Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Đầu tư trực tiếp của trung quốc vào một số nước châu phi và mỹ latinh (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.81 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ HUY THƢỞNG

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO MỘT SỐ
NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH

Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số:

62.31.01.06

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


Công trình đƣợc hoàn thành tại
Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi

Phản biện 1: PGS. TS. Lê Xuân Bá
Phản biện 2: GS. TS. Đỗ Tiến Sâm
Phản biện 3: PGS. TS. Đỗ Lan Hƣơng

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học


viện họp tại Học viện khoa học xã hội.
Vào hồi……giờ……phút, ngày….. tháng……năm 2016.

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Học Viện Khoa học xã hội
- Thư viện Quốc gia


CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1. Đỗ Huy Thưởng (2012), Những yếu tố tác động đến FDI của
Trung Quốc vào Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị Thế giới, Số 5 (193); tr. 43-52.
2. Đỗ Huy Thưởng (2012), Kinh nghiệm phát triển công nghiệp
phụ trợ của một số nước châu Á: Bài học cho Việt Nam, Tạp
chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 10 (198);
tr. 24-31.
3. Đỗ Huy Thưởng (2013), Phát triển khoa học và công nghệ ở
Trung Quốc sau cải cách, mở cửa: Thực trạng và kinh nghiệm,
Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 6
(206); tr.72-80.
4. Đỗ Huy Thưởng (2014), Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào
Braxin, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số 9 (198); tr. 18-25.
5. Đỗ Huy Thưởng (2015), Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào
Nam Phi, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 5
(117); tr.35-41.
6. Đỗ Huy Thưởng (2015), Chính sách đầu tư ra nước ngoài của
Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí
Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và kinh doanh, Tập 31, Số 4; tr.
30-38.

7. Đỗ Huy Thưởng (2016), FDI của Trung Quốc vào một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh, Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông, Số 1 (125); tr.29-39.
8. Đỗ Huy Thưởng (2016), Phản ứng của một số nước châu Phi
và Mỹ Latinh đối với tác động tiêu cực từ FDI của Trung
Quốc: Hàm ý cho Việt Nam, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, Số 5
(218); tr. 20-28. `


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh đã tăng
mạnh trong thời gian gần đây. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc,
dòng vốn FDI của Trung Quốc vào châu Phi đã tăng hơn 86 lần từ 39
triệu USD năm 2005 lên đến 3,37 tỷ USD năm 2013 và giảm nhẹ
xuống còn 3,2 tỷ USD năm 2014. Trong khi đó, con số này của
Trung Quốc vào Mỹ Latinh tăng hơn 2 lần từ 6,46 tỷ USD năm 2005
lên 14,36 tỷ USD năm 2013 và giảm xuống còn 10,5 tỷ USD năm
2014. Theo con số cộng dồn, FDI của Trung Quốc vào châu Phi đã
tăng hơn 20 lần từ 1,6 tỷ USD năm 2005 lên 32,35 tỷ USD năm
2014. Trong khi đó, vốn FDI cộng dồn của Trung Quốc vào Mỹ
Latinh đã tăng hơn 9 lần từ 11,46 tỷ USD lên 106,1 tỷ USD tính đến
cuối năm 2014. Bên cạnh những thành tựu như bổ sung nguồn vốn
cho phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động, vv., dòng
vốn FDI của Trung Quốc vào các nước châu Phi và Mỹ Latinh còn có
những hạn chế như: chủ yếu vẫn nhằm khai thác tài nguyên, gây nên
sự cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp của nước chủ nhà, gây ra
các vấn đề môi trường, công nghệ lạc hậu và lao động Trung Quốc
trong các dự án đầu tư. Do đó, một số nước châu Phi và Mỹ Latinh

đã có những phản ứng khác nhau đối với tác động tiêu cực từ dòng
vốn FDI của Trung Quốc vào những quốc gia này.
Tại Việt Nam, vốn FDI của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong
thời gian qua. Tính đến tháng 3/2016, Trung Quốc có 1.346 dự án
còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD, chiếm
khoảng 6,5% tổng số dự án và 2,6% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam.
Trung Quốc hiện đứng thứ 9 trong số 112 quốc gia và vùng lãnh thổ
có đầu tư tại Việt Nam. Bên cạnh những đóng góp như: bổ sung
nguồn vốn cho Việt Nam, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt
Nam theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giúp nền kinh tế
Việt Nam hội nhập sâu với kinh tế thế giới, thì dòng vốn FDI của
Trung Quốc vào Việt Nam cũng còn những hạn chế như: quy mô


2
nhỏ, hạn chế chuyển giao công nghệ, chủ yếu khai thác tài nguyên,
vấn đề lao động trong các dự án FDI của Trung Quốc, vv.
Thực tế cho thấy, dòng vốn FDI của Trung Quốc vào một số
nước châu Phi và Mỹ Latinh có những đặc điểm nhất định như ở Việt
Nam. Do đó, việc nghiên cứu phản ứng của một số nước châu Phi và
Mỹ Latinh đối với tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI của Trung
Quốc vào những nước này để giúp Việt Nam có cách ứng phó phù
hợp đối với dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay là
hết sức cần thiết.
Với lý do nêu trên, tác giả chọn chủ đề “Đầu tƣ trực tiếp của
Trung Quốc vào một số nƣớc châu Phi và Mỹ Latinh” làm luận án
tiến sĩ kinh tế, chuyên ngành Kinh tế Quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng FDI của Trung Quốc vào một số nước

châu Phi và Mỹ Latinh và phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh đối với tác động tiêu cực từ FDI của Trung Quốc vào những
nước này để nêu lên một số gợi ý cho Việt Nam trong việc ứng phó
với dòng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Phân tích yếu tố đẩy và yếu tố kéo FDI của Trung Quốc vào
một số nước châu Phi và Mỹ Latinh.
2) Phân tích và đánh giá thực trạng FDI của Trung Quốc vào
một số nước châu Phi và Mỹ Latinh.
3) So sánh FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và
Mỹ Latinh để làm rõ những điểm tương đồng và những điểm khác
biệt trong dòng vốn FDI của Trung Quốc ở hai khu vực đó.
4) Phân tích tác động từ FDI của Trung Quốc vào một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh.
5) Từ việc phân tích phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh, có thể nêu lên một số gợi ý cho Việt Nam để có cách ứng phó


