Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

Báo cáo thực tập công nhân xây dựng cầu đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8 MB, 31 trang )

Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

MỤC LỤC

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 1


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

BÁO CÁO
THỰC TẬP CÔNG NHÂN

Các thầy trong bộ môn và toàn thể sinh viên thực tập nhóm 9

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 2


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân



LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm học trên ghế giảng đường trường Đại học Xây Dựng em
đã được tiếp cận với rất nhiều kiến thức mới lạ,và bổ ích từ cơ bản, tới chuyên
sâu.Đưa chúng em có một cái nhìn tổng quát từ lý thuyết tới thực tiễn một cách
chuyên sâu nhất. Và hiểu rỏ tính chất công việc của mình sau này hơn ,công việc
của 1 người kỹ sư, một người công nhân.
Thực tập công nhân không chỉ là một môn học mà còn là một môn học thực
tiễn.Nó giúp chúng em hiểu được các môn chuyên ngành sau này và bước đầu làm
quen, hiểu được quá trình sản xuất ra những cây cầu tương lai,và phần nào hiểu
được công việc của các bác các chú công nhân ngoài công trường.Qua đó em nhận
thức rỏ hơn về ngành nghề mà mình đã chọn,đã thấy được những khó khăn, vất vả
của ngành xây dựng Cầu và trách nhiệm nặng nề mà một kỹ sư phải đảm nhiệm.
Từ đó đã làm cho em thêm yêu cái nghề xây dựng này,và thêm cho em quyết tâm
học tập,rèn luyện thật tốt để sau này có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc.
Đợt thực tập này nhóm 9 chúng em đã được nhà trường tạo điều kiện được
thăm quan và tiếp xúc với công trường tại gói thầu A3- cầu Sông Hồng.Tuy nhiên
do thời gian thực tập có hạn, nên chúng em chưa được tham gia trực tiếp vào các
công tác thi công ngoài công trường. Nhưng chúng em đã được Ban lãnh đạo công
trường tạo điều kiên thăm quan và tiếp xúc với công trường thi công. Ở đây,em và
các bạn đã được các bác, các chú, các anh kỹ sư và công nhân trong công trường
thi công chỉ bảo tận tình và giải đáp những thắc mắc, những câu hỏi giúp em và
các bạn hiểu sâu hơn về chiếc cầu đang làm chiếc cầu Sông Hồng.
Qua đợt thực tập, em xin chân thành cảm ơn nhà trường, thầy cô trong khoa xây
dựng càu đường, ban lãnh đạo công ty , cũng như các cán bộ kỹ sư và công nhân của
công ty CIENCO 4 đã tận tình hướng dẫn , tạo điều kiện cho em có cơ hội đi thưc tập
và hoàn thành tốt dợt thực tập vừa qua.

Hà nội ngày 29 tháng 7 năm 2012
SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4


Page 3


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN
I/ Giới thiệu tổng quan về công trình nơi thực tập.
1/ Địa điểm.
Công trình nơi thực tập là một phần trong dự án đường cao tốc Nội Bài –
Lào Cai thuộc gói thầu A3- Cầu Sông Hồng KM 77+653.35. Đi qua xã Sai Nga,
huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ.
2/ Nhà thầu.
Dự án đường cao tốc Hà Nội-Lào Cai do tổng công ty đầu tư và phát triển
Đường cao tốc Việt Nam (VEC) trực thuộc Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư.
Đơn vị thi công là tổng công ty xây dựng công trình giao thông 4(CIENCO 4).Đây
là công ty lớn và đang dần khẳng định thương hiệu trong ngành xây dựng. công ty
có đội ngũ cán bộ công nhân viên dày dặn kinh nghiệm và luôn hoàn thành tốt
nhiệm vụ. Gói thầu A3- cầu Sông Hồng do các công ty: công ty cổ phần 492, công
ty cổ phần 472, công ty cổ phần 422… trực thuộc công ty trực tiếp thi công xây
dựng các hạng mục trên Cầu Sông Hồng. Ví dụ: công ty cổ phần 492 thi công
trụ:P4,P5,P10,và thi công dầm I40, công ty cổ phần 422 thi công cọc khoan nhồi,
làm đài, móng,mố trụ cầu…
3/ Đôi nét về công trình Cầu Sông Hồng( Nơi thực tập)


