Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (812.7 KB, 40 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi làm quen với toán.”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Lĩnh vực phát triển nhận thức.
3. Tác giả :
Họ và tên: Vũ Thị Hai

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng ,năm sinh: 19/08/1982
Chức vụ: Giáo viên
Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm mầm non.
Đơn vị công tác: Trường mầm non Cộng Hòa 1.
Điện Thoại: 01675.315.835
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường mầm non Cộng Hòa 1.
Địa chỉ: Cộng Hòa - Chí linh – Hải Dương
Điện Thoại: 0320.3885.691.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Phòng học rộng rãi, thiết bị dạy học đầy đủ, đồ dùng đồ chơi đẹp, hấp dẫn.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn, yêu nghề, mến trẻ, nắm vững
phương pháp, nhiệt tình năng động.
- Học sinh học đúng độ tuổi, phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ, trẻ
có nề nếp học tập và vui chơi tốt.
- Phụ huynh quan tâm đến trẻ và kết hợp tốt với giáo viên.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2014 đến tháng 2/2015.
HỌ TÊN TÁC GIẢ KÍ

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


Vũ Thị Hai

1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi
làm quen với toán”
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Toán học là một môn học quan trọng đối với trẻ thơ, đặc biệt là trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi. Việc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 làm quen với toán nhằm giúp trẻ
hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng về số lượng, con số và phép
đếm. Hình thành những biểu tượng về kích thước, hình dạng, sự định hướng
trong không gian và định hướng thời gian. Góp phần phát triển trí tuệ, giáo
dục nhân cách toàn diện cho trẻ và chuẩn bị vào lớp 1 và đạt được mục tiêu
của công tác phổ cập giáo dục. Thực tế việc dạy trẻ “Làm quen với toán còn
gò bó, cứng nhắc và khuôn mẫu nên chưa tạo được sự hứng thú của trẻ vào
môn học nên kết quả đạt được trên trẻ chưa cao. Vì vậy tôi đã chọn đề tài
“Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm
quen với toán” để nghiên cứu và áp dụng.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Tôi đã nghiên cứu, áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán” tính từ thời điểm tháng
9/2014 đến tháng 2/2015 tại lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi do tôi phụ trách.
Để áp dụng sáng kiến này, cần có những điều kiện sau:
- Lớp học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị đồ dùng đồ
chơi như ti vi, vi tính, lô tô học toán, bộ học toán…

- Giáo viên đứng lớp đều đạt trình độ chuẩn trở lên, luôn yêu nghề, mến
trẻ, nhiệt tình, năng động, nắm vững phương pháp truyền thụ kiến thức một

cách tốt nhất và dễ hiểu nhất.
- Học sinh học đúng độ tuổi, phát triển bình thường về thể chất, trí tuệ, có
nề nếp học tập và vui chơi tốt .
- Phụ huynh quan tâm đến trẻ và kết hợp tốt với giáo viên trong việc dạy trẻ.

2


3. Nội dung sáng kiến: Để nâng cao chất lượng cho trẻ lớp tôi làm quen
với toán. Tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, áp dụng và tìm ra được một số biện pháp
sau:
Biện pháp 1: Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ môn làm quen với toán.
Biện pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức tiết học.
Biện pháp 3: Sáng tạo trò chơi .
Biện pháp 4: Ứng dụng thông tin vào trong giảng dạy.
Biện pháp 5 : Tạo môi trường học toán cho trẻ.
Biện pháp 6 : Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ phụ huynh.
*/ Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:
Sáng kiến "Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu
giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán” ở trường mầm non có cơ sở phù hợp với
trẻ và đã mang lại hiệu quả cao bởi những tính mới và sáng tạo sau: Các biện
pháp tôi đưa ra kích thích được trẻ sự lắng nghe, quan sát, tư duy, phân tích,
và trẻ được thực hành trải nghiệm và tích lũy kiến thức. Tôi luôn lấy trẻ làm
trung tâm trong mọi hoạt động và tạo môi trường cũng như đưa trò chơi, …để
trẻ “Học mà chơi, chơi mà học”. Bằng các thủ thuật, trò chơi ôn luyện cũng
như mọi lúc mọi nơi để rèn luyện sự mạnh dạn, tự tin của trẻ.
*/Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Các biện pháp mà tôi đưa ra đều có khả năng áp dụng ở tất cả các trường
mầm non trong toàn thị xã. Nhưng tùy từng điều kiện nhà trường, của từng
lớp học và khả năng của từng giáo viên mà khả năng áp dụng theo các cách

khác nhau.
- Cách thức áp dụng sáng kiến: Để giúp cho trẻ lớp tôi có thể “ Nâng cao
chất lượng làm quen với toán” đạt kết quả cao nhất. Đầu tiên tôi phải đặt ra
mục tiêu kế hoạch là phải nghiên cứu nội dung bài dạy để làm đồ dùng đồ
chơi hấp dẫn phục vụ cho môn làm quen vớ toán (Biện pháp 1). Xác định nội
dung kiến thức cần truyền đạt, linh hoạt sáng tạo thay đổi các hình thức tổ
chức tiết học (Biện pháp 2). Để củng cố thêm kiến thức cho trẻ tôi đã sáng
tạo một số trò chơi (Biện pháp 3). Bên cạnh đó để tạo hứng thú cho trẻ trong
3


các tiết học làm quen với toán tôi kết hợp ứng dụng công nghệ thông tin vào
trong giảng dạy (Biện pháp 4). Để chất lượng làm quen với toán được tốt hơn
tôi đã tạo ra môi trường toán học cho trẻ trong lớp và tận dụng môi trường
toán học xung quanh trẻ mọi lúc mọi nơi (Biện pháp 5). Chất lượng của trẻ
đạt được tốt nhất không thể thiếu được việc kết hợp tuyên truyền và phối kết
hợp với phụ huynh giúp trẻ “làm quen với toán (Biện pháp 6).
*/Lợi ích của sáng kiến:
- Giúp giáo viên nắm vững phương pháp giảng dạy, biết lồng ghép tích
hợp làm quen với toán một cách linh hoạt, sáng tạo, biết cách rèn các kỹ năng
làm quen với toán cho trẻ. Ngoài ra tôi còn làm được nhiều loại đồ dùng dồ
chơi phục vụ cho môn làm quen với toán.
- Giúp trẻ hứng thú với môn học, tích cực tham gia vào các hoạt động
làm quen với toán. Qua đó nâng cao chất lượng nhận thức cho trẻ trong việc
hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ theo đúng độ tuổi. Đồng thời
góp phần phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ.
- Giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc cho trẻ
“làm quen với toán” để từ đó vận động phụ huynh sưu tầm thêm nguyên vật
liệu để làm đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy và học.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến:

