MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ
5 - 6 TUỔI "LÀM QUEN VỚI CHỮ CÁI"
PHẦN THỨ NHẤT
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Thế kỷ XXI là kỷ nguyên của Công nghệ thông tin và hội nhập Quốc
tế. Trong thời đại tri thức này chủ yếu là cạnh tranh giữa các nền giáo dục và
đào tạo. Để đưa Đất nước ta hội nhập thành công và cạnh tranh thắng lợi,
sánh vai được với các cường quốc trên thế giới. Để nước Việt Nam trường
tồn và có vị trí xứng đáng trên trường quốc tế, thì giáo dục và đào tạo nhất
thiết phải đào tạo ra những con người có tư duy sáng tạo, có thói quen tìm tòi
và phát huy cái mới, có khả năng hợp tác, chia sẻ... Nói tóm lại là đào tạo
nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội để tạo lập một xã hội Việt
Nam văn minh hơn, sung túc hơn, an toàn hơn.
Đứng trước xu thế đó, nghành học mầm non là một mắt xích đầu tiên
cực kỳ quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là bậc học đặt nền
móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người. Trên cơ sở cung
cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên xã hội, phát triển các năng
lực nhận thức, các thao tác tư duy và hoạt động thực tiễn. Đồng thời bồi
dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý để phát triển một con
người toàn diện.
Ngôn ngữ mẹ đẻ phát triển tốt chính là phương tiện quan trọng để phát
triển trí tuệ giúp cho việc tiếp thu kiến thức học tập tốt ở tiểu học và các cấp
học sau này. Hình thành và phát triển các kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền
viết là rất quan trọng. Đó là nền tảng để hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận
nhiều tri thức mới. Thông qua các hoạt động sinh hoạt, học tập, lao động, qua
1
các buổi tham quan, dạo chơi...cần kích thích trẻ sử dụng tiếng việt một cách
thành thạo mở rộng vốn từ về thế giới xung quanh, tập cho trẻ biết cách diễn
đạt những gì muốn nói một cách rõ ràng, không nói ngọng, không nói lắp...
Tuy nhiên để trẻ nhanh chóng tiếp cận và phát huy tốt các kỹ năng đó
thì một điều cần thiết là cần phải đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức.
Trong quá trình cho trẻ làm quen với 29 chữ cái và một trong những con
đường hiệu quả nhất là phải theo hướng giáo dục mầm non mới. Điều đó
đồng nghĩa với việc phải tổ chức nhiều hoạt động khác nhau. Đó là các hoạt
động trẻ yêu thích, hứng thú đáp ứng với sự phát triển của trẻ. Trẻ được trải
nghiệm, tìm tòi, khám phá thể hiện chính mình, cô chỉ là người hướng lái gợi mở.
Là một giáo viên phụ trách lớp mẫu giáo lớn 5 - 6 tuổi trường mầm non
Quảng Hùng. Sau khi tiếp thu và thực hiện chuyên đề "Làm quen với văn
học và chữ viết" và tiếp thu chương trình giáo dục mầm non mới tại huyện.
Tôi nhận thấy nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo lớn 5 tuổi làm quen với
chữ viết, hình thành và phát triển kỹ năng nghe, nói, tiền đọc, tiền viết là rất
quan trọng. Đó là nền tảng để trẻ hiểu về thế giới chữ viết và tiếp nhận những
tri thức mới một cách nhanh chóng và dễ dàng.
Vì những lý do trên mà tôi đã quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài:
"Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ
cái", với mong muốn góp một phần nhỏ bé tri thức của mình trong việc nâng
cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi làm quen với chữ viết.
2.Mục đích nghiên cứu:
Một số biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục mầm non.
*Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Một số vấn đề cho trẻ làm quen với chữ cái trong trường mầm non.
- Thực trạng của việc chỉ đạo và dạy học đối với việc cho trẻ làm quen
với chữ cái tại trường mầm non Quảng Hùng.
2
- Đề xuất biện pháp chỉ đạo và dạy học môn Làm quen với chữ cái cho
trẻ 5 - 6 tuổi ở trường mầm non Quảng Hùng
* Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp lý luận: Đọc tài liệu.
- Phương pháp thực tiễn: Điều tra khảo sát, quan sát thực tế.
* Đối tượng nghiên cứu: Lớp mẫu giáo lớn Lá 1 Trường MN Quảng Hùng
PHẦN THỨ HAI:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực Trạng
- Quảng Hùng là một xã thuộc vùng ven biễn bãi ngang, nền kinh tế sinh
sống chủ yếu là nghề đánh cá và nghề làm ruộng. Đời sống của nhân dân tuy
không khó khăn lắm song vì công việc bận rộn nên việc tạo điều kiện cho con
em đến trường đúng giờ và chuyên cần là rất khó khăn, thêm vào đó việc quan
tâm đến trường lớp và về vật chất lẫn tinh thần của một số phụ huynh còn rất
hạn chế. Chính vì thế việc mua sắm đồ dùng, trang thiết bị dạy học còn gặp rất
nhiều khó khăn.
- Thêm vào đó, nhiều cháu trong lớp còn nhút nhát chưa tích cực hoạt
động Làm quen chữ cái, nhiều cháu còn nói ngọng, nói lắp, phát âm chưa rõ.
Tổng số học sinh là 40 cháu.
Trong đó: số học sinh Nam 25 cháu, Nữ 15 cháu
1.1 Cơ sở lý luận
Việc xây dựng đội ngũ người thầy giáo trong sự nghiệp phát triển đất
nước. Bác Hồ đã dặn dò: “ Người thầy giáo phải thật thà yêu nghề của mình”
một câu nói đòi hỏi mỗi nhà giáo phải có tấm lòng yêu nghề mến trẻ một cách
thật sự bằng tất cả những gì mình có đươc, cùng với lương tâm nghề nghiệp, để
đầu tư trí tuệ công sức lên mỗi cuốn giáo trình, mỗi trang giáo án.
Thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo làm tiền đề cho trẻ bước vào lớp
1 vì trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi phải biết phát âm đúng các âm của 29 chữ cái, biết
cách tô và viết chữ cái thì việc dạy sẽ phát hiện những lệch lạc để điều chỉnh
thông qua các biện pháp nghiên cứu song song với kiến thức đánh giá quá trình
3
học tập của trẻ, thì mới có tác dụng trong việc nâng cao chất lượng bộ môn chữ
cái
Với mục đích chung của giáo dục mầm non thì hoạt động làm quen chữ
cái là một môn học, mang tính chất gắn liền với những kiến thức, kỹ năng cần
thiết: Kỹ năng cầm bút,. Các kỹ năng về phát triển ngôn ngữ, nhận biết so sánh
thông qua tiết học làm quen chữ cái, mọi lúc mọi nơi.Đó chính là nền tảng hiểu
biết về chữ viết và tiếp nhận nhiều tri thức mới, thông qua các hoạt động, học
tập, lao động, qua các buổi dạo chơi, thăm quan... cần kích thích trẻ sử dụng
tiếng việt một cách thành thạo, mở rộng vốn từ cho trẻ bước vào trường tiểu học
một cách vững vàng.
* Thuận lợi:
Qua những năm thực hiện chuyên đề Làm quen chữ viết, từ những thực
tế trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục và Đào tạo
huyện Quảng Xương và Ban giám hiệu nhà trường. Trường đã khắc phục
được những khó khăn trên bằng cách tạo điều kiện cho chị em giáo viên học
tập các chuyên đề do Sở giáo dục, Phòng giáo dục và đào tạo tổ chức khuyến
khích động viên chị em học tập, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, nhà trường tổ
chức thăm lớp, dự giờ của các giáo viên trong trường để góp ý, đúc rút kinh
nghiệm. Bên cạnh đó còn tổ chức cho chị em giáo viên chủ yếu là lớp 5 tuổi
được thăm lớp dự giờ các trường trọng điểm trong tỉnh về bộ môn và sưu tầm
các nguồn phế liệu rẻ tiền, sẵn có ở địa phương để làm đồ chơi hấp dẫn và
phù hợp với trẻ. Tham khảo thêm sách báo tạp chí có nội dung liên quan đến
việc cho trẻ làm quen chữ cái. Chị em đã động viên lẫn nhau sáng tác thơ ca,
hò, vè, ca dao, đồng dao, câu đố về chuyên đề do Ngành học và nhà trường tổ chức.
- Lớp luôn luôn được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, các
cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương luôn quan tâm chăm lo cho công tác
giáo dục.
4
- Hai giáo viên đứng lớp mẫu giáo lớn Lá 1 đều đạt trình độ chuẩn trở
lên, đều là giáo viên giỏi cấp huyện, luôn yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng
động.
- Ban Giám hiệu đã có kế hoạch chỉ đạo chuyên đề làm quen với chữ
cái, từ đó giáo viên đứng lớp rất thuận tiện cho việc thực hiện kế hoạch.
Lớp được trang bị bộ bàn ghế ngồi học đúng quy cách của Bộ Giáo dục và
Đào tạo đề ra, được trang bị ti vi, đầu quay thuận lợi cho việc dạy và học.
* Khó khăn:
Trong quá trình thực hiện chuyên đề bản thân tôi còn gặp nhiều khó
khăn, một số cháu mới đi học năm đầu tiên nên chưa mạnh dạn, nhiều cháu
còn nói ngọng, nói lắp, nhận thức của trẻ chênh lệch nhau nên việc truyền thụ
kiến thức gặp rất nhiều khó khăn. Mặc dù trường đã mua sắm đầy đủ về cơ sở
vật chất cũng như đầu tư về chuyên môn nhưng cũng chưa thực sự đáp ứng
đủ so với nhu cầu học tập của chuyên đề "Làm quen chữ cái". Bên cạnh đó
phụ huynh ở trường tôi nghề nghiệp chính chủ yếu là làm nông nghiệp nên
không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan trọng của độ tuổi mẫu
giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này. Cho con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi
muộn về sớm, chưa chịu khó dạy thêm cho con ở nhà. Một số phụ huynh lại
nôn nóng trong việc học chữ của con em mình nên đã dạy trước tập viết dẫn
đến việc tiếp thu bài của tiết học không đồng đều, trẻ tỏ ra kiêu căng vì mình
đã biết rồi nên không còn chú ý đến tiết học, còn khi viết do phụ huynh dạy
trước ở nhà nên viết sai nét chữ cho trẻ. Những thực trạng trên gây khó khăn
trong việc truyền thụ kiến thức của cô và khả năng tiếp thu của trẻ đó là sự
bất cập giữa gia đình và nhà trường.
2. Một số biện pháp
2.1. Kết quả khảo sát đầu năm của lớp tôi như sau:
S
Nội Dung
T
Kết quả khảo sát
T
S
Đạt
5
Chưa đạt
T
1
2
3
4
5
T Tốt
Khá
Số Tỷ lệ Số Tỷ
trẻ
trẻ Lệ
Trẻ nhận biết và 40 10 25% 10 25%
phát âm đúng
Trẻ cầm vở để vở 40 10 25% 10 25%
đúng tư thế
Trẻ tô viết đúng 40 12 30% 13 32,5
chữ cái
%
Trẻ hứng thú, tích 40 13 32,5 14 35%
cực tham gia hoạt
%
động LQCC
Biết cách cầm bút, 40 12 30% 13 32,5
mở sách ra xem và
%
quy trình
TB
Số Tỷ Lệ Số Tỷ
trẻ
Trẻ Lệ
15 37,5% 5
12,5
%
16 42,5% 4
10%
19 47,5% 4
10%
10 25%
7%
3
11 27,5% 4
10%
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy những biện pháp thông thường, bài
soạn dập khuôn, cứng nhắc chưa có biện pháp mới tác động thì chất lượng đạt
được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức rất cao, số trẻ nhận
biết và phát âm đúng còn thấp. Vì vậy tôi đã suy nghĩ làm thế nào để có biện
pháp hữu hiệu nhất trong việc thực hiện nâng cao hiệu quả cho trẻ mẫu giáo lớn
5 - 6 tuổi làm quen với chữ viết đạt hiệu quả cao.
