc khởi nghĩa ở thị trấn Xuân Lộc đã hoàn toàn thắng lợi, 2
giờ chiều ngày 28 tháng 8 năm 1945, hàng ngàn người tay giương cao cờ đỏ sao
vàng, băng rôn, biểu ngữ, khẩu hiệu, vũ khí tự trang bị giáo mác, gậy gộc, tầm
vông vạt nhọn, dao cạo mủ, cuốc thuổng, cung tên, chà gạt... từ nhiều hướng rầm
rộ kéo về thị trấn Xuân Lộc mít tinh, biểu dương lực lượng. Tại lễ đài dựng ở
chợ cũ Xuân Lộc, đồng chí Nguyễn Văn Lắm (Ba Nghệ) đại diện Ủy ban khởi
nghĩa quận Xuân Lộc thông báo việc thành lập chính quyền dân chủ nhân dân và
ra mắt Uỷ ban cách mạng lâm thời quận Xuân Lộc.
Ngoài ra ở chương trình lịch sử lớp 9, tôi sẽ lồng vào đó những câu chuyện
kể về người anh hùng liệt sĩ Lê A – anh hùng được ghi tên tại nhà bia tưởng
niệm xã Bình Lộc. Và cho học sinh xem tranh về Đền thờ liệt sĩ vừa xây dựng ở
Suối Tre – Thị xã Long Khánh để giáo dục cho các em lòng tự hào về quê
hương, về nơi mình sinh sống.
Giảng giải là một dạng khác của phương pháp thuyết trình, trong đó giáo
viên dùng lời nói để truyền tải đến học sinh một kiến thức mang tính phúc tạp,
khó.
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 12
Trường THCS Lê A
Với bài “Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta” ở chương trình
lịch sử lớp 6, giáo viên sẽ giới thiệu thêm học sinh tư liệu : Những di chỉ Cái
Vạn, Bình Đa, Phước Tân, Bến Đò, Gò Mít, Đồi Xoài, Trảng Bom, Sông Tây,
Cù Lao Rừa, Núi Gốm ... qua điều tra khảo cứu, kiểm chứng chúng đã chứng
minh cách đây 3000 - 4000 năm người cổ Đồng Nai đã định hình cụm dân cư làng cư trú ven sông, ven đồi và ven biển. Xã hội được tổ chức theo bộ tộc, mỗi
bộ tộc có một tộc trưởng đứng đầu, sống theo chế độ "mẫu hệ" mà ngày nay vẫn
còn trong các sinh hoạt cúng tế.Từ đó, Giáo viên gợi mở để học sinh hiểu: Cư
dân cổ Đồng Nai cũng sống định cư lâu dài ở một số nơi và có sự hình thành
quan hệ xã hội đó là chế độ thị tộc mẫu hệ.
Khi dạy về sự ra đời của thuật luyện kim, giáo viên cho học sinh liên hệ
thực tế bằng tư liệu về thời đại kim khí ở Đồng Nai: Thời đại kim khí ở Đồng
Nai, theo phân kỳ của các nhà khảo cổ học, gồm 2 giai đoạn phát triển: Đồng
thau và Sắt sớm, trải dài từ cuối Thiên niên kỷ (TNK) III - đầu TNK II tr.CN đến
đầu CN. Một trong những thành tựu quan trọng bậc nhất của cả thời đại này là
cộng đồng cư dân tiền sử Đồng Nai đã từng bước nắm bắt và hoàn thiện tri thức
về thuật luyện kim, xây dựng nghề đúc đồng bản địa chuyên nghiệp và nhờ có
nấu chảy đồng mà họ đã “nấu chảy” được từng phần xã hội nguyên thủy dựa vào
công cụ lao động đá, không ngừng gia tăng sức sản xuất tiền sử và sức mạnh nội
lực chinh phục tự nhiên và vượt qua “ngưỡng cửa” của văn minh.
Thực hiện giải pháp này tôi nhận thấy các em bắt đầu tiếp thu nội dung tri
thức một cách có hệ thống, logic. Tỷ lệ học sinh chăm chú vào bài giảng tăng
lên, đạt từ 90% đến 95%. Chỉ còn vài em lơ là trong học tập. Và khi thực hiện
giải pháp này, tôi cũng có thể nhấn mạnh những nội dung cần thiết, không mất
quá nhiều thời gian nhưng lại tạo được sự đồng cảm giữa thầy và trò, từ đó, các
em sẽ cuốn hút hơn với những sự kiện lịch sử.
