ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI THCS ĐÔNG THẠNH
.....&.....
KINH NGHIỆM
“ PHƯƠNG PHÁP HƯỚNG DẪN KĨ NĂNG NGHI
THỨC ĐỘI CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ ”
Giáo viên TPT: Thái Văn Nghĩa
Đông Thạnh, ngày 15 tháng 05 năm 2014
Mục lục
I. PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lí do chọn đề tài
2) Cơ sở lý luận
3) Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
4) Đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu.
a. Đối tượng nghiên cứu
b. Phạm vi nghiên cứu
c. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG
1. Tình hình thực tế về vai trò của Giáo viên TPT trong công tác Đội và tập
luyện nghi thức Đội.
2. Nguyên nhân và hiệu quả tác động.
3. Các giải pháp để nâng cao vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp trong công tác
Đội và phong trào thiếu nhi.
III. KẾT LUẬN.
1. Kết quả đạt được
2. Bài học kinh nghiệm.
3. Kiến nghị đề xuất.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
1. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan:
Một trong những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động Đội là cần phải
hướng dẫn cho học sinh năm rõ và tham gia tốt nghi thức Đội .Bởi vì nghi thức Đội là
một hoạt động giáo dục đặc trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Thông qua hoạt động
này tổ chức Đội được củng cố phát triển và khẳng định vị trí vai trò của mình đối với
xã hội.
Nghi thức Đội còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em Đội viên mà trước hết là
giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tạo nên tình cảm
gắn bó đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ.
Hoạt động nghi thức Đội giúp các em Đội viên có thể lực cường tráng, khoẻ mạnh,
nhanh nhẹn, tháo vát. Góp phần tạo nên vẻ đẹp của người Đội viên, đẹp trong lời nói
và đẹp trong hành động.
Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng
ngày cho tập thể và cá nhân Đội viên như: Trang phục đẹp, gọn, sạch sẽ, ra vào lớp
đúng giờ, trật tự, vệ sinh ngăn nắp.
Trước đây địa bàn xã Đông Thạnh là một xã vùng sâu, phần lớn các đội viên đều là
con ,em nông dân, nên hoạt động nghi thức Đội còn có nhiều hạn chế.
Không giải quyết được vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển giáo dục toàn
diện cho các em Đội viên và người phụ trách Đội sẽ gặp phải khó khăn trong khi triển
khai hoạt động Đội, công tác Đội trong nhà trường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều.
2. Xuất phát từ những yêu cầu chủ quan:
Chính vì những lý do khách quan trên mà bản thân tôi là một giáo viên – TPT trong
trường THCS tôi thấy để hoạt động Đội trong nhà trường được nâng cao thì vai trò của
nghi thức Đội không phải là nhỏ. Vì vậy phải nâng cao chất lượng nghi thức Đội ở nhà
trường nói chung , bậc THCS nói riêng. Bởi vì nghi thức Đội là những quy định mang
tính điều lệ của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, vì vậy nghi thức Đội phải có sự
thống nhất, chính xác trong tập luyện, sinh hoạt hàng ngày của cá nhân và tập thể Đội.
Là một giáo viên TPT thì việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp hoạt động Đội đặc
biệt là phương pháp hướng dẫn tập luyện nghi thức Đội trong nhà trường là rất cần
thiết. Đây cũng là một lý do quan trọng để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Trong xã hội đội thiếu niên tiền phong là một lực lượng giáo dục, cùng với nhà trường
thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo bồi dưỡng các em thành những con người phát
triển toàn diện. Ở nước ta, Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường có
cùng nội dung giáo dục là: "Giáo dục các em theo 5 điều Bác Hồ dạy"
Nhân dân ta thường nói: " Tre già măng mọc”, thể hiện niềm hy vọng, tin tưởng vào
thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của xã hội. Trẻ em là tương lai của đất nước,
của dân tộc, là nguồn hạnh phúc của gia đình, là lớp người kế tục sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ tổ quốc. Xã hội càng văn minh thì sự nhận thức về vị trí trẻ em
ngày càng đầy đủ.
