Tải bản đầy đủ (.docx) (51 trang)

Nghiên cứu khoa học Xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích mô hình cho website quản lý bán hàng Méo Shop

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (341.13 KB, 51 trang )

BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Giáo viên hướng dẫn: ThS: Nguyễn Thị Hội
Bộ môn: Công nghệ thông tin
Khoa: Công nghệ Thông tin
Các thành viên trong nhóm
1: Nguyễn Thị Diệu Linh (Nhóm trưởng) – SĐT: 01628589053- Lớp K49S1
2: Trần Thị Quyên – Lớp K49S2
3: Nguyễn Thu Huệ - Lớp K49S5
1: Tên đề tài: “Xây dựng cơ sở dữ liệu và phân tích mô hình cho website
quản lý bán hàng Méo Shop”.

2: Thời gian thực hiện: Từ tháng 09 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016


MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài.
1.2. Lý do chọn đề tài.
1.3. Mục đích nghiên cứu.
1.4. Đối tượng nghiên cứu.
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu
1.7. Kết cấu báo cáo.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ QUẢN
TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA MÉO SHOP.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Dữ liệu
2.1.2. Cơ sở dữ liệu.


2.1.2.1. Khái niệm
2.1.2.2. Sự cần thiết của hệ CSDL
2.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
2.1.3.1. Khái niệm
2.1.3.2. Các chức năng chủ yếu của một hệ quản trị CSDL


2.1.3.3. Các thành phần của một hệ quản trị CSDL
2.1.3.4. Ưu điểm của hệ quản trị CSDL
2.1.3.5. Nhược điểm.
2.2. Tổng quan về SQL Server
2.2.1. Giới thiệu chung về SQL Server.
2. 2.2. Đặc điểm của SQL Server và đối tượng làm việc
2.2.2.1. Đặc điểm
2.2.2.2. Đối tượng làm việc của SQL Server
2.2.3. Giới thiệu về mô hình Client/Server và các hệ quản trị CSDL phục vụ
cho mô hình Client/Server
2.2.4. Giới thiệu SQL Server 2008
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ QUẢN
TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA MÉO SHOP.
3.1. Thực trạng về quản trị cơ sở dữ liệu của Méo Shop
3.2. Mục tiêu của hệ thống.
3.3. Mô tả hệ thống sẽ xây dựng.
3.4. Yêu Cầu Khách Hàng, Kỹ Thuật
3.4.1. Đối Tượng Của Hệ Thống
3.4.2. Chức Năng Của Hệ Thống
3.4.2.1. Chức Năng Dành Cho Khách


3.4.2.2. Chức Năng Dành Cho Thành Viên :

3.4.2.3. Chức Năng Dành Cho Người Quản Trị
CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
CỦA MÉO SHOP BẰNG SQLSERVER
4.1. Thiết Kế Cơ Sở Dữ Liệu.
4.1.1. Các thực thể và kiểu liên kết
4.1.2.
4.1.3.
4.1.4.
4.1.5.

Mô hình thực thể kết hợp ( ER)
Chuyển đổi từ mô hình ER sang mô hình quan hệ
Thiết kế chi tiết các bảng dữ liệu
Mô hình quan hệ giữ các bảng

4.2. Sơ Đồ Website.
4.3. Sơ đồ thuật giải
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và những ứng
dụng của nó trong đời sống. Máy tính điện tử không còn là một thứ phương tiện
lạ lẫm đối với mọi người mà nó dần trở thành một công cụ làm việc và giải trí
thông dụng và hữu ích của chúng ta, không chỉ ở công sở mà còn ngay cả trong
gia đình.
Trong nền kinh tế hiện nay, với xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, mọi
mặt của đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, đặc biệt là nhu cầu trao đổi

hàng hoá của con người ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng.Hiện nay
các công ty tin học hàng đầu thế giới không ngừng đầu tư và cải thiện các giải
pháp cũng như các sản phẩm nhằm cho phép tiến hành thương mại hóa trên
Internet. Thông qua các sản phẩm và công nghệ này, chúng ta dễ dàng nhận ra
tầm quan trọng và tính tất yếu của thương mại điện tử. Với những thao tác đơn
giản trên máy có nối mạng Internet bạn sẽ có tận tay những gì mình cần mà
không phải mất nhiều thời gian. Bạn chỉ cần vào các trang dịch vụ thương mại
điện tử, làm theo hướng dẫn và click vào những gì bạn cần. Các nhà dịch vụ sẽ
mang đến tận nhà cho bạn.
Để tiếp cận và góp phần đẩy mạnh sự phổ biến của thương mại điện tử ở Việt
Nam. Chúng em đã tìm hiểu và lựa chọn đề tài Nghiên cứu khoa học “ Xây
dựng cơ sở dữ liệu và phân tích mô hình cho website quản lý bán hàng Méo
Shop”.
Cùng với sự chỉ bảo tận tình của cô Nguyễn Thị Hội, nhóm chúng em đã
hoàn thành đề tài NCKH này.Trong quá thực hiện không thể tránh khỏi những
sai sót mong cô đóng góp ý kiến để bài NCKH được hoàn thiện hơn.