3. Các biện pháp:
3.1. Biện pháp gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động "Làm quen chữ cái"
Như chúng ta đã biết, trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu
từ đứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động. Muốn đạt được mục tiêu đó
trước tiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. Trẻ ở đây sự tập
trung chú ý chưa bền vững, trẻ thích những cái đẹp, mới lạ có hấp dẫn cao,
nên việc gây hứng thú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính
chất cứng nhắc và khô khan có phần "kỷ luật". Nếu như cô giáo cứ ép buộc
trẻ ngồi học một cách tuân thủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy
không có sáng tạo, dập khuôn chưa có hình thức đổi mới còn theo phương
pháp cũ dẫn đến trẻ uể oải trong tiết học phân tán tư tưởng, nhàm chán, tiếp
6
thu bài hạn chế. Và tôi đã tìm ra một số giải pháp gây sự hứng thú cho trẻ đó
là: Trước hết là chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ vì đồ dùng rất cần
thiết, trẻ mẫu giáo suy nghĩ bằng hình thức tư duy hình tượng, tư duy gắn liền
với tình cảm. Trẻ ghi nhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp
dẫn hay một bức tranh đẹp mới lạ .... Chính vì thế, khi dạy một tiết "Làm
quen chữ cái" tôi cho rằng: Đồ dùng trực quan là yếu tố đầu tiên yêu cầu
điểm đặc biệt phải bảo đảm an toàn.
Bước đầu trẻ được làm quen với từng chữ cái có trong nhóm chữ và trẻ
được lần lượt làm quen các chữ qua vật chất, tranh ảnh mà trong đó có chứa
một chữ cái mà chúng ta định cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Trẻ làm quen với chữ G, Y (chủ điểm phương tiện giao thông).
Trước tiên là cách vào bài đã gây sự hứng thú đối với trẻ, tôi cho cả lớp
đọc thơ "Cô dạy con".
"Mẹ, Mẹ ơi cô dạy
Bài phương tiện giao thông
Máy bay bay đường không
Ôtô chạy đường bộ
Tàu thuyền ca nô đó
Là đường thuỷ mẹ ơi”....
Qua đó, trẻ tri giác và hiểu rõ hơn về phương tiện giao thông và đặc
biệt là được đọc và làm quen từng chữ cái, tiếp đến tôi đưa bức tranh vẽ về
nhà ga, hỏi bức tranh này vẽ về cái gì ? (Nhà ga). Trong nhà ga có những
dòng người qua lại đón khách, trả khách .... Qua bức tranh trẻ hiểu rõ hơn và
tăng thêm tính tò mò hấp dẫn. Sau đó cô giới thiệu dưới bức tranh có từ "Nhà
ga" bạn nào hãy lên chỉ những chữ cái đã được học và cô cho trẻ làm quen
với chữ "G".
Tiếp đến chữ "Y" cô hỏi trẻ: Ngoài tầu hoả ra thì còn có phương tiện
giao thông gì nữa ? Trả lời: "Máy bay .... ". Cô và trẻ cùng đàm thoại về máy
7
bay dùng để làm gì ? Bay ở đâu ? Cô đưa máy bay nhựa ra cho trẻ quan sát,
đàm thoại và hỏi: Ai có thể lên rút cho cô 2 chữ cái giống nhau trong từ
"Máy bay" và trẻ lên rút chữ "Y"..
Kết quả từ việc cô và trẻ cùng chuẩn bị làm đồ dùng học tập, tôi thấy
trẻ hứng thú hơn vào tiết học, bản thân cô giáo lên lớp tự tin hơn, gần gũi với
trẻ hơn.
3.2. Biện pháp tạo môi trường "Làm quen chữ cái"
Với trẻ mẫu giáo thì những gì mới lại đẹp mắt, hấp dẫn là gây được sự
chú ý của trẻ. Vì thế, việc tạo môi trường "Làm quen chữ cái" trong lớp học
rất cần thiết để làm nổi bật bộ môn và chuyên đề. Hàng ngày vào những lúc
vui chơi hay rãnh rỗi tôi và trẻ thường cắt dán chữ cái, các loại quả hay con
vật để trang trí gọi theo chủ điểm.
Ví dụ: Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ "Bé cùng làm quen
chữ cái" và tôi lựa chọn cắt dán để phù hợp với chủ điểm.
Ví dụ như chủ điểm thực vật thì tôi cắt bìa thành cây to sau đó cho trẻ
vẽ cắt dán hoặc sưu tầm hoạ báo, tranh ảnh về các loại lá, hột, hạt .... sau đó
cho trẻ cắt các chữ cái L, M, N, (trong chủ điểm thế giới thực vật) cho trẻ dán
chữ dưới các loại hột, hạt hay tranh ảnh theo sự hướng dẫn của cô giáo như lá
thì dán chữ L, mận thì dán chữ M, hạt na thì dán chữ N....
Kết quả các biện pháp này theo đánh giá đạt 90%.
3.3. Biện pháp tổ chức trên tiết học:
Để tiết học đi vào tâm hồn trẻ một cách sống động, không khô khan,
cứng nhắc thì điều đầu tiên là cô giáo thực sự phải có một tài nghệ dẫn dắt.
Hoạt động học làm quen với chữ cái đưa thế giới chữ viết đến với trẻ bằng
nhiều phương pháp, hình thức khác nhau. Các phương pháp, hình thức đó gắn
liền với nhau một cách chặt chẽ. Mỗi phương pháp, hình thức đều có ưu thế
và hạn chế nhất định. Vì vậy khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa
chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu của tứng tiết dạy, để
8
thu hút sự tập trung chú ý tạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ
học đạt hiệu quả cao.
