Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Báo cáo thực tế nghề nghiệp ngành Bảo vệ thực vật Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây ớt tại Công ty CP ĐT và TM Papaarch cơ sở tại tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.23 MB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
KHOA NÔNG HỌC

BÁO CÁO
THỰC TẾ NGHỀ NGHIỆP NGÀNH BẢO VỆ THỰC VẬT

Nhiệm vụ:
Tham gia hoạt động trồng và chăm sóc cây ớt tại Công ty CP ĐT và
TM Papaarch cơ sở tại tỉnh Quảng Bình

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thùy
Lớp: BVTV47
GVHD: TS. Nguyễn Đình Thi
Công ty thực tập: CÔNG TY CP ĐT VÀ TM PAPAARCH
Địa chỉ: 1) Trại giam Đồng Sơn, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình
2) Doanh trại quân đội-Kho đạn K830, xã Vạn Ninh, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình
Hướng dẫn viên cơ quan: KS. Dương Quang Đại Thắng
SĐT: 0935809536

Huế, 2016

1


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với
TS. Nguyễn Đình Thi người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tế nghề cũng như hoàn thành bài báo cáo này. Tôi cũng xin cảm ơn
các quý Thầy, Cô trong khoa Nông học đã trực tiếp hoặc gián tiếp giúp đỡ tôi
trong thời gian vừa qua.


Tôi cảm ơn Công ty đã cho phép cũng như tạo điều kiện và môi trường làm
việc, sinh hoạt thuận lợi cho tôi hoàn thành đợt thực tế nghề này.
Cảm ơn anh Dương Quang Đại Thắng – người giám sát, hướng dẫn và các
chú, các anh trong Công ty những người đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ
nhiều kiến thức cho tôi trong thời gian thực tế nghề vừa qua.
Trong quá trình thực tế nghề, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo,
khó tránh khỏi sai sót rất mong các Thầy, Cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý
luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được ý kiến đóng góp Thầy, Cô để
em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài luận văn tốt
nghiệp sắp tới.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Chú, các Anh tại Công ty CP ĐT
và TM Papaarch luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong
công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
1.2 Mục tiêu thực tế nghề
1.2.1

Mục tiêu chung

1.2.2


Mục tiêu cụ thể

PHẦN 2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
2.1 Tổng quan về công ty CP ĐT và TM Papaarch
2.1.1 Thông tin chung
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.3 Cơ cấu tổ chức công ty
2.1.4 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh chính của công ty
2.2 Nhiệm vụ chính của công ty Papaarch cơ sở tại Quảng Bình
PHẦN 3. NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC
THỰC HIỆN
3.1 Tìm hiểu và đưa ra quy trình trồng ớt không phân chuồng
3.2.Trồng và chăm sóc cây ớt
3.3 Bón thúc lần 1 cho cây ớt
3.4 Chăm sóc vườn ươm cây ớt mới
3.5 Quan sát và kiểm tra tình hình sâu bệnh hại ớt
PHẦN 4. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1 Thuận lợi
4.2 Khó khăn
4.3 Bài học kinh nghiệm
PHẦN 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
5.2 Kiến nghị
PHẦN 6. NHẬT KÝ THỰC TẾ NGHỀ

3


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề

Trong xã hội hiện nay, sinh viên Việt Nam nói chung cũng như sinh
viên trường Nông Lâm Huế, khoa Nông học nói riêng thì tình trạng sinh viên
còn nặng về kiến thức lý thuyết và chưa đi sâu vào thực hành, thực tiễn nhiều.
Đây là vấn đề đang được các trường cũng như khoa Nông học trường Đại Học
Nông Lâm Huế quan tâm, chú trọng. Nhằm khắc phục tình trạng đó thì việc cho
sinh viên đi thực tế nghề nghiệp là một trong những phương pháp hiệu quả.
Thực tập định hướng nghề nghiệp là một hoạt động vô cùng quan trọng,
thông qua thực tế sinh viên có thể tiếp thu được những kinh nghiệm cho bản
thân và rèn luyện cho mình về cách làm việc trong môi trường nghề nghiệp,
bằng cách tham gia trực tiếp vào các công việc hay các hoạt động của công ty.
Sinh viên có thể hiểu biết hơn về các kĩ năng, sự quản lý hay sự tương tác giữa
các cá nhân cũng như giữa cá nhân với môi trường làm việc từ đó sinh viên sẽ
trau dồi, củng cố và nâng cao về kiến thức, kĩ năng, định hướng đi phù hợp cho
nghề nghiệp trong tương lai.
Được sự phân công của khoa cũng như nguyện vọng của bản thân, tôi
đã chọn Công ty CP ĐT và TM Papaarch cơ sở tại tỉnh Quảng Bình là địa điểm
thực tế nghề trong thời gian từ 21/01/2016 tới 20/03/2016.
1.2. Mục tiêu thực tập
1.2.1. Mục tiêu chung
-

