Tải bản đầy đủ (.doc) (110 trang)

NÂNG CAO SỰ SAY MÊ, GẮN BỐ VỚI CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KỸ THUẬT CÔNG TY CECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (765.39 KB, 110 trang )

TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
VIệN QUảN TRị KINH DOANH



LÊ THị HUYềN TRANG

NÂNG CAO Sự SAY MÊ, GắN Bó VớI CÔNG VIệC
CủA NHÂN VIÊN Kỹ THUậT CÔNG TY CECO

Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. PHAN THị THụC ANH

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nghiên cứu đã được nêu ra trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin và kết quả nghiên cứu trong
luận văn này là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách trung thực, phù
hợp với tình hình thực tế.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền Trang

LỜI CẢM ƠN
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất CECO là một thành viên của Tập



đoàn Hóa chất Việt Nam (VINACHEM) và là một trong số các nhân tố tích cực góp
phần thúc đẩy sự phát triển của ngành Công nghiệp Hóa chất tại Việt Nam. Sau hơn
46 năm hình thành và phát triển,Công ty Cổ phần thiết kế Công nghiệp Hoá chất
(tiền thân là Viện thiết kế thuộc Bộ Công nghiệp nặng) - tên viết tắt là CECO là một
đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn kỹ thuật dẫn đầu trong thị trường công nghiệp
Hoá chất Việt Nam.
Với vai trò như vậy, các cán bộ chủ chốt của Công ty CECO chủ yếu là các
kỹ sư, kiến trúc sư. Đây là đội ngũ đảm nhận các hoạt động chính hoạt động của
Công ty. Do vậy đảm bảo các nhân viên kỹ thuật say mê, gắn bó với công việc là
quan tâm hàng đầu của ban lãnh đạo Công ty CECO. Công ty cần thiết phải tăng
cường sự say mê, gắn bó với công việc của đội ngũ nhân viên kỹ thuật. Đề tài này
nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tăng cường sự say mê, gắn bó với công việc của
đội ngũ nhân viên kỹ thuật Công ty CECO.
Đề tài được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của Tiến sỹ Phan
Thị Thục Anh và sự quan tâm, giúp đỡ tạo điều kiện tìm hiểu, nghiên cứu của Ban
lãnh đạo, các quản lý, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật của công ty CECO.
Tác giả đề tài xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Tiến sỹ Phan Thị Thục Anh, Ban
lãnh đạo Công ty CECO, các cán bộ, kỹ sư và nhân viên kỹ thuật Công ty CECO đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện để tác giả hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2015
Tác giả luận văn

Lê Thị Huyền Trang

MỤC LỤC

CÁC TỪ VIẾT TẮT


OCB


Organizational Citizenship Behavior

Hành vi thành viên trong tổchức

JCM

Job Characteristics Model

Mô hình các tính chất công việc

SPSS
Statistics Package for Social Science Gói phần mềm phân tích thống kê
dùng cho khoa học xã hội
CECO Chemical Industrial Engineering Join stock Company
Thiết kế Công nghiệp Hóa chất

Công ty Cổ phần

VINACHEM Tập đoàn Hóa chất Việt Nam
EPC

Engineering – Procurement - Construction

và thi công xây lắp

Tổng thầu thiết kế, mua sắm


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

BẢNG BIỂU

HÌNH
Hình 1.1:

Quy trình nghiên cứu của luận văn...Error: Reference source not found

Hình 1.2 :

Cấu trúc theo giới tính của các nhân viên kỹ thuật trong Công ty
CECO................................................Error: Reference source not found

Hình 1.3 :

Cấu trúc theo độ tuổi của các nhân viên kỹ thuật trong Công ty
CECO.............................................Error: Reference source not found

Hình 1.4 :

Cấu trúc theo số năm làm việc của các nhân viên kỹ thuật trong Công
ty CECO............................................Error: Reference source not found

Hình 2.1 :

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự say mê, gắn bó với công việc.......Error:
Reference source not found

Hình 2.2

Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng tới sự say mê, gắn bó với công.....Error:

Reference source not found

Hình 2.3

Các yếu tố công việc ảnh hưởng tới sự say mê, gắn bó với công việc
theo mô hình JCM.............................Error: Reference source not found

Hình 2.4

Các yếu tố tổ chức ảnh hưởng tới sự say mê, gắn bó với công việc
...........................................................Error: Reference source not found

Hình 3.1:

Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất
CECO................................................Error: Reference source not found

Hình 3.2:

Phân loại theo giới tính của nhân viên Công ty CECO................Error:
Reference source not found

Hình 3.3:

Phân loại theo trình độ chuyên môn của nhân viên Công ty CECO
...........................................................Error: Reference source not found

Hình 3.4:

Phân loại theo số năm làm việc tại Công ty.....Error: Reference source

not found

Hình 3.5 :

Thực trạng say mê, gắn bó với công việc của đội ngũ nhân viên kỹ


thuật Công ty CECO.........................Error: Reference source not found
Hình 3.6 :

Sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ thuật Công ty
CECO theo giới tính.........................Error: Reference source not found

Hình 3.7 :

Sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ thuật Công ty
CECO theo độ tuổi............................Error: Reference source not found

Hình 3.8 :

Sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ thuật Công ty
CECO theo theo số năm làm việc tại Công ty. .Error: Reference source
not found

Hình 3.9 :

Sự ảnh hưởng của mức độ cởi mở, sẵn sàng trải nghiệm đến sự say
mê, gắn bó với công việc..................Error: Reference source not found

Hình 3.10 :


Sự ảnh hưởng của mức độ tận tâm đến sự say mê, gắn bó với công việc
...........................................................Error: Reference source not found

Hình 3.11 :

Sự ảnh hưởng của mức độ dễ chịu đến sự say mê, gắn bó với công việc
...........................................................Error: Reference source not found

Hình 3.12 : Sự ảnh hưởng của mức độ hướng ngoại đến sự say mê, gắn bó với
công việc...........................................Error: Reference source not found
Hình 3.13 : Sự ảnh hưởng của mức độ tâm lý ổn định đến sự say mê, gắn bó với
công việc...........................................Error: Reference source not found
Hình 3.14 : Mức độ ảnh hưởng của nhân tố công việc đến sự say mê, gắn bó với
công việc...........................................Error: Reference source not found
Hình 3.15 : Mức độ ảnh hưởng của nhân tố tổ chức đến sự say mê, gắn bó với
công việc...........................................Error: Reference source not found


TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
VIệN QUảN TRị KINH DOANH



LÊ THị HUYềN TRANG

NÂNG CAO Sự SAY MÊ, GắN Bố VớI CÔNG VIệC
CủA NHÂN VIÊN Kỹ THUậT CÔNG TY CECO

Hà Nội - 2015



i

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
 Tính cấp thiết của đề tài
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất CECO là một công ty chuyên tư
vấn, thiết kế trong nhiều chuyên ngành kỹ thuật khác nhau. Do đó đội ngũ nhân
viên, cán bộ kỹ thuật đóng một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các thiết
kế được đưa ra đạt các yêu cầu về kỹ thuật, an toàn với chi phí tiết kiệm, bền đẹp.
Trong những năm qua, nhiều cán bộ, nhân viên có kinh nghiệm, trình độ của
công ty đã xin nghỉ việc, chuyển công tác đến các công ty trong ngành Hóa chất
cũng như các công ty bên ngoài. Hiện nay, có một số cán bộ, nhân viên có biểu hiện
vi phạm kỷ luật trong việc chấp hành giờ giấc làm việc vẫn còn xảy ra như : không
tập trung trong công việc, đi muộn, về sớm, làm việc riêng, chơi games, …trong giờ
làm việc ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc
Xuất phát từ thực tế trên, nghiên cứu một số giải pháp nâng cao sự say mê,
gắn bó với công việc của nhân viên kỹ thuật Công ty CECO là cần thiết.
 Mục tiêu nghiên cứu
Tóm tắt những lý luận chung về sự say mê, gắn bó với công việc của
nhân viên.
Đánh giá thực trạng về sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ
thuật công ty CECO .
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự say mê, gắn bó và thực trạng các nhân tố đó
tại công ty CECO.
Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao sự say mê, gắn bó với công việc
của đội ngũ nhân viên kỹ thuật công ty CECO.
 Phương pháp nghiên cứu
• Thông tin, số liệu thứ cấp:
Trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ :

- Dữ liệu về cơ sở lý thuyết liên quan lấy từ sách báo, tài liệu ngành, các đề
tài, các công trình nghiên cứu có liên quan, mạng Internet…
- Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các chính sách, tài liệu về cơ cấu tổ chức,
quy chế lương, …của Công ty CECO
• Thông tin, số liệu sơ cấp:
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua hệ thống phiếu điều tra khảo sát
bằng bảng hỏi.
• Phân tích đặc điểm mẫu khảo sát :
Mẫu khảo sát là 73 nhân viên kỹ thuật của Công ty CECO. Trình độ học vấn


ii

của những người tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát là cử nhân, đại học (với 63
người chiếm 86,3%), thạc sĩ (với 10 người chiếm 13,7%).
 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: tập hợp thông tin thứ cấp thông qua phương pháp
tổng hợp, so sánh, được phân tích dưới dạng bảng số liệu
- Đối với số liệu sơ cấp: Số liệu thu thập được phân tích bằng phương pháp
phân tích định tính, định lượng bằng các công cụ thống kê trong chương trình SPSS
phân tích tổng hợp và so sánh.

