Tải bản đầy đủ (.pdf) (180 trang)

Luận án nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.05 MB, 180 trang )

i

g

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------

LÊ THỊ HẰNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
CUNG ỨNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ðỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY VIỄN THÔNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

HÀ NỘI – NĂM 2013

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO

TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
---------


LÊ THỊ HẰNG

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
CUNG ỨNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ðỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY VIỄN THÔNG VIỆT NAM
Chuyªn ngµnh: Qu¶n trÞ kinh doanh
M· sè: 62.34.01.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN KẾ TUẤN

HÀ NỘI – NĂM 2013

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


iii

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan Luận án “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam” là công trình
nghiên cứu ñộc lập của tôi, do chính tôi hoàn thành.
Các tài liệu tham khảo, trích dẫn; các số liệu thống kê phục vụ mục ñích
nghiên cứu của công trình này là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.

Nghiên cứu sinh


Lê Thị Hằng

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


iv

LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn ñến Ban Giám hiệu, quý thầy cô trong
Khoa Quản trị kinh doanh, Viện Sau ñại học – Trường ñại học Kinh tế Quốc dân Hà
Nội ñã giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong toàn khóa học!
Tôi xin trân trọng cảm ơn GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn – người thầy ñã tận tình
hướng dẫn và ñóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện
Luận án tiến sỹ!
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh ñạo Công ty MobiFone, VinaPhone và
Viettel, các chuyên gia, bạn bè, ñồng nghiệp ñã trả lời phiếu câu hỏi cũng như cung
cấp tài liệu và tạo mọi ñiều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành Luận án này!
Sau cùng, xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành ñến gia ñình ñã ñộng viên, giúp ñỡ
tôi trong quá trình học tập!
Hà Nội, ngày

tháng 11 năm 2013

Nghiên cứu sinh

Lê Thị Hằng


Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


v

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ ix
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... xi
DANH MỤC HÌNH VẼ............................................................................................ xii
LỜI MỞ ðẦU ............................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu .................................................................................... 1
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................... 3
5. Những ñóng góp mới của luận án ........................................................................... 4
6. Kết cấu luận án........................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ðẾN CHỦ ðỀ
ðỀ TÀI........................................................................................................................ 6
1.1. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài..................................................... 6
1.2. Một số công trình nghiên cứu trong nước.......................................................... 14
1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu ............................................................ 18
1.3.1. Những ñiểm thống nhất về cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di
ñộng của các công ty viễn thông ............................................................................... 18
1.3.2. Những ñiểm cần tiếp tục nghiên cứu về cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng của các công ty viễn thông ........................................................... 19
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG
CUNG ỨNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ðỘNG CỦA CÁC CÔNG TY VIỄN
THÔNG..................................................................................................................... 20

2.1. ðặc ñiểm của dịch vụ thông tin di ñộng và cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng20
2.1.1. ðặc ñiểm của dịch vụ thông tin di ñộng ......................................................... 20
2.1.2. ðặc ñiểm cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông......... 22
2.2. Năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty
viễn thông.................................................................................................................. 28
2.2.1. Các cấp ñộ của năng lực cạnh tranh................................................................ 28
2.2.2. Năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty
viễn thông.................................................................................................................. 29
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


vi

2.2.3. Sự cần thiết và vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng
dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông............................................... 30
2.3. Tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng
của các công ty viễn thông ........................................................................................ 31
2.3.1.

Chất lượng của dịch vụ............................................................................... 32

2.3.2.

Giá cước dịch vụ ........................................................................................ 33

2.3.3.

Hệ thống kênh phân phối dịch vụ............................................................... 34


2.3.4.

Sự khác biệt hóa dịch vụ ............................................................................ 34

2.3.5.

Thông tin và xúc tiến thương mại .............................................................. 35

2.3.6.

Thương hiệu và uy tín của dịch vụ............................................................. 36

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin
di ñộng của các công ty viễn thông........................................................................... 37
2.4.1. Yếu tố bên ngoài ............................................................................................. 37
2.4.2. Yếu tố bên trong.............................................................................................. 42
2.5. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di
ñộng của một số nước trên thế giới........................................................................... 44
2.5.1. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng Hàn Quốc ...................................................................................... 44
2.5.2. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng Trung Quốc................................................................................... 45
2.5.3. Bài học rút ra cho các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của Việt
Nam ........................................................................................................................... 47
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG
DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ðỘNG CỦA CÁC CÔNG TY VIỄN THÔNG VIỆT
NAM.......................................................................................................................... 49
3.1. Tổng quan về thị trường và các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng ở
Việt Nam ................................................................................................................... 49

3.1.1. Khái quát tình hình phát triển thị trường ........................................................ 49
3.1.2. Tổng quan về sự phát triển của các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di
ñộng ở Việt Nam ....................................................................................................... 51
3.1.3. Khái quát tình hình cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của
các công ty viễn thông Việt Nam.............................................................................. 54
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


vii

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin
di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam .......................................................... 57
3.2.1. Yếu tố bên trong.............................................................................................. 58
3.2.2. Yếu tố bên ngoài ............................................................................................. 89
3.3. ðánh giá năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các
công ty viễn thông Việt Nam qua ñiều tra phỏng vấn khách hàng................................. 96
3.3.1.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 96

3.3.2. ðánh giá năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của
các công ty viễn thông Việt Nam............................................................................ 101
3.4. ðánh giá tổng quát về năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông Việt
Nam trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng ...................................................... 126
3.4.1. ðiểm mạnh .................................................................................................... 126
3.4.2. ðiểm yếu ....................................................................................................... 127
3.4.3. Nguyên nhân ................................................................................................. 128
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC

CẠNH TRANH TRONG CUNG ỨNG DỊCH VỤ THÔNG TIN DI ðỘNG CỦA
CÁC CÔNG TY VIỄN THÔNG VIỆT NAM........................................................ 130
4.1. Phương hướng phát triển của các công ty viễn thông Việt Nam trong cung ứng
dịch vụ thông tin di ñộng thời gian tới.................................................................... 130
4.1.1. Cơ hội và thách thức ñối với các công ty viễn thông Việt Nam trong cung ứng
dịch vụ thông tin di ñộng trong thời gian tới .......................................................... 130
4.1.2. Phương hướng phát triển của ngành viễn thông Việt Nam trong thời gian tới132
4.2. Quan ñiểm nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di
ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam ............................................................ 136
4.3. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di
ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam ............................................................ 137
4.3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông Việt Nam
trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng ............................................................... 137
4.3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 158
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN
ðẾN ðỀ TÀI CỦA TÁC GIẢ ðà CÔNG BỐ ......................................................- 1 Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................- 2 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ðIỀU TRA ...........................................................................- 6 PHỤ LỤC 2: THANG ðO SERVQUAL .............................................................- 15 PHỤ LỤC 3: MÔ TẢ MẪU..................................................................................- 17 -

