TỈNH ĐOÀN TÂY NINH
ĐOÀN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TÂY NINH
Nguyễn Ngọc Phương Linh
XÂY DỰNG VÀ THỬ NGHIỆM TRÒ
CHƠI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG CHỮ
CÁI CHO TRẺ LỚP LÁ TẠI TÂY NINH
ĐỀ TÀI DỰ THI TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC
TÂY NINH 9/2016
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các biểu đồ
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRÒ CHƠI HÌNH THÀNH BIỂU
TƯỢNG CHỮ CÁI CHO TRẺ LỚP LÁ............................................... 7
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 7
1.2. Cơ sở lý luận của việc xây dựng trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại
Tây Ninh ............................................................................................................... 11
1.2.1. Hình thành biểu tượng chữ cái ........................................................................ 11
1.2.2. Trò chơi của trẻ em .......................................................................................... 19
1.2.3. Trò chơi hình thành biểu tượng chữ cái .......................................................... 23
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành BTCC cho trẻ lớp Lá .................. 27
1.2.5. Sự cần thiết của việc hình thành BTCC cho trẻ lớp Lá ................................... 28
1.3. Các cơ sở thực tiễn của việc xây dựng trò chơi hình thành biểu tượng chữ
cái cho trẻ lớp Lá tại Tây Ninh ............................................................................. 30
1.3.1. Quan niệm của giáo viên về việc xây dựng trò chơi hình thành biểu
tượng chữ cái cho trẻ lớp Lá tại Tây Ninh ..................................................... 30
1.3.2. Tập hợp một số trò chơi hình thành BTCC tại Tây Ninh ................................ 44
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................................ 49
Chương 2. XÂY DỰNG TRÒ CHƠI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG
CHỮ CÁI CHO TRẺ LỚP LÁ TẠI TỈNH TÂY NINH ...................... 50
2.1. Căn cứ, nguyên tắc xây dựng trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại Tây Ninh ...... 50
2.1.1. Căn cứ các chuẩn phát triển của trẻ 5 tuổi lĩnh vực ngôn ngữ ........................ 50
2.1.2. Quan điểm về việc dạy chữ cho trẻ lớp Lá ..................................................... 51
2.1.3. Quan điểm dạy học từ nguyên vật liệu thiên nhiên ......................................... 53
2.2. Nguyên tắc xây dựng trò chơi ................................................................................ 54
2.3. Quy trình xây dựng trò chơi hình thành BTCC ...................................................... 55
2.4. Hệ thống trò chơi .................................................................................................... 58
2.5. Hướng dẫn sử dụng các trò chơi hình thành BTCC ............................................... 77
2.5.1. Hướng dẫn sử dụng trò chơi thu nhận BTCC qua tri giác .............................. 77
2.5.2. Trò chơi lưu giữ, khắc sâu BTCC qua tương tác với BT ................................ 77
2.5.3. Trò chơi khái quát hóa BTCC thành khái niệm .............................................. 77
2.5.4. Trò chơi vận dụng BTCC vào tình huống thực tế ........................................... 78
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................................ 79
Chương 3. THỬ NGHIỆM TRÒ CHƠI HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG
CHỮ CÁI CHO TRẺ LỚP LÁ TẠI TÂY NINH ............................... 80
3.1. Chọn mẫu thử nghiệm ............................................................................................ 80
3.1.1. Tiêu chí chọn mẫu ........................................................................................... 80
3.1.2. Phương pháp chọn mẫu ................................................................................... 80
3.1.3. Mô tả mẫu ....................................................................................................... 86
3.2. Tổ chức thử nghiệm ................................................................................................ 87
3.2.1. Nguyên tắc thử nghiệm ................................................................................... 87
3.2.2. Phương pháp thử nghiệm ................................................................................ 87
3.2.3. Quy trình thử nghiệm ...................................................................................... 87
3.3. Nội dung thử nghiệm .............................................................................................. 89
3.4. Kết quả thử nghiệm và bàn luận kết quả ................................................................ 90
3.4.1. Về thái độ ........................................................................................................ 90
3.4.2. Về tiêu chí mức độ hình thành BTCC ............................................................. 90
3.4.3. Đánh giá của giáo viên về hệ thống trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại
Tây Ninh ......................................................................................................... 97
Tiểu kết chương 3 ...................................................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................... 107
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BT
Biểu tượng
BTCC
Biểu tượng chữ cái
HTBTCC
Hình thành biểu tượng chữ cái
GV
Giáo viên
GVMN
Giáo viên mầm non
LQCC
Làm quen chữ cái
GDMN
Giáo dục mầm non
ĐC
Đối chứng
TN
Thử
nghiệm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.
Bảng 1.2.
Bảng 1.3.
Bảng 1.4.
Bảng 1.5.
Bảng 1.6.
Bảng 1. 7.
Bảng 1.8.
Bảng 1.9.
Bảng 1.10.
Bảng 1.11.
Bảng 1.12.
Bảng 2.1.
Bảng 3.1.
Bảng 3.2.
Bảng 3.3.
Bảng 3.4.
Bảng 3.5.
Bảng 3.6.
Bảng 3.7.
Bảng 3.8.
Chữ cái tiếng Việt ......................................................................................16
Đánh giá mức độ cần thiết của việc sử dụng trò chơi với việc hình
thành BTCC cho trẻ ...................................................................................33
Đánh giá về nhận thức của giáo viên trong việc lựa chọn và sử dụng
các loại trò chơi để hình thành BTCC cho trẻ lớp Lá. ...............................34
Đánh giá về mức độ sử dụng trò chơi hình thành BTCC trong các
hoạt động hằng ngày ..................................................................................35
Đánh giá về mức độ GVMN sử dụng các dạng trò chơi hình thành
BTCC tại Tây Ninh ....................................................................................36
Các nguồn tài liệu về trò chơi hình thành BTCC mà GVMN đang
sử dụng .......................................................................................................37
Mức độ sử dụng trò chơi hình thành BTCC có chất liệu từ
thiên nhiên ..................................................................................................38
Những khó khăn khi xây dựng và tổ chức trò chơi HTBTCC
của GV .......................................................................................................39
Những nguyên nhân làm hạn chế hiệu quả tổ chức các TCHTBTCC
cho trẻ lớp Lá tại Tây Ninh ........................................................................40
Đánh giá của giáo viên về các tiêu chí để xây dựng trò chơi
HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại Tây Ninh .......................................................41
Đánh giá của giáo viên về mức độ HTBTCC của trẻ lớp Lá tại
Tây Ninh ....................................................................................................43
Số liệu tập hợp các dạng trò chơi HTBTCC ..............................................45
Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi ........................................................................50
Bảng kết quả khảo sát tiêu chí về kiến thức trước thử nghiệm..................81
Bảng kết quả khảo sát về tiêu chí kĩ năng trước thử nghiệm .....................82
Bảng kết quả tiêu chí về thái độ tham gia vào trò chơi .............................83
Kết quả tiêu chí đánh giá mức độ hình thành BTCC trước
thử nghiệm .................................................................................................84
Kết quả về tiêu chí đánh giá kiến thức sau thử nghiệm .............................90
Kết quả về tiêu chí đánh giá kiến thức sau thử nghiệm .............................92
Bảng kết quả về đánh giá thái độ của trẻ tham gia trò chơi
HTBTCC ....................................................................................................94
Bảng kết quả chung các tiêu chí hình thành BTCC của 2 trường
trước và sau TN..........................................................................................95
Bảng 3.9.
