Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Luận văn chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân nghiên cứu tại một số tỉnh bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 184 trang )

Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân

NGUYễN HOàI NAM

CHíNH SáCH VIệC LàM CHO LAO ĐộNG NÔNG THÔN
TRONG BốI CảNH DI DÂN - NGHIÊN CứU
TạI MộT Số TỉNH BắC TRUNG Bộ

Hà Nội - 2015


Bộ GIáO DụC Và ĐàO TạO
Trờng đại học kinh tế quốc dân

NGUYễN HOàI NAM

CHíNH SáCH VIệC LàM CHO LAO ĐộNG NÔNG THÔN
TRONG BốI CảNH DI DÂN - NGHIÊN CứU
TạI MộT Số TỉNH BắC TRUNG Bộ
Chuyờn ngnh: QUN Lí KINH T (KHOA HC QUN Lí)
Mó s: 62340410

Ngi hng dn khoa hc:

GS.TS. MAI NGC CNG

Hà Nội - 2015


i


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học độc lập của mình.
Những số liệu và nội dung được đưa ra trong luận án là trung thực. Nội dung
của luận án chưa từng được công bố ở cả trong và ngoài nước.
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Hoài Nam


ii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................ vi
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Giới thiệu luận án ..................................................................................................1
2. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................2
3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................4
5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được ..........................................................5
6. Kết cấu của luận án ...............................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................7
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề
tài luận án...................................................................................................................7

1.1.1. Ở nước ngoài ....................................................................................... 7
1.1.2. Ở trong nước ..................................................................................... 10

1.1.3. Nhận xét chung ................................................................................. 15
1.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................16

1.2.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................... 16
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 16
1.2.3. Khung lý thuyết ................................................................................. 17
1.2.4. Quy trình nghiên cứu ........................................................................ 21
1.2.5. Các phương pháp sử dụng nghiên cứu .............................................. 22
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1............................................................................................27
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH VIỆC
LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN ...........28
2.1. Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân .............28

2.1.1. Việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân .................. 28
2.1.2. Nội dung chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh
di dân ........................................................................................................... 33
2.1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ................................................................................... 47
2.2. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh
di dân ........................................................................................................................52


iii
2.2.1. Tác động đến sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn. 52
2.2.2. Tác động đến sự biến đổi thu nhập của nông dân ............................. 52
2.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia và bài học cho các tỉnh Bắc Trung bộ về
chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ...................53

2.3.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia..................................................... 53
2.3.2. Một số bài học rút ra cho các tỉnh Bắc Trung bộ .............................. 60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2............................................................................................63
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH VIỆC LÀM CHO
LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN Ở MỘT SỐ TỈNH
BẮC TRUNG BỘ ....................................................................................................64
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến chính sách việc làm cho lao
động nông thôn ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ........................................................64

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của Bắc Trung bộ ....................... 64
3.1.2. Khái quát tình hình dân số, lao động, việc làm thu nhập khu vực
nông thôn 3 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ....................................... 66
3.1.3. Tình hình di dân nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ ....................... 70
3.2. Thực trạng một số chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối
cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ...............................................................74

3.2.1. Chính sách hỗ trợ học nghề............................................................... 74
3.2.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp ....................................... 79
3.2.3. Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất .................................................... 82
3.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất.................................. 86
3.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm ........................................... 88
3.3. Tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di
dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ............................................................................91

3.3.1. Tác động của chính sách việc làm đến sự thay đổi về trạng thái việc
làm của lao động nông thôn ........................................................................ 91
3.3.2. Tác động của chính sách việc làm đến quy mô và cơ cấu thu nhập
của nông hộ ................................................................................................. 95
3.4. Hạn chế và nguyên nhân hạn chế của chính sách việc làm cho lao động
nông thôn trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ ..............................................105

3.4.1. Những hạn chế chủ yếu của chính sách việc làm cho lao động nông

thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ........................... 105
3.4.2. Nguyên nhân ................................................................................... 112
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3..........................................................................................118


iv
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH
VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRONG BỐI CẢNH DI DÂN Ở
BẮC TRUNG BỘ ..................................................................................................120
4.1. Quan điểm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong
bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ...........................................................................120

4.1.1. Dự báo ảnh hưởng của di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đến chính
sách việc làm cho lao động nông thôn ...................................................... 120
4.1.2. Quan điểm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở Bắc Trung bộ ...................................................... 126
4.1.3. Mục tiêu hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở
Bắc Trung bộ đến năm 2025 ..................................................................... 129
4.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ những năm tới ..................132

4.2.1. Chính sách hỗ trợ học nghề............................................................. 132
4.2.2. Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp ..................................... 133
4.2.3. Chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất .................................................. 134
4.2.4. Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất................................ 135
4.2.5. Chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm ......................................... 136
4.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn
các tỉnh Bắc Trung bộ ...........................................................................................137

4.3.1. Tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối hợp thực hiện chính sách việc

làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ ... 138
4.3.2. Tăng cường nguồn lực thực thi chính sách việc làm cho lao động
nông thôn trong bối cảnh di dân................................................................ 140
4.3.3. Tăng cường khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân................................................. 144
4.4. Một số kiến nghị ............................................................................................145

4.4.1. Kiến nghị với nhà nước ................................................................. 145
4.4.2. Kiến nghị với chính quyền các tỉnh Bắc Trung bộ ...................... 146
TIỀU KẾT CHƯƠNG 4..........................................................................................148
KẾT LUẬN ............................................................................................................149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
`
Chữ viết tắt