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399



ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ARPU: Average Revenue Per Unit (doanh thu bình quân 1 thuê bao).
BCC: Business Cooperation Contract (Hợp ñồng hợp tác kinh doanh).
BOT: Build – Operate – Transfer (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao).
BTA: Bilateral Trade Agreement (Hiệp ñịnh thương mại song phương).
CDMA: Code Division Multiple Access.
CEO: Chief Executive Officer (Giám ñốc ñiều hành).
CNTT – TT: Công nghệ thông tin – Truyền thông.
DV: dịch vụ.
GTGT: Giá trị gia tăng.
GPRS: General Packet Radio Service.
GSM: Global System for Mobile Communications.
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
IMD: Management Development Institute (Viện Phát triển quản lý).
ICT: Information and Iommunications Technology (Công nghệ thông tin và Truyền
thông).
IP: Internet Protocol (Giao thức qua mạng).
MMS: Multimedia Message Service (Dịch vụ nhắn tin ña phương tiện).
MSC: Mobile Switch Center (Trung tâm chuyển mạch di ñộng).
MVNO: Mobile Virtual Network Operator (Nhà khai thác mạng di ñộng ảo).
OECD: Organization of Economic and Cooperation Development (Tổ chức Hợp tác
và Phát triển kinh tế).
SLD: Một tập ñoàn chuyên về ñiện tử viễn thông có trụ sở chính tại Singapore của
Hàn Quốc (Tập hợp chữ cái ñầu của 3 tập ñoàn: SK Telecom, LG và Dong Ah).
SMS: Short Message Service (Dịch vụ nhắn tin ngắn).
TB: thuê bao.
TTDð: Thông tin di ñộng.

USSD: Unstructured Supplementary Service Data.
VIP: Very Important Person.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


x

VMA: Vietnam Mobile Award (Giải thưởng di ñộng Việt Nam).
VN: Việt Nam.
VNPT: Vietnam Posts and Telecommunications Group (Tập ñoàn Bưu chính viễn
thông Việt Nam).
VPN: Virtual Private Network (Mạng riêng ảo).
WTO: World Trade Organization (Tổ chức Thương mại Thế giới).

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


xi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 : Thị phần và tốc ñộ tăng trưởng thị phần của các mạng di ñộng Việt
Nam giai ñoạn 2005-2012.........................................................................................54
Bảng 3.2

: Kết quả hoạt ñộng kinh doanh từ 2006 – 2012 của Viettel Telecom...78


Bảng 3.3

: Bảng ñánh giá năng lực nội tại của Viettel..........................................79

Bảng 3.4

:Sản lượng và doanh thu dịch vụ TTDð từ 2006-2012 của Vinaphone.83

Bảng 3.5

: Bảng ñánh giá năng lực nội tại của VinaPhone...................................84

Bảng 3.6

: Số trạm phát sóng của MobiFone.........................................................87

Bảng 3.7

: Kết quả hoạt ñộng kinh doanh từ 2007 – 2012 của MobiFone ...........88

Bảng 3.8

: Bảng ñánh giá năng lực nội tại của MobiFone....................................89

Bảng 3.9 : Thang ño lòng trung thành của khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ
thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam...........................................98
Bảng 3.10

: ðánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ chung .................101


Bảng 3.11 : Kết quả ño kiểm chất lượng dịch vụ ñiện thoại trên mạng viễn thông
di ñộng mặt ñất Vinaphone, MobiFone và Viettel năm 2011.................................104
Bảng 3.12

: ðánh giá của khách hàng thuê bao trả sau về giá cước dịch vụ .....106

Bảng 3.13

: ðánh giá của khách hàng thuê bao trả trước về giá cước dịch vụ ..109

Bảng 3.14

: ðánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ......112

Bảng 3.15

: ðánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa dịch vụ ...................115

Bảng 3.16

: Các gói dịch vụ của Viettel, Mobifone và Vinaphone ñến 05/2012.....
...........................................................................................................117

Bảng 3.17 : ðánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của
VinaPhone, MobiFone và Viettel............................................................................118
Bảng 3.18 : ðánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín của VinaPhone,
MobiFone và Viettel trong cung ứng dịch vụ .........................................................120
Bảng 3.19

: Tỷ lệ bầu chọn giải thưởng “Mạng di ñộng ñược ưa chuộng nhất”123


Bảng 3.20 : Năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của
MobiFone, VinaPhone và Viettel theo ñánh giá của khách hàng ...........................125

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


xii

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1

: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter ....................................10

Hình 1.2

: Sơ ñồ kim cương của M. Porter............................................................11

Hình 2.1

: Quy trình cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng .....................................22

Hình 2.2

: Quy trình thực hiện liên lạc trên mạng thông tin di ñộng ....................23

Hình 2.3


: Quy trình quản lý cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng ........................26

Hình 3.1

: Nguồn nhân lực của Viettel ..................................................................58

Hình 3.2

: Biểu ñồ cơ cấu trình ñộ học vấn của nhân viên Viettel năm 2012.......59

Hình 3.3

: Cơ cấu tổ chức của Viettel....................................................................77

Hình 3.4

: Cơ cấu tổ chức của VinaPhone.............................................................80

Hình 3.5

: Vùng phủ sóng của VinaPhone ............................................................82

Hình 3.6

: Cơ cấu tổ chức của MobiFone..............................................................85

Hình 3.7

: Vùng phủ sóng của MobiFone .............................................................86


Hình 3.8

: Mô hình SERVQUAL ..........................................................................96

Hình 3.9 : Mô hình sự trung thành của khách hàng dịch vụ thông tin di ñộng tại
Việt Nam ................................................................................................................97
Hình 3.10

: Mô hình xây dựng Bảng câu hỏi và tiến hành ñiều tra .....................99

Hình 3.11

: Số phản hồi hàng ngày của khách hàng ñược ñiều tra....................101

Hình 3.12

: Biểu ñồ tỉ lệ ñánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ ........102

Hình 3.13

: ðánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của MobiFone....102

Hình 3.14

: ðánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của VinaPhone...103

Hình 3.15

: ðánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ của Viettel..........103


Hình 3.16

: Biểu ñồ tỉ lệ ñánh giá của khách hàng trả sau về giá cước dịch vụ 107

Hình 3.17

: ðánh giá của khách hàng trả sau về giá cước dịch vụ của MobiFone..
...........................................................................................................107