3. Giải pháp 3: Sử dụng phương pháp đặt vấn đề để đưa lịch sử địa phương
vào giảng dạy lịch sử dân tộc.
Phương pháp này được tiến hành bằng cách giáo viên sẽ nêu ra một gợi ý
để học sinh phát hiện vấn đề cần nói đến. Sau đó giáo viên cùng học sinh phân
tích các chi tiết của vấn đề rồi kết luận.
Khi dạy bài “Hoàn thành giải phóng miền nam thống nhất đất nước” trong
chương trình lịch sử lớp 9, giáo viên dùng hai bức tranh sau cho học sinh nhận
định sự kiện và hỏi: Hai bức tranh này gợi cho em nhớ về sự kiện lịch sử nào?
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 13
Trường THCS Lê A
Bộ đội ta tấn công vào Xuân Lộc 1975
Cán bộ, chiến sĩ Quân đoàn 4 phát triển tiến công chỉ huy sở Sư đoàn 18 ngụy tại
núi Thị-Xuân Lộc (tháng 4-1975).
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 14
Trường THCS Lê A
Sau khi học sinh xác định được sự kiện, giáo viên đặt câu hỏi: Tuyến phòng thủ
thép của địch ở Xuân Lộc bị đập tan như thế nào trong chiến dịch giải phóng
miền Nam?
Giáo viên dùng bản đồ để tường thuật những nét chính về trận chiến kết hợp
với lời diễn nói biểu cảm để học sinh thấy được chiến sự hào hùng đã diễn ra nơi
vùng đất các em đang sống:
Ngày 9 tháng 4, chiến dịch Xuân Lộc mở màn. Các cánh quân theo kế
hoạch tác chiến tấn công địch tại Long Khánh từ nhiều hướng. Trong một thời
gian ngắn, hàng loạt các khu vực đóng chốt, kho tàng, công sở, mục tiêu của địch
bị quân giải phóng tấn công, phá huỷ. Sau một ngày đồng loạt tiến công, quân
địch bị tổn thất nặng nề và quân giải phóng cắm cờ trên dinh tỉnh trưởng.
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 15
Trường THCS Lê A
Bộ binh và xe tăng Quân đoàn 4 tiến công địch ở thị xã Xuân Lộc (4- 1975)
Thế nhưng, trận chiến ác liệt đã xảy ra khi địch tăng cường viện binh,
đánh trả và sử dụng những vũ khí sát hại nguy hiểm. Cuộc chiến giằng co, quyết
liệt. Quân giải phóng tạm thời rút khỏi trung tâm thị xã Long Khánh, bất ngờ tấn
công tiêu diệt chiến đoàn 52 sư 18 nguỵ tại Dầu Giây; đồng thời đánh chiếm cao
điểm Núi Thị, tách Xuân Lộc khỏi sự chi viện của địch từ hướng tây. Địch tại
Xuân Lộc bị cô lập hoàn toàn.
Dồn quân tiếp viện cho Xuân Lộc, Mỹ ngụy cũng không tránh khỏi thất bại
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 16
Trường THCS Lê A
Một giờ sáng ngày 21/4/1975 quân ta mở đợt tiến công cuối cùng vào Xuân
Lộc. 8 giờ sáng ngày 21/4/1975, ngụy quân, ngụy quyền ở thị xã Long Khánh
tháo chạy và tan rã hoàn toàn. Tuyến phòng thủ cuối cùng của địch ở Xuân Lộc
bị đập tan, cửa ngõ tiến vào Sài Gòn của quân ta được mở. Thị xã Long Khánh
hoàn toàn giải phóng.
Bộ đội ta tiếp quản tiểu khu Long Khánh
Ngày hôm sau, Bộ tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh chính thức thông qua kế
hoạch tiến công giải phóng Sài Gòn - Gia Định. Bên kia bờ đại dương, Tổng
thống Mỹ Giê-rôn Pho tuyên bố, cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt đối với nước
Mỹ.
Ngoài ra, giáo viên liên hệ đến những trận đánh lớn trong cuộc kháng
chiến của nhân dân Đồng Nai như trận đánh địch trên sông Lòng Tàu năm 1966.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh về Rừng Sác rồi đặt câu hỏi về sự kiện
này. Qua đó giáo viên giáo dục lòng biết ơn với những bộ đội đặc công Rừng
Sác
Giải pháp này đã giúp học sinh nắm chắc được sự kiện lịch sử, bồi
dưỡng lòng ham học, thích tìm hiểu lịch sử dân tộc. Đồng thời, giải pháp này còn
có tác động tích cực trong việc làm cho nội dung của bài học gắn liền với thực
tiễn sinh động của cuộc sống. Số học sinh chuẩn bị bài ở nhà tăng lên, điểm trên
trung bình đạt 90 % trở lên. Chất lượng học tập nâng cao.
