Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Văn hóa doanh nghiệp việt nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.39 KB, 20 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
-----***-----

Đề tài:

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG
BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Nguyện

Lớp

: A1

Khoá

: K42A

Giáo viên hướng dẫn

:Th.S Lê Thị Thu Thủy

Hà Nội - Tháng 11/2007


Vn hoỏ doanh nghip Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t quc t


MC LC
Lời mở đầu. .............................................................................................. 4
CHƯƠNG I : TổNG QUAN Về VĂN HóA DOANH NGHIệP ............... 6
I. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp. ....................................... 6
1. Khái niệm chung về văn hóa ............................................................... 6
2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp ................................................... 8
3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp. ................................................ 10
4. Phân biệt giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh. ........... 14
II. Tác động của văn hóa doanh nghiệp tới sự phát triển
của doanh nghiệp. .................................................................................... 16

1. Văn hóa tạo tác động tích cực. .......................................................... 16
1.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên mục tiêu chung cho toàn doanh
nghiệp. .................................................................................................. 18
2. Văn hóa tạo tác động tiêu cực. .......................................................... 20
III. Các yếu tố ảnh h-ởng đến sự hình thành và phát triển
của văn hóa doanh nghiệp. ................................................................. 21

1. Văn hóa truyền thống dân tộc. .......................................................... 22
2. Ng-ời lãnh đạo. ................................................................................ 24
3. Văn hóa du nhập. .............................................................................. 27
IV. Đề xuất mô hình xây dựng văn hóa doanh nghiệp. ............ 29

Ch-ơng II: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế. ........................ 33
I. Khái quát về văn hóa doanh nghiệp Việt Nam........................ 32

1. Quá trình hình thành và phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt
Nam. ..................................................................................................... 32
1.1. Thời kì tr-ớc đổi mới ..................................................................... 32

1.2. Từ công cuộc đổi mới đến nay........................................................ 35

Sinh viờn: Nguyn Th Nguyn

1

Lp A1- K42A- KT&KDQT


Vn hoỏ doanh nghip Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t quc t

2. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về văn hóa doanh nghiệp ..... 37
2.1. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về khái niệm văn hóa doanh
nghiệp. .................................................................................................. 38
2.2. Nhận thức của doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của văn hóa doanh
nghiệp. .................................................................................................. 41
II. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế. .................................. 45

1. Tác động chung của hội nhập kinh tế quốc tế đến văn hóa doanh
nghiệp Việt Nam. ................................................................................. 45
1.1. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. ......................... 45
1.2. Tác động của hội nhập tới sự hình thành và phát triển văn hóa
doanh nghiệp của Việt Nam................................................................ 47
1.2.1. Tác động chung tới nền kinh tế.................................................... 47
1.2.2. Tác động của hội nhập kinh tế tới văn hóa doanh nghiệp Việt
Nam. .................................................................................................... 49
III. Nét văn hóa điển hình của văn hóa doanh nghiệp Việt
nam trong giai đoạn hiện nay. ......................................................... 54

1. Một số nền văn hoá doanh nghiệp điển hình của Việt Nam. .............. 54

1.1.

Văn hóa doanh nghiệp của công ty FPT ................................... 55

1.2.

Văn hóa doanh nghiệp công ty Tâm Việt. ................................. 59

2. Nét văn hóa điển hình của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. ...................................................................................... 62
Ch-ơng III: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế. .................................................................................................. 69
I. Bài học kinh nghiệm từ một số mô hình văn hóa doanh
nghiệp điển hình trên thế giới. .......................................................... 69

1. Một số mô hình văn hóa điển hình .................................................... 69

Sinh viờn: Nguyn Th Nguyn

2

Lp A1- K42A- KT&KDQT


Vn hoỏ doanh nghip Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t quc t

1.1.

Văn hóa Microsoft. ................................................................... 69


1.2.

Văn hóa Sony. .......................................................................... 72

2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. ................................................. 74
II. Một số định h-ớng xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở
Việt Nam. ...................................................................................................... 78

1. Quán triệt quan điểm xây dựng văn hóa doanh nghiệp của Đảng và
Nhà n-ớc. ............................................................................................. 79
2. Tiếp thu tinh hoa văn hóa doanh nghiệp của các n-ớc phát triển. ...... 80
III. Giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam ....... 81

1. Giải pháp từ phía Nhà n-ớc. .............................................................. 81
1.1. Nhà n-ớc cần tạo ra một môi tr-ờng pháp lí thuận lợi, công bằng
cho các doanh nghiệp. .......................................................................... 81
1.2. Nâng cao nhận thức về văn hóa của doanh nghiệp. ....................... 84
1.3. Xây dựng các trung tâm t- vấn và hỗ trợ quản trị doanh nghiệp. .... 85
2. Giải pháp từ phía doanh nghiệp. ........................................................ 86
2.1. Xây dựng một mô hình văn hóa doanh nghiệp phù hợp. .................. 87
2.2. Văn hóa th-ơng hiệu. .................................................................... 89
2.3. Nâng cao đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp. .......................... 91
2.4. Nâng cao nhận thức về vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong đội
ngũ nhân viên. ...................................................................................... 93
2.5. Xây dựng văn hóa doanh nhân trong doanh nghiệp. ....................... 93
2.6. Chú trọng đầu t- vật chất cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp ..... 95
Kết luận ................................................................................................. 96
TàI LIệU THAM KHảO .......................................................................... 98