Hình 3.18

:ðánh giá của khách hàng trả sau về giá cước dịch vụ của VinaPhone..
...........................................................................................................108

Hình 3.19

: ðánh giá của khách hàng trả sau về giá cước dịch vụ của Viettel .108

Hình 3.20

: Biểu ñồ tỉ lệ ñánh giá của khách hàng trả trước về giá cước dịch vụ ...
...........................................................................................................110
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


xiii

Hình 3.21


:ðánh giá của khách hàng trả trước về giá cước DV của MobiFone110

Hình 3.22

: ðánh giá của khách hàng trả trước về giá cước DV của VinaPhone ...
...........................................................................................................110

Hình 3.23

: ðánh giá của khách hàng trả trước về giá cước DV của Viettel ....111

Hình 3.24
dịch vụ

: Biểu ñồ tỉ lệ ñánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối
...........................................................................................................112

Hình 3.25
MobiFone

: ðánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ của
...........................................................................................................113

Hình 3.26
VinaPhone

: ðánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ của
...........................................................................................................114


Hình 3.27
Viettel

: ðánh giá của khách hàng về hệ thống kênh phân phối dịch vụ của
...........................................................................................................114

Hình 3.28

: Biểu ñồ tỉ lệ ñánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa dịch vụ116

Hình 3.29

: ðánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa DV của MobiFone .116

Hình 3.30

: ðánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa DV của VinaPhone 116

Hình 3.31

: ðánh giá của khách hàng về sự khác biệt hóa dịch vụ của Viettel.117

Hình 3.32
: Biểu ñồ tỉ lệ ñánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến
thương mại của các mạng........................................................................................119
Hình 3.33
MobiFone

: ðánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của
...........................................................................................................119


Hình 3.34
VinaPhone

: ðánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của
...........................................................................................................119

Hình 3.35
Viettel

: ðánh giá của khách hàng về thông tin và xúc tiến thương mại của
...........................................................................................................120

Hình 3.36
: Biểu ñồ tỉ lệ ñánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín của
VinaPhone, MobiFone và Viettel trong cung ứng dịch vụ .....................................121
Hình 3.37
MobiFone

: ðánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín dịch vụ của
...........................................................................................................121

Hình 3.38
VinaPhone

: ðánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín dịch vụ của
...........................................................................................................122

Hình 3.39


: ðánh giá của khách hàng về thương hiệu và uy tín DV của Viettel ....
...........................................................................................................122
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


1

LỜI MỞ ðẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Trong nền kinh tế thị trường, theo xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt. Trong ñiều kiện
ñó, năng lực cạnh tranh thể hiện sức chiến ñấu ñể bảo ñảm tồn tại và phát triển của các
sản phẩm, các công ty và của cả quốc gia.
Nếu như năng lực cạnh tranh của quốc gia thể hiện bằng năng lực tham gia vào
quá trình phân công lao ñộng và hợp tác quốc tế của nền kinh tế quốc gia, khẳng ñịnh
vị thế của mình trong nền kinh tế thế giới, thì năng lực cạnh tranh của công ty thể hiện
khả năng duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần ñể thu lợi nhuận. Năng lực cạnh
tranh của công ty có ảnh hưởng qua lại với năng lực cạnh tranh của quốc gia: năng lực
cạnh tranh của quốc gia trong chừng mực nhất ñịnh phản ánh năng lực cạnh tranh của
các công ty trong nền kinh tế ấy; năng lực cạnh tranh của công ty chịu sự chi phối bởi
năng lực cạnh tranh của quốc gia. Do năng lực cạnh tranh có vai trò và ý nghĩa to lớn
như vậy, nên hầu hết các quốc gia ñều khuyến khích cạnh tranh, tạo môi trường thúc
ñẩy cạnh tranh trong nước, quốc tế và rất chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh của
các ngành, các công ty.
Viễn thông là một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng của ñất nước. Thực hiện
phương châm ñi tắt, ñón ñầu, tiến thẳng vào kỹ thuật công nghệ hiện ñại, ngành viễn
thông Việt Nam ñã có những bước tiến vượt bậc. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê,
tăng trưởng của viễn thông Việt Nam trong những năm qua luôn ñạt ở mức trên dưới

30% mỗi năm, riêng dịch vụ thông tin di ñộng tăng trên 60%/năm. Mức tăng trưởng này
ñược ñánh giá vào loại cao nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trong xu thế chung hội nhập nền kinh tế thế giới, ñặc biệt khi ñã trở thành thành
viên chính thức của WTO, Việt Nam ñang tiến hành ñổi mới các chính sách theo
hướng tự do hoá nền kinh tế. Thị trường viễn thông Việt Nam trong thời gian tới sẽ có
nhiều biến ñộng lớn theo hướng tự do, mở cửa hơn. Theo lộ trình hội nhập sẽ có nhiều
công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng nữa ra ñời thuộc nhiều thành phần kinh tế
khác nhau, nhiều nhà khai thác viễn thông nước ngoài tham gia vào thị trường thông
tin di ñộng Việt Nam bằng nhiều cách gia nhập thị trường khác nhau.
Ngày 11/3/2010, Tập ñoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) công bố
việc Tập ñoàn ST Telemedia mua 10% cổ phần của Công ty cổ phần ðầu tư Quốc tế
VNPT (VNPT Global) [25]. ST Telemedia là công ty chuyên ñầu tư về lĩnh vực truyền
thông di ñộng và các dịch vụ IP toàn cầu có trụ sở chính tại Singapore.
Hãng dịch vụ viễn thông di ñộng lớn nhất Nhật Bản, NTT Docomo, ngày
10/8/2011, cũng ñã bỏ hơn 1,4 tỷ Yên tương ñương 370 tỷ ñồng mua lại khoảng 25%
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


2

cổ phần của Công ty cổ phần Truyền thông VMG của Việt Nam [26], nhằm mở rộng
thị trường tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Nếu như trước ñây, thông tin di ñộng là một thị trường ñược bảo hộ với các công
ty hoạt ñộng ñộc quyền dưới sự bảo hộ của Nhà nước, thì nay việc mở cửa thị trường
theo yêu cầu của hội nhập ñã ñặt ngành viễn thông Việt Nam ñứng trước sự cạnh tranh
vô cùng gay gắt. Sự tồn tại trong thời gian dài theo kiểu một mình một chợ của
Vinaphone và MobiFone ñã thực sự khép lại sau sự gia nhập thị trường của hàng loạt
các công ty viễn thông mới và ñặc biệt ấn tượng nhất là sự ra ñời của mạng di ñộng