Diễn giải

ASXH

An sinh xã hội

BHXH


Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CNH

Công nghiệp hóa

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

ĐTH

Đô thị hóa

HĐH

Hiện đại hóa

HTX

Hợp tác xã

LĐTB&XH

Lao động thương binh và xã hội


KH&ĐT

Kế hoạch và đầu tư

KCN

Khu công nghiệp

KĐT

Khu đô thị

KHCN

Khoa học công nghệ

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách nhà nước

NXB

Nhà xuất bản

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TCTK

Tổng cục thống kê

TĐTDS

Tổng điều tra dân số

THCS

Trung học cơ sở

TN&MT

Tài nguyên & môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Trang


Danh mục bảng:
Bảng 1.1. Đặc điểm đối tượng điều tra, phỏng vấn............................................. 24
Bảng 2.1. Biến động dân số, hộ gia đình và quy mô gia đình nông thôn Hàn
Quốc giai đoạn 1962-1988 ................................................................................... 54
Bảng 2.2. Thay đổi trong Chương trình Chính sách Công nghiệp hoá Nông
thôn, 1960-2000.................................................................................................... 56
Bảng 2.3. Kết quả thực hiện phát triển cụm công nghiệp đến 1997 của Hàn
Quốc ...................................................................................................................... 57
Bảng 2.4. Lao động được thu hút vào lĩnh vực phi nông nghiệp ở nông thôn
Trung Quốc ........................................................................................................... 58
Bảng 3.1. Diện tích, dân số các tỉnh Bắc Trung bộ năm 2013 ........................... 64
Bảng 3.2. Dân số và tỷ lệ dân số một số tỉnh Bắc Trung bộ ............................... 67
Bảng 3.3. Thu nhập bình quân đầu người của các địa phương điều tra, khảo sát... 70
Bảng 3.4. Dân số và tỷ lệ dân đô thị của các tỉnh thuộc địa bàn điều tra ........... 72
Bảng 3.5. Đánh giá về những vấn đề xã hội nảy sinh trong nông thôn ở Thanh
Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ....................................................................................... 73
Bảng 3.6. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh ...... 78
Bảng 3.7. Thu nhập bình quân của người dân thành thị và nông thôn ở Bắc
Trung bộ giai đoạn 2009 - 2013 .......................................................................... 81
Bảng 3.8. Đánh giá tác động của các chính sách việc làm cho lao động nông
thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ ..................................... 91
Bảng 3.9. Số ngày làm việc của lao động nông thôn ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà
Tĩnh năm 2012 - 2013 .......................................................................................... 92
Bảng 3.10. Chuyển dịch cơ cấu hộ khu vực nông thôn Bắc Trung bộ giai đoạn
2010 - 2014 ........................................................................................................... 94
Bảng 3.11. Thu nhập bình quân (nhân khẩu, lao động) theo ngành nghề .......... 96
Bảng 3.12. Cơ cấu thu nhập của các hộ theo ngành nghề năm 2013 ................ 97
Bảng 3.13. Cơ cấu thu nhập của các hộ có lao động di cư và không có lao động
di cư năm 2013 ..................................................................................................... 98

Bảng 3.14. Thu nhập bình quân/ hộ/nhân khẩu theo nhóm tuổi chủ hộ năm 2013.. 99


vii
Bảng 3.15. Thu nhập bình quân theo tình trạng di cư của năm 2013 .............. 100
Bảng 3.16. So sánh thu nhập bình quân hộ trong mối liên hệ với đánh giá tác
động của chính sách việc làm khu vực nông thôn Bắc Trung bộ .................... 101
Bảng 3.17. Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ gia đình
trong khu vực nông thôn tại 3 tỉnh điều tra thuộc khu vực Bắc Trung bộ ....... 102
Bảng 3.18. Một số nghề đào tạo chủ yếu ở Hà Tĩnh ........................................ 106
Bảng 3.19. Kết quả sau học nghề của lao động nông thôn Nghệ An giai đoạn
2010 - 2012 ......................................................................................................... 106
Bảng 3.20. Tỷ lệ hộ nghèo tại Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ........................ 108
Bảng 3.21. Thu nhập bình quân của người dân thành thị và nông dân ở Bắc
Trung bộ giai đoạn 2006 - 2013......................................................................... 109
Bảng 3.22. Đánh giá tác động của di dân đến đời sống xã hội nông thôn ở một
số tỉnh Bắc Trung bộ .......................................................................................... 110
Bảng 2.23. Nhận định của nông hộ về những tác động xã hội nảy sinh trong bối
cảnh di dân nông thôn (%) ................................................................................. 111
Bảng 3.24. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng việc thực thi chính sách việc làm
cho lao động nông thôn ở các tỉnh Bắc Trung bộ ............................................. 112
Bảng 4.1. Số người xuất cư giai đoạn 2004 - 2013 ........................................... 123
Bảng 4.2. Mười tỉnh xuất cư nhiều nhất ............................................................ 123
Bảng 4.3. Dự báo dân số các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh .................. 124
Bảng 4.4. Dự báo lao động có việc làm ở Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh...... 125
Bảng 4.5. Dự báo xu hướng di dân nông thôn ở Thanh Hóa, 126Nghệ An, Hà
Tĩnh những năm tới (%) ..................................................................................... 126
Bảng 4.6. Mức độ quan trọng của các biện pháp chính sách việc làm những
năm tới ................................................................................................................ 137



viii
Danh mục biểu:
Biểu đồ 2.1. Đồ thị thay đổi cơ cấu GDP và việc làm ở Trung Quốc ..............59
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ các hộ nghèo trong cả nước giai đoạn 2004 - 2010..........108

Danh mục hình, hộp:
Hình 1.1. Mô hình Khung logic đánh giá chính sách .......................................18
Hình 2.1. Cây mục tiêu của chính sách việc làm cho lao động nông thôn ......35
trong bối cảnh di dân ........................................................................................35
Hộp 3.1. Dân bỏ ruộng và hệ lụy .....................................................................85
Hộp 3.2. Nhân tố làm thay đổi thời gian làm việc ở nông thôn .......................93
Hộp 3.3. Tác động của di dân đến cơ cấu việc làm ..........................................95
Hộp 3.4. Khó tiếp cận vốn tín dụng của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nông
thôn .................................................................................................................107
Hộp 3.5. Sự cần thiết phải có văn bản dưới luật cụ thể hóa Luật việc làm ....115
Hộp 3.6. Sự mong muốn của người dân về sự hỗ trợ tài chính và tổ chức tạo
việc làm cho người dân nông thôn .................................................................117
Hình 4.1. Các dòng di cư 1999-2009 và dự báo tới 2019 ..............................124


1

MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu luận án
Luận án được viết với tổng số trang là 150, trong đó số trang của từng chương,
từng phần được chia cụ thể như sau: (mở đầu: 6 trang; chương 1: 21 trang; chương
2: 36 trang; chương 3: 56 trang; chương 4: 29 trang; kết luận: 2 trang). Luận án được
thực hiện thông qua quá trình tham khảo 118 tài liệu (gồm có 79 tài liệu tiếng Việt; 39 tài
liệu nước ngoài). Tổng số trang phụ lục của luận án là 12 trang (bao gồm 3 phụ lục).