Quy mô dự án


Thuộc gói thầu A3 – Cầu Sông Hồng được khởi công ngày 1/12/2010. Cầu dài
855,9 m với 6 nhịp dơn giản dầm I40, và 6 nhip dầm đúc hẫng cân bằng. bề rộng
cầu là 16.25m.Trong nhịp chứ dầm I cầu có 7 dầm chủ, khoảng cách giũa các dầm
chủ là 3m và 2 cánh hẫng mỗi cánh dài 1.075m.
Công nghệ thiết bị thi công.
Móng cọc mố trụ cầu thi công theo phương pháp khoan nhồi, đường kính
D=1.0 m và D=1.5 m.
Dầm I: chiều dài dầm L = 40 m chiều cao h = 2m


-

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 4


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm
-

Báo cáo thực tập Công nhân

Dầm đúc hẫng : Mặt cắt ngang dầm hộp hai thành đứng, chiều cao dầm thay
đổi từ 3m tới 6m, bề rộng dầm b = 9 m. Kết cấu nhịp được thi công bằng
công nghệ đúc hẫng cân bằng.

II/ Nhật ký thực tập.
-


-

Ngày 15/07/2012: Đại diện nhóm (nhóm trưởng) đi lien hệ với đợ vị tiếp
nhận thực tập ( Công ty CIENCO 4). Xác định vị trí công trường, lien hệ anh
Công để anh hướng dẫn trong đợt thực tập này, và liên hệ nhà ở cho các
thành viên trong nhóm.
Ngày 16/07/2012 : Các thành viên nhóm lên tới nơi và ổn định chổ ở nơi
thực tập.
Tối ngày 17/07/2012: Học an toàn lao động và phòng tránh các bênh truyền
nhiễm HIV do chú Hương và các cô ý tá huyện giảng dạy.

Các cô y tá dạy phòng HIV
-

Chú hương đang dạy an toàn

Ngày 18/07/2012: Được sự đòng ý của đơn vị tiếp nhận và dưới sự hướng
dẫn của cán bộ kỹ thuật nhóm đã chia làm 3 nhóm nhỏ và đi thăm quan và
tìm hiểu công trường, trong đó: nhóm 1 tuộc quản lý công ty 422 đi tìm hiểu
mố trụ cầu…, nhóm 2 thuộc quản lý công ty 472 đi tìm hiểu trụ P6,P7…,
nhóm 3 (trong đó có em) thuộc quản ly của công ty 492 đi tìm hiểu quan sát
trụ P4, P5…Trong ngày này em đã nhận bản vẻ thi công, và tìm hiểu bản vẽ

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 5


Khoa: Xây dựng cầu đường

Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

thi công do anh Nam phụ trách. Và đi xem quan sát toàn bộ các công việc
đang làm của các bác công nhân tại K9 thuộc trụ P5.

-

Ngày 19/07/2012: Tiếp tục ra trụ P5 tìm hiểu và xem thi công thép trên ván
khuôn, và công tác chuẩn bị thép, chuẩn bị ống ghen, chuẩn bị cáp căng
DƯL.

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 6


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

-

Ngày 20/07/2012: Các nhóm đổi đơin vị quản lý và đi xem xét các hạng mục
khác. Nhóm em đi tìm hiểu bải đúc dầm I40 và xem quá tình căng cáp trên
trụ P6.

-


Ngày 21/07/2012: Các nhóm tiếp tục ra công trường và nhóm em đi tìm hiểu
trụ P10 thi công phần đài cọc và bố trí thép trên đài.

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 7


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm
-

-

Báo cáo thực tập Công nhân

Ngày 22/07/2012: Em và các bạn ra công trường quan sát và trò chuyện với
các bác công nhân.
Ngày 23/07/2012: Buổi sáng ở nhà, buổi chiều ra công trường và đón các
thầy giáo trong bộ môn lên thăm và xin phép công ty cho nhóm kết thúc đợt
thực tập.

