Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Đầu tư trực tiếp của trung quốc vào một số nước châu phi và mỹ latinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 169 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_________________________

ĐỖ HUY THƢỞNG

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO MỘT
SỐ NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2016


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
_____________________

ĐỖ HUY THƢỞNG

ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP CỦA TRUNG QUỐC VÀO MỘT SỐ
NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH

Chuyên ngành:
Mã số:

Kinh tế Quốc tế
62 31 01 06


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Nhung
2. PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi

HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi với sự giúp
đỡ của các giáo viên hướng dẫn.
Các số liệu trong Luận án có nguồn gốc rõ ràng. Các dữ liệu tôi tập hợp đảm
bảo tính khách quan và trung thực.

TÁC GIẢ

ĐỖ HUY THƢỞNG

i


LỜI CÁM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự cám ơn chân thành và sâu sắc đối với PGS.TS.
Nguyễn Thị Hồng Nhung, công tác tại Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới và
PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Chi, giảng viên tại trường Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia Hà Nội về sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến đóng góp quý báu
giúp tôi hoàn thành bản Luận án này.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc, Phòng Quản lý đào tạo, Khoa
Quốc tế và các thầy cô của Học viện Khoa học Xã hội đã tạo điều kiện giúp đỡ
và truyền đạt kiến thức quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như
những động viên và góp ý để tôi hoàn chỉnh bản Luận án này.

Tôi cũng xin bày tỏ sự cám ơn đối với các cán bộ thuộc Bộ Kế hoạch &
Đầu tư; Tạp chí Châu Mỹ ngày nay; Tạp chí Nghiên cứu Châu Phi và Trung
Đông; Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội; và Trung tâm Thư viện Đại
học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình làm và chuẩn bị bảo vệ Luận án.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn gia đình, họ hàng nội ngoại, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành bản Luận án này.
TÁC GIẢ

Đỗ Huy Thƣởng

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI ........................................................................................................... 7
1.1. Về FDI ra nước ngoài của Trung Quốc............................................................. 7
1.2. Về FDI của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ Latinh ......................................... 10
1.3. Về yếu tố tác động đến FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh..... 14
1.4. Tác động từ FDI của Trung Quốc đối với các nước châu Phi và Mỹ Latinh . 17
1.5. Về FDI của Trung Quốc vào Việt Nam .......................................................... 21
1.6. Đánh giá chung, khoảng trống nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết
nghiên cứu ....................................................................................................... 23
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ FDI CỦA TRUNG
QUỐC VÀO MỘT SỐ NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH ........................ 25
2.1. Cơ sở lý luận về FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh .............................................................................................................. 25
2.2. Cơ sở thực tiễn về FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ

Latinh .............................................................................................................. 44
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 67
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG FDI CỦA TRUNG QUỐC VÀO MỘT SỐ
NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH................................................................. 69
3.1. FDI ra nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian qua.................................. 69
3.2. Thực trạng FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh ......................... 77
3.3. FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi .............................................. 79
3.4. FDI của Trung Quốc vào một số nước Mỹ Latinh........................................... 86
3.5. Đánh giá chung về FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh .............................................................................................................. 93
Tiểu kết chương 3.................................................................................................. 118
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ GỢI Ý CHO VIỆT NAM QUA NGHIÊN CỨU
PHẢN ỨNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC CHÂU PHI VÀ MỸ LATINH ĐỐI
VỚI TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC TỪ FDI CỦA TRUNG QUỐC ....................... 121
4.1. FDI của Trung Quốc vào Việt Nam ............................................................... 121
4.2. So sánh FDI của Trung Quốc ở Việt Nam với ở một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh ............................................................................................................ 130
4.3. Một số gợi ý cho Việt Nam ............................................................................ 134
4.4. Một số kiến nghị để áp dụng kinh nghiệm của các nước châu Phi và Mỹ
Latinh ............................................................................................................ 144
Tiểu kết chương 4.................................................................................................. 146
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 150

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


1.

TỪ VIẾT
TẮT
CHDC

2.

ĐCS

3.

EU

European Union

Liên minh châu Âu

4.

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5.

GDP


Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

6.

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

7.

M&A

Merger and Acquisition

Mua lại và sáp nhập

8.

MOFCOM

Ministry of Commerce

Bộ Thương mại

9.


NDT

10.

ODA

Official Development
Assistance

Hỗ trợ Phát triển Chính
thức

11.

OECD

Organisation for Economic
Co-operation and
Development

Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế

12.

TNCs

Transnational Corporations

Công ty xuyên quốc gia


13.

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

14.

WTO

World Trade Organisation

Tổ chức Thương mại Thế
giới

15.

UNCTAD

United Nations Conference on
Trade and Development

Uỷ ban Thương mại và Phát
triển Liên Hợp Quốc

STT


TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT
Cộng hòa Dân chủ
Đảng Cộng Sản

Nhân Dân Tệ

iv


DANH MỤC BẢNG
SỐ HIỆU
Bảng 2.1

TÊN BẢNG
Thu nhập bình quân của công nhân ở một số nước năm
2013

TRANG
60

Bảng 3.1

FDI ra nước ngoài của Trung Quốc, 2002 -2015

72

Bảng 3.2


FDI ra nước ngoài của Trung Quốc theo địa bàn đầu tư

73

Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5
Bảng 3.6
Bảng 3.7
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Bảng 3.10
Bảng 3.11
Bảng 3.12

FDI ra nước ngoài của Trung Quốc theo loại hình
doanh nghiệp
FDI ra nước ngoài của Trung Quốc theo hình thức đầu

FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh, 2005 –
2014
Đầu tư của các nước vào châu Phi năm 2014
FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi, 2003 –
2015
FDI của Trung Quốc vào các nước châu Phi theo lĩnh
vực đầu tư, 2005 - 2015
FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi theo
hình thức đầu tư, 2005 -2015
FDI của Trung Quốc vào một số nước Mỹ Latinh, 1990
– 2015