Viettel, ñược coi là mạng di ñộng có tốc ñộ phát triển thuê bao nhanh nhất Việt Nam,
chiếm trên 60% tổng doanh thu của Tập ñoàn Viettel.
Chưa bao giờ thị trường thông tin di ñộng lại phát triển mạnh mẽ như vài năm trở
lại ñây. Trong sự phát triển ñó cho thấy mức ñộ cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dịch
vụ trên thị trường như MobiFone, VinaPhone, Viettel, Sfone, HT Mobile...ngày càng
trở nên khốc liệt. Mỗi nhà cung cấp ñều ñưa ra những chiến lược, chiến thuật kinh
doanh ñể giành giật cũng như bảo vệ thị phần của mình.
Trong ñiều kiện và môi trường kinh doanh mới, cạnh tranh ngày càng quyết liệt
ñòi hỏi các công ty cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng trên thị trường Việt Nam phải
không ngừng ñổi mới hoạt ñộng, nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế trên thị
trường nhằm giữ vững thị phần và cạnh tranh với không chỉ các công ty trong nước mà
còn với các công ty nước ngoài sẽ tham gia cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng tại Việt
Nam trong tương lai gần.
Xuất phát từ những vấn ñề nêu trên, ñề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam” có ý nghĩa
lý luận và thực tiễn thiết thực.

2. Mục tiêu của nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn ñề lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng, sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.
- Phân tích và ñánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng của một số công ty viễn thông Việt Nam, so sánh ñiểm mạnh, ñiểm
yếu của việc cung ứng dịch vụ giữa các công ty này với nhau và tìm ra những vấn ñề
cần giải quyết ñể nâng cao năng lực cạnh tranh.
- ðề xuất quan ñiểm và một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.
ðể thực hiện ñược các mục tiêu ñó, luận án phải trả lời cho các câu hỏi sau:
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:

Phone: 0972.162.399


3

- Thế nào là năng lực cạnh tranh? Năng lực cạnh tranh của công ty trong cung
ứng dịch vụ thông tin di ñộng là gì?
- Các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng là gì? Có những nhân tố nào ảnh hưởng ñến các tiêu chí này?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các
công ty viễn thông Việt Nam hiện nay như thế nào?
- Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các công ty viễn
thông Việt Nam trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng là gì?

3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
ðối tượng nghiên cứu của luận án là năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng của các công ty viễn thông. Cụ thể, luận án nghiên cứu các tiêu chí
ñánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty viễn thông trong cung ứng dịch vụ thông
tin di ñộng và các yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng của các công ty viễn thông.
Phạm vi nghiên cứu của luận án: Tác giả tập trung nghiên cứu các công ty cung
ứng dịch vụ thông tin di ñộng cho thị trường trong nước. Thị trường thông tin di ñộng
Việt Nam hiện nay chủ yếu là do các công ty viễn thông thuộc sở hữu Nhà nước khai
thác. ðã có một số doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài tham gia thị trường nhưng
năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của những doanh nghiệp này còn yếu.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, tính ñến hết năm 2012, tổng thị
phần của 3 công ty MobiFone, VinaPhone và Viettel trên thị trường cung ứng dịch vụ
thông tin di ñộng là xấp xỉ 90% [20] (gần như toàn bộ thị trường). Vì vậy, tác giả tập
trung phân tích các tiêu chí ñánh giá và yếu tố ảnh hưởng ñến năng lực cạnh tranh
trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của 3 nhà cung cấp dịch vụ thông tin di ñộng

lớn nhất tại Việt Nam này, có xem xét ở mức ñộ nhất ñịnh với các công ty khác, nhằm
chuẩn bị tư thế ñương ñầu với những ñối thủ cạnh tranh mới trong tương lai. Trong
luận án, tác giả xác ñịnh rõ những ñiểm tương ñồng và những ñiểm khác biệt về năng lực
cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của 3 công ty (trong phân tích thực
trạng và trong ñề xuất giải pháp, kiến nghị). Thời gian nghiên cứu thực trạng trong
khoảng từ năm 2005 ñến 2012.

4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
ðề tài sử dụng cả phương pháp nghiên cứu ñịnh lượng và phương pháp nghiên
cứu ñịnh tính.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


4

- Nghiên cứu ñịnh lượng: ðề tài sử dụng các số liệu thống kê và ñiều tra về lĩnh
vực thông tin di ñộng như doanh thu, số thuê bao, số trạm thu phát sóng, số ñại lý phân
phối dịch vụ, thị phần dịch vụ và tốc ñộ tăng trưởng thị phần.v.v… ñể phân tích ñánh
giá năng lực cạnh tranh của các công ty ñược lựa chọn nghiên cứu. Ngoài ra, ñề tài ñã
ñiều tra phỏng vấn 972 khách hàng ñang sử dụng dịch vụ thông tin di ñộng của các
công ty và tham vấn ý kiến một số chuyên gia ñể nghiên cứu các tiêu chí ñánh giá
năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ của các công ty.
- Nghiên cứu ñịnh tính: ðề tài sử dụng phương pháp phân tích tình huống nghiên
cứu 3 nhà cung ứng dịch vụ VinaPhone, MobiFone và Viettel ñể nghiên cứu sự thay ñổi
và phát triển năng lực cạnh tranh trong cung ứng sản phẩm/dịch vụ của các công ty này.


4.2. Nguồn số liệu
ðề tài sử dụng cả số liệu sơ cấp và thứ cấp.
- Số liệu sơ cấp ñược thu thập chủ yếu thông qua ñiều tra phỏng vấn 972 khách
hàng ñang sử dụng dịch vụ của các nhà mạng VinaPhone, MobiFone và Viettel. Ngoài
ra, tác giả còn tham vấn ý kiến của các chuyên gia là các nhà quản lý của các công ty
và các chuyên gia thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực thông tin di ñộng.
- Số liệu thứ cấp ñược thu thập từ các số liệu của Tổng cục Thống kê, số liệu và
ñánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI, các số liệu công
bố về thông tin di ñộng của Bộ Thông tin và Truyền thông, các báo cáo hàng năm,
hàng quý của các tổ chức phi chính phủ, tổ chức nước ngoài ñánh giá tốc ñộ phát triển
ngành thông tin di ñộng của các nước khu vực Châu Á, ðông Dương và Việt Nam,
báo cáo hàng năm của 3 công ty nói trên và của VNPT.

4.3. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Tác giả sử dụng phần mềm SPSS, lập bảng biểu ñể xử lý số liệu. Từ bảng số liệu
phân tích, tác giả rút ra ñược những kết luận ñánh giá năng lực cạnh tranh trong cung
ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.