Ngay 24/07/2012: Liên hoan cùng các bác các, chú tại địa phương và chú
Hương để về trường kết thúc đợt thực tập.

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 8



Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

III/ Những kiến thức thu hoạch được qua các công việc trực tiếp
hoặc qua đợt thăm quan.
1./ Dầm đúc hẫng:
Phương pháp đúc hẫng là quá trinh xây dựng kết cấu nhịp dầm từng đốt theo
sơ đồ hẫng cho tới khi nối liền kết cầu hoàn chỉnh.Phương pháp đúc hẫng thích
hợp với xây dựng các kết cấu nhịp có chiều cao mặt cắt thay đổi và nó không phụ
thuộc vào không gian bên dưới cầu, nên dể dàng thi công hơn không gây tốn kém
và tiết kiệm hơn.

Bản vẽ thi công các mặt cắt trụ P5
Cầu Sông Hồng thi công cầu bằng công nghệ đúc hẫng cân bằng mổi bên tính
từ Ko trên trụ ra có 14 K.Trong đó có 5 K có chiều dài 3 m, 6 K có chiều dài 3.5 m,

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 9


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

và 3 K có chiều dài 4 m. chiều cao dầm thay đổi dần từ 6m ở K o tời 3m ở K14.


Từ K6 trở đi được bố trí các vấu neo để căng cáp đáy và hợp long . Và bố trí dầm
ngang 1 tại vị trí K7 , 1 tại vị trí hợp long để đặt ống thép để đặt cáp DƯL căng
ngoài được bố trí như hình vẽ trên.
Bề rộng dầm bên trên cũng là bề rộng cầu là 16.25 m, bề rộng dầm bên dưới là 9
m có 2 cánh vuông góc với sườn có bề rộng là 3.62 m. Khổ thông thuyền : 50x7 m.
Các bước thi công dầm đúc hẫng: Việc áp dụng công nghệ đúc hẫng được tiến
hành tuần tự theo nguyên tắc:


Trụ cầu được xây dựng xong và đúc đốt K0 trên đỉnh trụ



Ổn định đốt K0 tạm thời bằng các thanh thép cường độ cao (thanh Bar) hoặc
mở rộng diện tích gối đỡ đốt K0



Đặt các gối và bệ kê tạm thời bên dưới đốt K0



Tiến hành lắp 2 xe đúc hẫng (dàn giáo đúc đốt dầm bê tông) theo 2 phía
cánh của đốt K0 (đối xứng qua tim trụ)



Thử tải đo đạc độ võng và biến dạng của xe đúc




Hiệu chỉnh cao độ ván khuôn của xe đúc trước khi đổ bê tông

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 10


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân



Đo đạc cao độ và độ lệch tim của 2 xe đúc theo yêu cầu thiết kế



Đổ bê tông 2 đốt dầm K1 và K1’



Đo đạc kiểm tra cao độ và độ lệch tâm của đáy các đốt bê tông



Di chuyển 2 xe đúc hẫng về phía giữa nhịp để đúc các đốt tiếp theo K2, K2’,
K3, K3’,…Kn, Kn’ sau khi đã hoàn thành công tác căng kéo bó cáp các đốt

bê tông đã đúc



Đúc đốt hợp long giữa các liên kết cấu nhịp đã được đúc



Căng kéo các bó cáp DƯL chịu mômen dương trong lòng hộp



Căng kéo các bó cáp DƯL ngoài



Đo đạc kiểm tra lần cuối



Phá vỡ các gối kê tạm thời bên dưới đốt K0 (trên toàn bộ các trụ) và hạ kết
cấu nhịp lên các gối chính thức
Công tác chuẩn bị thi công đốt:

Trước khi tiến hành thi công đúc hẫng, TVGS cần thực hiện các bước kiểm
tra với các hạng mục nội dung công việc sau:


Kiểm tra hồ sơ tính toán thiết kế thi công đốt dầm của nhà thầu đệ trình: các
biện pháp lắp ráp và vận hành xe đúc bảo đảm yêu cầu ổn định trong quá

trình đúc bê tông, điều chỉnh và di chuyển.