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày này, cùng với sự phát triển của kinh tế, đời sống con người ngày càng
được nâng cao, của cải tạo ra ngày càng có xu hướng tăng, con người từ nhu cầu
ăn no mặc ấm nay đã hướng đến nhu cầu ăn ngon mặc đẹp. Cùng với đó nhu cầu
mua sắm con người ngày càng cao.
Của cải vật chất trong ngày càng nhiều đồng nghĩa với việc con người bị kéo
theo những bộn bề của công việc, con người không còn nhiều thời gian tìm kiếm
những bộ đồ đẹp cho bản thân và người thân, những địa điểm có giá cả phù hợp
với số tiền mình đang có.
Những bộ trang phục đẹp, phù hợp, chất liệu dễ chịu thoải mái với mỗi người

đem đến cho người mặc sự tự tin, sự thoải mái dễ chịu và từ đó đem đến sự
thuận lợi trong công việc, học tập…
Kinh tế ngày càng phát triển cùng với sự bùng nổ của mạng Internet đặc biệt
trong lĩnh vực Thương mại điện tử (TMĐT) Méo Shop là một thương hiệu đang
được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay với phong cách trẻ trung, năng động đầy
cá tính nhằm đáp ứng như cầu mua sắm của khách hàng, ngoài việc xây dựng hệ
thống cửa hàng quần áo trên địa bàn Hà Nội còn áp dụng bán hàng thông qua
các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo…có số lượng người dùng đông đảo
nhằm thu hút nhiều khách hàng tiềm năng hơn nữa. Mặc dù các trang mạng xã
hội có nhiều chính sách hỗ trợ cho việc marketing online nhưng việc chưa có
một trang web chính thống và sự quản lý về nguồn cơ sở dữ liệu (CSDL) hợp lý,
vì vậy việc áp dụng TMĐT của cửa hàng có kết quả nhưng chưa cao, cần có thời
gian để đạt được những kết quả nhất định.
Xuất phát từ những suy nghĩa trên, thành viên trong nhóm mong rằng sẽ xây
dựng được một trang web với sự quản lý về CSDL một cách hiệu quả sẽ đem


đến nhiều tiện ích hơn đối với các bạn trẻ cũng như nhiều đối tượng khách hàng
có nhu cầu mua sắm đang hướng đến Méo Shop hiện nay.
1.2. Lý do chọn đề tài.
Cửa hàng quần áo Méo Shop có 3 cơ sở tại 3 địa chỉ:




226 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
193 Cầu Giấy, Cầu Giấy, Hà Nội.
507 Nghuyễn Trĩa, Thanh Xuân, Hà Nội.

Những nơi này đều có vị trí kinh doanh thuận lợi: tập trung nhiều trường đại học

lớn, khu vực có tốc độ phát triển cao,…. nên lượng khách hàng ngày càng tăng.
Thêm vào đó là quy trình quản lý thủ công dễ gặp phải sai sót trong quá trình
quản lý cũng như bán hàng cộng với khối lượng thông tin ngày càng lớn nên
việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình quản lý hiện tại là một vấn đề
hết sức cần thiết nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cho cửa hàng, giúp cho quy
trình quản lý của cửa hàng được hoàn thiện hơn.
1.3. Mục đích nghiên cứu.
Báo cáo tập trung nghiên cứu và phân tích quy trình quản lý bán hàng hiện tại
của cửa hàng. Từ quá trình tìm hiểu thực tế, chúng tôi thấy rằng quy trình quản
lý của cửa hàng chưa có webside chưa quảng bá được rộng sản phẩm mà cửa
hàng đang bán,được nhiều người biết đên, hơn thế nó còn giúp cửa hàng dễ quản
lý. Chính vì thế, chúng tôi đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá về quy cách quản
lý hiện tại, đồng thời đề xuất giải pháp xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết kế
webside phục vụ công tác bán hàng để cửa hàng có thể khắc phụ những nhược
điểm trong quá trình quản lý nêu trên, từ đó có thể giúp cửa hàng đat mục tiêu
tối đa hóa về lợi nhuận.


1.4. Đối tượng nghiên cứu.
Báo cáo tập trung nghiên cứu về các vấn đề chính.
- Cơ sở dữ liệu và hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
- Lý thuyết về thiết kế cơ sở dữ liệu
1.5. Phạm vi nghiên cứu.
Cơ sở dữ liệu được xây dựng trong phạm vi nghiên cứu tại 3 cơ sở của shop
Méo trên địa bàn Hà Nội
1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu


Ý nghĩa lý luận: Dùng làm tài liệu tham khảo cho các cửa hàng, doanh nghiệp




khi bước đầu xây dựng Website cho riêng mình.
Ý nghĩa thực tiễn: Báo cáo nghiên cứu cho thấy được những bước phải làm khi
xây dựng Website, từ đó tạo nền tảng cho cửa hàng triển khai website, ứng dụng
trong bán hàng của Méo Shop.
1.7. Kết cấu báo cáo.
Lời mở đầu
Chương I: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Chương II: Thực trạng sử dụng cơ sở dữ liệu và quản trị cơ sở dữ liệu
của Méo Shop.
Chương III: Thực trạng sử dụng cơ sở dữ liệu và quản trị cơ sở dữ liệu
của Méo Shop.