FDI của Trung Quốc vào một số nước Mỹ Latinh theo
lĩnh vực đầu tư, 2005 – 2015
FDI của Trung Quốc vào một số nước Mỹ Latinh theo
hình thức đầu tư, 2005 – 2015

v

75
77
78
79
80
82
86
87
89
93


DANH MỤC CÁC HÌNH
SỐ HIỆU
Hình 2.1
Hình 2.2

TÊN BẢNG
Sơ đồ các yếu tố tác động đến FDI ra nước ngoài của
một quốc gia
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, giai
đoạn 2001 – 2015


vi

TRANG
41
45


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh đã tăng mạnh trong
thời gian gần đây. Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, dòng vốn FDI của Trung
Quốc vào châu Phi đã tăng hơn 86 lần từ 39 triệu USD năm 2005 lên đến 3,37 tỷ
USD năm 2013 và giảm nhẹ xuống còn 3,2 tỷ USD năm 2014. Trong khi đó, con
số này của Trung Quốc vào Mỹ Latinh tăng hơn 2 lần từ 6,46 tỷ USD năm 2005
lên 14,36 tỷ USD năm 2013 và giảm xuống còn 10,5 tỷ USD năm 2014. Theo
con số cộng dồn, FDI của Trung Quốc vào châu Phi đã tăng hơn 20 lần từ 1,6 tỷ
USD năm 2005 lên 32,35 tỷ USD năm 2014. Trong khi đó, vốn FDI cộng dồn
của Trung Quốc vào Mỹ Latinh đã tăng hơn 9 lần từ 11,46 tỷ USD lên 106,1 tỷ
USD tính đến cuối năm 2014 và 111,2 tỷ USD tính đến cuối năm 2015 [88]. Bên
cạnh những thành tựu như bổ sung nguồn vốn cho phát triển, tạo công ăn việc
làm cho người lao động, vv., dòng vốn FDI của Trung Quốc vào các nước châu
Phi và Mỹ Latinh còn có những hạn chế như: chủ yếu vẫn nhằm khai thác tài
nguyên, gây nên sự cạnh tranh khốc liệt với doanh nghiệp của nước chủ nhà, gây
ra các vấn đề môi trường, công nghệ lạc hậu và lao động Trung Quốc trong các
dự án đầu tư. Do đó, một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đã có những phản ứng
khác nhau đối với tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI của Trung Quốc vào những
quốc gia này.
Tại Việt Nam, vốn FDI của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong thời gian
qua. Tính đến tháng 3/2016, Trung Quốc có 1.346 dự án còn hiệu lực tại Việt
Nam với tổng vốn đăng ký 10,4 tỷ USD, chiếm khoảng 6,5% tổng số dự án và

2,6% tổng vốn đăng ký vào Việt Nam. Trung Quốc hiện đứng thứ 9 trong số 112
quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam [6]. Bên cạnh những đóng góp
như: bổ sung nguồn vốn cho Việt Nam, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, giúp nền kinh tế Việt
Nam hội nhập sâu với kinh tế thế giới, thì dòng vốn FDI của Trung Quốc vào
Việt Nam cũng còn những hạn chế như: quy mô nhỏ, hạn chế chuyển giao công

1


nghệ, chủ yếu khai thác tài nguyên, vấn đề lao động trong các dự án FDI của
Trung Quốc, vv.
Thực tế cho thấy, dòng vốn FDI của Trung Quốc vào một số nước châu
Phi và Mỹ Latinh có những đặc điểm nhất định như ở Việt Nam. Do đó, việc
nghiên cứu phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đối với tác động
tiêu cực từ dòng vốn FDI của Trung Quốc vào những nước này để giúp Việt
Nam có cách ứng phó phù hợp đối với dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt
Nam hiện nay là hết sức cần thiết.
Với lý do nêu trên, tác giả chọn chủ đề “Đầu tƣ trực tiếp của Trung
Quốc vào một số nƣớc châu Phi và Mỹ Latinh” làm luận án tiến sĩ kinh tế,
chuyên ngành Kinh tế Quốc tế.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Phân tích thực trạng FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và
Mỹ Latinh và phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đối với tác động
tiêu cực từ FDI của Trung Quốc vào những nước này để nêu lên một số gợi mở
cho Việt Nam trong việc ứng phó với dòng FDI của Trung Quốc vào Việt Nam
hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
1) Phân tích yếu tố đẩy và yếu tố kéo FDI của Trung Quốc vào một số

nước châu Phi và Mỹ Latinh.
2) Phân tích và đánh giá thực trạng FDI của Trung Quốc vào một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh để làm rõ những điểm tương đồng, những điểm khác biệt
và tác động của dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh.
3) Từ việc phân tích phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ Latinh, có
thể rút ra một số gợi ý cho Việt Nam để có cách ứng phó phù hợp đối với dòng
vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu

2


Đối tượng nghiên cứu của luận án là FDI của Trung Quốc (không bao
gồm Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan) vào một số nước châu Phi và Mỹ Latinh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
 Về mặt không gian
Định hướng lựa chọn các quốc gia nghiên cứu cần thỏa mãn hai tiêu chí sau
đây:
(i) Đó là những quốc gia thu hút lượng vốn FDI của Trung Quốc nhiều hơn
so với các quốc gia còn lại trong khu vực châu Phi và Mỹ Latinh.
(ii) Những quốc gia đó có những phản ứng khác nhau đối với tác động tiêu
cực từ dòng vốn FDI của Trung Quốc.
Theo định hướng đó, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu 5 quốc gia châu Phi,
(Angola, CHDC Congo, Nigeria, Nam Phi và Zambia) và 4 quốc gia Mỹ Latinh
(Argentina, Braxin, Ecuador và Peru).
Trên thực tế, các quốc gia nêu trên đều thỏa mãn hai điều kiện nêu trên.
Thứ nhất, các quốc gia này đều là những nước thu hút được lượng vốn FDI lớn
từ Trung Quốc. Cụ thể, ở khu vực Mỹ Latinh, Argentina, Braxin, Ecuador và