Luận án được minh họa thông qua 34 bảng, 02 biểu đồ, 03 hình và 06 hộp trích dẫn.
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về: việc làm; việc làm cho lao động nông
thôn; việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; các nhân tố yếu tố ảnh hưởng đến chính
sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; tác động của chính sách
việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân trên 2 khía cạnh (tác động đến
sự biến đổi trạng thái việc làm của lao động nông thôn, tác động đến sự biến đổi thu
nhập của nông dân).
Các kết quả phân tích luận án trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách việc
làm (chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính
sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính sách ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín
dụng ưu đãi tạo việc làm) đã cho thấy cách nhìn toàn diện về việc triển khai chính
sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc
Trung bộ. Từ đó, luận án đã đánh giá thực trạng tác động của chính sách việc làm
đến việc làm, thu nhập của lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh
Bắc Trung bộ. Chỉ rõ những thành tựu, hạn chế về (đối tượng tiếp cận chính sách;
khả năng tìm việc làm của lao động nông thôn; phạm vi hỗ trợ chính sách; an sinh xã
hội nông thôn...) và nguyên nhân của những hạn chế (điều kiện tự nhiên; môi trường
luật pháp; công tác tổ chức, quản lý và phối hợp thực hiện; nguồn lực thực hiện chính
sách; khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách của người dân).
Những giải pháp và kiến nghị luận án nêu ra nếu được chính phủ và chính


2

quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung bộ quan tâm giải quyết sẽ là tiền đề cho việc
thúc đẩy tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo,
phát triển kinh tế xã hội các tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới.

2. Tính cấp thiết của đề tài

Sau gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những
thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và tương đối
ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ,
giảm tỷ trọng nông nghiệp, đời sống nhân dân được cải thiện và từng bước nâng lên.
Bên cạnh những thành công, Việt Nam đang phải đối mặt với không ít những
khó khăn thách thức: Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm của lao động nông thôn,
đói nghèo chưa được giải quyết một cách bền vững, phân hóa xã hội ngày càng phức
tạp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn còn nhiều khó khăn, hiện tượng di
dân tự do ở nông thôn khá phổ biến.
Nhà nước đã ban hành một số chính sách việc làm để giải quyết những khó
khăn cho người dân, đặc biệt là lao động nông thôn. Tuy nhiên, tác động của chính
sách việc làm chưa thực sự rõ rệt, tình trạng nghèo đói, mất cân đối cơ cấu dân số,
lao động, thiếu việc làm, an sinh xã hội nông thôn không đảm bảo, di dân nông thôn
tìm việc vẫn diễn ra mạnh mẽ.
Ba tỉnh Bắc Trung bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh) có dân số trên 11,0
triệu người, chiếm 12,7% dân số cả nước và dân số đang tăng nhanh (mỗi năm tăng
trung bình 88,7 nghìn người) [73]. Sản xuất cơ bản vẫn là nông nghiệp, đời sống
người dân gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm đang là vấn đề bức xúc. Vì vậy, trong
nhiều thập kỷ qua, Bắc Trung bộ là vùng xuất cư, thời kỳ 2004-2009, đây là vùng
xuất cư lớn thứ hai so với cả nước và có tỷ suất di cư thuần tới -30,2%o. Di dân nông
thôn góp phần tăng thu nhập, nâng cao mức sống và trình độ dân trí, tạo không gian
làm việc rộng hơn cho người ở lại khu vực nông thôn. Bên cạnh đó, ngày càng xuất
hiện nhiều vấn đề xã hội nảy sinh ở nông thôn như biến đổi cơ cấu dân số, lao động,
việc làm, thu nhập và các vấn đề xã hội khác.


3

Một chính sách việc làm phù hợp sẽ góp phần đem lại sự cân đối về mặt cơ
cấu dân số lao động, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống, đảm bảo

an sinh xã hội cho người dân nói chung và lao động nông thôn nói riêng. Tuy
nhiên, chính sách việc làm thời gian qua chưa thực sự phát huy được hiệu quả, đời
sống người dân nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, thiếu việc làm, nghèo đói, tệ
nạn xã hội vẫn diễn ra, an sinh xã hội nông thôn chưa đảm bảo và nông thôn Bắc
Trung bộ không nằm ngoài những khó khăn đó.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu được công bố trong và ngoài nước đề cập
đến những khía cạnh và các mức độ khác nhau về chính sách việc làm. Tuy nhiên,
chưa có tài liệu nào đánh giá toàn diện về tác động của chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân tìm việc đến người lao động sống tại khu vực
nông thôn trên phạm vi cả nước cũng như các tỉnh Bắc Trung bộ.
Để có cái nhìn tổng quát về thực trạng chính sách việc làm và đánh giá tác
động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân tại một số
tỉnh Bắc Trung bộ chỉ ra thành tựu và những vấn đề cần giải quyết. Đưa ra được các
giải pháp nâng cao tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn các tỉnh
Bắc Trung bộ, thúc đẩy kinh tế nông thôn Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung
bộ nói riêng phát triển, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: "Chính sách việc làm
cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc
Trung bộ", làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý).