Áp dụng sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng làm quen
với toán cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với toán” một cách linh hoạt,
sáng tạo đã mang lại những hiệu quả tương đối tốt: Giáo viên chủ động linh
hoạt sáng tạo hơn trong việc xây dựng kế hoạch, tổ chức hoạt động làm quen
với toán một cách hiệu quả. Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động làm quen
với toán, phát huy được tính tích cực và nắm vững kiến thức về các biểu
tượng toán sơ đẳng. Phụ huynh đã hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của
môn học “Làm quen với toán” đối với trẻ mầm non, tích cực phối hợp với
giáo viên và nhà trường ủng hộ về kinh phí, nguyên vật liệu để làm đồ dùng
đồ chơi, phấn khởi quan tâm đến việc học tập của trẻ tại trường mầm non nên
đã cho trẻ đi học đều đặn và đúng giờ hơn.
4


5. Đề xuất khuyến nghị.
5.1 Với nhà trường :
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các lớp.
- Xây dựng các tiết chuyên đề làm quen với toán có lồng ghép tích hợp các
môn học.
- Tạo điều kiện cho giáo viên được dự giờ đồng nghiệp để cùng trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy.
5.2 Với phòng Giáo dục và Đào tạo
- Hàng năm mở thêm lớp học vi tính để nhiều giáo viên được học tập tiếp cận
với công nghệ thông tin.
- Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi chuyên đề về phương pháp dạy trẻ làm
quen với toán một cách khoa học, hiệu quả.
- Cung cấp tài liệu, tập san, đồ dùng dạy học về bộ môn làm quen với toán để
nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

5



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Mục tiêu của chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay là giúp trẻ phát
triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1. Trong đó, việc dạy trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi “Làm quen với toán” là một trong những mục tiêu quan trọng
trong chương trình giáo dục mầm non. “Làm quen với toán” cho trẻ mầm non
(đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi) nhằm cung cấp những kiến thức ban đầu về
toán như: số lượng, con số, phép đếm, kích thước, hình dạng và cách xác định
vị trí trong không gian. Hơn thế nữa việc giúp trẻ làm quen với toán ngay từ
tuổi mầm non là việc làm vô cùng đứng đắn và cần thiết giúp trẻ tìm tòi, quan
sát, so sánh. “Làm quen với toán còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, biết sử
dụng các từ toán học như: Nhiều hơn - ít hơn, bằng nhau, cao hơn - thấp hơn
…Từ đó tạo tiền đề cho trẻ tự tin vững vàng bước tiếp các bậc học tiếp theo,
nhất là lớp 1 và đạt được mục tiêu của công tác phổ cập giáo dục trẻ mẫu
giáo 5- 6 tuổi.
Trên thực tế việc dạy trẻ “Làm quen với toán” còn gò bó, cứng nhắc và
khuôn mẫu, chưa thực sự có hiệu quả, mới chỉ dừng ở việc dạy trẻ học vẹt,
chứ chưa thực sự dạy trẻ về bản chất của các con số, phếp đếm, đặc điểm hình
khối…
Chính vì vậy, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào có thể lôi cuốn sự
hứng thú ở trẻ khi tham gia hoạt động “Làm quen với toán”, để việc lĩnh hội
kiến thức của trẻ được nâng cao. Vì vậy tôi quyết định chọn đề tài “Một số
biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với
toán” làm đề tài nghiên cứu và áp dụng tại lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi do tôi phụ
trách.
*/ Phạm vi nghiên cứu - đối tượng nghiên cứu.
+Phạm vị nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu và áp dụng với lớp mẫu giáo 5- 6

tuổi trong trường mầm non A

6


+Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với toán.
*/ Mục đích nghiên cứu.
+ Đối với trẻ.
Nhằm gây sự hứng thú cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi tích cực tham gia vào hoạt
động “làm quen với toán”, giúp hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng. qua
đó nâng cao chất lượng nhận thức của trẻ trong việc “làm quen với toán”.
+ Đối với phụ huynh.
Giúp các bậc phụ huynh nhận thức được tầm quan trọng của môn “làm quen
với toán” đối với trẻ. Để từ đó phối kết hợp với cô giáo trong việc dạy trẻ
“làm quen với toán” đạt được kết quả cao nhất.
+ Đối với giáo viên.
Sau khi áp dụng đề tài tôi nắm vững được phương pháp giảng dạy, biết
cách gây được sự hứng thú, lồng ghép tích hợp cho trẻ làm quen với toán vào
hoạt động học, mọi lúc mọi nơi, một cách linh hoạt sáng tạo. Góp phần giúp
trẻ phát triển nhận thức được tốt hơn.
* Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện được đề tài này tôi sử dụng các
phương pháp nghiên cứu sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Đọc và tìm hiểu những tài liệu sách vở có nội dung liên quan đến đề tài,
tham khảo một số nội dung trong tập san, ti vi, đài, báo, giáo án điện tử,…
+ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Điều tra, khảo sát và áp dụng vào thực tế nhóm lớp.
+ Phương pháp phân tích, tổng hợp thống kê.
Điều tra khảo sát phân tích đánh giá những biện pháp áp dụng vào thực

tế trong nhóm lớp mình chủ nhiệm.
+ Phương pháp so sánh.
So sánh trước và sau khi áp dụng đề tài.
+ Phương pháp khái quát hóa: Từ những kết quả thu được, khái quát