Tính khả thi của hệ thống trò chơi HTBTCC của trẻ lớp Lá tại
Tây Ninh ....................................................................................................98
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Tập hợp các trò chơi HTBTCC một số trường mầm non tại
Tây Ninh .................................................................................................. 45
Biểu đồ 3.1. So sánh kết quả mức độ hình thành BTCC ở mỗi tiêu chí của nhóm
ĐC và nhóm TN trước TN - Trường MN Thái Chánh ............................ 85
Biểu đồ 3.2. So sánh kết quả mức độ hình thành BTCC ở mỗi tiêu chí của nhóm
ĐC và nhóm TN trước TN - Trường MN Hướng Dương ....................... 86
Biểu đồ 3.3. So sánh kết quả sau TN của nhóm ĐC và nhóm TN trường MN
Thái Chánh............................................................................................... 96
Biểu đồ 3.4. So sánh kết quả sau TN của 2 nhóm ĐC và TN trường MN
Hướng Dương .......................................................................................... 96
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hệ thống ngôn ngữ gồm ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Trong đó, ngôn ngữ viết
là hệ thống các ký hiệu để ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ
thông qua việc sử dụng các ký hiệu hay các biểu tượng. Đối với lịch sử phát triển
của xã hội loài người, chữ viết có một vai trò rất to lớn. Chữ viết là phương tiện ghi
lại thông tin. Chữ viết chính là chìa khóa để con người nhận thức. Vì vậy, việc rèn
luyện, phát triển ngôn ngữ viết cho trẻ là hết sức quan trọng và phải bắt đầu từ rất sớm.
Việc học đọc, học viết của trẻ ở trường mầm non giúp cho trẻ có những hiểu biết
ban đầu về tiếng mẹ đẻ, đồng thời tạo điều kiện để trẻ tham gia các hoạt động liên
quan đến đọc, viết giúp trẻ có niềm vui trong học tập. Đây là nhiệm vụ quan trọng để
chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 một cách thuận lợi, thích ứng nhanh với việc học tập.
Nhận thức được vai trò vô cùng quan trọng của sự chuẩn bị tiền học đọc, học viết,
trong chương trình GDMN đề cập đến nội dung làm quen chữ viết cho trẻ lớp Lá cụ
thể giúp trẻ nhận biết hệ thống chữ cái Tiếng Việt, cách ngồi, cầm sách, bút, tô đồ chữ
cái… Đây cũng là những tiền đề chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết ở trường tiểu học
[2].
Vấn đề cho trẻ làm quen tiền đọc, viết còn được nhiều nhà nghiên cứu trên thế
giới quan tâm từ rất lâu với những tên gọi và mức độ khác nhau: Morrow, Berverly
(Hoa Kì), Marie Clay (New Zealand), Phùng Đức Toàn (Trung Quốc), Uchida (Nhật
Bản), Xokhin (Nga), Lê Thị Ánh Tuyết, Phan Lan Anh (Việt Nam). Các tác giả trên
đều quan tâm đến việc cho trẻ làm quen với khả năng tiền đọc, viết từ rất sớm. Đồng
thời thống nhất quan điểm cần chuẩn bị cho trẻ học đọc, viết trước khi vào lớp 1, trong
đó có nội dung chuẩn bị cho trẻ làm quen với hệ thống chữ cái. Đó là những tiền đề
vững chắc để trẻ có thể học tốt ở bậc học tiểu học và là nền tảng vững chắc cho các
cấp học tiếp theo.
Giai đoạn trẻ ở tuổi lớp Lá, hoạt động chủ đạo của trẻ vẫn là vui chơi. Qua chơi
trẻ được học, qua học trẻ được chơi. Nếu việc học trở nên bắt buộc, khô khan thì trẻ sẽ
không có niềm vui và hứng thú trong học tập. Ph.Phroebel (1782-1852), nhà giáo dục
2
tài ba đã từng nói, cần phải kết hợp giữa việc dạy học và trò chơi thì mới mang đến
niềm vui và năng lực trí tuệ cho người học. Chính trò chơi sẽ đem lại sự hứng thú cho
trẻ và mang đến hiệu quả cao trong giáo dục.
Hiện nay, những trò chơi hình thành BTCC được các GV tham khảo trong các tài
liệu hướng dẫn, các sách tham khảo, và chiếm phần nhiều áp dụng trên các giờ học
LQCC ở trẻ lớp Lá mà chưa được quan tâm nhiều trong các giờ chơi tự do ở các góc
chơi. Bên cạnh đó, những chất liệu thiên nhiên, gần gũi, mang đặc trưng của địa
phương để xây dựng những trò chơi hình thành BTCC ít được sử dụng và có chăng thì
vẫn chưa phát huy được tính tích cực, thu hút được sự hứng thú của trẻ.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “ Xây dựng và thử nghiệm
trò chơi hình thành biểu tượng chữ cái cho trẻ lớp Lá tại tỉnh Tây Ninh”.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng một số trò chơi hình thành BTCC từ chất liệu thiên nhiên, có độ mở và
linh hoạt, tạo cơ sở, nền tảng để chuẩn bị tiền đọc, viết cho trẻ bước vào lớp 1.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, người nghiên cứu tiến hành thực hiện các nhiệm
vụ sau:
- Tìm hiểu cơ sở lí luận về trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá.
- Tìm hiểu thực trạng lựa chọn và sử dụng trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại
một số trường mầm non tỉnh Tây Ninh.
- Xây dựng hệ thống trò chơi HTBTCC từ chất liệu thiên nhiên, gần gũi, có độ
mở và linh hoạt.
- Thử nghiệm một số trò chơi tiêu biểu từ hệ thống đã xây dựng.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học cho trẻ lớp Lá làm quen chữ viết.
3
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Trò chơi hình thành BTCC cho trẻ lớp Lá.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu xác định được quy trình xây dựng hệ thống trò chơi HTBTCC phù hợp và
thúc đẩy mức độ hình thành BTCC của trẻ lớp Lá thì sẽ nâng cao khả năng tiền đọc,
viết cho trẻ.