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ SAY MÊ, GẮN BÓ VỚI CÔNG VIỆC
 Khái niệm về sự say mê, gắn bó với công việc
Sự say mê, gắn bó với công việc như là mức độ mà một nhân viên được xác
định về mặt tâm lý với công việc của mình hoặc tầm quan trọng của công việc trong
các giá trị của bản bản thân họ. Sự say mê, gắn bó với công việc là một yếu tố quyết
định thái độ công việc. sự say mê, gắn bó với công việc một cách tích cực có ảnh
hưởng đến động lực và sự cố gắng của nhân viên dẫn đến hiệu suất làm việc cao

hơn. Như vậy, nâng cao sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên sẽ thúc đẩy
hiệu quả của doanh nghiệp.
 Vai trò của sự say mê, gắn bó với công việc
Ba lý do để nói rằng nâng cao sự say mê, gắn bó với công việc là quan trọng
và cần được quan tâm đúng mực trong các tổ chức:
Thứ nhất: Tác động tích cực của sự say mê gắn bó với công việc lên hiệu
quả làm việc. Sự say mê, gắn bó với công việc giúp cho các cá nhân cố gắng đáng
kể để đạt được mục tiêu của bản thân và của tổ chức, điều này dẫn đến hiệu suất
làm việc cao hơn rất nhiều.
Thứ hai: Có sự tương quan tích cực rất cao giữa sự say mê, gắn bó với công
việc và sự gắn bó của cá nhân với tổ chức. Sự say mê, gắn bó với công việc của
nhân viên sẽ thúc đẩy sự gắn bó của họ với tổ chức.
Thứ ba: Tác động tích cực của sự say mê, gắn bó với công việc lên hành vi


iii

của thành viên trong tổ chức . Những cá nhân có sự say mê, gắn bó cao với công
việc sẽ tham gia vào các hoạt động sản xuất ở một mức độ cao hơn những cá nhân ít
có sự say mê, gắn bó với công việc.
 Các nhân tố ảnh hưởng tói sự say mê, gắn bó với công việc
Yếu tố cá nhân : Trong tâm lý học, có năm đặc điểm tính cách được sử dụng để
mô tả tính cách của con người. Năm yếu tố này là : sự cởi mở, sẵn sàng trải nghiệm, sự
tận tâm, hướng ngoại, dễ chịu và tâm lý ổn định. Do đó cần xem xét sự phù hợp giữa
con người với công việc, thể hiện ở việc xem xét trình độ, bằng cấp và đánh giá các
kiến thức, kĩ năng và nhận diện các đặc điểm của cá nhân ứng viên xem các yếu tố đó
có phù hợp với vị trí công việc sẽ được làm hay không.
Yếu tố công việc : Mô hình các đặc tính công việc JCM cho rằng có 5 tính
chất cốt lõi của công việc (nhiều kỹ năng, bản thân công việc, ý nghĩa công việc, tự
chủ và thông tin phản hồi ) có tác động đến các trạng thái tâm lý rất quan trọng dẫn

đến ảnh hưởng tới kết quả công việc của cá nhân. Theo mô hình JCM có thể tăng
cường sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên bằng cách thiết kế các đặc
tính công việc một cách khoa học.
Yếu tố tổ chức : Theo mô hình JCM của Hackman và Oldham (1975), để
nâng cao sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên, tổ chức cần tăng cường
các yếu tố liên quan đến công việc bao gồm : Cơ hội phát triển, thu nhập, quan hệ
trong công việc và sự thăng tiến.

CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ SỰ SAY MÊ, GẮN BÓ VỚI CÔNG VIỆC
CỦA NHÂN VIÊN KỸ THUẬT CÔNG TY CECO
 Giới thiệu chung về Công ty CECO
Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hoá chất, tiền thân là Công ty Thiết kế
Công nghiệp Hoá chất (tên viết tắt- CECO) thành lập từ năm 1967, là thành viên
của Tập đoàn Hoá Chất Việt Nam (VINACHEM). CECO là một công ty chuyên
kinh doanh và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tư vấn, thiết kế, đã và đang thực hiện
triển khai tại các công trình dự án quan trọng trong và ngoài nước. Công ty chuyên


iv

tư vấn đầu tư xây dựng công trình, mua sắm và thi công xây dựng công trình, tổng
thầu EPC xây dựng công trình.
 Thực trạng say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ thuật
Công ty CECO và các nhân tố ảnh hưởng
Tác giả tiến hành nghiên cứu sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên
kỹ thuật Công ty CECO trên cơ sở thiết kế bảng hỏi với mẫu điều tra là 73 nhân
viên làm việc tại Công ty. Sau khi thực hiện khảo sát điều tra, tổng hợp lại các dữ
liệu thu thập được, tác giả tiến hành nhập dữ liệu thu thập được qua phần mềm
SPSS 22.

