Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Role-play – một phương pháp dạy học thú vị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.8 KB, 2 trang )

Role-play – một phương pháp dạy học thú vị
Ứng dụng các vở kịch vào giờ học là một phương pháp khá
hiệu quả đặc biệt là đối với các lớp học tiếng Anh. Các học viên
được yêu cầu sắm những vai có thể quen hoặc không và có
quan hệ tương tác với các nhân vật khác trong một tình huống
văn hóa xã hội nào đó.
Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn quá trình từng bước một để thành công trong
phương pháp giảng dạy này.

Bước một - Tạo tình huống kịch:

Đầu tiên bạn cần chọn tình huống cho một đoạn kịch bất kỳ. Điều quan trọng là phải dựa trên nhu
cầu và sở thích của học sinh và đem lại cho học sinh cơ hội luyện tập những gì được học trên lớp.
Bên cạnh đó, vở kịch đó cũng cần hấp dẫn để thu hút các học viên. Để học viên tự lựa chọn tình
huống cho mình cũng là một cách hay. Chúng có thể tự nghĩ ra những đề tài mà chúng thấy quan
tâm hoặc được lựa chọn đề tài tương tự một loạt các tình huống cho trước. Những tình huống đó
có thể xuất phát từ những tình huống trong cuộc sống đời thường, từ nội dung một cuốn sách
hoặc một bộ phim v.v. Từ những khác biệt về văn hóa, bạn hoàn toàn có thể dựng một vở kịch
hiệu quả.

Bước 2 - Phát triển nội dung:

Trên bối cảnh của vở kịch, bạn cần phải đưa ra những ý tưởng để phát triển tình huống của câu
chuyện. Tuy nhiên lời thoại như thế nào còn tùy vào khả năng nói Tiếng Anh của sinh viên. Bạn có
thể đơn giản hóa cho phù hợp với trình độ sơ cấp hoặc cho đóng kịch về những vấn đề phức tạp
hoặc xung đột lớn hơn đối với trình độ trung cấp hoặc cao hơn. Như vậy học viên bắt buộc phải
nói. Để phát triển các mâu thuẫn và xung đột thì bạn hãy biến hóa những lời thoại trong kịch bản.
Một khi xuất hiện những tình huống gay cấn thì vở kịch trở nên thú vị hơn rất nhiều. Chẳng hạn
như tình huống đi mua hàng ở chợ. Những người tham gia có thông tin đối lập nhau. Một hoặc hai
sinh viên đóng vai người mua hàng với một danh sách hàng hóa phải mua. Trong khi đó người
bán hàng do học viên khác đóng lại không có những thứ người kia cần nhưng lại có những mặt


hàng hoàn toàn khác hoặc chỉ hơi giống với những mặt hàng kia.

Bước 3 - Chuẩn bị lời thoại:

Bạn hãy dự đoán ngôn ngữ cần thiết phải sử dụng. Ở trình độ sơ cấp, bạn hoàn toàn có thể đoán
lời thoại của học viên vì chúng rất đơn giản. Nhưng khi trình độ của sinh viên ở mức cao hơn thì
nhiều lúc chính giáo viên cũng không đoán trước được. Cách tốt nhất là bạn hãy yêu cầu học viên
giới thiệu từ mới trước mỗi lần đóng kịch.

Ở trình độ sơ cấp, bạn có thể suy luận được khả năng phát triển của tình huống và dễ dàng làm
nó phong phú hơn. Ví dụ, tình huống của vở kịch là trả lại một mảnh vải cho cửa hàng. Bạn sẽ hỏi
những câu như “Trong tình huống này bạn sẽ nói gì với người bán hàng?”, “Người bán hàng sẽ
nói gì?” và viết ra những gì học viên nói lên phía phải của bảng. Còn bên trái của bảng là những
cụm từ cần thiết mà sinh viên phải trả lời như “Liệu khách hàng có thể nói theo một cách khác
được không?”, “Ngoài ra người bán hàng có thể nói gì nữa?” Cách giới thiệu từ mới này sẽ làm
cho sinh viên tự tin hơn trong khi đóng kịch.