IV. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Trên đây là một số phương pháp giúp học sinh hứng thú hơn với việc tìm
hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam từ việc khai thác các tư liệu lịch sử địa phương.
Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy khi sử dụng nhiều phương tiện dạy học,
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 17
Trường THCS Lê A
kết hợp nhiều phương pháp tích cực thì học sinh sẽ trở nên sôi nổi hơn, hứng thú
hơn trong việc tìm tòi những kiến thức của bài học, từ đó biết thêm về những giá
trị lịch sử, giá trị văn hóa của dân tộc mình.
Kết quả cuối năm những lớp giảng dạy tôi đạt được như sau:
Môn Lớp Sĩ số
Trên
Tỷ lệ %
Dưới
Tỷ lệ %
trung
trung
bình
bình
Sử
9/4
38
37
97.4
1
2.6
Sử
9/5
38
37
97.4
1
2.6
Sử
K6
179
169
94.4
10
5.6
Qua kết quả trên, chúng ta có thể thấy kết quả thu được từ bài học lịch sử
dân tộc có sử dụng tư liệu lịch sử địa phương đã có hiệu quả hơn rất nhiều. Phần
lớn các em đã chinh phục được kiến thức, cố gắng tìm tòi, tiếp thu những trang
sử Việt, không còn thấy chán mỗi khi vào tiết học sử cũng như không còn thấy
khó khăn trong việc gần gũi ghi nhớ những sự kiện lịch sử của đất nước. Chất
lượng học tập tăng, giải quyết được tình trạng lười học bài của học sinh đối với
môn Lịch sử.
V.
ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG
Việc dạy và học lịch sử Việt Nam ở nhà trường nói riêng và cung cấp kiến
thức lịch sử dân tộc cho thế hệ trẻ của đất nước nói chung là một vấn đề vô cùng
quan trọng. Bởi, chúng ta phải hiểu lịch sử dân tộc để tự hào, để biết ơn đối với
những cống hiến của cha ông, của thế hệ đi trước; để khẳng định mình với Thế
giới; để thêm yêu non sông đất nước, quê cha đất tổ. Đó cũng là trách nhiệm của
từng bạn trẻ, của mỗi người dân con Rồng cháu Lạc. Việc sử dụng tài liệu lịch sử
địa phương trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, là một trong những giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng bộ môn, đổi mới phương pháp dạy học. Đặc
biệt, có ý nghĩa to lớn trong việc gây hứng thú của học sinh đối với bộ môn,
cũng như phát huy chức năng giáo dục đặc biệt của bộ môn Lịch sử. Mỗi giáo
viên Lịch sử cần nâng cao tinh thần tự học, tự rèn, không ngừng sáng tạo và
ngày càng nâng cao chất lượng bộ môn, đổi mới phương pháp dạy học.
Đề xuất:
Cung cấp thêm sách tham khảo để giáo viên có điều kiện nghiên
cứu và học hỏi.
Sưu tầm thêm những đoạn phim tư liệu, những tranh ảnh lịch sử,
những lời ru, tiếng hát, những bài sử ca còn đâu đó trong cuộc
sống.
Kết hợp với việc dạy học ở trường, trong những tiết lên lớp theo
quy định, cũng cần phải đưa lịch sử dân tộc đến với thế hệ ngày
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 18
Trường THCS Lê A
nay thông qua những chương trình phát sóng, những bộ phim về
lịch sử để các em tiếp thu lịch sử dân tộc dễ dàng hơn, khắc sâu
hơn.
Tạo điều kiện cho học sinh tham quan những di tích lịch sử để
các em có điều kiện tìm hiểu những dấu tích của cha ông để lại.
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Lịch sử địa phương tỉnh Đồng Nai – Phan Sỹ Anh , Dương Thị Kim
Liên – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam – Tháng 12/2011
2.
Truyện ký Trận mạc - Ban Thường vụ huyện ủy Long Khánh - Nhà
xuất bản Thanh niên Hà Nội - 1999
3.
Lịch sử và giai thoại đất Đồng Nai - />
VII. PHỤ LỤC
Bình Lộc, ngày 14 tháng 11 năm 2015
Người thực hiện
LÊ THỊ KIM NGỌC
Lê Thị Kim Ngọc
Trang 19