Chương IV: Phân tích thiết kế hệ thống cơ sở dữ liệu của Méo Shop bằng
SQL Server
Kết luận
Danh mục tài liệu tham khảo


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ QUẢN
TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA MÉO SHOP.
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Dữ liệu
Theo định nghĩa, Dữ liệu (Data) là một mô tả hình thức về thông tin hay hoạt
động nào đó.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta tham gia vào rất nhiều các lĩnh vực khác
nhau như kinh doanh, giáo dục, giải trí, hành chính, tiền tệ… Mỗi lĩnh vực lại có
vô vàn các thông tin khác nhau được sinh ra, được truyền đạt, bị mất đi hay được

tái tạo… Tuy nhiên, không phải thông tin nào cũng được coi là dữ liệu. Từ vô
vàn những thông tin đó có những sự kiện, khái niệm, số liệu… được lọc ra và
lưu trữ tùy theo mục đích sử dụng, đó mới chính là dữ liệu. Điều này cũng có
nghĩa rằng: cùng là các thông tin như nhau nhưng đối với cá nhân, tổ chức này
thì nó là dữ liệu trong khi với cá nhân, tổ chức khác thì không. Đơn giản là vì
mỗi cá nhân, tổ chức sử dụng các thông tin với mục đích khác nhau và không
phải thông tin nào cũng được sử dụng bởi tất cả mọi người.
Dữ liệu được mô tả dưới nhiều dạng khác nhau. Ví dụ như các ký tự, ký số,
hình ảnh, ký hiệu, âm thanh… Mỗi cách mô tả như vậy gắn chúng với một ngữ
nghĩa nào đó.
Ví dụ, một đối tượng nhân viên thực tế có rất nhiều thông tin khác nhau liên
quan đến bản thân nhân viên đó như: tên, địa chỉ, ngày sinh, … sở thích, tác
phong, quê quán, cha mẹ, anh, chị ,em, quan hệ cộng đồng, cân nặng, chiều
cao… Song, với mục đích quản lý (thông thường) của cửa hàng thì không phải


tất cả các thông tin kia đều được lưu trữ. Tùy mục đích, cửa hàng có thể cần lưu
trữ:


Tên, địa chỉ, ngày sinh, chức vụ, hệ số lương.



Hoặc tên, địa chỉ, ngày sinh chức vụ, hệ số lương, quê quán, cha mẹ,…



Hoặc một tập hợp thông tin khác.
2.1.2. Cơ sở dữ liệu.

2.1.2.1. Khái niệm
CSDL (Database) là một bộ sưu tập rất lớn về các loại dữ liệu tác nghiệp, bao
gồm các loại dữ liệu âm thanh, tiếng nói, chữ viết, văn bản, đồ họa, hình ảnh tĩnh
hay hình ảnh động, ... được mã hóa dưới dạng các chuỗi bit và được lưu trữ dưới
dạng file dữ liệu trong các bộ nhớ của máy tính. Cấu trúc lưu trữ dữ liệu tuân
theo các quy tắc dựa trên lý thuyết toán học. CSDL phản ánh trung thực thế giới
dữ liệu hiện thực khách quan.
CSDL là tài nguyên thông tin dùng chung cho nhiều người: CSDL là tài
nguyên thông tin dùng chung cho nhiều người cùng sử dụng. Bất lỳ người sử
dụng nào trên mạng máy tính, tại các thiết bị đầu cuối, về nguyên tắc có quyền
truy nhập khai thác toàn bộ hay một phần dữ liệu theo chế độ trực tuyến hay
tương tác mà không phụ thuộc vào vị trí địa lý của người sử dụng với các tài
nguyên đó.
CSDL được các hệ ứng dụng khai thác bằng ngôn ngữ dữ liệu hoặc các
chương trình ứng dụng để xử lý, tìm kiếm, tra cứu, sửa đổi, bổ sung hay loại bỏ
dữ liệu. Tìm kiếm và tra cứu thông tin là một trong những chức năng quan trọng
và phổ biến nhất của các dịch vụ CSDL.