Sử dụng phần mềm SPSS 22, tác giả thực hiện phân tích thống kê mô tả. Kết
quả được tóm tắt như sau :
• Thực trạng say mê, gắn bó với công việc của đội ngũ nhân viên kỹ thuật
Công ty CECO.
Khía cạnh 1 là “Tầm quan trọng của công việc” có giá trị trung bình là 3.39.
Điều đó chứng tỏ tầm quan trọng của công việc đối với nhân viên kỹ thuật Công ty
CECO là chưa cao. Tuy thái độ của nhân viên kỹ thuật tương đối tốt nhưng họ có
nhiều công việc khác quan trọng hơn công việc.
Khía cạnh 2 là “Cảm xúc khi được tham gia công việc” có giá trị trung bình
2.77 thể hiện rằng cảm xúc khi được tham gia công việc công việc của nhân viên ở
mức bình thường. Công việc không phải là điều quan trọng nhất trong cuộc sống
của họ. Bên cạnh đó, tuy có rất nhiều nhân viên nói rằng họ say mê, gắn bó với
công việc nhưng họ lại cũng nói rằng trước đây họ chăm chú làm việc hơn bởi bây
giờ họ có nhiều việc khác quan trọng hơn.
Khía cạnh 3 là trách nhiệm với công việc có giá trị trung bình là 3.33. Điều
đó cho thấy rằng trách nhiệm với công việc của nhân viên Công ty CECO là tương
đối cao. Hầu hết mọi người đều nói rằng thỉnh thoảng họ có suy nghĩ về những công
việc ngày mai cần làm và không có ai đồng ý rằng họ né tránh công việc được giao.


v

Tuy nhiên, phần đông họ đều không chắc rằng mình sẽ tiếp tục công việc này ngay
cả khi không cần tiền.
Khía cạnh 4 là “Cảm nghĩ khi chưa hoàn thành công việc” có giá trị trung
bình là 3.45. Cho thấy hầu hết mọi người rất chú trọng đến việc hoàn thành công
việc, họ rất buồn và hối hận khi không hoàn thành công việc được giao và sự vắng
mặt ở Cơ quan.
Qua 4 khía cạnh có thể thấy rằng sự say mê, gắn bó với công việc của nhân
viên kỹ thuật Công ty CECO là chưa cao, nhưng họ lại rất có trách nhiệm với công

việc của mình. Họ luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhất công việc được giao và thất
vọng khi mắc lỗi lầm trong công việc.
• Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự say mê, gắn bó với công việc
của đội ngũ nhân viên kỹ thuật Công ty CECO.
Yếu tố cá nhân :
- Nhân khẩu học : Qua các số liệu cho thấy, đa số nam giới có sự say mê,
gắn bó với công việc hơn nữ giới. Những người trên 45 tuổi và những người có
thâm niên trên 10 năm có sự say mê gắn bó với công việc cao nhất so với các nhóm
còn lại.
- Tính cách : Theo phân tích có thể nói rằng những người tận tâm, cởi mở và
dễ chịu có mức độ say mê gắn bó cao hơn những người ít tận tâm, ít cởi mở và ít
dễ chịu. Nhìn chung những người hướng ngoại và có tâm lý ổn định thì say mê ,
gắn bó với công việc hơn. Tuy vậy những người ít hướng ngoại và tâm lý ít ổn
định thì lại có sự hối hận và dằn vặt nhiều hơn khi chưa hoàn thành công việc
được giao.
Yếu tố công việc : Hầu hết nhân viên tương đối hài lòng sử dụng nhiều kỹ
năng trong công việc, sự nhận biết trong công việc và thông tin phản hồi trong công
việc của họ. Tuy nhiên cũng có nhiều người cảm thấy không có hay có rất ít sự tự


vi

chủ trong công việc. Bên cạnh đó, nhiều nhân viên không nhận thấy hết được ý
nghĩa và tầm quan trọng của công việc của họ đối với sự thành công và phát triển
của Công ty.
Yếu tố tổ chức : Đa số nhân viên tương đối hài lòng về cơ hội học tập (cơ
hội phát triển), quan hệ trong công việc ở Công ty. Tuy nhiên cũng có nhiều người
cảm thấy không chắc chắn về sự thăng tiến ở công ty hay nhiều người chưa hài lòng
về chế độ lương, thưởng ở CECO.


CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỰ SAY MÊ,
GẮN BÓ VỚI CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN KỸ THUẬT
CÔNG TY CECO
 Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược của công ty CECO
Các mục tiêu và định hướng chiến lược tổng thể được cụ thể hoá thành các
mục tiêu và mục đích chiến lược mang tính định lượng như sau: Phấn đấu đạt tỷ
trọng cung cấp 50% nhu cầu dịch vụ tư vấn kỹ thuật và xây lắp trong ngành Hóa
chất và Dầu khí tại Việt nam. Mục tiêu chi tiết là đến 2015 doanh thu từ dịch vụ kỹ
thuật đạt 20-30% tổng doanh thu của Ngành. Chiếm lĩnh 100% dịch vụ tư vấn, dịch
vụ xây lắp, ... cho giai đoạn hoạch định trên…
 Các giải pháp nâng cao sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ
thuật Công ty CECO
• Giải pháp về lương, thưởng :
Lương bổ sung: Công ty cần tăng cường việc khen thưởng cho nhân viên thể
hiện bằng một khoản lương bổ sung
Hạch toán các khoản thưởng : Công ty cần quan tâm đến việc thưởng phạt
nhiều hơn nữa. Không chỉ chú trọng đến chế độ thưởng cuối năm (lương năng suất)
mà phải quan tâm thường xuyên hơn.
Hoàn thiện công tác hạch toán kinh phí Công đoàn: Trích 2% kinh phí Công
đoàn vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứ không phải trích thêm
1% trên tiền lương của công nhân viên mà Công ty đang áp dụng
Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm: Công ty cần thực hiện đúng


vii

chế độ của Nhà nước, trích lập các quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
Phương thức trả lương: Công ty nên trả lương cho công nhân viên vào tài
khoản cá nhân của mỗi người thay vì thanh toán bằng tiền mặt như hiện nay.

• Giải pháp về thăng tiến :
Thiết lập các tiêu chuẩn cho từng vị trí trong Công ty : Yêu cầu cho từng vị
trí trong Công ty phải được Công ty đặt ra cụ thể qua bảng mô tả chi tiết công việc
để mỗi thành viên có thể biết mình đang ở nấc thang nào trong lộ trình nghề nghiệp
và không ngừng hoàn thiện bản thân để thăng tiến lên những vị trí cao hơn.
Thông báo các vị trí đang trống cán bộ : Công ty nên thông báo tất cả các vị
trí tuyển dụng để tạo cơ hội cho tất cả ứng cử viên có trình độ và năng lực ứng cử.
Đánh giá các ứng viên một cách công bằng : Đánh giá tất cả các nhân viên
đủ điều kiện cho vị trí tuyển dụng theo cùng một cách thức để tránh sự thiên vị hay
phân biệt đối xử.
• Giải pháp về sự tự chủ trong công việc
Nhân viên của Công ty cần phải hiểu lý do tại sao các nhiệm vụ họ đã được
phân công là có ỹ nghĩa
Khi mục tiêu chính được xác định rõ ràng, quản lý nên cho phép nhân viên
quyết định làm thế nào và làm khi nào để đạt được mục tiêu


TRƯờNG ĐạI HọC KINH Tế QUốC DÂN
VIệN QUảN TRị KINH DOANH



LÊ THị HUYềN TRANG

NÂNG CAO Sự SAY MÊ, GắN Bố VớI CÔNG VIệC
CủA NHÂN VIÊN Kỹ THUậT CÔNG TY CECO

Ngời hớng dẫn khoa học:
TS. PHAN THị THụC ANH



ii

Hµ Néi - 2015


1

CHƯƠNG 1
PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Những nhà quản lý hiểu được rằng sự say mê, gắn bó với công việc của đội
ngũ nhân viên là nền tảng giúp doanh nghiệp gặt hái được những thành công trong
quá trình sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, việc nâng cao sự say mê, gắn bó với
công việc của đội ngũ nhân viên là một yếu tố quan trọng để họ làm việc chăm chỉ,
tập trung hết mình, nỗ lực đưa ra những ý tưởng mới để cải tiến kết quả công việc
mang lại lợi ích cho công ty.
Công ty Thiết kế Công nghiệp Hóa chất CECO là một công ty chuyên
tư vấn, thiết kế trong nhiều chuyên ngành kỹ thuật khác nhau, đã và đang thực
hiện nhiều công trình quan trọng cho các chủ đầu tư trong và ngoài
nước. Tổng số cán bộ nhân viên của công ty là 204 người trong đó có tới 73
người là cán bộ, nhân viên kỹ thuật. Đội ngũ nhân viên, cán bộ kỹ thuật đóng
một vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo các thiết kế được đưa ra đạt các
yêu cầu về kỹ thuật, an toàn với chi phí tiết kiệm, bền đẹp. Chính vì vậy việc
khơi dậy và duy trì niềm đam mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ thuật
là một trọng trách quan trọng của lãnh đạo công ty CECO.
Trong thời điểm hiện nay có xuất hiện rất nhiều Công ty tư vấn nước
ngoài tham gia vào thị trường Công nghiệp hóa chất ở Việt Nam. Đây là các
công ty có khả năng cạnh tranh cao, đến từ những nước tiên tiến, họ có trình độ
khoa học cao, khả năng tài chính tốt. Do vậy việc nâng cao chất lượng công