Kiểm tra tài liệu chỉ dẫn công nghệ chế tạo và đổ bê tông bao gồm: Các biện
pháp về kho tàng, bến bãi tập kết nguyên vật liệu, xi măng, cát, đá, phụ gia,
các kết quả nghiên cứu chế tạo cấp phối bê tông, công nghệ cấp và đổ bê
tông ở công trường
Kiểm tra các chứng chỉ thí nghiệm, các loại nguyên vât liệu và thiết bị bao
gồm:



+Phiếu thí nghiệm cốt liệu bê tông, vữa lấp lòng, ống Ghen,vv
+Phiếu thí nghiệm thiết bị căng kéo bó cáp DƯL: Cáp sử dụng, neo và
kích căng kéo,vv
SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 11


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

+Hiện trạng chất lượng và sự sẵn sàng hoạt động của các thiết bị tham gia
thi công như: Xe đúc (hoặc lắp), ván khuôn, đà giáo, máy đầm, trạm trộn bê
tông, cần cẩu, máy bơm, xe chuyên dụng chuyên chở bê tông,vv..


Công tác lắp ráp hệ thống xe đúc hẫng:


Kiểm tra kích thước hình học của xe đúc hẫng và ván khuôn bảo đảm chế
tạo chính xác đốt dầm theo yêu cầu thiết kế.



Kiểm tra độ vững chắc (khả năng chịu lực của khung đỡ) trên cơ sở số liệu
thử tải đo đạc độ võng và biến dạng tổng thể cũng như cục bộ của hệ thống
kết cấu sàn đỡ (dàn chịu lực, ván khuôn đáy)



Kiểm tra độ kín thít của ván khuôn



Kiểm tra khả năng vận hành bình thường của xe đúc bao gồm: Di chuyển
của xe đúc đến vị trí mới và chốt an toàn



Kiểm tra kích thước của xe đúc, cao độ và độ lệch tim theo yêu cầu thiết kế

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 12



Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

Các công tác chuẩn bị đã hoàn tất thì bắt đầu cho công nhân bắt đầu thực hiện
các công đoạn thi công. Khi khuôn đúc được cố định và định hình trước, các công
nhân bắt đầu công tác quét dầu bôi trơn trên ván khuôn, bố trí thép theo bản vẻ thi
công( ở đây sử dụng thép thường có đường kính 10,13,16,25(cm) là chủ yếu, và
thép li để buộc). Dùng thép đường kính Ø 25 làm thép chịu lực được bố trí tại hai
vách dầm, và sử dụng thép đường kính Ø16 làm thép lưới trên bản mặt phía trên
và thép bên dưới dầm, còn các thép đường kính 10, 13 cm thì làm thép đai tạo
khung vững chắc cho hộp đúc hẫng. Sau khi bố trí thép thường xong bắt đầu nối
các ống ghen và luồn cáp DƯL để căng nối các K lại với nhau. Đặt và bố trí ống
ghen cáp DƯL theo phương ngang cầu. Sau khi bố trí thép thường ống ghen và cáp
DƯL xong sẽ chuẩn bị công tác đổ bê tông. Sau khi đổ bê tông và thực hiện các
công tác bảo dưỡng thì sau 4 ngày sẽ thực hiện công tác căng cáp,sau 3 ngày bắt
đầu công tác dỡ ván khuôn, ra xe và tiếp tục làm với các K tiếp theo.

H

2/ Dầm chữ I.

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 13


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm


Báo cáo thực tập Công nhân

Dầm I dung trong công trình cầu Sông Hồng có chiều dài 40m, chiều cao là
2m, và được cắt khấc tại 2 đầu ,dầm có 5 dầm ngang cách nhau 8m.Khoảng cách
từ đầu dầm tới chổ thay đổi tiết diện là 6.5m.

Dầm chủ I đã hoàn thành

Bản vẽ thi công dầm I

Dầm chủ I được bố trí 5 cáp DUL trong đó có cáp 4 và 5 có 1 đầu neo chết trong
dầm do cắt khấc ở đầu.
Công tác thi công dầm I:
Chuẩn bị bệ kê khuôn đúc với khoảng cách chính xác sau đó mới làm tới các
công đoạn tiếp theo.