Đối tượng nghiên cứu của CSDL là các thực thể và mối quan hệ giữa các thực
thể. Thực thể và mối quan hệ giữa các thực thể là hai đối tượng khác nhau về căn
bản. Mối quan hệ giữa các thực thể cũng là một loại thực thể đặc biệt. Trong
cách tiếp cận CSDL quan hệ, người ta dựa trên cơ sở lý thuyết đại số quan hệ để
xây dựng các quan hệ chuẩn, khi kết nối không tổn thất thông tin và khi kết nối
dữ liệu là duy nhất. Dữ liệu được lưu trữ trong bộ nhớ của máy tính không
những phải tính đến yếu tố về tối ưu không gian lưu trữ, mà phải đảm bảo tính
khách quan, trung thực của dữ liệu hiện thực. Nghĩa là phải đảm bảo tính nhất
quán của dữ liệu và sự toàn vẹn dữ liệu.
2.1.2.2. Sự cần thiết của hệ CSDL
Tổ chức lưu trữ dữ liệu theo lý thuyết CSDL có những ưu điểm:

-

Giảm bớt dư thừa dữ liệu trong lưu trữ
Trong các ứng dụng lập trình truyền thống, phương pháp lưu trữ dữ liệu vừa
tốn kém, lãng phí bộ nhớ và các thiết bị lưu trữ, vừa dư thừa thông tin lưu trữ.
Nhiều chương trình ứng dụng khác nhau cùng xử lý trên các dữ liệu như nhau,
dẫn đến sự dư thừa đáng kể về dữ liệu.

-

Tổ chức dữ liệu theo lý thuyết CSDL sẽ tránh được sự không nhất quán trong
lưu trữ dữ liệu và đảm bảo được tính toàn vẹn của dữ liệu.
Nếu một thuộc tính được mô tả trong nhiều tệp dữ liệu khác nhau và lặp lại
nhiều lần trong các bản ghi, khi thực hiện việc cập nhật, sửa đổi, bổ sung sẽ
không sửa hết các nội dung đó. Nếu dữ liệu càng nhiều thì sự sai sót khi cập
nhật, bổ sung càng lớn. Khả năng xuất hiện mâu thuẫn, không nhất quán thông
tin càng nhiều, dẫn đến không nhất quán dữ liệu trong lưu trữ. Tất yếu kéo theo
sự dị thường thông tin, thừa, thiếu và mâu thuẫn thông tin. Sự không nhất quán


dữ liệu trong lưu trữ làm cho dữ liệu mất đi tính toàn vẹn của nó. Tính toàn vẹn
đảm bảo cho sự lưu trữ dữ liệu luôn luôn đúng.
-

Tổ chức dữ liệu theo lý thuyết CSDL có thể triển khai đồng thời nhiều ứng dụng
trên cùng một CSDL.
Điều này có nghĩa là các ứng dụng không chỉ chia sẻ chung tài nguyên dữ liệu
mà trên cùng một CSDL có thể triển khai đồng thời nhiều ứng dụng khác nhau
tại các thiết bị đầu cuối khác nhau. Ví dụ nếu ta đặt hệ thống dữ liệu tại Hà Nội
thì ở một địa điểm khác nếu có Password Login thì ta hoàn toàn có thể vào hệ

thống và tìm kiếm thông tin

-

Tổ chức dữ liệu theo lý thuyết CSDL sẽ thống nhất các tiêu chuẩn, thủ tục và các
biện pháp bảo vệ, an toàn dữ liệu.
Các hệ CSDL sẽ được quản lý tập trung bởi một hay một nhóm người quản trị
CSDL, bằng các hệ quản trị CSDL. Người quản trị CSDL có thể áp dụng thống
nhất các tiêu chuẩn, quy định, thủ tục chung. Điều này làm cho công việc bảo trì
dữ liệu trở nên dễ dàng hơn. Người quản trị CSDL có thể bảo đảm việc truy
nhập tới CSDL, có thể kiểm tra, kiểm soát các quyền truy nhập của người sử
dụng, ngăn chặn các truy nhập trái phép, sai quy định từ trong ra hoặc từ ngoài
vào, …
Hệ quản trị CSDL quan hệ (Relational DataBase Management System RDBMS) là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu dựa trên mô hình quan hệ được
E.F.Codd giới thiệu năm 1970.
Mô hình CSDL quan hệ do E.F.Codd phát minh đã khắc phục được những
nhược điểm của cơ sở dữ liệu mạng. Hiện nay, khi mà cuộc cách mạng trong
công nghệ cao đã tạo ra những chiếc máy vi tính với khả năng sử dụng khá lớn


và tốc độ nhanh tới mức cho phép cũng như đơn giá của những chiếc máy tính
này ngày càng giảm xuống, do đó tạo cơ hội cho nhiều người sử dụng chúng thì
các CSDL quan hệ mới có khả năng phát triển và hàng loạt các CSDL quan hệ
dạng này đã ra đời và phát huy được các thế mạnh tiềm tàng của nó, và trở thành
mô hình được sử dụng phổ biến trong các hệ quản trị CSDL thương mại.
Mô hình quan hệ biểu thị CSDL như một tập các quan hệ. Mỗi quan hệ có
thể biểu diễn như một bảng, mỗi một dòng trong bảng biểu thị một tập hợp các
giá trị dữ liệu liên quan với nhau.
2.1.3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
2.1.3.1. Khái niệm