Để làm tốt công tác Đội, tôi hiểu là một người Tổng phụ trách cần phải gần gũi với các
em, tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em. Ngoài thời gian học tập ở trên lớp cần
tạo cho các em có một sân chơi bổ ích và hấp dẫn mà hoạt động tập trung chủ yếu là
hoạt động Đội, nó đóng vai trò rất quan trọng trong việc thu hút các em. Tuổi thơ hiếu
động, thích vui chơi và ưa được hoạt động, các em không thể phát huy toàn diện và
phát triển đầy đủ nhân cách nÕu chỉ đơn thuần ở việc học văn hoá. Học là cần thiết
nhưng cuộc sống trẻ thơ không thể thiếu những hoạt động có đầy đủ những đặc trưng
và tâm lý rất riêng của lứa tuổi học trò đề mở rộng và phát triển khả năng tư duy và
sáng tạo của mình thông qua việc giáo dục Đội viên trên các mặt hoạt động chính là:
Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, giáo dục ý thức trách nhiệm học tập; giáo dục
lao động, giáo dục thẩm mỹ, văn hoá nghệ thuật; giáo dục sức khoẻ, vệ sinh; giáo dục
tinh thần quốc tế vô sản…
III. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Thông qua việc nghiên cứu đề tài này tôi sẽ nắm vững nghi thức Đội và từ đó có được
những phương pháp tốt nhất để có thể hướng dẫn các em trong việc tập luyện nghi
thức Đội trong nhà trường.
Nếu đã biết được cụ thể, rõ ràng, chính xác những yêu cầu và phương pháp của nghi
thức Đội ta sẽ tìm được các biện pháp thích hợp để nâng cao chất lượng hoạt động
Đội. Xuất phát từ những lý do trên nên tôi thực hiện đề tài: “ Phương pháp hướng dẫn
kĩ năng nghi thức Đội cho học sinh trường trung học cơ sở”
IV. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:
1. Đối tượng nghiên cứu: Là các em đội viên nghi thức đội của trường.
2. Phạm vi thực hiện: Các hoạt động sinh hoạt Đội và tập luyện nghi thức Đội tại
trường THCS.
3. Phương pháp thực hiện:
Dựa vào tình hình thực tế của Liên đội, tổng phụ trách đội xây dựng và nâng cao chất
lượng hoạt động tập luyện nghi thức của đội, nêu cao ý thức tự giác, tự quản và tinh
thần kỉ luật giữ vai trò chính trong quá trình tập luyện.
Tổ chức thường xuyên việc sinh hoạt Đội và tập luyện nghi thức Đội tạo cho các em
gần gũi, hoà đồng với tập thể, tạo ra sân chơi để các em bớt căng thẳng trong học
tập.
Tổ chức thường xuyên các hoạt động tập thể, các cuộc thi mang tính giáo dục cao để
từ đó các em sẽ thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích.
Muốn làm tốt trong công tác Đội, trước tiên tổng phụ trách Đội phải là ngưòi phải là
người có tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, dân chủ, tôn trọng ý kiến và quyết định
của các em, có ý thức trách nhiệm cao, nhiệt tình, sáng tạo, hiểu biết về công tác
Đội.
Tham mưu với nhà trường về công tác tổ chức phân công các thầy cô, GVCN hỗ trợ.
* Nội dung và hình thức hoạt động.
Lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và đôn đốc các phong trào thi đua dựa vào các chủ điểm
của tháng, các giai đoạn thi đua, những ngày lễ, ngày kỉ niệm lớn trong năm như:
ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 26/3;
ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh 15/5; ngày sinh của Bác Hồ 19/5, đặc
biệt là hưởng ứng và thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động “ Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và cuộc vận động “ hai không với 4 nội
dung” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phong trào “ Trường học thân thiện, học sinh
tích cực”.
Tổ chức các cuộc thi để qua đó các em có điều kiện tìm hiểu và bổ xung những kiến
thức cho bản thân, tạo dựng không khí vui tươi, sôi nổi sau những giờ học tập
căng thẳng.
Xây dựng và nâng cao chất lượng hoạt động ở các câu lạc bộ như: Câu lạc bộ vượt
khó, câu lạc bộ toán học, phong trào đôi bạn cùng tiến…
Định hướng và đưa ra nhiều phương pháp học tập khác nhau để học sinh lựa chọn cho
mình một phương pháp học tập phù hợp nhất.
Thường xuyên kiểm tra theo dõi nhắc nhở và thúc đẩy phong trào thi đua giữa các chi
đội, sao nhi đồng. Tổ chức các hình thức hoạt động đa dạng và phong phú như:
Học theo tổ, nhóm…Có thể tự nêu câu hỏi nhóm để bổ xung hoàn thiện nội
dung.