6. Giới hạn đề tài
6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát và phân tích các trò chơi HTBTCC được tổ chức trên
các giờ hoạt động chung và hoạt động góc. Từ đó xây dựng hệ thống trò chơi
HTBTCC cho trẻ lớp Lá từ chất liệu thiên nhiên ở một số trường mầm non tỉnh Tây
Ninh.
6.2. Giới hạn mẫu nghiên cứu
Việc khảo sát thực trạng tìm hiểu về các trò chơi HTBTCC được tiến hành ở các
trường mầm non tại tỉnh Tây Ninh:
Hai trường mầm non ở thị xã, thành phố:
-
Trường mầm non Thái Chánh - Thành phố Tây Ninh.
-
Trường mầm non 1/6 - Thành phố Tây Ninh.
Hai trường mầm non ở thị trấn của huyện:
-
Trường mầm non Thị Trấn - Tân Châu - Tây Ninh.
-
Trường mầm non Trần Thị Sanh - Gò Dầu - Tây Ninh.
Hai trường mầm non ở huyện nông thôn
-
Trường mầm non Hướng Dương - Dương Minh Châu - Tây Ninh.
-
Trường mầm non Sơn Ca - Tân Châu - Tây Ninh.
Thử nghiệm sư phạm được tiến hành tại 2 lớp của 2 trường mầm non thuộc địa
bàn thành phố và nông thôn tại tỉnh Tây Ninh.
-
Trường mầm non Thái Chánh - Thành phố Tây Ninh.
-
Trường mầm non Hướng Dương - Dương Minh Châu - Tây Ninh.
4
Ngoài ra, chúng tôi gửi phiếu thăm dò ý kiến cho một số trường mầm non ngoài
các trường kể trên để thăm dò ý kiến đủ 97 giáo viên đang dạy lớp Lá trong địa bàn
tỉnh Tây Ninh.
7. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, đạt được mục tiêu nghiên cứu, chúng tôi sử
dụng các phương pháp chủ yếu sau:
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu tài liệu
Chúng tôi thu thập, đọc, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu nhằm tìm
hiểu cơ sở lý luận của việc xây dựng trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá. Tài liệu bao
gồm: các tài liệu có liên quan đến trò chơi của trẻ em, trò chơi phát triển khả năng tiền
đọc, viết cho trẻ, các nguyên tắc xây dựng và thiết kế trò chơi, trò chơi với chữ cái,
chương trình GDMN mới, kế hoạch GD của GVMN, các giáo án hoạt động làm quen
chữ viết.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp điều tra
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi sử dụng bảng hỏi để thu thập
những cứ liệu, tìm hiểu về nhận thức của GV về các trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá,
việc lựa chọn và sử dụng các trò chơi HTBTCC, thuận lợi và khó khăn khi xây dựng
và tổ chức các trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá, ghi nhận sự đánh giá của GVMN
mức độ hình thành BTCC qua các trò chơi HTBTCC của trẻ lớp Lá, từ đó đưa ra các
nhìn tổng quan về trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại một số trường mầm non tỉnh
Tây Ninh.
7.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn Ban giám hiệu, tổ trưởng chuyên môn về việc tổ chức các hoạt động
cho trẻ LQCC thông qua các hoạt động ở trường và lớp học; về các trò chơi sẵn có và
các trò chơi được các cô tự xây dựng để hình thành BTCC cho trẻ. Lắng nghe và ghi
nhận khó khăn, đề xuất, giải pháp từ GV và Ban giám hiệu về vấn đề xây dựng các trò
chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá.
5
7.2.3. Phương pháp quan sát
Dự giờ quan sát một số hoạt động LQCC ở trường mầm non: giờ học, giờ chơi tự
do ở góc chữ viết, vui chơi ngoài trời… để quan sát, ghi nhận và đánh giá những biểu
hiện hình thành BTCC của trẻ, sự hứng thú tích cực của trẻ khi tham gia các trò chơi
với chữ cái. Đồng thời, đây cũng là phương pháp chính để ghi lại những biểu hiện của
trẻ khi được thử nghiệm hệ thống trò chơi được tác giả xây dựng. Từ đó đưa ra kết
luận tính khả thi của hệ thống trò chơi.
7.3. Phương pháp thử nghiệm sư phạm
Mục đích thử nghiệm: Đánh giá hiệu quả của việc vận dụng một số trò chơi tiêu
biểu từ hệ thống trò chơi HTBTCC đã xây dựng, nhằm chứng minh cho giả thuyết
khoa học đã đề ra.
Mô hình thử nghiệm: thử nghiệm có tác động.
Chọn nhóm đối chứng và nhóm thử nghiệm tương đồng nhau về các mặt như:
trình độ - thâm niên công tác của giáo viên, mức độ phát triển nhận thức, đặc điểm tâm
sinh lý, điều kiện giáo dục của trẻ. Ngoài ra, chúng tôi còn tiến hành đo đầu vào thử
nghiệm để đảm bảo trẻ ở hai nhóm có mức độ phát triển ngôn ngữ ngang nhau.
Tiến hành thử nghiệm: Nhóm đối chứng GV sẽ tổ chức các hoạt động LQCC
theo các trò chơi mà họ thường sử dụng. Nhóm thử nghiệm trẻ sẽ chơi các trò chơi mà
chúng tôi xây dựng.
Tác động và đo kết quả ở cả hai nhóm sau khi thử nghiệm.
Kiểm nghiệm số liệu:
Kết quả thử nghiệm được phân tích và tổng hợp theo các tiêu chí đánh giá, xếp
loại cho trẻ cả về định lượng và định tính.
Về mặt định tính: phân tích và đánh giá kết quả các tư liệu thu thập được dựa vào
phiếu điều tra, các biên bản quá trình thử nghiệm, các biên bản ghi chép, trao đổi với
giáo viên thử nghiệm.
Về mặt định lượng: đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài liệu bằng một số công
thức thống kê toán học như: tính %, tính độ lệch chuẩn, tính giá trị kiểm định T-test…
Thử nghiệm là một phương pháp quan trọng trong đề tài nhằm đánh giá tính khả
6
thi và hiệu quả của việc vận dụng một số trò chơi tiêu biểu từ hệ thống trò chơi
HTBTCC đã được xây dựng. Thông qua quá trình thử nghiệm có thể thấy được những
ưu điểm và khuyết điểm của các trò chơi, từ đó phát huy được những ưu điểm đồng
thời khắc phục những khuyết điểm để hệ thống trò chơi ngày càng hoàn thiện hơn.
Một số trò chơi tiêu biểu sẽ trong hệ thống trò chơi mới đã xây dựng, sẽ được thử
nghiệm trên 4 lớp ở 2 trường :
+ Trường mầm non Thái Chánh - Thành phố Tây Ninh.
+ Trường mầm non Hướng Dương - Dương Minh Châu - Tây Ninh.
Mỗi trường sẽ thử nghiệm trên 2 nhóm, 1 đối chứng và 1 thử nghiệm.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Các dữ liệu thu thập được sẽ được xử lý trên Excel 2010 và phần mềm SPSS 16.