việc để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của công ty
trong giai đoạn tới.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, nhiều cán bộ, nhân viên có kinh
nghiệm, trình độ của công ty đã xin nghỉ việc, chuyển công tác đến các công ty
trong ngành Hóa chất cũng như các công ty bên ngoài. Hiện nay, có một số cán
bộ, nhân viên có biểu hiện vi phạm kỷ luật trong việc chấp hành giờ giấc làm
việc vẫn còn xảy ra như : không tập trung trong công việc, đi muộn, về sớm, làm
việc riêng, chơi games, …trong giờ làm việc ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả


2

công việc. Vì thế việc nâng cao niềm say mê, gắn bó với công việc của nhân viên
kỹ thuật công ty CECO là cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng
cao sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ thuật công ty CECO”.

1.2. Đối tượng nghiên cứu
Sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ thuật công ty CECO.

1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm thực hiện các công việc sau đây:
- Tóm tắt những lý luận chung về sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên.
- Đánh giá thực trạng về sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ
thuật công ty CECO .
- Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến sự say mê, gắn bó và thực trạng các
nhân tố đó tại công ty CECO.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao sự say mê, gắn bó với công việc của đội
ngũ nhân viên kỹ thuật công ty CECO.


1.4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Nội dung : Sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên và các yếu tố
ảnh hưởng đến sự say mê gắn bó với công việc
- Đối tượng khảo sát : nhân viên kỹ thuật công ty CECO (không khảo sát cấp
quản lý)
- Phạm vi không gian : Công ty Cổ phần Thiết kế Công nghiệp Hóa chất CECO
- Phạm vi thời gian : Dữ liệu thứ cấp được lấy trong 4 năm gần đây từ 2010,
dữ liệu sơ cấp được thu thập đầu năm 2014.Các giải pháp được đưa ra cho 3 năm
tiếp theo


3

1.5. Phương pháp nghiên cứu
1.5.1. Quy trình nghiên cứu
Thu thập
số liệu
thứ cấp
Xác định
mục tiêu
nghiên
cứu

Phân tích số
liệu: đánh giá
thực trạng và
các yếu tố
ảnh hưởng

Nghiên

cứu tổng
quan

Đề xuất
giải pháp

Thu thập
số liệu
sơ cấp
Hình 1.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn

1.5.2. Phương pháp thu thập số liệu
1.5.2.1. Thông tin, số liệu thứ cấp:
Trong quá trình nghiên cứu, dữ liệu thứ cấp sẽ được thu thập từ những nguồn
sau đây:
- Dữ liệu về Cơ cấu tổ chức của công ty, mô tả công việc, báo cáo liên quan,
…của CECO
- Thông tin từ báo chí, internet, nghiên cứu của các tác giả liên quan đến
luận văn.

1.5.2.2. Thông tin, số liệu sơ cấp:

Bảng 1.1 : Các phương pháp thu thập số liệu

- Đánh giá thực trạng say mê,
gắn bó với công việc của nhân viên


4


2

- Tổng quan về sự say mê, gắn
bó với công việc của nhân viên kỹ
thuật công ty CECO

Quan sát

1.5.2.3. Đặc điểm mẫu khảo sát:
Công ty CECO có 73 nhân viên kỹ thuật chủ chốt, trình độ học vẫn của
những người tham gia trả lời các câu hỏi khảo sát là cử nhân, đại học (với 63 người
chiếm 86,3%), thạc sĩ (với 10 người chiếm 13,7%). Số năm làm việc của các nhân
viên tối thiểu là 1 năm, tối đa là 30 năm. Hầu hết các nhân viên kỹ thuật chủ chốt
của Công ty có kinh nghiệm làm việc lâu năm, có nhiều đóng góp cho công việc của
Công ty tại vị trí làm việc hiện tại.
Với bản chất công việc của Công ty, 86% những người tham dự trả lời bảng
câu hỏi khảo sát là nhân viên kỹ thuật (kỹ sư Xây dựng, kỹ sư Hóa,…) và 14% là
các cán bộ quản lý phòng (trưởng, phó phòng).
Thực hiện đánh giá sơ bộ mẫu khảo sát thông qua 3 thuộc tính cá nhân: giới
tính, độ tuổi, số năm công tác. Cụ thể như sau:

Bảng 1.2 : Tần suất và sự phân bố phần trăm nhân sự theo giới tính của nhân viên kỹ
thuật công ty CECO