Peru là những quốc gia tiếp nhận 56,8% (tương ứng 50,3 tỷ USD) vốn FDI cộng
dồn của Trung Quốc vào khu vực này (86 tỷ USD) tính đến cuối năm 2013.
Trong khi đó, các quốc gia Angola, CHDC Congo, Nigeria, Nam Phi và Zambia
ở châu Phi nhận được 50,3% (13,7 tỷ USD) vốn FDI cộng dồn của Trung Quốc
vào châu Phi (26,19 tỷ USD) tính đến cuối năm 2013. Thứ hai, những nước này
có những phản ứng khác nhau đối với tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI của
Trung Quốc. Đối với khu vực Mỹ Latinh, Argentina và Braxin hạn chế việc mua
lại và cho thuê đất đai đối với người nước ngoài nhằm vào doanh nghiệp Trung
Quốc; Braxin ban hành những quy định kịp thời và thực thi nghiêm túc để hạn
chế các dự án của Trung Quốc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và tranh chấp
lao động cũng như bảo vệ sản xuất nội địa; Peru thực hiện sáng kiến minh bạch
trong ngành khai thác; Ecuador hạn chế sử dụng lao động nước ngoài trong các
hợp đồng phụ. Đối với châu Phi, Angola hạn chế thâu tóm nguồn nguyên liệu và
năng lượng của các doanh nghiệp Trung Quốc; CHDC Congo và Zambia kiểm

3


tra, giám sát các dự án của thường xuyên để đưa ra các biện pháp xử lý tùy thuộc
mức độ vi phạm; Zambia đưa ra quy định hạn chế người nước ngoài đầu tư
100% vốn vào một số lĩnh vực dành cho người bản địa; Nam Phi và Nigeria sử
dụng liên đoàn lao động và các cộng đồng người bản địa để bảo vệ quyền lợi
người lao động trong các dự án đầu tư của Trung Quốc [71, tr. 8 – 9], [37].
 Về mặt thời gian
Luận án tập trung nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số nước châu
Phi và Mỹ Latinh từ 2001 đến nay vì đây là thời điểm Trung Quốc gia nhập
WTO và thực hiện chiến lược “đi ra ngoài”.
 Về mặt nội dung
Luận án tập trung vào việc nghiên cứu phản ứng của một số nước châu
Phi và Mỹ Latinh đối với tác động tiêu cực của dòng vốn FDI từ Trung Quốc

(không nghiên cứu các biện pháp phát huy tác động tích cực hay kinh nghiệm
thu hút FDI từ Trung Quốc của các nước này).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, Luận án sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản
sau:
Kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các
nghiên cứu trước và kế thừa những tài liệu này có chọn lọc. Cụ thể, luận án sẽ kế
thừa các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước về FDI ra nước
ngoài của Trung Quốc, tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI của Trung
Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh, những tác động của dòng vốn này đối với các
nước châu Phi và Mỹ Latinh trong thời gian qua. Từ đó, kế thừa tính sáng tạo và
bổ sung tính mới để hoàn thiện kết quả nghiên cứu trong luận án.
Phƣơng pháp phân tích tổng hợp và so sánh đối chiếu: Phương pháp
phân tích tổng hợp và so sánh đối chiếu được sử dụng để phân tích cơ sở thực
tiễn về FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ Latinh. Ngoài ra,
những phương pháp này còn được sử dụng để nghiên cứu thực trạng FDI của
Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ Latinh để làm rõ những điểm

4


tương đồng cũng như những nét riêng của dòng vốn này ở châu Phi và Mỹ
Latinh, đánh giá FDI của Trung Quốc vào một số nước ở hai khu vực này và
phân tích phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ Latinh đối với tác động tiêu
cực từ FDI của Trung Quốc để rút ra gợi ý cho Việt Nam trong việc ứng phó với
dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay.
Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp điển hình: Hoạt động FDI của
Trung Quốc vào hầu hết các nước châu Phi và Mỹ Latinh. Do đó, để đảm bảo đạt
được mục đích nghiên cứu của đề tài, tác giả chọn nghiên cứu một số trường hợp

điển hình. Đó là một số nước ở châu Phi và Mỹ Latinh tiếp nhận chủ yếu dòng
vốn FDI của Trung Quốc và những nước điển hình có phản ứng đối với tác động
tiêu cực của dòng vốn này.
5. Những đóng góp mới của luận án
1) Trên cơ sở hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về FDI và phân tích thực
trạng FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ Latinh, Luận án chỉ
rõ những yếu tố (đẩy và kéo) tác động đến FDI của Trung Quốc vào châu Phi và
Mỹ Latinh.
2) Từ việc phân tích có hệ thống FDI của Trung Quốc vào một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh, Luận án chỉ ra những điểm tương đồng cũng như những
nét khác biệt trong dòng vốn FDI của Trung Quốc vào hai khu vực này.
3) Luận án chỉ rõ thành công cũng như hạn chế đối với FDI của Trung
Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ Latinh.
4) Qua việc phân tích phản ứng của một số nước châu Phi và Mỹ Latinh,
Luận án rút ra một số gợi ý đối với Việt Nam để có cách ứng phó phù hợp với
dòng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Việc nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Ý nghĩa lý luận: Nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số nước châu
Phi và Mỹ Latinh sẽ góp phần bổ sung cho hệ thống lý luận về FDI của Trung
Quốc vào các nước đang phát triển khác.

5


Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu FDI của Trung Quốc vào một số nước châu
Phi và Mỹ Latinh giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn những đặc điểm của dòng vốn
này đối với các nước đang phát triển ở châu Phi và Mỹ Latinh cũng như ở Việt
Nam. Qua việc phân tích thực trạng FDI của Trung Quốc vào một số nước châu

Phi và Mỹ Latinh và đặc biệt là phản ứng của một số nước ở hai khu vực này đối
với tác động tiêu cực từ dòng vốn FDI của Trung Quốc, Luận án nêu lên một số
gợi ý hữu ích cho Việt Nam để có cách ứng phó phù hợp với dòng vốn FDI của
Trung Quốc vào Việt Nam hiện nay.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các chữ viết
tắt, Danh mục các bảng và Danh mục các hình, Luận án kết cấu chi tiết 4 chương
như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về FDI của Trung Quốc vào một số nước
châu Phi và Mỹ Latinh
Chương 3: Thực trạng FDI của Trung Quốc vào một số nước châu Phi và Mỹ
Latinh
Chương 4: Một số gợi ý cho Việt Nam qua nghiên cứu phản ứng của một số
nước châu Phi và Mỹ Latinh đối với tác động tiêu cực từ FDI của
Trung Quốc