8. Đóng góp của đề tài
8.1. Về mặt lý luận
Hệ thống hóa các cơ sở lý luận về xây dựng trò chơi HTBTCC, mức độ hình
thành BTCC của trẻ, và quy trình xây dựng trò chơi HTBTCC.
8.2. Về mặt thực tiễn
Xây dựng được hệ thống trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá. Trò chơi được thiết
kế từ chất liệu thiên nhiên, dễ tìm, gần gũi, có độ mở và linh hoạt.
9. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được bố cục thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá.
Chương 2: Xây dựng trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại Tây Ninh.
Chương 3: Thử nghiệm một số trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại Tây Ninh.
Bên cạnh các trang chính, đề tài còn có các trang phụ lục gồm các nhóm khác
nhau: phiếu thăm dò ý kiến, câu hỏi phỏng vấn, tập hợp các trò chơi HTBTCC qua
quan sát dự giờ bằng hình ảnh và kế hoạch giáo dục, giáo án thử nghiệm, bảng kết quả
nhóm đối chứng - thử nghiệm trước và sau thử nghiệm, hình ảnh quá trình thử nghiệm.
7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA TRÒ CHƠI HÌNH THÀNH
BIỂU TƯỢNG CHỮ CÁI CHO TRẺ LỚP LÁ
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Ngôn ngữ và sự phát triển nhận thức của trẻ em luôn được các nhà nghiên cứu
quan tâm. Trong đó, sự hình thành biểu tượng (BT) cho trẻ đã được đề cập rất sớm
trong các nghiên cứu của những nhà tâm lý học, giáo dục học. Với J. Piaget (1962) cho
rằng đứa trẻ không thể có những BT khi chúng không trực tiếp được chạm các sự vật
vào bằng các giác quan và vận động khi ở tuổi dưới 2. Thông qua hoạt động vui chơi,
luyện tập thực hành, trẻ em hình thành BT. Nhờ đó, trẻ có thể giao tiếp và tương tác
với thế giới xung quanh. Theo ông, BT có thể có trong những đồ vật, lời nói, kí hiệu,
chữ cái; BT bằng tranh ảnh như màu sắc, đường nét; BT trong trò chơi: sử dụng vật
này để thay thế vật khác trong trò chơi giả vờ, tưởng tượng.
Đồng quan điểm với Piaget, các tác giả Kendler & Kendler (1962), Wenner &
Kaplan (1963), Bruner (1966), Luria & Youdovich (1972), Fishser (1980), Berk
(1996), cũng cho rằng hình thành BT cho trẻ em là một sự kết nối đứa trẻ với thế giới
xung quanh. Với trẻ càng nhỏ, các BT càng gần gũi. Họ thống nhất cách hiểu chung
BT là khả năng mô tả, biểu trưng, là các kí hiệu, có tính trung gian và là hệ thống tín
hiệu thứ hai. Đó là sự khác biệt trong sự phát triển nhận thức của con người. Cho đến
hiện tại, BT được hiểu như là một yếu tố, một kí hiệu cơ thể giống như từ, chữ cái, cử
chỉ, điệu bộ có thể biểu thị một khái niệm. Một cá thể sống và tiếp nhận nền văn hóa,
tiếp nhận những mối quan hệ có ý nghĩa và những yếu tố tương tự khác sẽ cấu trúc nên
hệ thống BT. Mối quan hệ đó có hai ý nghĩa: một là loại chứa đựng những thông tin
thuộc về kinh nghiệm của thế giới, hoặc minh hoạ những đặc tính của sự vật (có nghĩa,
chỉ chất lượng, cảm xúc) và hai là không có trong kinh nghiệm của con người. Tuy
nhiên BT chỉ rõ được chủ đề hoặc nơi được nói đến (Gardner 1974 & Goodman 1986)
[54].
Nói về BT trong ngôn ngữ, Morrow (1997) được biết đến với vai trò là nhà
nghiên cứu nổi tiếng về ngôn ngữ trẻ em của Hoa Kì đã nói rằng: biết chữ là một quá
8
trình giao tiếp diễn ra từ lúc sinh ra và tiếp tục trải qua toàn bộ thời thơ ấu. Quá trình
này diễn ra từ giao tiếp không lời đến giao tiếp có lời, từ trò chơi, kí hiệu và tiếp theo
là xuất hiện vẽ, kí hiệu các con chữ, mã hóa lời nói bằng chữ viết và có thể sử dụng
chữ viết. Biết chữ cần phải có sự giao tiếp, cụ thể là với những người xung quanh.
Bằng cách này, trẻ có thể hiểu chữ viết là sự mã hóa lời nói và thể hiện lời nói. Biết
chữ còn là cơ hội để trẻ có thể hiểu được thế giới xung quanh và phải diễn ra bởi một
quá trình với nhiều yếu tố tác động.
Cùng quan điểm xem việc học chữ cho trẻ là quan trọng, giáo sư Phùng Đức
Toàn (1998), cha đẻ của “Phương án 0 tuổi” cũng đã đề cập đến vấn đề dạy chữ cho
trẻ em. Theo ông, việc học chữ không phải chỉ ở lứa tuổi 5-6 tuổi mà còn có thể ở mọi
lứa tuổi, có thể bắt đầu càng sớm càng tốt. Ông cho rằng, việc học chữ diễn ra tốt nhất
trước khi trẻ biết nói thông qua ngôn ngữ thị giác. Ông nêu lên quan điểm, trẻ học chữ
một cách tự nhiên cũng giống như với các kích thích khác từ môi trường và dần tiến
đến việc đọc. Việc học chữ diễn ra ở trẻ sẽ giúp cho trẻ phát triển các khả năng chú ý,
ghi nhớ, tưởng tượng, yêu thích việc đọc sách…
Trong công trình nghiên cứu của Bradley & Stahl (2001) đã nhận định về vai trò
của việc học chữ cái của trẻ em, nếu không có kiến thức vững chắc về chữ cái trẻ sẽ
gặp rất nhiều khó khăn trong tất cả các khía cạnh của tiền đọc, viết. Đồng quan điểm
trên, Truman, Kessler & Pollo (2006) cho rằng năng lực trẻ nhận biết được các chữ cái
mang đến cho trẻ cơ hội học đọc, học viết một cách dễ dàng. Nghiên cứu của Bradley
& Stahl (2001) chỉ ra sự hiểu biết về chữ cái của trẻ mầm non là:
Biết tên gọi chữ cái
Biết hình dạng của chữ cái
Biết âm phát ra của chữ cái
Viết được chữ cái
Gọi tên nhanh chóng chữ cái.