Duy trì và thực hiện tốt thời gian biểu trên lớp, thời gian biểu ở nhà.
c. Công tác xây dựng Đội vững mạnh .* Mục tiêu:
- Nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức Đội, xây dựng tổ chức Đội vững mạnh.
Nâng cao chất lượng giáo dục đội viên, nhi đồng, xây dựng tổ chức đội ngày càng
vững mạnh, phát triển năng lực tự quản, tạo điều kiện cho các em phát huy hết khả
năng của mình trong hoạt động đội.
Rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ Đội trong công tác Đội.
* Nội dung và hình thức hoạt động.
+ Sao nhi đồng: Thành lập các sao nhi đồng ngay từ đầu năm học, nâng cao chất lượng
hoạt động của Sao nhi đồng.
+ Công tác Đội viên: Đổi mới nội dung, phương thức triển khai thực hiện “ Chương
trình rèn luyện Đội viên” theo hướng thiết thực phù hợp với tâm sinh lứa tuổi
thiếu nhi và thực tiễn công tác Đội, phong trào thiếu nhi. Nâng cao chất lượng
nghi thức Đội cho Đội viên nhằm giáo dục thiếu nhi tính kỷ luật, tác phong mẫu
mực của người thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Chú trọng chất lượng đội
viên mới kết nạp.
+ Công tác xây dựng Ban chỉ huy liên đội, chi đội: Tăng cường đổi mới công tác cán
bộ chỉ huy đội, lựa chọn hướng dẫn bồi dưỡng kỹ năng kiến thức cho ban chỉ huy
đội. Phát huy tính chủ động và vai trò tự quản của ban chỉ huy đội.
Tổ chức cho các em học tập, tìm hiểu về lịch sử, sự trưởng thành của tổ chức Đội
TNTP Hồ Chí Minh, tìm hiểu những qui định và điều lệ của Đội thông qua các
buổi sinh hoạt sao nhi, sinh hoạt đội, thi nghi thức đội.
Tăng cường công tác thi đua, xây dựng chi đội, phân đội, các lớp sao nhi.
Đề ra các mục tiêu phấn đấu theo từng giai đoạn cho học sinh học tập và thực hiện tốt
chương trình rèn luyện đội viên, tổ chức cho các em học tập điều lệ Đội TNTP
Hồ Chí Minh.
Thường xuyên kiểm tra và bám sát năm điều Bác Hồ dạy để giáo dục học sinh.
Thường xuyên bồi dưỡng cán bộ phụ trách đội, theo dõi, bồi dưỡng và kết nạp những
em thiếu nhi trong độ tuổi, đủ tiêu chuẩn vào tổ chức Đội.
Thi đua học tập, rèn luyện để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tôt, cháu ngoan
Bác Hồ.
- Bồi dưỡng nhi đồng chăm ngoan đúng độ tuổi vào tổ chức Đội.
- Thường xuyên tập huấn cho cán bộ Đội, phụ trách Sao nhi đồng.
- Xây dựng nề nếp tự quản, tự giác trong phong trào Đội.
d. Hoạt động công ích xã hội.* Mục tiêu:
Duy trì và thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa, công tác Trần Quốc Toản, phong
trào từ thiện, phong trào kế hoạch nhỏ, bổ xung thêm những nội dung và hình
thức mới phù hợp với tính phong phú đa dạng trong cuộc sống, xã hội, thể hiện
tinh thần “ việc nhỏ nghĩa lớn” của đội viên. Thể hiện yêu thương đùm bọc lẫn
nhau với tinh thần tương thân tương ai, góp phần giảm bớt những khó khăn của
đồng đội, động viên các bạn nghèo gặp khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
* Hình thức hoạt động.
Tổ chức cho các em đội viên đến giúp đỡ gia đình thương binh liệt sĩ, chúc tết và động
viên gia đình có công với cách mạng.
Xây dựng quĩ vì bạn nghèo, giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong toàn Liên
đội. Phát động phong trào ủng hộ đồ dùng học tập cho các bạn học sinh ở vùng
cao khó khăn.
Hưởng ứng các đợt quyên góp ủng hộ tấm lòng vàng “ một miếng khi đói bằng một
gói khi no”, biểu hiện tình thương yêu giúp đỡ lần nhau lúc khó khăn hoạn nạn.