Muốn vậy cô giáo phải: - Lấy trẻ làm trung tâm.
- Phát huy tính tích cực của trẻ.
- Dạy trẻ theo hướng lồng ghép tích hợp.
Một yêu cầu đặt ra đối với giáo viên khi cho trẻ "Làm quen chữ cái" là
các kiến thức khi truyền thụ đến trẻ phải hết sức ngắn gọn, tuyệt đối tránh
hình thức, dập khuôn, luôn sáng tạo đổi mới vì thế trước khi lên lớp một tiết
dạy "Làm quen chữ cái" tôi phải chuẩn bị đồ dùng, soạn bài và nghiên cứu kỹ
bài soạn. Nắm rõ yêu cầu của bài dạy chọn trò chơi phù hợp với nguyên tắc
động -tĩnh phù hợp với chủ điểm.
Ngoài ra, để tạo hứng thú thì cô phải có nghệ thuật lên lớp ngôn ngữ
diễn đạt ngắn gọn để hấp dẫn trẻ vào tiết học. Trước khi vào bài tôi thường kể
chuyện (dựa trên chủ điểm) hoặc sáng tác thơ, vè hay những trò chơi luôn
cuốn hút trẻ vào thực tế để trẻ dễ nhớ, dễ hiểu tránh gò bó.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với chữ B, D, Đ chủ điểm "Mùa xuân" tôi giới
thiệu: Hôm nay chúng mình tổ chức hội hoa xuân, các loài hoa về dự hội rất
là đông đủ. Nào chúng mình cùng xem có những loài hoa gì ? (Trẻ đi và hát
bài "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù dung, hoa cánh
bướm.... lần lượt đưa từng tranh ra cho trẻ xem tranh hoa bướm và trẻ làm
quen với chữ D).
3.4. Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi
Dựa vào đặc điểm của trẻ mẫu giáo là hay bắt chước và dạy nói cho trẻ
dựa trên hình thức nói theo cô, trẻ chưa biết phân tích cách cấu tạo về âm. Do
đó có nhiều lỗi phát âm trong tiếng việt. Chính vì vậy cô giáo cần xây dựng
các trò chơi luyện phát âm đúng các âm phù hợp.
Ví dụ: Các trò chơi "Bắt chước tiếng kêu của các con vật" để rèn luyện
phát âm cho trẻ như: Gà con kêu "chiếp chiếp", ếch kêu " ộp ộp", vịt con kêu
9
"vít vít"... để trẻ phát âm theo cô một cách tự nhiên và cô không cần phải giải
quyến cho trẽ cách khép môi, bật hơi.
Trò chơi cũng không thể thiếu trong tiết học này tôi lựa chọn trò chơi
cho phù hợp với bài hát "Màu hoa" sau đó kể tên hoa hồng, hoa đào, hoa phù
dung, hoa cánh bướm".... Lần lượt tôi đưa từng tranh cho trẻ xem tranh hoa
bướm và trẻ làm quen với chữ B. Hoa phù dung để trẻ được làm quen với
chữ D và hoa đào được làm quen với chữ Đ.
Tôi lựa chọn trò chơi cho phù hợp với chủ điểm có những trò chơi như
- Tìm chữ cái trong câu đố.
- Đi chợ tết.
- Tổ chức tìm tên các loại hoa có chứa chữ cái vừa học.
3.5. Biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học khác:
Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép tích
hợp các môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú khuyến khích trẻ
tích cực chủ động say mê trong tiết học.
Ngoài việc dẫn dắt bằng ngôn ngữ thì sự linh hoạt sáng tạo, ứng xử
nhanh của cô giáo trong một tiết dạy mang lại sự chú ý cho trẻ, cô giáo phải
kết hợp nhuần nhuyễn các bộ môn khác vào trong tiết học làm quen chữ cái
và phù hợp với chủ điểm.
* Tích hợp văn học
Khi vào một tiết học làm quen chữ cái tôi thường tích hợp bộ môn văn
học vì nó phù hợp với bộ môn chữ cái. Đây là một môn học mà Bộ giáo dục
chọn làm chuyên đề mũi nhọn cùng lúc với chữ cái. Khi tích hợp một câu
chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, con vật có tên gọi trong đó có
chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen.
Ví dụ: Câu chuyện "Sự tích Hồ Gươm" cô kể cho trẻ nghe câu chuyện
sau đó đưa tranh "Rùa vàng" ra cho trẻ lên rút chữ cái đã được học. Hôm nay
cô sẽ dạy các con chữ cái V và R.
10
Và các chữ cái khác cũng vậy tôi thường sử dụng thơ ca hò vè câu đố
để gây hứng thú.
Ví dụ:
Câu đố chứa chữ Â :
Chữ gì một nét còng tròn.
Bên phải nét thẳng, trên đầu có ô.
Thơ ca, hò, vè dễ nhớ, dễ đọc rất gây hứng thú cho trẻ như bài "Rềnh
rềnh ràng ràng", "Vè con cua" hay một số bài thơ cô tự sáng tác.
* Tích hợp môn âm nhạc
Và cũng như trên một tiết học giáo viên đưa bộ môn âm nhạc vào cũng
không thể thiếu bởi nó có tính chất vui nhộn với bộ môn làm quen với chữ cái
tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và phù hợp với từng chủ
điểm. Ví dụ: Nhóm chữ O, Ô, Ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài "chữ O tròn"
"Chữ O là chữ O tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng chữ Ô là chữ
Ô cô dạy chúng em biết được bài khác. Qua những bài hát đó tăng thêm sự
chú ý ở trẻ.