Làm quen được môi trường làm việc trong lĩnh vực chuyên môn mình

theo học.
-

Nâng cao kiến thức thực tế, tích góp kinh nghiệm qua quá trình làm

-


Hoàn thiện các nhóm kỹ năng mềm thông qua sự tiếp xúc với cá nhân

việc.
trong công ty, rèn luyện thái độ và trách nhiệm nghề nghiệp.
-

Rèn luyện ý thức, tinh thần trách nhiệm với công việc. Biết cách sắp

xếp thời gian và lập kế hoạch công việc.
4


-

Hoàn thành quá trình thực tế nghề và làm tốt bài báo cáo kết thúc môn

học.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Quan sát học hỏi và thực hiện các công việc như một công nhân thực sự

trong công ty.
-

Nâng cao kiến thức chuyên môn, áp dụng các kiến thức lý thuyết mình

đã học vào thực tiễn sản xuất.
-


Rèn luyện các kỹ năng:

+ Kỹ năng giao tiếp.
+ Kỹ năng làm việc nhóm cũng như làm việc độc lâp.
+ Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian.

5


PHẦN 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP
2.1. Tìm hiểu và làm quen với công ty CP ĐT và TM Papaarch cơ sở
tại tỉnh Quảng Bình
2.1.1 Thông tin chung

TÊN CÔNG TY: Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Papaarch
ĐỊA CHỈ : Tầng 6, tòa nhà 78, đường Bến Nghé, phường Phú Hội, thành
phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
ĐIỆN THOẠI: (0543) 822632

FAX: (0543) 938082

Email:
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Papaarch được thành lập theo
quyết định số 3301153580 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cấp
ngày 26 tháng 01 năm 2010.
Sau hơn 5 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, sản
xuất chế biến, và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp…
Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Thương Mại Papaarch đã và đang có đội ngũ nhân
viên hơn 30 người, trong đó có gần 10 thạc sĩ, cử nhân, kỹ sư, kiến trúc sư và

giám sát đáp ứng được yêu cầu chuyên môn trong công việc. Bên cạnh đó doanh
nghiệp chúng tôi còn liên tục trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại để đảm bảo
công việc được vận hành tốt, đúng tiến độ và cam kết luôn đạt chất lượng tốt
nhất cho quý khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.
Với đội ngũ quản lí, nhân công có năng lực và trình độ chuyên môn cao;
phong cách làm việc sáng tạo và đặc biệt là luôn nỗ lực hết mình cùng tập thể
6


nhằm đáp ứng cao nhất các yêu cầu của công việc. Ngoài ra, công ty chúng tôi
cũng tạo được các mối quan hệ, sự hợp tác lâu dài, chặt chẽ với các chuyên gia
đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, chế tạo vật liệu, xây dựng…để hỗ trợ tư
vấn , giám sát, hỗ trợ thi công, vận hành công việc có chất lượng, uy tín để đảm
bảo niềm tin cho quý khách hàng, đối tác và nhà đầu tư khi đến với doanh
nghiệp chúng tôi.
Qua nhiều dự án, đơn hàng đã thực hiện, Công ty Cổ Phần Đầu Tư và
Thương Mại Papaarch đã có sự tín nhiệm của nhiều cá nhân, đơn vị, tổ chức;
từng bước xây dựng và khẳng định thương hiệu của mình và không ngừng phát
triển vững mạnh để luôn là một điểm đến tin cậy của quý khách hàng, đối tác và
nhà đầu tư.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức công ty
GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH

Các trưởng văn phòng đại

Trợ lý giám đốc điều hành

diện

PHÒNG

HÀNH
CHÍNHKẾ

PHÒNG
TÀI
CHÍNHKẾ TOÁN

PHÒNG
KINH
DOANHTIẾP THỊ

PHÒNG
SẢN
XUẤTKỸ

PHÒNG
NHÂN SỰ

THUẬT

HOẠCH

Hệ thống nhân viên trực thuộc

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ THƯƠNG
MẠI PAPAARCH

7



Ban quản lý, bao gồm:
-

Giám đốc điều hành

-

Trợ lý giám đốc điều hành

-

Phụ trách công tác đối nội - đối ngoại

: Bà Nguyễn Thị Thái Thanh

-

Trưởng phòng hành chính - kế hoạch

: Ông Trần Ngọc Trung

-

Trưởng phòng kinh doanh- tiếp thị

-

Trưởng phòng kế toán- tài chính

-


Trưởng phòng sản xuất- kỹ thuật,

: Ông Nguyễn Hữu Châu Lâm

-

Trưởng phòng nhân sự

: Ông Trần Văn Tài

-

Trưởng đại diện hợp tác với Trung tâm ươm tạo

và chuyển giao công nghệ, Đại học Huế

: Ông Đỗ Hoài Phong
: Ông Trần Ngọc Trung

: Ông Dương Quang Đại Thắng
: Bà Phan Thị Nguyên

: Bà Phạm Thị Diễm Thi

Trưởng đại diện hợp tác với trường -

-

ĐH Nông Lâm, Huế.


: Bà Nguyễn Thị Thái Thanh

-

Trưởng đại diện văn phòng giao dịch miền Nam

: Bà Lê Thị Kiều Ngân.

-

Trưởng đại diện văn phòng giao dịch miền Bắc

: Ông Hà Văn Lâm

-

Trưởng đại diện văn phòng giao dịch miền Trung : Ông Nguyễn Đức Anh

Tống
Và các đội trưởng các tổ, đội nhóm cùng với hệ thống nhân viên trực

-

thuộc các phòng ban
2.1.4. Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh chính của công ty
a. Mục tiêu : Công ty Papaarch được thành lập và luôn theo tôn chỉ tham
gia đầu tư hiệu quả, tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao, đóng góp vào sự
phát triển chung của các ngành nghề địa phương mà công ty đang hoạt động,
đồng thời đảm bảo các chính sách đãi ngộ nhân viên tốt cùng với hệ thống quản

lý chuyên nghiệp, nâng cao giá trị thương hiệu của công ty nhằm mang đến sự
hài lòng cho quý khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư.
b. Ngành nghề kinh doanh chính của Công ty:
- Thiết kế, xây dựng công trình dân dụng và công trình thuộc dự án công
nghiệp.
- Gia công và chế biến gỗ có nguồn gốc hợp pháp, sản xuất các sản
8


phẩm liên quan đến vật liệu gỗ.
- Trồng trọt, chăn nuôi hỗn hợp; Sản xuất thức ăn chăn nuôi.
- Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp; Sản xuất phân bón và hợp
chất ni tơ
- Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật
- Các dịch vụ tư vấn về khoa học kỹ thuật (tư vấn về nông nghiệp, kinh
tế, nguồn năng lượng…)
Công ty có nhiệm vụ tổ chức hoạt động kinh doanh trong phạm vi
ngành nghề đã đăng ký và trong khuôn khổ pháp luật Nhà nước quy định.
2.2 Nhiệm vụ chính của công ty Paparch cơ sở tại Quảng Bình
Trồng và chăm sóc ớt
Các bước trồng và chăm sóc cây ớt.
Bước 1: Làm vườn ươm cây con.
Bước 2: Loại bỏ tàn dư thực vật. Cày, bừa đất kĩ.
Bước 3: Lên luống, san luống. Đào hố trồng.
Bước 4: Bón lót phân, đảo phân.
Bước 5: Trồng cây.
Bước 6: Tưới nước.
Bước 7: Bón thúc, quan sát sâu bệnh và đưa ra biện pháp phòng trừ.

9



Hình 2.1: Cây ớt chỉ thiên

Hình 2.2: Vườn ớt chỉ thiên

Trồng và chăm sóc sả.

Hình 2.3: Vườn sả

10


PHẦN 3 : NHỮNG NHIỆM VỤ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐÃ ĐƯỢC
THỰC HIỆN
3.1 Tìm hiểu và đưa ra quy trình trồng ớt không phân chuồng
Ý nghĩa công việc: Giúp cho sinh viên bước đầu nắm được các kiến
thức cơ bản về cây ớt, hiểu được quy trình kĩ thuật cây ớt để thuận lợi hơn cho
việc thực hiện các công việc tiếp theo.
3.2 Trồng và chăm sóc ớt


Trồng ớt
Chuẩn bị cọc chống cho ớt: Cọc chống dài 1-1,2m, đường kính 2-3cm.