5. Những ñóng góp mới của luận án
- Làm rõ khái niệm về năng lực cạnh tranh của công ty trong cung cấp dịch vụ
thông tin di ñộng; vận dụng các tiêu chí chung ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp ñể xác ñịnh các tiêu chí ñánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng.
- ðánh giá sự biến ñổi của môi trường ngành viễn thông, trong lĩnh vực thông tin
di ñộng từ ñộc quyền sang cạnh tranh.
- ðánh giá các mặt mạnh, yếu về năng lực cạnh tranh của ba công ty lớn hoạt
ñộng trong lĩnh vực cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng ở Việt Nam (VinaPhone,
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399



5

MobiFone, Viettel) từ hai góc ñộ khác nhau: ñánh giá của khách hàng sử dụng dịch vụ
thông tin di ñộng và ñánh giá năng lực nội tại của các công ty cung ứng dịch vụ thông
tin di ñộng.
- Kết hợp giữa khung lý thuyết nghiên cứu với phân tích thực trạng, ñánh giá cơ
hội và thách thức ñối với các công ty trong bối cảnh xóa bỏ ñộc quyền và mở cửa thị
trường viễn thông, ñưa ra phương hướng và các giải pháp nâng cao năng lực cạnh
tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các công ty viễn thông Việt Nam.

6. Kết cấu luận án
Ngoài Lời mở ñầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án
gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu liên quan ñến chủ ñề ñề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông
tin di ñộng của các Công ty viễn thông
Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di
ñộng của các Công ty viễn thông Việt Nam
Chương 4: Phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong
cung ứng dịch vụ thông tin di ñộng của các Công ty viễn thông Việt Nam.

Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


6


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ðẾN CHỦ
ðỀ ðỀ TÀI
1.1. Một số công trình nghiên cứu của nước ngoài
Cạnh tranh trong nền kinh tế nói chung và cạnh tranh trong cung ứng sản
phẩm/dịch vụ nói riêng ñã ñược nghiên cứu từ rất lâu. Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh
và việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh một cách có hệ thống lại bắt ñầu khá muộn và
chỉ mới từ những năm 1980 ñến nay.
Micheal E. Porter, chuyên gia hàng ñầu thế giới về năng lực cạnh tranh, chỉ ra
rằng cho ñến năm 1990, năng lực cạnh tranh vẫn chưa ñược hiểu một cách ñúng ñắn,
ñầy ñủ và chưa có một ñịnh nghĩa nào ñược chấp nhận một cách thống nhất.
Khi tổng thuật tài liệu nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, một số tác giả như
Thorne (2002, 2004), Momay (2002, 2005) chỉ ra rằng, bắt ñầu từ những năm 1990
ñến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới bước vào thời kỳ bùng nổ với số
lượng công trình nghiên cứu ñược công bố rất lớn. Theo Thorne, các lý thuyết về năng
lực cạnh tranh tập trung lại theo 3 cách tiếp cận sau: lý thuyết thương mại truyền
thống, lý thuyết tổ chức công nghiệp và cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin.
- Lý thuyết thương mại truyền thống nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công
ty dựa trên cách tiếp cận của “kinh tế trọng cung”, chú trọng tới mặt cung, chủ yếu
quan tâm tới khâu “bán hàng” của người sản xuất – kinh doanh. Theo cách tiếp cận
này, tiêu chí ñầu tiên của năng lực cạnh tranh là giá cả và do ñó sự khác biệt về giá cả
của hàng hóa, dịch vụ ñược coi là tiêu chí chính ñể ño lường năng lực cạnh tranh.
Lý thuyết này chưa chú trọng ñúng mức về cầu hàng hóa, dịch vụ cũng như các
yếu tố môi trường kinh doanh. Theo Van Duren và các cộng sự (1991), cách tiếp cận
này dẫn tới những sai lầm cố hữu do chưa chú trọng ñúng mức ñến sự khác biệt về
chất lượng sản phẩm, cách tiếp thị và những dịch vụ hậu mãi của công ty. ðể khắc
phục hạn chế của cách tiếp cận thương mại truyền thống, cần kết hợp mặt cung với
mặt cầu hàng hóa, dịch vụ khi nghiên cứu năng lực cạnh tranh công ty.
- Lý thuyết tổ chức công nghiệp gọi tắt là IO (Industrial Organization), ñược
tổng quát hóa thông qua mối quan hệ giữa cơ cấu ngành (Structure of industry), vận
hành hay chiến lược (Conduct/strategy) của công ty và kết quả kinh doanh

(Performance) của ngành, còn gọi là mô hình SCP (StructureConduct Performance)
hay mô hình Bain-Masson. ðiểm then chốt của mô hình IO là kết quả kinh doanh phụ
thuộc chủ yếu vào cơ cấu của ngành mà các công ty ñang cạnh tranh với nhau. Cơ cấu
của ngành quyết ñịnh hành vi (chiến lược kinh doanh) của công ty và ñiều này sẽ dẫn
ñến kết quả kinh doanh ngành [37]. Mô hình SCP─ñược củng cố bởi lý thuyết cạnh
tranh nhóm (oligopoly theory)─rất hữu ích trong việc hình thành chiến lược và ñánh
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


7

giá bản chất cạnh tranh trong ngành. Mô hình này cũng giúp chúng ta phân tích kết
quả kinh doanh của ngành (các công ty trong ngành) và nhận dạng tiềm năng của từng
ngành kinh doanh (các ngành khác nhau có hiệu quả kinh doanh khác nhau).
Cũng cần chú ý là ñơn vị phân tích (unit of analysis) trong lý thuyết IO nguyên
thủy là ngành, vì vậy nó không có hữu ích nhiều khi phân tích và so sánh kết quả kinh
doanh của các công ty khác nhau trong cùng ngành. Những phát triển tiếp theo của IO
ñã chuyển ñơn vị phân tích vừa là công ty vừa là ngành [37]. Porter là một trong người
tiên phong trong ứng dụng lý thuyết IO trong xây dựng chiến lược, ñặc biệt là mô hình
năm lực cạnh tranh, trong ñó cơ cấu ngành là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh
tranh. Mô hình này ñược sử dụng rất rộng rãi trong phân tích cạnh tranh của ngành.
- Cạnh tranh theo kinh tế học Chamberlin, còn gọi là cạnh tranh ñộc quyền
(monopolistic competition), tập trung vào sự khác biệt (differentiation) của sản phẩm
và dịch vụ. Mô hình cạnh tranh trong IO và mô hình cạnh tranh ñộc quyền trong kinh
tế học Chamberlin ñều chú trọng vào việc giải thích chiến lược (C) của công ty và kết
quả kinh doanh (P) trong cạnh tranh. Tuy nhiên, như ñã giới thiệu, mô hình IO bắt ñầu
bằng việc tập trung vào cơ cấu (S) của ngành và tiếp theo là hành vi/chiến lược (C) và
kết quả (P). Kinh tế học Chamberlin bắt ñầu thông qua việc tập trung vào năng lực ñặc