3
phù hợp đối với dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện
nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung vào nghiên cứu FDI của Trung Quốc (không
bao gồm Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) vào một số nước châu
Phi và Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian
Định hướng lựa chọn các quốc gia nghiên cứu cần thỏa mãn
hai tiêu chí sau đây:

(i) Đó là những quốc gia thu hút lượng vốn FDI của Trung
Quốc nhiều hơn so với các quốc gia còn lại trong khu vực châu Phi
và Mỹ Latinh.
(ii) Những quốc gia đó có những phản ứng khác nhau đối với
tác động tiêu cực từ FDI của Trung Quốc.
Theo định hướng đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 5 quốc gia
châu Phi, (Angola, CHDC Congo, Nigeria, Nam Phi và Zambia) và 4
quốc gia Mỹ Latinh (Argentina, Braxin, Ecuador và Peru).
Trên thực tế, các quốc gia nêu trên đều thỏa mãn hai điều kiện
nêu trên. Thứ nhất, các quốc gia này đều là những nước thu hút được
lượng vốn FDI lớn từ Trung Quốc. Cụ thể, ở khu vực Mỹ Latinh,
Argentina, Braxin, Ecuador và Peru là những quốc gia tiếp nhận
56,8% (tương ứng 50,3 tỷ USD) vốn FDI cộng dồn của Trung Quốc
vào khu vực này (86 tỷ USD) tính đến cuối năm 2013. Trong khi đó,
các quốc gia Angola, CHDC Congo, Nigeria, Nam Phi và Zambia ở
châu Phi nhận được 50,3% (13,7 tỷ USD) vốn FDI cộng dồn của
Trung Quốc vào châu Phi (26,19 tỷ USD) tính đến cuối năm 2013.
Thứ hai, những nước này có những phản ứng khác nhau đối với tác
động tiêu cực từ FDI của Trung Quốc. Đối với khu vực Mỹ Latinh,
Argentina và Braxin hạn chế việc mua lại và cho thuê đất đai đối với
người nước ngoài nhằm vào doanh nghiệp Trung Quốc; Braxin ban


4
hành những quy định kịp thời và thực thi nghiêm túc để hạn chế các
dự án của Trung Quốc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tranh
chấp lao động cũng như bảo vệ sản xuất nội địa; Peru thực hiện sáng
kiến minh bạch trong ngành khai thác; Ecuador hạn chế sử dụng lao
động nước ngoài trong các hợp đồng phụ. Đối với châu Phi, Angola
hạn chế thâu tóm nguồn nguyên liệu và năng lượng của các doanh

nghiệp Trung Quốc; CHDC Congo và Zambia kiểm tra, giám sát các
dự án của thường xuyên để đưa ra các biện pháp xử lý tùy thuộc mức
độ vi phạm; Zambia đưa ra quy định không cho người nước ngoài
tham gia vào các ngành kinh doanh nhỏ lẻ; Nam Phi và Nigeria sử
dụng liên đoàn lao động và các cộng đồng người bản địa để bảo vệ
quyền lợi người lao động trong các dự án của Trung Quốc.
 Về mặt thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số
nước châu Phi và Mỹ Latinh từ 2003 đến nay vì năm 2003 là thời
điểm Trung Quốc coi “đi ra ngoài” là một trong bốn chiến lược lớn
phát triển đất nước trong thế kỷ XXI (ba chiến lược còn lại là thông
tin hóa, đại khai phá miền Tây và đô thị hóa).
 Về mặt nội dung
Luận án tập trung nghiên cứu phản ứng của một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh đối với tác động tiêu cực của dòng vốn FDI từ
Trung Quốc (không nghiên cứu các biện pháp phát huy tác động tích
cực hay kinh nghiệm thu hút FDI từ Trung Quốc)
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học cơ bản sau:
Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ
các nghiên cứu trước và kế thừa những tài liệu này có chọn lọc. Cụ
thể, luận án sẽ kế thừa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học đi trước về FDI ra nước ngoài của Trung Quốc, tìm hiểu cơ sở lý
luận và thực tiễn về FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh,


5
những tác động của dòng vốn này đối với các nước châu Phi và Mỹ

Latinh trong thời gian qua. Từ đó, kế thừa tính sáng tạo và bổ sung
tính mới đề hoàn thiện kết quả nghiên cứu trong luận án.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và so sánh đối chiếu:
Phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh đối chiếu được sử dụng
để phân tích cơ sở thực tiễn về FDI của Trung Quốc vào một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh. Ngoài ra, những phương pháp này còn được
sử dụng để nghiên cứu thực trạng FDI của Trung Quốc vào một số
nước châu Phi và Mỹ Latinh để làm rõ những điểm tương đồng cũng
như những nét riêng của dòng vốn này ở châu Phi và Mỹ Latinh,
đánh giá FDI của Trung Quốc vào một số nước ở hai khu vực này và
phân tích phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đối với
tác động tiêu cực từ FDI của Trung Quốc để rút ra hàm ý cho Việt
Nam trong việc ứng phó với dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam hiện nay.
Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình: Hoạt động
FDI của Trung Quốc vào hầu hết các nước châu Phi và Mỹ Latinh.
Do đó, để đảm bảo đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả
chọn nghiên cứu một số trường hợp điển hình. Đó là một số nước ở
châu Phi và Mỹ Latinh tiếp nhận chủ yếu dòng vốn FDI của Trung
Quốc và những nước điển hình có phản ứng đối với tác động tiêu cực
của dòng vốn này.
5. Những đóng góp mới của luận án
1) Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về FDI và
phân tích thực tiễn FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi
và Mỹ Latinh, Luận án chỉ rõ những yếu tố (đẩy và kéo) tác động
đến FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh.
2) Từ việc phân tích có hệ thống FDI của Trung Quốc vào
một số nước châu Phi và Mỹ Latinh, Luận án chỉ ra những điểm
tương đồng cũng như những nét khác biệt trong dòng vốn FDI của
Trung Quốc vào hai khu vực này.