Sinh viờn: Nguyn Th Nguyn

3

Lp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Bất kì một tổ chức nào, đặc biệt là tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
kinh doanh, quá trình hoạt động luôn gắn liền với các yếu tố tác động nhất
định trong đó văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố tác động rất
lớn. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề văn hóa trong doanh nghiệp là vấn đề rất
cần thiết với bất kì một doanh nghiệp nào.
Văn hóa là tài sản quí giá của doanh nghiệp. Bất kỳ tổ chức nào cũng
phải có văn hóa mới trường tồn được, vì vậy xây dựng văn hóa doanh nghiệp
là cái đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần lưu tâm tới. Trong xu thế toàn cầu
hóa hiện nay thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng trở nên cần
thiết nhưng cũng gặp không ít khó khăn.
Ở Việt Nam, văn hóa doanh nghiệp vẫn còn là một khái niệm tương đối
mới mẻ, tuy nhiên, nó đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn đặc biệt là
từ các nhà quản lý. Giới doanh nhân ngày càng nhận thấy vai trò quan trọng
của văn hóa doanh nghiệp đối với sự tồn tại, phát triển sự thành công cũng
như nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt
trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam phải
chịu sức ép cạnh tranh ngày càng gia tăng từ các doanh nghiệp nước ngoài.
Thực tế cho thấy nền văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ sẽ là nền tảng cho việc
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường. Vậy làm thế

nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo lập cho mình một nền văn hóa
doanh nghiệp mang bản sắc riêng và tạo động lực cho doanh nghiệp phát
triển? Để trả lời câu hỏi này, em đã chọn vấn đề: “Văn hóa doanh nghiệp Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp
của mình.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

4

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về văn hóa doanh
nghiệp, đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, nghiên
cứu một số mô hình văn hóa doanh nghiệp điển hình của các doanh nghiệp
thành công trên thế giới và rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp
Việt Nam, khóa luận đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh
nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về văn hóa doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nói
chung trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và đi sâu nghiên cứu điển hình
văn hóa doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp của Việt Nam và trên thế giới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Để hoàn thành khóa luận của mình, em đã kết hợp sử dụng các phương

pháp nghiên cứu tổng hợp như: Phân tích tổng hợp, luận giải, thống kê, hệ
thống hóa và so sánh.
5. Bố cục khóa luận.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận gồm 3 chương:
Chương I : Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp.
Chương II: Thực trạng văn hóa doanh nghiệp Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương III: Một số giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
Do thời gian thực hiện đề tài không dài, khả năng còn hạn chế, khó
khăn trong việc tìm tài liệu tham khảo nên bài khóa luận không tránh khỏi
thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

5

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

để đề tài này được hoàn thiện hơn. Em cũng chân thành cảm ơn Th.S Lê Thị
Thu Thủy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đề tài này.

CHƢƠNG I :
TỔNG QUAN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
I. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP.

1. Khái niệm chung về văn hóa

Văn hóa gắn liền với sự ra đời của nhân loại, hay nói một cách khác
văn hóa có từ thuở bình minh của loài người. Nhưng mãi tới thế kỉ XVII, nhất
là nửa cuối thế kỉ XIX trở đi, các nhà khoa học trên thế giới mới tập trung vào
tìm hiểu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực này. Bản thân vấn đề văn hóa rất phức
tạp, đa dạng, do vậy các nhà nghiên cứu có những cách tiếp cận khac nhau
dẫn đến nhiều quan niệm khác nhau về nội dung của thuật ngữ văn hóa.
Theo cách hiểu thông thường trong mọi tầng lớp nhân dân, văn hóa có
một nội dung khá phong phú. Trước hết văn hóa là thuật ngữ để chỉ trình độ
học vấn (trình độ văn hóa phổ thông, trình độ văn hóa đại học) hoặc chỉ các
sinh hoạt văn hóa cộng đồng, hoặc các thực thể của đời sống tinh thần như
các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, lối sống truyền thống .... Cách hiểu
thông thường này thường thiên về mặt hiện tượng và những hiện tượng này
nảy sinh từ bản sắc văn hóa dân tộc.
Bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu quan tâm nghiên
cứu nhiều hơn đến văn hóa. Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng
rãi là định nghĩa của E.B. Tylor - một nhà xã hội học người Mỹ đưa ra: “Văn
hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật,
đạo đức, luật lệ, phong tục và tất cả những khả năng, thói quen mà con người
đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội” [18]. Định nghĩa này nêu
lên khá đầy đủ các khía cạnh của văn hóa tinh thần nhưng lại ít quan tâm đến
khía cạnh văn hóa vật chất- đây được coi là bộ phận khá phong phú trong kho