• Tần suất và sự phân bố theo giới tính :
Frequency
Valid

nữ


17

Percent
(%)
23.3

Valid Percent
23.3

Cumulative
Percent
23.3


5

nam

56

76.7

76.7

100.0

Tổng

73


100.0

100.0
(Nguồn : điều tra của tác giả)

Hình 1.2 : Cấu trúc theo giới tính của các nhân viên kỹ thuật trong Công ty CECO

(Nguồn : điều tra của tác giả)
Trong tổng số 73 nhân viên kỹ thuật của Công ty CECO gồm có 17 nữ
(chiếm 23.3% ) và 56 nam (chiếm 76.7%). Các nhân viên kỹ thuật chủ yếu là
nam phù hợp với đặc tính công việc kỹ thuật và yêu cầu công việc thường xuyên
phải đi công tác xa như đi công trường của các Dự án hay khảo sát, giám sát
công trình…

Bảng 1.3 : Tần suất và sự phân bố phần trăm nhân sự theo độ tuổi của nhân viên kỹ
thuật công ty CECO

• Tần suất và sự phân bố theo độ tuổi :
Frequency
Valid

Percent
(%)

Valid Percent

Cumulative
Percent

dưới 35 tuổi


54

73.97

74.0

74.0

35 đến 45 tuổi

11

15.07

15.0

89.0

trên 45 tuổi

8

10.96

11.0

100.0



6

Tổng

73

100

100.0
(Nguồn : điều tra của tác giả)

Hình 1.3 : Cấu trúc theo độ tuổi của các nhân viên kỹ thuật trong Công ty CECO

(Nguồn : điều tra của tác giả)
Trong tổng số 73 nhân viên kỹ thuật của Công ty CECO gồm có 54 nhân
viên dưới 35 tuổi (chiếm 74% ), có 11 nhân viên trong độ tuổi từ 35 đến 45 tuổi
(chiếm 15%) và có 8 nhân viên trên 45 tuổi (chiếm 11%). Như vậy đa số nhân viên
kỹ thuật của Công ty CECO có độ tuổi dưới 35 tuổi. Với cơ cấu nhân viên kỹ thuật
chủ chốt của Công ty chủ yếu là các cử nhân, kỹ sư trẻ là thuận lợi rất lớn của Công
ty trong việc hoàn tất nhiệm vụ được giao.

Bảng 1.4 : Tần suất và sự phân bố phần trăm nhân sự theo sô năm làm việc của nhân
viên kỹ thuật công ty CECO

• Tần suất và sự phân bố theo số năm làm việc tại Công ty :
Percent

Valid

Cumulative


Frequency

(%)

Valid Percent

Percent

dưới 1 năm

7

9.6

9.6

9.6

1đến 5 năm

34

46.6

46.6

56.2

5 đến10 năm


22

30.1

30.1

86.3

trên10 năm

10

13.7

13.7

100.0

Tổng

73

100.0

100.0


7


(Nguồn : điều tra của tác giả)

Hình 1.4 : Cấu trúc theo số năm làm việc của các nhân viên kỹ thuật trong
Công ty CECO

(Nguồn : điều tra của tác giả)

1.5.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
- Đối với số liệu thứ cấp: tập hợp thông tin thứ cấp thông qua phương pháp
tổng hợp, so sánh, được phân tích dưới dạng bảng số liệu
- Đối với số liệu sơ cấp : Số liệu thu thập được sẽ được phân tích bằng
phương pháp phân tích định tính, định lượng bằng các công cụ thống kê mô tả trong
chương trình excel, SPSS.

1.6. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm có 4 chương:
Chương 1: Phần mở đầu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về sự say mê, gắn bó với công việc
Chương 3: Thực trạng sự say mê, gắn bó với công việc của nhân viên kỹ
thuật Công ty CECO
Chương 4: Giải pháp nâng cao sự say mê, gắn bó với công việccủa nhân viên
kỹ thuật Công ty CECO


8

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỀ SỰ SAY MÊ,
GẮN BÓ VỚI CÔNG VIỆC
2.1. Khái niệm về sự say mê, gắn bó với công việc