biệt của công ty và tiếp theo là theo dõi tác ñộng của sự khác biệt này vào chiến lược
và kết quả kinh doanh mà công ty theo ñuổi. Cạnh tranh trong ngành dựa vào sự khác
biệt của các công ty và ñây chính là nguồn lực tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty.
Hơn nữa, chiến lược của công ty làm thay ñổi cơ cấu của ngành [32].
Cũng cần chú ý thêm là trong mô hình cạnh tranh Chamberlin, công ty vẫn tập
trung vào mục tiêu tối ña hóa lợi nhuận thông qua việc xác ñịnh doanh thu biên tế
(marginal revenue) bằng với chi phí biên tế (marginal cost) như trong thị trường cạnh
tranh hoàn hảo. Tuy nhiên, nếu thành công trong khác biệt sẽ ñem lại lợi nhuận vượt
mức (excess profit). Vì vậy, chiến lược kinh doanh của công ty ñóng vai trò quan trọng
thông qua việc tận dụng hiệu quả nguồn lực khác biệt của công ty. Hai là, mô hình
cạnh tranh trong kinh tế học IO và Chamberlin không ñối kháng nhau mà chúng bổ
sung lẫn nhau. Cơ cấu ngành ảnh hưởng rất lớn ñến chiến lược tận dụng lợi thế khác
biệt của công ty trong việc xác ñịnh chiến lược cạnh tranh. Kinh tế học IO cũng thừa
nhận lợi thế khác biệt quyết ñịnh rất lớn ñến chiến lược kinh doanh mà công ty theo
ñuổi. Và, những lợi thế khác biệt này của công ty chính là cơ sở cho lý thuyết nguồn
lực của công ty [35].
Mô hình cạnh tranh trong IO nói chung và của Porter nói riêng có nhiều ưu
ñiểm cũng như nhược ñiểm. Ưu ñiểm cơ bản của cạnh tranh theo IO và mô hình năm
lực cạnh tranh của Porter giúp chúng ta nắm bắt ñược cách thức công ty ñạt ñược lợi
thế cạnh tranh thông qua việc xác ñịnh vị trí phù hợp của công ty dựa vào cơ cấu của
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


8

ngành mình ñang kinh doanh và lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp với cơ cấu
ngành ñó. Tuy nhiên, lý thuyết về IO và mô hình cạnh tranh của Porter nhìn các ngành
ở trạng thái cân bằng, do vậy, lợi thế cạnh tranh ñạt ñược mang tính bền vững [54].

Kinh tế học tổ chức IO phân tích cạnh tranh trong ñiều kiện cân bằng của thị
trường sẽ rất hạn chế trong việc xem xét ñộng cơ cũng như kết quả của các sáng chế,
phát minh (innovation). Kinh tế học Schumpeter, dựa trên cơ sở của trường phái kinh
tế học Áo (Austrian economics [41]), nhấn mạnh vào quá trình biến ñộng của thị
trường ở dạng ñộng (action and market process─market dynamics). Công ty ñạt ñược
lợi thế cạnh tranh nhờ vào khả năng khám phá (entrepreneurial discovery) và hành
ñộng cạnh tranh sáng tạo (innovative competitive action [45]).
Một ñiểm quan trọng nữa là cạnh tranh trong kinh tế học Áo nhấn mạnh vai trò
của tri thức và học hỏi trong thị trường cạnh tranh ñộng (dynamic competitive
markets). Tri thức liên tục thay ñổi sẽ dẫn ñến thị trường thay ñổi và sự thay ñổi này
tạo ra bất cân bằng thị trường (disequilibrium). ðiều này ñem lại cơ hội mới về lợi
nhuận cho công ty [54]. Với cách nhìn thị trường ở dạng ñộng, tuy rằng ñơn vị phân
tích của kinh tế học Schumpeter là ngành và nền kinh tế [45], trường phái cạnh tranh
này là một cơ sở cho lý thuyết về năng lực ñộng của công ty.
Một số nhà nghiên cứu ñã có những công trình nghiên cứu công phu về năng
lực cạnh tranh. Chẳng hạn như Momaya (2002), Ambastha và cộng sự (2005), hoặc
các tác giả người Mỹ như Henricsson và các cộng sự (2004)… ñã hệ thống hóa và
phân loại các nghiên cứu và ño lường năng lực cạnh tranh theo 3 loại: nghiên cứu năng
lực cạnh tranh hoạt ñộng, năng lực cạnh tranh dựa trên khai thác, sử dụng tài sản và
năng lực cạnh tranh theo quá trình.
Năng lực cạnh tranh hoạt ñộng là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh tranh
chú trọng vào những chỉ tiêu cơ bản gắn với hoạt ñộng kinh doanh trên thực tế như: thị
phần, năng suất lao ñộng, giá cả, chi phí v.v… Theo những chỉ tiêu này, công ty có
năng lực cạnh tranh cao khi có các chỉ tiêu hoạt ñộng kinh doanh hiệu quả, chẳng hạn
như năng suất lao ñộng cao, thị phần lớn, chi phí sản xuất thấp…
Năng lực cạnh tranh dựa trên tài sản là xu hướng nghiên cứu nguồn hình thành
năng lực cạnh tranh trên cơ sở sử dụng các nguồn lực như nhân lực, công nghệ, lao
ñộng. Theo ñó, các công ty có năng lực cạnh tranh cao là những công ty sử dụng các
nguồn lực hiệu quả như nguồn nhân lực, lao ñộng, công nghệ, ñồng thời có lợi thế hơn
trong việc tiếp cận các nguồn lực này.