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

6

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế


tàng văn hóa nhân loại. Tiếp sau Tylor, nhiều nhà khoa học cũng đưa ra các
định nghĩa khác nhau về văn hóa như Triết học Mác- Lê nin lại cho rằng :
“Văn hóa là tổng hợp các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo
ra, là phương thức, phương pháp mà con người sử dụng nhằm cải tạo tự
nhiên, xã hội và giáo dục con người”. Một định nghĩa khác cho thấy tầm quan
trọng của văn hóa, tính bao trùm của văn hóa nhưng lại trừu tượng và thiếu
tính cụ thể đó là định nghĩa của E.Heriot - nhà xã hội học người Canada: “Cái
gì còn lại khi tất cả những cái khác bị quên lãng đi - đó là văn hóa”. Hiện nay,
nhiều nhà nghiên cứu và nhiều quốc gia trên thế giới đồng ý với định nghĩa do
ông Frederico Mayor, tổng giám đốc của UNESCO đưa ra, theo đó: “Văn hóa
bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những
sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối
sống và lao động”. Định nghĩa này mang đầy đủ khía cạnh của quan niệm văn
hóa thời hiện đại, đề cập tới cả mặt vật chất và tinh thần của khái niệm văn
hóa.
Ta có thể thấy tất cả các định nghĩa trên đều có một quan điểm chung
là: Văn hóa được đúc kết và lan truyền từ đời này qua đời khác, văn hóa
không những được truyền bá trong gia đình mà truyền bá trong các tổ chức xã
hội, các tổ chức kinh tế, từ quốc gia này qua quốc gia khác.... Văn hóa có
nhiều khía cạnh khác nhau nhưng lại liên quan chặt chẽ tới nhau. Trong
khuôn khổ của đề tài này, chúng ta sẽ sử dụng định nghĩa của Frederico
Mayor: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân
tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong
tục tập quán, lối sống và lao động”.
Bản thân văn hóa là một vấn đề phức tạp, vừa có tính bảo thủ lại vừa có
tính thay đổi liên tục, do vậy thống nhất quan điểm về khái niệm văn hóa sẽ
giúp cho chúng ta dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với vấn đề này.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện


7

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

2. Khái niệm về văn hóa doanh nghiệp
Qua những khái niệm khác nhau về văn hóa, chúng ta có thể thấy văn
hóa là một phạm trù rộng lớn và chi phối mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Văn hóa là dấu ấn của cả một cộng đồng lên mọi hiện tượng tinh thần, vật
chất, mọi sản phẩm từ tín ngưỡng, tập quán ... đến những sản phẩm tinh vi
nhất được bán ra thị trường.
Tuy nhiên văn hóa mang nhiều cấp độ khác nhau bao gồm như: văn hóa
dân tộc, văn hóa kinh doanh, văn hóa hội nhập, văn hóa gia đình, văn hóa
doanh nghiệp. Các cấp độ văn hóa khác nhau thể hiện các giá trị khác nhau và
phản ánh các đặc trưng khác nhau của các nhóm xã hội - người ta gọi đó là
những nhóm tiểu văn hóa.
Xuất phát từ sự thành công của các công ty Nhật Bản và ngay sau đó là
các công ty của Mỹ, từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà khoa học đã
chú ý tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp (hay là văn hóa công ty),
và tác động của nó tới sự phát triển của một doanh nghiệp. Cho tới nay, có rất
nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp được đưa ra như định nghĩa của
một nhà xã hội học người Pháp: “Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các quan
niệm, những biểu tượng, những giá trị, và những khuôn mẫu hành vi được tất
cả các thành viên trong doanh nghiệp nhận thức và thực hiện theo”. Điều đó
có nghĩa là trong doanh nghiệp, tất cả các thành viên đều gắn bó với nhau bởi
những tiêu chí chung trong hoạt động kinh doanh. Chức năng chủ yếu của văn
hóa doanh nghiệp là tạo nên sự thống nhất của mọi thành viên trong công ty.

Ngoài ra văn hóa doanh nghiệp còn đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích của tập
thể và lợi ích cá nhân và giúp cho mỗi thành viên thực hiện vai trò của mình
theo đúng định hướng chung của doanh nghiệp. Nhìn chung, văn hóa doanh
nghiệp động viên nghị lực và ý chí của các thành viên trong công ty và hướng
tinh thần đó vào việc phấn đấu cho mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Có một số định nghĩa khác về văn hóa doanh nghiệp như sau:

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

8

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Văn hóa doanh nghiệp là phẩm chất riêng biệt của tổ chức được nhận
thức phân biệt nó với các tổ chức khác trong lĩnh vực. (Gold, K.A.) [8]
Văn hóa doanh nghiệp thể hiện tổng hợp các giá trị và cách hành xử
phụ thuộc lẫn nhau phổ biến trong doanh nghiệp và có xu hướng tự lưu
truyền, thường trong thời gian dài. (Kotter, J.P. & Heskett, J.L.) [8]
Văn hóa doanh nghiệp là những niềm tin, thái độ và giá trị tồn tại phổ
biến và tương đối ổn định trong doanh nghiệp. (Williams, A., Dobson, P. &
Walters, M.) [8]
Nếu ta so sánh doanh nghiệp như một máy vi tính thì văn hóa doanh
nghiệp là hệ điều hành, cái mà ta không nhìn thấy nhưng lại quyết định toàn
bộ hoạt động của hệ thống.
Một định nghĩa khác của nhà xã hội học người Mỹ- E.N. Schein đưa ra:
“Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những thủ pháp và quy tắc giải quyết
những vấn đề thích ứng bên ngoài và thống nhất bên trong các nhân viên,

những quy tắc đã tỏ ra hữu hiệu trong quá khứ và vẫn cấp thiết trong hiện tại.
Những quy tắc và những thủ pháp này là yếu tố khơi nguồn trong việc các
nhân viên lựa chọn phương thức hành động, phân tích và ra quyết định thích
hợp. Các thành viên của tổ chức doanh nghiệp không đắn đo suy nghĩ về ý
nghĩa của những quy tắc và thủ pháp ấy, mà coi chúng đúng đắn ngay từ
đầu”. [19]
Đây là khái niệm chi phối và nền tảng xuyên suốt trong đề tài này.
Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể những yếu tố vật chất cũng nhu tinh
thần của một doanh nghiệp, nó bao gồm những giá trị mà chúng ta có thể nhìn
thấy được như biểu tượng, đồng phục... đến những giá trị ngầm định như:
niềm tin của nhân viên, uy tín với khách hàng hay đối tác...
Văn hóa doanh nghiệp là phạm trù gắn liền với doanh nghiệp và văn
hóa kinh doanh của một quốc gia, một nền kinh tế, là hệ thống các giá trị tinh
thần là cái hồn của doanh nghiệp, là các chuẩn mực do doanh nghiệp tạo nên

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

9

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

và nó chi phối mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như là cách
ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp.
3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ
nhận biết đến qua cái nhìn đầu tiên đến tiềm thức sâu của tập thể mà sống
cùng một thời gian dài ta mới hình dung ra được. Có hai cách nhận biết về

văn hóa doanh nhiệp như sau :
3.1. Những nét chính của văn hóa doanh nghiệp.
3.1.1. Phần nổi có thể nhìn thấy:
Thực thể hữu hình như những đồ vật: báo cáo, sản phẩm, bàn ghế,
phim... hoặc công nghệ: máy móc, thiết bị, nhà xưởng... hoặc ngôn ngữ:
truyện cười, truyền thuyết, khẩu hiệu... hoặc các chuẩn mực hành vi: nghi
thức, lễ nghi, liên hoan... hoặc các nguyên tắc, hệ thống, thủ tục, chương
trình...
3.1.2.Các giá trị được thể hiện:
Giá trị là thước đo các hành xử, xác định những gì mình nghĩ là phải
làm, nó xác định những gì mình cho là đúng hay sai. Ví dụ, có doanh nghiệp
cho tính sáng tạo là giá trị cao nhất, có doanh nghiệp lại cho tình yêu thương
là quan trọng hơn cả. Giá trị được phân chia làm 2 loại. Loại thứ nhất là các
giá trị đã tồn tại trong doanh nghiệp hình thành theo lịch sử, có thể do rèn
luyện có chủ đích, có thể hình thành tự phát. Loại thứ hai là các giá trị mới mà
lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có để đáp ứng với tình hình mới và
phải xây dựng từng bước trong thời gian dài.
3.1.3.Các ngầm định nền tảng:
Đó là các niềm tin, nhận thức, suy nghĩ và xúc cảm đã ăn sâu trong
tiềm thức mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Các ngầm định nền tảng này được
coi là đương nhiên, là nền tảng cho các giá trị và hành động của mỗi thành

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

10

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế


viên. Ví dụ ngầm định nền tảng của Công ty Tâm Việt là tình yêu thương.
Như vậy những giá trị, đặc biệt là ngầm định nền tảng là khó thấy nhưng nó
lại là nền tảng cho mỗi hành động.

3.2. Văn hóa doanh nghiệp thông qua hoạt động:
3.2.1.Phong cách ứng xử hàng ngày
Đó là cách các thành viên ứng xử hàng ngày. Phong cách có thể niềm nở hay
nghiêm túc, vui đùa xuề xòa hay công thức, trang trọng, giữ khoảng cách hay
thân mật, ăn nói thoải mái có phần bỗ bã hay hình thức trang trọng.