Sự say mê, gắn bó với công việc là một yếu tố quyết định thái độ công việc.
Sự say mê, gắn bó với công việc liên quan đến mức độ mà một người hứng thú,
quan tâm và gắn kết với nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là
một người có hạnh phúc hay hài lòng với công việc hay không, mà chỉ có nghĩa
rằng anh ta cảm thấy có trách nhiệm đối với việc đảm bảo cho công việc được thực
hiện chính xác và đúng quyền hạn. Trong định nghĩa này, trọng tâm của thái độ
chính là bản thân công việc ( Steer & Blask, 1994)
Các khái niệm về sự say mê, gắn bó với công việc lần đầu được giới thiệu
bởi Lodahl and Kejner (1965). Họ đã định nghĩa sự say mê, gắn bó với công việc
như là mức độ mà một nhân viên được xác định về mặt tâm lý với công việc của
mình hoặc tầm quan trọng của công việc trong các giá trị của bản bản thân họ.
Theo Dubin (1956,1968) đã định nghĩa sự say mê, gắn bó với công việc là
mức độ mà một cá nhân coi công việc là “trung tâm của mọi sự quan tâm trong
cuộc sống”, tức là cá nhân đó nhận thức công việc là nguồn gốc chính tạo ra sự hài
lòng trong cuộc sống.
Đối với Kahn thì mô tả rằng : sự say mê, gắn bó với công việc có thể được
nhận ra bằng cách quan sát các hành vi của nhân viên về việc dành các năng lực
nhận thức cá nhân, thể chất và cảm xúc để hoàn thành nhiệm vụ. (Kahn,1992).
Blau and Boal (1987) định nghĩa sự say mê, gắn bó với công việc của nhân
viên là sự tự tôn, trong khi Lodahl and Kejner (1965) đề cập đến mức độ quan trọng
của công việc trong các giá trị của bản thân họ. Những định nghĩa này dẫn chúng ta
đến một khái niệm về lòng tự trọng. Có thể hiểu lòng tự trọng là những quan điểm,
suy nghĩ của một người về chính bản thân họ (Steer & Blask, 1994). Một nghiên
cứu được thực hiện trên một nhóm học sinh đã chỉ ra rằng những học sinh có lòng
tự trọng cao hơn có sự độc lập, sáng tạo cao hơn. Họ thường đặt ra những mục tiêu
cao hơn và có nhiều năng lượng hơn để đạt được những mục tiêu đó( Steer & Blask,
1994).Cũng theo Lodahl and Kejner (1965), một người có lòng tự trọng cao hầu hết


9


có sự say mê, gắn bó cao với công việc của họ. Kết quả là, những cá nhân này đã có
thể làm tốt vì công việc chính là một phần cuộc sống của họ.
Bên cạnh đó, theo Kanungo (1982) những người có sự say mê gắn bó cao với
công việc rất chú ý và quan tâm tới công việc của họ. Xa hơn nữa, Blau and Boal
(1987), Lawler and Hausdorf (1986) cũng đã khẳng định rằng những nhân viên có
sự say mê, gắn bó với công việc cao hiếm khi đi muộn hay vắng mặt trong công
việc của họ. Hơn nữa, những cá nhân này cũng sẽ ít có những lí do như : ốm hoặc
các vấn đề về di chuyển và quan tâm hơn tới công việc của họ do đó giảm tình trạng
thường xuyên vắng mặt và thay đổi công ty.
Để định hướng cho những nghiên cứu về sự say mê, gắn bó với công việc,
Lodahl and Kejner (1965) đã đưa đến định nghĩa rằng đó là mức độ mà hiệu suất
làm việc của một người ảnh hưởng đến lòng tự trọng của anh ta. Nghiên cứu này đã
được thực hiện đối với hai nhóm nhân viên khác nhau – nhóm những bác sĩ và
nhóm gồm các nhà khoa học và kĩ sư. Một trong những phát hiện của nghiên cứu
này là sự say mê,gắn bó với công việc là một loại thái độ đa chiều có thể đo được
tương đối đầy đủ nhưng độ chính xác không cao. Họ đã kết hợp các dữ liệu để tạo
thành một tài liệu gồm những giả thuyết về say mê, gắn bó với công việc. Vì vậy,
họ đã kết luận rằng những người có sự say mê, gắn bó cao với công việc là những
người có tính độc lập cao trong công việc, hài lòng với công việc của bản thân họ,
cơ hội thăng tiến và họ có cơ hội thăng tiến hơn nữa.
Theo nghiên cứu về sự say mê, gắn bó với công việc gần đây nhất, Uygur
and Kilic (trích dẫn trong Khalid, 2010) đã mô tả sự say mê, gắn bó với công việc
như là sự thúc đẩy để thực hiện công việc và nó là sự phù hợp cao giữa mục đích cá
nhân và mục đích tập thể.
Sự say mê, gắn bó với công việc là một hàm số của sự khác biệt cá nhân và
tính chất công việc. Do đó, các biến về nhân khẩu học và kinh nghiệm công việc có
liên quan đến sự say mê, gắn bó với công việc. Sự say mê, gắn bó với công việc có
quan hệ tiêu cực với mục tiêu rời bỏ công việc và liên quan tích cực với sự hài lòng
công việc. Blau và Ryan cũng cho rằng sự say mê, gắn bó với công việc có liên

quan tích cực tới sự nỗ lực và làm việc hiệu quả.
Các cá nhân có sự say mê, gắn bó cao với công việc có thể có động lực làm


×