Hệ quản trị CSDL (DBMS- DataBase Management System) là hệ thống
chương trình điều khiển toàn bộ các chiến lược truy nhập và cấu trúc lưu trữ dữ
liệu. Có rất nhiều loại hệ quản trị CSDL khác nhau: từ phần mền nhỏ chạy trên
máy tính cá nhân cho đến những hệ quản trị phức tạp chạy trên một hoặc nhiều
siêu máy tính. Tuy nhiên, đa số hệ quản trị CSDL trên thị trường có một đặc
điểm chung là sử dụng ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc SQL (Structured Query
Language). Các hệ quản trị CSDL phổ biến được nhiều người biết đến như
MySQL, Oracle, PostgreSQL, SQL Server, DB2, Infomix,… Phần lớn các hệ
quản trị CSDL trên hoạt động tốt trên nhiều hệ điều hành khác nhau như
Windows, Linux, Unix, MacOS ngoại trừ SQLSever của Microsoft chỉ chạy trên
hệ điều hành Windows.

-

2.1.3.2. Các chức năng chủ yếu của một hệ quản trị CSDL
Mô tả dữ liệu, duy trì và tạo lập sự tồn tại của CSDL.
Cho phép truy xuất vào CSDL theo thẩm quyền đã được cấp.
Cập nhật, chèn thêm, loại bỏ hay sửa đổi dữ liệu mức tệp.
Bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu và tính toàn vẹn dữ liệu.


-

Tạo cấu trúc dữ liệu tương ứng với mô hình dữ liệu.
Đảm bảo tính độc lập dữ liệu. Tức là cấu trúc lưu trữ dữ liệu độc lập với các

-

trình ứng dụng dữ liệu.
Tạo mối liên kết giữa các thực thể.

Cung cấp các phương tiện sao lưu, phục hồi (backup, recovery).
Điều khiển tương tranh.
2.1.3.3. Các thành phần của một hệ quản trị CSDL
Một hệ quản trị CSDL thông thường có các thành phần chính như:

-

Bộ xử lý truy vấn

-

Bộ quản lý dữ liệu.

-

2.1.3.4. Ưu điểm của hệ quản trị CSDL.
Quản lý được dữ liệu dư thừa.
Đảm bảo tính nhất quán cho dữ liệu.
Tạo khả năng chia sẻ dữ liệu nhiều hơn.
Cải tiến tính toàn vẹn cho dữ liệu.
2.1.3.5. Nhược điểm.
Hệ quản trị CSDL tốt thì khá phức tạp.
Hệ quản trị CSDL tốt thường rất lớn, chiếm nhiều dung lượng bộ nhớ.
Giá cả khác nhau tùy theo môi trường và chứa năng.
Hệ quản trị CSDL được viết tổng quát cho nhiều người dùng thì thường chậm.
2.2. Tổng quan về SQL Server
2.2.1. Giới thiệu chung về SQL Server.
SQL Server là viết tắt của Structure Query Language, nó là một công cụ quản
lý dữ liệu được sử dụng phổ biến ở nhiều lĩnh vực. Hầu hết các ngôn ngữ bậc
cao đều có trình hỗ trợ SQL như Visual BASic,Oracle,Visual C...



Các chương trình ứng dụng và các công cụ quản trị CSDL cho phép người sử
dụng truy nhập tới CSDL mà không cần sử dụng trực tiếp SQL. Nhưng những
ứng dụng đó khi chạy phải sử dụng SQL.


Lịch sử phát triển của SQL
Từ một bài báo tham dự hội thảo khoa học A Relational Model of Data for
Large Share Data Banks (tạm dịch là "Mô hình quan hệ cho dữ liệu dùng trong
ngân hàng dữ liệu chia sẻ có khối lượng lớn") của tiến sĩ Edgar F. Codd xuất
bản tháng 6 năm 1970 trong tạp chí Communications of the ACM của Hiệp hội
ACM, một mô hình đã được chấp nhận rộng rãi là mô hình tiêu chuẩn dùng
cho hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ.
Giữa những năm 1970, một nhóm các nhà phát triển tại trung tâm nghiên cứu
của IBM tại San Jose phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu "Hệ thống R" dựa trên mô
hình của Codd. Structured English Query Language, viết tắt là "SEQUEL" (tạm
dịch là "Ngôn ngữ truy vấn tiếng Anh có cấu trúc"), được thiết kế để quản lý và
truy lục dữ liệu được lưu trữ trong Hệ thống R. Sau này, tên viết tắt SEQUEL
được rút gọn thành SQL để tránh việc tranh chấp nhãn hiệu (từ SEQUEL đã
được một công ty máy bay của UK là Hawker-Siddeley đăng ký). Mặc dù SQL
bị ảnh hưởng bởi công trình của tiến sĩ Codd nhưng nó không do tiến sĩ Codd
thiết

kế

ra.

Ngôn


ngữ

SEQUEL

được

thiết

kế

bởi Donald

D.