3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu chính sách việc làm và tác động của chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn ở các tỉnh Bắc
Trung bộ trong bối cảnh một bộ phận lao động nông thôn di dân tìm việc làm.

3.2. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; xây dựng khung lý thuyết đánh giá tác
động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.



4

- Phân tích chính sách việc làm và tác động của chính sách việc làm cho lao
động nông thôn tại một số tỉnh Bắc Trung bộ trong bối cảnh di dân đến thay đổi
trạng thái việc làm và nâng cao thu nhập; chỉ ra điểm mạnh, hạn chế và nguyên
nhân hạn chế.
- Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng cao tác động chính sách việc làm cho
lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở các tỉnh Bắc Trung bộ đến năm 2025.

4. Phạm vi nghiên cứu
4.1. Về nội dung
- Luận án nghiên cứu tác động của chính sách việc làm cho lao động nông
thôn trong bối cảnh di dân; trong đó, tập trung vào chính sách việc làm cho đối
tượng lao động đang sinh sống tại khu vực nông thôn, không phân biệt đối tượng đã
sinh sống lâu dài hoặc dân mới nhập cư tới. Luận án không nghiên cứu di dân thuần
túy, không nghiên cứu chính sách việc làm cho người lao động để đáp ứng nhu cầu
di dân ra thành phố tìm kiếm việc làm.
- Luận án tập trung vào 05 chính sách cụ thể (chính sách hỗ trợ học nghề;
chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất; chính
sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm)
trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ.
- Luận án xem xét tác động của chính sách việc làm đối với lao động tại khu
vực nông thôn trên các khía cạnh như thay đổi trạng thái việc làm, tăng thời gian làm
việc, tạo ra không gian làm việc rộng hơn và nâng cao thu nhập cho người ở lại khu
vực nông thôn trong bối cảnh di dân. Luận án nghiên cứu tác động của chính sách
trong bối cảnh xuất cư, không nghiên cứu bối cảnh nhập cư.
- Luận án nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chính sách việc làm cho lao
động nông thôn trong bối cảnh di dân: Điều kiện tự nhiên; môi trường pháp luật;

công tác tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện chính sách; nguồn lực thực hiện
chính sách và nhận thức của người dân.

4.2. Về không gian
Luận án tập trung nghiên cứu địa bàn 03 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.


5

4.3. Về thời gian
Luận án nghiên cứu từ liệu từ năm 2000 đến năm 2015; các giải pháp chính
sách được đề xuất đến năm 2025.

5. Các kết quả nghiên cứu chủ yếu đạt được
5.1. Xây dựng khung lý thuyết về chính sách việc làm và đánh giá tác động
của chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân; Làm rõ cơ
sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân.
5.2. Chỉ rõ trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ hiện nay việc tiếp cận chính
sách việc làm của lao động nông thôn còn hạn hẹp, chính sách đào tạo nghề chưa thật
gắn với khu vực nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm chủ yếu hướng
tới đối tượng hộ nghèo và cận nghèo mà chưa chú trọng hỗ trợ doanh nghiệp nông
thôn; thu nhập bình quân khẩu của hộ không có lao động di cư thấp hơn so với hộ có
lao động di cư; thu nhập bình quân nhân khẩu của chủ hộ lớn tuổi (trên 45 tuổi) thấp
hơn so với chủ hộ trẻ (dưới 45 tuổi).
5.3. Bên cạnh các hạn chế về luật pháp cơ chế chính sách, tổ chức quản lý,
phân tích hồi quy kết quả điều tra trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ của luận án chỉ
rõ, quy mô lao động, tỷ lệ nguồn thu từ hoạt động phi nông nghiệp, trình độ đào tạo
của chủ hộ có tác động tích cực đối với việc tăng thu nhập bình quân của hộ; Tuy
nhiên, tác động của yếu tố tín dụng và KHCN trên địa bàn là chưa cao.

5.4. Chỉ ra phương hướng hoàn thiện chính sách việc làm cho lao động
nông thôn: (1) Chính sách hỗ trợ học nghề phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của các
địa phương Bắc Trung bộ, học nghề phải gắn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, gắn với xóa đói giảm nghèo; (2) Chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề
nghiệp cho lao động nông thôn Bắc Trung bộ góp phần giảm bớt sự chênh lệch thu
nhập bình quân khẩu giữa hộ có lao động di cư và hộ không có lao động di cư, giữa
các chủ hộ cao tuổi với chủ hộ trẻ, giữa đồng bằng, miền núi và ven biển, giữa các
ngành nghề kinh tế; (3) Chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ sản xuất, cần tăng cường đầu
tư tài chính và tập trung có trọng điểm cho những ngành nghề có thế mạnh của vùng


6

Bắc Trung bộ về sản xuất và chế biến nông sản; (4) Cần khắc phục được tình trạng
manh mún khi thực hiện chính sách hỗ trợ đất đai cho sản xuất nông nghiệp, hạn chế
hiện tượng dân bỏ ruộng, tạo vùng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến nông
sản ở một số địa phương ở Bắc Trung bộ; (5) Bên cạnh đối tượng hỗ trợ là hộ nghèo,
cận nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm cần chú ý hỗ trợ doanh nghiệp
nông thôn để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới.
5.5. Đã đề xuất ba nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách việc làm lao động
nông thôn trong bối cảnh di dân là: (1) Tăng cường công tác tổ chức quản lý, phối
hợp thực hiện chính sách việc làm cho lao động nông thôn (quy hoạch phát triển
ngành nghề, phát triển vùng sản xuất nhằm chuyển dịch cơ cấu ngành nghề lao động
nông thôn; phối hợp tốt hơn nữa giữa trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh
Bắc Trung bộ trong thực hiện chính sách việc làm; tổ chức tốt hơn nữa dịch vụ việc
làm ở Bắc Trung bộ; (2) Trung ương và chính quyền địa phương các tỉnh Bắc Trung
bộ cần quan tâm dành đầu tư một khoản thích đáng cho lĩnh vực tạo việc làm cho lao
động nông thôn; (3) Tăng khả năng nhận thức và năng lực tiếp cận chính sách việc
làm cho lao động nông thôn cũng là vấn đề cần được quan tâm giải quyết.