6


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Hiện nay, đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc nói chung và đầu tư của
Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh cũng như đầu tư của Trung Quốc vào
Việt Nam nói riêng đã thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới. Những công trình nghiên cứu đó có thể phân chia thành các chủ đề sau:
1.1. Về FDI ra nƣớc ngoài của Trung Quốc
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung Quốc đã thu hút được sự chú ý
của nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới với các công trình nghiên cứu khá đa
dạng và phong phú. Sau đây là một số công trình nghiên cứu điển hình:

Davies, K. (2012) với nghiên cứu “Outward FDI from China and its policy
context” (Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và bối cảnh chính sách của Trung
Quốc) đã phân tích tình hình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong giai
đoạn 2003 – 2011 và những thay đổi trong chính sách khuyến khích đầu tư ra
nước ngoài của Trung Quốc trong cùng thời gian. Qua đó, nghiên cứu giúp cho
người đọc nắm được tình hình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc cũng như
những thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với hoạt động đầu tư ra
nước ngoài tương đối đầy đủ [58].
Herrero, A. G. et al (2015) với nghiên cứu “Chinese Outbound Foreign
Direct Investment: How much goes where after round – tripping and offshore?” đã cho người đọc nắm được tình hình đầu tư ra nươc ngoài của Trung
Quốc trong thời gian gần đây đã thay đổi như thế nào. Trong nghiên cứu này,
các tác giả cũng chỉ ra số liệu do Bộ Thương mại Trung Quốc và số liệu do các
tổ chức như American Enterprise Institute, A Dragon Capital Index và fDi
market có sự chênh lệch. Nguyên nhân là do cách thức thu thập số liệu khác
nhau [71].
China’s Ministry of Commerce (2015) với cuốn sách “Statistical Bulletin
of China’s Outward Foreign Direct Investment” đã trình bày chi tiết về số liệu
đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ra nước ngoài, giúp người đọc không chỉ nắm
được thông tin về luồng vốn, vốn cộng dồn, lĩnh vực đầu tư của các doanh

7


nghiệp Trung Quốc ra nước ngoài cũng như vốn FDI vào Trung Quốc trong thời
gian qua [55].
Marukawa, T., Ito, A. and Zhang, Y. (2014) với nghiên cứu “China’s
outward direct investment data” đã cung cấp cho người đọc nắm được tình hình
đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc ở các khu vực trên thế giới và các lĩnh vực
đầu tư cũng như những nhà đầu tư của Trung Quốc khá chi tiết và đầy đủ [79].
Hoàng Xuân Hòa và Trần Thị Thanh Nga (2006), “Đầu tư ra nước ngoài:

Chính sách phát triển mới của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc,
Số 3 (67) đã đề cập đến tình hình đầu tư ra nước ngoài (cả đầu tư trực tiếp và đầu
tư gián tiếp) của Trung Quốc. Đồng thời, nghiên cứu cũng đã nêu lên đầu tư ra
nước ngoài là cơ hội để giúp các doanh nghiệp Trung Quốc tận dụng được
những ưu đãi của nước nhận đầu tư và tránh được sự căng thẳng do chủ nghĩa
bảo hộ mậu dịch ngày càng gia tăng giữa Trung Quốc với các cường quốc khác.
Qua đó, các tác giả cũng nêu lên việc thực hiện chính sách đầu tư ra nước ngoài
giúp Trung Quốc có thể chuyển hóa sức sản xuất dư thừa ở trong nước và giảm
bớt áp lực điều chỉnh cơ cấu kinh tế trong nước.
Phạm Thái Quốc (2011), “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Trung
Quốc”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 10 (186) đã nêu
lên các giai đoạn đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc; sự hình thành và phát
triển của các TNC Trung Quốc; tình hình đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc;
và nguyên nhân, động lực thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc. Đầu tư
ra nước ngoài của Trung Quốc được phân bổ rộng và còn tương đối nhỏ trong
tổng lượng đầu tư ra nước ngoài trên toàn cầu. Trung Quốc đã đầu tư đáng kể
vào các nước đang phát triển. Qua đó, tác giả đã chỉ rõ đầu tư ra nước ngoài của
Trung Quốc có nét riêng là tranh thủ, chớp các cơ hội để đáp ứng nhu cầu phát
triển bên trong nền kinh tế Trung Quốc và đồng thời giúp gia tăng vai trò, ảnh
hưởng quốc tế của quốc gia đông dân nhất thế giới. Ngoài ra, các hoạt động đầu
tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Trung Quốc, đặc biệt với các doanh
nghiệp mà hoạt động liên quan đến dầu lửa, khoáng sản và viễn thông thường
được định hướng bởi Chính phủ Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc thường hỗ
trợ các hoạt động này dưới nhiều hình thức khác nhau như tiếp cận nguồn tài

8


chính với chi phí thấp (lãi suất) thông qua các ngân hàng lớn. Chính vì thế, đầu
tư ra nước ngoài của Trung Quốc ít chịu biến động của tình hình quốc tế hơn so

với đầu tư ra nước ngoài của các nước khác.
Bùi Thị Lý (2012), “Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các công ty
xuyên quốc gia Trung Quốc và một số vấn đề đặt ra cho doanh nghiệp Việt
Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số 1 (125) đã phân tích động cơ, đặc
điểm của các công ty xuyên quốc gia thế hệ thứ hai từ các nước đang phát triển,
điển hình là TNC Trung Quốc. Đồng thời, tác giải cũng nêu lên đặc trưng của
các công ty xuyên quốc gia này có những đặc điểm khác với công ty xuyên quốc
gia thế hệ thứ nhất từ các nước đang phát triển và các vùng lãnh thổ như: Hồng
Kông, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan cũng như với các công ty xuyên quốc gia
từ các nước phát triển. Qua đó, bài báo giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt động
đầu tư ra nước ngoài của nhóm các công ty xuyên quốc gia này và đề cập đến
một số vấn đề mà các tập đoàn của Việt Nam cần quan tâm trong quá trình phát
triển đầu tư ra nước ngoài.
Nguyễn Xuân Cường và Nguyễn Đình Liêm (2015), “Doanh nghiệp
Trung Quốc đi ra ngoài trong tiến trình chuyển đổi phương thức phát triển”
của, trên Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, Số 6 (166) đã trình bày rõ Trung
Quốc đã 3 lần chuyển đổi phương thức phát triển kinh tế tính đến trước Đại hội
XVIII Đảng Cộng Sản Trung Quốc (tháng 11/2012). Ngoài ra, các tác giả cũng
đã phân tích tiến trình hoàn thiện chính sách thúc đẩy doanh nghiệp “đi ra
ngoài”. Cần phải nhấn mạnh là “đi ra ngoài” là thực hiện quan hệ kinh tế với
nước ngoài của Trung Quốc bao gồm 4 nội dung: Thương mại, đầu tư trực tiếp
(FDI), viện trợ nước ngoài (ODA) và hợp đồng tổng thầu (EPC). Đáng chý ý,
các tác giả còn phân tích thực trạng “đi ra ngoài” của các doanh nghiệp Trung
Quốc trong thời gian qua. Đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc trong thời gian
qua đã có những bước tăng trưởng vượt bậc, trở thành nhà đầu tư lớn trên thế
giới và đang có nhiều triển vọng. Tính đến năm 2012, Trung Quốc có 16.000
doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài, thành lập 22.000 chi nhánh ở 179 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới với tổng vốn FDI ra nước ngoài đạt 87,8 tỷ USD