thành những biện pháp sư phạm cho bản thân.
7


2. Cơ sở lý luận.
Theo tài liệu phương pháp hình thành các biểu tượng toán cho trẻ mầm
non (Nhà xuất bản Đại học sư phạm). Hình thành các biểu tượng toán cho trẻ
mầm non là nội dung quan trọng trong giáo dục toàn diện: Trí – đức – thể Mỹ và lao động. Hình thành những biểu tượng toán học sơ đẳng về số lượng,
con số, phép đếm, kích thước, hình dạng, sự định hướng không gian, thời gian
. Góp phần phát triển trí tuệ, nhân cách toàn diện của trẻ và chuẩn bị cho trẻ
vào lớp 1.
Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ,
giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt
động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp
với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí
tuệ cho trẻ. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến
thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước và hình dạng các
vật, trẻ biết định hướng trong không gian và thời gian, trẻ nắm được phép
đếm, phép đo độ dài của các vật bằng các thước đo ước lệ ..v..v..
Các “tiết học toán” với trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển
hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là
thái độ tích cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng. Có cố gắng
vượt qua giới hạn của những điều đã biết. Nó còn thể hiện ở sự luôn cố gắng
mở rộng sự hiểu biết và ứng dụng nó một cách sáng tạo vào những mục đích
mang tính lý luận và thực hành. Sự hứng thú của trẻ thể hiện ở sự thích thú

tích cực nhận thức, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ của giáo viên
trước tiên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy một cách cao nhất tính tích
cực nhận thức cho trẻ. Trên cơ sở đó tôi nhận thức được mình phải tìm tòi,
suy nghĩ để tìm ra được “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với toán” lớp tôi một cách tốt nhất.
3. Thực trạng của vấn đề
Điều tra thực trạng là một việc làm hết sức cần thiết. Mục đích là giúp cho
người điều tra nắm được kiến thức của trẻ, cơ sở vật chất phục vụ môn học và
8


biết được sự quan tâm của phụ huynh đối với môn học. Trên cơ sở đó tìm ra
biện pháp giảng dậy để nâng cao chất lượng của trẻ.
Thực trạng của lớp tôi như sau:
3.1. Về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho môn “Làm quen
với toán”:
Tôi thấy phòng học lớp tôi còn chật hẹp, đồ dùng phục vụ cho hoạt động
học tập làm quen với toán còn ít, chưa có thẩm mĩ cao, chưa có nhiều chủng
loại, chưa phù hợp với đề tài bài dạy. Do vậy rất khó khăn trong việc tiếp thu
kiến thức của trẻ.
3.2 Về phụ huynh và học sinh:

- Phần đông phụ huynh ở lớp tôi nghề nghiệp chính chủ yếu là làm
nông nghiệp nên không ít phụ huynh chưa nhận thức được hết tầm quan
trọng của độ tuổi mẫu giáo. Còn xem nhẹ việc học ở độ tuổi này nên cho
con nghỉ học còn tuỳ tiện, đi muộn về sớm. Chưa tích cực phối hợp với giáo
viên rèn trẻ ở nhà.
- Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng trình độ không đồng đều, do quá trình tham
gia học tập ở các lớp dưới chưa đều đặn nên cũng ảnh hưởng nhiều đến việc
tiếp thu của trẻ. Một số trẻ hiếu động nên cũng ảnh hưởng tới việc học tập.


3.3. Kết quả khảo sát đầu năm 2014 - 2015 của lớp tôi như sau:
Thời

Tổng

gian

số trẻ

Tốt
SL

Khá
%

SL

Đạt yêu cầu
%

SL

%

Không đạt
yêu cầu
SL
%


Tháng

32
4
12
7
22
20
63
1
3
9/2014
Với kết quả điều tra ở trên tôi thấy tốt, khá chưa cao và đặc biệt vẫn

còn trẻ chưa đạt yêu cầu. Vì vậy tôi đã suy nghĩ và trăn trở rằng mình phải
làm thế nào để có biện pháp sáng tạo để “Nâng cao chất lượng làm quen
với toán cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán’’. Bởi vì nhân tố
quyết định đến kết quả học tập cho trẻ là cô giáo.
4. Các biện pháp thực hiện
9


4.1 Biện pháp 1: Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn học làm quen
với toán.
Đồ dùng đồ chơi trong trường mầm non là phương tiện đặc biệt quan
trọng đối với trẻ, là điều kiện tối cần thiết phục vụ cho chương trình, đảm bảo
nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn
diện. Trẻ mầm non, đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5 – 6 đặc điểm tư duy của trẻ
mang tính trực quan hành động (theo tâm lí học trẻ em) hay nói cách khác
muốn tiếp thu được kiến thức thì phải thực hành hoạt động với đồ vật đồ chơi.

Nắm được yếu tố này tôi đã tìm tòi nghiên cứu nội dung bài dạy để làm ra
nhiều đồ dùng đồ chơi học tập của cô và trẻ cho phù hợp với đề tài, chủ đề để
phục vụ cho môn học “Làm quen với toán”.
Ví dụ 1: Khi dạy trẻ về số lượng (số 8 tiết 1) chủ đề “ Thế giới động vật”.
Tôi đã nghiên cứu nội dung bài dạy và chọn cặp đối tượng là là mèo và cá để
làm đồ dùng dạy trẻ lập nhóm đối tượng có số lượng là 8. Tôi chọn cặp đối
tượng mèo – cá vì lý do như sau: Mèo và cá có mối quan hệ lôgic với nhau
(món ăn mèo ưa thích là cá), phù hợp với đề tài bài dạy và chủ đề dạy chủ đề
“Thế giới động vật”.
Khi làm đồ dùng đồ chơi, để tiết kiệm chi phí tôi tận dụng những nguyên
vật liệu dễ kiếm dễ làm vừa tiết kiệm như: vỏ chai nước lọc, lọ dầu gội đầu,
sữa tắm, tấm bìa quảng cáo, lịch cũ, gỗ vụn…, vừa có thể phối hợp với phụ
huynh trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ nhưng vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ,
an toàn trong sử dụng và có độ bền cao.

Hình ảnh1: Một số đồ chơi tự tạo được thu gom từ phế liệu.
10


Ví dụ 2: Khi dạy về hình dạng nhận biết các khối chủ đề “giao thông” tôi đã
tận dụng những chiếc vỏ hộp, vỏ bánh, hộp thuốc, vỏ hộp sữa. lon nước,…
kết hợp với những miếng xốp có màu sắc đẹp và bắt mắt để làm thành những
phương tiện giao thông cho trẻ quan sát và nhận biết các dạng hình khối qua
các phương tiện giao thông đó. Ngoài ra những đồ dùng này không những
được sử dụng trong hoạt động làm quen với toán mà còn được sử dụng ở các
hoạt động khác (hoạt động khám phá , hoạt động vui chơi…) cũng tạo cho trẻ
hứng thú để trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.