* Tích hợp môn môi trường xung quanh:
Bộ môn này thường gặp ở mọi tiết và nhất là tiết chữ cái, muốn cho trẻ
làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, mô hình vật thật có
chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đó đều xuất phát
từ môi trường xung quanh.
Ví dụ:
Khi dạy một tiết chữ cái H, K.
Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ H qua từ "Hoa hồng" trẻ được quan sát bông
hoa, trẻ nói rõ cấu tạo, đặc điểm hương thơm, màu sắc của loại hoa.... làm
như thế tăng thêm về các biểu tượng và sự hứng thú. Hoặc trò chơi thì gắn
chữ cái, nếu trẻ cầm một cái nào đó lên chữ cái đó. Tôi gắn các hoa quả, hoa
lá, hay các con vật hoặc phương tiện giao thông phù hợp chủ điểm, tăng
thêm sự tích cực hoạt động trong trò chơi.
* Tích hợp bộ môn tạo hình:
11
Sau khi trẻ đã hoạt động nhiều thì môn tạo hình rất phù hợp với trạng
thái tĩnh. Tôi cho trẻ tô màu khoảng trống có chứa các chữ cái gì đó theo yêu
cầu của cô hoặc trẻ được cắt ra dán, xé dán các chữ cái.
* Tích hợp bộ môn làm quen với Toán:
Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đưa vào trò chơi như:
"Thi đội nào nhanh" trẻ thi đua nhau gắn chữ đó đếm số lượng và cùng kiểm
tra kết quả. Đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy ? Đối với trẻ mầm non thì
học phải đi đôi với hành kết hợp với cuộc sống, không những trên tiết học mà
tôi thường dùng kiến thức, kỹ năng ở mọi nơi, mọi lúc rèn luyện sự khéo léo
của đôi tay. Đây là việc làm rất cần thiết trong tiết học Làm quen với chữ cái.
3.6. Biện pháp cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc, mọi nơi.
Các hoạt động ngoài giờ học cũng góp phần rất lớn vào việc cho trẻ
làm quen với chữ cái. Việc làm quen với chữ cái ở đây nhằm thoả mãn nhu
cầu giải trí cho trẻ, bổ sung nhiều mặt về kiến thức của các tiết học trên lớp,
giúp trẻ hiểu sâu và nhớ lâu các chữ cái đã làm quen, biết cách phát âm đúng,
không nói ngọng, không nói tiếng địa phương. Từ đó giúp trẻ trau dồi kiến
thức chữ cái của mình.
a) Thông qua giờ đón - trả trẻ:
Trong thời gian đón trẻ: Tôi hướng dẫn trẻ cất đồ dùng cá nhân đúng
nơi quy định, hoặc tôi cùng trẻ giải các câu đố có chứa chữ cái.
Ví dụ:
- Đồ dùng của cháu A đặt vào ngăn tủ có chứa ký hiệu là chữ cái "m"
thì trẻ nhớ và khắc sâu biểu tượng về chữ cái "m".
- Tôi có thể đố trẻ các câu đố.
b) Thông qua lúc dạo chơi, tham quan:
Khi cho trẻ tiếp xúc với thiên nhiên tôi có thể cung cấp kiến thức về
chữ cái qua việc tìm hiểu một số loại cây và rau có trong vườn trường, đọc
tên các loại cây, rau đó. Tìm các chữ cái đã học trong tên các cây, rau đó.
12
Ví dụ: Cây xà cừ, cây rau ngót, rau muống ...
3.7. Biện pháp phối hợp với gia đình:
- Thông qua giờ đón, trả trẻ cô luôn tuyên truyền các hình thức cho trẻ làm
quen với chữ cái. Hướng cho các bậc phụ huynh kết hợp với nhà trường để
dạy trẻ học chữ cái như: gia đình có thể gợi ý hỏi trẻ kể lại chuyện ở trường,
chuyện cổ tích, truyện tranh, chuyện sinh hoạt hàng ngày ...
- Sau mỗi lần tiếp thu chuyên đề tại huyện, tôi mời phụ huynh tham dự
giờ dạy mẫu của cô.
- Mời phụ huynh đến tham dự các hội thi kể chuyện, đọc thơ của bé vào
các dịp chào mừng 08/3, 20/11 ...
- Luôn trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ để có biện
pháp tác động phù hợp, giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.
3.8 Biện pháp đánh giá:
Từ những biện pháp , giải pháp trên mà tôi đã giúp trẻ làm quen vói chữ cái
một cách nhẹ nhàng sinh động đạt kết quả cao. Để minh chứng cho việc làm
của mình,tôi xin trích tóm tắt một giáo án trong quá trình thể hiện
Đề Tài: Làm quen với chữ cái V,R
Chủ điểm: Quê Hương Đất Nước Bác Hồ
I. Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biêt và phát âm chính xác âm chữ cái v, r.
- Biết cách chơi với trò chơi chữ cái.
2. Kỹ năng: kỹ năng phát âm đúng , chính xác.
- Trẻ nói đúng từ, đủ câu"Tháp rùa", "Viếng lăng bác"
- Nhận ra các chữ cái đã học, vừa học trong các từ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng so sánh,nhận biết và phát âm rõ ràng, mạch lạc.
- Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn trong các trò chơi.
3. Thái độ:
- Trẻ yêu quý quê hương đất nước mình.
- Giáo dục trẻ khi ngồi trên tàu xe không thò đầu, tay ra ngoài. Biết giữ gìn vệ
sinh môi trường.
II. Chuẩn bị:
* Đồ dùng của cô:
13
- Tranh có chứa từ "Viếng lăng bác","Tháp rùa".
- Thẻ chữ cái v, r và số thẻ chữ cái rời cho trẻ gắn từ.
- Bảng cài, máy tính, chương trình powerpoint.
- Lẵng hoa và hoa.
* Đồ dùng của trẻ:
- Biẻu tượng các đội, hoa.
- Thẻ chữ cái v, r, g, y.
- 3cây hoa, bảng cài.
- Một số thơ, hò dân gian.