6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, các phụ lục,
luận án được kết cấu gồm bốn chương:
Chương 1. Tổng quan và phương pháp nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách việc làm cho lao động
nông thôn trong bối cảnh di dân
Chương 3. Phân tích thực trạng chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ
Chương 4. Phương hướng và giải pháp nâng cao tác động của chính sách
việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân ở một số tỉnh Bắc Trung bộ.


7

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến đề tài luận án
1.1.1. Ở nước ngoài
- Năm 1981, Robert Repetto, Tai Hwan Kwon, Son Young Kim, Dae Young
Kim, John.E.Donaldson, Economic development, Population policy, and demographic
transition in the republic of Korea (Phát triển kinh tế, chính sách dân số và biến đổi
quá độ dân số ở Hàn quốc). Nhóm tác giả xuất bản tại Đại học Havard, đã phân
tích mối quan hệ giữa bối cảnh lịch sử và dân số Hàn Quốc; thực trạng di dân, sự
phát triển kinh tế xã hội của Hàn Quốc và đề xuất các chính sách dân số việc làm
ở Hàn Quốc.
- Năm 1982, Layard.R đã cho xuất bản quyển sách “Youth unemployment in
Britain and the United States compared" (Tình trạng thất nghiệp thanh niên ở Anh và
so sánh với Mỹ). Công trình này đã nghiên cứu, so sánh tình trạng thất nghiệp của
giới trẻ ở hai quốc gia có nền kinh tế phát triển cao và cũng khá lâu đời ở hai châu

lục khác nhau là Anh và Mỹ. Công trình nghiên cứu này đã cho thấy, nền kinh tế
càng hiện đại, việc thu hút lao động vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh càng đòi
hòi khắt khe. Do đó, muốn cho giới trẻ có việc làm phù hợp, có thu nhập cao, phải
quan tâm đúng mức đến đào tạo nghiêm túc, đào tạo bài bản. Đối tượng nghiên cứu
của tác giả chỉ đề cập đến đào tạo giới trẻ mà không phân biệt đó là giới trẻ ở thành
thị hay nông thôn.
- Năm 1997, Bollman R.D. và Bryden J.M. đã xuất bản quyển sách “Rural
employment: an international perspective” (Tình trạng việc làm ở nông thôn: viễn cảnh
quốc tế). Công trình đề cập đến bản báo cáo về phân tích so sánh tầm quốc tế được
chuẩn bị cho chương trình phát triển nông thôn OECD. Một số vấn đề khác được đề
cập như giữ lại và đào tạo lại giới trẻ ở tại các khu vực nông thôn; phong cách sống
và cơ hội nhà ở; doanh nghiệp ở nông thôn; chính sách khuyến khích việc làm; vai


8

trò của nông nghiệp và những phần khác bao gồm du lịch và sử dụng thông tin. Một
số bài học thực tế được thu thập từ một số nước như Hoa Kỳ, Canada, Na Uy và
Phần Lan. Nghiên cứu cũng chỉ tập trung đưa ra những chính sách việc làm cho giới
trẻ, chưa đưa ra được thực trạng về việc làm và chính sách việc làm cần thiết cho lao
động nông thôn nói chung.
- Năm 1998, Grindle M.S. đã xuất bản quyển sách “Searching for rural
development: labor migration and employment in Mexico” (Tìm kiếm hướng phát triển ở
nông thôn: việc di cư lao động và tình trạng việc làm ở Mexico). Quyển sách này đề cập
những nghi vấn về chiến lược phát triển nông thôn làm thế nào để có thể giúp họ chuẩn
bị cuộc sống an toàn hơn cho những người này ở cộng đồng nông thôn. Tập trung ở
Mexico, công trình này kiểm tra làm thế nào để những gia đình nông thôn thích nghi sự
khan hiếm của những cơ hội việc làm ở địa phương bằng việc tiếp tục những chiến lược
phức tạp về đa dạng hóa thu nhập. Chiến lược hướng đến việc làm đạt mục đích gia tăng
số lượng việc làm bằng cách quan tâm đến tiềm năng của mỗi khu vực và bằng việc kết

nối cộng đồng nông thôn với các hoạt động khu vực thành thị.
- Năm 2000, Fred C. & Andy F. đã xuất bản quyển sách “Youth unemployment
in rural areas" (Tình trạng thất nghiệp thanh niên ở khu vực nông thôn). Tác giả tập
trung nghiên cứu về giới trẻ ở nông thôn đang đối mặt với thời kỳ thất nghiệp đồng
thời xác định hướng đi cho phù hợp với thị trường lao động. Công trình này tập
trung những điều kiện của giới trẻ, thể hiện quan điểm của người sử dụng lao động
và những ngành nghề chủ yếu ở khu vực nông thôn và đối chiếu những điểm khác
nhau giữa điều kiện của giới trẻ ở nông thôn với giới trẻ ở thành thị. Ở trong
chương cuối, công trình này đã nêu bật một số gợi ý về biện pháp giải quyết vấn đề
thất nghiệp.
- Năm 2001 Thomas R. viết bài báo “Rural Nonfarm Employment and
Incomes in Latin Amercia: Overview and Policy Implications” (Việc làm phi nông
nghiệp ở khu vực nông thôn và thu nhập ở châu Mỹ Latinh: Tổng quan và đề xuất, gợi ý
chính sách). Bài báo đề cập về việc làm và thu nhập phi nông nghiệp ở nông thôn rất
quan trọng đối với hộ gia đình nông thôn ở châu Mỹ Latinh. Những nghiên cứu cho