6
3) Luận án chỉ rõ thành công cũng như hạn chế đối với FDI
của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ Latinh.
4) Qua việc phân tích phản ứng của một số nước châu Phi và
Mỹ Latinh, Luận án rút ra một số hàm ý đối với Việt Nam để có
cách ứng phó phù hợp với dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Việc nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi
và Mỹ Latinh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số
nước châu Phi và Mỹ Latinh sẽ góp phần bổ sung cho hệ thống lý
luận về FDI của Trung Quốc vào các nước đang phát triển khác.
Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số
nước châu Phi và Mỹ Latinh giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn những
đặc điểm của dòng vốn này đối với các nước đang phát triển ở châu
Phi và Mỹ Latinh cũng như ở Việt Nam. Qua việc phân tích, đánh giá
thực trạng FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh và đặc biệt là phản ứng của một số nước ở hai khu vực này đối
với tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI của Trung Quốc, có thể nêu
lên một số gợi ý cho Việt Nam để có cách ứng phó phù hợp với dòng
vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục
các chữ viết tắt, Danh mục các bảng, Luận án kết cấu chi tiết 4
chương như sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI của Trung Quốc vào

một số nước châu Phi và Mỹ Latinh
Chương 3. Thực trạng FDI của Trung Quốc vào một số nước châu
Phi và Mỹ Latinh


7
Chương 4. Một số gợi ý cho Việt Nam qua nghiên cứu phản ứng của
một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đối với tác động tiêu
cực từ FDI của Trung Quốc
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
Trong chương này, Luận án điểm lại các công trình nghiên cứu
của các tác giả ở nước ngoài và ở Việt Nam đã nghiên cứu theo các
chủ để như sau:
1. FDI ra nước ngoài của Trung Quốc
2. FDI của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ Latinh
3. Yếu tố tác động đến FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ
Latinh
4. Tác động từ FDI của Trung Quốc đối với các nước châu Phi và
Mỹ Latinh.
5. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
Qua phần tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài
nêu trên cho thấy những nghiên cứu về FDI của Trung Quốc vào
châu Phi và Mỹ Latinh thường tập trung vào việc mô tả thực trạng
FDI của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ Latinh hoặc chỉ ra mục đích
phía sau hoạt động FDI của Trung Quốc và những tác động của dòng
vốn này đối với nước nhận đầu tư ở từng quốc gia hoặc khu vực riêng
biệt với các phương pháp nghiên cứu đa dạng. Ngoài ra, những
nghiên cứu này cung cấp cho người đọc nắm được tình hình FDI của

Trung Quốc ở các nước châu Phi và Mỹ Latinh tương đối đầy đủ.
Tuy nhiên, dòng vốn FDI của Trung Quốc vào các khu vực
khác nhau trên thế giới có những nét riêng. Thực tế cho thấy vốn FDI
của Trung Quốc vào các khu vực không chỉ bị chi phối bởi động cơ
tìm kiếm tài nguyên - năng lượng, tìm kiếm thị trường cho việc xuất
khẩu hàng hóa của Trung Quốc và tìm kiếm hiệu quả mà nó còn được
thúc đẩy bởi yếu tố chính trị như việc gia tăng ảnh hưởng của Trung


8
Quốc đối với các khu vực khác nhau trên thế giới và các yếu tố kéo
khác nhau ở các khu vực đối với dòng vốn FDI của Trung Quốc.
Những yếu tố đẩy, yếu tố kéo và đặc điểm về FDI của Trung Quốc ở
các khu vực trên thế giới có những điểm giống và khác nhau. Do đó,
việc nghiên cứu so sánh FDI của Trung Quốc vào một số nước châu
Phi và Mỹ Latinh để là sáng tỏ các điểm chung cũng như những nét
riêng của dòng vốn này vào các nước châu Phi và Mỹ Latinh còn hết
sức mờ nhạt, hầu như chưa có lại là hết sức cần thiết. Ngoài ra, mặc
dù nghiên cứu về phản ứng của các nước châu Phi và Mỹ Latinh đối
với tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI của Trung Quốc, kinh nghiệm
thu hút FDI từ Trung Quốc hoặc phát huy mặt tích cực đối với FDI từ
Trung Quốc có ý nghĩa thiết thực đối với các nước nhận đầu tư,
nhưng lại ít được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu nêu
trên. Trong số những khoảng trống nghiên cứu này, luận án tập trung
nghiên cứu phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đối với
tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI của Trung Quốc để từ đó đưa ra
một số gợi ý đối với Việt Nam trong việc ứng phó đối với dòng vốn
FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay.
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FDI CỦA TRUNG

QUỐC VÀO MỘT SỐ NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH
2.1. Cơ sở lý luận về FDI ra nƣớc ngoài của Trung Quốc
2.1.1. Khái niệm FDI
Qua các khái niệm về FDI, tác giả rút ra một khái niệm như
sau: FDI được hiểu như là một hoạt động kinh doanh quốc tế được
đặc trưng bởi quá trình di chuyển vốn tư bản, tài sản, công nghệ hoặc
bất kỳ tài sản nào khác từ nước đi đầu tư sang nước nhận đầu tư để
thành lập hoặc kiểm soát doanh nghiệp nhằm mục đích kinh doanh
thu lợi nhuận.