* Nội dung tích hợp:
- Âm nhạc, Văn học Đồng giao, Toán, KPKH: Thể dục, Tạo hình
III.Tiến hành:
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
*HĐ1:Gây hứng thú:
- 1 trẻ cầm loa loa
Loa! Loa! Loa! Loa!
Chiềng làng chiềng xạ
-Trẻ xếp hàng ngoài
Thượng hạ tây đông
cửa
Ở lớp Lá 1
Mở hội thi đua
"Bé vui học chữ"
Xin mời các bạn cùng tham gia.
Loa! Loa! Loa! Loa!....
- Bạn ơi! Ở lớp lá 1 có chương trình gì mà vui thế?
-1 trẻ từ ngoài vào
- À bạn không biết à! ở lớp Lá 1 chúng mình hôm nay hỏi
tổ chức chương trình: "Bé vui học chữ"đấy.
- Thế cho chúng mình cùng tham gia với.
- Cô đi ra trong nền nhạc
- Cả lớp đồng thanh
+ Hãy chào mừng các đội chơi, những người chơi
nói.
chính của chúng ta ngày hôm nay.
1. Đội biển xanh.
- Trẻ vỗ tay đi vào
2. Đội Hạ Long.
đứng hình chữ u khi
3. Đôi Tháp rùa.
nhìn theo hiệu lệnh
- Và không thể không kể đến thành phần vô cùng
tay cô thì ngôi xuống
quan trọng trong chương trình của chúng ta.Đó là các
- Trẻ vỗ tay.
cô trong BGH và các cô giáo trong trường. Các con
hãy vỗ tay thật to để chúc mừng các cô nào!
- Người sẽ đồng hành cùng các con trong chương trình
ngày hôm nay là cô: Lê thị xuân.
- Như thường lệ chương trình của chúng ta sẽ trải qua
3 phần chơi:
* Phần1: "Chữ cái bé yêu".
.
* Phhần 2: "Bé thông minh".
- Trẻ lắng nghe.
* Phần 3: "Chữ cái ngộ nghĩnh".
14
* HĐ2: "Bé vui học chữ".
* Phần 1: "Chữ cái bé yêu".
- Và ngay sau đây chúng ta sẽ bước vào phần 1của
chương trình với tên gọi"Chữ cái bé yêu"
“Tháp mười đẹp nhất bông sen
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”
(Cô bật màn hình có bức tranh lăng bác).
- Cô có bức tranh gì nào?
(Lăng Bác Hồ là nơi để tưởng nhớ Bác Hồ,vị lãnh tụ vĩ
đại của chúng ta .Để tỏ lòng kính yêu Bác hàng ngày
mọi người ở khắp nơi về viếng bác).
- Dưới bức tranh lăng Bác Hồ còn có từ "Viếng lăng
bác".
- Cô đọc mẫu cụm từ 1-2lần.Cho cả lớp đọc,tổ,
nhóm ,cá nhân dọc.
- Thế trong cụm từ "Viếng Lăng Bác "có mấy tiếng?
- Tất cả là mấy?Đó là những tiếng gì?.
- Cô có các thẻ chứ cái rời,bạn nào giỏi lên ghép từ các
thẻ chữ rời thành từ giống từ trên màn hình của cô ?
- Cho trẻ nhận xét với từ bạn ghép với từ trong tranh.
(Cô cất tranh)
- Cho cả lớp đọc từ "Viếng lăng bác"
- Tổ nhóm,cá nhân trẻ đọc.
Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ.
- Ai giỏi lên rút chữ cái đã học?
- Rất giỏi, còn đây là chữ gì? (có ai biết không?)
(Cho trẻ cùng đọc to chữ cái biến mât trên màn hình).
À! cô thấy lớp mình rất thông minh nên đã biết chữ cái
v. Hôm nay cô Xuân sẽ giúp chúng mình hiểu thêm về
chữ v nhé!
- Để các con dễ quan sát hơn cô sẽ đổi chữ v khác nhé!
(Cô bật chữ v trên màn hình)
Cô phát âm mẫu v,v v .(Khi phát âm v ,miêng hơi
chúm và bật nhẹ)
- Cô cho trẻ đọc, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc.
(Cô quan sát và sửa sai cho trẻ)
- Cô gợi ý trẻ nêu cấu tạo chữ v sau đó nhận xét cho trẻ
nhắc lại.
-Các con đọc đúng rồi,bây giờ các con hãy quan sát
chữ v và có ai nhận xét chữ v gồm những nét nào?
(cô khuyến khích trẻ)
- Cô chốt: Chữ v gồm 2 nét:một nét xiên trái và nét
xiên phái gặp nhau tại điểm cuối.
15
- Trẻ đọc cùng cô
- Trẻ nói.
- Trẻ lắng nghe.
- Cả lớp đọc.
- 3 tiếng
- Tiếng "Viếng Lăng
Bác".
-1 Trẻ lên ghép
- Trẻ nhận xét.
.
-Trẻ đọc
1 trẻ lên rút
- Trẻ quan sát, lắng
nghe
-Lớp,tổ,nhóm,cá
nhân đọc.
- Trẻ nêu cấu tạo
Trẻ nhận xét
(khi nói cô kích vào từng nét chữ trên màn hình)
- Cho 1-2 trẻ nhắc lại.
- Chữ v này gọi là chữ v gì?
- Chữ v in thường này các con nhìn thấy ở đâu?
- Ngoài kiểu chữ v in thường cô cho các con học hôm
nay .Còn có các kiểu chữ v in hoa và chữ v viết
thường.
(cô kích chuột vào từng chữ)
* Giới thiệu chữ r:
"Hồ Gươm in bóng tháp rùa
Ánh đèn soi toả mái chùa Ngọc Sơn"
- Cho trẻ quan sát tranh "Tháp rùa" trên màn hình.
- Bức tranh gì đây nhỉ ,ai đoán được?