Bên cạnh đó, Pinnell & Foutas (1998) chỉ ra khả năng biết viết, vẽ, in ấn chữ cái
của trẻ mầm non là:
Biết các nét thẳng, cong, tròn, móc khuyết
9
Biết định hướng trong không gian khi thực hành trên chữ cái
Biết cách để tạo thành chữ cái
Biết mỗi chữ cái có 1 tên gọi và 2 hình thức: in hoa và in thường
Biết mỗi chữ cái tương ứng với 1 âm thanh phát ra.
Qua đó, nghiên cứu còn đưa ra các hoạt động nhằm tăng cường kiến thức về chữ
cái như: hoạt động trên nhóm nhỏ - chia sẻ kinh nghiệm đọc: đọc truyện, hát, cho trẻ
luyện tập trong giờ chơi với chữ cái, đọc sách. Hoạt động cùng cả lớp – chia sẻ kinh
nghiệm viết: chơi bán hàng (trẻ nói tên – cô ghi lên tờ giấy), luyện tập chữ ở góc chơi.
Nghiên cứu về phương pháp dạy cho trẻ em về chữ cái, đáng chú ý là công trình
nghiên cứu của Jones, C. D. & Reutzel, D. R. (2012) đã đưa ra 3 bước để dạy trẻ học
chữ cái hiệu quả:
Bước 1: xác định tên và âm thanh của chữ hoa và in thường của mỗi chữ cái
Bước 2: trẻ xác định tên chữ cái và chữ cái theo sách hoặc văn bản. Ví dụ:
khoanh tròn, gạch chân những chữ cái đặc biệt, dùng bút dạ tô lên những
chữ cái trong sách báo
Bước 3: trẻ tìm cách tạo ra chữ cái để sử dụng trong văn bản. Ví dụ: viết các
chữ cái lên bảng trắng, tạo chữ từ đất sét…
Với các nghiên cứu trên cho thấy được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học đã
nhìn nhận vai trò quan trọng của BTCC đối với trẻ em và việc cho trẻ tiếp xúc với
BTCC càng sớm càng tốt. Vì đây chính là cơ hội tốt, vững vàng để trẻ học đọc, học
viết trong tương lai. Các nghiên cứu còn chú trọng đến các hoạt động nhằm tăng
cường kiến thức về chữ cái, không chỉ trên hoạt động cá nhân mà còn tương tác với
những người xung quanh qua các hình thức khác nhau. Đáng chú ý là công trình của
Jones, C. D. & Reutzel, D. R (2012) đưa ra các bước để dạy chữ cái cho trẻ nhỏ đi từ
mức độ dễ đến khó, từ đơn giản đến khái quát hơn, giúp cho trẻ hình thành được
BTCC bên trong đầu của chúng.
Ở Việt Nam, cũng có nhiều tác giả nghiên cứu liên quan đến BTCC cho trẻ
nhưng ở nhiều góc độ khác nhau.
10
Tác giả Nguyễn Xuân Khoa [20] đã xác định một trong những nhiệm vụ quan trọng để
chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1 là chủ yếu cho trẻ LQCC. Với tác giả Đinh Hồng Thái
trong giáo trình “Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non” cũng đã khẳng
định việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái là một trong những nội dung chủ yếu của
việc học đọc, học viết trước khi vào lớp 1. Trong giáo trình này, ông còn đưa ra các
phương pháp và biện pháp hướng dẫn dạy trẻ LQCC mới và tô đồ chữ cái trên giờ học.
Trong đó cũng đề cập đến việc sử dụng các trò chơi để dạy trẻ học chữ.
Theo tác giả Nguyễn Ánh Tuyết [16], việc cho trẻ LQCC không phải để trẻ nhận
biết được mặt chữ mà còn tạo ra hứng thú để trẻ có thể học đọc, học viết ở lớp 1. Nội
dung cho trẻ LQCC là: nhận biết, phát âm đúng chữ cái Tiếng Việt; nhận biết chữ cái
qua tri giác âm thanh; nhận biết các kiểu chữ in hoa, in thường, viết thường; dạy trẻ
làm quen tách âm, ghép âm thông qua vị trí các âm trong từ, và một số kĩ năng ban đầu
về đọc, viết: cách ngồi, cầm bút, cách đọc, mở sách…
Đề cập đến nội dung, phương pháp của quá trình cho trẻ LQCC, tác giả Trần Thị
Nga [28] cho rằng việc cho trẻ làm quen với BTCC phải được tiến hành tích hợp và tự
nhiên bắt đầu từ những ý tưởng, kinh nghiệm gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Tạo ra
môi trường ngôn ngữ nói và môi trường chữ phong phú, các hoạt động trải nghiệm với
việc viết (vẽ nghệch ngoạc, vẽ sáng tạo), và trải nghiệm với việc đọc (đọc mò). Đây là
những hoạt động cần thiết giúp cho trẻ trải nghiệm với các BTCC và mang lại sự hứng
thú trên trẻ.
Từ việc phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn, nhóm nghiên cứu đứng đầu là
PGS.TS Lê Ánh Tuyết [43] đã đề xuất một số định hướng xoay quanh việc cho trẻ
LQCC như sau:
- Vấn đề cho trẻ LQCC cũng như việc chuẩn bị cho trẻ học đọc, học viết là một
trong những bộ phận của việc phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non. Vì vậy cần xác
định được yêu cầu cần đạt về hiểu biết chữ viết ở cuối tuổi lớp Lá trong mối quan hệ
nghe, nói, tiền đọc, tiền viết.
- Việc cho trẻ LQCC diễn ra bởi nhiều hoạt động: quan sát, chơi, luyện tâp… Vì
vậy cần tạo ra môi trường phù hợp để trẻ có thể hoạt động.
11
- Cần phải có phương tiện, học cụ, trò chơi nhằm góp phần thúc đẩy các hoạt động
LQCC cho trẻ.
Nhìn chung, ở Việt Nam cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu về BTCC của
trẻ MN, với những góc độ nghiên cứu khác nhau. Tựu trung đều nhận thấy được tầm
quan trọng của việc làm quen chữ viết, trong đó cụ thể có nội dung làm quen BTCC là
nhiệm vụ quan trọng trong phát triển ngôn ngữ. Đồng thời cũng chỉ ra các phương
pháp và hình thức tổ chức để giúp trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với BTCC. Gần đây nhất có
đề tài nghiên cứu của TS Phan Thị Lan Anh [1] “Sử dụng trò chơi nhằm phát triển khả
năng tiền đọc viết ở trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non”. Có thể nói đây là công trình
đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách hệ thống, công phu, có những đóng góp mới
về lý luận cũng như thực tiễn việc chuẩn bị khả năng tiền đọc viết tuổi mầm non nước
ta. Ở cấp độ một luận án tiến sĩ, tác giả đã giải quyết những vấn đề rất cơ bản, đi từ các
khái niệm công cụ, nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn vận dụng các biện pháp cụ thể
sử dụng trò chơi, một phương tiện hữu hiệu để phát triển khả năng tiền đọc viết cho trẻ
5-6 tuổi. Có thể coi đậy là công trình khoa học có đóng góp quan trọng, thiết thực vào
một lĩnh vực của khoa học GDMN nước ta đang cần cập nhật, phát triển theo kịp các
nước trong khu vực và trên thế giới.