Chamberlin và Raymond F. Boyce tại IBM, và khái niệm của họ được phổ biến
để tăng sự chú ý về SQL.
Phiên bản cơ sở dữ liệu quan hệ phi thương mại, không hỗ trợ SQL đầu tiên
được phát triển năm 1974.(Ingres from U.C. Berkeley.)
Năm 1978, việc thử nghiệm phương pháp được khởi đầu tại một cơ sở thử
nghiệm của khách hàng. Cuộc thử nghiệm đã chứng minh được sự có ích và tính
thực tiễn của hệ thống và đã chứng tỏ sự thành công của IBM. Dựa vào kết quả


đó, IBM bắt đầu phát triển các sản phẩm thương mại bổ sung thêm SQL dựa trên
nguyên mẫu Hệ thống R bao gồm System/38 (Hệ thống/38) (được công bố năm
1978 và được thương mại hóa tháng 8 năm 1979, SQL/DS (được giới thiệu vào
năm 1981) và DB2 (năm 1983).
Cùng thời điểm đó Relational Software, Inc. (bây giờ là Oracle Corporation)
đã nhận thấy tiềm năng của những khái niệm được Chamberlin and Boyce đưa ra
và đã phát triển phiên bảnHệ quản trị cơ sở dự liệu quan hệ riêng của họ cho

Navy, CIA và các tổ chức khác. Vào mùa hè năm 1979, Relational Software, Inc.
giới thiệu Oracle V2 (Phiên bản 2), phiên bản thương mại đầu tiên hỗ trợ SQL
cho máy tính VAX. Oracle thường xuyên được nhắc tới một cách không nghiêm
túc vì đã tấn công thị trường của IBM trong 2 năm, nhưng việc táo bạo nhất
trong quan hệ công chúng của họ là tấn công một phiên bản của
IBM System/38 chỉ trong có vài tuần. Tương lai của Oracle đã được đảm bảo vì
có sự quan tâm đáng kể của công chúng sau đó mới phát triển, trong khi đã có
nhiều phiên bản của các nhà cung cấp khác.
IBM đã quá chậm trong việc phát triển SQL và các sản phẩm quan hệ, có lẽ vì
ban đầu nó không dùng được trong môi trường Unix và máy tính lớn
(Mainframe), và họ sợ nó sẽ làm giảm lợi nhuận thu được từ việc bán các sản
phẩm cơ sở dữ liệu IMS (những sản phẩm dựa trên mô hình cơ sở dữ liệu định
hướng chứ không phải cơ sở dữ liệu quan hệ) của mình. Trong lúc đó, Oracle
vẫn đang phát triển, IBM đang phát triển System/38, được mong đợi là hệ cơ sở
dữ liệu quan hệ đầu tiên của họ. Với năng lực và thiết kế tiên tiến của nó, người
ta cho rằng nó có thể sẽ thay thế cho hệ thống Unix và máy tính lớn.
SQL được thừa nhận là tiêu chuẩn của ANSI (American National Standards
Institute) vào năm 1986 và ISO (International Organization for Standardization)
năm 1987. ANSI đã công bố cách phát âm chính thức của SQL là "ess kyoo ell",


nhưng rất nhiều các chuyên gia cơ sở dữ liệu nói tiếng Anh vẫn gọi nó là sequel.
Một quan niệm sai khác cũng được phổ biến rộng rãi đó là "SQL" là chữ viết tắt
của "Structured Query Language" (Ngôn ngữ truy vấn có cấu trúc). Thực tế
không phải như vậy!
Tiêu chuẩn SQL đã trải qua một số phiên bản:
Năm

Tên


Tên khác

1986

SQL-86

SQL-87

1989

SQL-89

1992

SQL-92

SQL2

1999

SQL:1999

SQL3

2003

SQL:2003

Chú giải
Được công bố đầu tiên bởi ANSI. Được

phê chuẩn bởi ISO năm 1987.
Thay đổi nhỏ.
Thay đổi lớn.

2. 2.2. Đặc điểm của SQL Server và đối tượng làm việc
2.2.2.1. Đặc điểm


SQL là ngôn ngữ tựa tiếng Anh.



SQL là ngôn ngữ phi thủ tục, nó không yêu cầu ta cách thức truy nhập CSDL
như thế nào. Tất cả các thông báo của SQL đều rất dễ sử dụng và ít khả năng
mắc lỗi.



SQL cung cấp tập lệnh phong phú cho các công việc hỏi đáp DL

+

Chèn, cập nhật, xoá các hàng trong một quan hệ

+

Tạo, sửa đổi, thêm và xoá các đối tượng trong của CSDL.

+


Điều khiển việc truy nhập tới cơ sở dữ liệu và các đối tượng của CSDL để đảm
bảo tính bảo mật của cơ sở DL

+

Đảm bảo tính nhất quán và sự ràng buộc của CSDL.