Hình ảnh 2: Những chiếc ô tô được làm từ hộp phế liệu
Như vậy, từ việc thường xuyên nghiên cứu nội dung bài dạy để chuẩn bị

tốt cho việc giúp trẻ “Làm quen với toán” đạt kết quả cao. Tôi đã làm ra được
nhiều đồ dùng, đồ chơi tự tạo phù hợp với nội dung đề tài, chủ đề bài dạy .
Tôi thấy trẻ học rất say sưa, hứng thú nên việc tiếp thu bài tốt hơn . Kết quả
tôi đã làm thêm được nhiều bộ đồ dùng đồ chơi học tập như: bộ đồ chơi quần
– áo cắt từ xốp màu; bộ đồ chơi bát – thìa làm từ lọ dầu rửa bát, muỗng sữa
chua để luyện tập đếm số lượng ở chủ đề đồ dùng gia đình. Hay bộ đồ chơi
hoa – lá từ bìa màu để dạy ở chủ đề “Thế giới thực vật”; hay bộ đồ chơi mèo
– cá để dạy ở chủ đề “Thế giới động vật”….
4.2. Biện pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức tiết học .
Trẻ nhỏ không học các khái niệm toán học bằng cách học vẹt hay bằng
các quy tắc ( theo phương pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ mầm non).
Trẻ được khuyến khích trong quá trình học, biết tìm kiếm các chuẩn mực.
11


Giải quyết các vấn đề nếu ta chỉ đơn thuần dạy trẻ xác định vị trí trong không
gian nhận biết hình khối, đếm, so sánh, thêm bớt, chia theo hình thức thông
thường. Một số tiết học về số lượng nội dung lại lặp đi lặp lại như thế sẽ rất
nhàm chán và đơn điệu, cứng nhắc, sự hứng thú của trẻ sẽ giảm đi. Do vậy tôi
nghiên cứu bài dạy và thay đổi các hình thức tổ chức trong tiết học “Làm quen với
toán” để gây được sự hứng thú cho trẻ trong tiết học mà không nhàm chán.
Một số hình thức tôi đã áp dụng và tổ chức vào trong các tiết học như sau:
*/ Tổ chức tiết học bằng hình thức “Hội thi”
Nhắc đến “Hội thi” là người nghe có thể nghĩ ngay đến sự thi đua với
nhau. Chính vì vậy để lôi cuốn trẻ vào tiết dạy tôi đã sử dụng hình thức “Hội
thi” vào trong tiết học “Làm quen với toán” để tạo sự hứng thú cho trẻ. Trẻ sẽ
tích cực tham vào tiết dạy “Làm quen với toán” hơn.
Ví dụ : Khi dạy trẻ “Nhận biết phân biệt khối cầu, khối trụ chủ đề “Gia
đình” . Tôi đã nghiên cứu và xây dựng tiết học bằng hình thức hội thi: “Gia
đình tài giỏi”, thành phần tham gia gồm các gia đình tham dự như : “Gia ®×nh

số 1” và “Gia ®×nh số 2” do trẻ đóng vai là các thành viên trong gia đình. (Ví
dụ 1- phụ lục 3 .)
*/ Tổ chức tiết học bằng hình thức “Kể chuyện”
Trẻ nhỏ rất thích được nghe kể chuyện, đặc biệt là trẻ mầm non (độ tuổi
mẫu giáo). Với giọng kể truyền cảm lôi cuốn sẽ gây được sự hứng thú rất
cao . Chính vì vậy, Trong tiết học “Làm quen với toán” tôi đã nghiên cứu và
lựa chọn ra câu chuyện phù hợp với đề tài , chủ đề tiết học để tổ chức cho
trẻ“Làm quen với toán” cho phù hợp với tiết học.
Ví dụ : Khi dạy trẻ đo độ dài đối tượng chủ đề “Thế giới động vật .Tôi
đã sử dụng hình thức kể cho trẻ một câu chuyện “ Thỏ con bị lạc
đường”. Câu chuyện kể về bạn thỏ trên đường đi hái nấm thì bị lạc
đường về nhà. Thỏ muốn nhờ các bạn nhỏ giúp đo một đoạn đường ngắn
nhất trong 3 đoạn đường để thỏ đi về nhà nhanh nhất. Diễn biến câu
chuyện đã được tôi đưa vào trong tiết học xuyên suốt từ phần mở bài đến

12


phần kết thúc bài. Từ đó sẽ lôi cuốn trẻ vào trong tiết học một cách hứng
thú. Kết quả trẻ tiếp thu bài tốt hơn.
*/ Tổ chức tiết học bằng hình thức trò chơi:
Trẻ mầm non “Học mà chơi, chơi mà học”. Để chất lượng tiếp thu bài của
trẻ được nâng cao. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra kế hoạch dạy trẻ bằng hình
thức trò chơi. Tức là tôi đã đưa các trò chơi vào trong tiết học một cách hợp lí
để gây hứng thú cho trẻ. Trẻ đang học mà như được đang chơi. Vì vậy kiến
thức của trẻ sẽ được lĩnh hội một cách tự nhiên.
Ví dụ: Như tôi đã tổ chức tiết học về số lượng : Số 8 (tiết 1) chủ đề “Tết
và mùa xuân”. Tôi đã lên kế hoạch tổ chức tiết học bằng các trò chơi rất phù
hợp và logic với nội dung của bài trong tiết học.Trẻ rất hứng thú tham gia vào
tiết học.( Ví dụ 2- Phụ lục 4)