9



làm cho nước này trở thành một trong ba nước có đầu tư ra nước ngoài lớn nhất
thế giới (hai nước còn lại là Mỹ và Nhật Bản).
1.2. Về FDI của Trung Quốc ở châu Phi và Mỹ Latinh
Đầu tư của Trung Quốc vào khu vực châu Phi và Mỹ Latinh đã thu hút
được sự chú ý của nhiều học giả nước ngoài. Vì thế, các công trình nghiên cứu ở
nước ngoài về vấn này rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, ở Việt Nam đến
nay chỉ có một số công trình nghiên cứu đề cập đến đầu tư của Trung Quốc vào
châu Phi, nhưng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến đầu tư của Trung
Quốc vào Mỹ Latinh. Trong số các công trình đó, có thể kể đến như:
Bài viết “Chinese Foreign Direct Investment in Latin America and the
Caribbean” (Đầu tư Trực tiếp của Trung Quốc tại Mỹ Latinh và Caribe) của
Chen, Taotao (2013), Đại học Tsinghua, Trung Quốc tại Diễn đàn Kinh tế Thế
giới tổ chức tại Abu Dhabi ngày 18 -20/11/2013. Báo cáo này đã nêu lên tình
hình đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latinh trong giai đoạn 1990 – 2012. Qua
đó, báo cáo giúp người đọc nắm được một số đặc điểm về FDI của Trung Quốc
ở khu vực Mỹ Latinh như sau: Thứ nhất, các ngành công nghiệp khai thác tài
nguyên ở Mỹ Latinh và Caribe thu hút được nhiều vốn FDI của Trung Quốc
nhất. Thứ hai, FDI của Trung Quốc vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng ở khu
vực Mỹ Latinh và Caribe còn rất khiêm tốn mặc dù chính phủ của các nước Mỹ
Latinh rất tích cực tìm kiếm nguồn đầu tư của Trung Quốc vào lĩnh vực này. Thứ
ba, đầu tư của Trung Quốc vào ngành chế tạo ở khu vực Mỹ Latinh chủ yếu tập
trung ở Braxin vì Braxin là nền kinh tế lớn nhất khu vực Mỹ Latinh và là một
trong những nước bảo hộ thương mại nhiều nhất. Do đó, các doanh nghiệp
Trung Quốc muốn tăng đầu tư vào quốc gia này nhằm phục vụ thị trường nội địa
của Braxin.
Một nghiên cứu khác là “China’s relations with North Africa: Trade and
Investment” (Quan hệ của Trung Quốc với Bắc Phi: Thương mại và Đầu tư) của
Elshehawy, M. A. và đồng nghiệp (2014), đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Khoa

học Xã hội và Nhân văn Quốc tế, Tập 2 (International Journal of Social Science
and Humanities Research, Vol. 2, Issue, pp. 187-192). Bài báo đã đề cập đến
quan hệ kinh tế (thương mại và đầu tư) của Trung Quốc với các nước Bắc Phi

10


(Algeria, Ai Cập, Libya, Morocco và Tunisia). Qua đó, bài báo cho thấy xuất
khẩu của Trung Quốc sang các nước Bắc Phi lớn hơn rất nhiều so với nhập khẩu
của Trung Quốc từ khu vực này, dẫn đến tình trạng thặng dư thương mại có lợi
cho Trung Quốc. Đồng thời, bài báo cũng chỉ rõ nhiều doanh nghiệp Trung Quốc
đã đầu tư vào Bắc Phi trong các lĩnh vực từ sản xuất ô tô, viễn thông, xây dựng,
điện tử và dịch vụ tài chính đến khai thác dầu khí. Tuy nhiên, do phạm vi có giới
hạn, nên bài báo mới chỉ khái quát tình hình FDI của Trung Quốc ở các nước
Bắc Phi.
Cuốn sách “Zhong fei guan xi yi qu cheng shu? Fa zhan, bian qian yu
hui fu” (Quan hệ Trung - Phi đã chín muồi? Phát triển, Chuyển đổi và Phục hồi,
Chính sách hiện hành và nghiên cứu phê bình) của Linda Calabrese (2016).
Cuốn sách nói về Hợp tác và Phát triển Kinh tế của Trung Quốc với các nước
châu Phi, trong đó có tình hình đầu tư của Trung Quốc vào các nước châu Phi
trong thời gian qua. Đáng chú ý, cuốn sách đề cập đến cơ chế đầu tư của Trung
Quốc vào châu Phi, chủ yếu tập trung vào ngành khai thác mỏ. Các doanh
nghiệp Trung Quốc đang cố gắng tạo hình ảnh thân thiện đối với người dân của
các nước châu Phi để mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc.
Ngoài ra, cuốn sách cũng nêu nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc cung
cấp vốn xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước châu Phi. Vì vậy, cuốn sách cho
thấy đầu tư của Trung Quốc tại châu Phi mang lại cơ hội phát triển cho lục địa
đen này, nhưng cũng gặp phải nhiều những thách thức. [125]
Cuốn sách “Châu Phi: một số vấn đề kinh tế và chính trị nổi bật từ sau
chiến tranh lạnh và triển vọng” của PGS. TS. Nguyễn Thanh Hiền (2011) làm

chủ biên. Trong cuốn sách này có đề cập đến quan hệ Trung Quốc – châu Phi từ
sau chiến tranh lạnh đến nay, đặc biệt là quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và
châu Phi. Đồng thời, cuốn sách cũng đưa ra xu hướng quan hệ kinh tế giữa
Trung Quốc và châu Phi đến năm 2020. Trong mối quan hệ này, đặc điểm nổi
bật đó là dầu lửa được coi như là chất kết dính và viện trợ là chất xúc tác tiếp tục
thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc với châu Phi. Mối quan hệ đó là sự
thành công của Trung Quốc kéo theo sự mất chủ quyền và tăng tính phụ thuộc
của các nước châu Phi vào Trung Quốc trong quá trình phát triển kinh tế. Tuy