Năng lực cạnh tranh theo quá trình là xu hướng nghiên cứu năng lực cạnh
tranh như các quá trình duy trì và phát triển năng lực năng lực cạnh tranh. Các quá
trình bao gồm: quản lý chiếc lược, sử dụng nguồn nhân lực, các quá trình tác nghiệp
(sản xuất, chất lượng…).
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


9

Theo thống kê trong nghiên cứu của Momaya và các cộng sự (2005), hướng
nghiên cứu coi năng lực cạnh tranh như quá trình duy trì và phát triển năng lực cạnh
tranh ñược nhiều nhà nghiên cứu chú trọng và phát triển nhất cho ñến nay.
Như vậy, cho ñến nay, lý thuyết về năng lực cạnh tranh trên thế giới phát triển
theo nhiều khuynh hướng khác nhau, nhiều trường phái và cách tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên, do ý nghĩa to lớn của việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh nên bất
chấp những bất ñồng trong lý luận, một số nước như Mỹ, Anh và các tổ chức quốc tế,
các cá nhân như Diễn ñàn Kinh tế Thế giới (WEF), Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ
chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Viện Phát triển quản lý (IMD), Công ty
Standard & Poor’s, Công ty Moody’s, Micheal E. Porter… vẫn nghiên cứu và công bố
các kết quả tính toán năng lực canh tranh ở các cấp ñộ: quốc gia, ngành, công ty và sản
phẩm. Các kết quả này ñược rất nhiều quốc gia, công ty quan tâm và tham khảo. Năng
lực cạnh tranh cấp quốc gia thường ñược phân tích theo quan ñiểm tổng thể, chú trọng
vào môi trường kinh tế vĩ mô và vai trò của Chính phủ. Theo Ủy ban Cạnh tranh Công
nghiệp Mỹ thì cạnh tranh ñối với một quốc gia là mức ñộ mà ở ñó dưới ñiều kiện thị
trường tự do và công bằng, có thể sản xuất các hàng hóa và dịch vụ ñáp ứng ñược các
ñòi hỏi của thị trường quốc tế, ñồng thời duy trì và nâng cao ñược thu nhập thực tế của
người dân nước ñó. Cạnh tranh giữa các ngành là sự ganh ñua về sự phát triển, tốc ñộ
và hiệu quả phát triển giữa các ngành trong một nền kinh tế. Hình thức cạnh tranh này

sẽ dẫn tới sự thay ñổi về mặt bằng giá của nền kinh tế ñó. Trong thời kỳ hội nhập, cạnh
tranh giữa các ngành khác nhau của các quốc gia khác nhau cũng dẫn ñến mặt bằng giá
khác nhau theo các thời kỳ căn cứ vào năng suất lao ñộng của thời kỳ ñó. Cạnh tranh
giữa các công ty căn cứ vào năng lực duy trì lợi nhuận và thị phần trên thị trường trong
và ngoài nước. Năng lực cạnh tranh của công ty và sản phẩm “kiến tạo” nên năng lực
cạnh tranh của nền kinh tế [5]. Cạnh tranh ở cấp ñộ sản phẩm và dịch vụ thể hiện qua
việc công ty ñưa ra các hàng hóa, dịch vụ có chất lượng cao, giá cả hợp lý, các dịch vụ
hậu mãi và sau bán hàng hấp dẫn, ñặc biệt là các sản phẩm/dịch vụ ñem lại giá trị gia
tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn thu hút khách hàng sử dụng và tiêu thụ nhiều sản
phẩm/dịch vụ của mình. Công ty sử dụng những yếu tố nổi bật của sản phẩm/dịch vụ
ñể cạnh tranh với sản phẩm/dịch vụ của công ty khác nhằm thu hút thị phần và nâng
cao hiệu quả hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
Cạnh tranh sản phẩm/dịch vụ và cạnh tranh công ty là hai hình thức cạnh tranh
luôn gắn liền với nhau. Cạnh tranh sản phẩm là một bộ phận của cạnh tranh công ty,
có mối liên hệ mật thiết với cạnh tranh công ty cũng như các cấp ñộ cạnh tranh khác.
Các công ty hoạt ñộng trong nền kinh tế thị trường ñều hướng tới mục tiêu tối ña hóa
lợi nhuận. Mục tiêu ñó cũng ñồng nghĩa với việc công ty mong muốn bán ñược nhiều
sản phẩm/dịch vụ hơn ñối thủ, ñạt ñược hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hơn ñối thủ.
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


10

Cụ thể, khi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh, nhà khoa học ñầu tiên phải nói
ñến là Michael E. Porter. Porter ñã cung cấp một khung lý thuyết ñể phân tích về năng
lực cạnh tranh. Trong ñó, ông mô hình hóa các ngành kinh doanh và cho rằng ngành
kinh doanh nào cũng phải chịu tác ñộng của năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà chiến
lược ñang tìm kiếm ưu thế nổi trội hơn các ñối thủ có thể sử dụng mô hình này nhằm

hiểu rõ hơn bối cảnh của ngành kinh doanh mình ñang hoạt ñộng.
Mô hình Porter’s Five Forces ñược công bố lần ñầu trên tạp chí Harvard
Business Review năm 1979 với nội dung tìm hiểu yếu tố tạo ra lợi nhuận trong kinh
doanh. Mô hình này, thường ñược gọi là “Năm lực lượng của Porter”, ñược xem là công
cụ hữu dụng và hiệu quả ñể tìm hiểu nguồn gốc lợi nhuận. Quan trọng hơn cả, mô hình
này cung cấp các chiến lược cạnh tranh ñể công ty duy trì hay tăng lợi nhuận. Các công
ty thường sử dụng mô hình này ñể phân tích xem họ có nên gia nhập một thị trường nào
ñó, hoặc hoạt ñộng trong một thị trường nào ñó không. Tuy nhiên, vì môi trường kinh
doanh ngày nay mang tính “ñộng”, nên mô hình này còn ñược áp dụng ñể tìm kiếm
trong một ngành nhất ñịnh các khu vực cần ñược cải thiện ñể sản sinh nhiều lợi nhuận
hơn. Các cơ quan chính phủ, chẳng hạn như Ủy ban chống ñộc quyền và sáp nhập ở
Anh, hay Bộ phận chống ñộc quyền và Bộ Tư pháp ở Mỹ, cũng sử dụng mô hình này ñể
phân tích xem liệu có công ty nào ñang lợi dụng công chúng hay không [49].