9
2.1.2. Đặc điểm của FDI ra nƣớc ngoài
- FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu
vốn đầu tư là người nước ngoài, tiến hành hoạt động đầu tư ở một
nước khác.
- FDI gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra khỏi biên
giới quốc gia.
- FDI được thực hiện thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh
nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại một phần hoặc mua lại toàn bộ
doanh nghiệp đang hoạt động hoặc tiến hành hoạt động hợp nhất
hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp.
- Quyền quản lý doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào mức độ góp
vốn của chủ đầu tư vào vốn pháp định.
- Đối với các nước phát triển, FDI ra nước ngoài chủ yếu là đầu
tư của tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận.
- FDI gắn liền với hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên
quốc gia.
FDI là loại hình đầu tư trực tiếp và dài hạn.
2.1.3. Các hình thức FDI

Các hình thức FDI có thể phân chia theo các tiêu chí khác nhau:
- Theo chiến lược đầu tư, FDI được chia thành đầu tư mới và mua lại
& sát nhập.
- Theo mục đích đầu tư, FDI có thể chia thành đầu tư theo chiều
ngang và đầu tư theo chiều dọc.
- Theo tính chất sở hữu, FDI có thể được chia theo liên doanh, hợp
tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng, 100% vốn nước ngoài. Gần
đây còn có các hình thức BOT, BTO, BT và hình thức hợp tác phát
triển.
2.1.4. Tác động của FDI
FDI có tác động đối với nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư.
Đối với nước đi đầu tư, đầu tư ra nước ngoài giúp doanh nghiệp của
các nước đang phát triển làm quen và thích nghi với thị trường thế
giới, tiếp cận với những tiến bộ khoa học – công nghệ, đổi mới cơ


10
cấu sản xuất, tăng cường năng lực cạnh tranh và tìm kiếm được
nguồn nguyên, nhiên liệu thiếu hụt trong nước. Đối với nước nhận
đầu tư, FDI góp phần bổ sung nguồn vốn cho các nước đang phát
triển thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển
nguồn nhân lực và tác động đối với xuất nhập khẩu của nước chủ
nhà.
2.1.5. Lý thuyết giải thích FDI ra nƣớc ngoài
Hiện nay có nhiều lý thuyết khác nhau giải thích về nguồn gốc
hình thành FDI như các lý thuyết kinh tế vĩ mô và các lý thuyết kinh
tế vi mô.
Các lý thuyết kinh tế vĩ mô về đầu tư quốc tế cho rằng “Nguyên
nhân xuất hiện FDI là do có sự chênh lệch về hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư giữa các nước”. Các lý thuyết này giải thích hiện tượng FDI

dựa trên mô hình cổ điển 2 x 2 (hai quốc gia, hai hàng hóa, hai yếu tố
sản xuất) để so sánh hiệu quả của vốn đầu tư hoặc tỷ suất lợi nhuận.
Từ đó giải thích và dự đoán hiện tượng đầu tư nước ngoài dựa trên
nguyên tắc lợi thế so sánh của các yếu tố (vốn, lao động, công nghệ)
giữa nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư, đặc biệt là giữa các nước
phát triển và đang phát triển.
Trong khi đó, các lý thuyết vi mô đã giải thích nguyên nhân
hình thành FDI từ các yếu tố thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của các
TNC, đặc biệt là lợi thế độc quyền, hiệu quả kinh tế theo quy mô, rào
cản nhập khẩu và các yếu tố đầu vào rẻ hơn ở nước ngoài.
Các quan điểm về FDI có những hạn chế nhất định. Trong khi
các lý thuyết vĩ mô hạn chế bởi các giả định thường được phân tích ở
trạng thái tĩnh, để so sánh hiệu quả sản xuất của một hoặc hai yếu tố
sản xuất giữa các nước. Trong khi đó, dòng vốn lưu chuyển còn phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác của môi trường đầu tư. Vì thế, các lý
thuyết vĩ mô mới chỉ giải thích được những điều kiện cần để hình
thành FDI. Còn các lý thuyết kinh tế vi mô lại dựa vào các yếu tố
thúc đẩy TNCs (các tập đoàn kinh tế tư nhân) đầu tư ra nước ngoài để
giải thích sự hình thành FDI. Tuy nhiên, những lý thuyết này chưa


11
tính đến một số nguyên nhân quan trọng khác như những thay đổi
trong chính sách của nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư, vai trò của
chính phủ nước đi đầu tư, sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - công
nghệ, thương mại, dịch vụ toàn cầu và quan trọng hơn là môi trường
đầu tư của nước chủ nhà.
Do tính đặc thù là đầu tư ra nước ngoài chủ yếu do doanh
nghiệp nhà nước thực hiện và vai trò của nhà nước Trung Quốc trong
việc thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài, Luận án kế thừa các lý

thuyết vĩ mô và vi mô sử dụng khung phân tích những yếu tố đẩy và
yếu tố kéo để lý giải FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi
và Mỹ Latinh.
- Các yếu tố đẩy bao gồm: Tiềm lực kinh tế, khoa học – công nghệ,
mục tiêu của nước đi đầu tư, những thay đổi trong chính sách vĩ mô,
sự hỗ trợ của nước đi đầu tư.
- Các yếu tố kéo bao gồm: Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, môi
trường đầu tư của nước chủ nhà.
2.2. Cơ sở thực tiễn về FDI của Trung Quốc vào một số nƣớc
châu Phi và Mỹ Latinh
2.2.1. Các yếu tố đẩy bao gồm: Tiềm lực kinh tế của Trung Quốc,
mục tiêu của Trung Quốc (chuyển đổi mô hình phát triển, khai thác
tài nguyên, tìm kiếm thị trường,quốc tế hóa đồng NDT, chi phối, gây
ảnh hưởng đối với các nước châu Phi và Mỹ Latinh), sự hỗ trợ của
Trung Quốc thông qua chính sách tài chính, tài khóa, đơn giản hóa
thủ tục hành chính, nới lỏng kiểm soát ngoại hối và các hỗ trợ khác
(ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần và hiệp định đầu tư song
phương, các hoạt động ngoại giao kinh tế).
2.2.2. Các yếu tố kéo bao gồm: nguồn tài nguyên, khoáng sản phong
phú ở các nước châu Phi và Mỹ Latinh, thị trường tiềm năng đối với
hàng hóa của Trung Quốc, môi trường chính trị - ngoại giao ở các
nước châu Phi và Mỹ Latinh, môi trường đầu tư ở các nước châu Phi
và Mỹ Latinh. Bên cạnh đó, còn có những yếu tố khác tác động đến
dòng vốn FDI của Trung Quốc vào các nước châu Phi và Mỹ Latinh


12
như: bối cảnh chính trị trên thế giới, sự tăng cường hợp tác giữa
Trung Quốc với các nước đang phát triển và mới nổi, sự phát triển
thương mại giữa Trung Quốc với các nước châu Phi và Mỹ Latinh.