Cọc chống được cắm vào cho ớt lúc cây chuẩn bị trổ hoa.
Ý nghĩa: Cọc chống giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không
chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng
suất, giúp kéo dài thời gian thu trái.
Vệ sinh đồng ruộng và dọn dẹp tàn dư thực vật:

Ý nghĩa công việc: Vệ sinh đồng ruộng có tác dụng dọn sạch cỏ dại, tàn
dư thực vật mang mầm mống sâu bệnh nhằm giảm sự gây hại của sâu bệnh cho
cây ớt khi trồng.

Hình 3.1: Dọn dẹp tàn dư thực vật và vệ sinh đồng ruộng

11


San luống và đào hố trồng ớt
Ý nghĩa công việc: San luống giúp cho luống bằng phẳng, tránh ngập
úng vào mùa mưa
Bài học kinh nghiệm: Trong quá trình đi thực tế nghề em rút ra được là:
+ Luống trồng: Rộng: 1,6-1,7m, Cao: 20- 35cm.
+ Hố sâu: 10-15cm. Khoảng cách hố là 50*60cm hoặc 50*70cm. Đào hố có
2 cách là đào theo kiểu nanh sấu hoặc đào hố song song nhau.
Kiểu nanh sấu: + Ưu điểm: Giúp cây tận dụng được ánh sáng mặt trời.
+ Nhược điểm: Số lượng hố ít hơn nên trồng được ít cây.

Hình 3.2: Đào hố trồng ớt
Bón phân: Bón lót phân super lân lâm thao 30 kg/1 sào (500m2), 1 hố
bón 18g phân.
Bài học kinh nghiệm: Không nên bón lót super lân Lâm Thao, đạm Phú
Mỹ với Kali theo tỉ lệ 1-1-1, mỗi hố là 15-18g hỗn hợp phân đó. Vì sẽ làm cho
cây ớt chết, do lượng đạm và kali quá lớn.

12


Hình 3.3: Bón phân trồng ớt

Đảo phân: đảo kỹ để tránh làm thối cây.
+ Cách thực hiện: Dùng cuốc để tiến hành đảo phân.

Hình 3.4 : Đảo phân để trồng ớt
Rải cây, trồng cây ớt
+ Nên trồng khi cây giống có 5 lá, cao khoảng 25cm. Đây là thời kỳ
chọn cây giống đem trồng sang vườn sản xuất tốt nhất. Chọn cây khỏe mạnh,
13


không sâu bệnh, thân cứng và to, các đốt lá gần nhau.
+ Cây * cây: 50cm
+ Hàng * hàng: 60cm

Hình 3.5: Rải cây để chuẩn bị trồng

Hình 3.6: Trồng ớt

+ Nên nén chặt cây, nhưng phải cẩn thận để tránh làm tổn thương cây.
+ Nên trồng lúc sáng sớm hoặc chiều tối, tránh trồng lúc trời nắng.
Tưới cây: Tưới để cho độ ẩm đất đạt khoảng 80% là vừa đủ. Tưới nước
sau khi trồng để đảm bảo đủ nước cho cây, hạn chế cây bị héo và chết khô.
Không tưới vào buổi trưa hay lúc nhiệt độ quá cao vì sẽ làm cho cây bị xốc
nhiệt.
Ớt cần nhiều nước nhất lúc ra hoa rộ và phát triển trái mạnh. Giai đoạn này
thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới
rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3-5 ngày tưới/lần. Tưới thấm
vào rãnh tiết kiệm nước, không văng đất lên lá, giữ ẩm lâu, tăng hiệu quả sử
dụng phân bón. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu.


14


Hình 3.7: Tưới nước cho cây sau khi trồng
3.3 Bón thúc lần 1 cho cây ớt
Bón thúc Urê cho cây từ 2-3kg / 500m2.
Bón thúc đạm đối với ớt đã trồng từ 7-10 ngày.
Cách bón: Bón cách gốc cây 5-10 cm sau đó lấp đất lại để tránh Urê hao
hụt do bốc hơi. Không để urê tiếp xúc với lá nếu thời tiết nắng to vì sẽ làm cháy
lá. Nên bón thúc vào lúc sáng sớm hoặc chiều tối.