3.2.2. Phương pháp truyền thông
Thông tin ý kiến được truyền đạt như thế nào, qua thư điện tử e-mail,
hay trực tiếp, thông tin hai chiều hay chỉ một chiều. Các thông tin nội bộ được
phổ biến rộng rãi hay đèn nhà ai nhà nấy tỏ. Phân cấp khắt khe hay ai cần
cũng có thể được cung cấp.
3.2.3.Phương pháp ra quyết định
Ra quyết định tập thể cùng bàn bạc tập trung dân chủ hay độc đoán; Có
các công cụ hỗ trợ bài bản hay ngẫu hứng; dám làm dám chịu hay né tránh
trách nhiệm, đùn đẩy.
3.2.4.Phong cách làm việc
Làm việc vì đam mê, yêu thích hay vì đồng tiền, bát gạo. Làm cho
xong chuyện tránh sai lầm hay tìm kiếm sự tuyệt hảo, đam mê sáng tạo, chấp
nhận rủi ro; làm việc là sống có ích nhất hay chỉ chăm chăm nhìn đồng hồ chờ
giờ nghỉ. Làm việc với tinh thần đồng đội cao, hay là ganh đua, đố kị.
Điều quan trọng ảnh hưởng nhất đến thành quả của doanh nghiệp, quyết định
sự trường tồn, phát triển đó là thái độ và phong cách làm việc. Tuy vậy, nhiều

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện


11

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Vn hoỏ doanh nghip Vit Nam trong bi cnh hi nhp kinh t quc t

ngi khi núi n vn húa ch chỳ trng n cỏch ng x, n b ni, quan h
bờn ngoi.
thu hiu cp ca vn hoỏ doanh nghip thỡ ta cựng xem xột mụ
hỡnh di õy. Bờn phi mụ hỡnh l vn hoỏ doanh nghip di dng quan sỏt
thy c. Cũn bờn trỏi l cỏc hnh vi vn hoỏ doanh nghip th hin
ra ngoi. Bõy gi ta cựng xem xột tng mi quan h v cỏch thc a mt giỏ
tr mong mun vo thc t.

(1) ảnh h-ởng

Phong cách ứng xử

Vật thể hữu hình

(2) ảnh h-ởng

Truyền thống

(3) Các giá trị mà lãnh đạo muốn đ-a vào
(4) Các giá trị không phù hợp

Ra quyết định


phải đ-a vào

(5) Các giá trị chấp nhận đ-ợc
và dần trở thành ngầm định
Phong cách
làm việc

Các giá trị
đ-ợc thể hiện

Các ngầm định
nền tảng

(6) Quyết định

(1). Cỏc vt th hu hỡnh (nh vn phũng, bn gh, ti liu...) l mụi
trng m nhõn viờn lm vic. Chỳng l nhõn t duy trỡ v cú nh hng trc
tip lờn phong cỏch lm vic, cỏch ra quyt nh, phong cỏch giao tip v i
x vi nhau. Vớ d: iu kin lm vic tt hn thỡ vic giao tip cng s thun
li hn...
(2). Ngc li phong cỏch lm vic, ra quyt nh, giao tip v i x
cú nh hng tr li i vi nhng vt th hu hỡnh ú. Phong cỏch lm vic
chuyờn nghip cn thit phi c trang b nhng cụng c lm vic hin i
phự hp. Giao tip ch yu bng e-mail thỡ cn mt h thng mỏy vi tớnh ni
mng...

Sinh viờn: Nguyn Th Nguyn

12


Lp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

(3). Các giá trị được thể hiện được chia thành hai thành phần. Thành
phần thứ nhất là các giá trị đã tồn tại một cách tự giác hoặc tự phát. Một số
trong các giá trị đó được coi là đương nhiên chúng ta gọi đó là các ngầm định.
Thành phần thứ hai là các giá trị chưa được coi là đương nhiên và các giá trị
mà lãnh đạo mong muốn đưa vào doanh nghiệp mình. Những giá trị được các
thành viên chấp nhận thì sẽ tiếp tục được duy trì theo thời gian và dần dần trở
thành đương nhiên. Sau một thời gian đủ lớn thì các giá trị này trở thành các
ngầm định theo mối quan hệ 5.
(4). Tuy nhiên, các nhân viên rất nhạy cảm với sự thay đổi môi trường
làm việc và các giá trị mà lãnh đạo đưa vào. Thông thường sự thay đổi này
thường bị từ chối. Các giá trị không được nhân viên thực hiện sẽ phải thay đổi
hoặc loại bỏ khỏi danh sách các giá trị cần đưa vào.
(5). Một khi các giá trị được kiểm nghiệm qua phong cách làm việc,
quyết định, truyền thông, ứng xử nếu các giá trị đó là phù hợp và từng bước
dần dần được coi là đương nhiên thì nó sẽ trở thành ngầm định. Và đến đây
việc đưa một giá trị mong muốn vào doanh nghiệp thành công.
(6). Các ngầm định thường khó thay đổi và ảnh hưởng rất lớn đến
phong cách làm việc, quyết định, giao tiếp và đối xử. Sự ảnh hưởng của các
ngầm định còn lớn hơn rất nhiều so với sự ảnh hưởng của các giá trị được thể
hiện.
Ví dụ: Một doanh nghiệp muốn tất cả nhân viên của mình đều làm việc
đúng giờ. Ban đầu có thể sẽ có một số người phản đối. Các biện pháp khuyến
khích, ép buộc được thực hiện một cách thích hợp sẽ tạo ra một nề nếp (mặc
dù có đôi chút ép buộc). Theo thời gian, việc làm việc đúng giờ dần trở thành
thói quen. Cho đến khi nó trở thành thói quen và mọi người cảm thấy hãnh

diện vì điều đó. Lúc đó giá trị này đã trở thành ngầm định. Các nhân viên mới
vào doanh nghiệp cũng thấy ngay phong cách làm việc đúng giờ, hòa mình
theo để thể hiện mình là thành viên của doanh nghiệp.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