Công tác cốt thép: Công tác bố trí cốt thé được công nhân lắp ghép theo bản
vẻ thi công dưới sự giám sát của cán bộ kỹ thuật. Để đảm bảo lớp bê tông

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 14


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân


bảo vệ thỏa mãn ở mặt đáy, người ta dùng con kê để tao khoảng cách thỏa
mãn yêu cầu thiết kế. Cán bộ kỹ thuật thường xuyên kiểm tra đo đạc các
công đoạn của công tác bố trí cốt thép để công nhân có thể làm một cách
chính xác.

Do dầm I chủ yếu dung thép có đường kính Φ 13, Φ 16. Do 2 đầu được cắt
khấc có chiều dài 1m từ đầu vào nên ở đây được bố trí rất dày thép đai và chủ yếu
dung thép Φ32, Φ 25, và dung thép Φ25 làm thép cốt đai. Tác dụng nhằm chống
lực cục bộ và tăng cường khả năng chụi lực cho đầu dầm.
Sau khi bố trí thép gàn hoàn tất thì thực hiện luồn ống ghen vào vị trí đã được
đánh dấu tại các vị trí trên thép đai của dầm. Tiếp tới luồn cáp DUL vào 15 sợi/ bó,
mỗi sợi 7 tao.


Công tác ván khuôn : Ván khuôn dùng phải bền vững,không bị biến dạng,
tạo được hình dạng đúng như thiết kế, cấu tạo dể tháo lắp, và có thể sử dụng
lại được nhiều lần.Sau khi bố trí thép đúng và chính xác như bản vẻ, bắt đầu
lắp ván khuôn, khi lắp phải đảm bảo khoảng cách lớp bảo vệ cốt thép cho

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 15


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân


dầm. Bên ngoài ván khuôn được gắn rất nhiều máy đầm rung gần sát nhau,
có tác dụng làm cho bê tông vào được những khe nhỏ nhất và làm cho bê
tông được đầm chặt nhất.

3/ Cọc khoan nhồi, đài cọc, mố trụ cầu.
a/ Cọc khoan nhồi:
Sau khi tính toán và khảo sát địa chất ta xác định được số cọc và bố trí cọc cho
từng đài cọc. Dùng các thiết bị và máy khoan cọc khoan nhồi để tạo lổ, trong quá
trình này dùng các biện pháp để có thể tạo được thành vách lỗ vững chắc ( sử dụng
dung dịch..). Sau đó cho lồng thép đã làm sẵn bên ngoài vào và tiếp đó là đổ bê
tông cho cọc bằng phương pháp đổ bê tông dưới nước.Sau khi đổ xong chờ cho
cọc đủ ddienj kiện chụi lực thì bắt đầu cho máy xúc xúc sâu xuống bên dưới để thi
công đài cọc. Lúc này phải phá các phần thừa của cọc đi.Cọc khoan nhồi sử dụng
trong công trình chủ yếu có đường kính 1m – 1.5m. Ví dụ cọc dùng ở trụ P5 thi
công 16 cọc khoan nhồi có đường kính 1.5m tim cách tim 5m và dài 25.5m, trụ
P10 thi công 11 cọc khoan nhồi có đường kính 1m tim cách tim 3m và dài 32m...
Trong cọc khoan nhồi chủ yếu có các thép cốt xoắn có vai trò quan trọng nhất, nó
SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 16


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

tạo thành dạng lồng kiên cố chụi kéo cho bê tông khi bê tông chụi nén, chống
phình .Cốt dọc có tác dụng làm giá cho cốt xoắn thăm gia chụi nén cùng bê tông
góp phần làm giảm kích thước cọc.Cốt thép cấu tạo cùng với thép chụi lực tạo

thành lưới vững chắc.