Bước 4 - Chuẩn bị thông tin:

Các học viên cần được cung cấp đầy đủ thông tin về vở kịch đặc biệt là những đoạn mô tả vai để
chúng có thể yên tâm đảm nhận vai của mình. Ví dụ, trong cảnh ở ga xe lửa, bạn cần phải cung
cấp thông tin có liên quan đến: thời gian và điểm đến của tàu như thế nào, giá vé ra sao. Trong
một lớp học ở trình độ cao hơn và một tình huống cũng phức tạp hơn tốt nhất là nên chuẩn bị một
tấm thẻ bao gồm tên, tuổi, tính cách, sở thích hoặc ước mơ của nhân vật trong chuyện.

Việc mô tả vai một cách kỹ càng giúp học viên phân biệt được các nhân vật. Nên dùng ngôi thứ
hai hơn là ngôi thứ ba. Nếu một vai có gặp rắc rối nào đó, bạn hãy chỉ mô tả vấn đề và để tự học
sinh tìm cách giải quyết.

Bước 5 - Phân vai:


Bạn có thể yêu cầu cả lớp xung phong đóng kịch trước lớp nhưng thông thường là nên phân vai từ
trước cho mỗi học viên. Với trình độ sơ cấp, giáo viên có thể đóng một trong các vai để làm mẫu.
Đôi khi bạn cũng có thể giao việc đóng vai như một bài tập về nhà. Chúng sẽ tìm hiểu trước các từ
và cụm từ có nghĩa, chuẩn bị lời thoại và sau đó cùng nhau diễn kịch trong giờ học tiếp theo.

Một lớp có thể được phân ra thành một hoặc một vài nhóm diễn kịch. Nếu cả lớp là một nhóm thì
cần phải giữ lại một số vai phụ mà bình thường có thể không dùng đến nếu trong lớp có ít người
hơn dự tính. Nếu trong kịch bản có quá ít vai thì có thể giao 1 vai cho 2 học viên, trong đó một
người sẽ nói những suy nghĩ bí mật cho người kia. Nếu lớp được chia thành vài nhóm diễn kịch,
thì giáo viên khi quyết định phân vai phải cân nhắc đến khả năng và tính cách của từng học viên.
Ví dụ một nhóm mà toàn học sinh nhút nhát thì hẳn sẽ không thể thành công. Tóm lại, sự tương
tác đạt hiệu quả tối ưu khi giáo viên để cho học sinh làm việc trong cùng nhóm với bạn của mình.

Dù có tham gia vào phần diễn kịch hay không, thì vai trò của người giáo viên cũng hết sức quan
trọng. Họ phải là người lắng nghe và lưu ý những lỗi mà học viên mắc phải có thể là về từ vựng
hoặc ngữ pháp. Đây sẽ tư liệu để giáo viên tham khảo và chuẩn bị những bài luyện tập lần sau.
Một điều quan trọng nữa là bạn không nên cắt ngang câu chuyện bằng việc sửa lỗi để tránh tình
trạng làm học viên mất hứng.

Bước 6 - Kết thúc:

Khi phần đóng kịch đã hoàn thành, một chút thời gian để thâu tóm lại nội dung câu chuyện cũng vô
cùng bổ ích. Điều này không có nghĩa là chỉ ra lỗi sai và sửa. Sau vở kịch, hẳn là học viên rất hài
lòng với chính bản thân chúng, chúng cảm thấy rằng vốn khả năng ngoại ngữ của mình đã được
sử dụng vào một công việc khá phức tạp và bổ ích. Cảm giác hài lòng này sẽ biến mất nếu bị giáo
viên sửa lại từng lỗi một. Học viên dễ bị kém tự tin hơn và không hào hứng đóng các vở kịch khác
nữa. Ngoài ra bạn cũng có thể hỏi ý kiến của các học viên về vở kịch và khuyến khích những ý
kiến đóng góp. Mục đích ở đây là để thảo luận những diễn biến của vở kịch và ôn lại những vấn
đề chúng đã từng học. Cùng với việc thảo luận nhóm, bạn cũng có thể phát phiếu câu hỏi để đánh

giá hiệu quả.

Tóm lại, đóng kịch là một phương pháp khá hay trong việc dạy học tiếng Anh. Vở kịch càng thú vị
càng lôi kéo được nhiều thành viên tham gia. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể xây
dựng trong chúng niềm yêu thích học tập và từ đó đạt được kết quả cao hơn.

Tố Tâm – Giảng viên Global Education
Tố Tâm

×