9

thấy sự cần thiết phải phát triển hơn những chương trình quan tâm đến tiền lương
trong ngành dịch vụ, so với truyền thống tập trung những nhà sản xuất nhỏ. Hơn
nữa nâng cao công suất làm việc của những người nghèo tham gia vào những công
việc trả lương tốt hơn rất quan trọng thông qua việc đào tạo kỹ năng làm việc, giáo
dục, cơ sở hạ tầng…
- Năm 2003, Martin M. & Ronald W.M. đã viết bài “Unemployment duration
and employability in remote rural labour markets” (Thời gian thất nghiệp và khả
năng tìm việc làm trên thị trường lao động nông thôn hẻo lánh). Nghiên cứu đã phân tích
những hàng rào tìm kiếm việc làm của những người thất nghiệp ngắn và dài hạn ở
thị trường lao động nông thôn. Bài báo xác định một số vấn đề về tìm việc cụ thể
và công việc khác mà người thất nghiệp sống ở cộng động người sử dụng lao động

(cầu lao động) và thảo luận về các chính sách tiềm năng để giải quyết nhu cầu của
những cá nhân thất nghiệp. Các giải pháp toàn diện và khách hàng làm trung tâm
được yêu cầu để giải quyết các rào cản đối với những người tìm việc ở nông thôn,
bao gồm cung cấp người lớn giáo dục cơ bản, đào tạo linh hoạt tập trung vào kỹ
năng và kinh nghiệm làm việc với sự liên quan cụ thể đến các ngành nghề kinh tế
nông thôn mới và các dịch vụ hỗ trợ chính thức cho người tìm việc trong khu vực
cô lập. Những chính sách về cung cần kết hợp với những biện pháp kích cầu để
khuyến khích sự phát triển nội sinh và ngoại sinh ở khu vực nông thôn tách biệt.
- Năm 2003, Kang C. & Dannet L. đã viết bài báo “Rural development and
employment opportunities in Cambodia: How can a national employment policy
contribute towards realization of decent work in rural areas?” (Sự phát triển khu vực
nông thôn và cơ hội việc làm ở Campuchia: Làm thế nào chính sách việc làm quốc gia có
thể góp phần vào việc nhận thức về các công việc bền vững ở những khu vực nông thôn?).
Nghiên cứu về nỗ lực của những chính sách sắp tới sẽ nâng cao năng suất lao động, cơ
hội việc làm và thu nhập từ công việc ở khu vực nông thôn. Đồng thời nó lập luận sự
phát triển của những ngành hiệu quả hơn trong sản xuất và dịch vụ sẽ bị hạn chế trừ khi
giải quyết sự thiếu hụt theo mùa về lao động ở nông nghiệp. Bài báo này cũng cho rằng


10

gia đình ở nông thôn xem xét nghề nông như một mạng lưới an toàn trong trường hợp
suy thoái kinh tế.
- Năm 2010, công ty chuyên nghiên cứu và tư vấn hàng đầu của Châu Âu
Ecorys đã nghiên cứu đề tài “Study on Employment, Growth and Innovation in
Rural Areas" (Nghiên cứu về việc làm, tăng trưởng và đổi mới ở nông thôn). Công
trình nghiên cứu cung cấp "Sự đánh giá toàn diện về việc làm và tăng trưởng trong
khu vực nông thôn đặc biệt chú ý đến phụ nữ và thanh niên, nông nghiệp và các
ngành công nghiệp thực phẩm nông nghiệp; các điều kiện quan trọng để kích thích
tăng trưởng kinh tế trong khu vực nông thôn; và đưa ra sự phân biệt các nhân tố

chính ảnh hưởng việc làm và phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.
- Năm 2012, Charlie P.S. đã viết bài “Increasing rural employment in SubSaharan Africa” (Tăng lao động nông thôn ở Khu vực các nước Châu Phi cận

Sahara). Nghiên cứu đưa ra một số chính sách để cải thiện vấn đề như khuyến
khích sự phát triển của các ngành công nghiệp phi nông nghiệp nông thôn, đầu tư
vào giáo dục và dạy nghề cho khu vực nông thôn, đưa đến những cơ hội công bằng
cho phụ nữ, tăng cường phát triển cho những tổ chức đại diện cho những nhà sản
xuất quy mô nhỏ.
Nhìn chung các nghiên cứu ở nước ngoài đề cập đến các giải pháp về chính
sách việc làm như: chuyển dịch dân số, cải cách thủ tục hành chính ở thành thị và mới
chỉ tập trung giải quyết việc làm cho giới trẻ (thanh niên) chưa quan tâm đến nhóm
yếu thế ở nông thôn (phụ nữ, người tàn tật...). Bên cạnh đó, tính chất mùa vụ của lao
động nông thôn Việt Nam, là điểm khác biệt cơ bản đối với nước ngoài. Vì vậy,
nghiên cứu sinh cho rằng cần đi sâu phân tích chính sách việc làm và đưa ra được giải
pháp nâng cao tác động chính sách việc làm, căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt
Nam và vùng Bắc Trung bộ là chủ đề cần tiếp tục nghiên cứu.