R6
00

Cốt thép trong cọc

R5
75

P1a D25

R6
23

P2 D25

P1 D25

150

1200

150

1500

Mặt cắt ngang cọc
Trong thi công cọc khoan nhồi điều quan trọng nhất đó là chất lượng be tông.
Nên khi thi công đổ bê tông cần làm các ống siêu âm và lấy mẩu để kiểm tra chất

lượng của cọc khi đổ xong sau 1 thời gian nhất định(có 3 ống 2 ống nhỏ và 1 ống
SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 17


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

to ). Nếu đạt chất lượng thì bơm bê tông vào ống siêu âm và ống lấy mẩu,nếu ko
đạt thì phải đề xuất biện pháp xử lý phù hợp.
b/ Đài cọc và mố trụ cầu.
Đài cọc: là kết cấu xây dựng nắm dưới cùng của công trình đảm nhiệm chức
năng trực tiếp chụi tải trọng của công trình vào nền đất, bảo đảm cho công trình
chụi được sức ép của trọng lực công trinh( trụ, dầm chủ, và bản mặt cầu) và đảm
bảo sự chắc chắn của công trinh.
Sau khi cọc đã thỏa mãn điều kiện bảo dưỡng, chất lượng tốt thì bắt đầu đổ
lớp bê tông lót xuống bên trên cọc nhưng vẫn để khoảng 25cm bê tông của cọc lên
bên trên lớp lót để cọc có thể ngàm chặt và chống nứt đầu cọc khi cầu đưa vào sử
dụng. sau đó bắt đầu công tác bố trí thép trên đài theo đúng thiết kế. Ở đây thép đài
được dùng chủ yếu là thép có đường kính 32,29,20. Tạo thành hính hộp lưới thép
bên trên thì dùng thép Φ29 và Φ20. Lưới thép bên dưới thì dùng toàn bộ thép Φ32
được thể hiện trong hình dưới đây.

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 18



Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

Hình : Bố trí thép trên đài cọc
Sau khi bố trí thép đài cọc xong tiếp tục bố trí thép cho thân trụ dạng hình ô
van có chiều rộng b= 9m. chủ yếu dùng thép Φ32 làm thép chụi lực và thép Φ16
làm thép đai tạo thành lồng thép dạng ô van. Và sau đó đổ bê tông đài cọc, đến thời
gian nhất đinh(4 ngày) và bê tông đã đủ và đạt cường độ cho phép. Thì tiến hành
công đoạn tháo ván khuôn và bảo dưỡng bê tông đài.Rùi tiếp tực hoàn thành các
công việc tiếp theo làm thân trụ…
Ở cầu Sông Hồng có trụ P4, P5 phải thi công ở ngoài song nên khi thi công cần
sử dụng các ván thép (hay còn gọi là tường cừ),máy bơm nước… để chắn nước
khi thi công đài, cọc chính vì vậy nó được yêu tiên làm trước để tránh mùa nước
dâng sẽ rất khó thi công làm chậm tiến độ công trình.
Mố trụ cầu: là một bộ phận quan trọng trong công trình cầu, có chức năng
đỡ kết cấu nhịp, truyền các tải trọng thẳng đứng và ngang xuống đất nền. Mố cầu
SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 19


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

là bộ phần tiếp giáp giữa cầu và đường, đảm bảo xe chạy êm thuận. Mố cầu còn có

tác dụng như tường chắn đất ở nền đường đầu cầu để nền đường không bị lún sụt,
xói lở. Mố cầu có hình dạng không đối xứng và chịu áp lực một phía.
Trụ cầu còn có tác dụng phân chia nhịp cầu
Mố trụ cầu là công trình thuộc kết cấu phần dưới, nằm trong phần đất ẩm ướt, dễ
bị xâm thực, xói lở, bào mòn, việc xây dựng sửa chữa rất khó khăn.
Các bước tiến hành:
+ Bố trí cốt thép theo bản vẽ thiết kế.
+ Kiểm tra lại hình dáng, kích thước khoảng cách cốt thép.
+ Lắp ghép cốt pha. Kiểm tra những khe hở, hình dáng, độ nhẵn, độ
chắc chắn đảm bảo điều kiện làm việc của ván khuôn sau khi lắp ghép.
+ Công tác đổ bê tông: Khi đổ bê tông phải đổ theo trình tự đã định,
đổ từ xa tới gần, đổ từ thấp tới cao, xong lớp nào đầm lớp ấy. Đổ liên tục để
tạo thành dạng kết cấu toàn khối.
+ Sau 4 ngày chất lượng bê tông đạt đủ điều kiện làm việc thiết kế thì
ta thực hiện công tác tháo dỡ cốt pha. Tiến hành bảo dưỡng phần trụ vừa
hoàn tất.