Hình 3.8: Bón thúc Urê cho ớt

15


3.4 Chăm sóc vườn ươm cây ớt mới

Hình 3.9: Cây ớt ở vườm ươm cũ

Hình 3.10 : Cây ớt ở vườn ươm mới

Hình 3.11 : Tưới nước cho vườn ươm mới
- Ngày tưới 2 lần, sáng và tối. Để tránh sương muối ta cần làm vòm phủ nilon cho vườm ươm. Khi tưới phải gỡ nilon lên, sau khi tưới phủ nilon lại để
tránh sương muối.
16


- Rải thêm cát để giúp cho rễ cây con có chỗ bám . Chú ý tránh việc tưới
nước làm xói mòn bề mặt luống vì sẽ làm trôi hạt giống.

3.5 Quan sát, tìm hiểu các sâu bệnh hại ớt tại nơi thực tế và đưa ra các
biện pháp phòng trừ
Bệnh đốm lá trắng ớt
-

Bệnh gây hại chủ yếu trên lá bánh tẻ đến lá già.

-

Vết bệnh lúc đầu nhỏ có màu xanh đậm, sau đó vết bệnh lớn dần vết

bệnh có màu trắng, viền màu nâu đậm. Bệnh nặng làm cho lá rụng sớm, giảm
năng suất, trái nhỏ. Bệnh ít hoặc không tấn công trên trái.
Tác nhân gây bệnh
-

Do nấm Cercospora capsici gây ra.

Biện pháp phòng trị
-

Khi thấy bệnh nặng phun thuốc Copper B 75 WP, Score 250 WP,

FOLPAN 50SC ... nồng độ 0,2 - 0,4%.

Hình 3.12 : Bệnh đốm lá trắng hại ớt

17



Bệnh xoăn lá (bệnh khảm)
Triệu chứng
Bệnh thường làm lá đọt nhỏ, xoắn lại, lá không phát triển, lóng ngắn, cây
trở nên giòn dễ gãy. Bệnh nặng cây còi cọc, hoa bị vàng nhỏ và rụng, cây rất ít
trái, trái nhỏ và vặn vẹo. Cuối cùng cây có thể bị chết.
Tác nhân gây bệnh
-

Do virus gây ra; côn trùng chích hút như rầy mềm, bù lạch là vector

truyền bệnh.
Biện pháp phòng trừ
-

Không sử dụng nguồn giống ở những ruộng bị bệnh.

-

Bón phân cân đối và tăng cường thêm lượng phân chuồng hoai mục để

tăng khả năng chống chịu được bệnh.
-

Phun thuốc trừ nhóm côn trùng chích hút bằng thuốc ACTARA 25WG,

VERTIMEC 1.8 ND

Hình 3.13 : Ớt bị xoăn lá

18



MỘT SỐ BỆNH KHÁC THƯỜNG GẶP Ở ỚT
Bệnh thán thư

Nguyên nhân:
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides.
Triệu chứng :
Bệnh thán thư khá phổ biến trên ớt, lúc ớt còn trên ruộng hay sau khi thu
hoạch. Bệnh có thể xảy ra trên lá nhưng thường thấy trên trái ớt non và ớt chín.
Trên trái vết bệnh mới đầu chỉ là một chấm nhỏ, sau lan rộng rất nhanh, vết bệnh
lõm xuống và có thể thấy các vòng tròn đồng tâm. Bệnh thán thư thường xuất
hiện khi thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, ẩm độ cao, sáng nắng, chiều mưa. Mầm
bệnh nầm trong hạt, tàn dư cây trồng, dụng cụ thu hoạch và tồn trữ.
Phòng trừ :
-

Luân canh cây trồng

-

Gom trái đem tiêu hủy

- Sau thu hoạch, thu dọn tàn dư cây trồng, tiêu hủy.
- Tránh gây tổn thương trái khi thu hoạch, loại bỏ trái bệnh.
- Dùng giống sạch bệnh, không dùng hạt ở trái bệnh để làm giống. Xử lý
hạt giống bằng nước nóng 2 sôi, 3 lạnh.
- Phun thuốc hoá học: có thể dùng các thuốc đặc trị sau : Carbenzim 50WP,
500FL, Thio M 70WP, 500FL, Mexyl MZ 72WP.
Bệnh héo xanh vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum )

Nguyên nhân :
19


- Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây ra.
Triệu chứng:
- Bệnh gây hại ớt ở các giai đoạn sinh trưởng nhưng nặng nhất là vào giai
đoạn ớt trong giai đoạn thu hoạch.
- Ban đầu cây có biểu hiện héo, sau đó phục hồi vào ban đêm. Sau vài ngày
thì cây chết không phục hồi được nữa, lá không chuyển màu vàng. Khi cây bị
héo nhưng vẫn giữ được màu xanh. Bệnh có thể làm chết cả cây hoặc chết dần
từng nhánh, gốc cây bị thối nhũn.
Điều kiện phát sinh, phát triển
- Vi khuẩn phát triển mạnh ở nhiệt độ 30-350C. nguồn bệnh tồn tại rất lâu
trong đất. VK xâm nhập vào cây qua vết thương, lan truyền qua cây bệnh và
dụng cụ lao động.
- Nguồn bệnh tồn tại trong đất, hạt giống, tàn dư cây bệnh để trở thành
nguồn bệnh cho vụ sau, năm sau.
Biện pháp phòng trừ:
+ Biện pháp canh tác:
- Sử dụng giống ớt chống chịu bệnh,
- Luân canh với cây trồng khác họ.
- Vệ sinh đồng ruộng. Không để cây bệnh tồn tại trên ruộng bởi vì đó là
nguồn lây lan bệnh trên đồng ruộng.
- Tăng cường nguồn phân hữu cơ cho cây khỏe (có thể dùng phân ủ) để
tăng khả năng chống chịu bệnh của cây.
+ Biện pháp hóa học: sử dụng thuốc Fugous Proteoglycans (Elcarin 0.5SL)
để phòng trừ.

20



Hình 3.14: Ớt bị héo xanh

21


PHẦN 4: THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
4.1 Thuận lợi
- Được khoa Nông học tạo điều kiện thực tập, dưới sự chỉ bảo, giúp đỡ tận
tình của giáo viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Đình Thi, giúp tôi phần nào bớt bỡ
ngỡ còn trong chuyến thực tế và xác định được nhiệm vụ cần làm là gì.
- Công ty tạo điều kiện và môi trường làm việc, điều kiện chỗ ăn cho sinh
viên thực tế nghề.
- Được sự hướng dẫn nhiệt tình của hướng dẫn viên công ty là anh Dương
Quang Đại Thắng. Anh luôn giúp đỡ nhiều trong công việc cũng như truyền đạt
nhiều kiến thức thực tế.
- Các bác, các anh nhân viên trong công ty luôn hòa đồng, giúp đỡ và
hướng dẫn các công việc cho sinh viên.
4.2 Khó khăn
- Thời gian đầu còn bỡ ngỡ với công việc.
- Kiến thức chuyên môn còn chưa cao cũng như các kỹ năng còn yếu.
Nặng về lý thuyết, chưa đi sâu vào thực tiễn nhiều.
- Còn thiếu sự tự tin khi trình bày các quan điểm, ý kiến cá nhân.
- Làm việc trên núi vào mùa đông thời tiết rất lạnh nên ảnh hưởng tới sức
khỏe và tiến độ công việc.
-

Đường đi lại xa và dốc gây ra nhiều khó khăn.


- Thời gian, sự sắp xếp công việc từ phía công ty còn chưa rõ ràng, cụ thể.
4.3 Bài học kinh nghiệm
Nhận thức về nghề nghiệp
-

Thông qua việc thực tế nghề đã giúp tôi làm quen với môi trường làm

việc và biết cách sắp xếp thời gian trong công việc. Đặc biệt giúp tôi linh hoạt
hơn, nhận biết được những tình huống có thể xảy ra trong công việc mà trong lý
thuyết việc nắm bắt chúng còn hạn chế và có thể tìm ra biện pháp xử lý kịp thời.
-

Phải có tính kiên nhẫn, chăm chỉ và sáng tạo. Có tinh thần trách nhiệm

đối với công việc cấp trên giao cho.
- Ngành BVTV mà tôi đang theo học nói riêng và các ngành thuộc lĩnh
22


vực trồng trọt nói riêng đều rất vất vả .Vì vậy bản thân cần phải có niềm đam mê
với nó, có tinh thần chịu khó thì mới có thể đạt kết quả tốt.
Về môi trường nghề nghiệp:
-

Làm việc trong môi trường mới có nhiều mối quan hệ ban đầu còn rụt

rè, chưa quen, nhưng sau 2 tháng thực tế nghề tôi đã chủ động hơn trong công
việc và trong giao tiếp.
- Rèn luyện và nâng cao tính tổ chức, kỷ luật và ý thức chấp hành luật lao
động.

- Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh.
Về kiến thức
-

Giúp tôi học hỏi được một số kiến thức thực tế như trồng và chăm sóc

ớt, quan sát tìm hiểu các sâu bệnh trên cây ớt và biện pháp phòng trừ.
-

Biết cách chăm sóc vườn ươm ớt.

-

Bổ sung các kiến thức chuyên ngành BVTV cũng như kiến thức ngành

trồng trọt...
Về kỹ năng
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một kỹ năng cơ bản nhưng rất quan trọng
trong công việc và trong cuộc sống. Trong chuyến đi thực tế làn này đã giúp tôi
rèn luyện và nâng cao kĩ năng giao tiếp của bản thân. Khi giao tiếp với giáo viên
hướng dẫn, với giám đốc công ty thì cần lễ phép, lịch sự, khiêm tốn. Với bạn bè
trong nhóm cũng cần thể hiện sự tôn trọng, lịch sự trong giao tiếp.
- Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập:
+ Khi làm việc độc lập cần lên kế hoạch rõ ràng, cụ thể. Phải biết sắp xếp
thời gian rõ ràng giữa các công việc…
+ Đối với làm việc nhóm cần tôn trọng ý kiến của mỗi cá nhân đồng thời
cũng cần nêu lên quan điểm của bản thân. Biết điều hòa các mối quan hệ giữa
các thành viên trong nhóm và giải quyết tốt các mâu thuẫn nếu có.
-


Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý thời gian:
Biết cách chủ động và sắp xếp thời gian trong công việc hợp lý.
Lập kế hoạch công việc để dễ dàng hình dung và hoàn thành công việc

một cách có hiệu quả.
23


-

Kỹ năng quản lý : Đây là một kỹ năng quan trọng đối với một người

quản lý. Muốn công việc được tiến hành tốt, thuận lợi thì phải biết cách quản lý
nhóm, quản lý công nhân. Là một người quản lý thì cần có lập trường rõ ràng,
phải kết hợp được sự mềm dẻo và cứng rắn trong giải quyết các vấn đề.

24


PHẦN 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Thực tế nghề nghiệp là một môn học rất bổ ích và thiết thực. Là cầu nối
gắn kết các kiến thức lý thuyết vào thực tế cho sinh viên. Giúp sinh viên trau dồi
và nâng cao kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cũng như kĩ năng
trong cuộc sống, tích lũy thêm các kinh nghiệm thực tế mà trên lớp, trong ghế
nhà trường không có.
2 tháng thực tế nghề tại công ty được làm việc giống như nhân viên của
công ty giúp cho tôi được trải nghiệm và làm quen với công việc của một kĩ sư,
một công nhân thực sự. Từ đó giúp tôi có thêm sự tự tin để làm tốt công việc sau
khi ra trường.

Thực tế nghề là nền tảng đầu tiên cho sinh viên hình dung được công việc
của ngành nghề bản thân đang theo học. Là thước đo trình độ hiện tại của bản
thân. Qua đó giúp mỗi người biết được mình đang ở vị trí nào để tiếp tục cố
gắng phấn đấu hơn nữa.
5.2 Kiến nghị
Sau 2 tháng thực tế nghề nghiệp tại công ty Papaarch, tôi xin đưa ra một số
kiến nghị góp ý như sau:
-

Về phía nhà trường, khoa: Đây là một môn học rất bổ ích, giúp sinh

viên tiếp cận với thực tiễn ngành nghề của mình, tránh được sự bở ngỡ sau khi
ra trường. Vì vậy cần:
+ Bố trí để cho sinh viên được học những môn như thế này. Nhưng cần bố
trí hợp lý về thời gian cũng như địa điểm thực tế nghề để sinh viên có thể hoàn
thành đợt thực tế nghề được tốt hơn nữa.
+ Cần thêm vào các môn học nhiều hơn nữa các tiết tham quan thực tế để
sinh viên được tiếp cận với thực tiễn.
+ Trước khi đi thực tế nghề thì nhà trường, khoa nên làm hợp đồng về vấn
đề trách nhiêm, nghĩa vụ, lợi ích giữa sinh viên đi thực tế nghề và công ty nơi
sinh viên làm việc. Và có sự ký kết rõ ràng.
-

Về phía công ty:
25


×