*/ Tổ chức tiết học bằng hình thức tạo tình huống
Việc tổ chức các tiết dạy làm quen với toán bằng cách tạo tình huống đã gây
được hiệu quả tốt trên trẻ. Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động.
Cụ thể như tôi đã tạo tình huống trong bài dạy trẻ so sánh kích thước 3 đối
tượng”, chủ đề “Thế giộng vật”. Tôi đã sử dụng hình thức tạo tình huống vào
trong tiết học bằng cách đặt ra các câu hỏi để tạo tình huống trẻ trả lời như : Khi
đến thăm nhà bạn A, bạn đã cho mỗi chúng mình 3 con vật ( con trâu, con lợn,
con gà) nhưng bạn không biết là 3 con vật này có kích thước như thế nào? Các
con có muốn giúp bạn cùng so sánh không? Thế là trẻ bắt đầu cùng so sánh một
cách rất hứng thú xem con nào to và cao nhất, nhỏ và thấp hơn, nhỏ và thấp nhất.
Bằng cách tạo tình huống trong tiết học trẻ sẽ tích cực tham gia vào tiết
họcmột cách say sưa và hứng thú.
*/ Tổ chức tiết học bằng hình thức đưa các bài hát, bài thơ, câu đố…
vào trong tiết học.
Để tiết học “Làm quen với toán” gây được sự hứng thú lôi cuốn, giúp trẻ
hoạt động tích cực hơn. Tôi còn chọn hình thức đưa các bài thơ, bài hát, câu
đố…, lồng ghép vào trong tiết học của mình một cách phù hợp. Từ đó sẽ tạo
hứng thú cho trẻ tiếp thu bài tốt hơn. Kết quả đạt được trên trẻ càn cao hơn.
13


Ví dụ: Trong tiết học về số lượng “Đếm đến 7 . Nhận biết nhóm có số
lượng 7 . Nhận biết số 7” chủ đề “Phương tiện giao thông”. Để gây hứng thú
vào bài tôi tổ chức cho trẻ hát bài hát: “ Em đi qua ngã tư đường phố ”, đến

phần “Tạo nhóm có số lượng là 7 . Đếm đến 7. NhËn biÕt sè 7” Cô đưa câu
đố về phương tiên giao thông để trẻ đoán và nói tên đồ chơi. Phần kết bài cô
cho trẻ đọc bài về phương tiện giao thông như bài thơ “Đoàn tàu lăn bánh”.
Như vậy, trong tiết học cho trẻ “Làm quen với toán”để các tiết học
không bị khô khan, khuôn mẫu, cứng nhắc làm cho trẻ nhàm chán .Tôi luôn

thay đổi các hình thức tổ chức trong tiết học bằng các hình thức khác nhau để
trẻ hứng thú tham gia vào tiết học. Trẻ học hứng thú thì kết quả trẻ tiếp thu
được cao hơn, vì trẻ mầm non cần được “Học mà chơi, chơi mà học”.
4.3. Biện pháp 3: Sáng tạo trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức
cho trẻ.
Trò chơi đối với trẻ nhỏ luôn chiếm một vị trí quan trọng trong các công
trình nghiên cứu, phương pháp giáo dục. Đặc biệt trò chơi toán học là một
trong những phương tiện dạy học, nhằm thúc đẩy sự hình thành những biểu
tượng toán học. Nó tạo điều kiện và tình huống để trẻ áp dụng những kiến
thức thu được của mình, trẻ học cách nắm vững kiến thức và sử dụng chúng
trong những tình huống khác nhau, vì vậy mà kiến thức của trẻ được củng cố.
Trò chơi toán học là một dạng của trò chơi học tập. Thông qua trò chơi
giúp trẻ giải quyết nhiệm vụ học tập dưới hình thức chơi nhẹ nhàng, thoải
mái. Chính vì vậy, trong các tiết học “Làm quen với toán” hay các hoạt động
khác tôi luôn cố gắng suy nghĩ sáng tạo ra một số trò chơi mới để áp dụng vào
giờ học nhằm thay đổi hoạt động chống sự chán nản, mệt mỏi, làm cho trẻ có
hứng thú hoạt động.
Trong quá trình giảng dạy tôi đã sáng tạo ta một số trò chơi sau:
+Trò chơi 1: “Chú gà con" (Dạy trẻ ở chủ đề thế giới động vật).
Chuẩn bị: Mỗi trẻ một mũ gà
Luật chơi : Nhóm nào chơi sai số lượng, là nhóm đó thua cuộc(không
nhận được quà)
14


Cách chơi: Mỗi trẻ có một rổ đồ chơi có 6 con gà, khi đọc đến câu thơ
nào có số lượng là mấy thì trẻ sẽ lần lượt đưa ra số con gà có số lượng tương
ứng hoặc bớt số con gà theo lời bài thơ như sau:
“Sáu chú gà cùng đi kiếm ăn


Ba chú gà cùng đi kiếm ăn

Qua cánh đồng xa thật là xa

Qua cánh đồng xa thật là xa

Mẹ gọi to: “Chiếp,chiếp,chiếp”

Mẹ gọi to: “Chiếp,chiếp,chiếp”

Chỉ có năm chú gà quay về

Chỉ có hai chú gà quay về

Năm chú gà cùng đi kiếm ăn

Hai chú gà cùng đi kiếm ăn

Qua cánh đồng xa thật là xa

Mẹ gọi to: “Chiếp,chiếp,chiếp”

Mẹ gọi to: “Chiếp,chiếp,chiếp”

Chỉ có một chú gà quay về

Chỉ có bốn chú gà quay về

Một chú gà đi kiếm ăn


Bốn chú gà cùng đi kiếm ăn

Qua cánh đồng xa thật là xa

Qua cánh đồng xa thật là xa

Mẹ gọi to: “Chiếp,chiếp,chiếp”

Mẹ gọi to: “Chiếp,chiếp,chiếp”

Sáu chú gà quay về đông đủ.