13

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Qua mô hình này ta đã có thể hình dung ra ngay cách xây dựng văn hoá
doanh nghiệp. Tất nhiên đây là một quá trình đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía
lãnh đạo mà phải từ tất cả các thành viên trong doanh nghiệp. Xây dựng văn
hoá doanh nghiệp là một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đưa
một giá trị một cách đơn lẻ rời rạc.
4. Phân biệt giữa văn hóa doanh nghiệp và văn hóa kinh doanh.
Thuật ngữ văn hóa kinh doanh (business culture) xuất hiện vào khoảng
thập kỉ 90 của thế kỉ trước và xuất hiện trước thuật ngữ văn hóa doanh nghiệp.
Tuy nhiên bây giờ vẫn còn tồn tại sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm văn hóa
kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp. Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ sự phân
biệt không rõ ràng về cấp độ của văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh
nghiệp.
Một số nhà nghiên cứu coi chủ thể của văn hóa kinh doanh chính là các
doanh nghiệp, do đó văn hóa kinh doanh chính là văn hóa doanh nghiệp, cách
hiểu này bắt nguồn từ khía cạnh coi kinh doanh là hoạt động đặc thù của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, cách hiểu này có phần hạn chế vì doanh nghiệp là
chủ thể chính của mọi hoạt động kinh doanh nhưng kinh doanh là hoạt động

phổ biến, liên quan mật thiết đến mọi thành viên trong xã hội. Nếu thiếu sự
tham gia của các thành viên xã hội khác, sự quản lí của nhà nước, sự hưởng
ứng của người tiêu dùng thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng khó
có thể thành công.
Xuất phát từ quan niệm trên, ta có thể thấy văn hóa kinh doanh là
những giá trị gắn liền với hoạt động kinh doanh (mua bán, khâu gạch nối liền
giữa sản xuất và tiêu dùng) một món hàng hóa (một sản phẩm hay một dịch
vụ) cụ thể trong hoàn cảnh mọi mối quan hệ văn hóa xã hội của nó. Đó là hai
mặt mâu thuẫn (văn hóa: giá trị và kinh doanh: lợi nhuận) nhưng nó lại thống
nhất: giá trị văn hóa thể hiện trong hình thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm,

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

14

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

thông tin quảng cáo về sản phẩm, phong cách giao tiếp ứng xử giữa người bán
với người mua, trong tâm lý và thị hiếu tiêu dùng mà rộng ra là trong cả quá
trình tổ chức, sản xuất kinh doanh với toàn bộ các khâu, các điều kiện liên
quan của nó... nhằm tạo ra chất lượng - hiệu quả kinh doanh nhất định.
Xét về bản chất, kinh doanh không chỉ gói gọn trong khâu lưu thông,
phân phối các chiến lược “thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp đối với
các sản phẩm của mình mà nó còn phải bao quát các khâu có quan hệ hữu cơ
từ sản xuất cho tới tiêu dùng. Có nghĩa là xây dựng nền văn hóa kinh doanh
là việc làm thực tế mà mục tiêu là nhằm làm cho toàn bộ quá trình sản xuất
kinh doanh - yếu tố đóng vai trò quyết định đối với nền sản xuất của doanh

nghiệp ngày càng mang tính văn hóa cao.
Văn hóa kinh doanh là định nghĩa mang tính bao trùm và ở phạm trù
quốc gia trong đó văn hóa doanh nghiệp có thể xem là bộ phận có vai trò, vị
trí quan trọng và mang tính quyết định và là đầu mối trung tâm của quá trình
xây dựng nền văn hóa kinh doanh hiện nay. Doanh nghiệp là nơi tập hợp, phát
huy mọi nguồn lực con người, là nơi làm gạch nối có thể tạo ra lực điều tiết,
tác động (tích cực, tiêu cực) đối với các yếu tố chủ quan, khách quan khác
nhau cả ở tầng vi mô và vĩ mô nhằm góp phần hình thành nên một môi trường
sản xuất kinh doanh (thương trường) phát triển theo một chiều hướng nhất
định. Hay xây dựng nền văn hóa kinh doanh thực chất chính là thực hiện các
điều kiện khách quan và chủ quan trên cơ sở phát huy các nhân tố tích cực, tự
giác nhằm đẩy nhanh quá trình văn hóa hóa trong toàn bộ mọi yếu tố cấu
thành nền sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, trước hết tập trung lấy phát
triển văn hóa doanh nghiệp làm điểm tựa đầu tiên. Trong phạm vi đề tài này,
chúng ta sẽ chấp nhận cách hiểu thứ hai tức là coi văn hóa doanh nghiệp và
văn hóa kinh doanh là hai khái niệm tách biệt nhau trong đó văn hóa doanh
nghiệp được coi là một bộ phận của văn hóa kinh doanh.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

15

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

II. TÁC ĐỘNG CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TỚI SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA DOANH NGHIỆP.


Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp, nó
là tài sản lớn của doanh nghiệp, văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ là nguồn lực,
là chuẩn mực tạo ra mục tiêu chiến lược của mỗi doanh nghiệp và hướng mọi
thành viên cùng phấn đấu vì lợi ích và mục tiêu chung. Tuy nhiên, văn hóa
doanh nghiệp cũng có tác động tiêu cực. Điều này thể hiện ở chỗ nó có thể
kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp nếu nó không chấp nhận và hòa nhập
được với thay đổi của môi trường xung quanh. Qua đây có thể nhận thấy vai
trò, vị trí đặc biệt của văn hóa doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại và
phát triển của doanh nghiệp.
1. Văn hóa tạo tác động tích cực.
1.1. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt giữa doanh nghiệp này với
doanh nghiệp khác.
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh
nghiệp tạo ra và duy trì trong suốt quá trình sản xuất và kinh doanh, tác động
tới tình cảm, lý trí và hành vi của các thành viên cũng như sự phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp không phải là cái gì vô hình
mà ngược lại nó thể hiện rõ trong cả hai lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp:
trong mọi hành vi kinh doanh, giao tiếp của công nhân, cán bộ doanh nghiệp
(kể cả trong nội bộ và với các đối tác bên ngoài doanh nghiệp và trong các sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp (mẫu mã, kiểu dáng đến nội
dung chất lượng).
Chúng ta không khó khăn để nhận ra phong cách của một doanh
nghiệp. Đi bộ trong bất kì một doanh nghiệp nào, chỉ cần 10 phút bạn có thể
phát biểu chính xác văn hóa của doanh nghiệp đó như thế nào, nhiều khi chỉ
cần 10 giây thôi cũng đủ để cảm nhận về nó. Ví dụ như khi bạn đi dạo trong

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

16


Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

công ty sản xuất áo lướt sóng Quick Silve tại bờ biển Huntington, California
trong một bộ comple, thắt cavat, bạn sẽ thấy mình lạc lõng ở đó. Cũng giống
như vậy, nếu bạn đi dạo trong công ty sản xuất đồ điện tử Toshiba tại Irvine.
California với mái đầu đinh, bạn sẽ có cảm giác mình không thuộc về nơi này.
Herb Kelleher - cựu Chủ tịch Tập đoàn Southwest Airlines với kinh
nghiệm và thực tiễn quản lý của mình, đã khái quát một hệ thống tri thức khá
hoàn chỉnh về văn hóa doanh nghiệp, góp phần làm phong phú thêm tri thức
về quản tri của nhân loại, làm cho những vấn đề lý luận về văn hóa quản lý
trở nên thực tế, gần gũi và dễ dàng vận dụng hơn đối với những người đi sau.
Ông cho rằng văn hóa là tài sản không thể thay thế, những thành công của
doanh nghiệp có bền vững hay không là nhờ vào nền văn hóa doanh nghiệp
rất đặc trưng của mình. Bên cạnh vốn, chiến lược kinh doanh thì sức mạnh
của văn hóa doanh nghiệp đã bám sâu vào trong từng nhân viên, làm nên sự
khác biệt giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh. Sự khác biệt đó được thể
hiện ra ở những tài sản vô hình như: sự trung thành của nhân viên, bầu không
khí của doanh nghiệp như một gia đình nhỏ, tệ quan liêu bị đẩy lùi và không
còn đất để tồn tại xoá bỏ sự lề mề trong quá trình thảo luận và ra các quyết
định quản lý, sự tin tưởng của nhân viên vào các quyết định và chính sách của
doanh nghiệp, tinh thần đồng đội trong mọi công việc của doanh nghiệp...
Nền văn hóa doanh nghiệp đã mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng quan
trọng. Thiếu vốn doanh nghiệp có thể đi vay, thiếu nhân lực có thể bổ sung
thông qua con đường tuyển dụng, thiếu thị trường có thể từng bước mở rộng
thêm, các đối thủ cạnh tranh có thể bắt chước và đi mua tất cả mọi thứ hiện
hữu nhưng lại không thể bắt chước hay đi mua được sự cống hiến, lòng tận
tụy và trung thành của từng nhân viên trong doanh nghiệp. Khi đó, văn hóa

doanh nghiệp làm nên sự khác biệt và là một lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn
khi Southwest Airlines đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng, với tư
cách là Chủ tịch - Herb Kelleher đã kêu gọi mọi người tìm cách tiết kiệm cho