- Đúng rồi! đây chính là bức tranh "Tháp rùa"
- Dưới tranhTháp rùa còn có cụm từ "Tháp rùa" nữa
đấy!.
- Cho trẻ đọc đồng thanh,tổ,nhóm,cá nhân trẻ đọc.
- Cô hỏi trẻ:từ "Tháp rùa" có mấy tiếng? gồm những
tiếng nào?
- Mời 1 trẻ lên ghép từ các thẻ chữ rời thành từ giống
trên màn hình cho cô .
- Ai có nhận xét gì về các từ bạn vừa ghép xong?
- Cho trẻ đọc từ bạn vừa ghép .cả lớp đọc,tổ,nhóm,cá
nhân trẻ đoc.
- Cho trẻ đếm số chữ cái trong từ.
- Mời một trẻ lên chọn chữ cái mà cô chưa giới thiệu.
- A! còn lại rất nhiều chữ cái mà chúng mình đã được
giới thiệu rồi.Bây giờ cô chỉ vào chữ nào các con đọc
to chữ đó lên nhé!
- Còn đây là chữ cái r mà hôm nay cô sẽ cho lớp mình
làm quen.
(cho trẻ quan sát chữ r trên màn hình)
- Cả lớp chú ý cô phát âm nhé! r .r .r ..
- Khi phát âm chữ r cô Xuân uốn cong lưỡi.
- Cho trẻ đọc +cả lớp đọc.
+ tổ đọc, cá nhân
(cô quan sát sửa sai cho trẻ)
* Phân tích chữ r.
- Ai có nhận xét gì về chữ r?
(cô kích chuột vào từng nét cho trẻ quan sát)
- Cô chốt:chữ r gồm một nét sổ thẳng bên trái,và một
nét móc ở phía trên bên phải.
- Cho 2-3 trẻ nhắc lại.
16
Trẻ nhắc lại
- Chữ v in thường.
- Ở trong vở tập tô,
sách báo….
Trẻ quan sát phát âm
Trẻ đọc cùng cô
-Trẻ quan sát.
-Trẻ đọc
1 trẻ lên ghép
-Cả lớp cùng đọc .
- Trẻ đếm
1 trẻ lên chọn chữ
Trẻ đọc
- Trẻ quan sát.
-Cả lớp đọc đồng
thanh…
Trẻ nhận xét.
Trẻ nhắc lại.
- Chữ r này gọi là chữ r gì?
- Đúng rồi!đó chính là chữ r in thường. Kiểu chữ r này
các con thường nhìn thấy ở đâu?
=>Cô thấy các đội rất là giỏi,phát âm đúng các chữ cái
và nhanh.Bây giờ sẽ là số hoa dành cho các đội .
* Phần 2: "Bé thông minh"
- Và ngay sau đây chúng ta sẽ cùng nhau bước vào
phần thứ 2 của chương trình.Phần thi"Bé thông minh"
* Cho trẻ so sánh hai chữ v ,r.
- Vừa rồi cô Xuân đã giúp chúng mình tìm hiểu chữ
gì?
(cô bấm chữ v, r trên màn hình)
- Thế chữ v và r có điểm gì khác nhau?
(cô gợi ý 1-2 trẻ trả lời)
- Cô khái quát + Chữ v gồm có hai nét xiên
+ Chữ r một nét sổ thẳng và một nét
móc nhỏ ở phía trên bên phải.
+ Hai chữ có tên gọi khác nhau,phát âm khác nhau.
- Cho 2-3 trẻ nhắc lại.
- Vừa rồi các con đã được so sánh điểm khác nhau của
hai chữ. Bây giờ các con hãy tìm cho cô điểm giống
nhau của hai chữ v và r nào?.
- Chữ v ,r giống nhau:đều là chữ có hai nét.
- Cho 2-4 trẻ nhắc lại .
(cô động viên và sửa sai cho trẻ)
- Cô thấy các đội chơi rất là giỏi,bây giờ sẽ là số hoa
dành cho hai đội .
(cô tặng hoa cho các đội )
* HĐ3: Trò chơi chữ cái:
- Và bây giờ sẽ là phần thữ 3 của chương trình.
* Trò chơi1: "chữ cái ngộ nghĩnh"
- Cho trẻ đọc thơ lên lấy rổ về chỗ ngồi.
"Quê hương ta rừng vàng biển bạc
Quăng chài thả lưới cá đầy khoang
Sầm Sơn ơi!hè về nhộn nhịpMọi người tưng bừng
đón khách thập phương
Hàm Rồng đó di tích lịch sử
Một thời hùng đã ngã xuống vì dân."
(tìm chữ cái theo hiệu lệnh của cô)
* Trò chơi 2: "Hái hoa tìm chữ"
- Cho trẻ hát bài "Yêu Hà Nội".chuyển đội hình về 3
đội .
( cô phổ biến cách chơi và luật chơi)
17
- Chữ r in thường
nhìn thấy ở bàn phím
điện thoại…
-Trẻ quan sát.
Trẻ nhận hoa
-Trẻ trả lời.
-Trẻ nhắc lại.
Trẻ quan sát
Trẻ nhắc lại
-Trẻ nhận hoa
- Trẻ nói đúng chữ
- Chọn đúng chữ giơ
lên.
- Trẻ hát chuyển đội
hình.
- Trẻ chơi trò chơi
Tặng hoa cho từng phần chơi
hứng thú.
Phần thưởng của chương trình dành cho các đội chơi là
một chuyến đi thăm quan danh lam thắng cảnh
* HĐ4: Kết thúc:
Cô bật nhạc trẻ hát bài hát"Yêu Hà Nội "và ra ngoài.
Trẻ hát ra ngoài
PHẦN THỨ BA
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Sau khi áp dụng các biện pháp trên chất lượng được nâng lên rõ rệt cụ thể
qua bảng khảo sát như sau.