Chỉ có ba chú gà quay về
+ Trò chơi 2: “Nghe tiếng hát tạo số lượng.”(Dạy ở chủ đề nghề nghiệp)
Luật chơi: Ai đếm hoặc tạo số lượng sai là phải nhảy lò cò.
Cách chơi : Cô giáo đóng vai làm nghề ca sỹ. Cô sẽ hát câu có số tiếng
theo mục đích của bài học để trẻ tạo số lượng hoặc giơ số tương ứng. Ví dụ:
Khi học số lượng là 7. Tương ứng với số 7 cô sẽ hát câu hát có số lượng là 7
để trẻ tạo nhóm có số lượng hoặc giơ có số lượng là 7.
+ Trò chơi 3: “Ghi nhớ bước chân”.
Mục đích : Giúp trẻ nhớ tên các hình học cơ bản (hình tròn ,hình vuông,
hình tam giác, hình chữ nhật). Rèn kĩ năng quan sát và phản xạ nhanh ở trẻ.
Luật chơi: Phải đi vào đúng ô hình theo yêu cầu, hiệu lệnh của cô. Ai đi
sai phải quay trở lại và nhường lượt chơi cho đội bạn. Đội nào hết người trước
là đội đó thắng cuộc.
Cách chơi: Cho trẻ chơi theo nhóm (trước khi chơi cô có thể cho trẻ bốc
thăm hoặc oẳn tù tì để chọn lượt chơi). Khi cô nói đến tên hình nào thì trẻ

15



phải đi vào hình đó. Ví dụ: Cô nói đến hình vuông trẻ phải đi vào hình
vuông, cô nói hình chữ nhật trẻ phải đi vào hình chữ nhật) nếu bước sai phải
nhường lượt chơi cho đội bạn. Kết thúc lượt chơi ,đội nào hết người trước là
đội đó thắng cuộc.
4.4. Biện pháp 4: Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy
Để tạo sự hứng thú của trẻ trong các tiết học làm quen với toán.Tôi đã sử
dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy cũng đạt được hiệu quả tương
đối tốt đến kết quả học tập của trẻ.
*Ví dụ 1: Khi tôi cho trẻ “Ôn số lượng trong phạm vi 5 so sánh số lượng 5”.
Tôi vận dụng trò chơi ôn luyện ở máy tính qua trò chơi “ Nhìn nhanh nói
khéo” Chủ đề “Bản thân”
Cô bấm chuột đến bàn chân : Trẻ đếm và nói số lượng là 5 ngón chân hay cô
hỏi trẻ bộ phận nào trên cơ thể có số lượng ít hơn 5?
Trẻ có thể vừa điều khiển chuột vừa trả lời: ( Bộ phận Mắt, tai….) Cứ như
vậy cho các bộ phận khác. Hoặc có thể nâng cao hơn trẻ vừa chơi vừa trả lời
vừa chỉ vào các bộ phận trên cơ thể của mình. Tổ chức trò chơi như vậy trẻ
vừa chơi vừa củng cố kiến thức mà không bị nhàm chán như những trò
chơi với lô tô khác.
*Ví dụ 2: Bằng hình ảnh sinh động trên vi tính cô kết hợp chơi Giải câu đố:
Nhà em nuôi một đàn gà
Ba trống bốn mái đố là mấy con?(7 con)
- Cô đọc tiếp :
Năm nay Nhi 6 tuổi
Là sinh nhật thứ 6
Mẹ mua ba món quà
Bố mua ba món quà
Bé bi cũng có một
Ôi sinh nhật vui quá!
Đố bạn mấy món quà?

(7 món quà)
16


Ví dụ 3: Hay trò chơi: “Ô cửa bí mật”
Cách chơi: Chia trẻ thành 3 đội, bạn đội trưởng đại diện lên bắt thăm. Chữ số
trên thăm gộp với chữ số trên ô cửa của mình gộp lại có số lượng đúng với
yêu cầu đưa ra là đúng. Hay tôi tổ chức cho trẻ đếm, thêm , bớt tách gộp các
đối tượng theo số lượng,theo phù hợp với chủ đề dạy bằng các hình ảnh được
tạo trên vi tính cũng tạo cho trẻ hứng thú tam gia hoạt động một cách tích.

Hình ảnh 3: Ô cửa trên vi tính
Ví dụ 4 : Khi dạy trẻ đo độ dài các đối tượng tôi sử dụng các hình ảnh được
tạo trên vi tính để dạy trẻ.

Hình ảnh 4: Thước đo độ dài trên vi tính
Như vậy, để “Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen
với toán.” đạt chất lượng . Tôi đã nghiên cứu nội dung bài dạy để sử dụng
công nghệ thông tin vào trong tiết dạy, giúp trẻ hứng thú học bài, trẻ tiếp thu
bài tốt hơn.

17


4.5. Biện pháp 5: Tạo môi trường toán học cho trẻ
4.5.1. Tạo môi trường toán học xung quanh lớp học của trẻ
Việc giúp trẻ “Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen
với toán” không chỉ dừng lại ở tiết học, mà tôi còn giúp trẻ bằng cách tạo môi
trường toán học xung quanh lớp học của trẻ đẹp và có thẩm mỹ. Trẻ biết lĩnh
hội tiếp thu những kiến thức, kỹ năng đã có đó để vận dụng vào cuộc sống

hàng ngày để trẻ có thể nhớ lâu hơn về các biểu tượng toán học. Vì vậy việc
tạo ra môi trường toán học cho trẻ qua đặc điểm , màu sắc, hình dạng góp
phần hình thành khả năng yêu thích cái đẹp, mong muốn được tạo ra cái đẹp.
Đó cũng là ước mơ giản dị và hồn nhiên của trẻ.
* Ví dụ 1: Tôi đã cắt những cây rau, củ, quả bằng xốp, có màu sắc đẹp dán
lên tường, vẽ các bức tranh con vật, phương tiện giao thông, ..v..v.. để trang
trí theo chủ đề. Trẻ có thể học đếm và có thể học các môn khác.

Hình ảnh 5:Góc học tập toán được trang trí theo chủ đề thế giới thực vật
Hay tôi đã gắn số và ảnh của trẻ trên một con công có bộ lông đuôi xòe ra
như hình chiếc quạt xinh xắn được treo ở trên tường vừa giúp trẻ học số và
giúp trẻ nhớ được ngày sinh nhật của mình và các bạn học trong lớp vào
tháng nào trong năm.

18


Hình ảnh 6: Trang trí góc sinh nhật bé yêu.
Ngoài ra, tôi còn xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại sắp
xếp bố trí đồ chơi gọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kính thích trẻ
hứng thú hoạt động, đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử
dụng, được xắp xếp sao cho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các
môn học và các hoạt động khác. Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp
mắt, vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, lại vừa đảm bảo tính chính xác.
*Ví dụ 2: Trong hoạt động góc, tôi cho trẻ cắt tranh từ những hoạ báo,
những quyển truyện tranh đã cũ, sách, báo, tranh những đồ dùng gia đình con
vật, cây, quả, hình... và trang trí ở “ Góc học toán” của lớp dán theo mảng và
gắn các chữ có số tương ứng, các hình ảnh được trang trí theo chủ đề.
Vào các giờ hoạt động góc, tôi
tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ,

cắt, dán hình ảnh trong sách báo
có liên quan đến bộ môn toán để
làm “sách”, “tập san” và làm các
quyển sách có dạng các hình đã
học.
Hình ảnh 7: Góc LQVT cô và trẻ cùng sưu
tầm.