1.1.2. Ở trong nước
- Năm 1997, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia đã cho xuất bản công trình
nghiên cứu: Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Hữu


11

Dũng và Trần Hữu Trung. Tác giả đã phân tích toàn diện các chính sách giải quyết
việc làm trong nền kinh tế Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX. Trình bày rộng hầu
hết các vấn đề về mặt lý thuyết và nêu ra một số thực nghiệm liên quan đến các
chính sách giải quyết việc làm, từ đó đã đề xuất các giải pháp giải quyết việc làm ở
Việt Nam. Các chính sách mà tác giả đưa ra rất thiết thực (đặc biệt trong những năm
đầu của thời kỳ đổi mới). Tuy nhiên, giải pháp mà tác giả đưa ra là giải pháp chính

sách việc làm nói chung, mà không đề cập riêng chính sách việc làm cho nhóm đối
tượng lao động nông thôn, đặc biệt là người lao động đang sinh sống tại nông thôn.
Vì vậy, cần thiết có một nghiên cứu tiếp theo về khoảng trống này.
- Năm 2007, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia đã cho xuất bản công trình
nghiên cứu, Chính phủ giao cho trường Đại học Kinh tế Quốc dân làm chủ trì, chủ
nhiệm đề tài Lê Du Phong: "Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi
để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội các công
trình công cộng phục vụ lợi ích quốc gia", công trình đã chỉ ra, quá trình thu hồi đất
đã làm cho số người mất việc làm tăng lên, tính chung mỗi ha đất thu hồi có 13 lao
động mất việc làm và mỗi hộ bị thu hồi đất có khoảng 1,5 lao động rơi vào tình trạng
mất việc làm. Đã có nhiều biện pháp giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động
có đất bị thu hồi như chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp
trong nông thôn, được doanh nghiệp tại nơi thu hồi đất tạo việc làm, tự tìm việc làm
thông qua con đường di cư ra thành phố làm việc tại các khu công nghiệp,… Tuy
nhiên, việc chuyển đổi nghề nghiệp đối với người lao động nông nghiệp, nhất là lớp
người cao tuổi là rất khó khăn, giải quyết việc làm thông qua con đường thu hút
người lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp ở địa phương chưa đáp ứng được
nhu cầu so với số lao động mất việc làm, việc di cư ra thành phố tìm việc làm tại các
khu đô thị, khu công nghiệp có thu nhập cao hơn, nhưng cũng chưa đáp ứng được
nhu cầu đời sống của người lao động phải sống xa nhà,…
07 kiến nghị mà tác giả đưa ra rất thuyết phục. Tuy nhiên, phạm vi nghiên
cứu chỉ tập trung vào thu nhập việc làm của đối tượng có đất bị thu hồi. Vì vậy, cần


12

tiếp tục nghiên cứu đề xuất những chính sách, giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập,
đảm bảo an sinh xã hội cho đối tượng lao động tại khu vực nông thôn.
- Năm 2008, đề tài cấp Nhà nước "Cơ sở khoa học của việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam tới năm 2015" của tác

giả Mai Ngọc Cường, đã đề cập tới vấn đề nhà nước cần có chính sách thúc đẩy
phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động khu vực phi
chính thức.
Các giải pháp tạo việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội mà tác giả
đưa ra có ý nghĩa thực tiễn. Tuy nhiên, giải pháp mới chỉ dừng lại cho đối tượng ở
khu vực thành thị (khu vực phi chính thức), mà chưa nghiên cứu cũng như giải pháp
chính sách việc làm cho khu vực nông thôn (đặc biệt là lao động tại nông thôn). Vì
vậy, đây là nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu.
- Năm 2011, nghiên cứu “Các vấn đề di dân và định hướng chính sách”, của
tác giả Vũ Mạnh Lợi, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, theo kết quả
nghiên cứu điều tra mẫu nhỏ tại 15 xã, phường thuộc 5 tỉnh Hưng Yên, Nghệ An,
Quảng Ngãi, Tây Ninh, An Giang (đại diện cho các vùng địa lý sinh thái có nhiều
người di cư thuộc 3 vùng Bắc - Trung - Nam) với 600 hộ gia đình có người di cư
cho thấy: 82% di cư để tăng thu nhập cho gia đình, 52% do thiếu việc làm ở địa
phương, 32% là để tạo nhiều nguồn thu nhập. Theo đó, công việc chính của họ là
làm thuê 41%, lao động tự do 22%, buôn bán dịch vụ 18%, nông nghiệp 5%, công
nhân viên chức 5%...
Tác giả mới phân tích được các tác động tích cực của di dân mang lại mà
chưa đi sâu phân tích những hạn chế của di dân nói chung và tác động đến xã hội
nông thôn nói riêng. Vì vậy, vấn đề này cần nghiên cứu tiếp để thấy rõ những hạn
chế của di dân và có những khuyến nghị chính sách đối với khu vực nông thôn.
- Năm 2012, bài viết "Nghiên cứu thực nghiệm tình trạng thu nhập, chi tiêu
của nông hộ có lao động di cư ở một số tỉnh Bắc Trung bộ Việt Nam" của tác giả
Mai Ngọc Anh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; tác giả đã nghiên cứu phân tích


13

thực trạng thu nhập và chi tiêu của 325 nông hộ nói chung, 172 nông hộ có lao động
di cư ở 03 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh trong năm 2010. Kết quả phân tích

và xử lý số liệu cho thấy nông hộ có lao động di cư có thu nhập cao hơn nông hộ
không có lao động di cư. Vì vậy, nông hộ rơi vào tình trạng cận nghèo và nghèo của
nông hộ có lao động di cư thấp hơn nông hộ không có lao động di cư, tình trạng này
kéo theo một số vấn đề cuộc sống nông thôn cần giải quyết.
Phạm vi nghiên cứu của bài viết chỉ tập trung giải quyết vấn đề nâng thu
nhập cho nông hộ. Vì vậy, một số vấn đề như việc làm, an sinh xã hội nông thôn
chưa được cập nhật và đây là chủ đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Năm 2012, nghiên cứu "Di dân nông thôn - thành thị với phát triển kinh tế xã
hội ở Việt Nam hiện nay: thực trạng và khuyến nghị chính sách" của tác giả Mai Ngọc
Cường, trường Đại học Kinh tế Quốc dân; đã khái quát tình hình di dân nông thôn thành thị ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1999 - 2009, phân tích các nguyên nhân chủ
yếu của di cư; tác giả cũng đã phân tích những tác động của di cư nông thôn - thành
thị với phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, bài viết đã đưa ra một số bất cập trong quá trình di cư ảnh
hưởng đến cả khu vực nông thôn và khu vực thành thị. Tác giả đã đưa ra một số
khuyến nghị chính sách nhằm khắc phục những bất cập khó khăn của người lao
động cả ở khu vực nông thôn và đô thị trong thời gian tới như: tăng cường nâng cao
trình độ nông dân, xây dựng nông thôn mới, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn, đẩy nhanh đô thị hóa nông thôn. Đồng thời ở khu vực thành thị cần phải: có
chính sách xây dựng nhà ở cho công nhân thuê dài hạn, doanh nghiệp cần có chính
sách bồi dưỡng nâng cao trình độ người lao động, quy hoạch các cơ sở hạ tầng....
Hệ thống giải pháp đưa ra tương đối đầy đủ và thiết thực. Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu chỉ là di cư nông thôn - thành thị, khuyến nghị tác giả đưa ra còn chưa
phân biệt đối tượng rõ ràng đối tượng chính sách là đầu đi hay đầu đến. Vì vậy, cần
thiết có một nghiên cứu sâu về tác động cũng như hệ thống giải pháp chính sách việc
làm đối với khu vực nông thôn trong bối cảnh di dân.