11


nhiên, nghiên cứu này chỉ đề cập một cách khái quát đến đầu tư của Trung Quốc
ở châu Phi mà chưa đi vào nghiên cứu sâu về tình hình, đặc điểm về FDI của
Trung Quốc ở châu lục này cũng như mục đích đầu tư của Trung Quốc vào khu
vực này và tác động của dòng vốn này đối với các nước châu Phi.
Một công trình nghiên cứu khác nữa là “Trung Quốc và Nhật Bản, hai
cường quốc châu Á đang tăng cường ảnh hưởng ở châu Phi” của Nguyễn
Thanh Hiền (2007), Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 4
(132). Tác giả của bài báo đã phân tích đường lối chiến lược và chính sách cũng
như những kết quả đạt được thông qua chính trị - ngoại giao, kinh tế và xã hội
của Trung Quốc và Nhật Bản ở châu Phi. Cả hai cường quốc này đều ra sức xây
dựng hình ảnh và củng cố ảnh hưởng của mình tại lục địa đen này. Nếu Trung
Quốc lấy nguyên tắc đôi bên cùng có lợi, tôn trọng sự lựa chọn con đường phát
triển của các nước châu Phi và không can thiệp vào công việc nội bộ của họ làm
phương châm chủ đạo của mình tại lục địa đen này thì Nhật Bản lại lấy điều kiện
chính trị làm yêu cầu tiên quyết để triển khai chính sách cũng như hoạt động đầu
tư của mình tại châu Phi. Tuy nhiên, do phạm vi của bài báo có hạn, nên tác giả
cũng chỉ mới đề cập một cách khái quát đến vấn đề đầu tư của Trung Quốc tại
châu Phi.

Gần đây còn có bài báo “Đầu tư nước ngoài của Trung Quốc ở Châu
Phi trong thế kỷ XXI” của Nguyễn Xuân Bách (2016), trên Tạp chí Nghiên cứu
Châu Phi và Trung Đông, Số 2 (126). Bài viết đã đề cập đến khuôn khổ pháp lý
cho mối quan hệ đầu tư giữa Trung Quốc và Châu Phi. Tính đến năm 2013,
Trung Quốc đã ký kết 32 hiệp định đầu tư song phương và 11 hiệp định tránh
đánh thuế hai lần với các nước châu Phi. Đồng thời, Trung Quốc cũng có chính
sách thành lập các Đặc khu Kinh tế theo mô hình Trung Quốc ở châu Phi để hỗ
trợ cho các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện chính sách đầu tư ra nước ngoài
và tạo thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa của châu Phi sang Trung Quốc. Ngoài
ra, bài báo còn phân tích thực trạng đầu tư nước ngoài của Trung Quốc vào các
nước và các ngành ở châu Phi. Tính đến cuối năm 2012, vốn FDI cộng dồn của
Trung Quốc vào châu Phi đạt 21,73 tỷ USD, chiếm 4,1% tổng vốn FDI ra nước
ngoài của Trung Quốc và con số này đã tăng lên đến 26 tỷ USD vào năm 2013.

12


Phân theo nước, FDI của Trung Quốc vào châu Phi tập trung chủ yếu vào những
nước giàu tài nguyên thiên nhiên như: Nigeria, Nam Phi, Sudan, Algeria (nhiều
dầu lửa), Zambia (nhiều khoáng sản). Ngoài ra, FDI của Trung Quốc còn đổ vào
các nước khác như: CHDC Congo, Angola và Ethiopia. Nếu phân theo ngành,
lĩnh vực đầu tư, thì ngành khai thác tài nguyên chiếm 30,6% tính đến cuối năm
2011. Tiếp đến là tài chính (19,5%), công nghiệp xây dựng (16,4%) và chế tạo
(15,3%). Các ngành còn lại là bán buôn bán lẻ, nông lâm ngư nghiệp, nghiên cứu
khoa học, bất động sản, dịch vụ cho thuê và kinh doanh. Cuối cùng, bài báo đưa
ra một số nhận xét đánh giá về đặc điểm và phương pháp tiếp cận thị trường
châu Phi của các nhà đầu tư Trung Quốc. Điểm đến đối với FDI của Trung Quốc
ở châu Phi chủ yếu là những nước dồi dào nguồn tài nguyên dầu mỏ và các
nguồn tài nguyên khác phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của
Trung Quốc. Khác với các nước châu Âu, Mỹ và Nhật Bản, Trung Quốc tiến vào

châu Phi muộn hơn nhưng với phương pháp tiếp cận khác hơn. Trong khi FDI
của Nhật Bản, châu Âu và Mỹ vào châu Phi chủ yếu thông qua các công ty, tập
đoàn tư nhân lớn và tập trung vào việc tối đa hóa lợi nhuận, thì FDI của Trung
Quốc vào châu Phi chủ yếu là do các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước hoặc
một phần thuộc sở hữu nhà nước. Đáng chú ý, các tập đoàn doanh nghiệp và
ngân hàng lớn của Trung Quốc như: Sinopec, State Grid, Ngân hàng Công
nghiệp và Thương mại Trung Quốc, … đã có mặt và hoạt động rất tích cực ở
nhiều nước châu Phi.
Đáng chú ý, còn có nghiên cứu “Châu Phi trong chiến lược gieo ảnh
hưởng toàn cầu của Trung Quốc” của PGS.TS. Đỗ Đức Định (2016), Tạp chí
Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông, Số 2 (126). Bài viết chủ yếu tập trung
phân tích những nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển các quan hệ kinh tế với
các nước châu Phi, bắt đầu từ hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng và
sau đó mở rộng sang các lĩnh vực kinh tế khác như: phát triển các quan hệ
thương mại và đầu tư khai thác tài nguyên năng lượng, đầu tư vào nông nghiệp
và đưa nông dân sang châu Phi làm việc. Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến những
lợi thế (mối quan hệ truyền thống, cùng là các nước đang phát triển, dự trữ ngoại
hối lớn, vv.) và bất lợi của Trung Quốc ở châu Phi (cạnh tranh với các cường