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

17

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

hãng đủ 5 USD/ngày. Hưởng ứng lời kêu gọi đó, các nhân viên đã nô nức
thực hiện, chỉ trong vòng 6 tuần đã tiết kiệm được 2 triệu đô la. Từ đây,
Kelieher đã cho rằng: Tư duy theo cách của một Công ty nhỏ không chỉ là
triết lý quản trị nhất thời, đó là cách sống đã thấm nhuần vào văn hóa của
hãng ngay từ ngày đầu tiên. Và, chúng ta rất khó có thể thay đổi một cái gì đó
nếu doanh nghiệp thiếu một tinh thần và văn hóa của mình.
Triết lý trên của Herb Kelieher đã được chính Peter Drucker(11) khẳng
định: Mỗi doanh nghiệp cần phải thấy văn hóa doanh nghiệp là tài sản đặc
trưng, làm nên sự khác biệt với những đối thủ cạnh tranh. Vì thế, xây đựng và
sử dụng văn hóa của mình chính là nguồn gốc tạo nên sự khác biệt và là con
đường chiến thắng trên thương trường. Tuy nhiên, Herb Kelieher cũng nhấn
mạnh rằng, chúng ta không chỉ xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp thuần tuý
mà điều quan trọng là phải biến những giá trị văn hóa đó thành lợi nhuận, đưa
vào trong nhận thức và như một phần giá trị của mỗi nhân viên và đội ngũ
lãnh đạo.
Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố mang lại lợi thế cạnh
tranh vô cùng quan trọng, nó tác động đến lòng tận tụy, lòng tự hào và trung

thành của nhân viên dành cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, nếu một môi
trường văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, mọi người sẽ bỏ đi những cái tôi để
đặt lợi ích của tổ chức lên hàng đầu, cùng chia sẻ và gánh vác khó khăn với
các cấp lãnh đạo. Đó là nghệ thuật tối cao của sự quản lý: quản lý theo văn
hóa và quản lý bằng văn hóa.
1.2. Văn hóa doanh nghiệp tạo nên mục tiêu chung cho toàn doanh nghiệp.
* Một nền văn hóa tốt sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhân tài và tạo
động lực làm việc cho nhân viên. Văn hóa doanh nghiệp giúp nhân viên thấy
rõ mục tiêu định hướng và bản chất công việc mình làm. Văn hóa doanh
1

Người khởi xướng nghệ thuật quản trị kinh doanh.

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

18

Lớp A1- K42A- KT&KDQT


Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

nghiệp còn tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa các nhân viên và một môi
trường làm việc thoải mái, lành mạnh. Văn hóa doanh nghiệp giúp cho nhân
viên có cảm giác mình làm một công việc có ý nghĩa hãnh diện vì là một
thành viên của doanh nghiệp. Các nhân tố như chính sách công ty, sự giám
sát, mối quan hệ giữa các cá nhân, lương, thu nhập - là các yếu tố vật chất - đó
chỉ là một phần động lực làm việc, thiếu đi các nhân tố vật chất đó có thể gây
ra tâm lý bất mãn đối với công việc nhưng bản thân chúng lại không có khả
năng thúc đẩy và tạo ra sự hài lòng của nhân viên. Khi thu nhập đạt đến một

mức độ nào đó, người ta sẵn sàng đánh đổi chọn mức thu nhập thấp hơn để
được làm việc trong môi trường hòa đồng thoải mái và được đồng nghiệp tôn
trọng.
Có thể thấy thật sự sai lầm nếu một doanh nghiệp cho rằng chỉ cần trả
lương cao là sẽ thu hút và duy trì được nhân tài. Nhân viên chỉ trung thành và
gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ thấy hứng thú, khi được làm việc
trong một môi trường doanh nghiệp, cảm nhận được bầu không khí thân thiện
trong doanh nghiệp và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Trong
một nền văn hóa doanh nghiệp tích cực, các thành viên nhận thức rõ ràng về
vai trò của bản thân trong toàn bộ tổng thể, họ làm việc vì mục đích và mục
tiêu chung.
Có thể chứng minh qua ví dụ điển hình là công ty Vinagame một đơn vị
dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh nội dung số, một trong những ngành mới
mẻ đang được phát triển tại Việt Nam. Họ đã xây dựng văn hóa riêng cho
mình. Cụ thể là chỉ cần nhìn vào tốc độ thu hút nhân sự của công ty này. Năm
2004, Vinagame ra đời với chưa đầy 20 thành viên. Một năm sau đó,
Vinagame chiêu mộ được hơn 100 nhân tài nữa. Đến tháng 3/ 2007, công ty
Vinagame đã có 500 nhân viên. Và hiện tại họ đang tự hào sát cánh với gần
800 nhân viên đầy nhiệt huyết và giàu đam mê, cùng đồng lòng với định
hướng chung : xây dựng Vinagame trở thành một thương hiệu kinh doanh

Sinh viên: Nguyễn Thị Nguyện

19

Lớp A1- K42A- KT&KDQT




×