Như vậy, một số công trình nghiên cứu cũng có đề cập đến trò chơi nhưng vẫn
chưa đề cập một cách cụ thể đến các trò chơi HTBTCC, nhất là những trò chơi được
xây dựng từ những chất liệu thiên nhiên gần gũi, dễ tìm, dễ thực hiện thì chưa mấy đề
cập đến. Bên cạnh đó hệ thống trò chơi sẵn có chưa thật sự lấy đứa trẻ làm trung tâm
để phát huy đúng mức sự tích cực hứng thú của đứa trẻ.
Vì vậy, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành xây dựng một
số trò chơi HTBTCC dựa trên chất liệu thiên nhiên, gần gũi, dễ tìm, có độ mở và linh
hoạt, kích thích sự tích cực của trẻ góp phần chuẩn bị tốt hơn khi bước vào lớp 1.
1.2. Cơ sở lý luận của việc xây dựng trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại
Tây Ninh
1.2.1. Hình thành biểu tượng chữ cái
1.2.1.1. Biểu tượng
12
Nhà tâm lí học Nguyễn Xuân Thức cho rằng sản phẩm được tạo ra trong quá
trình trí nhớ là các BT. “BT của trí nhớ chính là hình ảnh của sự vật hiện tượng nảy
sinh trong óc ta khi không có sự vật hiện tượng tác động trực tiếp vào giác quan
ta”[40]. BT là kết quả của sự chế biến và khái quát hóa các hình ảnh tri giác trước đây.
Không có tri giác thì không có BT. BT khác với hình tượng của tri giác ở chỗ: BT
phản ánh sự vật một cách khái quát hơn. Nó phản ánh những dấu hiệu đặc trưng trực
quan của sự vật hiện tượng. Như vậy, BT vừa mang tính chất trừu tượng, vừa mang
tính chất khái quát. Nó giống hình ảnh của cảm giác và tri giác ở tính trực quan, nhưng
nó cao hơn ở tính khái quát.
Theo J.Piaget [19], BT là khả năng biểu đạt của trẻ. Trong BT có cái biểu đạt và
có cái không biểu đạt. Cái được biểu đạt là những hình ảnh tri giác, cái biểu đạt là
ngôn ngữ, hình ảnh tinh thần hay cử chỉ tượng trưng. Theo ông, thuật ngữ BT bao gồm
các tượng trưng và kí hiệu, chức năng biểu đạt là điểm chung giữa chúng.
Maurice Reuchin [22] đã tiếp nối và phát triển quan điểm của J.Piaget. Ông cho
rằng BT bao gồm hai khái niệm: theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Theo nghĩa hẹp: BT là
cái gợi lên một yếu tố (một hình ảnh, một khái niệm…) được lưu giữ lâu dài trong trí
nhớ được chủ thể gợi lên và sử dụng trong hoàn cảnh cần thiết. Theo nghĩa rộng: BT là
một quá trình mà qua đó các cá thể có thể hiểu biết về thế giới, được hình thành ngay
trong cấu trúc tâm lý.
A.Bandura [49] cho rằng BT là mô hình hành vi có tính khái quát của một mẫu
người nào đó và các hành vi của trẻ em được hình thành dựa trên hình mẫu đó.
Như vậy, đã có nhiều nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau của BT. Nhưng
các nghiên cứu đó đều có điểm chung:
BT là quá trình chuyển các sự vật bên ngoài vào trong bên trong trí óc (nội tâm
hóa). BT là sự kết tinh giữa phản ánh bản thân sự vật, hiện tượng với sự phản
ánh của chủ thể trên sự vật, hiện tượng đó.
BT là sự phản ánh chủ quan các hình ảnh khách quan của thế giới. Để lưu lại
hình ảnh đó, chủ thể phải khôi phục và lưu giữ các hình ảnh trong trí nhớ, sau
đó cấu trúc lại để tạo thành hình ảnh mới trong ý thức.
13
BT cũng có chức năng là nhận thức thế giới và điều chỉnh hành vi của cá nhân
sao cho phù hợp với thế giới đó.
Từ những khái niệm trên, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi hiểu khái niệm BT
là những hành ảnh của những sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh, được hình
thành trên cơ sở các cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại trong ý thức
hay là những hình ảnh mới được hình thành trên cơ sở những hình ảnh đã có trước.
1.2.1.2. Sự hình thành biểu tượng
Theo tâm lý học, BT được hình thành theo hai bình diện: BT được hình thành
theo cơ chế từ ngoài vào trong và BT được hình thành theo quá trình phát triển của trẻ
em theo các lứa tuổi.
Sự hình thành BT của trẻ theo cơ chế từ ngoài vào trong
Dưới góc độ tâm lý học và giáo dục học, nhận thức của con người được thể hiện
qua sơ đồ: Hình ảnh tri giác Biểu tượng Khái niệm. Theo sơ đồ này có quan
điểm về sự hình thành biểu tượng theo quan điểm hoạt động.
- Sự hình thành BT theo quan điểm hoạt động: Tâm lý người có bản chất là hoạt động.
Tức là hình ảnh tri giác, BT và khái niệm đều có tính chất hoạt động. Quan điểm của
các nhà tâm lý học hoạt động cho rằng: tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan vào
não thông qua hoạt động. Tâm lý người được hình thành và phát triển theo hoạt động
và giao lưu của con người trong xã hội. Đại diện cho trường phái tâm lý học hoạt
động, P.Ia.Ganperin [9] đã đưa ra các bước hình thành hành động trí tuệ để chứng
minh luận điểm: coi hoạt động tâm lý là kết quả của việc chuyển các hành động vật
chất bên ngoài vào lĩnh vực phản ánh – vào lĩnh vực tri giác, BT và khái niệm với các
bước như sau:
Bước 1: Lập cơ sở định hướng các hành động
Bước 2: Hành động với vật thật
Bước 3: Hành động nói to không dùng đồ vật
Bước 4: Hành động với lời nói thầm
Bước 5: Hành động rút gọn với lời nói bên trong.
14
Như vậy theo P.Ia.Ganperin, về nguyên tắc thì việc hình thành hành động trí tuệ
mới nhất thiết trải qua các bước nêu trên, mặc dù trên thực tế, tùy theo đối tượng, một
vài bước đầu của quá trình có thể được chủ thể tiếp nhận trước đó. Những thao tác trí
tuệ đã hình thành trước đây có thể được “mang ra dùng” với tư cách là những năng lực
tư duy vốn có để nắm lấy hành động mới. Đây là cơ sở hình thành BT nói riêng, trí tuệ
nói chung.