Chƣơng 3
THỰC TRẠNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO MỘT SỐ
NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH
3.1. FDI ra nƣớc ngoài của Trung Quốc trong thời gian qua
3.1.1. Các giai đoạn phát triển FDI ra nước ngoài của Trung Quốc
Từ năm 1978 đến nay, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc có
thể được chia thành 5 giai đoạn: Kiểm soát chặt chẽ (1979 – 1985),
Khuyến khích thận trọng (1986 – 1991), Khuyến khích tích cực
(1992 – 1998), Hình thành và thực hiện chiến lược “đi ra ngoài”
(1999 – 2009), và Đẩy mạnh chiến lược “đi ra ngoài” (2010 – nay)
3.1.2. Thực trạng FDI ra nước ngoài của Trung Quốc từ 2002 đến
nay
Dòng vốn FDI ra nước ngoài của Trung Quốc từ mức gần 100
triệu USD năm 1980 đã tăng lên đến 2,7 tỷ USD năm 2002. Con số
này tiếp tục tăng lên 116 tỷ USD năm 2014 và 118 tỷ năm 2015.
Theo số cộng dồn, FDI ra nước ngoài của Trung Quốc từ mức gần 30
tỷ USD năm 2002 tăng lên 660,48 tỷ USD năm 2013, đạt 729,58 tỷ
USD năm 2014 và hơn 1 ngàn tỷ vào cuối năm 2015.
3.1. Khái quát FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh
3.1.1. Tình hình chung
Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, trong giai đoạn 2005 –
2014 luồng vốn FDI của Trung Quốc vào các nước châu Phi đã tăng
hơn 8 lần từ 0,39 tỷ USD năm 2005 lên 3,32 tỷ USD năm 2014 và
vốn cộng dồn tăng hơn 20 lần từ 1,6 tỷ USD năm 2005 lên 32,35 tỷ
năm 2014. Tính đến cuối năm 2014, Trung Quốc có 2.372 doanh
nghiệp đầu tư vào châu Phi. Quy mô trung bình của các dự án FDI
của Trung Quốc vào các nước châu Phi khá nhỏ, chỉ khoảng 4 triệu
USD/dự án. Tuy nhiên, FDI của Trung Quốc vào châu Phi mới chỉ
chiếm 3,27% tổng vốn FDI ra nước ngoài của Trung Quốc năm 2014.



13
Trong khi đó, vốn FDI của Trung Quốc vào Mỹ Latinh tăng từ
6,46 tỷ năm 2005 lên 14,36 tỷ USD năm 2013 và giảm xuống còn
10,5 tỷ USD năm 2014. Vốn FDI cộng dồn của Trung Quốc vào Mỹ
Latinh đã tăng từ 11,46 tỷ USD năm 2005 lên 106,1 tỷ USD tính đến
cuối năm 2014. Qua đó, chúng ta có thể thấy dòng vốn FDI của
Trung Quốc vào Mỹ Latinh đã tăng hơn 2 lần trong giai đoạn 2005 –
2014 và vốn cộng dồn tăng hơn 9 lần trong cùng thời gian.
3.1.2. Vị thế FDI của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ Latinh
Năm 2014, Trung Quốc là nhà đầu tư đứng thứ 7 ở châu Phi
với 28 dự án. Trong khi đó, Mỹ là nhà đầu tư lớn nhất ở châu Phi với
97 dự án. Tiếp đến là Anh, Pháp, Nam Phi, Đức, Các tiểu vương
quốc Ả rập Thống nhất. Tuy nhiên, theo số vốn thì Trung Quốc là
nhà đầu tư lớn thứ 4 của châu Phi năm 2014 với số vốn là 6,1 tỷ USD
sau Pháp (18,3 tỷ USD), Hy Lạp (10 tỷ USD) và Mỹ (7,9 tỷ USD).
Đối với khu vực Mỹ Latinh, FDI của Trung Quốc vào khu vực
này năm 2014 rất nhỏ, chỉ chiếm khoảng 6,6% tổng vốn FDI vào khu
vực này (158,8 tỷ USD). Trong giai đoạn 2010 – 2014, FDI của
Trung Quốc vào Mỹ Latinh khoảng 10 tỷ USD/năm. Trong khi đó,
nước đầu tư lớn nhất vào Mỹ Latinh là Hà Lan (chiếm 20% vốn FDI
vào khu vực này năm 2014, tăng lên từ mức 17% năm 2013). Tiếp
đến là Mỹ (giảm xuống từ mức 20% năm 2014 và 25% năm 2013) và
Tây Ba Nha (10% năm 2014).
3.3. FDI của Trung Quốc vào một số nƣớc châu Phi
3.3.1. Về địa bàn đầu tư
Theo số liệu của Bộ Thương mại Trung Quốc, đến cuối năm 2013,
các nước đã chọn chiếm đến 50,3% (13,7 tỷ USD) vốn FDI cộng dồn
của Trung Quốc vào châu Phi. Trong số đó, Nam Phi chiếm 15,5%
tổng vốn FDI của Trung Quốc vào châu Phi. Negeria chiếm 11,2% và

Angola chiếm 9,5% và Zambia chiếm 8,3%. Tiếp đến là CHDC
Congo (5,8%). Trong số các quốc gia châu Phi trên, FDI của Trung
Quốc chủ yếu tập Trung vào Nam Phi.


14
3.3.2. Về lĩnh vực đầu tư
Tại các nước đã chọn ở châu Phi, FDI của Trung Quốc lại phân
bổ vào các lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, nông nghiệp, chế tạo,
tài chính và các lĩnh vực khác.
- Hoạt động khai thác khoáng sản của các công ty Trung Quốc
tập trung chủ yếu CHDC Congo.
- Hoạt động khai thác dầu khí của các doanh nghiệp Trung Quốc
chủ yếu tập trung vào Nigeria và Angola.
- FDI của Trung Quốc tập trung vào chế tạo ở Nigeria và Nam
Phi.
- FDI của Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực tài chính – ngân
hàng ở Nam Phi.
- FDI của Trung Quốc tập trung vào lĩnh vực xây dựng và bất
động sản chủ yếu ở Angola.
3.3.3. Về hình thức sở hữu
Trước năm 2000, đầu tư của Trung Quốc vào các nước châu
Phi chủ yếu do doanh nghiệp nhà nước thực hiện. Tuy nhiên, từ năm
2000 trở đi cả doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân
Trung Quốc đầu tư vào châu Phi, nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn
giữ vai trò chủ đạo.
3.3.4. Về hình thức đầu tƣ
Hầu hết các dự án đầu tư của Trung vào các nước châu Phi
trước năm 2000 là theo hình thức liên doanh do các doanh nghiệp
vừa và nhỏ của Trung Quốc thực hiện. Tuy nhiên, từ sau năm 2000