Yêu cầu duy nhất để sử dụng cho các hỏi đáp là phải nắm vững được các cấu
trúc CSDL của mình.
2.2.2.2. Đối tượng làm việc của SQL Server
Là các bảng ( tổng quát là các quan hệ )dữ liệu hai chiều. Các bảng này bao
gồm một hoặc nhiều cột và hàng. Các cột gọi là các trường, các hàng gọi là các
bản ghi. Cột với tên gọi và kiểu dữ liệu (kiểu dữ liệu của mỗi cột là duy nhất)
xác định tạo nên cấu trúc của bảng. Khi bảng đã được tổ chức hệ thống cho một
mục đích nào đó có một CSDL.
2.2.3. Giới thiệu về mô hình Client/Server và các hệ quản trị CSDL phục vụ
cho mô hình Client/Server.
SQL là một hệ quản trị CSDL nhiều người dùng kiểu Client/Server. Đây là hệ
thống cơ bản dùng lưu trữ dữ liệu cho hầu hết các ứng dụng lớn hiện nay. Mô
hình Client/Server trên SQL được sử dụng để điều khiển tất cả các chức năng mà
một hệ quản trị CSDL cung cấp cho người dùng các khả năng



Định nghĩa dữ liệu




Truy xuất và thao tác dữ liệu



Điều khiển truy cập



Đảm bảo toàn vẹn dữ liệu



Các đặc trưng của mô hình Client/server
Một ứng dụng kiểu Client/Server bao gồm 2 phần: Một phần chạy trên Server
(máy chủ) và phần khác chạy trên các Workstations (máy trạm).




Phần Server: (Máy chủ) chứa các CSDL, cung cấp các chức năng phục vụ cho
việc tổ chức và quản lý CSDL, cho phép nhiều người sử dụng cùng truy cập dữ
liệu. Điều này không chỉ tiết kiệm mà còn thể hiện tính nhất quán về mặt dữ liệu.
Tất cả dữ liệu đều được truy xuất thông qua server, không được truy xuất trực
tiếp. Do đó, có độ bảo mật cao, tính năng chịu lỗi, chạy đồng thời, sao lưu dự
phòng…



Phần Client (Máy khách): Là các phần mềm chạy trên máy trạm cho phép người

sử dụng giao tiếp CSDL trên Server. Hệ thống máy tính Client/Server có 5 mô
hình kiến trúc dựa trên cấu hình phân tán về truy nhập dữ liệu, gồm:

+

Mô hình CSDL tập trung (Centralized database model)

+

Mô hình CSDL theo kiểu file - server (File - server database model)

+

Mô hình xử lý từng phần CSDL (Database extract proceSQL Servering model)

+

Mô hình CSDL Client/Server (Client/Server database model)

+

Mô hình CSDL phân tán (Distributed database model)
2.2.4. Giới thiệu SQL Server 2008
Microsoft SQL Server 2008 là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ
(Relatioan database management system – RDBMS).



Chức năng chính của SQL Server 2008:


+

Cung cấp một nền tảng an toàn, tin cậy, giảm được sự phức tạp trong việc quản
lý cơ sở hạ tầng dữ liệu.

+

Kết hợp với .NET Framework giảm được sự phức tạp trong việc phát triển các
ứng dụng mới.


+

Khai thác triệt để và quản lý bất kỳ kiểu dữ liệu nào từ các kiểu dữ liệu truyền
thống đến dữ liệu không gian địa lý mới.

+

Cho phép quản lý, lưu trữ, truy xuất, hiệu chỉnh, xóa dữ liệu.


CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ QUẢN
TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU CỦA MÉO SHOP.
3.1. Thực trạng về quản trị cơ sở dữ liệu của Méo Shop
Sau quá trình thu thập thông tin ở 3 cửa hàng của Méo Shop, nhóm nhận
-

thấy việc lưu trữ dữ liệu tại Méo còn khá thủ công, cụ thể như sau:
Khi hàng về đến kho, nhân viên kho sẽ phân loại các mặt hàng đã nhập về và cập
nhật giá cả thông qua file excel. Sau đó hàng hóa được phân phối đến các cửa

hàng. Tùy vào mức bán của mỗi cửa hàng cũng như tính chất người mua tại các
cơ sở để phân phối sản phẩm theo số lượng và chủng loại khác nhau rồi cập nhật

-

số lượng hàng ở mỗi cửa hàng.
Thống kê số lượng hàng hóa từ kho sau đó lập phiếu nhập để phân phối đến các
cửa hàng. Các cửa hàng nhận file excel kèm với phiếu nhập hàng và mặt hàng.

-

Nhân viên nhận hàng kiểm tra lại số lượng hàng và đối chiếu với phiếu nhập.
Cuối ngày, các cửa hàng kiểm kho, thống kê hàng hóa, liệt kê các mặt hàng, còn
hay đã hết, lượng tiêu thụ của cửa hàng với từng loại mặt hàng và báo số lượng

-

mặt hàng cần nhập tiếp về kèm file thống kê.
Việc lưu trữ thông tin hàng hóa của cửa hàng vẫn còn rất nhiều hạn chế. Công
việc kiểm hàng và cập nhật thông tin hàng hóa còn rất thủ công, tốn nhiều thời
gian và công sức. Dữ liệu của các mặt hàng mới được xử lý ở mức đơn giản, khi