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 20


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

IV/ Chuyên đề nghiên cứu riêng.
Chuyên đề về: Cáp dự ứng lực(DƯL) và căng cáp DƯL trong dầm.
Ta đã biết bê tông vốn là vật liệu chụi uốn rất kém,mà các công trình cầu

thường phải chụi một tải trọng rất lớn ngoài tải trọng bản thân còn tải trọng xe cộ,
các công trình phụ trên cầu… mà cốt thép thường thì không thể chụi được lực uốn
lớn thế. Dẫn tới công trình dể bị phá hủy trong thời gian ngắn. Chính vì vậy khi thi
công người ta thường dùng thép, cáp dự ứng lực(DƯL) để tạo ra 1 ứng suất trước
làm tăng khả năng chụi uốn cho và nhằm kéo dài tuổi thọ cho công trình cầu.
Ngoài ra cáp dự ứng lực còn giúp làm giảm đáng kể kích thước của trụ,làm cho
khẩu đọ thong thuyền lớn hơn, tiết kiệm diện tích đất chiếm rất đáng kể, và tạo cho
cầu đẹp và thẩm mỹ hơn…

1/ Đặc điểm của cáp dự ứng lực(DƯL).
-

Là cốt thép cường độ cao, có độ tự chùng thấp,đặc tính lý học nhất quán, đặc
tính cuộn xoắn nhằm nâng cao giới hạn đàn hồi và cường độ kéo, tải trọng
khi gãy rất cao, sức chụi lực cao, sức kháng mài mòn và sức kháng giảm tải
cao, thi công ở nhiệt độ cao tôt, được sản xuất theo tiêu chuẩn ASTM A14

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 21


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

của mỹ, tiêu chuẩn JIS nhật bản, tiêu chuẩn châu âu, được sử dụng rộng rãi
trong xây dựng cầu(cáp không vỏ bọc) và trong nhà tầng(cáp có vở bọc).


Cáp 1 tao 7 sợi

2/ Công tác thi công:
Ở Cầu Sông Hồng chủ yếu dùng cáp DUL:
-

Ở dầm đúc hẫng thì dùng loại 1 bó 20 tao, mổi tao 7 sợi có đường kính là
15.2mm.Và loại 1 bó 3 tao, mổi tao 7 sợi có đường kính 15.2mm.
Ở dầm chữ I thì dùng loại 1 bó 15 tao, mổi tao 7 sợi có đường kính là
12.7mm.

Đầu tiên người ta cắt các tao cáp từ cuộn cáp theo kích thước như thiết kế, sau đó
bọc các đầu thép lại để chống rỉ sét. Rùi tiếp đến người ta luồn vào ống ghen đã
được dặt sẵn trong ván khuôn( căng sau).Và cuối cùng họ luồn bát neo, chốt neo
vào đúng vị trí để chuẩn bị cho công tác căng cáp.

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 22


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

Một số hình ảnh về bát neo, lò so, và chốt neo .