đ. Hoạt động vui chơi giải trí* Mục tiêu:
Nhằm tạo ra một sân chơi bổ ích giúp các em thực hiện tốt việc “học mà chơi, chơi mà
học”, sớm phát hiện năng khiếu và bồi dưỡng tài năng cho các em học sinh, tạo
điều kiện cho mối quan hệ giao lưu phát triển nhân cách, làm cho đời sống tinh
thần của đội viên thêm phong phú đa dạng.
* Các hình thức hoạt động.
Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động trong giờ ngoại khoá như: "Kể chuyện tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh", " Hội vui học tập", Tìm hiểu luật an toàn giao
thông ( Chủ yếu là giao thông đường bộ), …. tạo điều kiện cho các em được tiếp
xúc và tham gia các môn thể thao mình yêu thích và các trò chơi dân gian ( kéo
co, bịt mắt đánh trống, đẩy gậy …
Tổ chức tôt hội khoẻ phù đổng vòng trường, tạo ấn tượng và tình cảm tốt trong các
em.
Duy trì hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao
Thi nghi thức Đội, thi cắm trại, thi đấu các môn thể dục thể thao như: bóng đá mi ni,
cờ vua, kéo co, ném còn…
e. Hoạt động hướng nghiệp và bảo vệ môi trường.* Mục tiêu.
Nhằm giáo dục các em hiểu rõ tầm quan trọng của lao động, giáo dục tinh thần tự giác
trong lao động, nâng cao ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường.
* Các hình thức hoạt động.
Tổ chức các buổi lao động vừa sức đối với học sinh, học sinh tham gia trồng cây cảnh,
cây ăn quả, cây bóng mát. Lao động tự phục vụ như: rửa tay trước khi ăn, rửa bát
đũa, dụng cụ ăn uống sau bữa ăn.
Hướng dẫn các em biết tự làm vệ sinh cá nhân, giữ gìn vệ sinh chung.
V. Kết quả nghiên cứu Năm học 2013 -2014 bản thân tôi đã vận dụng đề tài này vào
điều kiện thực tế của Liên đội trường THCS ĐÔNG THẠNH. Với đề tài này, chất
lượng giáo dục đội viên thông qua tổ chức Đội được thể hiện rõ nét. Cụ thể như sau:
- Thu hút được 100% các em trong độ tuổi tham gia vào tổ chức Đội.
- 100% các em đội viên, nhi đồng không tham gia vào các tệ nạn xã hội, không vi
phạm vào điều lệ Đội.
- TH§§: 100%
CĐ: 0
- Trí dục:
Học sinh Giỏi
: 105em = 27,3 % Học sinh tiên tiến: 157 em = 40,9%Chi đội
mạnh đề nghị huyện khen: 2/11 Chi đội = 18,2%
Chi đội mạnh cấp liên đội: 9/11 = 81,8%
Sao nhi chăm ngoan: 8/8 Sao nhi = 100%
- Cháu ngoan Bác Hồ: 300 em = 78,1%- Bồi dưỡng kết nạp đội viên mới: 91em =
100% kế hoạch đề ra.
- Liên đội đạt liên đội vững mạnh đề nghị Huyện đoàn tặng giấy khen.
- Xây dựng quĩ đội: 3.138.000đồng.
- Phong trào kế hoạch nhỏ: 385kg giấy vụn= 962.000 đồng.
- Xây dựng quỹ " Vì bạn nghèo": 250.000 đồng giúp đỡ 5 em có hoàn cảnh khó khăn
- 100% đội viên tham gia tích cực vào việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường xanh
- sạch- đẹp.
VI. Những kiến nghị và đề xuất.
Để công tác Đội của nhà trường hoạt động được hiệu quả hơn, đề nghị với các cấp
lãnh đạo tiếp tục quan tâm và đầu tư cơ sở vật chất cho nhà trường như: phòng truyền
thống, tài liệu phục vụ hoạt động Đội, tổng phụ trách được giao lưu học hỏi kinh
nghiệm với các trường bạn trong và ngoài huyện.
Đề nghị với các cấp lãnh đạo
tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc phong trào Đội ở cơ
sở.
Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong quá trình hướng dẫn, tổ chức
hoạt động Đội năm 2013 - 2014.
Kính mong Ban thi đua cấp trên tạo điều kiện
giúp đỡ tôi để hoàn thành tôt nhiệm vụ.
Tôi xin chân thành cảm ơnXếp loại đề tài: .......................
Đông Thạnh , ngày 16 tháng 5 năm 2014.
XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Ngườiviết
Thái Văn Nghĩa
XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD-ĐT