19


4.5.2. Tận dụng môi trường toán học ở mọi lúc, mọi nơi.
Ngoài việc tạo ra môi trường toán học ở trong lớp, tôi còn tận dụng môi
trường toán học ở mọi lúc, mọi nơi. ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày có thể
sao cho phù hợp với trẻ.
*Ví dụ 1: Khi tổ chức cho trẻ đi tham quan, đi dạo trong khuôn viên sân
trường, tôi có thể hỏi trẻ: “Có bao nhiêu cây bằng lăng, bao nhiêu cây
phượng, bao nhiêu cây cảnh.. , xung quanh sân trường hoặc đếm số lá rụng trẻ
nhặt được v.v.. hay khi quan sát một số phương tiện giao thông như “xe đạp,
xe máy” thì tôi cho trẻ đếm các bộ phận của xe và nhận biết hình dạng của
một số bộ phận của xe sau đó so sánh hoặc khi tổ chức cho trẻ chơi theo
nhóm thì tôi cho trẻ đếm số bạn chơi theo nhóm …
Như vậy, không chỉ học ở tiết học làm quen với toán mà tôi có thể tận
dụng mọi cơ hội ở mọi lúc, mọi nơi để có thể hình thành các biểu tượng về
toán cho trẻ.
*Ví dụ 2 : Khi chơi ở hoạt động góc phân vai chơi “Bán hàng” thì trẻ đóng
vai làm người đi mua hoặc làm người bán phải đếm số hàng, đưa số tiền đúng
với yêu cầu của người bán ; Hoặc khi chơi ở góc xây dựng lắp ghép thì trẻ
muốn ghép thành đoàn tàu hay chiếc ô tô thì đòi hỏi trẻ cần lấy những hình gì,


Môi trường toán học cho trẻ là rất phong phú, nếu giáo viên biết tận dụng
vào toán học cho trẻ thì rất có hiệu quả, trẻ vừa học vừa chơi. Trẻ học mà như
đang chơi.
4.6 Biện pháp 6: Tuyên truyền và phối kết hợp với phụ phụ huynh giúp
trẻ làm quen với toán.
Việc tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh là một công việc
không thể thiếu trong việc dạy trẻ làm quen với toán. Nếu biết quan hệ chặt
chẽ với phụ huynh thì rất có lợi giúp gia đình và nhà trường có sự thống nhất
quan điểm trong việc giáo dục trẻ. Qua các buổi họp phụ huynh hoặc giờ đón,
trả trẻ tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc dạy trẻ học chữ số,
hình dạng, kích thước, định hướng ... nếu trẻ còn chậm tiếp thu ở mặt nào thì
20


tôi trao đổi với phụ huynh kết hợp với cô giáo để dạy bảo thêm các cháu hoặc
về kèm thêm con ở nhà.
Ví dụ: Với tiết "Nhận biết phân biệt các khối", tôi trao đổi với phụ
huynh về kèm thêm con bằng cách cho trẻ nhận dạng các khối qua các đồ vật,
đồ dùng gia đình như khi đưa cho trẻ hộp sữa để trẻ uống bố mẹ trẻ có thể
giúp trẻ nhận dạng hộp sữa có dạng khối gì? Hoặc chiếc bánh dán con ăn có
dạng khối gì? Chiếc đồng hồ treo tường?, chiếc ti vi?, chiếc tủ đựng quần
áo?...có dạng khối gì?
Ngoài ra, tôi còn trò chuyện với phụ huynh về cách dạy trẻ ở nhà sao
cho phù hợp, không gò bó mà trẻ lại đạt hiệu quả cao. Từ đó phụ huynh thấy
được tầm quan trọng của việc cộng tác giữa gia đình và nhà trường để trẻ có
thể làm quen với toán một cách tốt nhất.
5. Kết quả đạt được.
Với những biện pháp tôi đã chia sẻ ở trên, nhằm mục đích “Nâng cao
chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với toán”. Sau khi áp dụng
các biện nêu trên tôi đã thực hiện tại nhóm lớp mình nên đến giữa năm học

2014 - 2015 lớp tôi đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ như sau:
5.1. Cơ sở vật chất.
Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên tôi đã làm được rất nhiều đồ
dùng, đồ chơi, có đầy đủ các đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung tiết dạy.
Ngoài ra, tôi còn tạo môi trường toán học giúp trẻ làm quen với toán gây sự
hứng thú và hấp dẫn trẻ, tạo điều kiện cho trẻ tự học tập mọi lúc, mọi nơi, vừa
cho trẻ làm quen với kiến thức mới hoặc củng cố kiến thức cũ rất hiệu quả từ
đó tiết học cũng thu được kết quả tốt hơn.
5.2. Đối với trẻ: Trẻ có hứng thú tham gia các hoạt động “Làm quen với
toán”, trẻ đã phát huy được tính tích cực. Qua khảo sát giữa năm kết quả trẻ
đạt được như sau:

21


Thời
gian

Tổng
số
trẻ

SL

%

SL

%


32

10

31

14

44

Tháng
2/ 2015

Tốt

Khá

Đạt yêu
cầu
SL %
8

Không đạt
yêu cầu
SL
%

25

0


0

5.2. Đối với giáo viên:
Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và bản thân tôi nói riêng
đều được nhận thức về tầm quan trọng của việc “ Nâng cao chất lượng cho
trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với toán’’ . Đặc biệt là đã nắm vững nội

dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này.
Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen với toán bây giờ là
một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ, năng lực
của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ.
5. 3. Đối với phụ huynh:
Những năm chưa sử dụng biện pháp phối kết hợp với phụ huynh một
cách tích cực dẫn đến kết quả đồ dùng trực quan còn đơn điệu chưa phong
phú. Nhưng từ khi phối hợp với phụ huynh bản thân tôi đã chú ý vận dụng
tuyên truyền một cách thuyết phục cho bộ môn "Làm quen với toán". Đa số
phụ huynh đã tin tưởng giáo viên, đã quan tâm đến giáo viên và ủng hộ
nguyên vật liệu để làm đồ dùng đồ chơi, quan tâm đến việc học của con em
mình nên chất lượng học tập của trẻ được nâng cao.
*/So sánh đối chứng:
Thời