1. Kết quả đạt được:
* Kết quả khảo sát cuối năm:
S
T
T
Kết quả khảo sát
Nội Dung
Chưa
đạt
Đạt
TS
Tốt
Khá
TB
T
Số
Số
Số
Số
Tỷ
Tỷ
tr Tỷ lệ
tr Tỷ Lệ Tr
trẻ
Lệ
Lệ
ẻ
ẻ
ẻ
và
37,5
37,5
40 15
15
10 25% 0 0%
%
%
vở
40 20 50%
12 30% 8 20% 0 0%
1 Trẻ nhận biết
phát âm đúng
2 Trẻ cầm vở để
đúng tư thế
3 Trẻ tô viết đúng
62,5
40 25
10 25% 5 12,5% 0 0%
chữ cái
%
4 Trẻ hứng thú, tích
cực tham gia hoạt 40 28 70%
8
20% 4 10% 0 0%
động LQCC
5 Biết cách cầm bút,
87,5
12,5
mở sách ra xem 40 35
5
0
0%
0 0%
%
%
và quy trình
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy số trẻ nhận biết và phát âm đúng
tăng lên rõ rệt, số trẻ ở các mức độ chưa đạt không còn nữa . Vì vậy có
thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc như
thực trạng hiện nay thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nếu chúng ta
biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu
quả của việc làm quen với chữ cái sẽ được nâng lên rõ rệt
18
.2. Bài học kinh nghiệm
- Để giúp trẻ nâng cao khả năng nhận biết và phát âm đúng đạt kết quả
cao, trước hết giáo viên phải có trình độ, năng lực, luôn đầu tư học hỏi kinh
nghiệm, không ngừng phát huy tính sáng tạo, tính linh hoạt trong giờ dạy.
- Thường xuyên rèn luyện các thói quen nề nếp nói chung và nề nếp học
tập nói riêng cho trẻ.
- Giáo viên biết sử dụng đồ dùng đồ chơi sáng tạo, tích hợp các môn học
khác một cách hợp lý. Giới thiệu vào bài một cách tự nhiên, sinh động, thu hút
được sự chú ý của trẻ; các bước chuyển tiếp nhẹ nhàng, liên kết. Các loại hình
hoạt động của bộ môn Làm quen với chữ viết thường xuyên, liên tục ở mọi lúc,
mọi nơi.
- Đồ dùng đồ chơi để trẻ hoạt động phải an toàn, sạch sẽ, đẹp, sinh động,
phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
- Giáo viên phải luôn nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san có liên quan đến
chữ viết và tham khảo học hỏi bạn bè, đồng nghiệp. Tham gia đầy đủ các lớp
học chuyên đề nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thông qua thông tin đại chúng.
3. Ý kiến đề xuất:
- Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất
lượng cho trẻ làm quen với chữ viết ở các trường mầm non nói chung và trường
mầm non Quảng Hùng nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp
nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với chữ viết. Cụ thể như sau:
3.1. Đối với Phòng Giáo dục:
Tôi xin được đề xuất với Phòng giáo dục chọn những sáng kiến kinh
nghiệm đạt và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập.
- Tạo điều kiện cho giáo viên đi học tập các trường bạn, các giờ dạy mẫu..
3.2. Đối với Ban Giám hiệu:
Nhà trường nên tổ chức nhiều hơn nữa các tiết dạy mẫu để giáo viên được
dự giờ, tham khảo, học hỏi và trao đổi trực tiếp với nhau để có nhiều sáng tạo
19
trong tiết học nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ học tốt hơn môn chữ
cái.
3.3. Đối với giáo viên:
Thường xuyên bổ sung và thay đổi đồ dùng dạy học một cách sáng tạo.
Biết vận dụng biện pháp lồng ghép tích cực các môn học một cách khoa
học, nhẹ nhàng, thoải mái để khai thác tối đa hoạt động nhận thức cho trẻ.
- Bản thân mỗi giáo viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ và trình độ nhận thức.
- Biết kết hợp hoạt động trong tiết học và ngoài tiết học một cách phù hợp
và khoa học nhằm phát huy tối đa tính tích cực hoạt động của trẻ, cung cấp kiến
thức cho trẻ ở mọi lúc, mọi nơi.
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy bộ môn Làm quen chữ cái mà tôi đã
rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo
đức, nhân cách, phẩm chất, thẩm mỹ, trí tuệ và ngôn ngữ. Với khuôn khổ một
bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết
được tất cả. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi
rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo
giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong giảng dạy bộ môn
yêu thích.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG
Quảng Hùng ngày 20 tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết
không sao chép nội dung của người khác
Người viết
Lê Thị Xuân
20
PHỤ LỤC
Số thứ tự
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
PHẦN THỨ NHẤT:
1. Lý do chọn đề tài:
2. Mục đích của đề tài
PHẦN THỨ HAI:
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng:
1.1 Cơ sở lý luận:
1.2 Thực trạng vấn đề cần nghiên cứu;
* Thuận lợi:
* Khó khăn:
2. Một số biện pháp:
2,1. Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm .
3.Các biện pháp:
3.1. Biện pháp gây hứng thú cho trẻ trên hoạt động làm quen
Số trang
1
1
2
3
3
3
3
4
5
5
5
6
6
14
15
16
17
18
19
20
chữ cái
3..2. Biện pháp tạo môi trường “Làm quen chữ cái”
3.3. Biện pháp tổ chức trên tiết học
3.4. Biện pháp dạy trẻ làm quen với chữ cái qua trò chơi
3.5. Biện pháp lồng ghép tích hợp các môn học khác
3.6.Biện pháp cho trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi
3.7 .Biện pháp phối hợp với gia đình
3. 8.Biện pháp đánh giá
8
8
9
10
12
13
13
21
22
23
24
Nội dung
MỞ ĐẦU
PHẦN THỨ BA:KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.
1. Kết quả đạt được:
2. Bài học kinh nghiệm
3. ý kiến đề xuất:
21
18
18
18
19