-

cần lấy ra thông tin mặt hàng nào phải kiểm tra tên loại hàng gặp nhiều rắc rối.
Để cải thiện tình trạng trên Méo Shop đã thuê dịch vụ quản lý bán hàng của
Viettel là Nhanh.vn. Đối với dịch vụ này, việc quản lý thông tin hàng hóa được
cải thiện nhiều, thông tin hàng hóa được xử lý ở mức cao hơn; việc phân phối
các thông tin sản phẩm cũng diễn ra tiện lợi hơn nhiều. Nhanh.vn đang là giải


-

pháp của nhiều cửa hàng, công ty nhỏ kinh doanh khác trên thị trường
Như đã nói ở trên, Nhanh.vn đã là giải pháp của nhiều cửa hàng cũng như các
doanh nghiệp nhỏ, chính vì vậy việc thông tin của cửa hàng có thể bị rò rỉ là rất
cao. Hệ thống Nhanh.vn được nhiều đối tượng khác sử dụng, người dùng có thể
là một người, một hộ kinh doanh nhỏ lẻ, chỉ cần hàng tháng nộp tiền phí dịch vụ


của Nhanh.vn có thể đăng kí được tài khoản trên hệ thống và được phân quyền.
-

Đây là một tiện ích cho người dùng nhưng cũng có hạn chế lớn.
Việc thông tin của doanh nghiệp được bảo mật là vô cùng quan trọng, chính vì
vậy việc thuê dịch vụ của Nhanh.vn cũng không phải là giải pháp lâu dài có thể
sử dụng cho chuổi cửa hàng lớn như Méo Shop hay các cửa hàng doanh nghiệp
nhỏ khác.

3.2. Mục tiêu của hệ thống.
Qua phần khảo sát trên thì hệ thống xây dựng cần đạt được những mục tiêu
sau:


Quản lý thông tin hàng nhập: quản lý việc lưu trữ thông tin hàng hoá như tên
hàng hoá, loại, số lượng nhập, giá nhập. Quản lý việc xứ lý thông tin hàng hoá
như kiểm tra số lượng hàng hoá trong kho, số lượng và các loại quân áo đã bán,
… Quản lý báo cáo về ngày nhập hàng, ngày bán hàng để đánh giá mức độ tiêu




thụ hàng hoá, báo cáo về số lượng và các loại hàng tồn kho.
Quản lý thông tin bán hàng: quản lý việc lưu trữ các thông tin trong hoá đơn như
tên hoá đơn, ngày lập hoá đơn, tổng tiền, nhân viên bán hàng, khách mua hàng,
… lưu hoá đơn. Quản lý việc xử lý các thông tin trong hoá đơn, thêm, sửa, xoá



hay cập nhật thông tin của hoá đơn. Quản lý báo cáo về các hoá đơn bán hàng.
Quản lý thông tin nhân viên: quản lý việc lưu trữ các thông tin về nhân viên như
tên nhân viên, giới tính và số điện thoại. Quản lý xử lý thông tin về việc cập nhật
thông tin nhân viên mới, thay đổi thông tin và việc tính tiền lương hàng tháng



cho nhân viên.
Quản lý thông tin báo cáo: quản lý việc lưu trữ thông tin về báo cáo nhập hàng,
báo cáo bán hàng, báo cáo doanh thu, báo cáo tồn kho và báo cáo lương. Quản lý


việc xử lý báo cáo của cửa hàng về việc nhập và bán hàng, doanh thu, tồn kho và
bảng lương của nhân viên.
3.3. Mô tả hệ thống sẽ xây dựng.
 Danh sách loại sản phẩm: Danh sách của từng nhóm sản phẩm như áo, quần,

váy…
 Danh sách các Sản Phẩm: Danh sách của từng mặt hàng kèm theo các thông tin

chi tiết của từng sản phẩm.
 Tìm kiếm: Cho phép khách hàng tìm kiếm sản phẩm và các thông tin liên quan


đến sản phẩm hiện có mà khách hàng muốn mua.
 Liên Hệ: Khách hàng có thể đóng góp ý kiến của mình cho ban quản lý website.
 Tin Tức: Giúp khách hàng biết những thông tin mới như các đợt giảm giá, sản

phẩm mới..


Đăng ký: Chức năng cho khách hàng đăng ký cho mình một tài khoản để có thể
đặt mua mặt hàng tại website.

 Đăng Nhập: Cho phép thành viên đăng nhập vào tài khoản của mình.
 Quản Lý Loại hàng: Quản lý các loại sản phẩm có trong website.
 Quản Lý mặt hàng: Quản lý các thông tin về sản phẩm mà website cung cấp.
 Quản lý khách hàng: Quản lý các thông tin về khách hàng để đảm bảo xác nhận

những thông tin chính xác về khách hàng đó.
 Quản Lý Đơn Đặt Hàng: Cập nhật các đơn dặt hàng mới, các đơn đặt hàng chưa

giao và các dơn đặt hàng đã giao nhận.
 Quản lý thông tin phản hồi: Nắm rõ các yêu cầu của khách hàng nhằm đáp ứng

nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất.
 Quản Lý Tin Tức: chức năng cập và quản lý tin tức trên website.


×