các dự án đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi mở rộng sang hình
thức đầu tư mới, mua lại một phần và mua lại toàn bộ.
3.4. FDI của Trung Quốc vào một số nƣớc Mỹ Latinh
3.4.1. Về địa bàn đầu tƣ
Trong giai đoạn 1990 – 2009, vốn FDI của Trung Quốc vào
Mỹ Latinh tập trung chủ yếu ở Peru (2,262 tỷ USD) và Ecuador
(1,619 tỷ USD). Trong khi đó, con số này ở Braxin chỉ khoảng 255
triệu USD và Argentina là 143 triệu USD. Tuy nhiên, từ năm 2010


15
trở đi Braxin nhận được nhiều vốn FDI từ Trung Quốc nhất ở khu
vực Mỹ Latinh. Năm 2010, FDI của Trung Quốc vào Braxin lên đến
đỉnh điểm (9,563 tỷ USD). Năm 2011, con số đó giảm xuống còn
5,676 tỷ USD và năm 2012 là 6,067 tỷ USD.
3.4.2. Về lĩnh vực đầu tƣ
Dựa vào dự án trên 100 triệu USD, FDI của Trung Quốc vào
các nước Mỹ Latinh đã chọn lại tập trung chủ yếu vào lĩnh vực năng
lượng (35,85 tỷ USD) và lĩnh vực khai khoáng (19,52 tỷ USD). Tuy
nhiên, FDI của Trung Quốc lại tập trung vào các lĩnh vực khác nhau
ở mỗi nước đã chọn như: tập trung vào khai khoáng chủ yếu ở Peru,
tập trung vào dầu khí chủ yếu ở Braxin, tập trung vào ngành chế tạo
cũng chủ yếu ở Braxin, và tập trung vào nông nghiệp ở Braxin và
Argentina.
3.4.3. Về hình thức sở hữu
Trước năm 2000, giống như ở khu vực châu Phi, các dự án FDI
của Trung Quốc vào khu vực Mỹ Latinh chủ yếu là do các doanh
nghiệp nhà nước thực hiện. Tuy nhiên, từ năm 2000 trở đi, cả doanh
nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân Trung Quốc đầu tư vào các
nước Mỹ Latinh, nhưng doanh nghiệp nhà nước vẫn giữ vai trò chủ

đạo.
3.4.4. Về hình thức đầu tƣ
Trước năm 2000, giống như ở châu Phi, hầu hết các dự án FDI
của Trung Quốc vào các nước Mỹ Latinh là theo hình thức liên
doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước cấp tỉnh của Trung Quốc với
các doanh nghiệp của các nước Mỹ Latinh. Tuy nhiên, từ năm 2000
trở đi hình thức đầu tư của của Trung Quốc vào các nước Mỹ Latinh
mở rộng từ liên doanh sang đầu tư mới, mua lại một phần và mua lại
toàn bộ. Trong giai đoạn 2005 – 2014, hơn một nửa các dự án FDI
của Trung Quốc vào các nước Mỹ Latinh đã chọn là thông qua mua
lại với 31/62 dự án (tương ứng 50%) dựa theo dự án trên 100 triệu
USD.


16
3.5. Đánh giá chung về FDI của Trung Quốc vào một số nƣớc
châu Phi và Mỹ Latinh
3.5.1. Điểm tương đồng trong FDI của Trung Quốc vào một số
nước châu Phi và Mỹ Latinh
Qua việc nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh, có thể thấy một số điểm tương đồng trong
dòng vốn này vào hai khu vực trên như sau:
Thứ nhất, FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh đều
tập trung vào lĩnh vực năng lượng và khai khoáng.
Thứ hai, doanh nghiệp tư nhân ngày càng có vai trò quan trọng
trong đầu tư của Trung Quốc vào các nước châu Phi và Mỹ Latinh.
Thứ ba, FDI của Trung Quốc vào hai khu vực châu Phi và Mỹ
Latinh đều mang tính chớp thời cơ khi cuộc khủng hoảng tài chính
xảy ra hồi cuối năm 2008.
Thứ tư, FDI của Trung Quốc vào hai khu vực trên còn để tận

dụng thời cơ giúp chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của Trung
Quốc.
3.5.2. Điểm khác biệt trong FDI của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ
Latinh
FDI của Trung Quốc vào khu vực châu Phi và Mỹ Latinh có
một số điểm khác biệt như sau:
Thứ nhất, quy mô dự án đầu tư của Trung Quốc ở các nước Mỹ
Latinh lớn hơn nhiều so với quy mô dự án đầu tư của Trung Quốc ở
các nước châu Phi.
Thứ hai, vốn FDI của Trung Quốc vào các nước Mỹ Latinh lớn
hơn rất nhiều so với ở các nước châu Phi trong lĩnh vực khai thác
năng lượng và khoáng sản.
Thứ ba, chiến lược đầu tư vào khai thác tài nguyên của Trung
Quốc ở châu Phi khác với ở Mỹ Latinh.
Thứ tư, nhiều lao động Trung Quốc có thể thâm nhập vào các
nước châu Phi, nhưng không thể vào các nước Mỹ Latinh.