13


quốc khác, sự phản kháng của người dân bản địa, …). Tuy nhiên, bài báo chỉ đề
cập một cách khái quát quan hệ kinh tế của Trung Quốc đặc biệt là thương mại,
cho vay, xóa nợ đối với các nước châu Phi để giành được các dự án khai thác tài
nguyên.
1.3. Về yếu tố tác động đến FDI của Trung Quốc vào châu Phi và Mỹ Latinh
Bàn về các yếu tố tác động đến FDI của Trung Quốc vào châu Phi và
Mỹ Latinh có các công trình điển hình đề cập đến yếu tố kéo như:
Nghiên cứu “Chinese Foreign direct investment in Africa: Making sense

of a new economic reality” (Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở châu Phi: Nắm
bắt tình hình kinh tế mới) của Claassen và đồng nghiệp (2012) trên tạp chí Quản
lý Kinh doanh châu Phi (African Journal of Business Management), Tập 6 (47).
Trong bài viết, các tác giả đã phân tích thực trạng FDI của Trung Quốc vào các
nước châu Phi trong giai đoạn 2003 – 2008. Trong khi các công ty phương Tây
chỉ đầu tư vào một số nước châu Phi, thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã đầu tư
vào hầu hết các quốc gia châu Phi (45/53 quốc gia). Tuy nhiên, đầu tư của Trung
Quốc chủ yếu tập trung vào những nền kinh tế có tốc động tăng trưởng trung
bình với ngành nghề đa dạng. Trong số các nước đó, Nam Phi là quốc gia hấp
dẫn nhất đối với FDI của Trung Quốc. Đồng thời, tác giả sử dụng phân tích dữ
liệu panel để chỉ ra quy mô thị trường, đất nông nghiệp, dầu lửa và các loại
khoáng sản là những yếu tố kéo đối với FDI của Trung Quốc vào các nước châu
Phi. Điều đó cho thấy các doanh nghiệp Trung Quốc không chỉ bị thúc đẩy bởi
yếu tố khai thác tài nguyên, khoáng sản mà còn cả yếu tố quy mô thị trường
(GDP, cơ sở hạ tầng, sự ổn định về chính trị và vấn đề tham nhũng).
Nghiên cứu khác là “China’s role in the re-agriculturalization in Latin
America economies: Blessing or Curse?” (Vai trò của Trung Quốc trong việc
tái nông nghiệp hóa ở các nền kinh tế Mỹ Latinh: Điều tốt lành hay tai họa?) của
Moottatarn, M. (2012), Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, Đại học
Claremont McKenna, Argentina. Trong bài viết, tác giả đã nêu rõ những đặc
điểm trong ngành nông nghiệp của Argentina và chỉ ra nông nghiệp của nước
này rất hấp dẫn đối với FDI của Trung Quốc ở Mỹ Latinh vì Argentina có đất đai
phì nhiêu và có thế mạnh trong sản xuất đỗ tương. Do đó, nhiều doanh nghiệp

14


Trung Quốc đã hướng đầu tư của họ vào sản xuất và chế biến đỗ tương ở quốc
gia châu Mỹ này để xuất khẩu trở lại Trung Quốc trong bối cảnh quốc gia đông
dân nhất thế giới đang thiếu hụt lương thực trầm trọng.

Một nghiên cứu nữa là “Foreign Direct Investment from China, India
and South Africa in sub-Saharan Africa: A new or Old Phenomenon?” (Đầu
tư trực tiếp nước ngoài từ Trung Quốc, Ấn Độ và Nam Phi ở châu Phi cận
Sahara: Một hiện tượng cũ hay mới?) của Henley J. và đồng nghiệp (2008), Viện
Nghiên cứu Kinh tế Phát triển – Liên Hợp Quốc đã khảo sát các doanh nghiệp
Trung Quốc trong lĩnh vực dệt may và sản xuất phụ kiện cho ngành may mặc ở
Đông Phi. Các tác giả đã phát hiện nhiều doanh nghiệp Trung Quốc đã hình
thành nền tảng xuất khẩu ở Đông Phi để tận dụng chế độ ưu đãi của Mỹ và EU
dành cho hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ các nước châu Phi. Nhờ đó, hàng
hóa của Trung Quốc có thể thâm nhập thị trường Mỹ và EU một cách dễ dàng.
Bên cạnh những công trình liên quan đến yếu tố kéo nêu trên, còn có
những công trình đề cập đến yếu tố đẩy đối với FDI của Trung Quốc vào châu
Phi và Mỹ Latinh như sau:
Bài viết “China’s Outward Direct Investment in Africa” (Đầu tư trực tiếp
của Trung Quốc ở châu Phi) của Cheung, J. W. và đồng nghiệp (2012), được
đăng trên Tạp chí Kinh tế Quốc tế (Review of International Economics). Trong
bài viết, các tác giả đã sử dụng dữ liệu chính thức của Trung Quốc và dữ liệu từ
các tổ chức quốc tế như OECD và IMF để chỉ ra thực trạng FDI của Trung Quốc
vào châu Phi trong giai đoạn 2003 – 2009. Ngoài ra, các tác giả còn phân tích
những yếu tố tác động đến dòng vốn FDI của Trung Quốc vào châu Phi như: tìm
kiếm thị trường, quan hệ kinh tế, tìm kiếm tài nguyên và chính sách của Trung
Quốc đối với khu vực châu Phi. Qua đó, nghiên cứu cho thấy quy mô thị trường
và quan hệ kinh tế có tác động tích cực đối với đầu tư của Trung Quốc vào châu
Phi. Các doanh nghiệp Trung Quốc thường tập trung vào những nước có quy mô
thị trường tốt (được đánh giá bằng GDP và tiềm năng tăng trưởng GDP thực tế).
Ngoài ra, đầu tư của Trung Quốc còn hướng vào các nước giàu tài nguyên. Tuy
nhiên, động cơ tìm kiếm tài nguyên chỉ xuất hiện từ những năm 2000. Nghiên
cứu cũng chỉ ra những nước có quan hệ thương mại lớn và có các dự án hợp