Hình 1.1 : Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của M. Porter
Nguồn: [49]
Theo Michael Porter, cường ñộ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành sản
xuất bất kỳ chịu tác ñộng của 5 lực lượng cạnh tranh sau: (1) Sức mạnh nhà cung cấp,
(2) Nguy cơ thay thế, (3) Các rào cản gia nhập, (4) Sức mạnh khách hàng, (5) Mức ñộ
cạnh tranh.
Tiếp ñó, năm 1985, Porter xuất bản cuốn sách “Competitive Advantage:
Creating and Sustaining Superior Performance“. Trong cuốn sách này, Porter nghiên
cứu về lợi thế cạnh tranh và cách thức một công ty thực sự ñạt ñược lợi thế hơn các ñối
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


11


thủ. Ông chỉ ra rằng lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm trong các hoạt ñộng của mỗi
công ty mà còn trong cách các hoạt ñộng liên quan với nhau. Cuốn sách này cũng cung
cấp lần ñầu tiên những công cụ ñể có chiến lược phân ñoạn một ngành công nghiệp và
ñánh giá một cách logic, chặt chẽ tính cạnh tranh của sự ña dạng hoá [50].
Không dừng lại ở ñó, năm 1990, M. Porter công bố tác phẩm “Competitive
Advantage of Nations”. Cuốn sách này ñược Porter nghiên cứu tại mười quốc gia hàng
ñầu về kinh tế. Cuốn sách ñưa ra lý thuyết ñầu tiên của cạnh tranh dựa trên nguyên
nhân là năng suất, nhờ ñó các công ty cạnh tranh với nhau. Porter cho thấy những lợi
thế so sánh truyền thống như tài nguyên thiên nhiên và lao ñộng giá rẻ ñã không còn là
nguồn gốc của sự thịnh vượng. Cuốn sách cũng giới thiệu mô hình "kim cương" - một
cách ñể hiểu ñược vị thế cạnh tranh của một quốc gia (hoặc các ñịa ñiểm) trong cuộc
cạnh tranh toàn cầu hiện nay và là một phần không thể thiếu trong tư duy kinh doanh
quốc tế. Trong cuốn sách này, Porter còn giới thiệu khái niệm "cụm", có thể hiểu là
nhóm các công ty liên kết với nhau, các nhà cung cấp, các ngành liên quan, các tổ
chức phát sinh tại các ñịa ñiểm cụ thể. Khái niệm này ñã trở thành một cách thức mới
cho các công ty và chính phủ suy nghĩ về nền kinh tế, ñánh giá lợi thế cạnh tranh về vị
trí và thiết lập các chính sách công.
Mô hình “Kim cương” ñã nêu lên các yếu tố quyết ñịnh sự cạnh tranh của một
quốc gia trong thương mại quốc tế. Theo ông, khả năng cạnh tranh của một quốc gia
ngày nay lại phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và sự năng ñộng của ngành, của quốc
gia ñó. Khi thế giới cạnh tranh mang tính chất toàn cầu hoá, nền tảng cạnh tranh sẽ
chuyển dịch từ các lợi thế tuyệt ñối hay lợi thế so sánh mà tự nhiên ban cho sang
những lợi thế cạnh tranh quốc gia ñược tạo ra và duy trì vị thế cạnh tranh lâu dài của
các công ty trên thương trường quốc tế [51].
Mô hình Kim cương của Porter ñưa ra khuôn khổ phân tích ñể hiểu bản chất và
ño lường năng lực cạnh tranh của công ty

Hình 1.2 : Sơ ñồ kim cương của M. Porter
Nguồn: [51]
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z

Mail:
Phone: 0972.162.399


12

Mô hình này ñã lý giải những lực lượng thúc ñẩy sự ñổi mới và năng ñộng của
các công ty và qua ñó nâng cao khả năng cạnh tranh của các công ty trên thị trường.
Bốn nhóm nhân tố trong mô hình viên kim cương của M.Porter phát triển trong mối
quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và tác ñộng quan trọng ñến việc hình thành và duy trì năng
lực cạnh tranh quốc tế của các công ty trong một ngành kinh tế - kỹ thuật nào ñó. Sự
sẵn có cả về số lượng và chất lượng các nguồn lực cần thiết cho việc phát triển một
ngành có khả năng cạnh tranh; thông tin thông suốt về những cơ hội kinh doanh mà
các công ty có thể tiếp cận; chiến lược của các công ty trong khai thác và sử dụng các
yếu tố nguồn lực; quan ñiểm, triết lý kinh doanh của chủ sở hữu, quản trị viên, các
nhân viên trong công ty,… ñều có thể “cộng hưởng” thúc ñẩy các công ty trong một
ngành phải hoạt ñộng hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng sản phẩm, ñổi mới nhanh hơn
và ñáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Vai trò của Nhà nước là thông qua các
chính sách vĩ mô tác ñộng vào cả bốn “mặt” của “viên kim cương” sao cho chúng
cùng phát triển tương xứng, ñồng bộ và hỗ trợ lẫn nhau tạo thuận lợi cho các công ty
trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh trên thương trường quốc tế
Năm 1998, Porter cho ra ñời cuốn sách “Competitive Strategy – Techniques for
Analyzing Industries and Competitors”. Trong cuốn sách này, tác giả ñã nêu ra cách
phân tích kỹ thuật chiến lược cạnh tranh tổng quát, môi trường công nghiệp chung và
chiến lược ñưa ra quyết ñịnh [52].
Năm 2008, cuốn sách về năng lực cạnh tranh ñáng chú ý ñược xuất bản là “On
Competition, Updated and Expanded Edition” cũng của tác giả Michael E. Porter.
Cuốn sách này ñược viết theo nhiều chủ ñề, cho phép người ñọc dễ dàng truy cập ñến
hàng loạt các công việc của Porter. Phần I và II giới thiệu việc các công ty, cũng như
các quốc gia và khu vực, ñạt ñược và duy trì lợi thế cạnh tranh như thế nào. Phần III

cho thấy cách suy nghĩ chiến lược có thể giải quyết những thách thức cấp bách nhất
của xã hội từ môi trường bền vững. Phần IV tìm hiểu làm thế nào ñể các công ty có thể
tạo ra giá trị cho xã hội nhiều hơn. Phần V khám phá những mối liên hệ giữa chiến
lược và lãnh ñạo [53].
Ngoài Porter, còn một số tác giả khác cũng ñề cập ñến năng lực cạnh tranh.
Năm 1995, H Chang Moon, Alan M Rugman và Alain Verbeke viết cuốn “The
generalized double diamond approach to international competitiveness”. Trong cuốn
sách này, các tác giả ñề cập ñến cách tốt hơn ñể ñầu tư trực tiếp nước ngoài và vai trò
của chính phủ ñến khả năng cạnh tranh của các công ty, công nghiệp và quốc gia [36].
Năm 2008, Cristina Simón và Gayle Allard viết “Competitiveness and the
employment relationship in Europe: Is there a global missing link in HRM?”. Trong
cuốn sách này, các tác giả ñề cập ñến các liên kết giữa khả năng cạnh tranh và mối
quan hệ lao ñộng (ER); phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia của các nước châu Âu
Viết thuê luận văn thạc sĩ, luận án tiến sỉ - Luận Văn A-Z
Mail:
Phone: 0972.162.399


×