17
Thứ năm, FDI của Trung Quốc vào các nước Mỹ Latinh chủ
yếu theo hình thức mua lại cổ phần trong khi FDI của Trung Quốc
vào các nước châu Phi chủ yếu thông qua hình thức đầu tư mới và
liên doanh.
Thứ sáu, FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực nông nghiệp ở các
nước Mỹ Latinh khác với ở các nước châu Phi.
Cuối cùng, Trung Quốc còn đầu tư vào các khu hợp tác kinh tế
và thương mại theo mô hình Trung Quốc tại châu Phi trong khi
những mô hình hợp tác như trên chưa thấy xuất hiện ở Mỹ Latinh.
3.5.3. Kết quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra
3.5.3.1. Kết quả đạt được

 Đối với Trung Quốc
Khi thực hiện các dự án đầu tư vào một số nước châu Phi và
Mỹ Latinh, Trung Quốc đã đạt được một số mục tiêu như sau: 1) đảm
bảo được nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu thiếu hụt trong nước; 2)
mở rộng thị trường cho hàng hóa của Trung Quốc; 3) mở rộng được
thị trường cho đồng NDT; 4) vận động các nước châu Phi và Mỹ
Latinh ủng hộ phương châm “một quốc gia với hai chế độ” và sự nổi
lên như một siêu cường của Trung Quốc; 5) sử dụng sức mạnh mềm
để gây ảnh hưởng với các nước châu Phi và Mỹ Latinh.
 Đối với các nước châu Phi và Mỹ Latinh
Đầu tư của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh đã đem lại một số tác động tích cực đối với nền kinh tế của
nước chủ nhà như sau:
Thứ nhất, FDI của Trung Quốc đã góp phần tích cực vào việc tạo ra
công ăn việc làm cho người dân địa phương và giúp giảm tỷ lệ thất
nghiệp ở những nước này.
Thứ hai, FDI của Trung Quốc còn góp phần tích cực vào bổ sung
nguồn vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng ở các nước châu Phi và Mỹ
Latinh.
Thứ ba, FDI của Trung Quốc còn góp phần tích cực vào việc đào tạo
nguồn nhân lực cho các nước Châu Phi và Mỹ Latinh.


18
Thứ tư, FDI của Trung Quốc còn thúc đẩy các nhà đầu tư khác vào
hai khu vực châu Phi và Mỹ Latinh.
3.5.3.2. Hạn chế, nguyên nhân và vấn đề đặt ra
Bên cạnh những mặt tích cực như nêu ở trên, FDI của Trung
Quốc vào các nước châu Phi và Mỹ Latinh cũng có những hạn chế
nhất định.

Đối với Trung Quốc, (1) các dự án FDI lớn của Trung Quốc ở
các nước châu Phi và Mỹ Latinh chủ yếu vẫn do doanh nghiệp nhà
nước thực hiện; (2) Trung Quốc thiếu thái độ sẵn sàng trong việc
điều tiết các doanh nghiệp trong các ngành được khuyến khích đầu tư
vào châu Phi và Mỹ Latinh.
Đối với các nước châu Phi và Mỹ Latinh, (1) các dự án FDI
của Trung Quốc vào các nước ở hai khu vực trên vẫn tập trung chủ
yếu vào các ngành khai thác tài nguyên nhằm đảm bảo nguồn cung
cấp tài nguyên thiếu hụt trong nước; (2) FDI của Trung Quốc vào các
nước châu Phi và Mỹ Latinh gây nên tình trạng cạnh tranh khốc liệt
với doanh nghiệp của các nước chủ nhà; (3) mặc dù những khoản vay
của Trung Quốc cho các nước châu Phi và Mỹ Latinh không bao gồm
có FDI, nhưng thường có điều khoản có lợi cho sự tham gia của các
doanh nghiệp Trung Quốc vào thực hiện các dự án; (4) các dự án FDI
của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ Latinh liên quan đến vấn đề tham
nhũng; (5) FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh đã gây ra
các vấn đề môi trườn; (6) FDI của Trung Quốc yếu kém trong chuyển
giao công nghệ, phần lớn là công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi
trường; (7) lương thấp và điều kiện làm việc không đảm bảo gây nên
sự phản đối bạo lực của người lao động địa phương trong các dự án
đầu tư của Trung Quốc ngày càng tăng.
3.5.4. Phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đối với
tác động tiêu cực từ FDI của Trung Quốc
Trước những tác động tiêu cực từ FDI của Trung Quốc, các nước
châu Phi và Mỹ Latinh đã có những phản ứng ở những mức độ khác
nhau, nhưng có một số điểm chung như sau:


19
Thứ nhất, đưa ra những quy định kịp thời và thực thi nghiêm túc.

Thứ hai, thực hiện cơ chế giám sát minh bạch đối với các dự án
đầu tư.
Thứ ba, hạn chế lao động nước ngoài trong các dự án đầu tư.
Thứ tư, hạn chế việc “thâu tóm” nguồn nguyên liệu và năng
lượng của các doanh nghiệp Trung Quốc.
Thứ năm, kiểm tra, giám sát dự án của Trung Quốc thường xuyên
để đưa ra biện pháp xử lý tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Chƣơng 4
MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM QUA NGHIÊN CỨU PHẢN
ỨNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH ĐỐI
VỚI TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ FDI CỦA TRUNG QUÔC
4.1. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
4.1.1. Thực trạng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
Tính đến tháng 3/2016, Trung Quốc có 1.346 dự án đầu tư vào
Việt Nam với số vốn đăng ký 10,4 tỷ USD, chiếm 6,5% số dự án và
2,6% tổng vốn đăng ký đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 9 trong số
112 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Các dự án của
Trung Quốc có quy mô chỉ khoảng 7,7 triệu USD/dự án, chỉ bằng
một nửa so với mức bình quân chung của các dự án FDI ở Việt Nam
(14 triệu USD/ dự án). Trong số các hình thức đầu tư, hình thức
100% vốn nước ngoài của Trung Quốc chiếm vị trí cao nhất; tiếp đến
là hình thức hợp đồng BOT, BT và BTO. Hiện tại, các nhà đầu tư
Trung Quốc đã có mặt trên hầu hết các tỉnh thành của Việt Nam
(54/63 tỉnh, thành), nhưng chủ yếu tập trung vào các địa phương có
điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối thuận lợi, gần biên giới Việt Nam Trung Quốc và có nhiều người Hoa sinh sống. Ngoài ra, trong tổng
số 17 ngành Trung Quốc có đầu tư tại Việt Nam tính đến tháng
3/2016, đứng đầu là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo (ngành
dệt may chiếm tỷ trọng lớn); tiếp đến là sản xuất phân phối điện, khí,
nước; xây dựng đứng thứ 3 kinh doanh bất động sản; dịch vụ lưu trú