Sự hình thành BT theo quá trình phát triển của trẻ em theo các lứa tuổi
Jean Piaget đã chỉ ra quá trình hình thành và phát triển BT thông quá các giai
đoạn phát triển theo lứa tuổi của trẻ. Có 4 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn cảm giác - vận động (sơ sinh - 2 tuổi). Đây là giai đoạn
trẻ nhận biết thế giới thông qua sự phối hợp cảm giác - vận động. Ở giai đoạn đầu thì
trẻ chỉ thu nhận hình ảnh qua tri giác, chưa có BT. Cuối giai đoạn thì trẻ có khả năng
bắt chước chứng tỏ trẻ đã lưu giữ và khôi phục hình ảnh.
Giai đoạn 2: Giai đoạn tiền thao tác (2 - 6 tuổi hoặc 7 tuổi) lúc này trẻ đã có thể
nhận biết thế giới qua các BT, đặc biệt là BT bằng ngôn ngữ.
Giai đoạn 3: Giai đoạn thao tác cụ thể (7 - 11 tuổi): trẻ có thể hiểu được thế giới
theo cách lí luận hơn là tri giác đơn giản thông thường qua các ý niệm về đối tượng
bên ngoài. Lúc này trẻ tư duy trực giác dựa vào các BT.
Giai đoạn 4: Giai đoạn thao tác hình thức hay giai đoạn tư duy logic (13-15 tuổi):
Trong giai đoạn này, trẻ có khả năng khái quát hóa các ý tưởng và cấu trúc các điều
trừu tượng. Trẻ có khả năng đưa ra kết luận từ việc dựa vào thực tế.
Với J.Piaget, sự xuất hiện và phát triển của trí tuệ nói chung và sự hình thành BT
nói riêng là kết quả của hai cơ chế cơ bản: đồng hoá (assimilation) và điều ứng
(accommodation). Trong phạm vi đề tài, đồng hóa là sự tiếp nhận thông tin về hình
ảnh chữ cái thông qua các yếu tố môi trường bên ngoài như trò chơi với chữ cái, môi
trường chữ viết, các hoạt động chơi tập với các biểu tượng… trẻ sẽ tiếp nhận biểu
tượng chữ cái về hình ảnh (kí hiệu là các nét chữ) và âm thanh. Khi tiếp nhận một
thông tin mới, một biểu tượng chữ cái mới, quá trình điều ứng diễn ra để trẻ có thể so
sánh, phân tích với thông tin cũ là hình ảnh biểu tượng chữ cái trước đó, điều ứng đến
15
thế cân bằng thì tạo ra sự thích nghi hay nói cách khác chính là trẻ tiếp nhận biểu
tượng chữ cái mới. Đây chính là quá trình học tập, phát triển trí tuệ cho trẻ.
J.Piaget cho rằng trẻ em là những người học chủ động khám phá tri thức. Bản
thân trẻ em có tính tò mò tự nhiên đối với thế giới xung quanh. Trong khi chơi, các trẻ
phát triển tri giác, trí thông minh, những khuynh hướng trải nghiệm, những bản năng
xã hội... Trò chơi là đòn bẩy thúc đẩy trẻ luyện tập đến mức ở bất cứ nơi nào mà ngưởi
ta thành công trong việc biến đổi sự khai tâm về học đọc, học làm tính… thành trò
chơi thì người ta đều thấy trẻ em say mê với những việc làm mà bình thường đối với
chúng là khổ sai. Ở trẻ lớp Lá, khả năng biểu trưng (symboles) hay kí hiệu đã phát
triển mạnh mẽ. Thông qua các trò chơi với chữ cái là trò chơi kí hiệu tượng trưng cái
được biểu đạt là ngôn ngữ viết, đứa trẻ tiếp nhận được khái niệm về biểu tượng chữ cái
và ý nghĩa của nó trong đời sống. Chính thông qua chơi, trẻ hình thành BTCC nói
riêng, nhận thức về BT thế giới xung quanh nói chung hay đó chính là sự phát triển trí
tuệ ở trẻ [59], [29].
Từ các quan điểm trên, trong phạm vi của đề tài, chúng tôi rút ra kết luận về sự
hình thành BT như sau:
Sự hình thành BT cho trẻ mầm non là quá trình tiếp diễn theo các giai đoạn phát
triển của trẻ. Quá trình đó xảy ra liên tục từ các việc tiếp xúc với thế giới bên
ngoài, những hình ảnh về sự vật - hiện tượng sẽ được khái quát hóa trở thành
BT trong trí não.
Sự hình thành BT cho trẻ mầm non phải dựa trên cơ sở cấu trúc hóa các hình
ảnh cảm tính bằng hành động trực tiếp với đồ vật.
Quá trình hình thành BT cho trẻ cần diễn ra qua các hoạt động chơi, thông qua
chơi, các thao tác được lặp đi lặp lại, trẻ được trải nghiệm khám phá không
ngừng và thúc đẩy sự phát triển trí tuệ cũng như hình thành các BT về thế giới
xung quanh.
Đây cũng là cách hiểu về sự hình thành BT mà chúng tôi chọn để xây dựng các
trò chơi hình thành BTCC trên cơ chế hình thành BTCC được hình bày ở mục 1.2.3.2.
1.2.1.2. Chữ cái
16
Chữ viết Tiếng Việt là chữ viết ghi âm vị, được xây dựng trên hệ thống chữ cái
La Tinh. Chữ cái Tiếng Việt chính là đơn vị chữ viết nhỏ nhất [28]. Chữ cái còn được
gọi là kí tự, con chữ.
Hệ thống chữ viết Tiếng Việt gồm 29 chữ cái, được sắp xếp theo thứ tự : a, ă, â,
b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
Trong đó có :
12 nguyên âm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y.
Có 27 nguyên âm đôi là iê, ươ, oe, ai, au, ua, ưa, ưu, âu, uâ, ia, ui, ưi, iu, êu, oi, ôi, ơi,
ay, ây, uy, uô, oa, oă, ao, eo, uê.
Và 10 nguyên âm ba là: uya, ươi, uyê, iêu, oai, oay, uây, uôi, uyu, ươu.
17 phụ âm: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, x.
Các phụ âm ghép chuẩn là ch, gh, kh, ng, ngh, nh, ph, th, tr, gi và qu.