15



đồng tổng thầu với Trung Quốc thường là những nước nhận được nhiều vốn FDI
từ các doanh nghiệp Trung Quốc.
Một nghiên cứu khác nữa là “What drives China’s role in Africa?” (Điều
gì thúc đẩy vai trò của Trung Quốc ở châu Phi) của Wang, J. Y. (2007), Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF). Trong nghiên cứu đó, tác giả đã trình bày thương mại,
viện trợ và đầu tư của Trung Quốc với các nước châu Phi trong giai đoạn 2000 –
2006 và chỉ rõ cả ba yếu tố trên (thương mại, viện trợ và đầu tư) đều giúp tăng
cường quan hệ của Trung Quốc đối với các nước châu Phi. Ngoài ra, tác giả còn
sử dụng các mô hình phân tích định lượng để chỉ ra chính sách của Trung Quốc
đối với châu Phi và vai trò của các thể chế tài chính nhà nước cũng như chiến
lược “đi ra ngoài” của Trung Quốc đều có tác động thúc đẩy dòng vốn FDI của
Trung Quốc vào các nước châu Phi.
Điều đáng chú ý là vai trò của Chính phủ Trung Quốc đối với FDI ra nước
ngoài của quốc gia đông dân nhất thế giới này. Bài viết “China’s Overseas
Foreign Direct Investment and the Role of the Government” (Đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của Trung Quốc và vai trò của Chính phủ nước này) của Xing, Y.
(2012), Viện Ngân hàng Phát triển châu Á, Tokyo, Nhật Bản, đã chỉ rõ Nhà nước
Trung Quốc can thiệp vào thị trường vốn làm cho nó bị bóp méo. Do đó, các
doanh nghiệp nhà nước có thế tiếp cận với các nguồn vốn có mức lãi suất thấp
hơn trên thị trường. Điều đó làm cho các doanh nghiệp Trung Quốc có lợi thế
hơn so với các doanh nghiệp của các nước phương Tây khi đầu tư ra nước ngoài.
Đó là lý do tại sao nhiều doanh nghiệp Trung Quốc sẵn sàng đầu tư vào những
nước bất ổn chính trị ở châu Phi như Sudan và Zimbabwe trong khi doanh
nghiệp của các nước phương Tây lại rút khỏi những nước bất ổn chính trị này.
Ngoài ra, nghiên cứu “Chinese FDI in Latin America: Does Ownership
Matter?” (Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc ở Mỹ Latinh: Quyền sở hữu có quan
trọng không?) của Peter, Enrique Dussel (2015), Nhóm Nghiên cứu về Môi
trường và Phát triển ở châu Mỹ cho thấy Chính phủ Trung Quốc sẵn sàng cung

cấp vốn cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư vào các lĩnh vực tài nguyên thiếu
hụt trong nước. Nghiên cứu này đã chỉ ra 87% vốn FDI của Trung Quốc vào khu
vực Mỹ Latinh và Caribe trong giai đoạn 2000-2011 là từ doanh nghiệp nhà

16


nước và chỉ có 13% từ doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, 99% vốn FDI của các
doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc tập trung vào khai thác tài nguyên và năng
lượng, nhưng chỉ có 8% vốn FDI của doanh nghiệp tư nhân tập trung vào hai
lĩnh vực này.
Một nghiên cứu khác nữa là “Zhong guo de la mei zheng duo zhan: Qu
nian xiang la mei zhu zi shu shi yi mei yuan” (Thế trận của Trung Quốc tại Mỹ
Latinh: đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Mỹ Latinh) tác giả Tình Thiên (2016) đăng
trên Bản tin Tài chính của Trung Quốc. Bài viết phân tích tình hình đầu tư của
Trung Quốc vào Mỹ Latinh từ 2012 đến 2015. Năm 2012, đầu tư của Trung
Quốc vào Mỹ Latinh là 7 tỷ USD và con số này đã lên đến 29 tỷ USD năm 2015.
Ngoài ra, tác giả còn so sánh đầu tư của Trung Quốc và đầu tư của Mỹ vào khu
vực Mỹ Latinh. Đáng chú ý, bài viết còn lý giải vì sao Trung Quốc ngày càng có
mối quan hệ chặt chẽ với Mỹ Latinh hơn so với Mỹ. Thứ nhất, nhu cầu về dầu
ăn, đậu nành, ngũ cốc và các loại nguyên liệu khác của Trung Quốc ngày càng
tăng, trong khi nguồn cung các loại nguyên liệu này của các nước Mỹ Latinh khá
phong phú và đa dạng. Đây chính là một trong những nguyên nhân thúc đẩy đầu
tư của Trung Quốc vào các vào các nước Mỹ Latinh để tìm kiếm nguồn nguyên
liệu. Thứ hai, đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ Latinh nhằm tìm kiếm việc làm
cho lao động Trung Quốc. Trung Quốc cung cấp vốn đầu tư cho nhiều dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng ở Mỹ Latinh, sau đó Trung Quốc đưa công nhân của mình
sang làm việc tại đó. Thứ ba, Trung Quốc sử dụng chiêu bài không can thiệp vào
công việc nội bộ của các Mỹ Latinh. Trong khi đó, Mỹ lại yêu cầu các vấn đề
dân chủ và nhân quyền đối với các nước Mỹ Latinh. Do đó, đầu tư của Trung

Quốc được nhiều nước Mỹ Latinh trào đón trong thời gian gần đây [124].
1.4. Tác động từ FDI của Trung Quốc đối với các nƣớc châu Phi và Mỹ
Latinh
Bàn về tác động của dòng vốn FDI đối với các nước đối với các nước
châu Phi và Mỹ Latinh có các công trình nghiên cứu điển hình sau:
Cuốn sách “Africa’s Silk Road: China and India’s new economic
frontier” (Con đường tơ lụa của châu Phi: Mặt trận kinh tế mới của Trung Quốc
và Ấn Độ) của Broadman, Harry G. (2007), Ngân hàng Thế giới. Trong cuốn

17


×