20
và ăn uống. Năm lĩnh vực nói trên đã chiếm 98% tổng vốn FDI của
Trung Quốc vào Việt Nam
4.1.2. Đánh giá về FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
Bên cạnh những đóng góp tích cực (bổ sung nguồn vốn cho
đầu tư và phát triển của Việt Nam, xây dựng cơ sở vật chất cho quá
công nghiệp hoá của Việt Nam, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và
nâng cao năng lực cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa và giúp nền kinh
tế Việt Nam hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới), FDI của Trung
Quốc vào Việt Nam cũng bộc lộ những hạn chế như sau:
Thứ nhất, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam vẫn ở quy mô
nhỏ, chủ yếu trong các ngành sản xuất thông thường.
Thứ hai, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam chú ý nhiều đến
khai thác tài nguyên như ở các nước châu Phi và Mỹ Latinh.
Thứ ba, vấn đề lao động của Trung Quốc theo sau các dự án
FDI của Trung Quốc vào Việt Nam ngày càng phức tạp.
Thứ tư, công nghệ trong dự án FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam phần lớn là lạc hậu hoặc thuộc các ngành nghề gây ô nhiễm môi
trường.
Thứ năm, các doanh nghiệp FDI của Trung Quốc thường mang
theo máy móc thiết bị, ngay cả những thứ Việt Nam có thể đáp ứng
được.
4.2. So sánh FDI của Trung Quốc vào Việt Nam với vào một số
nƣớc châu Phi và Mỹ Latinh
 Những điểm tƣơng đồng
Thứ nhất, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam cũng như các
nước châu Phi và Mỹ Latinh đều nhằm tận dụng thời cơ chuyển đổi
mô hình phát triển kinh tế của Trung Quốc.

Thứ hai, FDI của Trung Quốc vào Việt Nam cũng như các
nước châu Phi và Mỹ Latinh đều nhằm khai thác tài nguyên, năng
lượng.


21
 Những khác biệt
Thứ nhất, quy mô vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
khá nhỏ so với ở các nước châu Phi và Mỹ Latinh.
Thứ hai, trong khi FDI của Trung Quốc vào các nước châu
Phi và Mỹ Latinh mang tính chớp thời cơ khi cuộc khủng hoảng tài
chính hồi cuối năm 2008, thì FDI vào Việt Nam lại nhằm chớp thời
cơ khi Việt Nam tham gia vào TPP.
Thứ ba, nhiều lao động của Trung Quốc có thể thâm nhâp
vào Việt Nam và các nước châu Phi dễ dàng, nhưng khó có thể vào
các nước Mỹ Latinh.
Thứ tư, FDI của Trung Quốc vào các nước Mỹ Latinh chủ
yếu theo hình thức mua lại cổ phần trong khi FDI của Trung Quốc
vào Việt Nam cũng giống như các nước châu Phi chủ yếu thông qua
hình thức đầu tư mới và liên doanh.
Thứ năm, Trung Quốc đầu vào các khu hợp tác thương mại
theo mô hình Trung Quốc ở các nước châu Phi, nhưng những mô
hình hợp tác này chưa thấy xuất hiện ở Mỹ Latinh cũng như ở Việt
Nam.
4.3. Một số gợi ý cho Việt Nam
Qua việc nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh và phản ứng của một số nước ở hai khu vực
này đối với tác động tiêu cực đối với FDI từ Trung Quốc, có thể rút
ra một số hàm ý cho Việt Nam như sau:
Thứ nhất, cần phải hiểu rõ mục tiêu đầu tư ra nước ngoài của

Trung Quốc.
Thứ hai, phát huy việc đa dạng đối tác đầu tư dưới nhiều hình
thức để giảm thiểu tác động bất lợi của đầu tư từ Trung Quốc.
Thứ ba, cùng với việc thu hút, cần phải có cách phòng ngừa
trong hợp tác đầu tư với Trung Quốc.
Thứ tư, phải công khai minh bạch và tăng cường sự giám sát
đối với các dự án đầu tư của Trung Quốc.


22
Thứ năm, đưa ra những quy định mới kịp thời và thực thi một
cách nghiêm túc giúp hạn chế tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI của
Trung Quốc.
Thứ sáu, thức tỉnh người dân khiến Trung Quốc phải thay đổi.
Thứ bảy, cần phải tỉnh táo để tránh rơi vào bẫy hiệu ứng giải
công nghiệp hóa sớm về lâu dài.
4.4. Một số kiến nghị để áp dụng kinh nghiệm của một số nƣớc
châu Phi và Mỹ Latinh
 Đối với nhà nƣớc
Thứ nhất, cần thực hiện triệt để và nhất quán phương châm
Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách
nhiệm trong công đồng quốc tế như trong Văn kiện Đại hội ĐCS Việt
Nam lần thứ XI.
Thứ hai, cần phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành
chính theo hướng minh bạch, đơn giản và gọn nhẹ.
 Đối với các địa phƣơng và Ban quản lý dự án đầu tƣ
Thứ nhất, cần phải tuân thủ quy hoạch tổng thể trong thu hút
đầu tư từ Trung Quốc.
Thứ hai, thường xuyên theo dõi hoạt động của các nhà đầu tư
Trung Quốc, đặc biệt là các vấn đề nhân sự, lao động Trung Quốc tại

địa phương.
Thứ ba, các vấn đề liên quan đến lợi ích an ninh, quốc phòng
gắn với hoạt động của các dự án đầu tư cần được theo dõi và đánh giá
thường xuyên để kịp thời phát hiện những yếu tố gây ảnh hưởng bất
lợi.
 Đối với các doanh nghiệp
Thứ nhất, phải tích cực học hỏi kinh nghiệm của các nhà đầu tư
nước ngoài để xây dựng mô hình quản lý hiện đại và hiệu quả.
Thứ hai, chủ động liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp
Trung Quốc.
Thứ ba, phải tích cực đổi mới để sản xuất sản phẩm có chất
lượng và uy tín đối với người tiêu dùng.


×