Tổng

gian

số

Tháng

9/2014
Tháng

trẻ
32

Tốt

Khá

Đạt yêu cầu

SL

%

SL

%

SL

%

4

12

7


22

20

63

Không đạt
yêu cầu
SL
%
1

3

32
10
31
14
44
8
25
0
0
2/ 2015
Nhìn vào bảng khảo sát trên tôi thấy kết quả đạt được trên trẻ tăng

lên rõ rệt so với đầu năm học. Tỉ lệ đạt tốt tăng 19%, khá tăng 22%, tỉ lệ
22



đạt giảm xuống 38% và không còn trẻ nào không đạt yêu cầu. Vì vậy có
thể kết luận rằng với những biện pháp thông thường dập khuôn, máy móc
như thực trạng cũ thì chất lượng thu được trên trẻ rất thấp. Nhưng khi
chúng ta biết vận dụng sáng tạo linh hoạt các biện pháp như tôi đã làm ở
trên thì hiệu quả của việc “ Nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
làm quen với toán” đã được nâng lên rõ rệt.
*/ Bài học kinh nghiệm.
Để nâng cao chất lượng môn học “Làm quen với toán” cho trẻ mẫu giáo
nói chung và cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng tôi tự rút ra bài học cho mình
như sau:
- Giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình và phương pháp bộ
môn.
- Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, nghiệp vụ.
- Giáo viên phải luôn tìm tòi, nghiên cứu để tạo ra cái mới học hỏi đồng
nghiệp rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
- Đặc biệt giáo viên phải gây được hứng thú cho trẻ để phát huy được
tính tích cực của trẻ bằng nhiều cách như:
+ Biết sử dụng linh hoạt các hình thức tổ chức tiết học như: hội thi, kể
chuyện, trò chơi, tạo tình huống, đưa các bài thơ câu đố... vào trong tiết học
tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn trẻ vào hoạt động nhận thức một cách nhẹ nhàng
thoải mái.
+ Để thay đổi không khí lớp học, sáng tạo nhiều trò chơi mới, làm đồ
dùng trực quan đẹp, hấp dẫn phù hợp với trẻ. Dùng lời nói hấp dẫn truyền
cảm để thu hút và hấp dẫn trẻ.
+ Để bắt nhịp với thời đại và những đổi mới trong giáo dục là ứng dụng
công nghệ thông tin vào giảng dạy, giáo viên cũng cần tìm tòi những nội dung
và những thông tin cần thiết để thay đổi hình thức, gây hứng thú cho trẻ nhằm
phát huy tính tích cực cho trẻ.
+ Tạo môi trường toán học phong phú, đa dạng theo chủ đề.


23


+ Một yếu tố cũng rất quan trọng đó là giáo viên cần phối hợp cùng với
phụ huynh để thống nhất cùng quan điểm giáo dục trẻ. Làm tốt công tác xã
hội hoá giáo dục vì việc chăm sóc giáo dục trẻ không chỉ riêng có trách nhiệm
của nhà trường mà cần có sự phối kết hợp của gia đình và xã hội.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng.
+ Về nhân lực: Trẻ khỏe mạnh phát triển bình thường về thể chất và chí
tuệ, trẻ có nề nếp học tập vui chơi tốt, số trẻ đủ với quy định trong độ tuổi.
+ Trang thiết bị phòng học rộng rãi, thiết bị dạy học đầy đủ, đồ dùng đồ
chơi đẹp mắt, phong phú, hấp dẫn.
+ Giáo viên nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có cải tiến sáng kiến và áp
dụng công nghệ thông tin, cập nhập mạng internet trong trình chiếu
powerpoint trong tiết dạy. Để thu hút trẻ vào bài dạy một cách sáng tạo và
đạt kết quả cao.
+ Phụ huynh quan tâm đến trẻ và kết hợp tốt với giáo viên trong việc
giúp trẻ “Làm quen với toán

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
24


1. Kết luận:
Toán học rất cần thiết trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Chương trình toán
học ở trường mầm non góp phần hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ,
là những kiến thức tiền khoa học, trang bị cho trẻ những kỹ năng cụ thể nhằm
giúp trẻ có bước đầu thực hành định hướng trong các mối quan hệ toán học.
Nội dung, phương pháp, biện pháp phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của
trẻ. Giáo viên cần sử dụng hợp lý các phương pháp, biện pháp trong tiết dạy

sẽ làm tăng hứng thú học tập của trẻ đặc biệt là phương pháp trò chơi, làm
cho việc học của trẻ trở lên thoải mái nhẹ nhàng hơn.
Giáo viên cần chú trọng quan tâm đến hứng thú của trẻ, trẻ có hứng thú
học tập thì mới tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng, kết quả của trẻ mới được
nâng cao. Chính vì vậy tạo hứng thú cho trẻ là một vấn đề rất quan trọng và
cần thiết, điều này không phải là việc làm đơn giản mà các nhà giáo dục cần
có sự đầu tư suy nghĩ tìm tòi, cần phải dành thời gian và sự sáng tạo cần cho
trẻ những gì tốt đẹp nhất trong điều kiện có thể. Một điều quan trọng nữa là
cần tạo điều kiện để trẻ thể hiện trình độ học tập, sáng tạo, sáng kiến của mình
trong việc tìm ra những biện pháp nhằm giải quyết nhiệm vụ nhận thức.
Trên đây là một vài biện pháp nhỏ của tôi nhằm góp phần “Nâng cao
chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi làm quen với toán”. Kính mong hội
đồng xét duyệt nhà trường góp ý để đề tài nghiên cứu của tôi đạt kết quả cao
hơn nữa.
2. Khuyến nghị
Sau khi thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với toán” tôi xin mạnh dạn đề xuất một số
khuyến nghị sau:
2.1 Với nhà trường
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư thêm cơ sở vật chất cho các lớp.
- Xây dựng các tiết chuyên đề làm quen với toán có lồng ghép tích hợp các
môn học.

25


×