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4


Page 23


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

3/ Quá tình căng cáp:
Các công việc chuẩn bị trước khi vận hành
a. Chuẩn bị thiết bị căng kéo DƯL.
Trước khi thi công, tất cả các thiết bị căng kéo cáp và thép dự ứng lực phải
mang kiểm tra. Khi hệ thống thiết bị căng kéo dự ứng lực đảm bảo các thông số thi
công và phải được cấp chứng chỉ thì mới được thi công.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho thiết bị, an toàn lao động… ta cần phải chuẩn
bị, kiểm tra lần cuối trước khi đưa thiết bị vào thi công, đảm bảo rằng hệ thống
thiết bị không có một sự cố bất thường nào. Ta có thể tiến hành kiểm tra từng
thành phần thiết bị như sau:
+ Đồng hồ thuỷ lực: Quan sát xem kim đồng hồ có bị cong vênh hay không,
kim có về vị trí 0 hay không; đồng hồ có bị méo mó, vỡ kính hay không.
+ Đường ống thuỷ lực và các đầu nối: Phải đảm bảo các đường ống thuỷ lực
không bị rách vỡ, rò rỉ; các đầu nối phải đảm bảo làm kín, các phần ren không bị
hư hỏng.
+ Kích thuỷ lực: Kiểm tra sơ bộ xem kích thuỷ lực có bị chảy dầu ở hai đầu, ở
chỗ cút nối; cút nối có đảm bảo làm việc tốt hay không.
* Nêm, neo công tác và nêm, neo công cụ: Trên một bộ neo công cụ hay công
tác, phải sử dụng cùng một loại nêm công cụ (hoặc công tác). Không được sử dụng
các nêm công cụ của các hãng khác nhau trên một bộ neo công cụ (hoặc bộ neo
công tác). Đồng thời phải kiểm tra xem các nêm, neo có bị nứt, vỡ, biến dạng hay
có dấu hiệu bất thường gì không; các răng của nêm có còn đảm bảo không.

* Đĩa đóng neo công tác: Đĩa đóng neo công tác là phụ kiện dùng để khống chế
khe hở giữa cáp và nêm công tác trong quá trình căng kéo, khống chế độ chuyển
dịch của nêm sau khi đóng neo công tác đồng thời truyền lực nén từ thiết bị căng
kéo tới neo công tác khi hệ thống làm việc. Vì vậy phải kiểm tra đĩa đóng neo công
tác có bị méo hay biến dạng gì không; khe hở đóng neo có đảm bảo yêu cầu không.
Ngoài đĩa đóng neo công tác ra còn có thể có các vòng hoặc đĩa đệm để đảm bảo
SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 24


Khoa: Xây dựng cầu đường
Bộ môn: Cầu và công trình ngầm

Báo cáo thực tập Công nhân

kê đặt kích thuỷ lực cân tâm với các neo và bó cáp đảm bảo giữ ổn định và truyền
lực đều cho bó cáp.
Khi kiểm tra, nếu thiết bị có sự cố hoặc hư hỏng nghiêm trọng thì bắt buộc phải
mang sửa chữa, kiểm định lại; nếu có hư hỏng hay sự cố nhỏ có thể khắc phục, sửa
chữa tại chỗ thì phải tiến hành sửa chữa kịp thời. Khi hệ thống thiết bị đảm bảokhả
năng làm việc an toàn mới được đưa vào thi công.

b. Kiểm tra lắp đặt bó thép DƯL.
- Thép sợi sử dụng để sản xuất bó thép DUL phải được căng kéo thẳng
bằng các máy chuyên dùng. Các bó thép để sử dụng trong cùng một dầm phải cùng
một chủng loại.
- Trong cùng một dầm chỉ sử dụng một loại neo.
- Nghiêm cấm cắt cốt thép bằng mỏ cắt hoặc bằng lửa ôxi - axêtylen,
nghiêm cấm dùng que hàn để cắt thép.

- Bó thép cần chuẩn bị trên bệ căng, đảm bảo độ chặt chẽ khi kéo căng, tạo
thành hình dạng bó thép thẳng đều, các tao thép đúng thứ tự trong lỗ tạo DƯL.
- Các bó thép cần bảo quản khỏi bị rỉ do ẩm ớt của không khí. Không được
làm dính dầu mỡ, đất cát, không được làm xây sát biến dạng bó thép.

Sau khi đưa bát neo, chốt neo vào đúng vị trí. Ta chuẩn bị kích để cẳng kéo.
Công nhân dùng palăng để đưa các dụng cụ đầu kích và kích vào vị trí bó cáp cần
kích, sau đó dùng bát neo thứ 2 ở đầu kia của kích vào các tao cáp, rùi được chốt
bằng các chốt neo. Tiếp đó là lắp các dây 1 dây bơm dầu vào và 1 dây hút dầu ra
vào kích và đưa kích vào trạng thái sẵn sang kích khi có sự cho phép và giám sát
của đơn vị tư vấn thi công.

SV: NGUYỄN VĂN VÂN _ MSSV: 8535.54. Lớp : 54CD4

Page 25


×