14

- Năm 2012, trong bài viết "Di dân: thực trạng, xu hướng và khuyến nghị

chính sách" của tác giả Nguyễn Đình Cử, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân; bài
viết đã kết luận: Di cư không phải là hiện tượng mới mà đã có từ lâu đời. Tuy nhiên,
hơn mười năm qua ở nước ta đã xuất hiện một loạt các nhân tố mới, có sức tác động
mạnh mẽ tạo nên dòng di cư sôi động và ngày càng đa dạng. Đó là sự phát triển
kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, đô thị hóa, hội nhập
quốc tế, sự phân hóa ngày càng sâu sắc về sự phân bổ nguồn lực và sự phát triển
giữa các vùng các tỉnh, ô nhiễm môi trường diễn ra thường xuyên hơn...
Bài viết cũng đã đi sâu phân tích trên các khía cạnh: xu hướng di dân ở nước
ta những năm gần đây (số người di cư ngày càng lớn, số người xuất cư lớn nhất là ở
các tỉnh Bắc Trung bộ, người di cư thường có xu hướng vươn xa...); Đặc trưng của
người di cư (phụ nữ nhiều hơn nam giới, độ tuổi người di cư trẻ, thường người di cư
là chưa kết hôn, trình độ học vấn thấp và sức khỏe người di cư tốt, người di cư gặp
phải nhiều khó khăn....); bài viết cũng đưa ra những dự báo về dân số thành thị và
nông thôn Việt Nam đến năm 2020 và một số khuyến nghị chính sách: đối với các
cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách; đối với các cơ quan hoạch định chính
sách; đối với nơi xuất cư; đối với nơi nhập cư.
Phạm vi của nghiên cứu rất rộng, chính sách mà tác giả đưa ra mang tính
chất vĩ mô, đối tượng của nghiên cứu cho cả khu vực nông thôn và thành thị. Vì
vậy, nếu có một nghiên cứu cụ thể hơn về đối tượng (tại khu vực nông thôn), ở
phạm vi hẹp hơn (tỉnh, vùng) là rất cần thiết.
- Năm 2013, Luận án Tiến sĩ Kinh tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân "Chính
sách việc làm cho thanh niên nông thôn vùng bị thu hồi đất" của tác giả Nguyễn Văn
Thắng, đã điều tra khảo sát đánh giá được thực trạng việc làm và chính sách việc làm
đối với thanh niên ở các huyện ngoại thành Hà Nội bị thu hồi đất để phát triển các
KCN; đã chỉ ra được những thành tựu cũng như những hạn chế và nguyên nhân của
chính sách việc làm đối với thanh niên vùng thu hồi đất ở Hà Nội.
Tuy nhiên, luận án mới chỉ hướng tới đối tượng thanh niên nông thôn của
vùng thu hồi đất, mà chưa hướng tới các đối tượng lao động khác trong nông thôn.



15

Vì vậy, nghiên cứu chính sách việc làm, tăng thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội nông
thôn trong bối cảnh một bộ phận dân cư nông thôn di cư tìm việc cần được tiếp tục
nghiên cứu.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước về chính sách việc làm
mới chỉ đề cập đến các giải pháp cho khu vực thành thị, khu công nghiệp, khu chế
xuất. Vì vậy, có một công trình nghiên cứu chính sách việc làm cho lao động tại khu
vực nông thôn sẽ có ý nghĩa cả lý luận và thực tiễn, trong bối cảnh lao động nông
thôn di cư tìm việc.

1.1.3. Nhận xét chung
Các công trình nghiên cứu đã được công bố trong và ngoài nước đã đề cập đến
những khía cạnh và ở các mức độ khác nhau về chính sách của chính phủ trong việc
giải quyết việc làm và tác động của chính sách việc làm. Tuy nhiên, chưa có đề tài, tài
liệu nào đi sâu phân tích cụ thể chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối
cảnh di dân về khía cạnh tác động của chính sách việc làm (chính sách hỗ trợ học
nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ đất đai sản xuất;
chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc
làm) đến thay đổi trạng thái việc làm; nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân nông thôn ở vùng Bắc Trung bộ đã tạo ra không gian việc làm
rộng hơn cho người ở lại và tại khu vực nông thôn tỷ lệ người già và trẻ em tăng lên.
Bắc Trung bộ là khu vực có nhiều đặc trưng điển hình: là khu vực có tỷ lệ
xuất cư lớn, khu vực có điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình phức tạp với diện tích
lớn, thu nhập bình quân đầu người thấp, người dân Bắc Trung bộ có tính bảo thủ
cao, nông thôn Bắc Trung bộ đa dạng với nhiều nét văn hóa của các dân tộc khác
nhau. Đặc biệt, thời gian gần đây một số doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp đã không tuyển dụng lao động ở 3 tỉnh
Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh. Đây là những điểm khác biệt mà đề tài “Chính
sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu ở một số

tỉnh Bắc Trung bộ” cần phải chú ý tới.


×