Bảng 1.1. Chữ cái tiếng Việt
STT
Chữ cái in thường
Tên chữ cái
Ghi âm
1
o
o
o
2
ô
ô
ô
3
ơ
ơ
ơ
4
a
a
a
5
ă
ă
ă
6
â
â
â
7
e
e
e
8
ê
ê
ê
9
u
u
u
10
ư
ư
ư
11
i
i
i
12
t
tê
tờ
13
c
xê
cờ
14
b
bê
bờ
Ghi chú
17
STT
Chữ cái in thường
Tên chữ cái
Ghi âm
15
d
dê
dờ
16
đ
đê
đờ
17
l
elờ
lờ
18
n
ennờ
nờ
19
m
emmờ
mờ
20
h
hat
hờ
21
k
ka
cờ
22
p
pê
pờ
23
q
cu
quờ
24
g
giê
gờ
25
y
i
i
26
s
etsi
sờ
27
x
íchxì
xờ
28
v
vê
vờ
29
r
erờ
rờ
Ghi chú
1.2.1.3. Biểu tượng chữ cái
Theo tác giả Richard Colombini giải thích rằng BTCC là một khái niệm trừu
tượng nhưng nó đại diện cho những chữ cái cụ thể bao gồm âm thanh (ngữ âm của chữ
cái) và hình ảnh về chữ cái. Mỗi BTCC có một ngữ âm riêng. Việc chuyển từ những
hình ảnh chữ cái cụ thể có kết hợp cho trẻ nghe ngữ âm sẽ tạo thành BTCC cho trẻ.
Trẻ em tiếp nhận một cách tự nhiên khả năng nói qua việc lắng nghe các âm thanh
ngôn ngữ bằng tai nghe là chính. Vì vậy, để dạy thành công cho trẻ biết đọc và viết
một ngôn ngữ thì không thể theo tự nhiên mà cần có nhiều cách cho trẻ luyện tập thực
hành tiếp xúc với các BTCC [71].
Theo tác giả Nguyễn Hưng Quốc cho rằng: “Chữ viết là hệ thống các kí hiệu để
ghi lại ngôn ngữ theo dạng văn bản, là sự miêu tả ngôn ngữ thông qua việc sử dụng kí
hiệu hay các BT. Chữ viết trong môi trường ngôn ngữ được cấu thành từ bảng chữ cái
đặc trưng của ngôn ngữ đó”[34]. Vì vậy, BTCC chính là những kí hiệu nhận biết ngôn
18
ngữ dưới dạng văn bản. Chữ viết được cấu thành từ các chữ cái. Việc nhận biết BTCC
là bước đầu tiên giúp người học một ngôn ngữ dưới dạng ngôn ngữ viết.
Vì thế, trong phạm vi đề tài, chúng tôi hiểu BTCC là hình ảnh, âm thanh của chữ
cái được hình thành trên cơ sở cảm giác và tri giác đã xảy ra trước đó, được giữ lại
trong ý thức hay là những hình ảnh, âm thanh chữ cái mới được hình thành trên cơ sở
những hình ảnh, âm thanh chữ cái đã có trước thông qua các hoạt động tiếp xúc, luyện
tập thực hành với chữ cái.
1.2.1.4. Cơ chế hình thành biểu tượng chữ cái
BTCC cần trải qua các một quá trình để hình thành, chứ không phải nhanh chóng
mà có được. Các giai đoạn hình thành BTCC của trẻ đi từ các mức độ dễ đến khó, từ
đơn giản đến phức tạp, từ thu nhận, lưu trữ và khôi phục lại các hình ảnh chữ cái đến
khái niệm, nhận biết ý nghĩa của chúng trong cuộc sống xung quanh thông qua kí hiệu
là chữ cái.
Dựa trên cơ chế hình thành BT từ ngoài vào trong của sự phát triển nhận thức, và
thuyết phát sinh nhận thức của J.Piaget, chúng tôi đưa ra cơ chế hình thành BTCC theo
4 bước như sau:
Bước 1: Thu nhận biểu tượng chữ cái qua tri giác
Thông qua các hoạt động cảm giác, tri giác trẻ có thể nhận biết được mặt chữ,
cách phát âm chữ cái, biết nguyên âm, phụ âm và thanh điệu; nhận biết các nét cấu tạo
nên chữ cái; nhận biết mặt chữ in hoa, in thường, viết thường; biết được sự giống và
khác nhau giữa cách phát âm chữ cái và cấu tạo các chữ cái tương tự.
Ở bước này, trẻ chủ yếu làm quen và nhận biết ở mức độ đơn giản, hình thành
BTCC thông qua tri giác với các hình ảnh bên ngoài để trẻ tiếp xúc, nhận biết chữ cái.
Bước 2: Lưu giữ khắc sâu biểu tượng chữ cái thông qua tương tác với biểu
tượng
Ở bước này trẻ có thể sử dụng các vận động các ngón tay, bàn tay để cầm bút, tô
đồ, xếp, dán, tạo hình trên các đồ vật, nguyên liệu nhằm khắc sâu BTCC: tên gọi, phát
âm, cấu tạo các nét, vị trí không gian của các nét cấu tạo chữ cái.
Bước 3: Khái quát hóa biểu tượng chữ cái bên trong đầu trở thành khái niệm
19
BT được khái quát hóa chuyển thành khái niệm bên trong đầu của trẻ. Trẻ có thể
dùng thao tác tư duy để so sánh, phân tích để nhận biết sự giống và khác nhau giữa các
chữ cái tương tự về phát âm và cấu tạo các nét. Biết vị trí không gian của các nét cấu
tạo nên chữ cái. Nhanh chóng tìm được chữ cái khi được nghe hoặc miêu tả về cấu tạo.
Bước 4: Trừu suất khái niệm ra bên ngoài và vận dụng biểu tượng chữ cái vào
những tình huống thực tế
Trẻ gọi tên, vẽ, viết một cách nhanh chóng các chữ cái khi không có chữ mẫu bên
ngoài. Trẻ có thể viết lại các chữ cái một cách nguệch ngoạc, có thể viết được tên
mình, hoặc viết theo ý thích những chữ cái đã biết.Vận dụng vào các hoạt động: sao
chép chữ có mẫu, không có mẫu, viết thực đơn, đơn thuốc, tên (bằng những nét vẽ
nguệch ngoạc, theo ý thích).
Đây cũng chính là cơ sở để phân loại các trò chơi HTBTCC mà đề tài nghiên
cứu, phân tích các trò chơi sẵn có. Đồng thời cũng là cơ sở để chúng tôi xây dựng hệ
thống trò chơi HTBTCC cho trẻ lớp Lá tại Tây Ninh.
1.2.2. Trò chơi của trẻ em
1.2.2.1. Khái niệm trò chơi
J.Piaget cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy là một nhân tố quan
trọng đối với sự phát triển trí tuệ. Hoạt động chơi là hoạt động thiết yếu và an toàn
nhất cho trẻ nhiều cơ hội vui thú để trải nghiệm và khám phá không ngừng, thúc đẩy
liên tục sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Với tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác
nhau tương đối xa:
Thứ nhất, kiểu loại phổ biến của chơi, chính là các trò chơi có luật, tập hợp quy
tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động và có tính cạnh tranh hoặc tính
thách thức đối với người tham gia.
Thứ hai, những nhiệm vụ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hình thức
chơi, chẳng hạn: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dưới hình thức
chơi ...
Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức và thiết